(Ê-sai 9:6-7)
“Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an. Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Đa-vít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước bền vững, và lập lên trong sự chánh trực công bình, từ nay cho đến đời đời. Thật, lòng sốt sắng của Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ làm nên sự ấy!”
Cái gì cho phép Đức Thánh Linh ngự trong tín đồ?
Phúc âm tốt đẹp của Nước và Đức Thánh Linh
Để nhận được Đức Thánh Linh, chúng ta cần có đức tin trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Chúa chúng ta là Đấng diệu kỳ, Đấng Ngôn luận và Đức Chúa Trời quyền năng. Chúa chúng ta bày tỏ chính mình Ngài như con đường đến Thiên đàng. Chúa Jêsus ban tặng cho mọi người món quà Phúc âm tốt đẹp.
Tuy nhiên, trong thế gian này, có nhiều người vẫn sống trong bóng tối. Họ cố gắng thoát khỏi bóng tối này nhưng vì họ không biết Phúc âm tốt đẹp, họ không thể trốn thoát khỏi tội lỗi của họ. Thay vào đó họ bị suy tàn trong niềm tin vào giáo lý sai lạc của họ. Trái lại, đối với những ai tìm kiếm lẽ thật, họ sẽ bắt gặp Phúc âm tốt đẹp và sống an bình trong cuộc sống đầy phước hạnh của Đức Chúa Trời. Tôi tin rằng đó là phước hạnh đặc biệt của Đức Chúa Trời ban cho tôi để giúp người khác tìm ra Phúc âm tốt đẹp và tẩy sạch họ khỏi tội.
Vì thế giải thoát khỏi tội là việc bất khả thi nếu không có sự ban phước của Ngài. Nếu chúng ta gặp Chúa và nhận lãnh Đức Thánh Linh thì đó là phước hạnh lớn. Thật đáng tiếc thay, có nhiều người không nhận thức được phước của Đức Chúa Trời đến từ Phúc âm tốt đẹp này.
Phước hạnh của Đức Chúa Trời do bởi tin vào Phúc âm tốt đẹp đã được ban cho chúng ta bởi Chúa Jêsus, Con độc sanh của Ngài. Chúa Jêsus là Đấng cứu chúng ta ra khỏi tội của thế gian và ban phước cho chúng ta bởi lòng thương xót của Ngài. Không một ai khác có thể cứu chúng ta ra khỏi tội và hoặc là giúp chúng ta tẩy xóa tội trong lòng. Ai có thể cứu chính mình ra khỏi tội lỗi và những đau đớn của sự chết đời đời
Đức Chúa Trời phán với chúng ta, “Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; Nhưng cuối cùng nó thành ra cái nẻo sự chết” (Châm ngôn 16:25). Con người thành lập cho họ một tôn giáo riêng và đưa họ hướng về sự hủy diệt và sự chết. Nhiều tôn giáo hãnh diện rằng họ chú trọng vào sự công chính và bày tỏ đường lối riêng của họ để cứu con người ra khỏi tội nhưng chỉ có Phúc âm của Nước và Thánh linh, mà chính Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, mới có thể cứu chúng ta ra khỏi tội. Chỉ có Chúa Jêsus là Cứu-Chúa, là Đấng có thể cứu tội nhân ra khỏi tội.
Trong Giăng 14:6, Chúa chúng ta phán, “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống.” Ngài ban chính thân thể và huyết mình cho những ai đang trên con đường đến sự chết. Ngài cũng bày tỏ chính mình Ngài như là con đường đến cuộc sống thật. Đức Chúa Trời phán rằng nếu một người không tin vào Phúc âm tốt đẹp của Chúa Jêsus thì không thể vào Nước Trời.
Chúng ta phải tin vào Phúc âm của Nước và Thánh linh, để được tha tội và tin rằng Ngài là Cứu Chúa để được vào Nước Trời.
Y-sơ-ra-ên ngày xưa!
“Về đời A-cha, con trai Giô-tham, cháu Ô-xia, vua nước Giu-đa, xảy có Rê-xin, vua xứ Sy-ri, và Phê-ca, con trai Rê-ma-lia, vua Y-sơ-ra-ên, lên đánh thành Giê-ru-sa-lem; nhưng không thắng được” (Ê-sai 7:1).
Y-sơ-ra-ên là một quốc gia thống nhất. Tuy nhiên, Y-sơ-ra-ên bị chia cắt làm hai – Miền nam và miền bắc. Đền thờ của Đức Chúa Trời thì ở Giê-ru-sa-lem miền nam Giu-đê, nơi Rê-bô-rô-am con trai Vua Sô-lô-môn trị vì. Về sau Giê-rô-bô-am, một trong các đầy tớ của Sô-lô-môn thiết lập một quốc gia khác ở phía Bắc và vì thế Y-sơ-ra-ên chia làm đôi. Từ lúc ấy, đức tin trong Đức Chúa Trời bị suy giảm. Sự suy giảm đức tin trở nên cội nguồn của tà giáo ngày nay. Giê-rô-bô-am trở nên người phát nguyên tà giáo. Ông ta sửa luật của Đức Chúa Trời vì ông cần giữ ngôi vị của mình và vì thế, trở nên tổ phụ của tà giáo. Ông thành lập một tôn giáo khác cho Y-sơ-ra-ên, vương quốc phía Bắc và ngay cả ông muốn xâm lược Giu-đê, vương quốc phía Nam. Suốt gần 200 năm trôi qua, nhưng sự thù địch giữa hai nước vẫn không thay đổi.
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời phán cùng Ê-sai rằng, “Vì Sy-ri với Ép-ra-im và con trai của Rê-ma-lia đồng mưu hại ngươi, nói rằng: Chúng ta hãy lên nghịch cùng Giu-đa, khuấy rối nó, phá thành và lập một vua giữa nó, tức là con trai của Ta-bê-ên. Chúa là Đức Giê-hô-va phán như vầy: Sự hăm dọa ấy không thành, điều đó không xảy ra! Vì đầu của Sy-ri là Đa-mách, đầu của Đa-mách là Rê-xin. Còn trong sáu mươi lăm năm, Ép-ra-im sẽ bị hủy diệt, không được kể là dân nữa. Đầu của Ép-ra-im là Sa-ma-ri, đầu Sa-ma-ri là con trai của Rê-ma-lia. Nếu các ngươi không tin, chắc sẽ không đứng vững được.’” (Ê-sai 7:5-9).
