Search

Κηρύγματα

Chủ đề 10: Sách Khải huyền (Giải nghĩa sách Khải huyền)

[Chapter 22-2] Hãy Vui Mừng Và Bền Vững Trông Đợi Sự Vinh Hiển (Khải huyền 22:1-21)

Hãy Vui Mừng Và Bền Vững Trông Đợi Sự Vinh Hiển
(Khải huyền 22:1-21)
 
Khải huyền 22:6-21 chỉ cho chúng ta hy vọng về Thiên đàng. Đoạn 22, đoạn kết luận của Sách Khải huyền, xác nhận về sự thành tín của những lời tiên tri trong Kinh thánh và lời mời của Đức Chúa Trời đối với Giê-ru-sa-lem Mới. Đoạn này nói với chúng ta rằng Giê-ru-sa-lem Mới là sự ban cho của Đức Chúa Trời ban cho các tín đồ đã được tái sanh bởi tin Phúc âm Nước và Thánh linh. 
Đức Chúa Trời đã khiến các tín đồ tái sanh ngợi khen Ngài trong Nhà của Đức Chúa Trời. Vì điều này, tôi vô cùng cảm tạ Chúa. Ngôn từ không thể diễn tả hết sự biết ơn của chúng ta vì Đức Chúa Trời đã cho phép chúng ta trở thành những tín đồ, là những người đã được tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời bởi tin nơi Phúc âm Nước và Thánh linh. Có ai trên đất này có thể nhận được một ơn phước lớn hơn ơn mà chúng ta đã được nhận? Không ai cả!
Phân đoạn chính hôm nay là đoạn cuối cùng của sách Khải huyền. Trong sách Sáng-thế-ký, chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã lập kế hoạch cho con người và trong Sách Khải huyền, chúng ta thấy rằng Chúa đã làm trọn mọi chương trình này. Lời Khải huyền có thể được miêu tả như là một quá trình hủy diệt thế gian để hoàn thành mọi công việc của Đức Chúa Trời đối với con người theo như dự kiến của Ngài. Qua Lời Khải huyền, chúng ta có thể thấy trước Nước Trời như đã được Đức Chúa Trời tiết lộ. 
 
 
Hình Dạng Thành Và Vườn Của Đức Chúa Trời 
 
Đoạn 21 nói về Thành của Đức Chúa Trời. Câu 17-21 nói với chúng ta rằng: “Người lại đo tường thành: được một trăm bốn mươi bốn cu-đê, là thước đo của loài người, và cũng là thước đo của thiên sứ. Tường thì xây bằng bính ngọc, thành thì xây bằng vàng ròng, tợ như thủy tinh trong vắt. Những nền tường thành thì trang sức đủ thứ ngọc. Nền thứ nhất, bằng bích ngọc; nền thứ nhì, bằng đá lam bửu; nền thứ ba, bằng lục mã não; nền thứ tư, bằng đá lục cẩm; nền thứ năm, bằng hồng mã não; nền thứ sáu, bằng đá hoàng ngọc; nền thứ bảy bằng ngọc hoàng bích, nền thứ tám, bằng ngọc thủy thương; nền thứ chín, bằng ngọc hồng bích; nền thứ mười, bằng ngọc phỉ túy; nền thứ mười một, bằng đá hồng bửu; nền thứ mười hai, bằng đá tử bửu. Mười hai cửa thì làm bằng mười hai hột châu; mỗi cửa bằng một hột châu nguyên khối làm thành. Đường trong thành làm bằng vàng ròng, giống như thủy tinh trong suốt.”
Lời Khải huyền miêu tả Giê-ru-sa-lem Mới mà Đức Chúa Trời sẽ ban cho dân sự tái sanh của Ngài. Thành Giê-ru-sa-lem nơi Thiên đàng này, như chúng ta được biết, được xây bởi mười hai loại đá quý, cùng với mười hai cửa làm bằng ngọc trai. 
Sau đó chương 22 nói về thiên nhiên ở trong khu vườn của Thành Giê-ru-sa-lem. Câu 1 nói “Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra.” Trong Thành của Đức Chúa Trời, một con sông lưu ly chảy xuyên qua khu vườn của Thành, cũng như Đức Chúa Trời đã làm bốn con sông chảy trong Vườn Ê-đen lúc ban đầu. Đức Chúa Trời nói với chúng ta rằng đây là khu vườn mà những người công chính sẽ được hưởng trong tương lai. 
Phân đoạn chính cũng nói với chúng ta rằng cây sự sống đứng trong khu vườn này; nó mang mười hai loại trái và ra trái mỗi tháng; và lá của nó dùng để chữa bệnh cho các dân. Đối với tôi nó có vẻ như thiên nhiên của Thiên đàng không chỉ trái của nó có thể ăn, nhưng lá của nó nữa, vì lá của nó có quyền năng chữa bệnh. 
 
 
Những Ơn Phước Người Công Chính Được Nhận!
 
