Search

Κηρύγματα

Chủ đề 9: Sách Rô-ma (Giải nghĩa sch Rô-ma)

[Chapter 1-2] Sự Công Chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Phúc âm (Rô-ma 1:16-17)

(Rô-ma 1:16-17)
“Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc; vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công chính của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: Người công chính sẽ sống bởi đức tin.”
 
 

Chúng ta phải nhận sự công chính của Đức Chúa Trời 

 
Sứ đồ Phao-lô không hổ thẹn về Phúc âm của Đấng Christ. Oâng làm chứng cho Phúc âm một cách chắc chắn. Tuy nhiên, một trong những lý do mà ngày nay nhiều người khóc than dù cho họ tin Chúa Jêsus là vì tội lỗi của họ. Nó cũng vì sự thiếu hiểu biết của ho về sự công chính của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể được cứu vì tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời và bởi từ bỏ sự công chính riêng của chúng ta. 
Tại sao Sứ đồ Phao-lô không hổ thẹn về Phúc âm? Trước hết, vì sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong đó. 
Phúc âm, ‘euaggelion’ trong tiếng Hy-lạp có nghĩa là “tin tức tốt lành”. Khi Đức Chúa Jêsus Christ hạ sanh tại Bết-lê-hem, thiên sứ của Đức Chúa Trời hiện ra và phán cùng các gã chăn chiên là những người đang canh giữ bầy chiên của họ trong đêm, “Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, bình an dưới đất, ân trạch cho loài người” (Lu-ca 2:14) Đó là tin tức tốt lành, bình an, ước muốn tốt lành cho loài người. Phúc âm của Chúa cứu chuộc chúng ta ra khỏi tội và tẩy sạch tất cả tội lỗi của thế gian. Chúa Jêsus tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta. Ngài, chính Ngài, tẩy sạch tất cả tội lỗi của những ai ngoằn ngèo như con dòi trong đống phân và những ai phạm tội trong bùn lầy. 
Trước hết Sứ đồ Phao-lô nói rằng sự công chính của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ trong Phúc âm. Sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Phúc âm để cất tất cả tội lỗi của chúng ta đi. Sự công chính của Đức Chúa Trời cho phép chúng ta trở nên các thánh đồ và người công chính. Nó cũng cho phép chúng ta nhận được sự sống đời đời và vô tội. 
Sự công chính của con người là gì? Chúng ta, con người thích bày tỏ chúng ta ra trước Đức Chúa Trời khi chúng ta có một vài việc đáng tự hào. Chất chồng sự kiêu hảnh cá nhân của con người bởi thực hiện các việc làm tốt miêu tả sinh động sự công chính của con người. Tuy nhiên, hành động ỉ công chính của Chúa Jêsus là cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta bởi sự cho phép của sự công chính của Đức Chúa Trời mà nó được bày tỏ trong Phúc âm. Đó là sự công chính của Đức Chúa Trời.
Trong những ngày này, hấu heat các Cơ đốc nhân rao giảng Phúc âm mà không biết Phúc âm của sự công chính của Đức Chúa Trời. Họ nói, “Tin Chúa Jêsus và bạn sẽ được cứu và trở nên giàu có.” Tuy nhiên, những điều này không phải là lời dạy của Phúc âm của sự công chính của Đức Chúa Trời. Phúc âm dường như phổ thông hơn bất cứ việc gì khác, nhưng hầu hết người ta ngu dại và không hiểu biết Phúc âm. Nó thì tương tự với sự kiện Kinh Thánh được bán chạy nhất, nhưng người ta vẫn không biết chính xác nội dung của nó. Cái quí giá và lợi ích nhất trong thế gian ngày nay là Phúc âm mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. 
“Vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa.” Phúc âm của Đức Chúa Trời thì giống như một ốc đảo trên sa-mạt. Chúa Jêsus đến với những tội nhân đó là những người phạm nhiều tội và tẩy sạch tất cả tội của họ. Tuy nhiên, con người đã từ chối món quà của sự công chính của Đức Chúa Trời, mà nó đã cất tất cả tội lỗi của thế gian đi, trong khi họ cố gắng thiết lập sự công chính riêng cho chính họ bằng những nổ lực (thờ phượng, tận tụy, nhiệt tình, dâng hiến, cầu nguyện ăn năn, cầu nguyện kiêng ăn, giữ ngày của Chúa, chuyển biến lời Đức Chúa Trời thành ra hành động và vân vân), và từ chối món quà của Đức Chúa Trời, là những người tứ chối sự công chính của Ngài. Người ta nhận sự công chính của Đức Chúa Trời chỉ khi họ từ bỏ sự công chính của riêng họ. 
 