Trong lúc đó, Đức Chúa Trời phán tiên tri với vua A-cha qua Ê-Sai, nhưng vua không có đức tin trong Ngài. A-cha chỉ lo rằng ông không có khả năng chống lại với quân Si-ry, vì khi nghe về cuộc xâm chiếm của liên quân Si-ry và Y-sơ-ra-ên cùng các nước khác, vua đã sợ run lên. Nhưng Ê-sai, đầy tớ của Đức Chúa Trời, đến và nói với ông rằng, “Trong vòng không đầy 65 năm, Y-sơ-ra-ên phương bắc sẽ bị tan vở. Và mưu ác của hai vua đã thiết lập không bao giờ thành sự thật.” Đầy tớ Đức Chúa Trời bảo vua hãy tìm cầu một điềm từ Đức Chúa Trời. “Hãy xin Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi một điềm, hoặc dưới vực sâu, hoặc trên trời cao.” (Ê-sai 7:11). “Ê-sai bèn nói rằng: Hỡi nhà Đa-vít, hãy nghe! Các ngươi cho làm phiền người ta là nhỏ mọn, mà muốn làm phiền Đức Chúa Trời ta nữa sao? Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên” (Ê-sai 7:13-14). Đây là lời tiên tri của Ngài: Ngài sẽ cứu dân mình ra khỏi tội.
Ai là kẻ thù của Đức Chúa Trời?
Kẻ thù của con người là tội lỗi và tội lỗi phát sinh từ Satan. Ai là Cứu-Chúa của chúng ta? Cứu-Chúa không ai khác hơn là Đức Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời. Con người có một bản chất thể xác yếu đuối và vì thế họ không thể không phạm tội. Họ ở đưới quyền lực của Satan. Rất nhiều người vẫn còn đi xem bói và cố gắng sống cuộc sống đúng với những gì mà tiên tri giả này chỉ dẫn họ. Đây là chứng cớ trực tiếp để thấy rằng họ đang ở dưới sự kiểm soát của Satan.
Chúa ban cho chứng cớ của sự cứu rỗi, Ngài nói rằng một người nữ đồng trinh sẽỉ sanh một con trai và danh Ngài là Em-ma-nu-ên. Đó là kế hoạch của Đức Chúa Trời để sai Chúa Jêsus trong hình thể xác thịt tội lỗi của con người và ban cho Ngài quyền của sự cứu rỗi tội nhân khỏi áp lực của Satan. Theo lời tiên tri, Chúa Jêsus đến thế gian như một con người được sanh ra bởi nữ đồng trinh Ma-ri. Nếu Chúa Jêsus đã không đến với chúng ta, chúng ta đã phải tiếp tục sống dưới quyền lực của Satan. Nhưng Chúa Jêsus đã đến thế gian và chịu báp-têm bởi Giăng, chết trên Thập-tự-giá để ban cho chúng ta Phúc âm tốt đẹp cứu tội nhân ra khỏi tội lỗi của họ. Vì thế, nhiều người tin Phúc âm tốt đẹp, nhận sự tha tội và trở nên con cái Đức Chúa Trời.
Ngay cả ngày hôm nay, nhiều nhà thần học luận cứ rằng Chúa Jêsus hoặc là Đức Chúa Trời hoặc là con người. Các nhà thần học cựu truyền cho rằng “Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời” nhưng các nhà thần học tân thời bắt bẻ bởi luận cứ rằng Chúa Jêsus là con ngoại hôn của Giô-sép. Thật đáng thương thay cho khẳng định này!
Vài nhà thần đạo tân thời nói rằng họ không thể tin rằng Chúa Jêsus có khả năng đi bộ trên mặt nước. Họ nói, “thật sự Chúa Jêsus chỉ đi trên một ngọn đồi thấp trên đường chân trời và các môn đồ Ngài thấy Ngài từ xa, họ nghĩ rằng Ngài đi bộ trên nước. Các tiến sĩ thần học của ngày nay trực thuộc những trường thần học mới (New Theology) không phải là những người vĩ đại của thần học. Hầu hết họ chỉ tin những gì họ có thể hiểu được trong Kinh-thánh.
Một thí dụ khác, Kinh-thánh nói rằng Chúa Jêsus cho 5.000 người ăn với hai con cá và năm ổ bánh. Họ giải thích rằng, “Những người theo Chúa Jêsus đang chết đói. Vì thế Chúa Jêsus bảo môn đồ Ngài tập họp tất cả những phần ăn dư thừa. Lúc ấy một đứa trẻ tự nguyện cho Ngài phần ăn của nó, và tất cả những ngươì lớn khác bị xúc động và lấy phần ăn của họ ra. Vì thế sau khi tập họp tất cả thức ăn lại và ăn, thì lại còn dư mười hai giỏ.” Những thần học gia này cố gắng làm cho lời Đức Chúa Trời thích hợp với sự hiểu biết rất hữu hạn của riêng họ.
Tin lẽ thật của Đức Chúa Trời đơn giản là tin vào Phúc âm tốt đẹp của Đức Chúa Trời ban cho. Dù chúng ta hiểu hay không hiểu nó, chúng ta phải tin cậy nơi Ngài và chấp nhận lời của Ngài như đã được ghi lại.
Sự kiện Chúa Jêsus đến với chúng ta như là Con Người có nghĩa là Ngài được sai đến để cứu chúng ta ra khỏi tội. Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời đến thế gian để cứu chúng ta. Ê-sai đã tiên tri rằng Ngài đến với chúng ta như Con Người, sanh bởi nữ đồng trinh.
Trong Sáng-thế-ký 3:15, Đức Chúa Trời phán với con rắn, “Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người.” Nó có nghĩa là Đức Chúa Trời có kế hoạch sai Chúa Jêsus, trong hình thức như một người, nhưng là Cứu-Chúa chúng ta để cứu nhân loại ra khỏi tội.
Kinh-thánh chép, “Hỡi sự chết, sự thắng của mầy ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu? Cái nọc sự chết là tội lỗi, sức mạnh tội lỗi là luật pháp” (1 Cô-rinh-tô 15:55-56). Cái nọc của sự chết là tội lỗi. Khi một người phạm tội, sự chết làm cho ông ta trở nên nô lệ của nó. Nhưng Chúa chúng ta hứa,“Dòng dỏi người nữ sẽ giày đạp đầu mày.” Nó có nghĩa là Chúa Jêsus sẽ hủy diệt nọc độc của tội lỗi mà Satan mang đến.
