(Ê-phê-sô 2:14-22)
“Vì, ấy chính Ngài là sự hòa hiệp của chúng ta; Ngài đã hiệp cả hai lại làm một, phá đổ bức thường ngăn cách, là sự thù nghịch đã phân rẽ ra, bởi vì Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ. Như vậy, khi làm cho hòa nhau, Ngài muốn lấy cả hai lập nên một người mới trong Ngài, và vì bởi thập tự giá Ngài đã làm cho sự thù nghịch tiêu diệt, nên nhờ thập tự giá đó Ngài khiến cả hai hiệp thành một thể, mà làm hòa thuận với Đức Chúa Trời. Ngài lại đã đến rao truyền sự hòa bình cho anh em là kẻ ở xa, và sự hòa bình cho kẻ ở gần. Vì ấy là nhờ Ngài mà chúng ta cả hai đều được phép đến gần Đức Chúa Cha, đồng trong một Thánh Linh. Dường ấy anh em chẳng phải là người ngoại, cũng chẳng phải là kẻ ở trọ nữa, nhưng là người đồng quốc với các thánh đồ, và là người nhà của Đức Chúa Trời. Anh em đã được dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Jêsus Christ là đá góc nhà, cả cái nhà đã dựng lên trên đá đó, sắp đặt cách hẳn hoi, để làm nên một đền thờ thánh trong Chúa. Aáy, anh em cũng nhờ Ngài mà được dự phần vào nhà đó, đặng trở nên nhà ở của Đức Chúa Trời trong Thánh Linh.”
Cái gì ngăn cách giữa con người và Đức Chúa Trời?
Tội lỗi mà họ đã phạm.
Đứa con nuôi chấm dứt sự nghèo khổ
Đã nữa thế kỷ trôi qua từ khi chấm dứt chiến tranh Hàn quốc. Nhưng nó để lại một vết thương to lớn trong vòng người Hàn-quốc. Sau cuộc chiến, nhiều trẻ em được người ngoại quốc nhận làm con nuôi. Mặc dầu lực lượng Liên-hiệp-quốc đến Hàn-quốc và giúp chúng tôi thật nhiều trong thời gian đó, nhưng vẫn có nhiều trẻ con đã bị bỏ rơi không có cha do những người lính bỏ lại.
Nhiều chiến binh Liên-hiệp-quốc có vợ con ở đây đã để gia đình họ ở lại khi họ trở về quê nhà. Nhiều trẻ em bị ruồng bỏ bởi mẹ của chúng đã trở thành trẻ mồ côi và rồi được cho đi để làm con nuôi ở các nước ngoài. Thật là một bất hạnh lớn cho những trẻ con không thể tìm được cha mẹ nuôi và không được nuôi dưỡng tốt.
Những đứa trẻ con nuôi này nhận thấy rằng chúng trông khác với cha mẹ và những láng giềng của chúng khi chúng lớn lên, và chúng được biết rằng chúng được nuôi dưỡng ở một nơi cách xa Hàn quốc. “Tại sao cha mẹ ruồng bỏ tôi? Họ gởi tôi đến đất nước xa lạ này vì họ ghét tôi?” Với trí óc còn non trẻ của chúng, những đứa trẻ này không thể hiểu việc gì đã xảy ra.
Sự tò mò và lòng thù hận của chúng đối với cha mẹ ruột bắt đầu lớn lên đồng thời với ước mong được gặp cha mẹ chúng. “Tôi muốn biết cha mẹ tôi như thế nào? Tại sao họ từ bỏ tôi? Họ làm như thế vì ghét tôi sao? Không. Có lẽ có một lý do cho vấn đề này.” Có lẽ chúng có những hiểu lầm và đôi khi cảm thấy hận thù. Rồi ở một thời điểm nào đó chúng dường như không thể giải quyết được gì. Trước kia chúng muốn nhận thức về điều đó, nhưng thời gian qua đi và chúng lớn lên, trưởng thành. Chúng kết hôn, có con cái và thành hình một gia đình riêng.
Tôi bị thu hút về những đứa trẻ này qua chương trình truyền hình địa phương. Trong chương trình đó, thuyết trình viên phỏng vấn một thiếu nữ là người được nhận làm con nuôi đang sống tại Đức. Người này khoảng 20 tuổi đang theo học thần đạo. Lúc đầu, cô cố gắng tránh gặp người phỏng vấn vì cô không muốn một ai khác biết cô là đứa con nuôi. Thuyết trình viên thuyết phục cô hiểu rằng chấp nhận việc phỏng vấn là giúp ngăn cản làn sóng nhận con nuôi của các nước ngoài. Cô đã đồng ý.
