Search

Sermons

Chủ đề 9: Sách Rô-ma (Giải nghĩa sch Rô-ma)

[Chapter 1-1] Giới thiệu Sách Rô-ma đoạn 1

“Thư tín của Sứ đồ Phao-lô gởi cho những tín đồ thành Rô-ma” có thể được xem như một của báu của Kinh Thánh. Chủ yếu là nó liên hệ đến việc làm thế nào người ta có thể đạt đến sự công chính của Đức Chúa Trời bởi tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh. So sánh sách Rô-ma và thư tín của Gia-cơ, vài người cho rằng thơ trước là “lời châu ngọc” và thơ sau là “lời của rơm rạ”. Tuy nhiên, sách Gia-cơ cũng là Lời của Đức Chúa Trời như sách Rô-ma. Chỉ có sự khác biệt là sách Rô-ma là quí vì nó cung cấp một cái nhìn tổng quát về Kinh Thánh, trong khi sách Gia-cơ quí giá vì nó là lời dạy cho người công chính sống theo ý Đức Chúa Trời. 
 
 
Phao-lô là ai?
 
Trước hết chúng ta hãy đọc Rô-ma 1:1-7 “Phao-lô, tôi tớ của Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm sứ đồ, để riêng ra đặng giảng Tin Lành Đức Chúa Trời, là Tin Lành xưa kia Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri Ngài mà hứa trong Kinh Thánh, về Con Ngài, theo xác thịt thì bởi dòng dõi vua Đa-vít sanh ra, theo thần linh của thánh đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta, nhờ Ngài chúng ta đã nhận lãnh ân điển và chức sứ đồ, để đem mọi dân ngoại đến sự vâng phục của đức tin, vì danh Ngài, trong các dân ấy anh em cũng đã được gọi bởi Đức Chúa Jêsus Christ; gởi cho hết thảy những người yêu dấu của Đức Chúa Trời tại thành Rô-ma, được gọi làm thánh đồ. Nguyền cho anh em được ân điển và sự bình an từ nơi Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, và từ nơi Đức Chúa Jêsus Christ!”
 Những đoạn này có thể qui cho Phao-lô vì “lời chào thăm cùa Phao-lô gởi cho Cơ đốc nhân ở thành Rô-ma.” Phao-lô chào thăm họ với tư cách như người nô lệ của Đức Chúa Jêsus Christ, người trở nên công chính của Đức Chúa Trời. 
Câu 1 trả lời câu hỏi ‘Phao-lô là ai?’ Oâng là một người Do-thái, là người đã gặp Chúa Phục sinh trên đường đến thành Đa-mách, và là một cái bình được chọn cho Chúa (Công Vụ Các Sứ đồ 9:15) để truyền bá Phúc âm cho dân ngoại. 
 
 

Phao-lô rao truyền Phúc âm thật dựa trên hệ thống tế lễ và lời tiên tri trong Cứu-ước 