Chúa Jêsus đã đến trong thế gian, chịu báp-têm để cất tội lỗi của thế gian, và đã chịu đóng đinh, bị xét đoán cho tội lỗi của nhân loại. Ngài cứu tất cả những ai tin Phúc âm tốt đẹp ra khỏi tội lỗi của họ. Khi A-đam và Ê-va phạm tội, Đức Chúa Trời hứa cứu nhân loại ra khỏi quyền lực của Satan. Trong thế giới đương thời, kẻ thù của Đức Chúa Trời là những ai không tin vào Phúc âm tốt đẹp.
Vì sao Chúa Jêsus sanh ra trong thế gian?
Đức Chúa Trời ban cho chúng ta luật pháp và Phúc âm tốt đẹp để cứu chúng ta ra khỏi tội. Dưới luật pháp của Đức Chúa Trời, con người là tội nhân trước sự hiện diện của Ngài. Khi con người trở thành nô lệ của tội lỗi và luật pháp, Chúa chúng ta đã đến thế gian để làm trọn sự công bình mà luật pháp đòi hỏi.
Chúa Jêsus sanh ra dưới luật pháp. Ngài được sanh ra trong thời kỳ luật pháp. Lý do loài người cần luật pháp là vì họ cần biết tội của họ để nhận sự tha thứ. Người ta làm sạch bụi đất trên áo quần của họ chỉ khi họ nhận thấy nó dơ. Giống như thế, để nhận thấy tội lỗi, con người nên biết luật pháp của Đức Chúa Trời. Nếu không có luật pháp, sẽ không có bất cứ nhận thức nào về tội lỗi, và Chúa Jêsus cũng đã không phải đến thế gian.
Nếu bạn biết luật pháp của Đức Chúa Trời thì bạn có cơ hội gặp Ngài. Chúng ta biết luật pháp nên chúng ta biết về tội của chúng ta. Chỉ khi chúng ta biết tội của chúng ta thì Chúa Jêsus mới đem Phúc âm tốt đẹp của Ngài đến với chúng ta để chúng ta tin. Nếu Đức Chúa Trời không ban cho chúng ta luật pháp, thì chúng ta không là tội nhận và sự đoán xét cũng không tồn tại. Vì Đức Chúa Trời ban cho chúng ta luật pháp và cũng ban cho chúng ta Phúc âm tốt đẹp để cứu tội nhân ra khỏi tội của họ.
Luật tồn tại giữa Đức Chúa Trời và tạo vật của Ngài là luật của sự cứu rỗi. Đây là luật của tình yêu. Đức Chúa Trời phán với con người, “Nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết.” (Sáng thế ký 2:17). Đây là luật Đức Chúa Trời ban cho chúng ta và luật trở nên nền tảng của tình yêu mà Đức Chúa Trời cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi. Luật của sự cứu rỗi có nền tảng trên sự tha thứ tội. Đức Chúa Trời phán với chúng ta rằng Ngài là Tạo hóa của chúng ta và mọi vật tồn tại đều do ý Ngài. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời là Đấng Toàn vẹn và con người nên tin vào luật cứu rỗi đã được thiết lập qua Phúc âm tốt đẹp.
Đức Chúa Trời toàn vẹn là một điều tin cậy tuyệt đối. Tình yêu Đức Chúa Trời dành cho thế gian thúc đẩy Ngài hy sinh chính Con Một của Ngài, Đấng trở thành Cứu-Chúa của tội nhân. Nếu Đức Chúa Trời tạo dựng nên chúng ta, và không ban cho chúng ta Phúc âm tốt đẹp để cứu chúng ta khỏi tội lỗi, chúng ta sẽ đưa ra những lời oán than Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời muốn cứu chúng ta ra khỏi sự hủy diệt, vì thế Ngài thiết lập luật cứu rỗi. Vì luật pháp chúng ta có thể nhận ra tội của mình và khi chúng ta nhìn xem chúng cách trực tiếp, chúng ta phải tin vào Phúc âm của Chúa Jêsus. Khi chúng ta vi phạm Lời Đức Chúa Trời, chúng ta được xem như những tội nhân trước luật pháp, và cuối cùng tất cả chúng ta phải quì xuống để cầu xin ân tha thứ tội từ Đức Chúa Trời.
Chúa Jêsus được sanh ra bởi một người nữ và vào trong thế gian để cứu nhân loại ra khỏi tội. Chúa Jêsus đến trong thế gian như một người để hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời. Chúng ta tin vào Phúc âm tốt đẹp. Vì thế chúng ta ca ngợi Chúa.
Vài người than phiền, “Tại sao Đức Chúa Trời tạo nên tôi quá yếu đuối đến nỗi tôi dể dàng sa vào tội lỗi và đau khổ vô cùng với những việc làm sai trái của tôi?” Nhưng Đức Chúa Trời không bao giờ muốn chúng ta đau khổ. Ngài để sự đau khổ đến với chúng ta hầu cho chúng ta đến với Phúc âm của Chúa Jêsus. Đức Chúa Trời cho chúng ta đau khổ lẫn Phúc âm tốt đẹp để chúng ta có cùng quyền năng như là con Ngài qua Phúc âm. Đây là kế họach của Đức Chúa Trời.
Nhưng ma quỷ nói, “Không! Không! Đức Chúa Trời là người độc tài! Hướng về phía trước và sống với những gì bạn ước muốn. Hãy độc lập! Hãy tạo dựng may mắn của bạn bằng cố gắng riêng của chính bạn” Ma quỷ cũng cố gắng ngăn chận đức tin của con người vào Đức Chúa Trời. Nhưng những ai chọn cuộc sống tách biệt khỏi Đức Chúa Trời là hàng rào ngăn cản kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời đến với người ấy. Chúa Jêsus đến trong thế gian này và kêu gọi những ai đang ở dưới quyền lực của Satan ăn năn tội của họ. Chúng ta không thể sống tách biệt với Đức Chúa Trời.
Con người sinh ra là tội nhân, đang trên đường đến địa ngục
Không có sự thật nào trên thế gian mà không thay đổi. Nhưng Phúc âm tốt đẹp của Chúa Jêsus là lẽ thật bất biến. Vì thế, con người có thể lệ thuộc vào lẽ thật này để được giải thóat khỏi quyền lực của Satan. Con người sở hữu tội lỗi của A-đam và Ê-va và nếu không có sự can thiệp của Chúa Jêsus thì con người sẽ bị khổ hình trong lửa địa ngục. Thay vào đó, nhờ vào sự hy sinh của Ngài, con người được chúc phước với quyền bính trở nên con cái Đức Chúa Trời. “Nhưng, cho người đã chịu buồn rầu thì sẽ không có sự mờ mịt” (Ê-sai 9:1). Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến thế gian và làm vinh hiển những ai tin vào sự cứu rỗi tốt đẹp.