 

Họ kết những chiếc lá vả lại với nhau để làm áo cho họ

 
Trong Sáng-thế-ký 3:21 viết, “Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy da thú kết thành áo dài cho vợ chồng A-đam, và mặc lấy cho.”
Người đầu tiên, A-đam, phạm tội với Đức Chúa Trời bởi rơi vào cậm bẩy của Sa-tan. Những gì mà A-đam và Ê-va làm ngay sau khi họ phạm tội là kết lá vả lại với nhau và làm đồ mắc cho họ. Y phục được làm bằng lá vả là trái ngước lại với chiếc áo dài bằng da thú. Nó khác biệt giữa “công chính của con người” và “sự công chính của Đức Chúa Trời.” Sáng-thế-ký 3:7 viết, “họ lấy lá cây vả đóng khố che thân.” Bạn có khi nào bện cái khăn bằng lá cây cải củ không? Chúng ta những người Hàn quốc cắt lá cây cải củ từ những cây cải và xếp chúng nó lại chung với các cọng rơm để làm khô chúng. Chúng ta hầm đậu chung với chúng trong mùa đông. Thật ngon tuyệt! 
A-đam và Ê-va bện lá cây vả lại với nhau và làm y phục cho họ sau khi họ phạm tội. Những loại hành động này: việc lành, tự kết án, và tự hiến cấu tạo thành sự công chính của con người. Nó là sự công chính của bản ngả không phải là sự công chính của Đức Chúa Trời. Sự thật là họ đã làm y phục cho riêng họ bằng lá vả để bày tỏ tội kiêu ngạo bởi cố gắng giấu tội lỗi của họ bằng việc lành trước Đức Chúa Trời. Bện sự công chính của con người, cố gắng của con người, tự dâng hiến, tự xét, phục vụ, và cầu nguyện ăn năn trong y phục, và che đậy tội lỗi trong tư tưởng con người với tội “tà dâm”, mà nó được tích lủy trong sự kiêu ngạo của con người trước Đức Chúa Trời. 
Chúng ta có thể giấu tội lỗi của chúng ta trong lòng trước Đức Chúa Trời bởi kết những lá vả lại với nhau để làm y phục không? Không bao giờ. Lá vả sẽ bị rơi xuống trong ngày, và vào ngày thứ ba cuối cùng tầt cả lá đều rơi xuống. Y phục làm bằng thực vật sẽ không tồn tại lâu. Những ai đã kết lá vả lại với nhau để làm y phục là những người cố gắng làm điều công nghĩa bởi phục vụ Đức Chúa Trời với những việc làm lành riêng của họ, là những người không thể được vào thiên đàng. Họ không thể nhận sự tha tội bởi sự công chính của việc lành riêng của họ.
Khi A-đam và Ê-va cố gắng giấu tội của họ bởi làm y phục bằng lá vả, Đức Chúa Trời gọi A-đam, “A-đam, ngươi ở đâu?” Núp trong bụi cây ở trong vườn, A-đam trả lời, “Tôi sợ, vì tôi lỏa lồ, và tôi phải ẩn mình.” Một người có tội cố gắng ẩn mình trong bụi cây. Cây trong Kinh Thánh thường ngự ý chỉ về người. Anh/chị ấy có tội trong lòng cố gắng ẩn mình trong đám đông người. Anh/chị ấy thích tìm chổ ngồi giửa, không ngồi quá xa ở trước hay sau nhà thờ nơi mà có nhiều người tập họp. Tại sao? Vì anh/chị ấy muốn giấu mình trong đám đông. 
Tuy nhiên, anh/chị ấy không thể giấu tội lỗi của họ trước Đức Chúa Trời. Anh/chị ấy phải được tha tội bởi từ bỏ sự công chính riêng và tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời. Những ai có đức tin mơ hồ và những ai không tin vào lẽ thật cũng muốn vào Nước Thiên đàng, giấu mình trong đám người giống như họ, nhưng họ sẽ kết thúc trong địa ngục với những người cố gắng che giấu tội với những việc làm lành. Tội nhân trước Đức Chúa Trời phải biểu lộ là tội nhân và từ bỏ chính mình họ.
Đức Chúa Trời phán với A-đam, là người làm y phục bằng lá vả, “Tại sao ngươi hái trái cây ấy? Ai bảo ngươi ăn?” “Ô! Thưa Chúa, Người đàn bà mà Ngài để bên tôi, cô ta cho tôi trái cây ấy, và tôi đã ăn.” “Ê-va, tại sao ngươi làm thế?” “Con rắn cám dổ tôi và tôi đã ăn.” Vì tjế Chúa đã phán với con rắn, “Vì ngươi đã làm điều này, nên ngươi phải bị rủa sả giửa vòng các loài thú đồng, và thú rừng: ngươi phải bò bằng bụng và ăn bụi đất suốt đời ngươi.” Đó là tại sao con rắn phải bò trường bằng bụng cỏ nó. Lần nữa Đức Chúa Trời phán cùng A-đam và Ê-va, “Ngươi đã phạm tội. Ngươi bị lừa đối để phạm tội, và những tay đầu sỏ làm cho ngươi phạm tội cũng là những tội nhân. Ngày nay các tiên tri giả cũng dạy phúc âm giả hiệu của họ, và nói rằng, “Hãy nhận lửa!” Những người bị họ lừa dối trong cùng một cách với các tiên tri giả và cùng đi vào địa ngục. 
 
