Search

Sermons

Chủ đề 10: Sách Khải huyền (Giải nghĩa sách Khải huyền)

[Chapter 2-2] Đức Tin Có Thể Chịu Tuận Đạo (Khải huyền 2:1-7)

Đức Tin Có Thể Chịu Tuận Đạo
(Khải huyền 2:1-7)
Hầu hết trong chúng ta, tuận đạo là một từ không quen thuộc, nhưng đối với những người đã được lớn lên trong một nền văn minh không có Cơ đốc giáo, thì đây thậm chí còn là một ngoại ngữ. Dĩ nhiên từ “tử vì đạo” không phải là một từ mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày; chúng ta cảm thấy xa lạ với từ này, vì thật khó để chúng ta có thể tưởng tượng sự tử đạo của chúng ta trên thực tế là thế nào. Tuy nhiên, đoạn 2 và 3 của Sách Khải huyền bàn về việc tử đạo, và từ Lời này chúng ta phải thành lập đức tin của sự tử đạo trong lòng chúng ta – đó là đức tin mà qua đó chúng ta có thể chịu tử đạo. 
Những hoàng đế La-mã là những người cai trị cả Đế quốc, họ nắm giữ mọi quyền lực trên toàn lãnh thổ, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Họ đã đánh và chiến thắng nhiều cuộc chiến tranh, Đế quốc La-mã đã chinh phục rất nhiều quốc gia và đặt chúng dưới sự cai trị của nó. Nó giàu có hơn bởi những cống vật của những quốc gia đã bị nó chinh phục. Chưa bao giờ thua một cuộc chiến nào, quốc gia nhỏ này đã biến thành một đế quốc lớn nhất trên thế giới. Chỉ có bầu trời là bị giới hạn bởi sự cai trị của những hoàng đế La-mã. Quyền lực này thật mạnh mẽ đến nỗi trở thành những thần tượng sống để người ta thờ lạy. 
Thí dụ, nhiều hoàng đế đúc tượng của họ để cho người ta quỳ lạy là điều bình thường. Vì những hoàng đế này tự cho rằng mình là chúa. Việc truyền bá của những người tin Chúa Jêsus không gì hơn là một sự đe dọa lớn đối với quyền lực của họ. Cơ-đốc-nhân nhóm họp bất hợp pháp, họ đã dùng những chính sách đàn áp để khủng bố những người tin, bắt bỏ tù và ngay cả hành hình họ vì đức tin của họ. Để chống lại quá trình lịch sử này, những Cơ-đốc-nhân đầu tiên đã bí mật đến những nơi như Hầm mộ để trốn sự bắt bớ. Sự bắt bớ này là việc chuẩn bị cho họ chịu tử đạo để bảo vệ đức tin công chính.
Đó là cách phát sinh ra những người tuận đạo trong thời Hội thánh đầu tiên. Dĩ nhiên những tín đồ của thời kỳ đó chịu tử đạo không phải chỉ vì đơn giản từ chối tiếp nhận quyền lực của những hoàng đế. Họ chịu khuất phục dưới quyền lực của thế gian, nhưng họ không khuất phục dưới quyền lực khi quyền lực đó ép buộc họ phải thờ phượng con người như là chúa và từ bỏ Chúa Jêsus ra khỏi lòng họ. Họ phải trả giá bằng chính sự sống của họ. Các hoàng đế La-mã ra lệnh Cơ-đốc-nhân phải chối bỏ Chúa Jêsus và thờ phượng họ như là những hoàng đế duy nhất và cũng như là chúa của họ. Không thể và không chịu khuất phục trước những sắc lệnh như thế, các Cơ-đốc-nhân đầu tiên tiếp tục đối diện với sự bắt bớ và chịu tử đạo để bảo vệ niềm tin của họ, cuối cùng Sắc lệnh Milan vào năm 313 SC đã đem đến cho họ sự tự do tôn giáo. Cũng như những ông tổ đức tin đi trước chúng ta, chúng ta thà đối diện với sự chết công chính hơn là từ bỏ đức tin của chúng ta. 
Phân đoạn nói về bảy hội thánh xứ A-si không chỉ miêu tả về hoàn cảnh và tình trạng của thời bấy giờ, nhưng cũng mặc khải về thế giới sắp đến. Nơi này sự mặc khải bày tỏ rằng các đầy tớ của Đức Chúa Trời và tín đồ của Ngài sẽ bị tử đạo để bảo vệ niềm tin của họ. Cũng như trong thời Đế quốc La-mã, sẽ có lúc một người cầm quyền xuất hiện như một hoàng đế La-mã thời đại đặt mọi người dưới sự cai trị chuyên chế của ông ta, làm tượng theo hình ảnh hắn ta, và ra lệnh rằng hắn phải được thờ lạy như một chúa. Điều này không còn xa với thời của chúng ta, khi thời đại này đến, nhiều tín đồ sẽ noi theo dấu chân của những tín đồ Hội thánh đầu tiên mà chịu tử đạo. 
Vì thế chúng ta phải ghi nhớ trong lòng Lời cảnh cáo mà Chúa đã ban cho bảy hội thánh xứ A-si. Trong lời chào thăm, động viên và khuyên bảo bảy hội thánh xứ A-si, Đức Chúa Trời đã hứa với họ rằng “người nào chiến thắng” sẽ “được ăn trái của cây sự sống, là cây trong Pa-ra-đi của Đức Chúa Trời” và nhận được “mão triều thiên sự sống,” “được ăn ma-na đang giấu kín”, “ngôi sao mai”, và nhiều thứ nữa! Đó là lời hứa thành tín cho những người chiến thắng qua sự tử đạo của họ, Ngài sẽ ban những ơn phước Thiên đàng đời đời cho họ. 
Như vậy, các tín đồ của Hội thánh đầu tiên đối diện với sự tử đạo của họ ra sao? Điều đầu tiên mà chúng ta phải nhớ là những người có thể chịu tử đạo là những đầy tớ của Đức Chúa Trời và thánh đồ của Ngài. Không phải ai cũng có thể chịu tử đạo. Chỉ có những người tin Chúa Jêsus là Cứu Chúa của họ, không chịu khuất phục trước sự bắt bớ, giữ vững đức tin và tin nơi Chúa mới có thể đối diện với sự tuận đạo. 
Sứ đồ Giăng đang quở trách Hội thánh Ê-phê-sô trong thời gian ông bị lưu đày tại đảo Bát-mô, và ông là người cuối cùng còn sống trong vòng 12 sứ đồ của Chúa Jêsus. Tất cả những sứ đồ khác đã bị tử đạo, cùng với những tín đồ. Theo lịch sử, chỉ có một vài người trong số rất nhiều Cơ-đốc-nhân của 7 hội thánh xứ A-si không tuận đạo cho đến năm 313 sau công nguyên. Để trốn chạy sự bắt bớ của quyền lực La-mã, họ đã ở dưới lòng đất, đào những cái hầm để tránh khỏi sự săn đuổi và nhóm họp dưới những nghĩa trang trong lòng đất được gọi là Hầm mộ để thờ phượng. 
Những đầy tớ Chúa và tín đồ của bảy hội thánh xứ A-si, bao gồm cả Hội thánh Ê-phê-sô, mặc dù đang chịu sự khiển trách của Đức Chúa Trời, nhưng họ cũng chịu tử đạo. Điều khiến họ có thể chịu tử đạo là đức tin của họ nơi Chúa. Họ hoàn toàn tin rằng Chúa là Đức Chúa Trời, Ngài đã cất đi mọi tội lỗi của họ, và Ngài là Đấng Chăn Chiên sẽ dẫn họ đến Vương Quốc Ngàn Năm với Trời Mới Đất Mới. Chính đức tin và sự tin chắc này đã khiến họ có thể vượt qua mọi sự sợ hãi và đau đớn của sự chết bởi việc tuận đạo của họ. 
Hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ cuối cùng. Không còn bao lâu nữa thì thế giới sẽ liên kết dưới một quyền lực và một người nắm giữ mọi quyền lực sẽ xuất hiện. Nhà lãnh đạo này, như được chép trong Khải huyền đoạn 13, sẽ đe dọa sự sống của những tín đồ và ra lệnh họ phải từ bỏ đức tin của họ. Nhưng chúng ta, những tín đồ của thời kỳ cuối cùng, sẽ có thể vượt qua được những sự đe dọa, áp bức của hắn ta và bảo vệ niềm tin của chúng ta qua việc tuận đạo, vì chúng ta có cùng đức tin mà các tín đồ Hội thánh đầu tiên đã có. 
Trong câu 4-5, Đức Chúa Trời đã khiển trách Hội thánh Ê-phê-sô rằng, “Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình; bằng chẳng vậy, ta sẽ đến cùng ngươi, nếu ngươi không ăn năn thì ta sẽ cất chân đèn của ngươi khỏi chỗ nó.” Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là Hội thánh Ê-phê-sô đã xa rời Phúc âm Nước và Thánh Linh. Tất cả các tín đồ của Hội thánh đầu tiên, bao gồm cả Hội thánh Ê-phê-sô, đã tin nơi Phúc âm Nước và Thánh Linh. Đó là vì các môn đồ của Chúa Jêsus đã rao giảng Phúc âm Nước và Thánh Linh. Vì thế Phúc âm mà các tín đồ ở thời đó nhận được từ các sứ đồ là Phúc âm trọn vẹn, chứ không phải là Phúc âm sai lạc, là Phúc âm chỉ tin nơi huyết trên Thập tự giá do con người tạo ra. 
Như được chép các đầy tớ Chúa trong Hội thánh Ê-phê-sô đã rời bỏ tình yêu ban đầu của họ. Điều này có nghĩa là các đầy tớ Chúa trong Hội thánh Ê-phê-sô đã từ bỏ Phúc âm Nước và Thánh Linh trong chức vụ của họ. Đó là lí do tại sao Chúa nói rằng Ngài sẽ cất chân đèn khỏi chỗ của nó trừ khi họ ăn năn. Cất chân đèn khỏi chỗ của nó có nghĩa là rời khỏi hội thánh, có nghĩa là Đức Thánh Linh sẽ không còn làm việc trong Hội thánh Ê-phê-sô nữa.