“Dân đi trong nơi tối tăm đã thấy sự sáng lớn; và sự sáng đã chiếu trên những kẻ ở xứ thuộc về bóng của sự chết” (Ê-sai 9:2). Ngày nay lời này trở nên thật với bạn và tội. Bởi tin vào Phúc âm tốt đẹp, chúng ta được ban phước với cuộc sống đời đời mà chúng ta không thể có trên thế gian này. Đức Chúa Jêsus Christ cứu loài người ra khỏi tội và ai tin nhận Phúc âm tốt đẹp, Ngài ban cho sự sống đời đời trong Nước Trời
Ngài chiếu ánh sáng Phúc âm tốt đẹp trên những ai vô vọng
Con người, giống như cỏ dại, tồn tại trên thế gian chốc lát rồi biến mất. Cuộc sống của con người giống như hoa cỏ đồng nội. Cỏ dại kéo dài sức sống của nó trong vài tháng và rồi biến mất theo ý định của Đức Chúa Trời. Tất cả là hư ảo và vô nghĩa như cây cỏ. Nhưng Đức Chúa Trời ban Phúc âm tốt đẹp cho linh hồn kiệt quệ của chúng ta và với sự công bình của Ngài, Ngài làm chúng ta trở nên con cái Ngài. Ân điển này kỳ diệu biết bao! Đời sống vô nghĩa của chúng ta trở nên cuộc sống vĩnh hằng nhờ vào tình yêu của Đức Chúa Trời. Chúng ta được ban phước với quyền làm con Đức Chúa Trời.
Sau đây là lời làm chứng của một linh hồn được ban phước với ân điển của Đức Chúa Trời trong đức tin vào Phúc âm tốt đẹp.
“Tôi được sanh ra trong một gia đình không tin có Đức Chúa Trời. Vì thế tội được mẹ tôi dạy cầu nguyện mỗi buổi sáng với “ông Thiên và ông Địa” để có cuộc sống tốt lành với một chén nước trước mặt bà. Khi tôi lớn lên, tôi không biết giá trị và lý do tồn tại của tôi, thế nên sống hay chết đối với tôi không thành vấn đề. Vì tôi không nhận thức được giá trị của chính mình, tôi sống trong tình trạng cô đơn.
Loại đời sống này làm hư hoại chính tôi, và vì thế tôi vội vã lập gia đình. Cuộc sống hôn nhân của tôi là điều tốt đẹp. Tôi không mong ước gì hơn, vì thế tôi sống yên lặng và bình thản. Thế rồi tôi có con và từ dạo ấy tôi thấy tình yêu xuất hiện trong tôi. Tôi bắt đầu giảm mất những ước muốn ích kỹ, nhưng tôi cũng sợ mất nhưng người thân yêu của tôi
Vì vậy, tôi bắt đầu tìm kiếm Đức Chúa Trời. Tôi yếu đuối và bất năng, vì thế, tôi cần Đấng Toàn năng để giúp tôi giữ những người thân yêu của tôi. Vì thế tôi khởi sự đi nhà thờ nhưng đức tin tôi hơi khác với những gì mẹ tôi có khi bà cầu nguyện trước chén nước. Lời cầu nguyện của tôi dựa trên những sợ hãi vu vơ và trong niềm hy vọng
Ngày kia, tôi tham dự một trong những nhóm nhỏ được tổ chức ở Hội thánh địa phương. Trong khi tôi cầu nguyện, nước mắt bắt đầu rơi xuống từ hai mắt của tôi. Tôi rất thẹn và cố gắng ngưng khóc, nhưng nước mắt cứ tiếp tục rơi xuống. Những người chung quanh tôi đặt tay trên đầu tôi và chúc mừng tôi. Nhưng tôi bối rối. Tôi chưa bao giờ quen thuộc với lời của Đức Chúa Trời và đức tin tôi trong Ngài chỉ là mơ hồ, vì thế tôi không tin quyền lực này là của Đức Thánh Linh.
Hội thánh mà tôi tham dự liên hiệp vơiù “Phong trào Aân tứ Ngũ tuần” (The Pentecostal-Charismatic Movement), và nhiều người đã có kinh nghiệm giống như tôi và hình như mọi người đều nói tiếng lạ. Ngày nọ, tôi được mời đến với buổi nhóm phấn hưng được tổ chức bởi một Mục sư, là người được cho rằng đầy dẫy Đức Thánh Linh. Mục sư tập họp một số đông người ở nhà thờ và nói ông muốn chữa lành cho vài người đang bị bệnh viêm xoang như thể quyền năng thuộc linh của ông ta làm thế. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng viêm xoang là một bệnh dể chữa trị ở bệnh viện, vì thế tôi quan tâm hơn để biết thế nào ông ta nhận được Đức Thánh Linh. Nhưng sau khi Mục sư thành công trong việc chữa trị, ông bắt đầu tự cao là ông có thể đoán trước những học sinh trung học nào sẽ thành công trong việc thi vào đại học hay không. Một số đông người ca ngợi quyền năng của ông ta thể như chúng là của Đức Chúa Trời.
Nhưng tôi không thể hiểu ông ta. Và tôi không thể nói rằng bất cứ những gì mục sư có để làm là của Đức Thánh Linh. Tôi không nghĩ nó là quan trọng hay không khi ông ta chữa lành bệnh viêm xoang hay tiên đoán những người thi đậu. Vì thế tôi không nhận những phép lạ của ông ta là công việc của Đức Thánh Linh.
Quyền năng và tình yêu của Đức Chúa Trời mà tôi có trong tâm trí là khác với những gì tôi thấy. Vì lý do đó, tôi không đi nhà thờ đó nữa và tránh những người tin vào quyền năng của Mục sư. Sau đó tôi tham gia một Hội thánh yên tĩnh hơn, tôi chọn nó vì tôi tin nó thích hợp với Lời Đức Chúa Trời nhiều hơn. Tôi nghiên cứu luật pháp và qua đó thì tôi là người bất nghĩa. Đức Chúa Trời trở thành một đối tượng sợ hãi của tôi và tôi được biết rằng tôi không được tôn quí trong sự hiện diện của Ngài và hình như Thánh linh của Ngài khước từ tôi.