Một trong những câu hỏi của thuyết trình viên là, “Bạn sẽ nói gì nếu bạn gặp lại cha mẹ ruột? Bạn tò mò về vấn đề gì nhất?” Người phụ nữ trả lời, “Tôi không hiểu tại sao họ để tôi trở thành con nuôi. Tôi muốn hỏi họ là họ có ghét tôi không?” Mẹ ruột của cô ta thấy cuộc phỏng vấn trên truyền hình, bà quan hệ với đài truyền hình, và nói rằng bà ta muốn gặp con của bà. Đó là cách họ đã gặp nhau.
Người mẹ đến phi trường thật sớm và chờ con gái bà ta đến. Khi người con gái trẻ xuất hiện ngay cửa ra, mẹ cô ta đã đứng đó và khóc.
Hai người chưa bao giờ gặp mặt. Lần đầu tiên người mẹ thấy con gái lớn khôn của mình khi cô xuất hiện trên truyền hình. Mặc dầu họ nói khác ngôn ngữ, họ đã có thể nói với nhau bởi tấm lòng của họ, và qua cái nhìn của cảm xúc họ đã trao đổi với nhau. Họ sờ mặt của nhau trong khi người mẹ nài xin sự tha thứ những gì bà đã làm. Tất cả những điều bà ta có thể làm là khóc và lập lại là bà ta rất hối hận.
Người mẹ đem con gái bà ta về nhà và họ ăn chung với nhau. Dĩ nhiên người con chỉ nói tiếng Đức và mẹ nói tiếng Hàn vì thế họ không thể truyền đạt tư tưởng bằng lời nói. Nhưng dầu như thế nào đi nữa thì chính tình mẹ con đã làm cho họ hiểu nhau. Họ có nhiều cuộc đối thoại không lời và bày tỏ với nhau bằng cử chỉ, rờ mặt của nhau, nói với nhau bằng ánh mắt và con tim của họ.
Khi trở lại Đức, cô con gái biết rằng mẹ của cô yêu thương cô. Cô nói với thuyết trình viên, người đã phỏng vấn cô trước khi cô rời khỏi. “Không cần thiết cho tôi phải hỏi tại sao mẹ của tôi đã cho tôi để trở thành con nuôi. Ngay cả bây mẹ tôi vẫn nghèo. Những người giàu trong xứ này thì quá giàu, họ đi trên những chiếc xe ngoại quốc sang trọng, nhưng mẹ của tôi vẫn sống trong cảnh nghèo.” Cô ấy nói tiếp, “Mặc dầu tôi không hỏi mẹ tôi câu hỏi đó và không nhận được câu trả lời từ bà. Tôi có thể biết bà cho tôi đi để cứu tôi khỏi cảnh nghèo. Đó là tại sao tôi cảm thấy không cần hỏi câu hỏi đó, và tại sao tất cả nghi ngờ và lòng căm ghét của tôi tiêu tan.”
Những ai xa lạ với Đức Chúa Trời thì còn có tội trong lòng
Tại sao chúng ta xa cách Đức Chúa Trời, và tại sao chúng ta không thể đến gần Ngài? Thiếu nữ bị cho làm con nuôi đã học biết rằng mẹ ruột của cô gởi cô đi xa để cứu cô khỏi nghèo khó. Điều này có giống với Đức Chúa Trời không? Đức Chúa Trời tạo nên chúng ta theo hình và tượng Ngài. Cái gì làm cho chúng ta xa cách Ngài? Câu trả lời là Satan cám dỗ con người phạm tội, và tội lỗi phân cách con người với Đức Chúa Trời.
Từ nguyên thủy, Đức Chúa Trời tạo nên con người trong hình tượng Ngài và yêu thương tha thiết tạo vật của Ngài. Con người được tạo dựng nên như một sinh vật yêu thương của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, thiên sứ sa ngã được gọi là Satan làm ngăn cách con người với Đức Chúa Trời. Satan cám dổ con người để họ không tin vào lời Đức Chúa Trời, và khiến ông ta ăn trái cây biết điều thiện và điều ác.
Con người xa cách Đức Chúa Trời vì tội của họ. Con người đã không vâng phục Đức Chúa Trời. Con người không ăn trái cây sự sống, một cây cho sự sống đời đời mà Đức Chúa Trời cho phép ăn nhưng thay vào đó họ ăn trái cây cấm để làm cho họ biết điều thiện và điều ác. Kết quả là con người xa cách Đức Chúa Trời.
