Search

Κηρύγματα

Chủ đề 9: Sách Rô-ma (Giải nghĩa sch Rô-ma)

[Chapter 5-2] Chỉ bởi một Người (Rô-ma 5:14)

(Rô-ma 5:14)
“Nhưng từ A-đam cho đến Môi-se, sự chết đã cai trị cả đến những kẻ chẳng phạm tội giống như tội của A-đam, là người làm hình bóng của Đấng phải đến.”
 
 

Trước nhất tội nhân phải có sự hiểu biết về tội 

 
Hôm nay tôi muốn nói về nguyên tội. Bạn đang nghĩ, “Ông nói cùng một sự việc mỗi ngày. Hãy nói với tôi về việc khác đi.” Tôi muốn bạn lắng nghe cách cẩn thận. Phúc âm là điều quí giá nhất. Nếu một thánh đồ đã được cất bỏ tội lỗi mà không nghe lại Phúc âm để nhắc nhở cho anh/chị ấy về nó mỗi ngày, anh/chị ấy sẽ chết. Làm thế nào mà anh/chị ấy có thể sống mà không nghe Phúc âm của Nước và Thánh Linh? Chỉ có cách anh/chị ấy có thể sống là bởi nghe Phúc âm. Chúng ta hãy mở Kinh thánh và chia sẻ ý nghĩa của nó. 
Tôi nghĩ, “Điều cần yếu nhất cho tội nhân, là người chưa được tha tội là gì?” Rồi tôi biết rằng họ cần có sự hiểu biết đúng về tội lỗi theo lời của Đức Chúa Trời, vì họ chỉ có thể nhận sự tha tội khi họ biết tội. Tôi tin rằng tội nhân cần có sự hiểu biết về tội trước nhất.
Một người phạm tội nhiều lần từ khi người ấy mới sanh ra dù cho người ấy có nhận biết hay không. Anh/chị ấy không hề suy nghĩ về tội lỗi đã tồn tại trong anh/chị ấy ngay cả anh/chị ấy là một tội nhân trước Đức Chúa Trời bởi vì anh/chị ấy phạm tội nhiều lần trong lúc anh/chị ấy lớn lên. Tội lỗi thì phát triển tự nhiên như một cây táo lớn lên, ra hoa và mang trái táo. Tuy nhiên, chúng ta phải biết rằng tiền công của tội là sự chết theo luật pháp của Đức Chúa Trời. 
Nếu một người biết suy nghĩ và thật sự biết kết quả của tội lỗi, anh/chị ấy có thể được giải thoát khỏi tội lỗi và sự phán xét của Đức Chúa Trời, và nhận tất cả phước hạnh thuộc linh của Ngài. Thế thì, điều cần yếu nhất cho một tội nhân là biết về tội và hậu quả của nó, và học biết lẽ thật của sự tha tội mà Đức Chúa Trời ban cho. 
 
 

Tội lỗi đi vào thế gian bằng cách nào? 

 
Tại sao con người phạm tội? Tại sao tôi phạm tội? Kinh thánh nói về điều này trong Rô-ma 5:12, “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội.” Điều gì đã vào trong thế gian qua tội lỗi? Sự chết. Con người có khuynh hướng nghĩ rằng sự chết chỉ có ý nghĩa trên xác thịt. Tuy nhiên, sự chết ở đây chỉ tỏ về sự phân cách thuộc linh khỏi Đức Chúa Trời. Nó cũng ám chỉ địa ngục và sự phán xét của Đức Chúa Trời, theo với sự chết của xác thịt. Rô-ma 5:12 bày tỏ cho chúng ta thấy thế nào con người trở thành tội nhân. 
Kinh thánh chép, “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội.” Lời của Đức Chúa Trời là lẽ thật. Qua một người tội lỗi vào trong thế gian, và bởi tội lỗi mà có sự chết.
Chúng ta được sanh ra là con cháu của A-đam. Là dòng dỏi của A-đam chúng ta có tội hay không? Vâng, chúng ta có tội. Có phải chúng ta đã được sanh ra đầy tội lỗi không? Vâng, bởi vì chúng ta là con cháu của A-đam, tổ phụ của chúng ta. 
A-đam sanh ra tất cả nhân loại, thế nhưng A-đam và Ê-va đã phạm tội chống nghịch lại với lời Đức Chúa Trời dưới sự lừa dối của Satan khi họ ở trong vườn Ê-đen. Đức Chúa Trời phán với họ không được ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác, đúng hơn là để có sự sống đời đời thì nên ăn trái cây sự sống. 
Nhưng họ bị Satan lừa dối và từ bỏ lời Đức Chúa Trời rồi ăn trái cây biết điều thiện và điều ác. A-đam và Ê-va phạm tội vì từ bỏ lời Đức Chúa Trời, mà đó là lời của sự sống đời đời. Sau khi A-đam và Ê-va phạm tội, A-đam ăn ở với Ê-va rồi từ A-đam và Ê-va toàn thể nhân loại được sanh ra. Chúng ta là con cháu của họ. Chúng ta không chỉ thừa hưởng diện mạo bề ngoài của họ nhưng cũng thừa hưởng cả bản chất tội lỗi nữa. 
Vì thế, Kinh thánh nói rằng con người là hạt giống của tội lỗi. Tất cả mọi người trên thế gian thừa hưởng tội từ A-đam và Ê-va. Kinh thánh chép, “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội.” Vì thế tất cả con người sanh ra đều có tội. 
Tuy nhiên, con người không biết khi sanh ra họ đã là tội nhân. Họ không có ý thức về tội mặc dù họ đã sanh ra trong tội lỗi. Một cái cây bắt đầu đâm chồi nẩy lộc bởi hạt giống của nó và rồi mang bông trái, nhưng con người thì nghĩ rằng việc họ có tội là việc lạ lùng vì họ không biết rằng họ mang hạt giống của tội lỗi. Nó cũng giống như một cây táo nghĩ rằng “Thật lạ, tại sao tôi sinh sản ra trái táo?” 
Vì thế, đó là việc tự nhiên khi con người mang tội. Nghĩ rằng con người có thể tránh phạm tội là hoàn toàn sai. Thật là tự nhiên cho việc con người thừa hưởng tội lỗi để rồi phạm tội trong suốt cuộc sống của họ và sanh bông trái tội lỗi, nhưng anh/chị ấy không hề nghĩ mình là tội nhân. Đức Chúa Trời phán gì? “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội.” 
Chúng ta phạm tội trong suốt cuộc đời của chúng ta vì khi chúng ta được sanh ra đã là tội nhân. Vì vậy, chúng ta được chuẩn bị cho sự phán xét của Đức Chúa Trời. Bạn có thể nghĩ, ‘Không công bình khi Đức Chúa Trời phán xét chúng ta trong khi chúng ta không có sự chọn lựa nào khác trừ ra phạm tội không?’ Tuy nhiên sau khi nhận sự tha tội, bạn sẽ biết rằng Đức Chúa Trời có kế hoạch như thế để làm chúng ta thành con cái của Ngài. 
 
 