 

Chúa làm chiếc áo da cho A-đam và vợ của ông

 
Chúa nghĩ, “Ta sẽ không rời bỏ A-đam và Ê-va, người đã phạm tội bởi sự lừa dối của Sa-tan. Ta đã có dự định từ lúc ban đầu trong trí ta là làm nên con người theo hình và tượng ta và làm cho chúng nó trở nên con của ta, vì thế ta phải cứu họ để hoàn thành kế hoạch của ta.” Kế hoạch này là ở trong Đức Chúa Trời. Vì thế, Đức Chúa Trời chuyển tất cả tội của họ qua cho con vật, giết con vật đi, lột da nó, và làm chiếc áo từ da đó và mặc cho A-đam và Ê-va. Ngài làm nó như biểu tượng của sự cứu rỗi. Thật vậy, y phục bằng thực vật làm bởi lá vả không thể tồn tại trong một ngày và nó lại phải được thay thế hết cái này đến cái khác. Đức Chúa Trời mặc cho A-đam và Ê-va bằng sự sống đời đời, và nói, “Ngươi, A-đam và Ê-va, lại đây, ta mặc một chiếc áo da cách mới cho ngươi từ con thú, hãy mặc lấy nó. Đó là chiếc áo da mà con thú đã chết thế cho ngươi.” Chúa mặc cho A-đam và Ê-va với chiếc áo da phước hạnh của sự công chính của Đức Chúa Trời để ban cho A-đam và Ê-va cuộc sống mới. Đức Chúa Trời đã làm chiếc áo từ da thú cho A-đam và vợ ông ta và mặc cho họ,giống như Đức Chúa Trời mặc cho những người tin bằng sự cứu rỗi bởi sự công chính của Ngài. 
Tuy nhiên, sự cứu rỗi của loài người bởi chiếc áo thực vật bằng lá vả không là kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời mặc cho chúng ta bằng chiếc áo da, đó là sự công chính của Đức Chúa Trời. Chúa mặc sự cứu chuộc tội với sự công chính của Đức Chúa Trời bởi ban cho chúng ta thịt và huyết của Ngài. Ngài cất tất cả tội lỗi của chúng ta với Báp-têm và chịu thập hình để nhận tất cả sự xét đoán vì chúng ta. Đức Chúa Trời ban sự tha tội cho chúng ta khi chúng ta tin vào sự công chính của Ngài qua Phúc âm của Báp-têm và huyết Chúa Jêsus. Đó là Phúc âm để cứu tội nhân ra khỏi tội. 
Có nhiều người cố gắng thiết lập sự công chính riêng của họ, từ chối sự công chính của Đức Chúa Trời trên thế gian. Họ phải từ bỏ sự công chính riêng của họ. Trong Rô-ma 10:1-4 chép, “Hỡi anh em, sự ước ao trong lòng tôi và lời tôi vì dân Y-sơ-ra-ên cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời, ấy là cho họ được cứu. Vì tôi làm chứng cho họ rằng họ có lòng sốt sắng về Đức Chúa Trời, nhưng lòng sốt sắng đó là không phải theo trí khôn. Bởi họ không nhận biết sự công bình của Đức Chúa Trời và tìm cách lập sự công bình riêng của mình, nên không chịu phục sự công bình của Đức Chúa Trời;vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình.”
 Người Y-sơ-ra-ên nhấn mạnh trên chủ nghĩa luật pháp để thiết lập sự công chính riêng của họ trong khi bỏ qua sự công chính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ban cho con người luật pháp để họ nhận biết tội. Con người có sự hiểu biết về tội qua mười điều răn bởi tin vào sự công chính của sự cứu rổi của Ngài, mà nó cứu con người ra khỏi tội qua hệ thống tế lễ của đền tạm. Vì thế, của lễ chuộc tội của đền tạm ngụ ý rằng Chúa Jêsus là đại diện của Đức Chúa Trời trong Tân-ước. Tuy nhiên, người Y-sơ-ra-ên không nhận biết sự công chính này của Đức Chúa Trời. 
 
 
Tại sao Chúa Jêsus chịu Báp-têm? 
 