 
Trong câu 2, Phao-lô một Sứ đồ rao giảng Phúc âm dựa trên lời trong Kinh Thánh Cựu-ước. Ông định nghĩa “Phúc âm của Đức Chúa Trời” như là “đã dùng các đấng tiên tri Ngài mà hứa trong Kinh Thánh,” Qua câu này, chúng ta có thể thấy rằng Sứ đồ Phao-lô rao giảng Phúc âm của Nước và Thánh Linh dựa trên hệ thống tế lễ trong Cựu-ước. Hơn nữa, câu 2 chỉ tỏ rằng Phao-lô được chọn để làm công việc của Phúc âm. 
Cụm từ “đã dùng các đấng tiên tri Ngài mà hứa trong Kinh Thánh” ngụ ý lời hứa của Đức Chúa Trời sai Đức Chúa Jêsus Christ, đấng xuất hiện trong hệ thống của tế lễ hay những lời tiên tri trong Cựu-ước. Tất cả những tiên tri của thời Cựu-ước, bao gồm cả Môi-se, Ê-sai, Ê-xê-chi-ên, Giê-rê-mi, Đa-ni-ên, mang lời chứng thật về Đức Chúa Jêsus Christ đã sẽ đến trong thế gian, chết trên Thập tự giá sau khi nhận lấy tất cả tội lỗi của thế gian. 
Phúc âm mà Sứ đồ Phao-lô phân phát là gì? Ông rao giảng Phúc âm của Nước và Thánh Linh; nói về Con Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jêsus Christ. 
Một vài người nói rằng những lời trong Cựu-ước chưa kết thúc, và người khác khẳng định trên cùng một quan điểm, dùng Ma-thi-ơ 11:11 như là một chứng cớ. Vài Cơ đốc nhân cũng phớt lờ sự trọn vẹn của Cựu-ước. 
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã hứa lời hứa của Ngài với chúng ta qua Cựu-ước và Ngài hoàn thành lời hứa này qua Đức Chúa Jêsus Christ trong Tân-ước. Vì thế, trong thế giới của đức tin, Tân-ước không thể tồn tại mà không có Cựu-ước, và trong cùng một cách, lời của Cựu-ước không thể ứng nghiệm mà không có lời của Tân-ước. 
Sứ đồ Phao-lô được chọn vì Phúc âm của Đức Chúa Trời. Thế thì, câu hỏi là, “Loại Phúc âm nào mà ông đã rao giảng?” Oâng rao giảng sự thật về Đức Chúa Jêsus Christ đến trong thế gian và cứu chúng ta ra khỏi tất cả tội lỗi của chúng ta qua Phúc âm của Nước và Thánh Linh, trên căn bản Kinh Thánh Cựu-ước. Vì thế, bất cứ khi nào chúng ta rao giảng Phúc âm của Nước và Thánh Linh, chúng ta cũng nên dựa vào nền tảng những lời tiên tri và hệ thống dâng tế lễ của Cựu-ước. Chỉ cách ấy người ta mới đến để tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh là thật, và Kinh Thánh Tân-ước ứng nghiệm những lời hứa của Cựu-ước. 
 Từ lúc khởi đầu của Tân-ước, chúng ta có thể thấy sự nhấn mạnh của nó được đặt vào Báp-têm của Chúa Jêsus nhận từ Giăng và huyết Ngài trên Thập tự giá. Trong khi trong cốt lỏi của Cựu-ước, có hệ thống dâng của tế lễ, và đó là phương cách cứu chuộc tội cho tội nhân. Anh / chị ấy phải chuyển tội của mình qua con sinh tế bằng cách đặt tay trên đầu con sinh tế và làm đổ huyết nó ra để người ấy được tha tội. 
Rồi, nếu sự đặt tay và huyết của con sinh tế vì sự chuộc tội trong Cựu-ước, thì nó là gì trong Tân-ước? Đó là phép Báp-têm của Chúa Jêsus đã nhận và huyết Ngài trên Thập tự giá. Hơn thế nữa, Thầy Tế lễ Thượng phẩm được đề cập trong Cựu-ước (Lê-vi-ký 16:21) thì tương đương với Giăng Báp-tít trong Tân-ước. 
Câu 3 và 4 trả lời câu hỏi, “Ngôi vị của Chúa Jêsus là gì?” Những câu này giải thích về đặc tính chung của Ngài. Theo phần xác Chúa Jêsus được sanh ra trong dòng dõi Đa-vít và bởi Đức Thánh Linh, Ngài được xưng là Con Đức Chúa Trời bởi quyền năng của sự phục sinh từ kẻ chết. Vì vậy, Ngài trở nên Cứu Chúa bởi ban nước và huyết cho những ai tin nhận Ngài. Đức Chúa Jêsus Christ trở nên Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi, Vua muôn vua và Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm đời đời cho những ai tin. 
Trong vài thuyết Thần đạo Cơ đốc, thần tánh của Đức Chúa Jêsus bị chối bỏ. Những thuyết thần học này nói, “Ngài chỉ là một chàng trai trẻ xuất chúng” Hơn nữa, theo thuyết Tân Thần đạo (New Theology), “có sự cứu rỗi trong tất cả các tôn giáo.” Vì vậy, theo những trường thần học tự do, người ta khẳng định rằng họ phải chấp nhận lời phù chú, Phật giáo, Công giáo và tất cả những tôn giáo khác trên thê giới. Cái gọi là Thần đạo tự do (Liberal Theology) hay Tân Thần đạo nói rằng mọi việc sẽ được tôn trọng, và vì thế, tất cả mọi người phải được hiệp nhất và trở nên một. 
Tuy nhiên, Kinh Thánh đã nói thật rõ ràng từ lúc ban đầu, Đức Chúa Trời tạo dựng nên trời và đất. Thế thì, ai là Đức Chúa Trời? Đó là Đức Chúa Jêsus Christ. Danh hiệu “Christ” nghĩa là “được xức dầu”. Trong Cựu-ước, một vua hay một tiên tri được xức dầu trên đầu bởi thầy tế lễ cả. Vì thế, Chúa Jêsus được xem như là Vua muôn vua. Một người từ chối Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời thì không phải là người tin Đức Chúa Trời 
Ngày nay, đức tin của con người trên toàn thế giới đang quây về với chủ nghĩa thống nhất Cơ đốc giáo trên toàn thế giới trên căn bản chủ nghĩa đa tôn giáo. Họ ngợi khen và thờ phượng trong khi liên kết với tất cả các loại yếu tố từ các tôn giáo ngoại giáo như Phật giáo và khổng giáo. Vào thời điểm nào đó, hội chúng thờ phượng theo cách Phật giáo, và trong thời điểm khác họ làm việc ấy trong phương cách Cơ đốc giáo. Tốt, có thể có một hổn hợp thức ăn ngon ngọt. Tuy nhiên, khi nói đến đức tin, càng tinh khiết càng tốt đẹp. 
Vì thế, để trả lời cho câu hỏi cho câu 3 và 4, “Ai là Chúa Jêsus?” thì Ngài là Đấng được biết đến như Con Đức Chúa Trời bởi quyền năng của sự sống lại từ kẻ chết. Đấng Christ trở nên Chúa và Cứu Chúa chúng ta. 
Câu 5 và câu 6 mô tả thế nào Phao-lô trở thành Sứ đồ bởi Đức Chúa Trời. Oâng trở thành một chứng nhân rao giảng Phúc âm cho dân ngoại để họ có thể nhận sự cứu rỗi bởi tin vào Đức Chúa Jêsus Christ. 
 
 

Sứ đồ Phao-lô đã có loại thẩm quyền nào? 

 
Như được viết trong câu 7, Sứ đồ Phao-lô có thẩm quyền ban phước cho người tin trong Chúa Jêsus bởi danh Đức Chúa Trời. Thẩm quyền của một Sứ đồ có nghĩa là quyền năng thuộc linh của con người có thể ban phước cho tất cả những người trong danh Chúa Jêsus Christ. 
Vì vậy, Phao-lô có thể nói, “Nguyền cho anh em được ân điển và sự bình an từ nơi Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, và từ nơi Đức Chúa Jêsus Christ!” 
 
Ở đây, tôi muốn nghĩ đến ít nhiều về lời chúc phước này. Nó dường như Sứ đồ Phao-lô có thẩm quyền ban phước cho mọi người, và bất cứ khi nào chúng ta kết thúc buổi thờ phượng vào Chúa nhựt, chúng ta kết thúc với lời chúc phước. “Cầu xin Đức Chúa Trời ban loại phước lành cho các Thánh đồ.” Và những lời chúc phước nguyên thủy theo sau. 
Chúng ta hãy bắt đầu với Dân số ký 6:22. “Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy nói cùng A-rôn và các con trai người mà rằng: Các ngươi phải chúc phước cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Cầu xin Đức Giê-hô-va ban phước cho ngươi và phù hộ ngươi!”
A-rôn thầy Tế lễ Thượng Phẩm và các con trai của ông được phán bảo, “Đây là cách mà ngươi sẽ chúc phước cho con cái Y-sơ-ra-ên” Nếu họ ban phước cho dân Y-sơ-ra-ên theo cách này, Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho họ như được phán trong Kinh Thánh. Khi chúng ta nhìn vào tất cả thơ tín của Phao-lô, chúng ta có thể thấy ông thường nói, “Cầu xin ân điển của Chúa chúng ta ở với anh em”. Điều này chỉ tỏ rằng nó không phải chính ông ta ban phước, nhưng Đức Chúa Trời là Đấng ban nó. Vì thế, Sứ đồ Phao-lô luôn luôn chúc phước cho các thánh đồ trong cuối các thơ tín của ông ta. 
Phao-lô có thẩm quyền ban phước cho dân sự của Đức Chúa Trời. Thẩm quyền này không được ban cho tất cả Mục sư Cơ đốc. Thay vào đó, nó chỉ được ban cho những đầy tớ của Đức Chúa Trời. Khi những đầy tớ Đức Chúa Trời chúc phước nói rằng họ thật sự mong muốn ban phước, thì Đức Chúa Trời ban cho họ những phước lành thật sự thể theo lời chúc phước. 
Đức Chúa Trời ban thẩm quyền thiên quốc không chỉ cho những đầy tớ của Ngài, nhưng cũng cho tất cả những thánh đồ tái sanh. Đức Chúa Trời phán, “Kẻ nào mà các ngươi tha tội cho, thì tội sẽ được tha; còn kẻ nào các ngươi cầm tội lại, thì sẽ bị cầm cho kẻ đó” (Giăng 20:23). Ngài ban lọai thẩm quyền này cho tất cả những người công chính. Vì thế, nên chú ý rằng người không phải đối diện với thánh đồ tái sanh hay các đầy tớ của Ngài, vì mỗi người cùng phải đối diện với Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời đã ban thẩm quyền ban phước hay rủa sả cho các Sứ đồ cũng như những đầy tớ của Ngài và người công chính. 
 