Tất cả chúng ta là con cháu của một người, A-đam 

 
Con người đã đến như thế nào, là con cháu của một người là A-đam, nhưng sao lại khác màu da? Họ có khác dòng giống không? Tại sao có người da trắng, da vàng, da đen? Vài người nghĩ rằng khi Đức Chúa Trời tạo nên loài người bằng bụi đất và nung họ, Đức Chúa Trời làm người da trắng bởi lấy họ ra khỏi lò sớm hơn, da vàng thì đúng lúc và da đen khi quá trể. 
Bạn cũng có thể ngạc nhiên tại sao có chủng tộc da đen, da trắng và da vàng, dù là tất cả mọi người phạm tội chỉ qua một người. Nhưng Kinh thánh nói rõ rằng Đức Chúa Trời tạo dựng nên A-đam từ lúc ban đầu, khi Ngài tạo nên trời và đất. “A-đam” có nghĩa là người. Đức Chúa Trời tạo dựng nên một người. Tại sao có những dòng giống khác trên thế gian nếu Đức Chúa Trời chỉ tạo nên một người là A-đam, và tất cả loài người đều được sanh ra bởi ông? Chúng ta có thể hỏi tại sao và đây là câu trả lời. 
Các nhà khoa học nói rằng chất nhiểm sắc trong da được gọi là ‘sắc tố’ đến từ da để bảo vệ nó khỏi nắng cháy. Khi trái đất xoay quanh mặt trời, những người sống trong vùng nhiều nắng trở thành đen, những ai sống trong vùng ít nắng thành người da trắng, và những ai sống trong vùng đầy đủ nắng trở thành da vàng. Tuy nhiên, tổ tiên chúng ta chỉ là một người, A-đam. 
Các nhà khoa học công bố rằng nhiểm sắc tố tự động phát sinh ra từ da và bảo vệ nó khỏi nắng cháy. Tôi hiểu điều này từ lúc đó. Tôi biết con người là hậu tự của A-đam, nhưng tôi không hiểu về nhiểm sắc tố. Chúng ta không chỉ thừa hưởng về phần xác nhưng cũng có tội vì chúng ta là hậu tự của một người là A-đam. 
Bạn biết tội không? Chúng ta hãy nghiên cứu xem con người có tội hay không từ khi mới sanh. “Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt; nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu. Cây tốt chẳng sanh được trái xấu, mà cây xấu cũng chẳng sanh được trái tốt” (Ma-thi-ơ 7:17-18). Đức Chúa Trời nói rằng những tiên tri giả mang bông trái giả và không bao giờ mang bộng trái tốt. Nguyên thủy chúng ta là cây xấu vì chúng ta được sanh ra trong tội, vì thế chúng ta không thể không mang trái xấu vì chúng ta sanh ra là cây xấu. 
Chúng ta thừa kế tội lỗi qua một người. Chúng ta là cây xấu nếu so sánh với các cây khác. Một người sanh ra là tội nhân, không thể không phạm tội mặc dù anh/chị ấy muốn sống một cuộc sống tốt và cố gắng không phạm tội, như thể là cây xấu không mang trái tốt. Bạn hiểu không? Con người thật sự muốn sống hiền lành, nhu mì, và đạo đức. Tuy nhiên, một người không có sự tha tội và sanh ra là tội nhân thì không thể sống đời sống công chính. Anh/chị ấy không thể tốt, ngay cả cố gắng hết sức mình. Vài người nghiện rượu cố gắng không uống rượu nặng, nhưng cuối cùng, họ khốn khổ vì nghiện rượu và gia đình của họ bỏ họ vào bệnh viện. 
Một ngày nọ, tôi xem chương trình TV với tựa đề, “Tôi muốn biết nó.” Một người đàn ông bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần trong 13 năm. Khi người phóng viên hỏi anh về gia đình của anh, anh ấy trả lời họ không trở lại mang anh về nhà dù anh ta hoàn toàn được chữa khỏi bệnh nghiện rượu và bác sĩ của anh chắc chắn rằng anh đã bình phục. Anh được biết từ người phóng viên rằng gia đình anh ngăn cản anh ta ra khỏi bệnh viện bởi lo lót cho Bác sĩ. Anh đã bị sỉ nhục. Gia đình của anh từ bỏ anh vì họ quá mệt mõi vì anh. Người phóng viên nói rằng bệnh nhân trong bệnh viện không thể tránh uống rượu bởi kềm chế ý muốn của họ và họ uống quá nhiều lần đến đỗi không ai có thể đối đầu với họ. 
Tại sao người này không thể kềm chế trong việc uống rượu? Anh ta biết nó không tốt cho sức khỏe và cố gắng từ bỏ; nhưng lại uống lần này qua lần khác. Lý do cho việc này là vì anh ta là người nghiện rượu, nhưng nguyên do chủ yếu của nó là tâm trí anh ta luôn luôn trống rổng. Anh ta uống vì anh ta cảm thấy trống rổng trong lòng. Một người luôn luôn cảm thấy đau đớn và không thể trở nên tốt vì anh/chị ấy ở trong tội lỗi. Vì vậy, anh/chị ấy trở nên bi quan và uống rượu. Anh/chị ấy nghĩ, “Tôi không biết tại sao tôi lại làm điều này.” Và càng cảm thấy bị bạc đải bởi chính mình, anh/chị ấy càng uống nhiều hơn trong sự phóng túng. 
Người ta không thể bỏ uống rượu. Vì thế, con người cảm thấy thất vọng và uống nhiều hơn để rồi cuối cùng họ bị bỏ rơi cho bệnh viện giam giữ. Lời nói và hành vi của con người chỉ là để biểu lộ bản chất thật của họ. Người ta sanh ra là tội nhân và không thể tránh phạm tội, bất chấp ý chí của anh/chị ấy, suốt cuộc sống cứ như một cây táo đâm chồi nẩy lộc, ra hoa và kết thành trái táo vì nó có gen của cây táo. Người ta muốn trở nên tốt, nhưng ai không có sự tha tội không thể tốt vì họ không có khả năng làm tốt. Họ nghĩ tội lỗi của họ là ngôi mộ vì thế họ ẩn mình, và nó trở nên nghiêm trọng khi tội lỗi của họ bị lộ ra. 
Nó là tự nhiên, thuộc về bản năng và là đính thực cho một tội nhân phạm tội vì anh/chị ấy sanh trong nguyên tội và sở hửu nó cách tự nhiên. Nó hoàn toàn tự nhiên cho con người phạm tội vì anh/chị ấy sinh ra trong gen của tội lỗi, như thể là tiêu đỏ được trồng để sanh ra trái tiêu đỏ, và cây táo ta cho trái táo ta. Một người không thể tránh phạm tội vì anh/chị ấy sinh ra đã là tội nhân. Làm thế nào một người sống không có tội khi anh/chị ấy được sanh ra trong tội lỗi? 
 
 
Con người được sanh ra với 12 loại tư tưởng xấu 
 
Chúa Jêsus nói trong Mác đoạn 7 rằng con người sanh ra với 12 loại tội ác, được gọi là ngoại tình, thông dâm, giết người, trộm cướp, tham lam, độc ác, lừa dối, dâm dục, con mắt ác độc, phạm thượng, kiêu ngạo và ngu dốt. Chúng ta sanh ra với ước muốn trộm cướp. Tư tưởng trộm cướp bao gồm trong tội di truyền. Bạn có trộm cắp không? Mọi người đều trộm cắp. Nếu anh/chị ấy không trộm cắp, là vì có người trông chừng họ. Tuy nhiên, khi không có ai ở chung quanh và có sư cám dổ của đồ vật, tội ăn trộm sẽ đến và làm cho anh/chị ấy phạm tội trộm. 
Vì thế con người đã tạo nên nguyên tắc đạo đức và và luật lệ để tuân theo. Con người làm nên những luật lệ riêng của họ để họ biết điều sai trái khi hại người khác. Luật lệ là cần thiết khi nhiều người sống chung với nhau trong xã hội. Chúng ta phải sống theo qui tắc của xã hội. Tuy nhiên, chúng ta ăn trộm khi chúng ta ở một mình, khi tránh khỏi cái nhìn chằm chằm của người khác. 
Không có một ai là không ăn cắp. Mọi người đều ăn cắp. Cách đây khá lâu, tôi hỏi hội chúng trong một buổi nhóm phục hưng hãy đưa tay lên nếu họ chưa bao giờ phạm tội trong suốt cuộc sống của họ. Một bà mẹ giơ tay lên và nói, “tôi không bao giờ trộm cắp bất cứ điều gì.” Vì thế tôi hỏi bà có thể bà không lấy bất cứ gì trên đường bà về nhà chớ. Bà bối rối với một câu hỏi không ngờ và trả lời, “Một lần tôi thấy một quả bí non trên đường về nhà tôi. Tôi nghĩ nó rất ngon vì thế tôi nhìn chung quanh và không có ai ở đó, tôi nhặt nó lên, giấu nó vào dưới váy trong của tôi, sau đó tôi bỏ nó vào nồi hầm và ăn.” Bà không biết rằng bà đã phạm tội trộm cắp. 
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời nói đó là tội lấy vật của người khác mà không được phép. Đức Chúa Trời ra lệnh trong luật của Môi-se rằng, “ngươi chớ trộm cắp”. Mọi người có kinh nghiệm trong việc lén cắp một cái gì đó. Con người có thể giết người và trộm cắp bất cứ khi nào anh/chị ấy có cơ hội. Anh/chị ấy ăn cắp lén thú nuôi như thỏ, gà từ nhà người khác. Điều này được gọi là trộm cắp. Anh/chị ấy có thể không có nhận thức về tội dù cho anh/chị ấy giết người hay trộm cắp. Đó là việc tự nhiên cho anh/chị ấy vì anh/chị ấy có tội từ khi mới sanh ra. 
 