Tại sao Chúa Jêsus chịu Báp-têm? Giăng Báp-tít báp-têm cho Chúa Jêsus để tẩy sạch tất cả tội lỗi của thế gian. Chúa Jêsus nói với Giăng Báp-tít trước ngay trước khi Ngài chịu Báp-têm, “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy” (Ma-thi-ơ 3:15). Đó là lý do mà Chúa Jêsus chịu Báp-têm. Ngài đã chịu Báp-têm đễ Ngài tẩy sạch tội lỗi của nhân loại. Ngài cất đi tất cả tội lỗi của thế gian bởi chịu Báp-têm. “Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). Ngài nhận tất cả tội lỗi và chịu đóng đinh để chuộc tội. Tuy nhiên, Người Y-sơ-ra-ên không tin rằng Chúa Jêsus trở nên Cứu Chúa trọn vẹn của tội nhân. 
Người Y-sơ-ra-ên không phó chính mình họ cho sự công chính của Đức Chúa Trời, nhưng Chúa Jêsus là sự kết thúc luật pháp vì sự công chính cho những ai tin nhận. Sự kết thúc luật pháp có nghĩa là Chúa Jêsus tẩy sạch tất cả tội lỗi của thế gian. Đấng Christ đã chịu sự xét đoán như là sự rủa sả của luật pháp cho tất cả những người tin để được nên thánh. Ngài kết thúc sự rủa sả của luật pháp. Ngài cứu ất cả con người ra khỏi tội của họ. Chúa Jêsus chịu Báp-têm để tẩy sạch tất cả tội lỗi của cả nhân loại. Ngài cất tất cả tội của thế gian bởi trao phó thân thể Ngài cho Giăng để làm Báp-têm và để chuyển tất cả tội lỗi thế gian qua thân xác Ngài. Vì thế Ngài cưúu tất cả mọi người ra khỏi tội. Ngài kết thúc sự phán xét của sự rủa sả của luật pháp bởi cất tất cả tội lỗi của thế gian qua Báp-têm của Ngài và thập hình. Ngài cứu chúng ta cách hoàn toàn khỏi sự phán xét và rủa sả của luật pháp. 
Nó đã kết thúc luật pháp và bắt đầu của sự công chính của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus hoàn toàn cất tất cả tội lỗi thế gian bởi nhận báp têm của Giăng Báp-tít và đi đến Thập tự giáù. Làm thế nào một người còn có tội trong lòng dù người ấy thật sự tin vào sự công chính củasự cứu rỗi của Chúa Jêsus? “vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa.” Phép Báp-têm và huyết Chúa Jêsus đã là sự công chính của Đức Chúa Trời. Tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời là tin vào phép Báp-têm và huyết Chúa Jêsus. 
Sự công chính của Đức Chúa Trời được hoàn thành cách thích đáng bởi huyết Chúa Jêsus. Tôi muốn bạn tin nó. Bạn sẽ được cứu hoàn toàn khỏi tội. Sự công chính đã được ban cho tội nhân trở nên vô tội qua Báp-têm của Chúa Jêsus. Hơn nữa, sự công chính của sự phán xét của Đức Chúa Trời là thập hình của Chúa Jêsus. “Đấng Christ là cuồi cùng cũa luật pháp.” Sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ đến với những ai chưa hề bị phán xét khi nào còn luật pháp. Luật pháp, của Đức Chúa Trời bày tỏ tội lỗi và chúng minh rằng công giá của tội lỗi là sự chết, sự rủa sả và địa ngục. Vì thế Báp-têm và huyết của Chúa Jêsus trên Thập tự giá chấm dứt sự ruả sả của luật pháp. Chúa Jêsus cất tất cả tiội lỗi của chúng ta và chấm dứt luật pháp để hoàn thành tất cả sự công chính. 
 
 
Người ngu dại lấy đèn của họ nhưng không có dầu ở bên trong 
 
Chúng ta hãy xem Ma-thi-ơ 25:1-13. Đây là ẩn dụ về mười người nữ đồng trinh chờ đợi chàng rể của họ, sự hiện đến của Chúa Jêsus. Chúng ta hãy xem những gì mà sự công chính của Đức Chúa Trời bày tỏ qua Kinh Thánh. 
“Khi ấy, nước thiên đàng sẽ giống như mười người nữ đồng trinh kia cầm đèn đi rước chàng rể. Trong các nàng đó, có năm người dại và năm người khôn. Người dại khi cầm đèn đi thì không đem dầu theo cùng mình. Song người khôn khi cầm đèn đi thì đem dầu theo trong bình mình. Vì chàng rể đến trễ, nên các nàng thảy đều buồn ngủ và ngủ gục. Đến khuya, có tiếng kêu rằng: Kìa, chàng rể đến, hãy đi ra rước người! Các nữ đồng trinh bèn thức dậy cả, sửa soạn đèn mình.Các người dại nói với các người khôn rằng: Xin bớt dầu của các chị cho chúng tôi, vì đèn chúng tôi gần tắt. Nhưng các người khôn trả lời rằng: Không, e chẳng đủ cho chúng tôi và các chị; thà các chị hãy đi đến người bán dầu mà mua. Song trong khi họ đang đi mua, thì chàng rể đến; kẻ nào chực sẵn, thì đi với người cùng vào tiệc cưới, và cửa đóng lại. Chặp lâu, những người nữ đồng trinh khác cũng đến và xin rằng: Hỡi Chúa, hỡi Chúa, xin mở cho chúng tôi! Nhưng người đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta không biết các ngươi đâu. Vậy, hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày, cũng không biết giờ” (Ma-thi-ơ 25:1-13).
Kinh Thánh chép rằng Nước Thiên đàng giống như mười người nữ đồng trinh lấy đền của họ và đi ra rước chàng rể. Ai là người đi vào nước Thiên đàng? Ai là ngưới vào nước thiên đàng cùng với mười người nữ đồng trinh? Tại sao vài người nữ đồng trinh không thể vào nước Thiên đàng dù họ tin Chúa Jêsus? Chúa nói với chúng ta về vấn đề này qua đoạn văn trên. Năn tronmg số mười người nữ đồng trinh là ngu dại và năm người khác là khôn ngoan. Người ngu lấy những cây sèn mà không mang theo dầu. Những cây đèn có nghĩa là “những Hội thánh”. Thật sự là họ lấy đèn của họ nhưng không lấy dầu theo với họ đại diện cho những người đến với những Hội thánh không có Thánh Linh (trong Kinh Thánh dầu chỉ về Đức Thánh Linh). 
Người ngu dại làm gì? Họ lấy đèn của họ nhưng không có dầu. Một người chưa tái sanh, mặc dù anh ấy tin Chúa Jêsus, có thể đi nhà thờ cách tận tình. Mọi người nói rằng, “Hội thánh tôi là chính thống.” Mọi Cơ đốc nhân trên thế giới này đều nói như thế. Họ rất hảnh diện về người thành lập và những đặc tính của giáo phái họ. Những ai là người ngu dại nhận đèn của họ và không đem theo dầu với họ, nhưng người khôn đem theo dầu trong bình của họ cùng với đèn. 
Con người là gì? Con người là một chiếc bình trước mặt Đức Chúa Trời. Anh/chị ấy là bụi đất. Vì thế con người là một chiếc bình mà trong đó nó chứa đựng Đức Chúa Trời. Người khôn nhận lấy đèn của họ với dầu trong bình. 
 