Kinh thánh nói với chúng ta rằng trong Thành của Đức Chúa Trời, “Chẳng còn có sự nguyền rủa nữa; ngôi của Đức Chúa Trời và Chiên Con sẽ ở trong thành; các tôi tớ Ngài sẽ hầu hạ Ngài; chúng sẽ được thấy mặt Chúa, và danh Chúa sẽ ở trên trán mình.” Nó nói với chúng ta rằng những người đã được tha thứ mọi tội lỗi sẽ cùng cai trị với Đức Chúa Trời, là Đấng đã cứu chúng ta. 
Những người có tội đã được tẩy sạch bởi tin nơi Phúc âm Nước và Thánh linh trong khi ở trên đất này không chỉ được nhận ơn là mọi tội lỗi của họ biến mất, nhưng họ cũng sẽ được làm con cái của Đức Chúa Trời, được nhiều thiên sứ phục vụ khi họ đi đến Nước của Đức Chúa Trời, và cai trị với Chúa đời đời. Phân đoạn này nói với chúng ta rằng những người công chính sẽ nhận những ơn phước đời đời từ Đức Chúa Trời như: đứng trước con sông sự sống và ăn trái cây sự sống, và một phần của những ơn phước này là sẽ không còn bệnh tật nữa. 
Nó cũng nói với chúng ta rằng họ sẽ không cần ánh sáng của thế gian này hay ánh sáng của mặt trăng nữa, vì nơi Nước vinh quang của Đức Chúa Trời họ sẽ sống đời đời với Đức Chúa Trời, là ánh sáng Nước đó. Nói cách khác, con cái của Đức Chúa Trời, là những người đã nhận được sự tha thứ tội lỗi qua Phúc âm Nước và Thánh linh sẽ sống như Đức Chúa Trời. Đây là những ơn phước mà người công chính được nhận. 
Sứ đồ Giăng, một trong mười hai sứ đồ của Chúa Jêsus, là người viết sách Khải huyền, cũng viết sách Phúc âm Giăng và ba thư tín của Tân ước – Giăng I, II và III. Ông đã bị đày đến đảo Bát-mô vì từ chối công nhận hoàng đế La-mã là chúa. Trong thời gian bị đày này, Đức Chúa Trời đã sai thiên sứ của Ngài đến với Giăng và chỉ cho ông những điều sẽ xảy ra trên đất này, tiết lộ cho ông sự hủy diệt của thế giới và chỉ cho ông nơi mà các tín đồ chắc chắn sẽ vào và sống ở đó. 
Nếu chúng ta miêu tả sách Sáng-thế-ký là bản kế hoạch của sự sáng tạo, thì chúng ta có thể miêu tả sách Khải huyền như là bức tiểu họa hoàn tất của bản kế hoạch. Trong 4000 năm, Chúa chúng ta đã nói với nhân loại rằng Ngài sẽ khiến mọi tội lỗi của họ được sạch qua Đức Chúa Jêsus Christ. Và trong thời đại Tân ước, khi thời gian đến, Đức Chúa Trời đã làm trọn mọi lời hứa của Ngài, rằng Ngài sẽ sai Cứu Chúa Jêsus đến thế gian này, Ngài sẽ khiến Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng, và Ngài sẽ khiến tội lỗi của thế gian biến mất qua huyết của Chúa Jêsus trên Thập tự giá. 
Khi con người rơi vào trong sự lừa gạt của Ma-quỷ và bị vướng vào trong sự hủy diệt của họ vì tội lỗi, Chúa chúng ta đã hứa rằng Ngài sẽ giải cứu họ khỏi tội lỗi của họ. Thì Ngài đã sai Đức Chúa Jêsus Christ, để Người chịu Báp-tem và đổ huyết, và bởi đó đã cứu nhân loại hoàn toàn ra khỏi tội lỗi của họ. 
Qua Lời Khải huyền, Đức Chúa Trời đã ghi chép cách chi tiết loại vinh hiển đang chờ đợi những người đã nhận được sự tha tội của họ, và loại hình phạt nào chờ đợi những tội nhân. Nói cách khác, Đức Chúa Trời nói với chúng ta rằng sẽ có nhiều người sẽ bị kết cuộc nơi hỏa ngục cho dù họ nói rằng họ tin nơi Ngài cách trung tín (Ma-thi-ơ 7:21-23).
Chúa chúng ta đã cứu những tội nhân khỏi tội lỗi của họ, và Ngài bảo chúng ta không được niêm phong Lời ơn phước mà Ngài đã chuẩn bị cho những người công chính. 
 
 
Ai Là Người Không Công Bình Và Ô Uế?
 