Để đầy tớ Chúa trong hội thánh Ê-phê-sô trở lại với Phúc âm Nước và Thánh Linh thực ra không phải là một điều khó làm. Nhưng điều này là điều nhỏ nhất trong những nan đề. Điều dẫn đến nan đề của họ là trong khi họ tin Phúc âm Nước và Thánh Linh trong lòng nhưng họ đã không giảng dạy cách rõ ràng điều mà họ đã tin. Họ đã nhận vào trong hội thánh của họ tất cả những người chỉ nhận tin Chúa Jêsus là Cứu Chúa của họ, mặc dù họ đã không tin nơi Phúc âm Nước và Thánh Linh, vì trên thực tế khi họ xưng nhận đức tin của họ nơi Phúc âm Nước và Thánh Linh có nghĩa là những tín đồ chuẩn bị chịu tử đạo. 
Vì lí do đó, nói cách khác họ đã chào đón tất cả những ai đến với hội thánh của họ bất kể họ có cùng đức tin nơi Đức Chúa Trời và Phúc âm Nước và Thánh Linh của Ngài hay không. Vì bước vào hội thánh của Đức Chúa Trời đòi hỏi rất nhiều sự hi sinh, và bởi vì đầy tớ Chúa trong Hội thánh Ê-phê-sô sợ rằng những sự hi sinh này sẽ ngăn trở nhiều người tham gia vào hội thánh, nên ông đã không giảng dạy lẽ thật đúng đắn với những lời lẽ chính xác. 
Vì Đức Thánh Linh không thể ngự vào những nơi không có lẽ thật, nên Đức Chúa Trời đã nói rằng Ngài sẽ cất chân đèn đi. Không phải vì đầy tớ Chúa và tín đồ của Hội thánh Ê-phê-sô thiếu làm việc nên Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ cất hội thánh đi, ngược lại, ý của Ngài là Ngài sẽ không ngự trong hội thánh vì ở đó không còn tìm thấy lẽ thật nữa. 
Một đòi hỏi mà bắt buộc một hội thánh của Đức Chúa Trời phải theo là Phúc âm Nước và Thánh Linh. Những đầy tớ và tín đồ của Đức Chúa Trời không chỉ phải tin nơi Phúc âm này mà cũng phải giảng dạy nó bằng lời lẽ chính xác và đúng đắn, vì chỉ trong Phúc âm này chúng ta mới tìm thấy tình yêu của Đức Chúa Trời, ân điển và mọi ơn phước của Ngài cho chúng ta. 
Thay vì giảng dạy Phúc âm này, đầy tớ Chúa trong Hội thánh Ê-phê-sô tiếp nhận vào hội thánh của họ những người chỉ tin nơi huyết trên Thập tự giá. Nhưng ngay cả đối với một đầy tớ, tín đồ tái sanh hay một hội thánh có niềm tin nhưng không giảng dạy Phúc âm Nước và Thánh Linh là Phúc âm đã cất đi mọi tội lỗi của chúng ta bởi Báp tem của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên Thập tự giá thì sẽ làm cho mọi công việc của Chúa chúng ta trở nên vô ích. 
Mặc dù chúng ta có thể bất toàn trước mắt Chúa, nhưng nếu chúng ta tin nơi Phúc âm này và giảng dạy nó, thì Chúa có thể ngự và làm việc trong chúng ta qua Đức Thánh Linh. Ngay cả nếu những đầy tớ hay tín đồ của Đức Chúa Trời đầy sự bất toàn, Chúa có thể dạy dỗ và hướng dẫn họ qua Lời của Ngài. Đức Thánh Linh được tìm thấy trong Hội thánh của Phúc âm Nước và Thánh Linh, và với sự hiện diện của Đức Thánh Linh ở nơi đó thì có nghĩa là Hội thánh này thánh.
Không thể có sự thánh khiết đối với những đầy tớ hoặc tín đồ của Đức Chúa Trời nếu họ không giảng dạy Phúc âm Nước và Thánh Linh nữa. Họ có thể nói rằng họ không còn tội lỗi nữa, nhưng sự thánh khiết không thể được tìm thấy nơi mà Phúc âm Nước và Thánh Linh không được giảng dạy. 
Phúc âm Nước và Thánh Linh này là Phúc âm mà các tín đồ của Hội thánh đầu tiên tin, là Phúc âm nói rằng Chúa đã đến thế gian này để cứu loài người bằng cách gánh mọi tội lỗi của thế gian với Báp-tem của Ngài và cất chúng đi với sự chết của Ngài trên Thập tự giá. Ngài đã cất đi mọi sự yếu đuối và bất toàn của chúng ta, và Ngài đã trở thành Đấng Chăn Chiên đời đời của chúng ta.
Đã từng được phước cách dồi dào, thì làm thế nào ai đó có thể đổi Chúa lấy một hoàng đế La-mã và thờ phượng một con người như là chúa của người ấy? Vì ân điển của Đức Chúa Trời thật lớn lao và dư dật nên không có sự đe dọa hay lôi kéo nào của một hoàng đế La-mã có thể khiến các tín đồ chối từ tình yêu của Ngài, và họ sẵn sàng và vui lòng chịu tử đạo để bảo vệ niềm tin của họ. Họ thách đố sự đe dọa ép họ phải từ bỏ niềm tin và cả sự cố gắng bổ nhiệm họ thành những chức viên để dụ dỗ họ từ bỏ đức tin vì lợi ích vật chất. Không gì có thể khiến họ từ bỏ đức tin và từ bỏ Đức Chúa Trời của họ. Đức tin không hề chết của họ là điều khiến họ có thể chịu chết vì đạo. 
Lòng của những người tử đạo được đầy dẫy sự cảm tạ vì ân điển và tình yêu của Đức Chúa Trời đã giải cứu họ khỏi tội lỗi của họ qua Phúc âm Nước và Thánh Linh. Những người có đức tin này không thể phản bội tình yêu của Đức Chúa Trời, là tình yêu đã giải thoát họ ra khỏi tội lỗi đời đời. Nên thà chịu chết còn hơn bỏ đạo. Cũng như những hoàng đế La-mã ra lệnh những tín đồ của Hội thánh Đầu tiên phải nhận họ là thần và thờ lạy họ như là chúa, thì khi thời điểm đến chúng ta cũng sẽ bị bức ép từ bỏ đức tin của chúng ta. Khi điều này xảy ra, chúng ta phải đi theo dấu chân của những ông tổ đức tin và bảo vệ niềm tin của chúng ta bằng việc tuận đạo. 
Mặc dù chúng ta đầy sự thiếu sót, nhưng Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta vô cùng đến nỗi Ngài đã gánh mọi sự bất toàn và tội lỗi của chúng ta trên Ngài. Bất kể chúng ta bất toàn như thế nào trước sự vinh hiển của Ngài, Ngài cũng tiếp nhận chúng ta vào trong vòng tay của Ngài. Không chỉ Ngài ôm lấy chúng ta, nhưng Ngài cũng giải quyết mọi vấn đề tội lỗi và sự hủy diệt, và Ngài cũng sẽ làm cho chúng ta trở thành những con cái, những cô dâu của Ngài đời đời. Đó là lí do tại sao chúng ta không bao giờ có thể phản bội đức tin nơi Ngài và tại sao chúng ta sẽ sẵn sàng vui lòng chịu tử đạo vì danh Ngài. Sự tử đạo là để bảo vệ tình yêu ban đầu mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Nó không phải là kết quả bởi xúc cảm của con người chúng ta, nhưng đó là kết quả đức tin nơi việc Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi ơn phước của Ngài mặc dù chúng ta yếu đuối và bất toàn. Không phải bởi sức mạnh ý muốn của chúng ta mà chúng ta có thể chịu tử đạo, nhưng bởi đức tin của chúng ta nơi sự vĩ đại của Đức Chúa Trời chúng ta.
Dĩ nhiên, có những người chết vì đất nước hay thần tượng của họ. Những người này không chịu khuất phục trước những phê phán về những điều mà họ tin là đúng và họ sẵn sàng từ bỏ sự sống của họ vì nó. Nhưng chúng ta thì sao? Làm sao con cái của Đức Chúa Trời, là những người đã tái sanh bởi Nước và Thánh Linh qua đức tin của họ nơi Đức Chúa Jêsus Christ có thể chịu tử đạo? Chúng ta có thể chịu tử đạo vì chúng ta vô cùng mang ơn Phúc âm và bởi đó Chúa chúng ta đã yêu và cứu chúng ta. Vì Đức Chúa Trời đã tiếp nhận chúng ta bất chấp vô số bất toàn của chúng ta, vì Ngài đã ban cho chúng ta Đức Thánh Linh, và vì Ngài đã khiến chúng ta trở nên con cái Ngài, ban phước cho chúng ta để sống đời đời trong sự hiện diện của Ngài, nên chúng ta không bao giờ có thể chối bỏ Ngài. 
Đức Chúa Trời cũng đã hứa ban cho chúng ta Trời mới Đất mới, và chỉ vì hi vọng này mà chúng ta không thể từ bỏ đức tin của chúng ta. Không cần biết điều gì xảy ra – ngay cả nếu Anti-christ đe dọa và bắt bớ chúng ta cho đến chết trong thời kỳ cuối cùng – chúng ta cũng không bao giờ chối bỏ Chúa chúng ta và Phúc âm Nước và Thánh Linh của Ngài. Dù chúng ta bị lôi đến chân của Anti-christ để chịu chết, chúng ta cũng không bao giờ phản bội ân điển và tình yêu của Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta. Như có câu, “ngay cả sự chết cũng không thể làm cho chúng ta chối bỏ Chúa” Chúng ta có thể bị dụ dỗ để làm những điều khác, nhưng có một điều mà chúng ta sẽ không bao giờ chịu thua, đó là: chúng ta sẽ không bao giờ rời bỏ cũng như phản bội tình yêu cứu chuộc của Đấng Christ. 