 
Những người nữ đồng trinh ngu dại chỉ có đèn mà không có dầu để đốt cảm xúc của họ 
 
Kinh Thánh nói với chúng ta rằng có những nữ đồng trinh ngu dại ở trong vòng những người tin Chúa Jêsus. Họ nhận lấy đèn của họ, nhưng không có dầu. Điều này có nghĩa là họ không được tái sanh. Một tim đèn không có dầu có tồn tại lâu không? Điều chúng ta phải biết ở đây là một ngọn đèn không có dầu sẽ nhanh chóng tàn lụi, dù cho tim đèn đó tốt thế nào đi nữa. Người tín đồ không được tái sanh có nhiệt tình nóng bỏng trong tình yêu hướng về Chúa trước nhất. Điều này chỉ kéo dài chỉ trong 4 hoặc 5 năm. Sau đó, tình yêu nồng nàn cho Chúa lụi tàn. Họ phải nhận thức rằng họ không được tha tội. 
Những ai là người không được tái sanh, hoặc không có dầu (Đức Thánh Linh), nói như sau, “Tôi thường có đức tin mạnh mẽ cách đây khá lâu. Trước kia tôi là người tốt, nhưng bây giờ thì không. Bạn sẽ sớm trở nên giống tôi thôi.” Họ là những tiên tri giả và thánh đồ giả là người có cuộc sống tôn giáo mà không có sự tái sanh. Họ phải có đức tin của sự cứu rỗi bởi tin vào Phúc âm của Nước và Huyết của Chúa Jêsus và nhận lấy dầu của Đức Chúa Trời như là một món quà. Tim đền vững bền trong lòng họ. 
Các nữ đồng trinh chờ đợi chàng rể trong đoạn văn trên. Ở đây, chúng ta phải hiểu rỏ nề tảng văn hóa của Y-sơ-ra-ên. Họ có tiệc cưới vào nữa đêm và bắt đầu khi chàng rễ đến. Vì thế, cô dâu phải chờ đợi chàng rễ. Đó là cách mà người Y-sơ-ra-ên tổ chức tiệc cưới. 
“Vì chàng rể đến trễ, nên các nàng thảy đều buồn ngủ và ngủ gục.” Có tiếng kêu, “Kìa, chàng rể đến, hãy đi ra rước người!” Và rồi các cô dâu chổi dậy và trang điểm lại. Khi mười nữ đồng trinh chổi dậy vì chàng rễ đến, chàng rễ kêu lên: “Kìa, chàng rễ đến” “Và rồi nhựng nữ đồng trinh chổi dậy, và khêu đèn họ lên. Những người dại thì luôn luôn ngu dại. Họ nên chuan bị dầu trước khi chàng rễ đến. Không thành vấn đề đối với tim đèn xấu. Đèn có dầu thì không bao giờ tàn. 
Những nữ đồng trinh dại là người có đèn nhưng không có dầu đốt chỉ có tim đèn thôi. Điều này có nghĩa rằng chỉ lòng của họ nóng cháy. “Tôi được tái sanh, được hứơng dẫn bởi cuộc sống tái sanh, và phải được đầy dẩy Thánh Linh”. Họ đốt sạch lòng nhiệt tình của họ bằng cách này. Trong tuổi niên thiếu của chúng ta, dèn dầu lửa thường được dùng để đốt sáng trong phòng vào ban đêm. Nếu chúng ta để cây đèn đốt một mãnh dấy, nó được đốt lên và làm sáng mắt chúng ta. Ngọn đèn nên được để trên chân đèn và rất sáng, nhưng nó sẽ lụn tàn lập tức. 
Những người nữ đồng trinh ngu dại là những người đi địa ngục là những người đốt lòng của họ (cảm xúc) mà không có dầu và ngọn lửa đức tin lụn tàn khi họ thật sự phải gặp Chúa. Họ không có Đức Thánh Linh trong họ. Họ nghĩ họ tin đúng, dù họ không có Thánh Linh. “♫Hãy đến, Hởi Thánh Linh hãy đến♫” Họ ồn ào, om sòm. Và rồi, những phụ nữ say mê trong khiêu vũ (họ gọi là ‘khiêu vũ Thánh Linh’) run rẩy ngực của họ, và nói, “Hãy đến, xin hãy đến.” Họ ngu dại và cuồng loạn. Chúng ta là người ngu dại nếu chúng ta vẫn còn có tội trước Cứu Chúa. Chúng ta sẽ trở nên những người đồng trinh ngu dại nếu chúng ta có tội trong lòng, mặc dù chúng ta tin Chúa Jêsus. Đùng bao giờ trở nên những nữ đồng trinh ngu dại. 
 