 
Con người thừa kế tội lỗi
 
Một người cũng thừa kế tội tà dâm từ cha mẹ của họ. Anh/chị ấy được sanh ra với tham muốn phạm tội tà dâm. Anh chị ấy rất chắc chắn phạm tội tà dâm khi không có bất cứ ai ở chung quanh. Người ta thích nơi tối như là quán cà phê hay quán rượu. Những nơi này thì rất phổ biến đối với tội nhân. Tại sao? Đó là nơi tốt để bày tỏ tính di truyền của tội lỗi. 
Ngay cả những người lịch sự cũng thích những nơi này. Họ là những người cha tốt ở nhà, những người có địa vị cao trong xã hội, nhưng họ đi đến những nơi tối tăm đầy tội lỗi. Họ đi đến những nơi này để bày tỏ bản chất tội lỗi của họ và sanh bông trái tội lỗi. Họ gặp nhau trong những nơi này và chẳng bao lâu trở thành những người bạn tri kỷ sau khi uống một ly rượu. Họ rất gần gủi như là họ đã từng gặp nhau bởi vì họ có cùng một đặc tính giống nhau. “Anh cũng có cái này à? Tôi có” “Tôi cũng vậy. Anh là bạn tôi” “Anh bao nhiêu tuổi?” “Tuổi tác không thành vấn đề” “Rất vui khi gặp anh.”
Con người bày tỏ tội lỗi cố hữu của họ với nhau bất cứ ở đâu họ gặp những tội nhân khác bởi vì họ đã sinh ra với thuộc tính tội lỗi trong thế gian. Họ phạm tội thật tự nhiên. Tại sao? Bởi vì tội lỗi đã được tạo nên một cách tự nhiên. trong tấm lòng của ho. Thật là không bình thường nếu họ không phạm tội. Tuy nhiên, họ kềm chế chính họ để khỏi sống một đời sống tội lỗi khi họ sống trong xã hội bởi vì mỗi xã hội có những tiêu chuẩn của riêng nó. Vì thế họ chơi trò đạo đức giả và đặt trên những quân cờ khác, hành động theo tiêu chuẩn xã hội đã hình thành nên xã hội của họ. Con người sống như thế và được xem như những người không hề phạm sự ngu muội gian ác. Con người sanh ra một cách bình thường là một tội nhân như Kinh thánh phán “Bởi một người mà tội lỗi đã vào trong thế gian” (Rô-ma 5:12).
Đúng vậy. Một người có thể nói “Tôi không dâm đãng. Tôi lãnh đạm thờ ơ với người phụ nữ mặc váy ngắn” Có thật sự ông ta thờ ơ không? Có thể ông ta giả vờ thờ ơ khi có nhiều người chung quanh ông ta, nhưng không thể kềm chế khỏi phạm tội dâm dục khi ở đó không có ai.
Một cây xấu sanh trái xấu, cũng như một cây tốt không thể sanh trái xấu và ngược lại. Con người phải biết rằng anh/chị ấy là tội nhân. Nếu một người biết tội lỗi của riêng họ, người đó có thể được cứu thông qua Chúa Jêsus. Tuy nhiên anh/chị ấy sẽ bị xét đoán bởi Đức Chúa Trời và đi đến địa ngục nếu anh/chị ấy giả vờ như không tội và cố gắng che dấu tội lỗi của anh/chị ấy khỏi sự nhận biết của người khác. Tuy nhiên, anh/chị ấy sẽ bị Đức Chúa Trời phán xét và đi vào địa ngục nếu anh/chị ấy giả vờ không phạm tội và cố gắng che giấu tội để không ai nhận biết tội của anh/chị ấy. Con người sanh ra đã là tội nhân. Cho nên họ là những cây thối nát mang những bông trái tội lỗi từ ngày sinh của họ. 
Vì thế, những ai phát triển bản chất tội lỗi riêng của họ từ thời niên thiếu thì tốt cho việc phạm tội trong suốt đời họ. Những ai phát triển bản chất tội lỗi của họ chậm hơn bắt đầu cưu mang bông trái tội ác ngay trong thời kỳ tranh tối tranh sáng của cuộc đời họ. Một nữ Mục sư ở thành phố Taegu, Hàn quốc, khi bà trở lại với Cơ-đốc-giáo lúc tuổi thanh niên của bà, bà cam kết sống độc thân suốt đời để phục vụ Chúa trong chức vụ một nữ mục sư. Tuy nhiên, bà không giữ được lời hứa và đã kết hôn với một người đàn ông góa vợ trong độ tuổi 60. Bà phát triển bản chất tội lỗi quá trể. Bà phát triển tính di truyền của tội ngoại tình chậm trể hơn. 
Hầu hết người ta phát triển bản chất tội lỗi của họ trong thời niên thiếu. Ngày nay, những người trẻ có khuynh hướng phát triển tội lỗi từ thời niên thiếu. Họ cảm thấy có khoảng cách giữa thế hệ trẻ và thế hệ già. Họ được cho là thế-hệ-X. Thật thế chúng ta đã học biết trong lời Đức Chúa Trời, con người được sanh ra là tội nhân và chúng ta là loài thọ tạo không thể tránh phạm tội trong suốt cuộc đời của chúng ta. Các bạn chấp nhận điều này không? 
 
 
Luật về bệnh phong
 
Thứ hai, Đức Chúa Trời phán,“Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội” (Rô-ma 5:12). Tội lỗi gây ra cho con người bị phán xét trước Đức Chúa Trời. Vì thế một tội nhân phải biết chính anh/chị ấy và có sự tha tội. Làm thế nào để anh/chị ấy có thể biết chính mình? Làm thế nào để tất cả tội lỗi của anh/chị ấy được tha thứ trước Đức Chúa Trời? 
Đức Chúa Trời dạy Môi-se và A-rôn cách nào để xét nghiệm bệnh phong trong Lê-vi-ký đoạn 13. Trong thời kỳ Cựu-ước, có nhiều người bị bệnh phong cùi. Tôi không biết nhiều về bệnh phong cùi, nhưng tôi thấy nhiều người bị bệnh phong khi tôi còn trẻ. Một trong những người bạn của tôi bị mắc bệnh phong. 
Đức Chúa Trời phán với Môi-se và A-rôn phải khám nghiệm bệnh phong và cách ly những người phong ra khỏi trại dân. Đức Chúa Trời dạy họ cách khám nghiệm. “Khi một người nào da trên mình nổi sưng, mụt lở, hoặc một đốm trắng, dường sẽ trở thành trên da mình một vít phung, thì người ta phải dẫn người đó đến thầy tế lễ A-rôn, hay là đến một trong các con trai người là những thầy tế lễ” (Lê-vi-ký 13:2). Khi thầy tế lễ xét thấy da người ấy có bệnh, thầy tế lễ cách ly người ấy trong bảy ngày. Sau bảy ngày thầy tế lễ khám nghiệm lại lần nữa. Khi chổ lở loét không phát triển ra trên da, thầy tế lễ tuyên bố người ấy tinh sạch, và nói, “Ông tinh sạch. Ông có thể sống trong trại dân.” 
Nếu vết lở trên da trắng, và có một vết máu tươi trên vết lở thì đó là bệnh phong, thầy tế lễ tuyên bố người ấy không tinh sạch. Lê-vi-ký 13:9-11 chép, “Khi có một vít phung trên người nào, thì phải dẫn người đó đi tỏ mình cùng thầy tế lễ. Thầy tế lễ khám cho; nếu có nổi sưng sắc trắng trên da làm cho lông trở thành trắng, và có một lằn thịt chín đỏ nơi chỗ sưng đó, ấy là bịnh phung thâm niên trong da của thân người, thầy tế lễ sẽ định người là ô uế, không nên giam họ, vì đã bị ô uế rồi.” Thầy tế lể cách ly người ấy ra khỏi trại dân Y-sơ-ra-ên. 
Nó giống như trong đất nước chúng ta. Có những làng cách ly dành cho người bệnh phong ở Hàn quốc như là Làng Hoa hay đảo Sorok. Cách đây khá lâu, ngồi trên xe trên đường về nhà, vợ tôi bảo tôi xem qua “Làng Hoa” khi nàng thình lình nhìn thấy một bảng hiệu trên xa lộ. Tôi nghĩ, “Em không biết ‘Làng Hoa’ là gì.” Tôi nói với nàng, “Em ơi, Em muốn nói là em muốn thăm‘thành phố’?” Nàng trả lời, “Vâng.” Tuy nhiên, nàng kinh ngạc khi nghe rằng ‘Làng Hoa’ là nơi sống của những người phong cùi và nàng không bao giờ bảo tôi đến ‘Làng Hoa’ nữa. Người bị bệnh phong bị cách ly khỏi xã hội trong một làng cô lập. 
Ở đây, những gì chúng ta chú ý là thầy tế lễ tuyên bố một ai đó là tinh sạch khi bệnh phong lan tràn và bao phủ hết cả bề mặt da của anh/chị ấy. Bạn nghĩ rằng điều này có ý nghĩa không? Thầy tế lễ cách ly một người khi bệnh phong còn ít, và thầy tế lễ cho phép người ấy sống trong trại dân khi bệnh phong bao phủ cả da của anh ta, từ đầu cho đến ngón chân. 
Đức Chúa Trời phán với thầy tế lễ cách nào phân loại bệnh phong. “Còn nếu phung lở trên da, bao phủ hết da của người có vít đó, từ đầu chí chân, khắp nơi nào thầy tế lễ dòm thấy được” (Lê-vi-ký 13:12). Đây là cách mà Đức Chúa Trời phán với thầy tế lễ cách phân loại bệnh phong. 
 