Là đối tượng tình yêu của Đức Chúa Trời, trước kia con người đã bất tuân và phân cách khỏi Ngài trong sự kiêu căng. Vì thế tội lỗi đã đến và ngự trị trong lòng của họ, con người hoàn toàn xa cách Đức Chúa Trời. Sau đó, con người sống cách biệt với Đức Chúa Trời trong một thời gian dài và phàn nàn, “Tại sao Đức Chúa Trời ruồng bỏ chúng ta sau khi Ngài tạo nên chúng ta? Tại sao Ngài để chúng ta phạm tội? Tại sao Ngài quăng chúng ta xuống địa ngục sau khi làm cho chúng ta yếu đuối? Có lẽ tốt hơn là Ngài đừng tạo nên chúng ta.” Chúng ta sống với nhiều câu hỏi, cũng như tính tò mò, nghi ngờ, ganh ghét trước khi chúng ta được tái sanh.
Khi tôi thấy người phụ nữ được nhận làm con nuôi trên chương trình truyền hình, tôi nhận thấy sự quan hệ giữa Đức Chúa Trời và con người cũng giống như sự quan hệ giữa cô ta và mẹ ruột của cô. Không có sự khốn khổ, hiểu lầm, rủa sả hay bất cứ tội ác nào có thể ngăn cách con người với Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh. Tôi có thể hiểu rằng mặc dù sự liên hệ giữa Đức Chúa Trời và con người trên căn bản tình yêu, cũng có thể có những hiểu lầm xảy ra.
Như thể người mẹ không gởi con mình đi xa vì ghét, Đức Chúa Trời không xa cách con người vì ghét mà là vì tội. Không có lý do nào để Đức Chúa Trời ghét con người và không có lý do gì để con người ghét Đức Chúa Trời. Chúng ta yêu nhau. Lý do mà con người vẫn còn chia cách với Đức Chúa Trời là vì anh ta là tội nhân sau khi rơi vào sự dối gạt của Satan.
Đức Chúa Trời đã ôm chặt lấy chúng ta qua Chúa Jêsus
“Nhưng trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em là kẻ ngày trước cách xa, hiện nay đã nhờ huyết Đấng Christ mà được gần rồi. Vì, ấy chính Ngài là sự hòa hiệp của chúng ta; Ngài đã hiệp cả hai lại làm một, phá đổ bức thường ngăn cách, là sự thù nghịch đã phân rẽ ra, bởi vì Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ. Như vậy, khi làm cho hòa nhau, Ngài muốn lấy cả hai lập nên một người mới trong Ngài,” (Ê-phê-sô 2:13-15). Chúa chịu báp-têm bởi Giăng và cất lấy tất cả tội lỗi của thế gian để làm trọn những điều răn của luật pháp. Rồi Ngài đổ huyết ra trên Thập-tự-giá để cứu con người ra khỏi tội và cho phép họ được gắn chặt với Đức Chúa Trời. Bây giờ Đức Chúa Trời đã ôm lấy những ai được thanh tẩy bởi Chúa Jêsus.
Bạn có bao giờ tưởng tượng một thế giới không nước chưa? Cách đây không lâu, tôi tham gia một buổi họp về Kinh-thánh ở thành phố Inchon, một trong những hải cảng lớn của Hàn quốc nơi mà nước máy không làm việc trong vài ngày và tôi nghĩ, “Con người không thể sống khi không có nước.”
Nếu Đức Chúa Trời làm cho thế gian này không có nước trong một tháng, thật không thể sống trong một thành phố vì mùi hôi thối, rác bẩn và cơn khát lan tràn khắp nơi. Chúng ta sẽ hiểu giá trị của nước mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Vì nước hoàn toàn cần thiết cho con người, báp-têm của Chúa Jêsus bởi Giăng trên sông Giô-đanh thì hoàn toàn không thể thiếu được.
Nếu Chúa Jêsus không đến thế gian để chịu báp-têm bởi Giăng, thì làm thế nào những ngườii tin có thể nhận đựơc sự tha tội? Như thể con người sống không có nước, con người trên thế gian sẽ chết trong tội lỗi nếu Giăng không làm báp-têm cho Chúa Jêsus.
Tuy nhiên, vì Chúa Jêsus chịu báp-têm để cất tội lỗi của chúng ta, bây giờ chúng ta có thể tin cậy trong sự hiểu biết rằng tấm lòng của chúng ta đã được thanh tẩy và chúng ta được ban phước với sự cứu rỗi. Báp-têm của Chúa Jêsus là chủ yếu trong đức tin của chúng ta. Hơn nữa, báp-têm của Ngài là hoàn toàn cần thiết cho chúng ta trong sự nhận lãnh Đức Thánh Linh.