 
Sứ đồ Phao-lô mong muốn truyền đạt ân tứ thuộc linh lên các thánh đồ
 
Chúng a hãy đọc Rô-ma 1:8-12. “Trước hết, tôi nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, vì hết thảy anh em mà tạ ơn Đức Chúa Trời tôi về đức tin anh em đã đồn khắp cả thế gian. Vì Đức Chúa Trời mà tôi lấy tâm thần hầu việc, bởi sự giảng Tin Lành của Con Ngài, làm chứng cho tôi rằng tôi nhắc đến anh em không thôi trong mọi khi tôi cầu nguyện, thường xin Đức Chúa Trời, bởi ý muốn Ngài, sau lại có thể gặp dịp tiện đi đến nơi anh em. Thật vậy, tôi rất mong mỏi đến thăm anh em, đặng thông đồng sự ban cho thiêng liêng cùng anh em, hầu cho anh em được vững vàng, tức là tôi ở giữa anh em, để chúng ta cùng nhau giục lòng mạnh mẽ bởi đức tin chung của chúng ta, nghĩa là của anh em và của tôi.” 
Trước hết, Phao-lô cảm tạ Đức Chúa Trời về những gì? Ông cảm tạ Chúa vì các Cơ đốc nhân ở thành Rô-ma bởi vì họ tin Chúa Jêsus và qua họ, Phúc âm được rao giảng ra cho những người khác. 
Trong câu 9 và câu 10, người ta có thể đặt câu hỏi, “Tại sao Sứ đồ Phao-lô muốn đến thành Rô-ma trong chuyến truyền giáo của ông?” Lý do cho vấn đề này là vì Phúc âm của Nước và Thánh Linh được rao giảng ra trong thành Rô-ma trong lúc ấy, nó sẽ được lan truyền ra khắp thế giới. Như thể cả thế giới ngày nay nhìn vào nước Mỹ, trong thời xa xứa ấy, Rô-ma là trung tâm của thế giới như có lời nói rằng, “Đường nào cũng về La-mã.” 
Chúng ta đang làm nhiều việc để rao giảng phúc âm trong nước Mỹ. Nếu chúng ta rao truyền Phúc âm của Nước và Thánh Linh trong nước Mỹ, nhiều giáo sĩ sẽ ra đi khắp thế giới đề rao giảng Phúc âm tốt đẹp cho người khác. Vì thế Phao-lô mong muốn đến Rô-ma. 
 
 

