Câu Kinh thánh mà bạn trưng dẩn có vẽ như mâu thuẩn với Phúc âm Nước và Thánh Linh. Nhưng bạn có thể tin rằng Kinh thánh là trọn vẹn, và không có sự mâu thuẩn trong đó.
Vậy thì, có phải Phúc âm Nước và Thánh Linh là sai không? Không, hoàn toàn không!
Qua toàn bộ Lời, Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy rằng Phúc âm này là Phúc âm thật và trọn vẹn duy nhất.
Có những sự tương đồng trong Cựu và Tân ước. Hệ thống tế lễ trong Cựu ước hoàn toàn tương đồng với sự hi sinh đời đời của Đức Chúa Jêsus Christ. Trong hệ thống tế lễ, một của lễ hợp pháp cần phải có 3 điều kiện cần thiết: 1) con sinh tế không tì vít, 2) sự đặt tay trên con sinh tế, 3) huyết (sự chết thay)
Và Đức Chúa Jêsus Christ sanh ra trong thế gian này qua nữ đồng trinh Ma-ri, là một Đấng vô tội, để tiếp nhận mọi tội lỗi của thế gian, đã chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít, đại diện của toàn thể nhân loại. Sau đó, Ngài đã đi đến Thập tự giá cùng với tất cả tội lỗi của chúng ta, và đã chịu đóng đinh cho đến chết. Nhưng sau 3 ngày, Ngài đã sống lại. Từ đó chúng ta được ta thứ mọi tội lỗi của chúng ta (tội của quá khứ, hiện tại và tương lai) bởi tin nơi lẽ thật mà Chúa đã hoàn tất.
Vậy còn về câu "xin tha tội cho chúng con như chúng con tha những kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con" thì sao?
Câu này có nghĩa là Đức Chúa Trời muốn chúng ta tha thứ những bất toàn của nhau. Mặc dù chúng ta là những người tái sanh, nhưng chúng ta vẫn yếu đuối trong xác thịt và làm nhiều điều sai quấy. Nếu chúng ta kết án và quở trách nhau vì tội lỗi của chúng ta thì thậm chí quyền năng của Phúc âm thật cũng sẽ mất dần đi và tinh thân của những người tái sanh sẽ bị hủy diệt.
Bạn nên chú ý rằng từ "sự vi phạm: phải được sửa thành "những món nợ". Thực ra, trong bản dịch mới chép rằng, "Xin xóa nợ của chúng con, như chúng con xóa bỏ nợ những kẻ mắc nợ chúng con" (Ma-thi-ơ 6:12).
Trong Ma-thi-ơ, bài cầu nguyện của Chúa được nối tiếp theo bởi những sự dạy dỗ như sau: "Vì nếu các ngươi tha thứ tội cho người ta thì Cha của các ngươi trên trời cũng sẽ tha thứ cho các ngươi. Nhưng nếu các ngươi không tha thứ tội cho người ta thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha thứ tội cho các ngươi."
Không phải Chúa Jêsus ban bài cầu nguyện chung cho chúng ta để chúng ta đọc thuộc lòng mỗi ngày y như vậy. Nhưng những chủ đề cầu nguyện quan trọng mới là điều chúng ta nên ghi nhớ mỗi ngày trong đời sống đức tin của chúng ta.
Xin vui lòng đọc kỹ trong Ma-thi-ơ 18:21-35 thì bạn sẽ hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời cho những đầy tớ không khoan dung là gì:
"Phi-e-rơ bèn đến gần Đức Chúa Jêsus mà hỏi rẳng: Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng? Ngài đáp rằng: Ta không nói cùng ngươi rằng đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy.Vậy nên, nước thiên đàng giống như vua kia, muốn tính sổ với các đầy tớ mình. Khi vua khởi soát sổ, thì có người đem nộp một tên kia mắc nợ vua một vạn ta-lâng. Bởi vì người chẳng có gì mà trả, thì chủ dạy bán người, vợ con và gia tài người, đặng trả nợ. Kẻ đầy tớ nầy bèn sấp mình xuống nơi chân chủ mà xin rằng: Thưa chủ, xin giãn cho tôi, thì tôi sẽ trả hết! Chủ bèn động lòng thương xót, thả người về, và tha nợ cho. Nhưng khi đầy tớ đó ra về, gặp một người trong bạn làm việc, có thiếu mình một trăm đơ-ni-ê, thì nắm bóp cổ bạn mà nói rằng: Hãy trả nợ cho ta! 29 Người bạn sấp mình xuống mà nài xin rằng: Xin giãn cho tôi, thì tôi sẽ trả cho anh. Song người chẳng khứng, cứ việc bắt bỏ tù cho đến khi trả hết nợ. Các bạn thấy vậy, buồn lắm, đến thuật lại cùng chủ mình mọi điều đã xảy ra. Chủ bèn đòi đầy tớ ấy đến mà nói rằng: Hỡi đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi cầu xin ta; ngươi há lại chẳng nên thương xót bạn làm việc ngươi như ta đã thương xót ngươi sao? Chủ nổi giận, phú nó cho kẻ giữ ngục cho đến khi nào trả xong hết nợ. Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình, thì Cha ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy.""
Điều này có nghĩa là chúng ta phải luôn luôn tha thứ cho anh em chúng ta khi họ phạm lỗi nghịch cùng chúng ta vì về phần Ngài, Chúa đã tha thứ cho chúng ta tất cả những tội lỗi trong quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta, Ngài sẽ giận chúng ta nếu chúng ta có tư tưởng không khoan dung, và sẽ không tha thứ tội mà chúng ta phạm cùng anh em chúng ta. Chỉ khi chúng ta tha thứ cho anh em chúng ta bởi tin rằng Đức Chúa Trời đã tha thứ cho tất cả chúng ta qua Báp-tem của Chúa Jêsus và Thập-tự-giá, thì Ngài mới sẽ vui lòng đối với chúng ta.
Vì thế câu Kinh thánh trên có thể được giải nghĩa như sau. "Lạy Chúa, chúng con tha thứ cho anh em chúng con vì Ngài đã tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta. Vì thế, xin đừng nổi cơn giận trên tội lỗi của chúng con." Chúa Jêsus đã phán như thế trên tiền đề Ngài đã tẩy đi mọi tội lỗi của thế gian. Người nào tin như thế có thể tha thứ anh em mình khi họ phạm lỗi với mình.