Phi-e-rơ, một trong các sứ đồ của Chúa Jêsus nói, “Phép báp-tem bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ,” (1 Phi-e-rơ 3:21). Câu nói của Phi-e-rơ có nghĩa là Chúa Jêsus chịu báp-têm bởi Giăng Báp-tít và đổ huyết ra để cứu chúng ta ra khỏi tội. Báp-têm của Chúa Jêsus tẩy sạch tất cả tội lỗi thế gian là Phúc âm thật.
Bây giờ chúng ta hãy xem đoạn sách nói về chậu bằng đồng trong Xuất Ê-díp-tô ký 30:17-21. “Đức Giê-hô-va lại phán cùng Môi-se nữa rằng: Ngươi hãy làm một cái thùng với chân thùng bằng đồng, đặng rửa mình ở trong, rồi để giữa khoảng của hội mạc và bàn thờ, và đổ nước vào. A-rôn cùng các con trai người sẽ rửa tay và chân mình ở trong. Khi họ vào hội mạc sẽ lấy nước rửa mình, hầu cho họ khỏi chết; và khi lại gần bàn thờ đặng phụng sự, tức là xông của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giê-hô-va, họ cũng phải giữ như vậy.Thế thì, họ hãy rửa tay và chân, hầu cho khỏi chết. Aáy là một lệ đời đời cho A-rôn, cùng dòng dõi người trải qua các đời.”
Trong đền tạm có một cái chậu bằng đồng, nó được đặt giữa hội mạc và bàn thờ, có chứa nước cho việc tẩy rửa. Nếu chậu này không nằm trong đền tạm, thì các thầy tế lễ là người dâng của lễ sẽ dơ biết bao.
Có biết bao nhiêu huyết và đất sẽ dính vào thầy tế lễ khi mà mỗi ngày ông dâng tế lễ cho dân sự và đặt tay của ông trên đầu con sinh tế và giết nó? Nếu không có chậu rữa trong đền tạm, thầy tế lễ sẽ rất dơ bẩn.
Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời chuẩn bị cái chậu cho họ để họ có thể đến gần Ngài với bàn tay sạch. Tội nhân chuyển tội của họ qua chúng bởi sự đặt tay trên đầu con sinh tế, và rồi thầy tế lễ thay mặt tội nhân hiến dâng nó lên cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chuẩn bị cái chậu bằng đồng để thầy tế lễ có thể vào nới Thánh, và để họ được tẩy sạch bởi nước, e rằng họ bị chết. Ngay cả thầy tế lể cũng không thể vào nơi Thánh trong khi bị dơ bởi huyết của con vật. Đó là tại sao thầy tế lể phải tẩy sạch tất cả mọi vết dơ bằng nước trong chậu để được đến gần với Đức Chúa Trời sau khi dâng tế lễ cho dân sự.
Báp-têm của Chúa Jêsus tẩy sạch mọi tội lỗi của thế gian
Qua báp-têm của Chúa Jêsus bởi Giăng ở sông Giô-đanh, tất cả tội của thế gian được chuyển qua cho Ngài. Và việc nhận chìm xuống nước hoàn toàn của Ngài biểu tượng cho sự chết và việc ra khỏi nước của Ngài biểu tượng cho sự sống lại. Nói cách khác, Chúa Jêsus chịu báp-têm bởi Giăng để cất tất cả tội lỗi thế gian, để trả giá cho tội lỗi, Ngài chịu chết trên Thập-tự-giá. Sự chết của Ngài là để trả cái giá cho tội lỗi chúng ta và sự sống lại của Ngài là để ban cho chúng ta sự sống.
Nếu chúng ta không tin rằng Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi của chúng ta qua báp-têm của Ngài, thì lòng chúng ta vẫn còn đầy tội lỗi. Trong trường hợp đó, làm thế nào chúng ta có thể đến gần Đức Chúa Trời? Phúc âm của sự tha tội thì không là một giáo lý của một giáo phái nhưng là lẽ thật của Đức Chúa Trời.
Chúng ta không thể hướng dẫn đức tin của chúng ta mà không có sự hiểu biết trọn vẹn, nói cách khác, chúng ta không thể thắng thế gian nếu chúng ta không thật sự quan tâm đến báp-têm của Chúa Jêsus bởi Giăng. Như thể mọi sinh vật cần nước để duy trì sự sống, thì chúng ta cần sự tha tội và nước của báp-têm của Chúa Jêsus để sống bởi đức tin và vào Nước Trời. Chúa Jêsus phải chịu báp-têm, chết trên Thập-tự-giá và sống lại để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta. Đây là Phúc âm của Nước và Thánh linh, mà chúng ta phải tin bằng cả tấm lòng của chúng ta.