Câu 11 chép, “Kẻ nào không công bình, cứ không công bình nữa; kẻ nào ô uế, cứ còn ô uế nữa; kẻ nào công bình, cứ làm điều công bình nữa; kẻ nào là thánh, cứ làm nên thánh nữa!” Ai là “người không công chính” ở đây? Những người không công chính không ai khác hơn là những người không tin nơi tình yêu của Phúc âm Nước và Thánh linh do Chúa ban cho. Bởi vì người ta luôn luôn phạm tội, nên họ phải tin nơi Phúc âm Nước và Thánh linh mà Chúa đã ban cho họ để nhờ đó sống cuộc sống vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Bởi vì chỉ Đức Chúa Trời là Đấng đáng nhận sự vinh hiển từ con người, và chỉ Ngài là Đấng bao phủ chúng ta trong ân điển cứu rỗi của Ngài, nên tất cả chúng ta phải sống cuộc sống quy mọi vinh hiển về cho Đức Chúa Trời. Ai không vâng phục Đức Chúa Trời là người ô uế, vì họ luôn luôn không tin nơi Lời Ngài. 
Trong Ma-thi-ơ 7:23, Chúa đã nói với những người tôn giáo, là những người chỉ xưng nhận bằng môi miếng rằng họ tin nơi Ngài, “Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!” Chúa chúng ta gọi họ là “kẻ vô luật pháp.” Ngài quở trách họ vì những người này chỉ tin nơi Chúa Jêsus qua những việc làm của họ, thay vì hết lòng tin nơi Phúc âm Nước và Thánh linh. Vô luật pháp là tội, và là không tin nơi Lời Đức Chúa Trời trong lòng. Vì thế khi người ta làm gian ác trước mặt Đức Chúa Trời có nghĩa là họ không tin nơi tình yêu và sự cứu rỗi của Nước và Thánh linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ. Vô luật pháp không gì khác hơn là thay đổi Lời Đức Chúa Trời theo ý của người nào đó và tự ý tin theo cách mà họ cảm thấy thích. 
Những người thực sự tin nơi Chúa Jêsus phải công nhận những điều mà Đức Chúa Trời đã thiết lập y như vậy. Chúng ta tin Chúa Jêsus, nhưng điều này không cho phép chúng ta thay đổi chương trình của Đức Chúa Trời và hành động hoàn thành sự công chính của Ngài. Thông điệp của phân đoạn chính này là Đức Chúa Trời sẽ ban sự sống đời đời cho những ai tin nơi sự cứu rỗi của Ngài, nhưng Ngài sẽ đày xuống hỏa ngục những người thay đổi Luật pháp của Đức Chúa Trời và tin theo cách riêng phù hợp với sở thích của họ. 
“Ai không công chính, cứ để họ không công chính.” Điều này nói rằng những người như thế, ngoan cố không tin nơi sự cứu rỗi do Đức Chúa Trời đặt để. Họ là những người không công chính. Và đấây là tại sao những tội nhân luôn luôn không công chính. 
Câu trên tiếp tục rằng, “Ai ô uế, hãy để họ cứ ô uế.” Điều này tượng trưng cho những người, mặc dù là tội lỗi, và bất chấp việc Chúa Jêsus đã khiến tội lỗi của họ biến mất cùng với Nước và Thánh linh, không có ý định nào để tẩy sạch tội lỗi của họ với đức tin. Như thế, Đức Chúa Trời sẽ để mặc những người không có đức tin này như thế, và sau đó hình phạt họ. Bởi ban cho con người lương tâm, Đức Chúa Trời đã khiến cho họ có thể nhận biết tội lỗi trong lòng họ cách rõ ràng. Nhưng họ vẫn không có ý định tẩy sạch tội lỗi trong lòng họ, cũng như không muốn biết về Phúc âm Nước và Thánh linh. Đức Chúa Trời nói với chúng ta rằng Ngài sẽ để mặc những người này như thế. 
Châm ngôn 30:12 nói, “Có một dòng dõi tư tưởng mình thánh sạch, Song chưa được rửa sạch nhơ bẩn mình.” Những Cơ-đốc-nhân cuồng tín ngày nay, là những người như thế, không hề muốn tẩy sạch tội lỗi của họ. Tuy nhiên, Chúa Jêsus, chính là Đức Chúa Trời, đến thế gian này để cứu tội nhân, đã tẩy sạch mọi tội lỗi của họ bằng cách gánh tội lỗi của con người trên mình Ngài với Báp-tem của Ngài một lần đủ cả, đã một lần chịu đoán phạt vì mọi tội lỗi này bằng cách chịu đóng đinh, và bởi đó đã cứu những người tin chúng ta khỏi tội lỗi. 
Đối với ai biết và tin nơi Lời của Phúc âm Nước và Thánh linh, là Phúc âm mà qua đó Đức Chúa Jêsus Christ đã cứu những tôải nhân, thì Chúa chúng ta cho phép người này được tha mọi tội lỗi của người ấy, bất kể người đó là loại tội nhân gì. Nhưng vẫn có những người chưa nhận được sự tha tội qua đức tin. Những người này là những người tự kiên quyết thậm chí không tìm cách làm cho tội lỗi của họ được tẩy sạch. Đức Chúa Trời sẽ để mặc họ như vậy. 
Đấy là để làm trọn sự công bình của Đức Chúa Trời. Nó bày tỏ rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự công bình. Những người này sẽ bị quăng vào hồ lửa có diêm cháy đời đời. Sau đó họ sẽ nhận ra Đức Chúa Trời của sự công bình thực sự là ai. Mặc dù họ xưng nhận Chúa Jêsus là Cứu Chúa của họ, nhưng họ không chỉ tự lừa dối lương tâm của họ, nhưng họ đồng thời làm dơ bẩn lương tâm của người khác nữa. Bởi vì họ đã bác bỏ Phúc âm Nước và Thánh linh, nên Đức Chúa Trời sẽ hoàn trả cho họ theo những điều họ đã làm. Khi ngày đó đến, Đức Chúa Trời sẽ đổ cơn thịnh nộ của Ngài lên những người đáng nhận cơn thịnh nộ đó. 
 
 
Ban Cho Mọi Người Tùy Theo Công Việc Của Người Đó 
 
Có hai loại người trên thế gian này: những người đã gặp Chúa, và những người chưa gặp Ngài. Chúa chúng ta sẽ hoàn trả mọi người tùy theo công việc của người đó. 
Không ai có thể tự biện hộ cho mình, nhưng sự biện hộ đến từ Chúa Jêsus. Ngài đã gánh mọi tội lỗi của nhân loại trên mình Ngài với Báp-tem của Ngài một lần đủ cả, Ngài đã mang tội lỗi của thế gian đến Thập tự giá, và trên Thập tự giá Ngài đã đối diện với mọi hình phạt tội lỗi mà đáng lẽ ra con người phải đối diện. Con người có thể trở nên công chính bởi tin nơi lẽ thật này. Những người tin nơi lẽ thật này là những người đã gặp được Chúa. 
Đức Chúa Trời bảo những người đã sạch tội, những người biết và tin nơi lẽ thật này, giảng dạy Phúc âm Nước và Thánh linh trên đất này và gìn giữ Lời thánh của Ngài trong khi họ đang sống. Đức Chúa Trời nói “Ai nên thánh, hãy cứ nên thánh.” Chúng ta phải giữ mệnh lệnh này trong lòng chúng ta, bảo vệ đức tin thánh của chúng ta và luôn luôn giảng dạy Phúc âm hoàn hảo này. Tại sao? Vì quá nhiều người trên thế giới này vẫn chưa biết Phúc âm thật này, và kết quả là đức tin của họ hoàn toàn sai. 
Có những người trên thế gian này ủng hộ giáo lý nên thánh từ từ cách vô điều kiện. Mặc dù Chúa chúng ta đã khiến tội lỗi của con người mất đi, những người này vẫn cứ cầu nguyện xin tha tội mỗi ngày, thậm chí ngay cả hiện nay. Bởi cầu nguyện ăn năn mỗi ngày, họ cố gắng tẩy đi tội lỗi của họ, để được thánh hóa hơn hầu cho cuối cùng họ có thể trở thành công chính, không còn phạm tội nào nữa, và để vì thế trở nên xứng hợp với Chúa Jêsus. Nhưng Đức Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời, là Vua, Tiên tri, và Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm. 
Những tôi tớ thật của Đức Chúa Trời không chỉ thực hiện nghĩa vụ của họ trong việc bảo đảm rằng mọi người thực sự được tha thứ tội lỗi, nhưng họ cũng dẫn người ta đến với lẽ thật như những người cùng làm việc với Đức Chúa Trời. Đầy tớ của Đức Chúa Trời là những người, qua Lời được chép, có sự hiểu biết đúng đắn về những việc sẽ xảy đến. 
Câu 12-13 nói, “Nầy, ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm. Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là thứ nhất và là sau chót, là đầu và là rốt.” Chúa chúng ta thật là An-pha và Ô-mê-ga, là bắt đầu và kết thúc, là đầu tiên và sau cùng. Chúng ta phải tin nơi mọi điều mà Đức Chúa Trời nói với chúng ta trong sự kính sợ. 
Chúa chúng ta sẽ tưởng thưởng cho các tín đồ những ơn phước to lớn hơn cả những công việc của họ, vì Ngài là vinh hiển và nhân từ. Ngài là Đấng nhân từ và thương xót, là Đấng đã cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi của chúng ta, và như Lời Khải huyền nói với chúng ta rằng, Đức Chúa Trời quyền năng và công bình, là Đấng sẽ làm trọn công tác của Ngài. Và sự cứu rỗi hoàn tất này, là điều sẽ sớm đến, cho phép các tín đồ được vinh dự vào Thành Giê-ru-sa-lem, là những phần thưởng đầy đủ và hào phóng của Chúa chúng ta đối với những công việc của họ. 
 