 
Luật của bệnh phong nói với chúng ta điều gì
 
Nó nói với chúng ta như thế này. Người ta được sanh ra là tội nhân với những thuộc tính của tội lỗi và phạm tội suốt cả đời họ, nhưng một vài người chỉ tiết lộ một ít tội của họ thôi. Ho ỉphạm tội bởi tay của họ một lần và rồi phạm tội bởi chân của họ và rồi một lần khác bởi tâm trí họ sau một khoảng thời gian dài, vì thế họ không biểu lộ tội lỗi của họ ra bên ngoài. Ai có thể nói nó là nghiêm trọng khi bệnh phong phát triển một vết nhỏ nơi này và một vết nhỏ nơi khác? Không một ai biết triệu chứng bệnh phong của anh/chị ấy. 
Một người được sanh ra là tội nhân vì sự kế thừa tội lỗi. Mặc dù Đức Chúa Trời tuyên bố rằng anh/chị ấy là tội nhân. Nhưng anh/chị ấy không biết rằng anh/chị ấy là tội nhân cho đến khi anh/chị ấy phạm tội vô số lần, Cuối cùng anh/chị ấy biết rằng anh/chị ấy là một tội nhân trong thế gian này. 
Tuy nhiên, một người nghĩ rằng anh/chị ấy là đạo đức, chịu đựng tốt, và chỉ phạm ít tội thì người ấy không biết rằng họ là tội nhân. Đức Chúa Trời phán với thầy tế lễ tuyên bố người mà bệnh phung chỉ lan tràn ra một ít là không tinh sạch và cách ly họ. Tội nhân bị phân cách với Đức Chúa Trời. Bạn hiểu không? Đức Chúa Trời là thánh. Một người có tội rất nhỏ cũng không thể được vào nước Thiên đàng. 
Ai có thể sống ở nước Thiên đàng? Chỉ những ai tội đã lan tràn ra toàn thân và nhận biết rằng họ là tội nhân không thể tránh được có thể vào nước Thiên đàng. Tất cả tội của họ được tha thứ bởi đức tin trong Chúa Jêsus, và họ sẽ vào Thiên đàng. Tất cả tội của họ được tha bởi tin Chúa Jêsus, và họ sẽ vào Thiên đàng để cùng trị vì với Đức Chúa Trời. 
Kinh thánh nói rằng Đức Chúa Trời tuyên bố tội lỗi của người phát triển ít là không tinh sạch. Đức Chúa Trời kêu gọi những ai thường tái phạm tội lỗi, mặc dầu những tội của anh chị ấy là ngoài ý muốn và xưng nhận rằng anh chị ấy hoàn toàn là tội nhân. Chúa Jêsus phán, “Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội” (Ma-thi-ơ 9:13). Đức Chúa Trời kêu gọi tội nhân và tẩy thanh tất cả tội của họ. Đức Chúa Trời tha thứ tất cả tội của họ. Đức Chúa Trời đã tẩy sạch tội của họ một lần và một lần đủ cả. Chúa Jêsus nhận tất cả tội của họ qua Báp-têm của Ngài, và chịu phán xét trên Thập tự giá vì họ và làm cho họ trở nên công chính qua sự sống lại của Ngài để đem họ về Nước Thiên Đàng. 
 
 
Chúng ta phải biết chính mình
 
Chúng ta phải biết chúng ta là tội nhân hoàn toàn hay chỉ là những tội nhân một phần. Đức Chúa Trời tuyên bố một người tinh sạch khi bệnh phong lan ra khắp cơ thể. Đức Chúa Trời làm luật về bệnh phong là như thế. Một người biết rằng anh/chị ấy đầy dẫy những tội lỗi không thể tránh khỏi, nhưng tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh và nhận sự tha tội khi Chúa Jêsus đến với anh/chị ấy thì nói rằng Ngài tẩy sạch tất cả tội lỗi của anh/chị ấy bởi Báp-têm và Thập tự giá của Ngài. Tuy nhiên, một ‘tội nhân một phần’ nghĩ rằng anh/chị ấy không đầy dẫy tội lỗi thì chính là người đã buông ra sự nhạo báng Phúc âm. 
Còn có tội không khi Chúa Jêsus đã tẩy sạch tất cả? Không. Chúng ta có thể nhận sự tha tội một lần đủ cả. Vì thế, một tôi nhân nên biết chính anh/chị ấy. Người ta có khuynh hướng nhận một ít tội trước Đức Chúa Trời. “Lạy Chúa, tôi có tội. Tôi không muốn, nhưng nó làm cho tôi làm điều đó. Xin tha thứ cho tôi trong trường hợp này, và tôi sẽ không phạm tội nữa.” Họ chỉ nhận tội nhỏ trước Đức Chúa Trời. Rồi Đức Chúa Trời phán, “Ngươi không tinh sạch.” 
Con người không có sự công chính trước Đức Chúa Trời. “Công chính hay không công chính là hoàn toàn tùy thuộc vào Ngài, Đức Chúa Trời. Tôi là một tội nhân và đi vào địa ngục. Xin thực hiện những gì theo thánh ý Ngài nhưng Đức Chúa Trời ôi, xin thương xót tôi và cứu tôi. Xin cứu tôi vì Ngài là Đức Chúa Trời. Tôi sẽ tin Ngài và tôi sẽ sống theo ý muốn Ngài.” Đức Chúa Trời cứu những người chấp nhận họ là người đầy dẫy tội lỗi. 
 