Ê-sai 59:1-2 đã viết, “Nầy, tay Đức Giê-hô-va chẳng trở nên ngắn mà không cứu được; tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa.” Điều này xảy ra thích hợp với trường hợp của tôi. Tôi không thể trở thành con Đức Chúa Trời và nhận lãnh Thánh linh vì tôi vẫn còn nghĩ và làm những điều tội lỗi.
Tôi sợ Đức Chúa Trời và vì thế tôi không ngớt cầu nguyện xưng tội. Không ai nói với tôi điều đó, nhưng vì tôi muốn có sự tôn trọng trước Đức Chúa Trời. Vì tôi đầy tội, tôi dâng những lời cầu nguyện ăn năn cách thành thật. Nhưng những lời cầu nguyện này đã thất bại trong việc tẩy sạch tội lỗi của tôi. Tất cả những gì tôi làm là để bày tỏ với Ngài những tư tưởng và sự thành thật của tôi vì những tội lỗi của tôi vẫn còn trong tôi. Từ dạo ấy, tôi bắt đầu phàn nàn Đức Chúa Trời. Tôi ước muốn được trọn vẹn trước mắt Ngài nhưng tôi không thể trọn vẹn ngay lập tức, vì thế tôi phàn nàn và tội lỗi lại nỗi lên.
Trong thời đại các tôn giáo hổn loan, cha tôi bị đột quỵ Ông chịu khổ 40 ngày trong phòng mỗ và trên giường trong bệnh viện trước khi qua đời. Nhưng tôi chưa một lần cầu nguyện cho ông ấy. Tôi là một tội nhân, vì thế tôi nghĩ rằng tôi cầu nguyện cho cha tôi, sự đau đớn của ông ta sẽ tăng thêm. Tôi đau khổ vì thiếu đức tin và tôi muốn theo Chúa nhưng không thể, vì thế tôi tiếp tục phàn nàn và cuối cùng lìa bỏ Ngài. Đời sống tôn giáo của tôi chấm dứt như thế. Tôi nghĩ nếu tôi tin Ngài, Thánh Linh của Ngài sẽ ngự trong tôi và tôi có sự bình an, nhưng điều đó không xảy ra. Sau đó, đời sống của tôi trở nên vô nghĩa hơn, tôi sống trong sự sợ hãi và vô phước.
Nhưng Đức Chúa Trời không lìa bỏ tôi. Ngài khiến tôi gặp một tín đồ là ngưới thật sự nhận lãnh Đức Thánh Linh qua lời của Ngài. Tôi học từụ người này rằng Chúa Jêsus đã cất tội lỗi của chúng ta qua báp-têm của Ngài bởi Giăng và rồi Ngài bị xét đoán vì tội lỗi đó trên Thập-tự-giá. Vì thế, tất cả tội lỗi của thế gian, kể cả của tôi, đã được tha thứ hoàn toàn. Khi tôi nghe và hiểu được điều này, tối biết rằng tất cả tội lỗi của tôi đã được sạch. Đức Chúa Trời giúp tôi nhận sự tha thứ tội, ban cho tội phước hạnh của Đức Thánh Linh và cuộc sống bình an. Ngài âm thầm dẫn dắt tôi, ban cho tội sự hiểu biết rõ ràng về điều thiện và điều ác và phú cho tôi năng quyền để chiến thắng những cám dổ của thế gian. Ngài đáp lời cầu nguyện của tôi và giúp tôi sống một cuộc sống công chính và có giá trị.”
Mọi người trong chúng ta được phứơc bởi ân điển của Đức Chúa Trời, có thể nhận lãnh Đức Thánh Linh. Tôi cám ơn Chúa vì Ngài ban cho chúng ta Phúc âm tốt đẹp. Đức Chúa Trời ban phước cho người công bình. Lòng của người công bình đầy vui sướng. Chúa ban cho chúng ta hạnh phúc vĩnh cữu. Chúng ta biết thế nào là giá trị của sự cứu rỗi, tình yêu và ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta cám ơn Ngài vì tất cả những điều đó. Chúa ban cho chúng ta hạnh phúc qua Phúc âm tốt đẹp của Thiên đàng. Đây là những gì mà tiền bạc không thể mang đến cho chúng ta. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Đức Thánh Linh cũng như Phúc âm tốt đẹp để làm cho chúng ta hoan hĩ và vui sướng. Phúc âm tốt đẹp là những gì làm cho đời sống chúng ta phước hạnh. Chúa ban cho chúng ta phúc âm tốt đẹp và Ngài cũng vui sướng khi ngươiụ công chính thỏa mãn trong cuộc sống phước hạnh.
Như được chép lại trong Lu-ca, Ma-ri nói, “Bởi vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được… Ma-ri thưa rằng,’Tôi đây là tôi tớ Chúa; xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền! Đoạn thiên sứ lìa khỏi Ma-ri’” (Lu-ca 1:37-38). Ngay lúc Ma-ri tin lời tốt đẹp của Đức Chúa Trời, như thiên sứ phán truyền, Chúa Jêsus được thai dựng. Giống như thế, qua đức tin của họ, người công bình thai dựng Phúc âm tốt đẹp trong lòng họ. “Vì Chúa đã bẻ cái ách họ mang, cái roi đánh trên vai họ, cái gậy của kẻ hà hiếp, như trong ngày của Ma-đi-an” (Ê-sai 9:4). Satan làm cho người ta đau khổ, bệnh tật, và gánh nặng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng Đức Chúa Trời yêu chúng ta và vì thế Ngài chống trả lại với Satan và đánh bại nó.
“Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an. Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Đa-vít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước bền vững, và lập lên trong sự chánh trực công bình, từ nay cho đến đời đời. Thật, lòng sốt sắng của Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ làm nên sự ấy!” (Ê-sai 9:6-7).
Đức Chúa Trời hứa làm vinh hiển chúng ta trong Con Ngài qua Phúc âm tốt đẹp. Ngài đánh bại Satan theo lời hứa của Ngài và giải thoát chúng ta ra khỏi quyền lực của Satan.