Ân tứ thuộc linh mà Phao-lô nói đến

 
Câu 11 viết, “Thật vậy, tôi rất mong mỏi đến thăm anh em, đặng thông đồng sự ban cho thiêng liêng cùng anh em, hầu cho anh em được vững vàng,”
Phao-lô muốn nói gì khi truyền đạt một số ân tứ thuộc linh hầu để họ được vững vàng? Aân tứ thuộc linh mà ông nói đến là Phúc âm của Nước và Thánh Linh, mà chúng ta đang rao truyền. Câu 12 viết, “Tức là tôi ở giữa anh em, để chúng ta cùng nhau giục lòng mạnh mẽ bởi đức tin chung của chúng ta, nghĩa là của anh em và của tôi.”
Nói rằng một vài ân tứ thuộc linh sẽ tác động trên người ta cho phép họ được vững vàng và an ủi người ta bởi đức tin trưởng thành của Phao-lô lẫn họ, là vì bởi sự raop truyền Phúc âm của Nước và Thánh Linh, Phao-lô muốn cho người ta được an nghĩ, thoải mái, nhận phước hạnh, và có sự thông công với nhau trong cùng một đức tin. 
Sứ đồ Phao-lô muốn nói rằng ông muốn được sự an ủi lẫn nhau bởi đức tin trưởng thành mà ông muốn rao truyền Phúc âm của Nước và Thánh Linh một lần nữa cho Hội Thánh ở Rô-ma. Bây giờ tất cả các thành viên trong Hội thánh chúng ta phải hiểu và biết cách chính xác về Phúc âm của Nước và Thánh Linh, nhưng ở đó cũng xuất hiện một số tìn đồ danh sách là những người không tin Phúc âm thật. Giống như thế, Hội thánh ở Rô-ma có nhu cầu làm tươi mới Phúc âm. 
Vì thế, Sứ đồ Phao-lô nói rằng ông có thể được khuyến khích bởi đức tin trưởng thành trong ông ta. Thật vậy, chúng ta nhận sự an ủi trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời và long chúng ta có thể an nghĩ trong sự bình an nhờ đức tin trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Chúng ta không thể an nghĩ trong sự bình an mà không Phúc âm của Nước và Thánh Linh. 
 Hơn nữa, Kinh Thánh chép, “tôi rất mong mỏi đến thăm anh em, đặng thông đồng sự ban cho thiêng liêng cùng anh em, hầu cho anh em được vững vàng.”
Ân tứ thuộc linh này là Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Người ta có thể trở nên con cái Đức Chúa Trời và nhận phước chỉ khi anh / chị ấy tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh. 
Tuy nhiên, cái gì đã làm cho người ta có cuộc sống đạo đức hay trung thành như bỏ từ bỏ hút thuốc, uống rượu và không làm những điều sai trái nếu họ không biết Phúc âm của Nước và Thánh Linh, cho dù họ tin Chúa Jêsus? Những việc làm của họ không là gì trước sự công chính của Đức Chúa Trời. Sự công chính của Đức Chúa Trời thì lớn hơn nhiều sự công chính của loài người. Thật là để để kéo người ta đến nhà thờ, nhưng vấn đề quan trọng là rao giảng Phúc âm của Nước và Thánh Linh cho những người tín đồ mới này để họ có thể được tha tất cả tội của họ và trở nên con cái Đức Chúa Trời bởi mặc lấy phước hạnh thuộc linh của Thiên đàng. 
Sứ đồ Phao-lô muốn các thánh đồ ở thành Rô-ma được khuyến khích bởi đức tin của riêng họ, vì thế ông nói, “tôi rất mong mỏi đến thăm anh em, đặng thông đồng sự ban cho thiêng liêng cùng anh em, hầu cho anh em được vững vàng,” 
Vì vậy, Sứ đồ Phao-lô phải rao giảng Phúc âm thật cho tất cả hội chúng của Hội thánh để làm cho họ có đức tin, để họ được vững vàng bởi đức tin của riêng họ trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Ông phải phân phát cho tín đồ của Hội thánh Rô-ma Phúc âm của Nước và Thánh Linh và dạy họ những gì là đúng. 
Đây là những gì đã làm cho Sứ đồ Phao-lô khác với các nhà truyền giáo trong thế giới ngày nay. Trong thư tín gởi cho Hội thánh Rô-ma, Sứ đồ Phao-lô nói rằng ông muốn mọi người được vững vàng bởi tác động của ân tứ thuộc linh, và khuyến khích họ bởi đức tin trưởng thành của Hội thánh và của ông ta. Đây là những gì mà các nhà truyền đạo ngày hôm nay phải học từ Sứ đồ Phao-lô. Sứ đồ Phao-lô thường rao giảng Phúc âm của Nước và Thánh Linh để người ta có thể phân biệt giữa anh em thật và những người giả dối. 
Trong những ngày ấy, Hội thánh dạy cho một nhóm những người mới gia nhập nhận những bài học về giáo lý trong vòng 6 tháng hay cả năm, cuối cùng họ nhận báp têm. Thế đó, họ nhận báp-têm không cần biết họ có biết về Phúc âm cũa Nước và Thánh Linh mà Chúa Jêsus đã làm trọn hay không. Nói cách khác, mặc dù người ta trở thành một thành viên của một Hội thánh, họ không thể trở thành con cái Đức Chúa Trời là những ai nhận được sự công chính của Ngài. Những mục sư ngày nay chỉ một việc là đòi hỏi người mới tin Chúa phải học thuộc lòng Mười Điều răn và bài Tín Điều các Sứ Đồ. Nếu ngươiụ mới tin Chúa qua được kỳ khảo sát thuộc lòng này, rồi họ hỏi, “Bạn có bỏ uống rượu chứa? Bỏ hút thuốc chưa? Bạn có dâng 1/10 hàng tháng không? Bạn có cuộc sống tốt lành không 
Lý do mà các Hội Thánh châu Aâu, châu Á và khắp the giới trở nên xa cách sự công chính của Đức Chúa Trời là vì họ đuổi theo sự công chính của con người. Ngày nay, ngay cả ở Hàn quốc, hay được gọi là “Giê-ru-sa-lem của châu Á”, số lượng Cơ đốc nhân đang giảm dần. Bây giờ, thời điểm đã đến mà trong đó không ai muốn đến với Hội thánh ngoại trừ có những sự kiện đặc biệt xảy ra trong Hội thánh như là Lễ Hội Ngợi khen hay hòa nhạc “pop”. Mặc dù người ta đến, những bài giảng thông thường được ban phát cho giới trẻ chứa đựng những chủ đề như, “Đừng hút thuốc, hãy sống một cuộc sống đạo đức, giữ ngày Chúa nhựt và làm khối việc tình nguyện,” không có gì liên quan với sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Vì con người nhạy cảm với tội lỗi và quá yếu đuối để từ bỏ tội lỗi, anh / chị ấy phải nương dựa vào Đức Chúa Trời. Vì thế khi một người gia nhập vào Hội thánh của Đức Chúa Trời, chúng ta phải phân phát cho họ Phúc âm của Nước và Thánh Linh để họ có thể nhận được sự công chính của Đức Chúa Trời. Đối với họ, chúng ta nên thật sự chuyển sự công chính của Đức Chúa Trời mà nói rằng anh và tôi được vô tội mặc dù chúng ta vẫn thiếu hụt. 
Hãy giữ chặt điêàu này trong trí. Con người chỉ có thể sống theo ý muốn Đức Chúa Trời sau khi anh / chị ấy trở nên vô tội bởi tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời. Người ta có thể rao giảng Phúc âm một lần thì những nan đề của anh / chị ấy được ổn định. Công việc rao truyền Phúc âm của chúng ta cho người khác sẽ không đặt trước sự ổn định cuảa những nan đề tội lỗi trong chúng ta. Người ta sẽ không bao giờ rao truyền Phúc âm thật cho người khác ngoại trừ những nan đề tội lỗi của anh / chị ấy được giải quyết. 
 
Kinh Thánh nói rằng Sứ đồ Phao-lô đã thật sự tác động vài ân tứ thuộc linh lên người khác. Aân tứ mà Phao-lô nói đến không phải là nói tiếng lạ hay chữa lành mà nó được đề cập đến bởi Phong Trào Ngũ Tuần trong Cơ đốc giáo ngày nay. Hầu hết Cơ đốc nhân cho rằng vài hiện tượng lạ như thấy khải tượng, tiên tri, nói tiếng khác, hay chữa lành là ân tứ. 
Tuy nhiên, những việc này không phải là ân tứ thuộc linh từ thiên đàng. Thấy khải tượng trong khi cầu nguyện hoàn toàn không phải là ân tứ thuộc linh. Một người kêu gàu cách lộn xộn hay một người trong một hang đá đang yếu ớt bất cứ khi nào anh / chị ấy nghe âm thanh lạ trong lúc không ngũ được trong 3 đêm dài thì không phải là ân tứ từ Đức Chúa Trời. Người ta có thể tuyên bố rằng họ có thể nói được những ngôn ngữ khác và ngã xuống sàn nhà bất tĩnh sau khi kêu gào những âm thanh lạ “la-la-la-la” với lưỡi uốn cong lại thì không phải là dấu hiệu của một người đầy dẩy Đức Thánh Linh. Mà thay vào đó nó giống như một bệnh nhân mà thần kinh không ổn định đang đi vào sự rối loạn. Tuy nhiên, có cái gọi là “những nhà phục hưng ân tứ” là những ngưòi khẳng định rằng họ dạy cho các Cơ đốc nhân biết thế nào để nói tiếng lạ hay thế nào để nhận Đức Thánh Linh. Họ đang làm những việc thật sự sai trật và đức tin mà họ đang có là hoàn toàn không đúng. 
Nước hằng sống của Đức Thánh Linh tuôn chảy từ lòng của chúng ta khi chúng ta thực hiện những công việc thuộc linh của Đức Chúa Trời cách trung tín và bước theo Chúa chúng ta. Nước của Đức Thánh Linh sẽ tuôn chảy trong lòng chúng ta khi chúng ta giảm đi công việc của xác thịt và theo đuổi công việc thuộc linh. 
Cơ đốc nhân nên nhận ân tứ thuộc linh của sự tha tội bởi tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Vài người nói rằng rất nhiều Cơ đốc nhân ngày nay đang đối diện với địa ngục trong khi họ ngồi trên các băng ghế nhà thờ. Điều này chỉ tỏ rằng HT ngày nay khuyến khich người ta tìm sự công chính của con người thay vì rao giảng sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Anh chị em thân mean, mặc dù người ta chất thanh2 đống những công việc công chính của con người sau khi tham dự vào Hội thánh, điều này không có nghĩa là anh / chị ấy nhận được ân tứ thuộc linh bởi việc làm. Chúng ta nên đặt sự công chính của Đức Chúa Trời vào lòng chúng ta bởi tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh để nhận được ân tứ thuộc linh.
 