Bạn có nghĩ rằng Anti-christ sẽ thương xót chúng ta vì chúng ta bất toàn không? Dĩ nhiên là không! Hắn không hề quan tâm! Nhưng Chúa chúng ta đã khiến chúng ta trở nên trọn vẹn và hoàn toàn bởi gánh mọi nan đề của chúng ta và chịu hình phạt thay cho chúng ta, dù chúng ta yếu đuối và bất toàn như thế nào đi nữa. Đó là lí do tại sao chúng ta không thể rời bỏ tình yêu cứu rỗi của Chúa, là tình yêu đã giải cứu chúng ta qua Phúc âm Nước và Thánh Linh, và tại sao chúng ta không thể từ bỏ đức tin nơi tình yêu ban đầu này. Không gì có thể bị từ bỏ trừ khi chúng ta từ bỏ nó trong lòng chúng ta trước. 
Cũng vậy, nếu chúng ta giữ đức tin của chúng ta sâu kín trong lòng, thì cho dù chúng ta bị đe dọa, dụ dỗ, áp bức nhiều như thế nào đi nữa, chúng ta cũng có thể bảo vệ đức tin đó cho đến cuối cùng. Nếu trong lòng chúng ta biết về tình yêu quý báu của Đức Chúa Trời cho chúng ta, và nếu chúng ta gìn giữ tình yêu đó cho đến cuối cùng, thì chúng ta có thể bảo vệ Phúc âm cho đến những ngày cuối cùng. Đối với những người bước đi trong đức tin, chịu tử đạo không bao giờ là điều khó khăn. 
Tất cả chúng ta phải có một số suy nghĩ nghiêm chỉnh về viễn cảnh tuận đạo của chính chúng ta. Tuận đạo không phải chỉ là chịu sự đau đớn và thống khổ. Một mũi kim nhỏ nhất đâm vào thân xác của chúng ta cũng có thể đem đến sự đau đớn không thể chịu được. Sự tuận đạo không phải là chịu những sự đau đớn thể xác như thế. Ngược lại, tuận đạo là hi sinh sự sống của chúng ta. Không chỉ chịu những đau đớn về thể xác, nhưng mất đi sự sống của một người mới là tử đạo. Khi Anti-christ ra lệnh cho chúng ta phải gọi hắn là chúa và thờ phượng hắn, chúng ta sẽ chống lại cho đến chết. Bởi vì chỉ có Chúa mới là Đức Chúa Trời của chúng ta và chỉ mình Ngài mới đáng cho chúng ta thờ phượng, chỉ có một điều thích hợp là chúng ta sẽ tử đạo để bảo vệ danh Ngài. Chúng ta không thể đánh đổi đức tin này với bất cứ điều gì. 
Anti-christ, là kẻ từ chối Đức Chúa Trời và đòi được thờ phượng như là một chúa, nó có thật sự đáng được thờ phượng như vậy không? Dĩ nhiên là không! Chỉ Đức Chúa Trời mới có quyền tạo dựng thế giới và vũ trụ. Chỉ mình Ngài mới có quyền trên sự sống và sự chết, chỉ mình Ngài mới không có tì vít, vô tội và hoàn toàn công chính trước mọi tạo vật, và chỉ mình Ngài mới có quyền cất đi mọi tội lỗi của thế gian. Còn Anti-christ thì sao? Một điều mà Anti-christ có, là quyền lực thế gian. Đó là lí do tại sao chúng ta không thể đánh đổi Chúa chúng ta với hắn, và đó cũng là lí do tại sao chúng ta không bao giờ phản bội đức tin nơi Đức Chúa Trời Toàn Năng của chúng ta. 
Đức Chúa Trời là Đấng chắc chắn sẽ khiến chúng ta hạnh phúc đời đời. Ngài sẽ phục sinh những người đã được thánh hóa bởi tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ trong thân thể vinh hiển và mở cánh cửa Vương Quốc Ngàn Năm và Trời mới Đất mới cho họ. Nhưng những người quỳ lạy trước Anti-christ sẽ đối diện với hình phạt đời đời và bị quăng vào hỏa ngục cùng với Sa-tan. Nó sẽ là một điều ngu ngốc nhất nếu chúng ta quăng bỏ đi hạnh phúc đời đời của chúng ta bằng cách đứng chung với Anti-christ chỉ vì sợ bị đau đớn và khốn khổ nhất thời. Hiểu biết lẽ thật này, những người tin nơi Phúc âm Nước và Thánh Linh trong lòng họ sẽ can đảm chống lại Anti-christ, chịu tử đạo, và nhận được hạnh phúc đời đời như là phần thưởng cho sự hi sinh của họ. 
Bạn và tôi, chúng ta đều sẽ chịu tử đạo. Đừng lầm lẫn điều này: khi thời của ngựa ô kết thúc, thời ngựa vàng sẽ đến, và sau đó Anti-christ sẽ nổi lên, và tai họa của 7 tiếng kèn sẽ bắt đầu. Anti-christ chắc chắn sẽ xuất hiện, và tín đồ chúng ta chắc chắc sẽ chịu tử đạo, và với sự phục sinh của chúng ta chắc chắn chúng ta sẽ được cất lên. Chúng ta chắc chắn sẽ được vào Vương Quốc Ngàn Năm. Đó là lí do tại sao chúng ta đều sẽ chịu tử đạo cách vui lòng khi Anti-christ bắt bớ chúng ta và bắt chúng ta phải chết. 
Quo Vadis, một trong những bộ phim cổ điển, miêu tả nhiều Cơ đốc nhân bỏ sự sống của họ để bảo vệ niềm tin của họ và đã hát tôn vinh ngay cả khi họ bị đưa đến sự chết. Bộ phim là một điều hư cấu, nhưng theo lịch sử thì nó hoàn toàn là sự thật – đó là, có nhiều Cơ đốc nhân đã hi sinh sự sống để bảo vệ niềm tin của họ. Tại sao họ lại làm như thế? Vì điều mà chính quyền La-mã đòi hỏi họ – là chối bỏ Đức Chúa Trời, thay vào đó là thờ phượng họ, và rời bỏ đức tin của họ – là những điều mà họ không thể chấp nhận. 
Nếu họ đánh đổi Đức Chúa Trời của họ như những hoàng đế La-mã ra lệnh, thì họ có thể đánh đổi mọi thứ. Hoàng đế sẽ trở thành chúa của họ, họ nô dịch dưới sự chuyên chế của ông ta, và họ sẽ chết trong cuộc chiến như là những con cờ thí của ông ta. Họ sẽ không được giải cứu khỏi tội lỗi cũng như không thể vào được Trời mới Đất mới. Đó là lí do tại sao họ không thể phản bội niềm tin của họ và chấp nhận đối diện với sự chết chắc chắn trong sự vui mừng và ngợi khen. Họ có thể hát tôn vinh Chúa ngay cả lúc họ đang chết vì hi vọng của họ to lớn hơn sự chết đau đớn của họ rất nhiều. 
Bảo vệ Phúc âm là điều thật nghiêm trọng đối với chúng ta. Sống trong hi vọng, tin rằng sau sự chết của chúng ta là sự sống nơi thế giới mới đầy hạnh phước và vinh hiển đang chờ đợi chúng ta cũng là điều cần thiết cho chúng ta.
Bạn có bao giờ chịu khổ vì Chúa chưa? Có bao giờ bạn thực sự đau khổ, không phải vì sự thiếu sót hay lầm lỗi của bạn, nhưng vì Chúa chưa? Nếu sự đau khổ của chúng ta là vì Chúa, thì mọi sự đau đớn của chúng ta sẽ trở thành sự vui mừng lớn hơn. Sứ đồ Phao-lô miêu tả niềm vui này, “Vả, tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta.” (Rô-ma 8:18). Vì niềm vui vinh hiển bày tỏ trong chúng ta sẽ to lớn hơn sự đau khổ của chúng ta vì Chúa rất nhiều, mọi sự đau đớn hiện tại của chúng ta sẽ được chôn dưới sự vui mừng và niềm hạnh phúc lớn trong đức tin chúng ta. 
Nói cách khác, tín đồ và những người tử đạo của Hội thánh đầu tiên có thể vượt qua được sự đau đớn của họ và hi sinh sự sống của họ vì Chúa, là do họ biết rằng sự vui mừng đang chờ đợi họ to lớn hơn nhiều so với sự chịu khổ nhất thời của họ. Sự tử đạo của họ không phải là một kết quả do họ có khả năng chịu đau đớn và khổ sở, nhưng vì hi vọng của họ nơi sự vinh hiển đang chờ đợi họ.
Nói chung, người ta chịu được sự đau đớn của họ vì nghĩ rằng họ chỉ phải chịu đựng nó. Đây là một cuộc chiến khó khăn và mệt mỏi. Khi sự chịu đựng của họ mang sự thất vọng đến, thì khả năng thất bại của họ càng lớn hơn – mọi khốn khổ đó sẽ trở thành vô ích! Nhưng đối với Cơ-đốc-nhân chúng ta, điều trở nên tốt hơn là sự vui mừng và hạnh phúc vì sự bền chí của chúng ta, vì chúng ta tin chắc nơi hi vọng và phần thưởng của chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta phục vụ Chúa với cả tấm lòng của chúng ta như là những đầy tớ trung tín của Ngài, thì chúng ta biết rằng niềm vui và sự an ủi đang chờ đợi chúng ta là to lớn hơn nhiều so với sự đau đớn hi sinh hiện tại của chúng ta. Vì mọi điều khó khăn bị chôn vùi trong niềm vui này, nên chúng ta có thể sống vì Chúa và thậm chí còn có thể chịu tử đạo vì Ngài nữa. 