 
Làm thế nào Chúa kết hôn với một cô dâu có tội? 
 
Chúa là Đức Chúa Trời thánh khiết. Chàng rễ là Đức Chúa Trời và là Con Đức Chúa Trời là Đấng vô tội. Đức Chúa Trời là chàng rễ của chúng ta. Tuy nhiên, làm thế nào bạn cố gắng gặp Đức Chúa Trời trong khi còn có tội? Bạn muốn gặp Đức Chúa Trời với tội trong lòng không? Đây là việc làm rất ngu xuẩn và khờ dại. 
Chúa Jêsus, chàng rễ của chúng ta, đến trong thế gian và làm cho cô dâu được nên thánh. Ngài thay đổi cô dâu thành người công chính bởi việc tẩy sạch tội lỗi của họ qua Báp-têm của Ngài. Ngài chọn họ như là cô dâu của Ngài. Khi kỳ được trọn, năm người trong bọn họ nói, “Xin hãy đến.” Tuy nhiên, năm người trong bọn họ hãy còn trong bóng tối. Làm sao họ dự lễ cưới khi những khuông mặt của họ ở trong tối tăm? Chàng Rễ đến và nói, “Ngươi làm sao thế?” khuôn mặt của năm cô dâu sau trở nên tối tăm hơn vì tội của họ. Họ ở trong sự sầu khổ lớn vì tội của họ cham vào nơi này nơi khác trong lòng họ. 
Làm sao Chúa kết hôn với một cô dâu đang khóc vì tội của cô ấy? “Cám ơn Chúa, vì đã thánh hóa tôi thế này.” Loại người này sẽ được hạnh phúc với Chàng Rễ thuộc linh của cô ta, mặc dù anh/chị ấy yếu đuối, vì Chàng Rễ yêu anh/chị ấy và tẩy sạch tất cả những yếu đuối và tội lỗi của anh/chị đó. Chàng Rễ thường dẫn cô dâu đi trang điểm, sắm áo quần và tất cả loại hương thơm và mỹ phẩm tốt nhất. Và rồi, cô dâu được mặc lấy mọi thứ để sẳn sàng gặp Chàng Rể. 
Chúa chúng ta được sai đến thế gian như Chàng Rể để hướng dẫn chúng ta nên chúng ta có thể gặp Ngài như là Cô Dâu của Ngài. Ngài ban thể xác Ngài cho chúng ta để chuộc tội cho chúng ta tại sông Giô-đanh. “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha” (Giăng 1:14). Chính Chúa chúng ta đã cất tất cả tội lỗi chúng ta để chúng ta có thể được đầy ân điển, lẽ thật và sự tha tội bởi tin cậy nợi Ngài. Chàng Rể đã cất tất cả tội lỗi của cô dâu ở sông Giô-đanh. Chúa cứu cô dâu của Ngài ra khỏi tội lỗi của họ bởi bị phán xét trên Thập tự giá.
 
 
Chúng ta có thể mua Đức Thánh Linh bằng tiền và sự gian khổ không? 
 