Chúng ta hãy đọc câu 13 đến 17, “Vả, hỡi anh em, tôi chẳng muốn anh em không biết rằng đã ghe phen tôi toan đi thăm anh em, đặng hái trái trong anh em cũng như trong dân ngoại khác; song về sự đó tôi bị ngăn trở cho đến bây giờ. Tôi mắc nợ cả người Gờ-réc lẫn người dã man, cả người thông thái lẫn người ngu dốt. Aáy vậy, hễ thuộc về tôi, thì tôi cũng sẵn lòng rao Tin Lành cho anh em, là người ở thành Rô-ma. Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc; vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin.”
Sứ đồ Phao-lô mong muốn đến thành Rô-ma. Tuy nhiên, ông ta không thể thực hiện được vì ông còn bị ngăn trở. Vì vậy ông cần phải cầu nguyện để cầu xin Chúa mở cánh cửa cho việc truyền giáo của ông. Giống như thế, chúng ta nên dâng lên cùng một lời cầu nguyện trong khi rao giảng Phúc âm cho thế giới qua văn phẩm. Chỉ khi chúng ta cầu nguyện sẽ lay chuyển ý muốn của Đức Chúa Trời và chỉ khi Đức Chúa Trời mở cửa và đường cho chúng ta, chúng ta sẽ có thể phân phát Phúc âm của Nước và Thánh Linh. 
 
 
Phao-lô mắc nợ mọi người 
 
Sứ đồ Phao-lô nói với ai là ông đã mắc nợ họ và nợ này là gì mà ông muốn nói trong câu 14 và 15? Oâng nói rang ônbg đã trở thành con nợ của cà người Hy lạp lẫn người dã man, và ông nợ họ về việc rao giảng Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Oâng nói thêm ông là con nợ của người khôn ngoan lẫn người ngu dốt. Vì thế, ông mong muốn rao giảng Phúc âm cho những người ở thành Rô-ma bằng cách tốt nhất mà ông có thể làm được. 
Vì vậy, mục đích của Sứ đồ Phao-lô trong khi viết thơ này cho Hội thánh là để phân phát Phúc âm. Ông nhận thấy rằng ngay trong lòng của những người trong Hội thánh tại Rô-ma, Phúc âm của Nước và Thánh Linh không đứng vững bởi đức tin, và như thế ông chỉ tỏ Phúc âm như thể là một ân tứ thuộc linh. Vì thế, ông giảng Phúc âm của Nước và Thánh Linh cho cả những người đã ở trong Hội thánh lẫn cho tất cả mọi người trên thế giới. Ông nói rằng ông là con nợ của người khôn ngoan lẫn người ngu dốt, người Hy lạp lẫn người dã man. 
Phao-lô nợ món nợ gì? Oâng mắc nợ về việc rao giảng Phúc âm cho mọi người trên thế giới. Ông xác định rằng ông phải trả món nợ mà ông nợ cho mọi người trên thế giới. Giống như thế, ngay cả ngày nay những người có Phúc âm của Nước và Thánh Linh nợ sự rao truyền Phúc âm. Món nợ mà họ phải trả là công việc của sự rao truyền Phúc âm. Đây là lý do tại sao chúng ta phảirao truyền Phúc âm của Nước và Thánh Linh cho toàn thế giới trong lúc này. 
Người ta suy nghĩ cách sai lầm rằng chỉ huyết trên Thập tự giá là đủ cho sự cứu rỗi. Tuy nhiên, trong Rô-ma đoạn 6 Phao-lô nói rằng ông ta đã được Báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ và cũng trong sự chết của Ngài. Vì có những tín đồ danh sách trong Hội thánh Rô-ma là những người chỉ tin vào huyết trên Thập tự giá, Phao-lô muốn phân phát cho họ sự mầu nhiệm kín giấu của Báp-têm mà Chúa Jêsus đã nhận. Giống như thế, chúng ta nên rao giảng Phúc âm của Nước và Thánh Linh cho những ai là người chưa nghe nó, dù cho họ có thời gian dài trong Hội thánh. 
Khi Cơ đốc nhân hỏi họ có tội hay không, họ nghĩ rằng câu hỏi này tự nó là vô ích và không quan hệ gì đến cá nhân họ. Tuy nhiên, câu hỏi này là một sự thật rất quan trọng và có giá trị to lớn. Nếu con người bị đày đến địa ngục vì tội của họ, ai là người ở đó để hỏi họ câu hỏi này và cung cấp cho họ một giải pháp? Chỉ có người vô tội trong lòng của họ sau khi được tái sanh bởi Phúc âm của Nước và Thánh Linh có thể hỏi loại câu hỏi này và cung cũng cho một câu trả lời đúng cho họ. Chỉ những thánh đồ tái sanh có thể làm cho tội nhân được tái sanh bởi việc phân phát Phúc âm thật, đó là, Phúc âm của Nước và Thánh Linh, mà những tội nhân không bao giờ nghe trước kia. 
Anh em thân mến, dù là một người đã tin Chúa Jêsus , nhưng chưa được tái sanh bởi Nước và Thánh Linh, thì người ấy không bao giờ có thể thấy được nước Đức Chúa Trời. Vì vậy, hãy cảm ơn khi anh em gặp người cho phép tội nhân nhận được sự tha tội bởi phân phát Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Rồi bạn sẽ nhận được phước hạnh lớn lao. 
 