 

Phước Cho Những Người Làm Theo Những Điều Răn Của Ngài 

 
Phân đoạn này được tiếp tục trong câu 14 nói với chúng ta rằng, “Phước thay cho những kẻ giặt áo mình đặng có phép đến nơi cây sự sống và bởi các cửa mà vào trong thành!” Có nhiều người dựa trên câu này cho rằng sự cứu rỗi đến bởi những việc làm – nói cách khác, có nghĩa là gìn giữ điều răn của Ngài. 
Nhưng thực ra, “thực hiện những điều răn của Ngài” có nghĩa là tin và gìn giữ mọi Lời được chép của Đức Chúa Trời bởi đức tin. Sứ đồ Giăng viết, “Vả, nầy là điều răn của Ngài: là chúng ta phải tin đến danh Con Ngài, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, và chúng ta phải yêu mến lẫn nhau như Ngài đã truyền dạy ta.” (1 Giăng 3:23). Vì thế, khi chúng ta tin nơi Phúc âm thật của Nước và Thánh linh, và dâng mình giảng dạy Phúc âm để cứu tất cả những linh hồn hư mất trên toàn cả thế giới, có nghĩa là chúng ta đang thực hiện những điều răn của Ngài trong sự hiện diện của Ngài. 
Sự thật là tất cả những tội lỗi mà chúng ta đã phạm trong suốt cả cuộc đời của chúng ta đã được tẩy sạch qua Báp-tem của Chúa Jêsus đã nhận từ Giăng Báp-tít. Nối tiếp sau Báp-tem này là huyết của Chúa chúng ta trên Thập tự giá, sự phục sinh và sự thăng thiên của Ngài đã khiến chúng ta được tái sanh và cho phép chúng ta sống cuộc sống mới trong lẽ thật của Ngài. 
Sau khi được tái sanh, bất cứ khi nào chúng ta rơi vào trong tội lỗi, chúng ta phải trở lại với Lời lẽ thật đã tẩy sạch mọi tội lỗi của chúng ta, nhận biết rằng cội rể của chúng ta là như thế, chúng ta không thể không phạm tội; và một lần nữa trở lại với đức tin của sông Giô-đanh, là nơi mà Chúa chúng ta đã gánh mọi sự yếu đuối, bất toàn và tội lỗi của chúng ta, để chịu báp tem cùng với Chúa Jêsus và chịu chôn với Đấng Christ, là Đấng đã chết trên Thập tự giá. Khi chúng ta làm như thế, chúng ta có thể được giải thoát khỏi tội lỗi đã phạm sau khi đã tái sanh, và được tẩy sạch. Nắm lấy sự công chính của Đức Chúa Trời bằng cách xác nhận lần nữa sự cưú rỗi mua chuộc đời đời của chúng ta và tạ ơn Ngài vì sự cứu rỗi trọn vẹn và vĩnh cửu của Ngài. 
Chúa Jêsus đã tẩy đi mọi tội lỗi của thế gian. Vấn đề này được tìm thấy trong lương tâm của chúng ta. Mặc dù Chúa chúng ta đã giải quyết tội lỗi của thế gian qua Báp-tem của Ngài, nhưng bởi vì con người chúng ta không nhận biết rằng Chúa đã tẩy đi mọi tội lỗi của chúng ta với Báp-tem và sự đóng đinh của Ngài, nên lương tâm của chúng ta vẫn bị lo lắng như những tội nhân. Vì thế chúng ta dễ bị cảm giác rằng tội lỗi vẫn còn ở trong chúng ta, khi thực ra điều chúng ta cần phải làm là chỉ cần tin rằng mọi tội lỗi của chúng ta đã thực sự được tẩy đi rồi qua Phúc âm Nước và Thánh linh do Đức Chúa Jêsus Christ ban cho. 
Nếu lòng chúng ta từng bị tổn thương vì tội lỗi của chúng ta, vậy thì với lẽ thật nào mà chúng ta có thể làm lành vết thương tội lỗi này của chúng ta? 
Những vết thương này cũng có thể được chữa lành bởi tin nơi Phúc âm Nước và Thánh linh – có nghĩa là, bởi tin rằng Chúa chúng ta đã gánh mọi tội lỗi của thế gian trên mình Ngài bởi chịu Báp-tem nơi Giăng tại sông Giô-đanh, và tin rằng Ngài đã khiến mọi tội lỗi này mất đi bởi mang chúng đến Thập tự giá trên đồi Gô-gô-tha và đổ huyết Ngài trên đó. Nói cách khác, những việc làm tội lỗi mà chúng ta đã phạm sau khi nhận được sự tha tội cũng có thể được tẩy đi khi chúng ta một lần nữa xác nhận đức tin của chúng ta nơi Phúc âm rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã tẩy đi mọi tội lỗi của chúng ta, bao gồm cả tội lỗi của những việc làm này. 
Tội lỗi của thế gian đã được tẩy đi một lần đủ cả khi Đức Chúa Jêsus Christ nhận Báp-tem của Ngài và chịu đóng đinh. Như thế, tội lỗi của thế gian cũng như tội lỗi cá nhân của chúng ta không cần phải tẩy sạch hai lần hay ba lần, y như thể chúng phải được liên tục tẩy sạch vậy. Nếu ai đó dạy rằng sự tha tội phải được thực hiện từng chút từng chút, thì Phúc âm mà người ấy đang giảng dạy là Phúc âm giả. 
Đức Chúa Trời đã khiến tội lỗi của thế gian mất đi một lần đủ cả. Hê-bơ-rơ 9:27 nói với chúng ta rằng, “Vì đã định cho con người phải chết một lần rồi chịu phán xét.” Vì chúng ta chết một lần vì tội lỗi của chúng ta, thì ý muốn của Đức Chúa Trời là nên chúng ta cũng nên một lần nhận được sự tha tội. Bởi đến thêá gian này, Đức Chúa Jêsus Christ đã một lần gánh tất cả tội lỗi của chúng ta trên mình Ngài, đã chết một lần, cũng như chịu đoán xét một lần thay cho chúng ta. Ngài đã không thực hiện những điều này vài ba lần. 
Khi chúng ta nhận được sự tha tội bởi tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ bằng tấm lòng của chúng ta, thì chúng ta cũng phải tin và nhận sự tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta một lần đủ cả. Vì tội lỗi mà chúng ta phạm từ đó đôi khi làm trở đi tổn thương lòng chúng ta, nên điều chúng ta cần làm là đi đến trước Lời của sự cứu rỗi này, rằng Chúa chúng ta đã tẩy sạch mọi tội lỗi của chúng ta một lần đủ cả, để tẩy sạch và chữa lành tấm lòng ô uế của chúng ta bởi đức tin rằng: “Lạy Chúa, con đầy sự thiếu sót. Con đã phạm tội lần nữa. Con không thể sống cả cuộc đời theo ý muốn của Ngài. Nhưng khi Ngài chịu báp tem bởi Giăng tại sông Giô-đanh và đã đổ huyết trên Thập tự giá, chẳng phải Ngài cũng đã giải quyết mọi tội lỗi này của con sao? Ha-lê-lu-gia! Con ngợi khen Ngài, Chúa ơi!” 