 
Một người thừa kế tội thì có 12 loại tư tưởng xấu 
 
Chúng ta hãy xem qua Mác 7:20-23. “Vậy, Ngài phán: Hễ sự gì từ người ra, đó là sự làm dơ dáy người! Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người, tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng. Hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng thì làm cho dơ dáy người.” Từ tận trong sâu kín của lòng người luôn xuất phát những tư tưởng xấu. Con người thừa kế tội lỗi cách bẩm sinh. Bạn hiểu không? Người ta có tư tưởng xấu suốt cả đời họ. Không có một phương cách nào cho anh/chị ấy được giải thoát nếu tội của anh/chị ấy không được tha một lần đủ cả. 
Một người được sanh ra với 12 loại tư tưởng xấu: ngoại tình, gian dâm, giết người, trộm cướp, tham lam, độc ác, lừa dối, dâm đảng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo và ngu dại. Vì thế, anh/chị ấy không thể tránh khỏi việc phạm tội suốt đời anh/chị ấy. Một người không được tha thứ tội cứ sống trong tội mặc dù anh/chị ấy không muốn sống như thế. Mọi việc phát suất từ con người, đến đổi tư tưởng và hành vi cũng là tội trước Đức Chúa Trời. 
Nó là một loại đạo đức giả khi một người được cho là tốt. Anh/chị ấy chỉ giả vờ là đạo đức. Đó là sự lừa dối Đức Chúa Trời. Một người sinh ra là tội nhân phải biết chính mình họ để được cứu. Tuy nhiên, nếu một người không biết chính mình là đầy tội, anh/chị ấy cảm thấy đau buồn bất cứ khi nào anh chị ấy phạm tội và nói, “A! tại sao tôi làm những điều này?” Anh/chị ấy tự lừa dối chính mình. 
Con người có những ý tưởng xấu. Người ta có thể nghĩ, “Tại sao tôi thực hiện những ý tưởng xấu? Không, tôi nên có những ý tưởng như thế này. Tại sao tôi làm những việc không tinh sạch? Thầy của tôi dạy tôi phải làm điều lành.” Anh ấy nghĩ như thế vì anh ấy không biết tại sao anh làm những việc nào đó. Anh ấy cảm thấy đau buồn vì tội trộm cắp và tội tà dâm bởi vì anh không biết rằng anh thừa kế tội. Giết người, ngoại tình, thông dâm, độc ác, lừa dối, dâm đãng, con mắt đố kỵ, phạm thượng, kiêu căng, và ngu dại phát ra từ anh ấy không ngừng và cứ xoay quanh anh ấy. Vì thế, anh ấy ghét chính mình và bị xấu hổ mà không biết tại sao. 
Chúng ta đầy tội và cưu mang 12 bông trái gian ác trong suốt đời sống của chúng ta vì chúng ta sanh ra là tội nhân, con người thừa kế tội lỗi từ tổ tiên A-đam của chúng ta. Phước cho những ai biết rằng họ là tội nhân. 
Một người tìm kiếm Cứu Chúa Jêsus, Đấng cứu anh/chị ấy ra khỏi tất cả tội lỗi của họ, khi anh/chị ấy biết mình là tội nhân. Đó là con đường duy nhất để nhận phước từ Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, một người không tìm kiếm Cứu Chúa nếu anh/chị ấy không biết chính mình. Một người biết chính mình cách rỏ ràng sẽ từ bỏ chính mình, từ bỏ cố gắng của riêng mình, từ bỏ sự lệ thuộc vào con người, tìm kiếm Đức Chúa Jêsus Christ, là Đức Chúa Trời, Cứu Chúa và là Tiên tri, và được tha thứ bởi ân điển của Đức Chúa Jêsus Christ. 
Tội nhân cần biết chính họ vì những ai biết chính họ có thể được phước từ Đức Chúa Trời. Một người không biết chính mình không thể được phước. Vì thế tội nhân phải biết chính mình họ như điều đáng phải biết. Bạn hiểu không? Bạn có bao giờ làm điều ác trước khi nhận sự tha thứ không? Nếu có, bạn biết tại sao không? Bạn làm điều ác ngược lại với ý muốn của bạn vì bạn kế thừa tội lỗi. 
 
 
Như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết 
 
Sự thật là điều không thể tránh được của con người vì họ có tội. Người ta nên tìm kiếm Chúa Jêsus và gặp Ngài để được giải thoát khỏi tội để tội của họ được tẩy xóa. Rồi anh/chị ấy có thể có sự sống đời đời. Bạn có muốn được giải thoát khỏi tất cả tội của bạn không? 
“Nhưng từ A-đam cho đến Môi-se, sự chết đã cai trị cả đến những kẻ chẳng phạm tội giống như tội của A-đam, là người làm hình bóng của Đấng phải đến. Song tội lỗi chẳng phải như sự ban cho của ân điển. Vì nếu bởi tội lỗi của chỉ một người mà mọi kẻ khác đều phải chết, thì huống chi ơn của Đức Chúa Trời và sự ban cho trong ơn Ngài tỏ ra bởi một người là Đức Chúa Jêsus Christ, chan chứa cho hết thảy mọi người khác là dường nào! Lại sự ban cho nầy chẳng phải như việc xảy đến bởi một người phạm tội đâu: sự phán xét bởi chỉ một tội mà làm nên đoán phạt; nhưng sự ban cho của ân điển thì sau nhiều tội rồi, dẫn đến sự xưng công bình. Vả, nếu bởi tội một người mà sự chết đã cai trị bởi một người ấy, thì huống chi những kẻ nhận ân điển và sự ban cho của sự công bình cách dư dật, họ sẽ nhờ một mình Đức Chúa Jêsus Christ mà cai trị trong sự sống là dường nào! Vậy, như bởi chỉ một tội mà sự đoán phạt rải khắp hết thảy mọi người thể nào, thì bởi chỉ một việc công bình mà sự xưng công bình, là sự ban sự sống, cũng rải khắp cho mọi người thể ấy. Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình. Vả, luật pháp đã xen vào, hầu cho tội lỗi gia thêm; nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa, hầu cho tội lỗi đã cai trị làm nên sự chết thể nào, thì ân điển cũng cai trị bởi sự công bình thể ấy, đặng ban cho sự sống đời đời bởi Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta” (Rô-ma 5:14-21).
“Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội” (Rô-ma 5:12). Ở đây, ai là ‘một người’? A-đam. Ê-va cũng đến từ ‘một người’, A-đam. Vì thế Kinh thánh chép, ‘Bởi một người.’ Từ lúc ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên một người và qua một người tội lỗi đã vào trong thế gian. Có hai người trong vườn Ê-đen trong cái nhìn của chúng ta, nhưng, thật ra, chỉ có một người trong mắt của Đức Chúa Trời. Tất cả dòng giống loài người phát sinh bởi một người – A-đam. 
Những từ, “bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian,” có nghĩa rằng tất cả hậu tự của A-đam trở nên tội nhân vì A-đam phạm tội. Sự chết trải qua trên mọi người, vì mọi người đều phạm tội. Sự chết kết án tất cả mọi người vì tội. Đức Chúa Trời không thể dung thứ một người có tội. 
Đức Chúa Trời là Đấng vô-sở-bất-năng nhưng Ngài không thể làm hai việc: Ngài không thể nói dối và cho người có tội vào Thiên đàng. Ngài thực hiện luật của Ngài như Ngài đã hứa. Đức Chúa Trời là Đấng chắc chắn phán xét người có tội vì Đức Chúa Trời không thể nói dối hoặc bỏ qua luật mà chính Ngài đã thiết lập. Mọi người đã trở nên tội nhân bởi một người, A-đam, nguời đã sa ngã và phạm tội trước Đức Chúa Trời. Sự phán xét của Đức Chúa Trời và sự chết trải qua trên tất cả mọi người vì họ được tạo nên là tội nhân và được sanh ra là con cháu của một người, A-đam. Sự chết trải qua trên tất cả mọi người như thế. 
Lúc ban đầu khi Đức Chúa Trời tạo nên con người, không có sự chết. Không chỉ có cây biết điều thiện và điều ác nhưng còn có cây sự sống. Đức Chúa Trời ra lệnh cho A-đam được ăn trái cây sự sống và sống một đời sống đời đời. Tuy nhiên A-đam bị Satan lừa dối và ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác mà Đức Chúa Trời truyền lệnh cho ông không được ăn và không thừa nhận Đức Chúa Trời bởi từ bỏ lời của Ngài, cho nên sự chết đã trải qua trên tất cả mọi người trên thế gian vì tội lỗi. Sự chết đã vào trong thế gian bởi một người là A-đam. 
 
 
Tại sao Đức Chúa Trời ban cho con người luật pháp?
 
Nếu tội lỗi không vào trong thế gian bởi A-đam thì sự chết đã không trải qua trên tất cả mọi người. Tại sao con người chết? Con người chết vì tội. Tội lỗi vào trong thế gian qua một người, và vì thế sự chết trải qua trên tất cả mọi người. Trước khi có luật pháp, tôi lỗi đã vào trong thế gian, nhưng người ta không có ý thức về tội lỗi cho đến khi có luật pháp. 
Luật pháp của Đức Chúa Trời đến với mọi người qua Môi-se. Ngay cả trong thời kỳ A-đam và Nô-ê đã có tội lỗi, nhưng Đức Chúa Trời đã không thiết lập luật pháp cho đến thời kỳ Môi-se. Tuy nhiên, Kinh thánh nói rằng tội lỗi có trong lòng của tất cả mọi người sống trong thời kỳ đó. 
Chúng ta hãy xem Rô-ma 5:13. “Vì, trước khi chưa có luật pháp, tội lỗi đã có trong thế gian, song chưa có luật pháp, thì cũng không kể là tội lỗi.” Đã có tội lỗi ngay khi không có luật pháp trên thế gian. Vì thế tất cả mọi người phải chết vì họ đã phạm tội trước Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ban cho họ luật pháp bao gồm 613 điều luật, để người ta giữ nó trước Đức Chúa Trời và trong vòng dân sự, và ban cho họ có ý thức về tội. Người ta biết gì qua luật pháp của Đức Chúa Trời? Họ cảm thấy rằng họ đầy dẫy tội lỗi trước Đức Chúa Trời và họ biết họ có tội. Con người biết rằng họ không thể giữ luật pháp Đức Chúa Trời. Vì lẽ đó họ nhận biết tội của họ. Hậu tự của A-đam và Ê-va biết họ là tội nhân và chỉ có Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi cho họ. Nhưng theo thời gian họ quên rằng họ đã trở thành những tội nhân và đã thừa kế tội lỗi từ A đam tổ tiên của họ. Đôi khi họ biết họ là những tội nhân khi họ phạm tội nhưng họ không biết họ là tội nhân khi họ không phạm tội. Nhưng họ đã sai lầm. Trong những ngày này, nhiều người vẫn nghĩ rằng họ trở nên tội nhân khi họ phạm tội và họ không là tội nhân khi họ không phạm tội. Sự thật là mọi người là tội nhân dù cho họ có phạm tội hay không, vì họ thừa kế tội lỗi từ khi mới sanh. 
Con người là tội nhân trước khi được giải cứu khỏi tội lỗi. Vì thế Đức Chúa Trời ban cho họ luật pháp của Ngài để họ biết tội. Một người biết Đức Chúa Trời qua luật pháp của Ngài và chấp nhận luật pháp thì họ biết rằng họ là tội nhân nghiêm trọng. Một người trở nên tội nhân nghiêm trọng ngay lúc anh/chị ấy biết cách rỏ ràng luật pháp của Đức Chúa Trời. 
 