 
Phúc âm mà Phao-lô không cảm thấy hổ thẹn
 
Trong câu 16, Phúc âm nào mà Phao-lô không cảm thấy hổ thẹn về nó? Đó là Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Vì Phúc âm này là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, Phao-lô gọi nó là “Phúc âm của tôi” (Rô-ma 2:16, 16:25), và ông đề cập đến nó cách hảnh diện thay vì xấu hổ vì nó. Lý do mà ông không cảm thấy xấu hổ về Phúc âm của Nước và Thánh Linh là vì Phúc âm này làm cho người ta trở nên hoàn toàn vô tội và hủy phá bức rào tội lỗi đã chgia cách con người và Đức Chúa Trời. 
Sự cất bỏ tội lỗi có thể xảy ra nếu người ta chỉ tin vào Phúc âm của huyết trên Thập tự giá không? Nó dường nh7ư có thể cất bỏ tội lỗi mà chúng ta vi phạm tứ trước đến nay nhưng không thể làm sạch tội trong tương lai. Vì thế, con người với loại đức tin này phải cố gắng tẩy sạch tội của họ bởi lời cầu nguyện ăn năn mỗi ngày. Họ thú nhận rằng lòng của họ chỉ đầy những tội và rằng họv là những tội nhân không thể tránh được. Những tội nhân cơ đốc này là người có tội không thể nói Phúc âm cách thành thật cho nhửng người khác, vì ‘Phúc âm’ mà họ có không hơn gì một ‘tin tức tốt lành’ cho họ. 
Phúc ân trong tiếng Hy-lạp là ‘euaggelion’, nói cách khác, phúc âm có tiềm năng thổi bay mất tội lỗi thế gian. Chỉ có Phúc âm thật thì giống như chất đai-na-mic. Nó là Phúc âm thật thì loại trừ tất cả tội lỗi thế gian. Vì thế một người như Phao-lô, là người tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh có khả năng tiêu trừ tội lỗi, thì không hổ thẹn về nó. Ngày nay cả Cơ đốc nhân dường như hổ thẹn về việc rao truyền Phúc âm. Tuy nhiên, những ai có sự công chính của Đức Chúa Trời là những người vững vàng trong chức vụ cao quí và vinh hiển khi họ rao giảng Phúc âm. 
Sứ đồ Phao-lô không có một chút xíu nào của sự hổ thẹn trong khi rao giảng Phúc âm. Vì Phúc âm mà ông rao giảng là Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Vì đây là Phúc âm tốt đẹp là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin. 
Phúc âm này là Phúc âm quyền năng mà nó cho phép bất cứ ai tin vào nó thì nhận được sự tha tội. Tội lỗi của thế gian được hoàn toàn tẩy sạch nếu người nghe nhận Phúc âm vào lòng của họ. Tội lỗi của thế gian hoàn toàn được cất ra khỏi lòng của họ. Tuy nhiên, Phúc âm của huyết trên Thập tự giá nói lên sự cứu rỗi không trọn vẹn cho con người, nó nói với con người rằng nó chỉ cất nguyên tội và rồi những vi phạm được thêm vào trong cuộc sống của họ phải được cất đi bởi lời cầu nguyện ăn năn mỗi ngày. Nó để lại một dư vị tội lỗi trong người nghe. 
Có phải chăng Chúa Jêsus chỉ cất đi một phần tội lỗi vì quyền năng hạn chế của Ngài? Vì Chúa Jêsus hiểu con người rất rỏ, Ngài không để lại phía sau bất cứ một tội nào. Ngài cất đi tất cả tội lỗi bởi nước, huyết và Thánh Linh. Tôi tin rằng Phúc âm tốt đẹp ban cho sự cứu rỗi khỏi tội cách hoàn toàn cho những ai nghe và tin vào Phúc âm của Báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài đổ ra trên Thập tự giá 
Vì thế, Phúc âm có cùng một quyền năng cho mọi người bao gồm cả người Do-thái lẫn người Hy-lạp. Phúc âm của Nước và Thánh Linh cho phép cùng một sự cứu rỗi cho bất cứ ai tin Chúa Jêsus khi Phúc âm được rao giảng cho họ. Mặt khác, khi người ta phân phát một cái gì khác hơn là Phúc âm của Nước và Thánh Linh, người ấy sẽ nhận cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Vì thế Phao-lô nói, “Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin Lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị a-na-them!” Sứ đồ Phao-lô nói cách rỏ ràng rằng chỉ có một Phúc âm của Nước và Thánh Linh là thật trong tất cả các loại phúc âm khác. 
Không phân biệt người Do thái hay người ngoại bang, hay là người tin vào đạo Islam, đạo Lảo, đạo Phật, đạo Nho, đạo tờ thần mặt trời hay bất cứ cái gì khác, mỗi cá nhân phải có một cơ hội nghe Phúc âm. Hơn nữa, Phúc âm của Nước và Thánh Linh cung cấp cho ho một cơ hội để nhận sự cứu rổi khỏi tất cả tội lỗi của họ. Vì thế chúng ta phải rao truyền Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời, Đầng tạo dựng nên vũ trụ, Ngài đã đến thế gian này trong hình thể xác thịt con người để cứu chúng ta, Ngài đã cất tất cả tội lỗi của chúng ta bởi nhận Báp-têm của Giăng, và Ngài đã nhận sự phán xét tội của chúng ta và chết trên Thập tự giá. 
Vì thế, Sứ đồ Phao-lô không hổ thẹn về Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Dù Phúc âm của chỉ Thập tự giá phải là Phúc âm hổ thẹn, Phúc âm của Nước và Thánh Linh không thể là Phúc âm của sự hổ thẹn; nhưng một phúc âm đúng và quyền năng vượt qua với sự tự hào và lòng tự trọng. Bất cứ ai tin vào Phúc âm này nhận được sự đầy trọn Đức Thánh Linh bởi đức tin trong sự thật họ đã trở nên con cái Đức Chúa Trời. Một lần nữa, tôi nói với các bạn rằng Phúc âm tốt của Nước và Thánh Linh không bao giờ có tể là Phúc âm hổ thẹn. Tuy nhiên, Phúc âm chỉ tin vào huyết trên Thập tự giá là hổ thẹn. 
Các Cơ đốc nhân thân mến, bạn có hổ thẹn khi bạn rao giảng Phúc âm của chỉ huyết trên Thập tự giá không? Bạn cãm thấy hổ thẹn khi bạn phân phát và tin vào Phúc âm chỉ huyết mà không có chứa đựng Báp-têm của Chúa Jêsus. Vì bạn hổ thẹn khi rao giảng một loại Phúc âm vô ích, bạn luôn luôn kêu khóc với Đức Chúa Trời hay dâng những lời cầu nguyện cuồng tín trong một ngôn ngữ khác để làm đầy những cảm giác của bạn trước khi bạn đi ra đường để kêu gào “Hãy tin Chúa Jêsus! Hãy tin Chúa Jêsus!” 
Đây là vài việc mà người ta có thể làm với sự đầy tràn cảm xúc nhưng đó là vài việc mà người ta không bao giờ có thể làm với tâm trí ổn định. Đó là tại sao những người tin chỉ vào huyết trên Thập tự giá kêu gào không ngớt và gây nên sự quấy rầy bất cứ khi nào họ ra đường để truyền giáo. Với một cái máy phóng thanh kề bên miệng họ, họ luôn luôn kêu lên, “Jêsus, vào thiên đàng, không tin, vào địa ngục” Tuy nhiên, một người tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh phân phát phúc âm trong thể cách rất lịch sự nhã nhặn; trong lúc mở Kinh Thánh của anh ta ra, anh ấy uống trà và nói chuyện với người khác. 
 