Với đức tin như thế, chúng ta có thể xác nhận sự tha tội của chúng ta lần nữa và luôn luôn tạ ơn Chúa. Đoạn cuối cùng của Khải huyền nói với chúng ta rằng bởi đi đến trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ, cây của sự sống, và bởi tin rằng Chúa đã tẩy đi mọi tội lỗi của thế gian, nên những người đã nhận được sự tha tội được hưởng quyền bước vào Nước Đức Chúa Trời, Thành Thánh, qua đức tin của họ. 
Ai muốn vào thành của Đức Chúa Trời phải tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã mua chuộc tội lỗi của con người đời đời bởi một lần nhận Báp-tem của Ngaì và đổ máu Ngài ra. Cho dù chúng ta có nhiều hành động bất toàn, nhưng bởi tin nơi Báp-tem và huyết của Đức Chúa Jêsus Christ Cứu Chúa chúng ta, đức tin của chúng ta có thể được Đức Chúa Trời công nhận là thật, và chúng ta có thể đi đến trước cây sự sống. 
Chỉ bởi tin nơi Báp-tem và huyết của Đấng Christ thì chúng ta mới có thể có quyền uống nước sự sống chảy từ thành Giê-ru-sa-lem Mới và ăn trái cây sự sống. Bởi vì điều kiện để vào Trời mới và Đất mới, là điều không bao giờ được cho phép bởi bất cứ ai, chỉ đến từ Phúc âm Nước và Thánh linh, nên chúng ta phải bảo vệ đức tin của chúng ta và đồng thời giảng dạy Phúc âm đó cho nhiều người khác nữa. Cũng vậy, cụm từ “thực hiện những điều răn của Ngài” có nghĩa rằng chúng ta phải chiến thắng thế gian bởi đức tin – đó là tin và gìn giữ Phúc âm Nước và Thánh linh, và dâng mình để giảng dạy Phúc âm thật trên toàn cả thế giới. 
Trong Ma-thi-ơ đoạn 22, Chúa Jêsus nói với chúng ta về “câu chuyện về tiệc cưới.” Kết luận của câu chuyện này là những người không mặc đồ cưới của họ sẽ bị quăng ra ngoài nơi tối tăm (Ma-thi-ơ 22:11-13). Làm sao chúng ta có thể mặc đồ cưới để dự tiệc cưới Chiên Con, và đồ lễ cưới là gì? Đồ cưới khiêán cho chúng ta có thể vào dự tiệc cưới Chiên Con là sự công chính của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta qua Phúc âm Nước và Thánh linh. Bạn có tin nơi Phúc âm Nước và Thánh linh không? Nếu có thì bạn đang mặc sự đẹp đẽ trong sự công chính của Ngài nhờ đó mà bạn có thể vào Thiên đàng như là một cô dâu trong sạch của Con. 
Những người tái sanh chúng ta cũng phạm tội mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ những người công chính, là những người đã được tha thứ tội lỗi của họ trước mặt Đức Chúa Trời mới có đủ tiêu chuẩn được tẩy đi tội lỗi hằng ngày của họ bằng áo công chính của họ bởi đức tin. Bởi vì những người chưa được tha tội không đủ tiêu chuẩn để tẩy đi tội lỗi của họ, nên họ sẽ không bao giờ có thể tự tẩy sạch tội lỗi của họ với sự cầu nguyện ăn năn mỗi ngày. Việc chúng ta đã được cứu khỏi tội lỗi của thế gian bởi tin nơi Chúa được thực hiện bằng cách chúng ta biết và tin rằng Chúa đã tẩy đi mọi tội lỗi của thế gian do đến trong thế gian này, chịu Báp-tem và đổ huyết Ngài ra. 
Nói cách khác, chúng ta có thể xác nhận rằng tội lỗi hằng ngày của chúng ta đã được tẩy đi chỉ bởi Phúc âm thật của Ngài. Những người đã nhận được sự tha tội từ Chúa qua Lời của Nước và Huyết cũng có thể có sự tin chắc nơi sự cứu rỗi khỏi tội lỗi mà họ đã phạm trong khi họ đang sống mỗi ngày. 
Bởi vì Chúa chúng ta đã khiến tội lỗi của chúng ta sạch đi một lần đủ cả nên chúng ta cũng có thể tẩy đi tội mà chúng ta phạm bởi những hành động của riêng chúng ta bởi tin nơi sự cứu rỗi đời đời này. Nói cách khác, nếu điều này không đúng, thì làm sao chúng ta có thể trở nên vô tội? 
Làm sao chúng ta có thể vào được Thành Thánh của Thiên đàng? Làm sao chúng ta có thể đến trước Đức Chúa Jêsus Christ, cây của sự sống? Bởi tin nơi Chúa chúng ta, là Đấng đã khiến mọi tội lỗi của chúng ta mất đi, thì chúng ta có thể vào Nước Trời như những người trong sạch không tì vít; và khi nào chúng ta phạm tội trong cuộc sống, bởi đến trước Chúa chúng ta và xác nhận rằng Ngài cũng đã khiến những tội lỗi này mất đi, thì chúng ta có thể được giải thoát khỏi những tội lỗi đó. Đó là tại sao tôi nói với bạn rằng chỉ có những người tái sanh mới có đặc quyền được tha tội hằng ngày của họ bởi đức tin. 
Vua Đa-vít đã phạm tội trọng trước mặt Đức Chúa Trời, cho dù ông là một đầy tớ của Ngài. Ông đã phạm tội tà dâm với một người đàn bà có chồng, và đã giết chồng bà, một thần dân trung thành của ông. Tuy nhiên, ông đã ngợi khen Đức Chúa Trời vì sự tha thứ nhân từ của Ngài như thế này:
“Phước thay cho người nào được tha sự vi phạm mình! Được khỏa lấp tội lỗi mình! Phước thay cho người nào Đức Giê-hô-va không kể gian ác cho, Và trong lòng không có sự giả dối! (Thi-thiên 32:1-2). 
Ai là người được phước nhất trong thế gian và trước mặt Đức Chúa Trời? Người được phước không ai khác hơn là những người tái sanh; những người đã được cứu; và những người khi nào phạm tội trong cuộc sống, tin rằng Chúa đã khiến mọi tội lỗi của chúng ta biến mất, mỗi ngày đi đến suối sự sống tẩy đi tấm lòng ô uế của chúng ta. Đây là sự suy gẫm về sự giải cứu của chúng ta và xác định ân điển cứu rỗi vĩ đại của Chúa chúng ta. 
Chỉ có những người công chính đã nhận được sự tha tội, khiến mọi sự bất toàn của họ trở nên trọn vẹn. Hành động của họ là trọn vẹn và lòng họ cũng vậy. Bởi trở nên những người công chính trong sạch, chúng ta có thể vào Nước mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho chúng ta. Nếu chúng ta chỉ cần tiếp nhận những điều Đức Chúa Jêsus Christ, là cánh cửa của sự cứu rỗi và là cây sự sống, đã làm cho chúng ta, thì quyền năng của Ngài sẽ được bày tỏ, và vì thế tất cả chúng ta sẽ nhận được sự tha tội và được vào Thiên đàng. 
 