 
Sự chết trải qua trên tất cả mọi người qua một người 
 
Rô-ma 5:13-14 chép, “Vì, trước khi chưa có luật pháp, tội lỗi đã có trong thế gian, song chưa có luật pháp, thì cũng không kể là tội lỗi. Nhưng từ A-đam cho đến Môi-se, sự chết đã cai trị cả đến những kẻ chẳng phạm tội giống như tội của A-đam, là người làm hình bóng của Đấng phải đến.”
Đức Chúa Trời nói rằng mọi người trở nên tội nhân bởi một người và sự chết trải qua trên họ qua một người. Nó chỉ vì một người. Ai là ‘một người’? A-đam. Thông thường chúng ta biết điều đó. Nhưng, nhiều người không biết điều này. Họ chia tội ra làm nguyên tội và kỷ tội. Họ nghĩ rằng kỷ tội có thể được tha hàng ngày qua lời cầu nguyện ăn năn. Họ không biết rằng lý do mà họ bị phán xét và đi vào địa ngục là vì A-đam. 
Hậu tự của A-đam không có sự thông công với Đức Chúa Trời vì tội lỗi của họ dầu cho họ có cố gắng khó nhọc làm lành cách nào đi nữa cũng không kết quả gì. Đức Chúa Trời phán xét tất cả họ vì họ là hậu tự của A-đam mặc dù họ cố gắng sống cuộc sống tốt lành như thế nào đi nữa. Họ sẽ bị quăng vào hồ lửa đời đời vì A-đam tổ tiên chung của họ. 
 
 
A-đam là hình bóng Đấng phải đến 
 
Như có chép rằng A-đam là hình bóng của Đấng sẽ đến. Mọi người trở nên tội nhân và sự chết đến trên họ bởi một người. Tuy nhiên tất cả nhân loại được công chính hoá cũng chỉ bởi một Người là Đức Chúa Jêsus Christ như thể mọi người trở nên tội nhân chỉ bởi một người là A-đam. Đây là luật của Đức Chúa Trời. 
Con người làm nên tôn giáo vì họ không biết luật của Đức Chúa Trời. Họ nói rằng họ sẽ làm việc lành để được cứu trong khi họ tin Chúa Jêsus. Nó được phổ biến rộng rải trên thế giới và họ đã dối trá biết bao! Họ dạy người ta và nói rằng, “Bạn nên trở nên tốt lành như một Cơ-đốc-nhân.” 
Tội lỗi chúng ta không bao giờ được cất đi bởi việc làm lành. 
“A-đam là hình bóng của Ngài, Đấng đã đến.” Ai là Người đã đến để cứu chúng ta ra khỏi tội? Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. Chúa Jêsus được sai đến thế gian và cất tội lỗi thế gian đi theo như luật pháp bởi Báp-têm của Ngài một lần đủ cả để làm cho chúng ta trở nên công chính và chịu đóng đinh để cứu chúng ta khỏi sự phán xét. 
Tội lỗi đã đi vào thế gian bởi việc Satan lừa dối A-đam, một loài thọ tạo. Tội lỗi vào trong thế gian qua A-đam. Tuy nhiên, Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa, và là Vua của muôn vua, là Đấng quyền năng, được sai đến thế gian để cứu loài người ra khỏi tội lỗi của họ. Ngài cất tội lỗi thế gian một lần đủ cả. Ngài nhận tội lỗi của thế gian về Ngài qua Báp-têm của Ngài một lần đủ cả và đã trả giá cho tội lỗi bằng cách chịu đóng đinh. 
Một người nhận cuộc sống mới và có sự cứu chuộc nếu anh/chị ấy tin rằng Chúa Jêsus được sai đến để cất tất cả tội lỗi, dù tội đó nghiêm trọng thế nào đi nữa. Đức Chúa Trời lên kế hoạch và tạo dựng nên thiên đàng và địa cầu để chuẩn bị cho chúng ta những con cái của Ngài. Ngài đến thế gian và hoàn thành cách trọn vẹn lời hứa của Ngài. Vì thế chúng ta chắc chắn vô tội. Đức Chúa Trời không bao giờ sai lầm. Chúa Jêsus là hình bóng của Ngài là Đấng phải đến. Tôi không hiểu tại sao người ta dựa trên việc làm riêng của mình. Sự cứu rỗi của chúng ta hoàn toàn tùy thuộc vào Chúa Jêsus. Loài người trở nên tội nhân qua một người, A-đam, và được cứu chuộc qua một Người, Chúa Jêsus. 
Việc duy nhất mà chúng ta phải làm là tin vào sự cứu rỗi của sự tha tội. Đó là việc mà chúng ta nên làm. Chúng ta không có gì để làm ngoại trừ vui mừng trong sự kiện là Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi của chúng ta. Tại sao bạn bắt buộc người khác phải làm việc lành? Con người có thể được giải cứu bởi công việc lành của họ hay không? Không. Sự cứu rỗi chỉ tùy thuộc vào đức tin trong sự tha tội. 
 