Con người có linh hồn, cảm xúc, tâm trí và niềm tin. Đối với những linh hồn tái sanh, vì Thánh Linh của Chúa chúng ta ở trong họ, chịu khổ nạn vì sự công chính của họ chỉ mang đến cho họ niềm vui và hạnh phúc không thể tả trong sự vinh hiển đang chờ đợi họ. Nhưng nếu họ rời bỏ tình yêu ban đầu, Chúa sẽ không ngần ngại cất chân đèn khỏi họ. 
Nếu những người đã từng phục vụ Phúc âm Nước và Thánh Linh trong sự vui mừng với cả tấm lòng và cuộc sống của họ không làm điều đó nữa, thì nó chỉ có nghĩa là họ đã hoàn toàn từ bỏ niềm vui phục vụ Phúc âm, tình yêu đầu tiên của họ, cho dù họ đã không hoàn toàn quăng bỏ Phúc âm này đi. Họ có thể vẫn giữ đức tin cá nhân của họ, nhưng nếu họ không còn tự hào trong sự giảng dạy Phúc âm và không có một sự hiểu biết rõ ràng về việc cần nhận gì để được cứu – huyết trên Thập tự giá không đủ cho sự cứu rỗi – thì đức tin của họ sẽ bị phai nhạt đi, và họ không thể đạt đến sự tử đạo. Sau đó Đức Chúa Trời sẽ cất bỏ chân đèn của họ khỏi chỗ của nó. 
Những người phục vụ Phúc âm với sự vui mừng và sẽ có thể chịu sự tử đạo cách vui lòng vì họ không bao giờ rời bỏ tình yêu ban đầu của họ. Vì những người này được Đức Chúa Trời ban phước do họ tin và giảng dạy tình yêu của Đấng Christ, họ có thể chịu tử đạo. Dù bạn có ơn như thế nào, nhưng nếu bạn không rao truyền Phúc âm Nước và Thánh Linh, thì hội thánh sẽ bị cất khỏi chân đèn của nó. Đây là một thông điệp quan trọng mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta hiểu thấu. Nếu chúng ta nhận biết và tin nơi lẽ thật này, chúng ta có thể đổi mới lòng chúng ta trong thời kỳ cuối cùng, và có thể chịu tử đạo vì danh Chúa. 
Thực chất cơ bản để giữ vững được đức tin của chúng ta là gì? Đó là Phúc âm Nước và Thánh Linh. Nếu không vì Phúc âm Nước và Thánh Linh, những công việc đức tin của chúng ta có ích gì? Lí do chúng ta có thể giữ đức tin của chúng ta là vì Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta và ôm chúng ta trong vòng tay Ngài bởi Phúc âm Nước và Thánh Linh. Vì tình yêu này là một tình yêu không hề thay đổi đã làm vinh hiển chúng ta, nên chúng ta có thể giữ đức tin của chúng ta và tiếp tục rao giảng Phúc âm. 
Dù chúng ta yếu đuối thế nào, chúng ta có thể bước với Đức Chúa Trời cho đến cuối cùng, vì Phúc âm Nước và Thánh Linh đã cứu chúng ta, và vì nơi Phúc âm này tình yêu của Đấng Christ được tìm thấy. Chúng ta đầy sự bất toàn, nhưng vì chúng ta đã được mặc lấy Phúc âm Nước và Thánh Linh, là Phúc âm được làm trọn bởi tình yêu của Chúa chúng ta, nên chúng ta có thể thương yêu anh chị em của chúng ta, là những đầy tớ của Đức Chúa Trời, và mọi linh hồn trên thế gian. Nói cách cơ bản, tình yêu trọn vẹn ở ngoài tầm tay với của con người. Vì không có tình yêu ở giữa chúng ta, chúng ta không thể yêu ai khác ngoài bản thân chúng ta trong sự ích kỷ. Nhiều người bị cám dỗ bởi dáng vẻ bên ngoài, bị quyến rũ bởi bề ngoài lộng lẫy. Họ đoán xét người ta theo những vật chất và của cải mà người ta có. Nhưng những người có niềm tin tin thật sự thì tình yêu của Đức Chúa Trời là trung tâm. Đây là điều có thể khiến chúng ta rao truyền Phúc âm, tình yêu trọn vẹn của Chúa chúng ta. 
Chúa chúng ta đã đến thế gian này, chịu báp tem để tiếp nhận mọi sự bất toàn của chúng ta, và tẩy sạch chúng ta khỏi mọi tội lỗi để cứu chúng ta. Vậy thì, làm sao chúng ta có thể rời bỏ tình yêu ban đầu của Ngài, là tình yêu đã khiến chúng ta trở nên con cái của Đức Chúa Trời? Có thể chúng ta thiếu nhiều mặt trong đức tin của chúng ta nơi lẽ thật này. Chúng ta phải giảng dạy Phúc âm này với đức tin chắc chắn của chúng ta. Điều cần thiết nhất trong thời gian khổ nạn chính là đức tin nơi Phúc âm Nước và Thánh Linh. Khi chúng ta đối diện với sự thử thách và khổ nạn, sức mạnh để bảo vệ đức tin và chiến thắng mọi sự khó khăn sẽ đến chỉ từ đức tin nơi Phúc âm Nước và Thánh Linh. Chính bởi quyền năng của Phúc âm này mà mặt chúng ta có thể rạng rỡ trong sự vui mừng cho dù chúng ta bị mệt mỏi từ vô số những cuộc chiến mà chúng ta đối diện trong cuộc sống mỗi ngày của chúng ta. Đấy là tình yêu của Chúa chúng ta. 
Đôi khi người ta có xu hướng rơi vào trong những cái bẫy của luật pháp. Họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã ban phước cho họ vì những điều họ đã làm. Dĩ nhiên, tôi không đưa ra giả thuyết rằng điều này là hoàn toàn sai, vì Chúa nói rằng Ngài sẽ yêu những ai yêu Ngài. Nhưng không phải vì những điều mà chúng ta đã làm nên Đức Chúa Trời yêu chúng ta nhiều đến nỗi làm cho chúng ta trở nên vô tội. Vì Đức Chúa Trời biết mọi lời hứa mà Ngài đã làm với chúng ta, và vì Ngài biết mọi tội lỗi của chúng ta, nên trong ý muốn trọn vẹn và tình yêu của Ngài, Ngài đã ôm ấp chúng ta và khiến chúng ta trở nên trọn vẹn. Chỉ vì những ơn phước của Ngài mà chúng ta có thể sống trong sự vui mừng. Vì Đức Chúa Trời đã khiến chúng ta trở nên dân sự và đầy tớ Ngài nên chúng ta có thể làm việc vì Chúa, được mặc lấy sự vinh hiển Ngài, truyền giảng Phúc âm cho những người khác, và khi thời điểm đến, chịu tử đạo vì danh Ngài. 
Những phụ nữ tử đạo trong thời kỳ đầu tiên đã tìm sức mạnh ở đâu để hát ngợi khen Chúa mặc dù họ đang đối diện với sự chết? Họ đã tìm thấy sức mạnh trong tình yêu của Chúa chúng ta. Vì tình yêu của Đấng Christ vô cùng vĩ đại, nên họ có thể chịu tử đạo trong ngợi khen. 
Nguyên lí này cũng áp dụng cho đời sống của chúng ta. Chúng ta sống vì Chúa đã khiến chúng ta như thế; không phải do những công việc của chúng ta mà chúng ta sống như con cái và đầy tớ của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã chẳng làm điều gì để được hưởng điều đó. Bởi vì tình yêu trọn vẹn và không thay đổi của Đức Chúa Trời cho chúng ta và đức tin của chúng ta nơi tình yêu này mà chúng ta có thể đi theo Ngài cho đến cuối cùng, ngay cả đôi khi chúng ta vấp ngã. Sức mạnh này là sức mạnh của Đức Chúa Trời, không phải của chúng ta. Việc tử đạo xảy ra chỉ bởi tình yêu của Đức Chúa Trời đã khiến chúng ta trở nên trọn vẹn – chỉ bởi ân điển của Đức Chúa Trời mà chúng ta có thể chịu tử đạo. Hãy ghi nhớ lẽ thật này, đó là Đức Chúa Trời là Đấng khiến chúng ta có thể chịu tử đạo, và đừng tốn thời gian cố gắng tự mình chuẩn bị cho việc tử đạo, như thể là bạn có thể làm bất cứ gì về điều đó. Chỉ đức tin của chúng ta nơi Phúc âm Nước và Thánh Linh sẽ khiến cho chúng ta có thể ca ngợi Chúa cho đến hơi thở cuối cùng của chúng ta. 
Chúa đã nói với 7 hội thánh xứ A-si rằng: “Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ăn trái cây sự sống ở trong Ba-ra-đi của Đức Chúa Trời.” Cây sự sống được tìm thấy trong Trời mới Đất mới. Ở đó có mão triều thiên của Đức Chúa Trời, những ngôi nhà được xây bằng đá quý, và tràn đầy nước sự sống. Đối với những người chiến thắng, Đức Chúa Trời đã hứa ban cho họ Ba-ra-đi, là nơi họ sẽ sống đời đời với Ngài trong sự trọn vẹn. 