Dù Chúa Jêsus chịu đóng đinh đến chết trên Thập-tự-giá, Ngài đã không làm điều gì sai trái để chịu hình phạt. Ngài đến trong thế gian này để tẩy sạch tội lỗi của chúng ta, Ngài chịu báp-têm lúc 30 tuổi, và trở nên Cứu-Chúa của chúng ta qua sự chết của Ngài trên Thập-tự-giá vào tuổi 33. Đức Chúa Trời muốn làm cho con người trở nên con cái Ngài mà không còn một yếu đuối và tội lỗi nào. Đó là tại sao Chúa Jêsus chịu báp-têm. Đức Chúa Trời ban sự tha tội cho chúng ta và Đức Thánh Linh cùng một lúc.
“Nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:3-5). Bạn phải biết và tin rằng Chúa Jêsus chịu báp-têm để tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta. Dù là một Cơ-đốc-nhân tái sanh, nếu anh ta không suy gẩm lẽ thật rằng Đức Chúa Jêsus Christ cất tất cả tội lỗi thế gian qua báp-têm của Ngài, lòng của anh ta sẽ sớm trở thành dơ bẩn. Vì chúng ta là sinh vật có thể chết, chúng ta có thể bị dơ bẩn vì tội lỗi mỗi ngày của chúng ta. Đó là tại sao chúng ta phải luôn luôn sống trong đức tin, suy gẩm về báp-têm của Chúa Jêsus, và sự sống lại của Ngài. Đức tin này gìn giữ chúng ta đến khi chúng ta vào Nước Trời.
Chúa Jêsus không còn cách nào khác ngoài việc chịu báp-têm và chết vì tội lỗi chúng ta, vì thế chúng ta phải tin rằng bởi làm điều đó Ngài mang chúng ta đến với sự cứu rỗi. Không còn gì hơn để chúng ta phải làm là tin Phúc âm tốt đẹp để được giải thoát khỏi tất cả tội lỗi của thế gian.
Chúng ta dâng lên Chúa lời cảm tạ, Đấng ban cho chúng ta Phúc âm của Nước và Thánh linh. Món quà lớn nhất mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta là sai Con độc sanh của Ngài đến thế gian để cứu chúng ta ra khỏi mọi tội lỗi của chúng ta qua báp-têm và huyết Ngài.
Lý do chúng ta không thể đến gần Đức Chúa Trời và bị buộc phải sống xa cách Ngài là vì tội lỗi trong lòng chúng ta. Chúa Jêsus chịu báp-têm bởi Giăng để cất tất cả tội lỗi của thế gian và chết trên Thập-tự-giá để đánh đổ bức tường ngăn cách giữa con người và Đức Chúa Trời. Sự tương giao giữa Đức Chúa Trời và con người được phục hồi bởi báp-têm và huyết của Ngài. Chúng ta cám ơn Ngài vì những món quà này. Tình yêu của cha mẹ xác thịt huớng về con cái là to lớn, nhưng nó không thể nào so sánh với tình yêu của Đức Chúa Trời, bằng cách Đức Chúa Jêsus cứu chuộc chúng ta, là những tội nhân.
Cả hai báp-têm và huyết của Chúa Jêsus đều quan trọng. Nếu không có nước trên thế gian, mọi sinh vật có thể sống còn không? Không có báp-têm của Chúa Jêsus, thì không có một ai không có tội trong lòng. Nếu Chúa Jêsus không chịu báp-têm và Ngài không chết trên Thập-tự-giá, không một ai nhận được sự tha tội. May mắn thay, Chúa Jêsus chịu báp-têm và làm của lễ chuộc tội hoàn hảo cho chúng ta. Dù chúng ta thiếu hụt và sa ngã, chúng ta có thể nhận Thánh linh bởi tin báp-têm và huyết của Ngài trên Thập-tự-giá.
Những ai tin báp-têm của Đức Chúa Jêsus Christ và sự chết của Ngài trên Thập-tự-giá có thể được đến gần với Đức Chúa Trời, cầu nguyện và ngợi khen Ngài. Bây giờ chúng ta có thể ca tụng Chúa và thờ phượng Ngài vì chúng ta trở nên con cái của Ngài. Đó là ân điển và phước hạnh của Đức Chúa Trời. Phúc âm của báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên Thập-tự-giá thì thật tuyệt vời. Tất cả chúng ta có thể nhận sự cứu rỗi và sự ngự trị của Đức Thánh Linh bởi tin vào Phúc âm tốt đẹp.