 
Món quà nhưng không thì không giống như tội lỗi
 
Rô-ma 5:14-16 viết, “Nhưng từ A-đam cho đến Môi-se, sự chết đã cai trị cả đến những kẻ chẳng phạm tội giống như tội của A-đam, là người làm hình bóng của Đấng phải đến. Song tội lỗi chẳng phải như sự ban cho của ân điển. Vì nếu bởi tội lỗi của chỉ một người mà mọi kẻ khác đều phải chết, thì huống chi ơn của Đức Chúa Trời và sự ban cho trong ơn Ngài tỏ ra bởi một người là Đức Chúa Jêsus Christ, chan chứa cho hết thảy mọi người khác là dường nào! Lại sự ban cho nầy chẳng phải như việc xảy đến bởi một người phạm tội đâu: sự phán xét bởi chỉ một tội mà làm nên đoán phạt; nhưng sự ban cho của ân điển thì sau nhiều tội rồi, dẫn đến sự xưng công bình.” 
Phân đoạn này có nghĩa gì? Kinh thánh chép, “Nhưng món quà nhưng không này không giống như tội lỗi.” Món quà nhưng không chỉ về sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Nó có nghĩa là mọi người thừa kế tội lỗi của A-đam thì bị chỉ định đi vào địa ngục, nhưng tội của họ được tha thứ qua đức tin trong Chúa Jêsus, Đấng cất tất cả tội lỗi của họ. Nó cũng có nghĩa là Đức Chúa Jêsus đã cất tất cả tội lỗi của họ trong tương lai rồi. 
Một người được sanh ra trong dòng giống của A-đam là tội nhân dù họ không phạm tội. Vì thế, anh/chị ấy không thể tránh khỏi đi vào địa ngục dù anh/chị ấy không phạm tội. Chúa Jêsus đến trong thế gian và trở nên Cứu Chúa của chúng ta. Món quà nhưng không mà Chúa Jêsus ban cho chúng ta là sự đền trả dư dật để tha thứ tội lỗi mà con người tiếp tục vi phạm cho đến ngày chung kết thế gian. 
Vì vậy, món quà nhưng không của ‘Một Người’ thì lớn hơn tội lỗi của ‘một người’. Nếu con người phạm tội chống nghịch lại với Đức Chúa Trời thì chỉ tội ấy cũng đã quá đủ để anh/chị ấy bị Đức Chúa Trời xét đoán và đi vào địa ngục. Tuy nhiên, món quà của Chúa, Đấng đã cất tất cả tội lỗi và quá phạm của chúng ta, là lớn hơn tội lỗi của ‘một người’. 
Nó có nghĩa là tình yêu của Chúa Jêsus và món quà của sự chuộc tội là lớn hơn tội lỗi của tất cả loài người. Chúa đã cất tất cả tội của thế gian cách trọn vẹn. Tình yêu của Chúa Jêsus, Đấng cứu chúng ta, và món quà cứu rỗi của Ngài thì phong phú và trổi hơn tội lỗi mà con người vi phạm. Chúa đã cất tội chống nghịch Đức Chúa Trời của chúng ta mặc dù chúng ta chống nghịch Ngài trong xác thịt của chúng ta. Bây giờ Chúa muốn chúng ta tin rằng Ngài đã cất tất cả tội lỗi của thế gian một lần đủ cả rồi. Đó là tại sao Ngài cứu tội nhân ra khỏi tội của họ như “Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất tội lỗi thế gian đi.” 
Trên lý thuyết, người ta nói rằng tội lỗi của chúng ta được cất đi khi chúng ta tin Đức Chúa Trời, và không được cất bỏ khi chúng ta không tin Đức Chúa Trời, điều đó là sai. Đức Chúa Trời cất bỏ tất cả tội lỗi ngay cả của những người không tin vì Ngài yêu tất cả mọi người trong thế gian, nhưng mà con người không muốn nhận tình yêu và sự cứu rỗi của Ngài. Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đến với những ai tin vào lẽ thật của Phúc âm, là lẽ thật công bố rằng Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi của chúng ta. 
Chúng ta là con người yếu đuối. Đức Chúa Trời kể những ai tin rằng Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi của họ, là người vô tội. Chúng ta vẫn có nhiều yếu đuối trong xác thịt ngay cả sau khi chúng ta được tha tội. Nhiều lần chúng ta chống nghịch lại với Đức Chúa Trời và ngay cả cố gắng ném bỏ sự công chính của Ngài khi chúng ta không đồng ý với ý chỉ Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời phán, “Ta yêu con và Ta cứu con. Ta đã cất bỏ tất cả tội lỗi mà con đã phạm cho đến bây giờ rồi.” “Ô! Điều đó thật sao Chúa?” “Vâng, Ta đã cất bỏ tất cả tội lỗi.” “Cám ơn Chúa, Con ca ngợi Ngài. Con không thể không ca ngợi Ngài vì Ngài yêu con đến nỗi Ngài cất cả tội mà con chối bỏ Ngài.” 
Những ai chấp nhận chính mình là tội nhân thì được trở nên công chính và làm nô lệ cho tình yêu. Chính họ khuất phục tình yêu của Ngài. Họ không thể làm gì hơn là tin Chúa Jêsus vì Ngài đã cất tội từ chối Ngài của họ, dù họ từ chối Ngài vì sự yếu đuối của họ, như thể Phi-e-rơ đã làm. Điều này làm cho họ ca ngợi Chúa. Vì thế Sứ đồ Phao-lô nói rằng sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời vượt hơn tội mà con người vi phạm. 
Chúa Jêsus cất tất cả tội; nguyên tội mà chúng ta thừa kế và kỷ tội chúng ta phạm hàng ngày bởi việc làm của chúng ta cho đến ngày tận chung thế giới. Tình yêu Đức Chúa Trời thật vĩ đại dường nào! Vì thế Kinh thánh nói rằng, “Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). 
 
 
Người công chính sẽ trị vì qua một Người, Đức Chúa Jêsus Christ
 
Tội của thế gian không thể được tha thứ qua lời cầu nguyện ăn năn. Tín đồ vô tội và nhận được sự cứu rỗi khỏi tội vì Chúa đã loại trừ tất cả tội ngay cả tội tương lai. Rô-ma 5:17 chép, “Vả, nếu bởi tội một người mà sự chết đã cai trị bởi một người ấy, thì huống chi những kẻ nhận ân điển và sự ban cho của sự công bình cách dư dật, họ sẽ nhờ một mình Đức Chúa Jêsus Christ mà cai trị trong sự sống là dường nào!”
Chúng ta được ban phước bởi ân điển. Ai là người nhận ân điển dư dật và món quà công chính? Họ là những người tin Chúa và tội của họ được tha bởi có đức tin trong Ngài. Chúng ta ca ngợi Chúa vì chúng ta nhận ân điển dư dật của sự tha tội. “Thì huống chi những kẻ nhận ân điển và sự ban cho của sự công bình cách dư dật, họ sẽ nhờ một mình Đức Chúa Jêsus Christ mà cai trị trong sự sống là dường nào!” Chúng ta là những ‘vua’ trị vì trong cuộc sống này. 
Chỉ những vua mới cai trị. Ngày nay chúng ta cai trị. Ai có thể chống lại với vua? Chúng ta, những người nhận ân điển dư dật và món quà của sự công chính, cai trị mỗi ngày. Chúng ta cai trị ngày hôm nay và chúng ta sẽ cai trị ngày mai. Những ai bày tỏ sự tử tế với chúng ta, những vì vua được chúc phước thì có thể trở thành vua với chúng ta. Tuy nhiên, những ai không tin vào Phúc âm của lẽ thật mà các vua rao giảng sẽ đi vào địa ngục. 
Có nhiều vua được cứu trên thế gian này và cũng có nhiều người đi vào địa ngục vì họ chống nghịch lại với các vua. Họ nên đối xử tử tế với các vua, nhưng họ đã không làm như thế. Họ có thể trở thành các vua nếu họ có con mắt của lẽ thật và có tấm lòng. 
Bạn có cai trị không? Chúng ta hãnh diện với niềm tự tin về địa vị là vua của chúng ta trên thế gian. Chúng ta tuyên bố rằng những người không tin sẽ đi vào địa ngục khi họ chống nghịch lại với chúng ta. Chỉ những vì vua mới có thể làm điều này. Chúng ta là vua thật sự. Có người công chính nào không trị vì không? Thật là trơ trẻn cho họ khi họ không cai trị như nhà vua. Một vua phải trị vì trong cương vị một nhà vua. “Bạn có tư tưởng sai. Bạn sẽ đi vào địa ngục nếu bạn không chấp nhận lẽ thật.” Một nhà vua phải có tư cách của nhà vua. Một nhà vua phải trang nghiêm và ban lệnh cho tội nhân phải tin vào lẽ thật. 
Một vua có thể phải xét đoán, ban lệnh và kết án những người không tin vào địa ngục là những người chống lại với sự công chính của Đức Chúa Trời. Anh/chị ấy có năng quyền để tuyên án những người không tin đi vào địa ngục trước Đức Chúa Trời, nhưng nó không có nghĩa là nhà vua có quyền lạm dụng quyền lực của họ khi anh/chị ấy thích. Chúa bảo chúng ta phải cai trị thế gian. Vì thế chúng ta hãy cai trị và đi vào Nước Thiên đàng. 
Tuy nhiên, vài người công chính quá nhu mì đến nỗi không sử dụng uy quyền của họ. Chúa sẽ khiển trách họ khi Ngài trở lại. “Ngươi đã từ bỏ đức tin của ngươi. Tại sao ngươi cư xử như một nô lệ? Ta làm cho ngươi trở thành vua.” Có vài người hành động giống như những nô lệ trên thế gian này. Có đúng cho một nhà vua khi ông nói “thưa ngài” với thần dân của ông không? Tuy nhiên, vài người công chính nói như thế dù họ biết nó không đúng. Họ quỳ xuống cầu xin thế gian tha thứ cho họ ngay cả sau khi Đức Chúa Trời đã giải thoát họ khỏi tội lỗi. Nhà vua phải có tư cách nhà vua. 
Tôi tuyên bố trên danh nghĩa nhà vua cách độc lập chống lại với thế gian ngay sau khi tôi trở thành nhà vua. Tôi tin rằng tôi trở thành một vua và cư xử như cách nhà vua, dù tôi còn trẻ. 
 