Những người chiến thắng này làm điều đó bởi đức tin của họ nơi Phúc âm Nước và Thánh Linh. Bất cứ điều gì ngoài Phúc âm này không thể tạo nên sự chiến thắng, là điều chỉ có thể đạt được bởi sức mạnh của Đức Chúa Trời, không phải do sức mạnh của con người. Sức mạnh khiến chúng ta có thể chiến thắng chỉ đến từ Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nhận biết và trân trọng Phúc âm Nước và Thánh Linh là tuyệt vời như thế nào, tình yêu của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của Ngài là vĩ đại ra sao, vì Phúc âm này sẽ ban cho chúng ta đức tin để chịu tử đạo. Tất cả chúng ta có thể bị yếu đuối, không có ơn, không có năng khiếu, không có trình độ, dại dột và ngu dốt, nhưng chúng ta vẫn có năng lực, vì chúng ta có Phúc âm Nước và Thánh Linh trong lòng chúng ta. 
Tên của những người tin nơi Phúc âm của Nước và Thánh Linh được chép trong Sách Sự Sống. Mặt khác, những người không có tên chép trong Sách Sự Sống sẽ đầu hàng Sa-tan. Chỉ có những người có tên được chép trong Sách Sự Sống bởi tin nơi Phúc âm Nước và Thánh Linh sẽ không quỳ trước Ma-quỷ. Bạn phải bảo đảm rằng tên của bạn được chép rõ ràng và chắc chắn trong Sách Sự Sống này. 
Khi chúng ta chịu tử đạo, đó là bởi đức tin của chúng ta, tình yêu của Đấng Christ mà Chúa đã ban cho chúng ta. Chúng ta có thể chờ đợi sự tử đạo của chúng ta mà không phải lo lắng hay sợ hãi vì chúng ta tin rằng Đức Thánh Linh, Đấng ngự trong chúng ta sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để đối diện với sự tử đạo của chúng ta. Vì đau đớn của sự tử đạo không thể so sánh với sự vinh hiển của thiên đàng đang chờ đợi chúng ta, chúng ta không co ro trước sự chết của chúng ta nhưng chịu tử đạo cách mạnh dạn để bảo vệ Phúc âm quý báu của chúng ta. Hiện nay chúng ta phải bỏ lại phía sau bất cứ những thắc mắc nào về việc chúng ta sẽ chịu tử đạo, vì đó không phải bởi những nổ lực của chúng ta mà bởi Đức Chúa Trời mà chúng ta chịu tử đạo. 
Tôi chắc rằng một ngày nào đó những cái loa sẽ lớn tiếng thông báo điều sau đây: “Các công dân thân mến, đây là ngày cuối cùng để nhận được dấu hiệu. Chỉ có một vài công dân phải nhận dấu hiệu hôm nay. Chúng tôi rất mang ơn sự hợp tác của các bạn cho đến bây giờ. Nhận được dấu hiệu này là điều rất tốt và rất cần thiết cho bạn. Vì thế, xin vui lòng đến hội trường thành phố và nhận dấu hiệu càng sớm càng tốt. Lần nữa, tôi nói với các bạn, đây là ngày cuối cùng để bạn nhận đuợc dấu hiệu. Hết ngày hôm nay mà bạn không nhận dấu hiệu thì sẽ bị hình phạt cách nghiêm khắc. Bây giờ để cho rõ ràng, tôi sẽ gọi tên những người chưa nhận được dấu hiệu.” Dĩ nhiên, đây chỉ là giả tưởng, nhưng những điều như thế chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. 
Những tín đồ của Hội thánh đầu tiên nhận ra nhau bằng dấu hiệu con cá. Đây là khẩu lệnh ở giữa họ. Chúng ta cũng sẽ tạo nên một dấu hiệu để chúng ta có thể nhận ra anh chị em của chúng ta, để nhờ đó chúng ta có thể động viên đức tin của nhau để chịu tử đạo. 
Bởi vì tử đạo không phải là điều mà chúng ta có thể làm bởi nổ lực của chúng ta, chúng ta có thể bỏ qua sự lo lắng của chúng ta và đối diện với nó cách vững vàng. Chẳng có gì phải sợ hãi trước sự chết công chính của chúng ta. Mọi điều chúng ta phải làm là sống vì Chúa trong khi chúng ta đang ở trên đất này. Chúng ta có thể dâng mình cho Chúa vì chúng ta biết rằng chúng ta được định phải chịu tử đạo vì Danh Chúa chúng ta. Bạn phải nhận biết rằng nếu bạn cố tránh việc tử đạo vì sợ phải mất đi của cải của bạn, thì bạn sẽ đối diện với những sự đau khổ và thảm họa lớn hơn nữa. Bạn phải trở thành dân sự của đức tin, là những người biết rằng họ sẽ chịu tử đạo vì Đấng Christ, sống cuộc sống vì Chúa cho đến ngày cuối cùng của họ. 
Khi chúng ta nhận biết rằng chúng ta sẽ chịu tử đạo, chúng ta sẽ trở nên khôn ngoan hơn trong đức tin, tâm trí và trong cuộc sống thực tế của chúng ta. Sự hiểu biết này là phương thuốc chữa trị sự dại dột của chúng ta, cho phép chúng ta bỏ lại phía sau mọi sự ràng buộc còn lại của thế gian. Nó không có nghĩa rằng chúng ta phải hi sinh sự sống của chúng ta, nhưng có nghĩa rằng chúng ta sẽ sống vì Chúa. Từ giờ cho đến khi Đức Chúa Trời quăng Sa-tan vào trong cái hố không đáy bởi quyền lực của Ngài, thì chúng ta sống vì Chúa, Đấng đã cứu chúng ta, chống lại và chiến thắng Sa-tan và Anti-christ, và dâng mọi sự chiến thắng cho Đức Chúa Trời và chỉ cho một mình Ngài mà thôi. Đức Chúa Trời muốn được vinh hiển bởi chúng ta. Tôi cảm tạ Chúa vì đã cho phép chúng ta dâng sự vinh hiển cho Ngài với đức tin của chúng ta, Vì Ngài là Đấng đã ban cho chúng ta thật nhiều. 
Chúng ta tin rằng Chúa sẽ sớm trở lại để đem chúng ta đi. Khi có nhiều linh hồn trở lại với Đức Chúa Trời trong thời kỳ cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ nhận họ vào trong vòng tay của Ngài và đem họ đi. Như Đức Chúa Trời đã nói với Hội thánh Phi-la-đen-phi-a trong Khải huyền 3:10, “Vì ngươi đã giữ lời nhịn nhục ta, ta cũng sẽ giữ ngươi khỏi giờ thử thách, là giờ sẽ đến trong khắp thế gian, đặng thử những người ở trên đất.” Đức Chúa Trời sẽ làm trọn Lời hứa chắn chắn của Ngài. 
Bởi “ngươi đã giữ lời nhịn nhục Ta” Đức Chúa Trời đang nói đến đời sống trung tín của các tín đồ. Nó có nghĩa rằng họ đã giữ vững đức tin của họ dù những người khác nói gì hay làm gì với họ. Khi Đức Chúa Trời nói rằng Ngài “sẽ giữ bạn khỏi giờ thử thách” Ngài đang nói rằng những người gìn giữ điều răn nhịn nhục của Ngài sẽ được ra khỏi giờ thử thách của đức tin. 
Nói cách khác, khi giờ khổ nạn và tử đạo đến, Đức Chúa Trời sẽ cất chúng ta đi vì chúng ta đã bước đi cách trung tín trong cuộc sống phục vụ và cầu nguyện mỗi ngày của chúng ta. Khi chúng ta đặt để trong đầu rằng chúng ta sẽ chịu tử nạn, thì lòng chúng ta sẽ được thoát khỏi mọi sự ngã lòng, và kết quả là đức tin của chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng ta phải sống cuộc sống đức tin hiện tại của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời bởi ghi nhớ lời hứa của Đức Chúa Trời rằng, với sự tử đạo của chúng ta, chúng ta sẽ được giữ khỏi giờ thử thách. Tóm lại, chúng ta phải sống bởi đức tin của chúng ta. 
Thời đại hiện nay là thời đại Khải huyền. Có nhiều Cơ đốc nhân dại dột, là những người bỏ Lời Đức Chúa Trời, cứng lòng bám lấy niềm tin sai lạc của họ nơi học thuyết cất lên trước thời kỳ khổ nạn. Khi ngày cuối cùng đến, chúng ta sẽ thấy họ đã sai như thế nào. Những ngày mà uy thế và quyền lực của họ bị giới hạn; điều chúng ta phải làm là sống trong hi vọng chắc chắn của chúng ta rằng Đức Chúa Trời sẽ làm tròn Lời hứa của Ngài.
Khi chúng ta đến giữa thời kỳ Đại Nạn, chúng ta sẽ chịu tử nạn để bảo vệ đức tin của chúng ta, và ngay trước khi những tại họa của 7 cái bát bắt đầu, chúng ta sẽ được cất lên không trung bởi Đức Chúa Trời và tiến vào Vương Quốc Ngàn Năm. Khi chúng ta có hi vọng đồng cai trị với Đức Chúa Trời, mọi sự đau khổ của chúng ta trên thế giới này sẽ được đền bù bởi những phần thưởng đang chờ đợi chúng ta, và sự tiến vào Trời mới Đất mới đời đời, thì khi đó chúng ta sẽ tràn ngập những vui mừng vô tả. Hôm nay, chúng ta sống bởi đức tin, trong hi vọng vì Chúa sẽ làm tròn lời hứa này của Đức Chúa Trời. Tin vào việc hoàn thành lời hứa của Ngài, chúng ta sống trong sự hớn hở vì chúng ta biết trước là chúng ta có thể được sống với Ngài đời đời trong thân thể vinh hiển. 
Tôi cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta Phúc âm của sự tha tội trọn vẹn, vì đã cho chúng ta có thể chịu tử đạo để bảo vệ đức tin của chúng ta nơi Ngài, và cho chúng ta ở trong những ơn phước của Ngài.
 