Chúa đến trong thế gian và với lời hứa đầy năng quyền của Ngài, Ngài cất tất cả tội lỗi của bóng tối. Vì thế chúng ta gọi Chúa chúng ta là Đấng Lạ lùng. Ngài đã thực hiện nhiều việc lạ lùng cho chúng ta. Quyết định của Đức Chúa Trời đến trong thế gian này như là Con Người là một huyền nhiệm. “Đức Giê-hô-va phán: Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội các ngươi như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết; dầu đỏ như son, sẽ trở nên trắng như lông chiên” (Ê-sai 1:18).
Chúa hứa giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi và ban cho sự tha thứ đời đời. Chúa Jêsus được xem như Đấng Lạ lùng, và Ngài đã làm nhiều công việc lạ lùng cho chúng ta. “Danh Ngài là Đấng Mưu luận, Đức Chúa Trời quyền năng”. Đức Chúa Trời, là Đấng Mưu luận, lập sự cứu rỗi cho chúng ta bởi Phúc âm tốt đẹp và thực hiện kế hoạch của Ngài để cứu chúng ta khỏi tội lỗi đời đời.
Sự ngu dại của Đức Chúa Trời là khôn ngoan hơn con người. Đó là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời vì Chúa Jêsus đã chịu báp-têm bởi Giăng và chết trên Thập-tự-giá để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi. Luật của tình yêu là Phúc âm của lẽ thật để dẫn chúng ta đến sự nhận lãnh Đức Thánh Linh qua Nước và huyết của Ngài.
Chúa nói trong Ê-sai 53:10, “Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người.” Chúa Jêsus làm cho linh hồn Ngài như một của lễ chuộc tội để làm theo ý Đức Chúa Trời. Ngài chuyển tội lỗi của thế gian qua Con của Ngài, Đức Chúa Jêsus Christ, và để Ngài chịu đau đớn của sự đóng đinh, để Ngài bị xét đoán vì chúng. Đây là Phúc âm tốt đẹp để cứu con người ra khỏi tội lỗi một lần đủ cả. Đấng Christ dâng chính đời sống Ngài vì chúng ta, trả công giá của tội lỗi và ban phước cho chúng ta với sự cứu rỗi.
Hệ thống dâng tế lễ của Đức Chúa Trời
Chúa Jêsus đã cất bao nhiêu tội qua phép báp-têm của Ngài bởi Giăng?
Tội lỗi quá khứ, hiện tại và tương lai từ lúc bắt đầu đến cuối cùng
Kinh-thánh nói rằng một của lễ của một lần đưa đến sự tha tội cho lổi lầm trong một ngày đó. Một tội nhân phải đem con sinh tế không tì vít và đặt tay trên đầu con vật để chuyển tất cả tội lỗi của ông qua nó. Rồi ông ta giết con vật và trao huyết cho thầy tế lễ. Thầy tế lễ lấy huyết của con vật bôi trên các sừng ở bàn thờ của lễ thiêu và rưới phần còn lại dưới chân bàn thờ.
Trong cách này, ông ta được tha thứ tội của một ngày đó. Việc đặt tay là phương cách để tội nhân chuyển tội của mình qua của tế lễ. Những ai dâng của tế lễ theo hệ thống tế lễ sẽ nhận được sự tha tội. Hệ thống tế lễ là cách chúng ta được chuộc tội trong thời kỳ trước khi Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi
Đức Chúa Trời đã chỉ định một ngày Đại lễ Chuộc tội vì thế dân sự Y-sơ-ra-ên có thể nhận sự tha tội trong suốt một năm. Tế lễ nhằm ngày mười tháng bảy. Đức Chúa Trời chỉ định A-rôn, thầy tế lễ cả, là người chuyển tội cả năm của dân sự qua con dê tế lễ. Nghi thức tế lễ được thực hiện theo kế hoạch của Đức Chúa Trời. Trong sự khôn ngoan và tình yêu của Đức Chúa Trời, Ngài tha tộ cho nhân loại. Đó là năng quyền của Ngài.
“Sừng của bàn thờ của lễ thiêu” thay thế cho “các sách của sự xét đoán” (Khải huyền 20:12), nơi tội lỗi của nhân loại được ghi chép vào. Lý do Thầy tế lễ cả bôi huyết trên các sừng của bàn thờ của lễ thiêu là để xóa tên và tội lỗi của họ được ghi trong sách. Huyết là sự sống của mọi loài xác thịt. Của tế lễ cất tội của dân sự Y-sơ-ra-ên và con dê đã bị giết để trả công giá của tội. Đức Chúa Trời bảo họ giết con sinh tế để chịu sự phán xét vì tội của họ. Đây là dấu hiệu của sự khôn ngoan và tình yêu của Ngài vì chúng ta. Chúa Jêsus đến trong thế gian như là một của lễ chuộc tội để hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta xem các lời hứa, chúng ta sẽ thấy, vì Đức Giê-hô-va vui lòng làm thương tích Ngài, Người đặt Ngài trong sầu não” hay “Ngài cất tội lỗi thế gian.”
“Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an. Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Đa-vít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước bền vững, và lập lên trong sự chánh trực công bình, từ nay cho đến đời đời. Thật, lòng sốt sắng của Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ làm nên sự ấy!” (Ê-sai 9:6-7).
Lời hứa huyền nhiệm và kỳ diệu là Chúa Jêsus sẽ thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời và ban sự bình an cho tất cả những người tin bằng cách cất lấy tội lỗi của thế gian. Lời hứa của Đức Chúa Trời là lời hứa của tình yêu, bởi điều này Ngài lập kế hoạch để mang hòa bình cho nhân loại. Đó là những gì Đức Chúa Trời hứa với chúng ta và những gì Ngài thực hiện.
Ma-thi-ơ 1:18 nói, “Vả, sự giáng sinh của Đức Chúa Jêsus Christ đã xảy ra như vầy: Khi Ma-ri, mẹ Ngài, đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh.” “Jêsus” nghĩa là Cứu-Chúa, là Đấng cứu dân Ngài ra khỏi tội. “Christ” nghĩa là Vua được xức dầu. Chúa Jêsus vô tội, và Ngài là Vua, là Cứu-Chúa của chúng ta, là Đấng được sanh bởi nữ đồng trinh để cứu dân Ngài ra khỏi tội.
“Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội. Mọi việc đã xảy ra như vậy, để cho ứng nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tiên tri mà phán.” (Ma-thi-ơ 1:21-22).
Chúa Jêsus nhận tội lỗi của thế gian về với Ngài qua phép báp-têm của Ngài
Trong Ma-thi-ơ 3:13-17 có chép, “Khi ấy, Đức Chúa Jêsus từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại sông Giô-đanh, đặng chịu người làm phép báp-tem. Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-tem, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài. Vừa khi chịu phép báp-tem rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bò câu, đậu trên Ngài. Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.”