 
Phúc âm của sự công chính của Đức Chúa Trời được nói đến là gì? 
 
Trong câu 17, cái gì được nói đến để bày tỏ Phúc âm của Đấng Christ? Kinh Thánh nói rằng “sự công chính của Đức Chúa Trời” được bày tỏ trong Phúc âm của Đức Chúa Trời. Sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ cách đầy đủ trong Phúc âm thật. Cho nên, Kinh Thánh nói rằng sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong nó từ đức tin đến đức tin và người ta chỉ sống nhờ đức tin. Phúc âm được ban phát chỉ là Phúc âm của huyết trên Thập tự giá không chứa đựng sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Anh em thân mến, nếu nói rằng người ta phải dâng lời cầu nguyện ăn năn mỗi ngày vì tội hàng ngày của họ dù cho họ đã đươcỉ tha thứ nguyên tội, và con người đó từ từ được thánh hoá để cuối cùng để trở nên một người hoàn toàn công chính, thế thì loại đức tin này có chứa đựng sự công chính của Đức Chúa Trời không? Đây không là những gì được bày tỏ trong sự công chính của Đức Chúa Trời. Có vài điều bày tỏ sự công chính của Đức Chúa Trời nói về việc trọn lành. Phúc âm của Nước và Thánh Linh nói về Phúc âm trọn vẹn từ khởi đầu cho đến kết thúc. 
Bạn là người dâng lời cầu nguyện ăn năn vì bạn đang phạm tội mỗi ngày như thể bạn làm một cái áo mới bằng lá cây vả để che đậy sự hổ nhục hàng ngày của bạn, hoặc có thể là hàng tuần hay hằng tháng. Một người cứ tái trở thành tội nhân bởi nói rằng hàng ngày cần có sự cầu nguyện ăn năn thì giống như anh ta bao phủ sự hổ nhục của mình bằng lá cây vả. Đây là tình trạng của những đời sống tôn giáo của những ai chỉ tin vào Phúc âm của huyết trên Thập tự giá. Họ là những người ngu dại là người không muốn mặc áo da mà Đức Chúa Trời ban cho cách nhưng không, nhưng thay vì vui thích mặc chiếc áo bằng lá cây vả. 
Huyết Chúa Jêsus trên Thập tự giá là kết quả của Báp-têm của Chúa Jêsus, và không vì sự đổ huyết trên Thập tự giá mà Chúa Jêsus có thể cất tất cả tội lổi của chúng ta. Ngài cất tội lỗi chúng ta khi Ngài chịu Báp-têm và rồi mang tất cả tội lỗi đến Thập tự giá và chết để đền tội cho cả thế gian. Vì vậy, Thập tự giá là kết quả của Báp-têm mà Chúa Jêsus đã nhận lãnh. Vì Chúa Jêsus đã cất tất cả tội lỗi của tất cả chúng ta qua Báp-têm của Ngài, sự đổ huyết trên Thập tự giá là công việc cuối cùng để đền tội cho chúng ta. Chúa Jêsus nhận tất cả sự rủa sả của tội lỗi nơi Thập tự giá vì Ngài đã nhận lãnh Báp-têm. 
Thế thì làm thế nào chúng ta nhận lảnh sự công chính của Đức Chúa Trời? Chúng ta có thể đạt được nó bởi biết và tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Bạn có thể hỏi tôi rằng, “Bạn là tín đồ trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh không?” Tôi có thể trả lời cách nhanh chóng và rỏ ràng là ‘Có’. Bí quyết để nhận dược sự công chính của Đức Chúa Trời lụ tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh. 
Lý do cho vấn đề này là vì Phúc âm của Nước và Thánh Linh là lẽ thật và vì nó bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài. Cũng vì Phúc âm của Nước và Thánh Linh chứa đựng sự tha tội mà Đức Chúa Trời ban cho con người cách nhưng không, phương cách trở nên con cái Đức Chúa Trời, phước của sự sống đời đời bởi con người có thể nhận lãnh Đức Thánh Linh, và phước hạnh trong thể chất cùng tâm linh trên đất này. 
Sứ đồ Phao-lô nói rằng sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ cách đầy đủ trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh mà ông đã rao giảng. Vì thế đặt sự công chính của loài người mà không biết đến sự công chính của Đức Chúa Trời thì giống như tội trước Đức Chúa Trời. Hơn thế nữa, phúc âm mà chĩ tin vào huyết trên Thập tự giá, nhưng không chứa đựng sự công chính của Đức Chúa Trời là sai lạc. 
Sự công chính của Đức Chúa Trời chỉ tỏ phúc âm đúng của Nước và Thánh Linh mà Ngài đã ban cho. Kinh Thánh Cựu và Tân ước như là một cặp trong sự cứu rỗi của chúng ta. Cựu ước chuẩn bị cho Tân ước và Tân ước hoàn thành những lời hứa chứa đựng trong Cựu ước. Đức Chúa Trời cứu chúng ta ra khỏi tội của thế gian bởi ban cho chúng ta Phúc âm thật mà trong đó sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ trọn vẹn. Như thế Ngài cứu con người ra khỏi mọi tội. 
Ngay bây giờ, toàn thế giới nên quây về với Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Chỉ có một phúc âm có thể cứu con người ra khỏi tội là Phúc âm nguyên thủy của Nước và Thánh Linh. Anh em thân mến, cả thế giới phải quây trở về với Phúc âm của Nước và Huyết. Họ phải quây về với phúc âm của Nước và Thánh Linh, trong đó có chứa đựng sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Lý do cho việc này là vì Phúc âm của Nước và Thánh Linh là thật mà nó có thể cứu chúng ta ra khỏi tội. Chỉ có Phúc âm chứa đựng sự công chính của Đức Chúa Trời mới có thể cứu chúng ta là làm cho chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Đức Thánh Linh trong lòng chúng ta bảo vệ dân sự của Đức Chúa Trời và chính Đức Thánh Linh cầu nguyện cho chúng ta, ban phước cho chúng ta, và luôn luôn ở với chúng ta và ban cho chúng ta sự sống đời đời như là một món quà. 