 
Tiểu Sử Của Hội Thánh Ê-Phê-Sô 
 
Ê-phê-sô, một thành phố cảng lớn trong xứ A-si thuộc lãnh thổ của Đế quốc La-mã, là một trung tâm hoạt động thương mại và tôn giáo. Vào thời của Hội thánh Đầu tiên, nó là một thành phố quốc tế phát triển, phía bắc của nó là Sy-miệc-nơ, và phía nam của nó là Mi-lê. Dựa theo thần thoại A-ma-zon, nữ thần anh dũng của chiến tranh, đầu tiên xây dựng thành phố trong thế kỷ 12 sau công nguyên khi bà ta ban cho Androclus, một cái mão hoàng tử của thành A-thên. 
Nói cách cụ thể, Ê-phê-sô là một thành phố phồn vinh, cũng có nghĩa rằng nó cũng là một thành phố rất thế gian. Đó là lí do tại sao Đức Chúa Trời phán với Hội thánh Ê-phê-sô phải chiến đấu cho đến cuối cùng và chiến thắng Sa-tan để bởi đó Phúc âm Nước và Thánh Linh của Ngài không bị mất đi. Chúng ta phải nhận biết Lời lẽ thật của Đức Chúa Trời là quan trọng như thế nào, và chúng ta phải bảo vệ đức tin của chúng ta bằng mọi cách. 
Qua sứ đồ Giăng, Đức Chúa Trời đã viết cho Hội thánh Ê-phê-sô rằng: “Nầy là lời phán của Đấng cầm bảy ngôi sao trong tay hữu và đi chính giữa bảy chân đèn vàng: Ta biết công việc ngươi, sự khó nhọc ngươi, sự nhịn nhục ngươi; ta biết ngươi không thể dung được những kẻ ác, lại biết ngươi đã thử những kẻ tự xưng là sứ đồ mà không phải là sứ đồ, ngươi đã rõ rằng chúng nó giả dối. Ngươi hay nhịn nhục và chịu khó vì danh ta, không mệt nhọc chút nào.’” Hội thánh Ê-phê-sô được Đức Chúa Trời khen ngợi về công việc, sự nhịn nhục của họ, vì đã không khoan dung tội lỗi, đã thử và vạch ra những sứ đồ giả, về công khó vì danh của Ngài trong sự nhịn nhục và kiên nhẫn. 
Nhưng Hội thánh Ê-phê-sô cũng bị khiển trách vì những việc làm sai của họ. Như phân đoạn tiếp theo: “Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu. Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình; bằng chẳng vậy, ta sẽ đến cùng ngươi, nếu ngươi không ăn năn thì ta sẽ cất chân đèn của ngươi khỏi chỗ nó. Song ngươi có điều nầy khá, là ngươi ghét những việc làm của đảng Ni-cô-la, mà ta, ta cũng ghét nữa.Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh rằng: Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ăn trái cây sự sống ở trong Ba-ra-đi của Đức Chúa Trời.”
Trong phân đoạn trên chép rằng Đức Chúa Trời ghét đảng Ni-cô-la. Đảng Ni-cô-la ở đây tượng trưng cho một nhóm tín đồ chống nghịch lại Đức Chúa Trời, hội thánh và lẽ thật của Ngài. Cũng y như điều mà đảng Ni-cô-la đã làm được nói chi tiết hơn trong phân đoạn viết cho Hội thánh Bẹt-găm. 
 