Tuy nhiên, những nữ đồng trinh dại xin người khôn chia dầu cho họ, vì đèn của họ cạn dầu, khi Chàng Rễ gần đến. Chúng ta có thể chia xẻ Thánh Linh không? Chúng ta có thể mua Đức Thánh Linh bằng tiền không? Chúng ta có thể mua su85 tha tội bằng những việc lành, cố gắng hay tiền bạc không? Người khôn bảo họ hãy đi mua Thánh Linh từ những giảng sư phục hưng. Người dại nghĩ rằng họ đã mua nó từ họ rồi. Họ nghĩ họ có thể mua ‘dầu’ bằng tiền. Họ sống cuộc sống tôn giáo nhiệt thành, dâng hiến và phục vụ rộng rải, theo những nhà thờ chính thống và cầu nguyện không thôi thì họ sẽ được một cái gì đó. 
Nhưng đó không phải là vấn đề, không ai có thể mua sự tha tội, mà điều đó là sự ban cho của Chúa với mọi vật trong thế gian. Người dại cố gắng đốt cảm xúc của họ cho đến khi họ đứng trước Chúa. Một trong năm cô dại bắt dầu cuộc sống tôn giáo và nói, “Tôi sẽ theo Ngài, tôi cũng sẽ lên núi cầu nguyện và cầu nguyện ăn năn. Hãy đến phục vụ Ngài, hãy đi ra hải ngoại giảng Phúc âm.” 
Sau cùng, chàng rể đến với tiếng kèn lớn. Người dại đã đi mua dầu khi Chàng Rể đến, nhưng những cô gái đồng trinh là người được tha tội và đã chuẩn bị dầu (Đức Thánh Linh) đi vào tiệc cưới. Chàng Rể gặp cô dâu khi chuẩn bị mọi việc. Rồi Chàng khoá cửa. Chúa Jêsus không chỉ chọn lựa năm người. Con số ‘năm’ có nghĩa là ‘ân diển’ trong Kinh Thánh. Năm người nữ đồng trinh thay mặt cho những ai nhận sự tha tội bởi ân điển và tin vào việc làm ân điển và công chính của Ngài. Họ nhận thấy những công việc của Chàng Rể đã làm vì họ và tin vào sự công chính của Chúa, mà nó làm cho họ trở nên công chính. Tuy nhiên, những người nữ đồng trinh khác và nói, “Lạy Chúa, lạy Chúa, xin mở cho chúng tôi.” Nhưng Ngài trả lời, “Quả thật ta nói cùng các người, Ta không biết ngưới đâu.” 
 
 
Chúng ta có thể nhận lãnh ân tứ Thánh Linh chỉ khi tội lỗi chúng ta được cất bỏ 
 
Những ai không chuẩn bị dầu không thể gặp Đức Chúa Trời. Chúa chỉ nhận những ai tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời và chờ đợi Nước Thiên Đàng và những ai thật sự có sự tha tội trong lòng, vào Nước Thiên đàng. Chúa phán bảo trong lời hứa, “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-tem, để được tha tội mình,.” Rồi việc gì xảy ra sau sự tha tội? Kinh Thánh chép, “rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh” (Công vụ các Sứ đồ 2:38). Nếu các bạn nhận Phúc âm của sự công chính của Đức Chúa Trời, tội trong lòng bạn sẽ thật sự được xóa bỏ và Đức Thánh Linh sẽ đến trong bạn. Bạn không thể cảm nhận Đức Thánh Linh bằng thể chất. Tuy nhiên, Đức Thánh Linh tồn tại trong bạn. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta vô tội vì chúng ta có Đức Thánh Linh và Lời của Đức Chúa Trời trong lòng. Đó là sự tồn tại thật sự. Một ai tin nhận sự công chính của Đức Chúa Trời sẽ trở nên người công chính, mặc dù anh ấy còn yếu đuối. Tuy nhiên, một người không có sự công chính của Đức Chúa Trời vẫn còn là tội nhân. 
 