Giăng Báp-tít đã xuất hiện trong phân đoạn này. Tại sao Chúa Jêsus chịu báp-têm bởi Giăng? Chúa Jêsus phải chịu báp-têm để nhận tất cả tội lỗi của thế gian, và cất nó đi theo kế hoạch của Đức Chúa Trời.
“Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi” (Ê-sai 9:7). ỹ Ở đây “quyền cai trị” có nghĩa là Chúa Jêsus là Đấng có thẩm quyền và quyền lực như là Chúa của Thiên Đàng, là Vua của thế gian. Đây là quyền cai trị chỉ được ban cho Chúa Jêsus mà thôi. Chúa Jêsus đã làm một việc diệu kỳ là cất tất cả tội lỗi của con người. Việc diệu kỳ vì Ngài chịu báp-têm bởi Giăng. Những gì Chúa Jêsus muốn nói trong câu này “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy” là việc cất tội lỗi của thế gian là đúng và thích hợp.
Rô-ma 1:17 nói, “Vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa.” Sự công bình của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Phúc âm. Phúc âm thật của Nước và Thánh linh có thật sựỉ bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời không? Vâng, có! Phúc âm thật là việc Đức Chúa Jêsus cất tội lỗi của thế gian qua báp-têm và thập hình của Ngài. Phúc âm của Nước và Thánh linh là Phúc âm tốt đẹp mà trong đó sự công bình của Đức Chúa Trời được bày tỏ ra. Làm thế nào Chúa Jêsus có thể cất tất cả tội lỗi của thế gian? Ngài cất tất cả tội lỗi thế gian khi làm báp-têm trên sông Giô-đanh bởi Giăng Báp-tít.
“Mọi sự công bình” là “dikaiosune” trong tiếng Hy-lạp. Điều này nghĩa là sự tẩy sạch của Chúa Jêsus cho tất cả tội lỗi thế gian là hoàn toàn công bình. Chúa Jêsus phải chịu báp-têm bởi Giăng để cất tất cả tội lỗi của thế gian.
Đức Chúa Trời biết rằng Chúa Jêsus chịu báp-têm là một việc hoàn toàn cần thiết để mang sự hoà bình đến cho nhân loại. Chúa Jêsus không thể trở nên Cứu-Chúa của chúng ta nếu Ngài không làm báp-têm bởi Giăng và đổ huyết ra trên Thập-tự-giá. Chúa Jêsus phục vụ như là một của lễ chuộc tội để cất tội lỗi của thế gian.
Đức Chúa Trời phán trong Ê-sai 53:6, “Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người.” Chúa Jêsus phải chấp nhận tất cả tội lỗi của thế gian để hoàn thành ý muốn Đức Chúa Trời. Đây là lý do tại sao Đức Chúa Jêsus đến như là một của lễ chuộc tội trong thân xác con người và chịu báp-têm bởi Giăng.
Chúa Jêsus phải nhận mọi tội lỗi nhân loại và chịu xét đoán như thế Ngài mới hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời và bày tỏ tình yêu bất diệt của Ngài. Khi Chúa Jêsus ra khỏi nước một tiếng nói từ trời phán rằng, “Này là con yêu dấu ta, đẹp lòng ta mọi đàng” (Ma-thi-ơ 3:17).
Một con trẻ sanh cho chúng ta
“Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an” (Ê-sai 9:6). Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời của mọi tạo vật, là Đấng tạo nên toàn vũ trụ. Ngài không chỉ là Con Đức Chúa Trời toàn năng mà còn là Đấng tạo hóa và Chúa bình an. Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời là Đấng ban hạnh phúc cho nhân loại.
Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời của lẽ thật. Ngài cất tất cả tội lỗi của chúng ta, và ban cho chúng ta sự bình an. Có tội lỗi trong thế gian không? Không, không có tội lỗi. Lý do chúng ta tự tin nói như thế là vì chúng ta tin vào Phúc âm tốt đẹp, một Phúc âm tuyên bố rằng Chúa Jêsus tẩy sạch tất cả tội lỗi của thế gian qua báp-têm và huyết của Ngài trên Thập-tự-giá. Chúa Jêsus không nói dối chúng ta. Chúa Jêsus trả công giá của tội lỗi bằng báp-têm và huyết của Ngài. Ngài làm cho những ai tin điều này trở nên con của Ngài và có sự bình an trong họ. Ngài làm cho chúng ta sống như là những con cái thánh khiết của Ngài trong đức tin đời đời. Tôi ca ngợi Chúa và dâng lời cám ơn Ngài.
Kìa! Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất tội lỗi thế gian đi!
Giăng 1:29 nói, “Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!’” Đức Chúa Jêsus Christ xuất hiện lần nữa trước Giăng Báp-tít vào ngày hôm sau. Ngài cất tất cả tội lỗi của thếâ gian qua báp-têm của Ngài. Giăng Báp-tít đem lời làm chứng về Chúa Jêsus trong câu nói, “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!” Oâng làm chứng lần nữa trong Giăng 1:35-36, “Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình; nhìn Đức Chúa Jêsus đi ngang qua, bèn nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời!’”
Chúa Jêsus là Đấng Mê-si, Đấng đến thế gian trong danh hiệu Con Đức Chúa Trời, như thể Đức Chúa Trời hứa trong kinh Cựu Ước. Đấng Mê-si Jêsus Christ đến với chúng ta là Đấng Diệu kỳ, Đấng Ngôn luận và Đức Chúa Trời quyền năng, và chịu báp-têm bởi Giăng, trả công giá tội lỗi, và trở nên Chúa Bình an, Đấng ban cho chúng ta sự bình an và sự cứu chuộc tội lỗi chúng ta. “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!”
Một lần con người đã có sự lựa chọn nhưng bị chết trong tội lỗi của họ. Con người phạm vô số tội trong bản chất tội lỗi và bị hình phạt trong tội lỗi. Họ có cuộc sống khốn khổ, không một ai trong họ có thể vào hay ngay cả mơ ước nước Đức Chúa Trời trong sự yếu đuối của họ. Đức Chúa Jêsus Christ, là Đức Chúa Trời, nhận tất cả tội lỗi của chúng ta khi Ngài chịu báp-têm bởi Giăng trên sông Giô-đanh và chịu đóng đinh trong sự đoán xét vì tội lỗi của họ. Trước sự chết của Ngài, Chúa Jêsus nói, “Mọi việc đã được trọn” (Giăng 19:30). Đây là tiếng kêu để chứng thực rằng Chúa Jêsus đã cứu tất cả nhân loại ra khỏi tội lỗi và sự chết, và Ngài giải thoát cách trọn vẹn những ai tin vào Phúc âm tốt đẹp.
“Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.” Bạn biết tội lỗi trên thế gian đang ở đâu không? Chúng không ở trên thân thể Chúa Jêsus sao? Tất cả những tội lỗi và vi phạm của chúng ta ở đâu trên thế gian này? Tất cả đều chuyển qua cho Chúa Jêsus. Tất cả tội lỗi chúng ta ở đââu? Chúng ở trong xác thịt của Đấng với mọi quyền bính trên vai Ngài; chúng ở trong thân xác của Đức Chúa Trời quyền năng.
Tất cả tội lỗi từ lúc mới sanh cho đến lúc xuống mộ phần!
Chúng ta phạm tội suốt cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phạm tội từ ngày chúng ta mới sanh ra cho đến ngày chúng ta 20 tuổi. Tất cả tội lỗi mà người ta phạm trong 20 năm ở đâu? Chúng được chuyển qua trong xác thịt của Chúa Jêsus. Tội mà chúng ta phạm trong tuổi 20 đến 40 cũng đã chuyển qua cho Chúa Jêsus. Bao nhiêu năm một người sống trên thế gian này không thành vấn đề. Tất cả tội lỗi trong cuộc sống của ông ta từ khi mới sanh ra cho đến khi chết đều chuyển qua cho Chúa Jêsus. Tất cả tội lỗi mà con người đã phạm, khởi đầu từ A-đam cho đến người cuối cùng trên thế gian đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus. Ngay cả tội của con chúng ta, cháu chúng ta cũng đã chuyển qua cho Chúa Jêsus. Tất cả tội đã chuyển qua cho Chúa Jêsus trong lúc Ngài chịu báp-têm.
Tội lỗi còn trên thế gian không? Không, không một tội lỗi nào còn lại. Không còn một tội nào trên thế gian bởi vì chúng ta tin vào Phúc âm tốt đẹp của Chúa Jêsus. Bạn còn có tội trong lòng không? Không. A-men! Chúng ta tin vào Phúc âm tốt đẹp, Phúc âm đó nói rằng Chúa Jêsus cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi. Chúng ta ngợi khen Chúa Jêsus quyền năng vì Ngài làm những việc kỳ diệu cho chúng ta.
Chúa Jêsus phục hồi cuộc sống hư mất của chúng ta. Bây giờ chúng ta tin vào Phúc âm tốt đẹp để chúng ta có thể sống với Đức Chúa Trời. Ngay cả người thù nghịch với Ngài. – tộâi nhân là người không có sự lựa chọn nào khác nhưng chỉ né trốn trong khu rừng tối – bây giờ có thể được cứu khỏi tội lỗi của họ bởi tin vào Phúc âm tốt đẹp.
Phúc âm tốt đẹp dạy chúng ta rằng Chúa tẩy sạch mọi tội lỗi chúng ta khi Ngài chịu báp-têm bởi Giăng, bị đóng đinh và sống lại. Chúng ta trở nên con thánh của Đức Chúa Trời bởi tin vào Phúc âm của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus dâng chính thân thể của Ngài làm của lễ chuộc tội cho chúng ta. Ngài, Con Đức Chúa Trời quyền năng, Đấng không hề phạm tội, cất lấy tội lỗi của thế gian và cứu những ai tin nhận Ngài. Ê-sai 53:5 nói, “Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương.”
Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi trên thế gian, bao gồm cả nguyên tội và kỹ tội và không chừa lại một tội nhỏ nào. Ngài trả giá cho tội lỗi bởi sự chết của Ngài trên Thập-tự-giá và vì thế Ngài cứu chúng ta ra khỏi tội. Chúa Jêsus tẩy sạch tất cả tội lỗi của thế gian qua Phúc âm tốt đẹp của Ngài. Chúng ta tìm thấy cuộc sống mới trong Chúa Jêsus. Những ai tin vào Phúc âm tốt đẹp thì không còn chết trong cuộc sống thuộc linh nữa. Bây giờ chúng ta có cuộc sống mới và vĩnh cữu, vì Chúa Jêsus đã trả mọi giá cho tội lỗi rồi. Chúng ta trở nên con Đức Chúa Trời bởi tin vào Phúc âm tốt đẹp của Đức Chúa Jêsus Christ.
Bạn có tin Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời không? Bạn có tin Ngài là Cứu-Chúa không? Tôi tin. Đức Chúa Jêsus Christ là sự sống của tôi. Tôi tìm thấy cuộc sống mới qua Ngài. Chúng ta sẽ chết vì tội lỗi và gian ác của chúng ta. Nhưng Chúa Jêsus trả giá của tội lỗi qua báp-têm và sự chết của Ngài trên Thập-tự-giá. Ngài giải thoát chúng ta khỏi sự nô lệ của tội và những xiềng xích của Satan.
Chúa là Đức Chúa Trời Đấng cứu chúng ta ra khỏi tội và trở nên Cứu-Chúa của những người tin nhận Ngài. Khi chúng ta xem Hê-bơ-rơ 10:10-12, 14 và 18, chúng ta thấy rằng Chúa đã thánh hoá chúng ta vì thế không còn phải nhận sự tha tội nữa. Chúng ta vào nước Đức Chúa Trời bởi tin nhận Chúa Jêsus. Chúng ta phải đi đến sự chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng bây giờ chúng ta có thể vào nước Đức Chúa Trời và vui hưởng sự sống đời đời trong báp-têm và huyết Chúa Jêsus.
“Người chăn hiền lành vì chiên mình phó sự sống mình” (Giăng 10:11). Chúa của chúng ta đến trong thế gian để cứu chúng ta ra khỏi tội bởi báp-têm, bởi sự chết trên Thập-tự-giá, và bởi sự sống lại của Ngài. Ngài cũng ban sự ngự trị của Đức Thánh Linh cho những ai được tha tội bởi tin vào lẽ thật này. Cám ơn Chúa. Phúc âm của Ngài là Phúc âm tốt đẹp, có thể ban cho những người tin sự ngự trị của Đức Thánh Linh. Ha-lê-lu-gia! Ngợi khen Chúa.