 
Những Việc Làm Sai Của Đảng Ni-Cô-La
 
Khải huyền 2:14 nói, “Nhưng, với các ngươi là kẻ khác ở tại Thi-a-ti-rơ, chưa từng nhận lấy đạo đó và chưa biết điều sâu hiểm của quỉ Sa-tan, như chúng vẫn nói, thì ta phán dặn rằng ta không gán cho các ngươi gánh nặng khác.” Lời chỉ dẫn tham khảo cho phân đoạn này có thể tìm thấy trong đoạn 22 của Sách Dân-số-ký, là chỗ chép về câu chuyên của Ba-lác, Vua của dân Mô-áp. 
Vào lúc dân Y-sơ-ra-ên chạm đến vùng đất của dân Mô-áp tại Ca-na-an sau khi ra khỏi xứ Ai-cập, họ đã xâm chiếm được 7 bộ lạc của vùng đất này “khác nào con bò ăn cỏ trong đồng vậy.” Nghe về sự xâm chiếm này, Ba-lát sợ Đức Chúa Trời, ông sợ rằng số phận của dân Mô-áp cũng sẽ theo sau những bộ tộc đã bị chiếm của xứ Ca-na-an. Cố nghĩ ra một cách để chống lại sự chiếm đóng của họ, Ba-lát đã gọi Ba-la-am, một tiên tri giả, để ông có thể nguyền rủa dân Y-sơ-ra-ên. 
Ba-la-am là một tiên tri giả, nhưng dân Ngoại bang nghĩ rằng ông là một đầy tớ của Đức Chúa Trời. Ông không phải là con cháu của Thầy Tế Lễ Cả A-rôn, cũng không phải là một người Lê-vi. Nhưng vua của dân Mô-áp, Ba-lác, tin rằng những người mà Ba-la-am chúc phước sẽ được phước và những người mà ông rủa sả sẽ bị nguyền rủa. Vào lúc đó, Ba-la-am, mặc dù là một tiên tri giả, đã nổi tiếng trên cả vùng như một phù thủy trứ danh. 
Nhưng Ba-la-am không thể làm điều mà vua Ba-lác yêu cầu ông làm. Lí do là vì dân Y-sơ-ra-ên là dân sự của Đức Chúa Trời, không phải chỉ có Ba-la-am là không có phép từ Đức Chúa Trời để rủa sả dân Y-sơ-ra-ên, nhưng bất cứ ai cố làm điều đó thì cuối cùng chỉ là một sự rủa sả trên chính họ. Bị áp đảo bởi quyền năng thuộc linh của Đức Chúa Trời, Ba-la-am không thể làm gì ngoài việc chúc phước cho dân Y-sơ-ra-ên. Tức giận bởi điều này, sau đó Ba-lác ra lệnh Ba-la-am rủa sả dân Y-sơ-ra-ên từ nơi mà ông không thể nhìn thấy họ. 
Ba-la-am nhận được một số lớn châu báu từ Ba-lác và để đền đáp lại điều đó ông phải dạy Ba-lác cách đem sự nguyền rủa đến dân Y-sơ-ra-ên. Kế hoạch của họ là dụ dân Y-sơ-ra-ên phạm tội tà dâm bằng cách mời họ đến những buổi tiệc của người Mô-áp và đưa đàn bà đến cho họ, để vì đó mà dân Y-sơ-ra-ên bị Đức Chúa Trời trừng phạt vì tội lỗi của họ. Đây là cách mà tiên tri giả Ba-la-am dạy Ba-lác để đem sự hủy diệt đến cho dân Y-sơ-ra-ên. 
Đức Chúa Trời nói rằng Ngài ghét Ba-la-am vì ông là một người yêu tiền. Có nhiều người trong cộng đồng Cơ-đốc-nhân ngày nay cũng giống như Ba-la-am. Họ thật là những tiên tri giả, nhưng nhiều người trong số họ vẫn được tôn trọng và sùng kính. Nhưng điều Ba-la-am theo đuổi chỉ là những của cải vật chất. Khi ông được tiền thì ông chúc phước, khi ông không có tiền thì ông nguyền rủa. Thật đáng buồn là hiện nay trong vòng Cơ-đốc-nhân có nhiều người là những đầy tớ của Đức Chúa Trời nhưng cũng giống như Ba-la-am. Người ta tin Đức Chúa Trời cuối cùng chỉ là để theo đuổi việc làm giàu về vật chất, kết quả họ là những tiên tri giả. Đó là lí do tại sao Đức Chúa Trời ghét đảng Ni-cô-la. 
Bạn có biết điều gì đem lại sự hủy diệt hội thánh của Đức Chúa Trời và đầy tớ của Ngài không? Lòng yêu tiền. Những người theo đuổi việc gia tăng vật chất trước mắt thì họ sẽ đối diện với sự hủy diệt trước mặt Đức Chúa Trời. 
 
 
Những Hội Thánh đi theo Ba-la-am 
 
Ngày nay, như trong thời của các sứ đồ, có nhiều hội thánh thế gian và những đầy tớ giả đi theo con đường của Ba-la-am. Họ dùng hết mọi khả năng để đào bới tiền của tín đồ họ. Thí dụ, có một hành động kỳ lạ là người ta bảo hội thánh thi đua với nhau để chứng minh đức tin của họ không phải bởi đời sống thuộc linh của họ nhưng bởi sự dâng hiến vật chất, như thể sự đóng góp của một tín đồ là thước đo cho đức tin của họ. Ngụ ý rằng đức tin của những người dâng hiến nhiều cho hội thánh thì lớn hơn đức tin của những người dâng ít, mục đích duy nhất trong việc nuôi dưỡng hành động đồi bại này là sự làm giàu của hội thánh. 
Dĩ nhiên đó là một điều tuyệt vời nếu tín đồ quyết định phục vụ Đức Chúa Trời và Phúc âm của Ngài bằng tấm lòng thành thật của họ. Nhưng những tiên tri giả như Ba-la-am cướp bóc trên tín đồ của họ để làm đầy cái bụng họ. Họ khuyến khích tín đồ tranh nhau khoe khoang vật chất như, “Tôi đã dâng một phần mười cách trung tín, và Đức Chúa Trời đã thưởng mười lần ơn phước qua việc làm ăn của tôi.” Bị Ba-la-am dụ dỗ, tín đồ không nghi ngờ nghĩ rằng đây là cách đưa họ đến đức tin thật, nhưng thực ra nó là con đường đem đến sự nghèo khổ, cả về thuộc thể lẫn thuộc linh, tính ngạo mạn và cuối cùng là sự hủy diệt. 
“Những việc làm của đảng Ni-cô-la” không khác gì hơn những việc làm của Ba-la-am. Cũng như Ba-la-am, bởi lòng tham lam của ông ta, đã dạy Ba-lác đặt một hòn đá vấp chân trước dân Y-sơ-ra-ên, nhiều người cho rằng đầy tớ của Đức Chúa Trời trong cộng đồng Cơ-đốc-giáo hiện nay chỉ thích thú với túi tiền của tín đồ họ. Những người bị dẫn đi sai lạc bởi những tiên tri giả này cuối cùng trắng tay sau khi dâng mọi của cải của họ cho những người chăn giả này, và điều tệ hơn nữa là trước hay sau gì thì họ sẽ có cảm giác và nhận biết rằng điều họ tin hoàn toàn là sai lạc. Cuối cùng, họ sẽ trách hội thánh giả và kết quả là từ bỏ đức tin. Bất hạnh thay sự thật đáng buồn này, tình trạng đáng tiếc này không phải là điều bất thường, nó xảy ra ngay cả trong những hội thánh được gọi là hội thánh chính thống. Bị Ba-la-am cám dỗ, nhiều tín đồ bị dẫn đến chỗ sai lạc bởi sự giả mạo này và cuối cùng rời bỏ Hội thánh. 
Kinh thánh nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời ghét những việc làm của đảng Ni-cô-la. Nếu chúng ta đi theo đảng Ni-cô-la, chúng ta sẽ đánh mất đức tin nơi Đức Chúa Trời. Chúng ta có rất nhiều bằng chứng mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, và những điều này là những châu báu thuộc linh. Nhưng theo đuổi việc làm tăng thêm vật chất là điều mà chúng ta phải tránh xa, vì đó là cách mà đảng Ni-cô-la đã làm và bị Đức Chúa Trời ghét. 
 
 

Đức-tin với nghị lực

 
Đức Chúa Trời đã cảnh báo những việc làm của đảng Ni-cô-la cho tất cả 7 hội thánh xứ A-si. Hơn nữa, Ngài cũng đã hứa với họ rằng những ai chiến thắng sẽ được ăn trái cây sự sống. Khi chúng ta phục vụ Đức Chúa Trời, chúng ta làm điều đó bởi đức tin, do lòng biết ơn của chúng ta đối với sự cứu chuộc của Ngài, và vì biết rằng truyền rao Phúc âm Nước và Thánh Linh là việc làm đúng đắn. Chúng ta không phục vụ Đức Chúa Trời để khoe khoang với người khác, hay để thấy rằng chúng ta tốt đẹp. Làm như thế không phải là sự phục vụ thật cũng như không phải là đức tin thật. Trong hội thánh của Đức Chúa Trời, chúng ta phải cẩn thận nhất về những việc làm của đảng Ni-cô-la. Đó là lí do tại sao Đức Chúa Trời cảnh báo 7 hội thánh xứ A-si về đảng Ni-cô-la. 
Bạn có biết tại sao nhiều hội thánh chưa được tái sanh đã phát triển thật lớn và thật nhanh chóng không? Họ phát triển vì họ đều xây dựng hội thánh bởi đức tin và chứng cớ sai lạc. Đầy tớ của Đức Chúa Trời không bao giờ được lợi dụng tín đồ để làm đầy túi tiền của mình. 
Đức tin thật là tin vào sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta qua Báp-tem của Chúa Jêsus, huyết của Ngài trên Thập tự giá và sự đoán phạt mà Ngài đã chịu thay cho chúng ta. Nhưng nhiều hội thánh, tái sanh hay không tái sanh, dùng nhiều lí cớ để moi móc túi tiền của tín đồ họ. Bạn phải cẩn thận và đủ khôn ngoan để nhận biết rằng lí cớ thật đang soi sáng cho đức tin của bạn và làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời, còn những lí cớ giả sẽ là cái bẫy của chính bạn. 
Những hội thánh giàu có nhất trên thế giới ngày nay là do những mục sư như Ba-la-am hướng dẫn. Những người lãnh đạo của hội thánh là những người theo đuổi con đường của Ba-la-am, dùng Hội thánh của họ để lợi dụng tín đồ hầu có lợi cho vật chất của họ mà thôi. Những lãnh đạo Cơ-đốc như Ba-la-am giật lấy tiền từ tín đồ của họ bằng cách xúi giục họ vào một cuộc tranh đua cống hiến vật chất. Tôi vô cùng ghê tởm những việc làm của họ. 
Đời sống đức tin thật được bắt đầu với không gì khác hơn là đức tin. Chúng ta phải khôn ngoan để tránh những cạm bẫy của đảng Ni-cô-la mà Sa-tan đã sắp đặt. Mọi người phải biết rằng những việc làm của đảng Ni-cô-la là gì và đừng bao giờ bị những đầy tớ của Sa-tan, là những người có lòng tham không đáy cám dỗ. Đầy tớ của Đức Chúa Trời phải đặc biệt hết sức cẩn thận trong việc này. Điều này bao gồm cả những mục sư. Khi những mục sự quan tâm quá mức đối với của cải vật chất của họ – họ lái xe gì, nhà của họ lớn ra sao, họ có bao nhiêu bất động sản, tiền trong ngân hàng của họ nhiều bao nhiêu – thì cuối cùng họ sẽ làm thối nát Hội thánh, dẫn Hội thánh đến con đường của đảng Ni-cô-la. 
Đức Chúa Trời đã phán với 6 hội thánh xứ A-si chú ý đặc biệt đến vấn đề này. Người có đức tin của Ba-la-am, chỉ muốn làm tăng thêm vật chất, tự nâng cao mình, và thậm chí còn muốn trở thành người sáng lập một giáo phái tà giáo. Hội thánh của Đức Chúa Trời không được tìm kiếm của cải vật chất đời này. Như Đức Chúa Trời đã hứa với chúng ta rằng Ngài sẽ ban phước cho những ai theo đuổi Phúc âm Nước và Thánh Linh, chúng ta phải dùng của cải vật chất của chúng ta để rao giảng Phúc âm, không phải để dự trữ nó cho thế gian này.
 