 
Bởi vâng phục Một Người, Đức Chúa Jêsus Christ 
 
Rô-ma 5:18-19 chép, “Vậy, như bởi chỉ một tội mà sự đoán phạt rải khắp hết thảy mọi người thể nào, thì bởi chỉ một việc công bình mà sự xưng công bình, là sự ban sự sống, cũng rải khắp cho mọi người thể ấy. Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình.”
“Vậy, như bởi chỉ một tội mà sự đoán phạt rải khắp hết thảy mọi người thể nào.” Ở đây, sự đoán phạt có nghĩa là xét đoán. Một người được sanh ra là hậu tự của A-đam và không được tái sanh bởi Nước và Thánh Linh, mặc dù người ấy tin Chúa Jêsus, thì cũng bị phán xét. “Thì bởi chỉ một việc công bình mà sự xưng công bình, là sự ban sự sống, cũng rải khắp cho mọi người thể ấy.” 
Mọi người được nên công chính bởi công việc công chính của Chúa Jêsus, là Đấng được sanh ra bởi nữ đồng trinh Ma-ry và chịu Báp-têm ở sông Giô-đanh để gánh tội lỗi của nhân loại. Ngài hy sinh cả đời sống Ngài để chịu đóng đinh trong vị trí của họ để làm cho họ nên công chính. Bởi sự vâng phục của một người trong ý chỉ của Đức Chúa Cha, nhiều người được trở nên công chính. 
Nói một cách nghiêm túc, mọi người trên thế gian là tội nhân hay là họ là những người công chính nếu chúng ta nhận xét họ từ quan điểm của đức tin? Tất cả họ là người công chính. Vài người giận dữ và chống đối với tôi khi tôi nói như thế bởi đức tin. Sự thật là không có một ai có tội trước quan điểm của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sai con độc sanh của Ngài đến thế gian và chuyển tất cả tội lỗi của thế gian qua Ngài và để Ngài bị phán xét như là một đại diện của nhân loại. 
 
 
Con người đi vào Nước Thiên đàng hay vào địa ngục là tùy theo đức tin của họ 
 
Đức Chúa Trời không phán xét thế gian nữa vì Ngài đã phán xét Chúa Jêsus thay cho con người. Tuy nhiên, có người tin điều này và có nguời không tin, mặc dù Con Đức Chúa Trời cất tất cả tội lỗi thế gian và xóa sạch nó đi bởi sự vâng phục ý chỉ của Đức Chúa Trời. Người tin vào Nước Thiên đàng bởi tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời kể họ là công chính và nói, “Ngươi công chính. Ngươi tin rằng ta đã xóa sạch tất cả tội lỗi của ngươi. Hãy đến. Ta đã chuẩn bị Nước Thiên đàng cho ngươi.” Họ đầy đủ thẩm quyền đi vào Nước Thiên đàng.
Nhưng một vài người không tin Ngài đã từ chối Phúc âm và nói, “Đức Chúa Trời ôi! Điều đó thật chăng? Tôi không thể tin nó. Thật chăng? Thật sự tôi không thể hiểu.” Đức Chúa Trời sẽ nói, “Tại sao ngươì làm Ta giận? Hãy tin Ta nếu ngươi muốn tin.” “Phúc âm của Nước và Thánh Linh có đúng không Chúa?” “Ta cứu ngươi.” “Tôi không thể tin nó. Tôi có thể tin 90% nhưng tôi nghi ngờ 10% còn lại.” 
Thế rồi Đức Chúa Trời sẽ phán với họ, “Ngươi không tin nó dù ta đã cứu ngươi. Hãy làm y theo đức tin của ngươi. Ta quyết định đày những kẻ có tội thuộc dòng dỏi A-đam vào địa ngục. Ta cũng làm nên Nước Thiên đàng. Vào thiên đàng nếu ngươi muốn và vào địa ngục nếu ngươi muốn bị ném vào địa ngục.” Vào thiên đàng hay địa ngục là tùy thuộc vào đức tin của bạn. 
Bạn có tin rằng Chúa Jêsus cứu bạn ra khỏi tất cả tội lỗi của bạn bởi phép Báp-têm của Ngài và huyết đổ ra trên Thập tự giá không? Nó tùy thuộc vào đức tin của bạn. Không có sự lưng chừng giữa Thiên đàng và địa ngục. Không có điều như thể là “không” trước Đức Chúa Trời. Chỉ có “vâng” mà thôi. Đức Chúa Trời cũng không bao giờ phán với chúng ta “không.” Đức Chúa Trời hứa và hoàn thành tất cả mọi việc. Ngài đã tẩy xóa tất cả tội của tội nhân. 
 
 
Nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa 
 
Chúng ta hãy xem Rô-ma 5:20-21. “Vả, luật pháp đã xen vào, hầu cho tội lỗi gia thêm; nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa, hầu cho tội lỗi đã cai trị làm nên sự chết thể nào, thì ân điển cũng cai trị bởi sự công bình thể ấy, đặng ban cho sự sống đời đời bởi Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.”
 Tại sao luật pháp xen vào? Để làm tội lỗi gia thêm. Con người chắc chắn có tội vì là hậu tự của A-dam. Nhưng họ không biết bản chất tội lỗi của họ và vì thế Đức Chúa Trời ban cho con người luật pháp để họ nhận ra tội vì luật pháp ra lệnh cho họ phải làm những gì và không được làm những gì, và nó trở nên tội nếu không vâng phục luật pháp trong tư tưởng và hành động. 
Luật pháp đã vào để tội lỗi gia thêm. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta luật pháp để chúng ta biết rằng chúng ta là những tội nhân nghiêm trọng và có vô số tội. Tuy nhiên, nơi nào tội lỗi gia thêm, ân điển càng gia thêm. Điều này có nghĩa là một người sanh ra trong tội lỗi là thuộc dòng giống A-đam, nhưng họ nghĩ rằng chính họ là những tội nhân thứ yếu nên trong thực tế họ không cần Chúa Jêsus cứu họ. 
Tuy nhiên, ai nghĩ rằng con người là yếu đuối và không thể sống theo lời Đức Chúa Trời trong xác thịt thì sẽ cảm tạ Chúa vì Ngài cứu họ. Phúc âm nói rằng Chúa cất tất cả tội lỗi thế gian một lần đủ cả là món quà vô giá dành cho con người. “Nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa.” Món quà gia thêm, vì thế tội nhân nghiêm trọng được trở nên công chính. Những tội nhân thứ yếu nghĩ rằng tội của họ không đáng bị đày đi địa ngục. Chỉ những tội nhân nghiêm trọng được trở nên công chính hoàn toàn. 
Vì thế ai biết rằng họ là tội nhân nghiêm trọng sẽ ca ngợi sự cứu rỗi của Chúa Jêsus. Có ít nhà truyền đạo với bản chất tốt trong vòng những nhà truyền đạo Phúc âm trên thế giới. “Nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa.” Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể phạm tội có mục đích để ân điển được gia thêm hơn nữa. 
Sứ đồ Phao-lô nói trong Rô-ma 6:1, “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Chúng ta phải cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển được dư dật chăng?” Phao-lô muốn nói, “chúng ta được cứu nếu chúng ta chỉ tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời. Chúa đã tẩy xóa tất cả tội lỗi của chúng ta rồi và cứu tội nhân ra khỏi tội của họ cách dư dật. Chúng ta được trở nên công chính bởi tin trong lòng của chúng ta. Chúng ta có thể được cứu bởi tin những gì Chúa đã làm cho chúng ta. Không có vấn đề bao nhiêu tội ác mà chúng ta làm ra hay bao nhiêu lần chúng ta phạm tội, chúng ta được trở nên công chính không bởi việc làm nhưng bởi đức tin trong lẽ thật. 
Chúng ta trở nên công chính bởi đức tin. Việc làm của chúng ta gian ác thế nào? Bao nhiêu lần chúng ta phạm tội? Bao nhiêu lần chúng ta thiếu sót trước Đức Chúa Trời, Đấng vô tội? Tôi không thể làm gì ngoại trừ ca ngợi Chúa. Rô-ma 5:20-21 viết, “Vả, luật pháp đã xen vào, hầu cho tội lỗi gia thêm; nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa, hầu cho tội lỗi đã cai trị làm nên sự chết thể nào, thì ân điển cũng cai trị bởi sự công bình thể ấy, đặng ban cho sự sống đời đời bởi Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.”
Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự sống đời đời qua Đức Chúa Jêsus Christ. Sự công chính của Chúa là cho chúng ta cùng trị vì với Ngài. Tôi ca ngợi Chúa, Đấng cứu tội nhân ra khỏi tội lỗi của họ cách phong phú dư dật. Cảm tạ ơn Chúa.