 

Những Người Đến Trước Cây Sự Sống 

 
Lý do mà chúng ta, những người đã nhận được sự tha tội, luôn luôn đến trước Chúa là để xác nhận rằng Chúa chúng ta đã khiến mọi tội lỗi của chúng ta biến mất, để suy gẫm về ân điển sự cứu rỗi lần nữa, để ghi nhớ điều đó và để ngợi khen Đức Chúa Trời, hầu cho chúng ta có thể dư khả năng vào Nước Đức Chúa Trời. Đây là tại sao chúng ta giảng dạy Phúc âm. 
Vô số Cơ-đốc-nhân, không thể gặp gỡ tôi tớ của Đức Chúa Trời, là những người có thể hướng dẫn họ bởi dạy họ về Kinh thánh cách chính xác, bị vướng trong sự hiểu sai Lời Chúa và tin cách sai lạc. Ngay cả hiện nay, có những người lo lắng vì những việc làm của họ, họ cầu nguyện ăn năn mỗi sáng và mỗi tối. Tại sao họ làm những việc này? Bởi vì họ tin rằng bởi làm như thế, tội lỗi của họ sẽ được tha. Và họ tin như vậy vì họ đã được dạy dỗ về những học thuyết sai lạc. Nhưng đây là những hành động không công chính trước mặt Đức Chúa Trời. Những người như thế là những người đáng thương, họ không biết về sự công chính của Đức Chúa Trời cũng như tình yêu vô điều kiện của Ngài. 
Kinh thánh không phải là một điều gì đó mà có thể nắm lấy cách nhẹ nhàng, giống như là Kinh thánh có thể được giải thích trong bất cứ cách nào mà người đó muốn. Nhưng vì người ta đã giải thích, dạy dỗ và tin nơi đó dựa trên những ý nghĩ do con người tạo ra, nên kết quả là như ở trên – nghĩa là họ vẫn không biết sự công chính và tình yêu của Đức Chúa Trời. Mỗi câu trong Kinh thánh đều có ý nghĩa chính xác của nó, và điều này chỉ có thể được giải thích cách đúng đắn bởi những tiên tri của Đức Chúa Trời, là những người đã nhận sự tha tội. 
Đi đến cây sự sống là để chúng ta tin nơi Chúa trong khi ở trên đất này, để mỗi ngày ghi nhớ rằng Chúa chúng ta đã khiến tội lỗi của chúng ta mất đi, để ngợi khen Ngài và để giảng dạy Phúc âm này. Những người tái sanh chúng ta, cũng ghi nhớ rằng Ngài đã gánh tội lỗi của chúng ta trên mình Ngài, xác nhận lẽ thật này mỗi ngày, thờ phượng Ngài với sự vui mừng cảm tạ, và đi đến trước Chúa chúng ta. 
Tuy nhiên, không phải quá đáng khi nói rằng Cơ-đốc-nhân trên toàn cả thế giới đã giải nghĩa sai câu này và tin sai rằng họ có thể vào Nước Đức Chúa Trời bởi tẩy đi tội lỗi của họ mỗi ngày qua sự cầu nguyện ăn năn. Nhưng đây không phải là ý của phân đoạn này. 
Sau khi nhận được sự tha tội, lòng chúng ta có thể vẫn bình an bởi xác nhận rằng Chúa chúng ta đã khiến mọi tội lỗi mà chúng ta đã phạm bởi những việc làm của chúng ta biến mất. Bởi xác nhận rằng sự tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta, chúng ta không còn bị nặng nề bởi tội lỗi nữa. Đây là con đường để đến cây sự sống trong Thiên đàng. 
Kinh thánh là một khía cạnh hoàn toàn khác hẳn với những ý nghĩ của con người. Như thế, để hiểu biết lẽ thật, trước nhất chúng ta phải học hỏi và lắng nghe lẽ thật từ những tôi tớ tái sanh của Đức Chúa Trời. 
 