 
Tại đây sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ 
 
Chúa đến bởi nước và huyết. Ngài cứu chúng ta khỏi tội bởi Báp-têm của Ngài. Ngài cất tất cả tội lỗi của chúng ta khi Ngài chịu Báp-têm và nhận thay hình phạt vì tội lỗi của chúng ta bởi sự đổ huyết. Sứ đồ Giăng, Phao-lô, Phi-e-rơ nói gì về vấn đề này? Họ kết hợp với nhau nói về xác thịt và huyết Chúa Jêsus. Họ nói về Báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên Thập tự giá. Ma-thi-ơ 3:13-17 mô tả cách chính xác về Báp-têm của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus chịu Báp-têm để làm tội nhân sạch tội và tấy sạch tất cả tội lỗi của thế gian tại sông Giô-đanh. 
Chúng ta hãy để ý vào I Phi-e-rơ 3:21. Phi-e-rơ là chứng rằng hình bóng cứu rỗi là Báp-têm của Ngài, “bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng đã được lên trời, nay ngự bên hữu Đức Chúa Trời, các thiên sứ, các vương hầu, các quyền thế thảy đều phục Ngài” (1 Phi-e-rơ 3:21-22).
Kinh Thánh chép, “Phép báp-tem bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em qua sự sống lại của Ngài.” Phép Báp-têm của Chúa Jêsus, đã cất lấy tất cả tội lỗi của chúng ta bởi xác thịt Ngài, là căn bản của chứng cớ của sự cứu rỗi. Sự thật là Ngài đổ huyết trên Thập tự giá là chứng cớ của sự xét đoán tội lỗi của chúng ta. Bạn có rõ những gì tôi đang nói không? Vì thế, Kinh Thánh xác định rằng Chúa Jêsus là Đấng đến bởi Nước, Huyết và Thánh Linh (1 Giăng 5:6-9). Chúa Jêsus được sai đến thế gian trong xác thịt con ngươiụi và cất lấy tất cả tội lỗi chúng ta trong cùng một cách mà thầy tế lễ cả A-rôn đặt tay mình trên sính vật để chuyển tội lỗi của dân sự. 
Nước là hình bóng để cứu chúng ta; lễ Báp-têm. Kinh Thánh chép rằng nó không cất đi xác thịt tội lỗi. Điều này có nghĩa là chúng ta không phạm tội sau khi nhận sự tha thứ. Chúng ta nhận sự tha tội bởi tin vào Báp-têm của Chúa Jêsus. Và rồi, chúng ta không phạm tội với xác thịt sao? Không , chúng ta vẫn phạm. Nhiều người hiểu lầm về sự tha tội và họ nói như sau, “Nếu bạn không có tội trong lòng, bạn sẽ không phạm tội nữa.” Đây là sự hiểu sai. Kinh Thánh chép, “Thật, chẳng có người công bình ở trên đất làm điều thiện, mà không hề phạm tội” (Truyền đạo 7:20). Xác thịt vẫn tiếp tục yếu đuối. Nó yếu đuối cho đến khi chết. Nó phạm tội cho đến khi chết. “Phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời” Lương tâm chúng ta được thay đổi tốt để hướng về Đức Chúa Trời qua đức tin cùa chúng ta trong Báp-têm và huyết của Chúa Jêsus. Lương tâm chúng ta có thể gọi Đức Chúa Trời là Chúa và Cứu Chúa của chúng ta bởi đức tin của chúng ta trong sự thật rằng Chúa đã cất tất cả tội lỗi của chúng ta bởi Báp-têm của Ngài. 
 
 
Sự nuôi dưỡng tâm linh của chúng ta là Báp-têm và huyết Chúa Jêsus 
 
Sự nuôi dưỡng lòng của chúng ta là Báp-têm và huyết Chúa Jêsus. Sự nuôi đưỡng lòng và hình bóng tẩy sạch tội lỗi của chúng ta là Báp-têm của Chúa Jêsus. Vì thế, Sứ đồ phi-e-rơ nói rằng Báp-têm là ảnh tượng để cứu chúng ta. 
Hãy xem Phi-e-rơ 1:22-23 “Anh em đã vâng theo lẽ thật làm sạch lòng mình, đặng có lòng yêu thương anh em cách thật thà, nên hãy yêu nhau sốt sắng hết lòng; anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời.” A-men.
Chúng ta đã được tái sanh và nhận sự tha tội bởi tin vào Báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài. Chúng ta được tái sanh bởi tin vào Lời của Đức Chúa Trời được viết ra. Chúng ta đã được tái sanh “là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời , Ha-lê-lu-gia!” Tái sanh được xảy ra qua lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời được Kinh điển để bày tỏ mực thước của nó. Nó là chuan mực cho sự cứu rổi. Chuẩn mực cho sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi. 
Giăng Báp-tít nói trong Giăng 1:29, “Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.” Chiên Con Của Đức Chúa Trời là Đấng chịu Báp-têm trên sông Giô-đanh là Bánh hằng sống thật, mà nó cứu w bởi thịt và huyết của Ngài. 
Chúng ta đưỡc thánh hóa và cứu bởi tin vào Lời Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép, “Vì đức tin đến là bởi người ta nghe, và nghe lời Đức Chúa Trời,” và “trong nó sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ ra từ đức tin dẫn đến đức tin; như có lời chép rằng, ‘Người công chính sống bởi đức tin” (Rô-ma 10:17, 1:17). Chúng ta trở thành người công chính bởi tin Phúc âm. 
Bạn được thánh hoá chưa? A-men. Bạn không còn tội lỗi nào không? Đó là Phúc âm, là tin tức tốt lành, ‘euaggelion’ trong Hy-văn. Sự công chính của Đức Chúa Trời là gì? Nó là lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã xóa hết tất cả tội lỗi của chúng ta bởi ban thịt và huyết Ngài cho chúng ta. Sự công chính của Đức Chúa Trời cho phép chúng ta được thánh hóa. Sự công chính của Đức Chúa Trời là Chúa Jêsus, là Đấng vô tội, cất tất cả tội lỗi của thế gian và chịu đóng đinh vì tội nhân. Đó là nước Báp-têm của Chúa Jêsus tẩy sạch tất cả tội lỗi của thế gian. Sự công chính của Đức Chúa Trời được ban cho qua sự kiện Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi của thế gian bởi Báp-têm của Ngài và chịu đóng đinh. Sự công chính của Đức Chúa Trời gồm có Báp-têm và sự chết, và thập tự giá là ảnh tượng của sự phán xét của chúng ta. Đó là sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ ra trong Phúc âm.