Như là một trêu chọc để thấy rằng có quá nhiều người không quan tâm đến phúc âm này. Tôi hy vọng mọi người tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh bởi sự hiểu biết rỏ ràng về Báp-têm của Chúa Jêsus. Phép Báp-têm mà Chúa Jêsus nhận lãnh từ Giăng thì không phải là việc Chúa Jêsus chấp nhận vì Ngài khiêm nhu. Lý do mà Ngài nhận Báp-têm là để mang tất cả tội của thế gian này. Giăng, con người vỉ đại nhất trong vòng những người bởi người nữ sanh ra, đặt tay lên đầu Chúa Jêsus khi Ngài chịu Báp-têm. Hình thức này liên quan đến việc đặt tay của Thầy Tế lễ cả trên đầu con sinh tế vô tội trong Cựu ước (Lê-vi-ký 16:21). Sự chết của Chúa Jêsus trên Thập tự giá là kết quả của việc chất tội lỗi lên thân thể Ngài, và nó liên quan đến huyết đổ ra của của lễ chuộc tội và sự chết sau việc đặt tay. 
Vì Phúc âm cũa Nước và Thánh Linh này đã được đề cập đến cả trong Cựu ước và Tân ước, bất cứ ai tin vào một phúc âm khác trong lúc lọi bỏ một phần nào trong đó là đức tin sai lạc. Điều thứ nhất và quan trọng nhất mà Chúa Jêsus đã làm khi Ngài đến thế gian này là nhận lấy Báp-têm bởi Giăng. Thật là sai lầm khi bạn tin rằng Báp-têm của Ngài chỉ là một tượng trưng và nghĩ rằng Chúa Jêsus chịu Báp-têm vì sự khiêm tốn của Ngài. 
Loại người nào là người tà giáo? Trong Tít 3:10 chép, “Sau khi mình đã khuyên bảo kẻ theo tà giáo một hai lần rồi, thì hãy lánh họ,vì biết rằng người như thế đã bội nghịch mà cứ phạm tội, thì tự đoán phạt lấy mình.”
Một người phân rẽ là một người tự đoán phạt lấy mình. Người tự đoán phạt có nghĩa là người ấy phải chấp nhận và xưng ra tội lỗi mà anh / chị ấy mắc phải. Vì thế một Cơ đốc nhân nói rằng, “tôi là một tội nhân” là người gây chia rẽ, là người tà giáo. Như có chép rằng, “Sau khi mình đã khuyên bảo kẻ theo tà giáo một hai lần rồi, thì hãy lánh họ.” 
Vì những Cơ đốc nhân này thì sa dọa và hư hỏng, một thánh đồ vô tội không nên đến gần với những người này. Anh ta là người tự kết án mình vì đức tin riêng của anh ta và đời sống tôn giáo đã mục nát thối rửa. Một người phạm những tội không thể tha thứ trước Đức Chúa Trời là người không muốn được trở nên vô tội bởi tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh, nhưng thay vào đó họ tiếp tục trong tội lỗi của sự từ chối ơn cứu rỗi trọn vẹn trước Đức Chúa Trời trong lúc họ nói rằng họ vẫn là tội nhân. Người tự kết án chính mình trong khi nghĩ như thế dù cho người ấy tin Chúa Jêsus, anh / chị ấy có tội và vì thế tự gọi chính mình là tội nhân, là tà giáo đang hướng đầu vào địa ngục. 
Vài Cơ đốc nhân dán một câu khẩu hiệu phía sau xe của họ, “Đó là lỗi của tôi”. Điều này dường như là một câu nói tử tế và ấm áp đối với quan điểm của con người, nhưng trong lẽ thật, nó có nghĩa là tất cả là lỗi của riêng con người, những sự việc như thế đứ người ta đến địa ngục, trở nên những người chia rẽ, và nhận sự rủa sả cho tội lỗi riêng của con người. “Đó là lỗi của tôi” là một câu nói nghịch lý của một người sẽ sống cuộc sống đạo đức. Tuy nhiên, người nói câu này ngjhĩ rằng anh / chị ấy có thể sống cuộc sống đạo đức, là trực tiếp thách thức Lời Đức Chúa Trời mà nó đã xác định rằng con người như hạt giống của tội lỗi. Những ai chạy theo suy nghĩ của con người như thế ấy sẽ hoàn toàn nhận lãnh tất cả mọi sự rủa sả. 
Có ai là người tự kết án mình trong vòng những người của bạn không? Thế thì bạn nên nghe cẩn thận một lần nữa bài giảng của rôi trong Rô-ma 3 để xác định rằng sự tha thứ tội không nằm trong giáo lý Nên Thánh. Sách Rô-ma nói về vấn đề này rất là chi tiết. Sứ đồ Phao-lô biết trước những gì con người sẽ nói trong một ngày nào đó và vì thế ông nói trước rằng để trở nên vô rội là thật sự vô tội và nó không thể chỉ gọi là một tội nhân công chính. Oâng cũng làm chứng rỏ rằng chỉ có Phúc âm của Nước và Thánh Linh là lẽ thật. Vì thế, thật là tự nhiên khi một người chỉ tin vào huyết trên Thập tự giá là trở nên ngu dại và câm điếc trong khi đọc thơ Rô-ma 
Thư tín của Sứ đồ Phao-lô là một thánh thư vỉ đại vì nó làm chứng cho Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Người ta trở nên công chính dù cho anh / chị ấy nguyên thủy là một tội nhân trước khi tin nhận Chúa. Người ta nên trở nên người công chính là người không có tội trong lòng. Đây là cách thế nào người ta nhận được đức tin phải lẽ. 
Tôi hy vọng rằng dù ngay phút chốc này, đức tin của con người là không trọn vẹn, nhưng đức tin của họ sẽ hoàn toàn đạt đến sự trọn vẹn trong khi họ hướng lỗ tai về Lời của Nước và Thánh Linh qua Hội Thánh Tái sanh. Xin hãy họ thêm về Phúc âm của Nước và Thánh Linh qua những bài giảng này và xác định lời của lẽ thật. 
Tôi tin rằng Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta sự giàu có ơn phước của Thiên đàng.
LIST