 
Những Người Ở Ngoài Thành
 
Câu 15 nói, “Những loài chó, những thuật sĩ, những kẻ tà dâm, những kẻ giết người, những kẻ thờ hình tượng, và những kẻ ưa thích cùng làm sự giả dối đều ở ngoài hết thảy.” Lời này tượng trưng cho tất cả người của thời kỳ cuối cùng, là những người chưa được tái sanh. Thật tuyệt là Chúa chúng ta miêu tả những người này chính xác như thế. 
Một đặc tính của những con chó là chúng mửa ra – nghĩa là, chúng mửa ra những gì chúng ta đã ăn, ăn lại lần nữa và sau đó mửa ra nữa và rồi sau đó ăn lại những gì chúng vừa mữa ra đó. Chúa chúng ta nói ở đây rằng “những con chó” này sẽ không thể vào trong Thành. 
Vậy thì những con chó này ám chỉ đến ai? Có những người khóc la rằng, “Chúa ơi, con là một tội nhân; xin tẩy đi tội lỗi của con,” và sau đó hát ngợi khen Đức Chúa Trời rằng, “Tôi đã được tha tội, bạn đã được tha tội, tất cả chúng ta đã được tha tội!” Nhưng ngay sau đó, những người này lại khóc la rằng, “Chúa ơi, con là một tội nhân, nếu Ngài có thể, xin tha thứ cho con lần nữa. Sau đó họ lại hát lần nữa rằng, “Tôi đã được tha tội bởi Huyết nơi Gô-gô-tha!” 
Những người này cứ lập đi lập lại nhiều lần mà không ai chắc rằụng họ có thực sự được tha tội hay chưa. Không ai khác hơn loại người này là “những con chó” mà Kinh thánh đề cập đến. Chó sủa mỗi ngày. Chúng sủa vào buổi sáng, buổi chiều, và buổi tối. Những người này không sủa y như thế, nhưng họ khóc la rằng họ là tội nhân, cho dù họ đã được tha thứ tội lỗi của họ. Họ trở nên công chính trong một phút, phút kế họ trở thành tội nhân. 
Trong cách này, họ là những con chó, những con chó mửa ra những gì trong bụng và ăn lại, rồi sau đó mửa ra lần nữa và lại ăn lại lần nữa. Tóm lại, Kinh thánh ví những kẻ theo Chúa Jêsus vẫn còn tội trong lòng họ như là “những con chó.” Những con chó này không bao giờ có thể vào Thiên đàng, nhưng phải ở bên ngoài Thành. 
Kế đến, “những kẻ phù phép” là ai? Đây là những người, lợi dụng tình cảm trong sáng của những người đi nhà thờ, cướp tiền của họ bằng những lời nói ngọt ngào, và là những người gạt gẫm người ta với những dấu kỳ phép lại giả, là những điều mà họ cho là chữa bệnh của họ. Bởi vì họ dùng danh của Đức Chúa Trời cách bất kính nên họ không thể vào Thành Thánh. 
Cũng vậy, những kẻ dâm loạn, thờ thần tượng và những kẻ yêu thích cùng làm sự giả dối không thể vào Thành. Khi thời kỳ cuối cùng đến, những con chó và những kẻ phù phép sẽ dụ dỗ người ta, và Anti-christ sẽ xuất hiện. Anti-christ là kẻ dụ dỗ nhiều người với những dấu kỳ và phép lạ giả, cướp đi linh hồn của họ, chống nghịch lại Đức Chúa Trời và tìm cách tự nâng mình lên cao hơn cả Đức Chúa Trời để được người ta thờ phượng, và tất cả những người theo hắn không bao giờ có thể vào Thành. 
Như thế, nếu chúng ta rơi vào trong sự cám dỗ của những người cho rằng chúng ta vẫn có tội, hay nếu chúng ta rơi vào trong sự cám dỗ của những dấu kỳ phép lạ mà có thể kích thích cảm xúc của chúng ta, thì cuối cùng chúng ta sẽ ở bên ngoài Thành cùng với Anti-christ và Sa-tan, than khóc và nghiến răng, như Lời Đức Chúa Trời đã cảnh báo chúng ta. 
Câu 16-17 nói, “Ta là Jêsus, đã sai thiên sứ ta đến làm chứng về những sự đó cho các ngươi trước mặt các Hội thánh. Ta là chồi và hậu tự của Đa-vít, là sao mai sáng chói. Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.” 
Bạn đã nhận được sự tha thứ tôải lỗi bạn chưa? Qua Đức Thánh Linh và Hội thánh của Đức Chúa Trời, Chúa chúng ta đã ban cho chúng ta Phúc âm Nước và Thánh linh, là Phúc âm có thể khiến cho chúng ta được uống nước sự sống. Những ai đói sự công chính của Đức Chúa Trời, những ai khát Lời của lẽ thật, và những ai vô cùng muốn nhận được sự tha tội – đối với những người như thế, Đức Chúa Trời ban cho họ được bao phủ trong sự nhân từ của Ngài và đưa ra lời mời vào trong Lời của Ngài, là nước sự sống cứu rỗi của Ngài. Nhận được sự tha tội là con đường duy nhất để đáp lại lời mời vào Trời mới Đất mới này, là nơi có nước sự sống tuôn chảy. 
 
 
Lạy Chúa Xin Hãy Đến, A-Men! 
 