 

Loại Bỏ Những Tiên Tri Giả 

 
Ngay cả những tín đồ tái sanh sẽ bị diệt vong nếu họ bị vướng vào những cái bẫy của đảng Ni-cô-la. Ban đầu họ có thể nghĩ rằng những người lãnh đạo đức tin của họ là tuyệt vời và mạnh mẽ, nhưng sự dối trá của những người chăn giả hình cuối cùng sẽ dẫn họ đến sự hủy diệt. 
Đức Chúa Trời đã nói rằng thiên sứ của Hội thánh Ê-phê-sô ghét những việc làm của đảng Ni-cô-la. Người nào bị mắc bẫy của đảng Ni-cô-la sẽ đối diện với sự diệt vong chắc chắn. Cho dù anh hay chị ta là một tín đồ tái sanh, một đầy tớ của Đức Chúa Trời, hay bất cứ ai khác, sự hủy diệt là một điều tất nhiên nếu họ bị mắc bẫy của đảng Ni-cô-la. Như một người chăn xấu xa dẫn đàn chiên đến sự chết, những tiên tri giả sẽ mang đến những sự rủa sả. 
Đó là lí do tại sao Đức Chúa Trời nói với những đầy tớ của Ngài là “hãy chăn chiên Ta.” Những đầy tớ của Đức Chúa Trời phải chăm nom tín đồ của họ như những người chăn chăm sóc chiên mình vậy, bảo vệ họ khỏi sự nguy hiểm và quan tâm đến những nhu cầu của họ. Như người chăn phải bảo đảm rằng chiên của họ không đi sai đường, tìm biết điều nguy hiểm có thể lẫn quẩn trước mặt họ, và ngăn ngừa họ khỏi những nguy hiểm kế bên như thế. 
Tôi có nghe từ những người nuôi chiên rằng chúng là một trong những động vật cứng cổ nhất. Chẳng phải chúng ta cũng giống như những con chiên cứng cổ này trước mặt Đức Chúa Trời sao? Đức Chúa Trời có một lí do đúng đắn khi Ngài dùng phép ẩn dụ về những con chiên để miêu tả chúng ta, vì Ngài biết rất rõ chúng ta cứng lòng như thế nào trong bản chất cơ bản của chúng ta. 
Tại sao Đức Chúa Trời lập đi lập lại những việc làm của đảng Ni-cô-la, Giê-sa-bên và Ba-la-am với 7 hội thánh xứ A-si? Tại sao Đức Chúa Trời hứa với những người chiến thắng rằng Ngài sẽ ban cho họ trái cây sự sống để ăn? Ngài làm như vậy là để dạy chúng ta sẵn sàng chống lại mưu mẹo của những tiên tri giả. Chúng ta phải suy gẫm Lời Đức Chúa Trời và tự hỏi mình rằng, “Phúc âm thật của Nước và Phúc âm là gì?” Phúc âm không có nghĩa là trộn lẫn Lời của Đức Chúa Trời với một số bài học của con người và hệ thống hóa nó cách hợp lí. Có thừa những bài giảng trau chuốt đẹp đẽ trong Cơ-đốc-giáo ngày nay chẳng liên quan gì đến Phúc âm Nước và Thánh Linh. Nhiều thầy giảng nổi tiếng thậm chí còn có những người chuyên nghiệp chép lại những bài giảng thuyết của họ thay cho họ, và mọi điều họ làm chỉ là đọc những bài viết đã được người khác chuẩn bị. 
Chúng ta đừng bao giờ bị mắc bẫy của đảng Ni-cô-la. Hội thánh tái sanh phải vô cùng cẩn thận không để bị theo đuổi việc làm giàu vật chất; đặc biệt các mục sư phải đề phòng cách kiên định, ngoài ra mọi người khác trong Hội thánh cũng vậy. Tìm cách bòn rút tiền của những tín đồ trong Hội thánh, trang hoàng Hội thánh về vật chất quá mức, và xây dựng nhà thờ nhìn giống như những biệt thự hơn là một đền thờ để thờ phượng - làm mọi điều đó trong khi giảng dạy rằng sự trở lại của Chúa sắp đến! – là những việc làm của người có đức tin giả, chính là những việc làm của đảng Ni-cô-la. 
Chúng ta phải đặc biệt lưu ý đến những người chăn giả hình, và phải chắc rằng chúng ta không bao giờ bị cám dỗ đi theo niềm tin của họ. Tín đồ không được yêu tiền. Ngược lại, điều chúng ta phải yêu và gìn giữ là Phúc âm Nước và Thánh Linh, tình yêu ban đầu của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải sống cuộc sống đức tin, nắm giữ lẽ thật rằng Ngài đã cứu chúng ta bởi nước và huyết của Đấng Christ cho đến ngày chúng ta gặp Ngài. Chúng ta phải tin nơi Lời của Đức Chúa Trời rằng Chúa Jêsus đã cất đi mọi tội lỗi của chúng ta bởi Báp-tem và sự chết trên Thập tự giá của Ngài. 
Những người đi theo đảng Ni-cô-la không bao giờ giảng dạy Phúc âm Nước và Thánh Linh. Họ không thích thú trong những công việc của Phúc âm Nước và Thánh Linh, nhưng chỉ thích thú trong việc kiếm tiền. Những người này là những Ba-la-am ngày nay, họ đặt một hòn đá vấp chân trước dân Y-sơ-ra-ên và dẫn dân Y-sơ-ra-ên đến sự hủy diệt. Bạn phải nhớ điều này. 
Ba-la-am đã bị Giô-suê giết. Như Sách Giô-suê chép, tiên tri giả này bị giết dưới lưỡi kiếm của Giô-suê khi dân Y-sơ-ra-ên chiếm đóng Ca-na-an. Ba-la-am bị giết bởi vì ông không phải là một đầy tớ thật của Đức Chúa Trời. Tất cả những người dùng danh của Đấng Christ để lợi dụng những người tín đồ vô tội và cung cấp cho cái bụng của họ là những Ba-la-am ngày nay. Chúng ta phải nhớ rằng Ba-la-am dùng mọi phương pháp sẵn có để đổ vào lòng tham của ông ta. 
Đức Chúa Trời đã phán với đầy tớ Chúa trong Hội thánh Ê-phê-sô rằng, “Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ăn trái cây sự sống ở trong Ba-ra-đi của Đức Chúa Trời.” Nói cách khác hơn, phân đoạn này cũng có nghĩa là những người nản chí và thất bại sẽ chết. Theo con đường của Ba-la-am là thất bại, là con đường chết. Đức Chúa Trời đã ban Lời cảnh cáo của Ngài cho chúng ta để chúng ta không bị rơi vào trong cái bẫy của đảng Ni-cô-la, và tôi cảm tạ Ngài vì điều đó. Tôi hết lòng mong muốn và cầu nguyện rằng các bạn sẽ không chịu thua sự cám dỗ vật chất để rồi cuối cùng bị Đức Chúa Trời từ bỏ vì lòng tham của các bạn.