Câu 19 nói, “Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy.” 
Trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta không thể tin nơi bất cứ cách nào mà chúng ta muốn dựa trên ý nghĩ của riêng chúng ta. Nếu như nó được chép trong Lời của Đức Chúa Trời, điều chúng ta có thể nói chỉ là “Vâng đúng,” vì nếu ai nói “không” với Lời Kinh thánh, thì Chúa chúng ta cũng sẽ đuổi anh/chị đó đi, Ngài nói rằng, “Ngươi không phải là con cái của Ta.” Đây là tại sao chúng ta phải tin Ngài theo như Lời. Chúng ta không thể thêm hay bớt từ bất cứ Lời nào của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta phải tin nơi đó y như được chép. 
Nắm lấy các tôi tớ của Đức Chúa Trời và tin nơi những điều mà Đức Thánh Linh phán qua Hội thánh của Đức Chúa Trời chính là đức tin thật. Nhưng nhiều người, vì họ loại trừ Phúc âm Nước và Thánh linh khỏi đức tin của họ, nên họ vẫn còn tội lỗi trong lòng. Cho dù Lời Chúa phán với chúng ta nhiều lần rằng chỉ có những người sạch tội mới có thể vào Thành Thánh của Đức Chúa Trời, nhưng họ vẫn bỏ Báp-tem của Chúa Jêsus ra khỏi niềm tin của họ, và ngược lại họ khăng khăng thêm vào đó những hành động của họ như là cầu nguyện ăn năn và dâng hiến vật chất. 
Những người tin Chúa Jêsus là Cứu Chúa của họ phải có thể xưng nhận với đức tin của họ rằng tất cả tội lỗi của con người đã chuyển sang Chúa Jêsus qua Báp-tem mà Ngài đã nhận nơi Giăng Báp-tít tại sông Giô-đanh. Nếu bạn bỏ đi Báp-tem của Chúa Jêsus thì thực ra bạn đang từ bỏ niềm tin của chính bạn. Nói cách khác, nếu bạn không tin nơi Phúc âm Nước và Thánh linh, thì ngay cả huyết của Thập tự giá cũng trở nên vô nghĩa, và sự sống lại của Đấng Christ cũng không liên quan gì đến bạn. Chỉ có những người tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến mọi tội lỗi của họ sạch đi là thích hợp với sự sống lại của Chúa Jêsus và chỉ họ mới có thể loan báo về sự đến lần hai của Chúa Jêsus, như sứ đồ Giăng đã làm trong câu 20. 
Câu 20 nói, “Đấng làm chứng cho những điều ấy, phán rằng: Phải, ta đến mau chóng. A-men, lạy Đức Chúa Jêsus, xin hãy đến!” Chỉ có những người công chính mới có thể nói như vậy. Chúa chúng ta sẽ sớm trở lại thế gian này, theo như sự cầu nguyện của những người công chính. Chỉ những người công chính, là người đã nhận được sự tha tội trọn vẹn bởi tin nơi Phúc âm Nước và Thánh linh, mới có thể vui mừng và hăm hở trông mong sự Chúa trở lại mau chóng. Đây là bởi vì những người chuẩn bị để đón Chúa chỉ là những người được mặc áo Phúc âm Nước và Thánh linh – nghĩa là những người vô tội. 
Chúa chúng ta đang chờ đợi ngày mà Ngài sẽ đáp lại sự mong đợi của những người công chính, ngày Ngài trở lại thế gian. Ngài sẽ tưởng thưởng chúng ta Vương Quốc Ngàn Năm và mặc cho những người công chính chúng ta ơn lớn vào Trời mới Đất mới của Ngài, là nơi nước sự sống tuôn chảy. Sự chờ đợi này của Chúa chúng ta không còn lâu nữa. Như thế, mọi điều chúng ta có thể làm là chỉ nói, “A-men, lạy Chúa Jêsus, xin hãy đến!” Và, với đức tin cùng sự cảm tạ, chúng ta hăm hở trông đợi ngày Chúa trở lại. 
Cuối cùng, câu 21 nói, “Nguyền xin ân điển của Đức Chúa Jêsus ở với mọi người!” Sứ đồ Giăng đã kết thúc sách Khải huyền bằng lời cầu nguyện chúc phước của ông đối với mọi người. Ông dâng lời cầu nguyện vào lúc cuối cùng, với lòng hy vọng mọi người tin nơi Chúa Jêsus, được cứu và được vào thành của Đức Chúa Trời. 
Hỡi các tín đồ yêu dấu của tôi, việc chúng ta đã được Đức Chúa Trời cứu có nghĩa rằng Ngài yêu chúng ta, đã giải cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi, và đã khiến chúng ta trở nên dân sự Ngài. Vì thế thật là tuyệt vời và cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã khiến chúng ta trở nên công chính hầu cho chúng ta có thể vào Nước Ngài. 
Đây là điều cốt lõi mà Kinh thánh nói với chúng ta. Để khiến chúng ta sống đời đời trong Nước Ngài, Đức Chúa Trời đã cho phép bạn và tôi được tái sanh bởi nghe Phúc âm thật này, và Ngài đã giải cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi và sự đoán phạt của chúng ta. Tôi ngợi khen và cảm tạ Chúa chúng ta vì sự cứu rỗi của Ngài. 
Thật may mắn là chúng ta đã chắc chắn nhận được sự tha tội. Chúng ta là những người đã được phước lớn bởi Đức Chúa Trời. Chúng ta là những tiên tri của Ngài. Như thế, chúng ta phải rao truyền Phúc âm của sự tha tội cho tất cả những linh hồn chưa được nghe đến Phúc âm này, và cũng dạy họ Lời Khải huyền, sự làm trọn của Phúc âm. 
Tôi hy vọng và cầu nguyện rằng mọi người sẽ tin nơi Chúa Jêsus, là Đấng Sáng Tạo, là Cứu Chúa và là Quan Án, và khi thời kỳ cuối cùng đến, chúng ta được vào trong nơi thánh của Trời và Đất mới do Chúa ban cho. Nguyền ân điển của Chúa Jêsus chúng ta ở cùng với tất cả các bạn.