Search

FAQ on the Christian Faith

Subject 3: Revelation

3-3. Người Đàn Bà Trong Đoạn 12 Là Ai?

Người đàn bà trong đoạn 12 tượng trưng cho Hội thánh của Đức Chúa Trời trong giữa thời kỳ Đại Nạn. Qua người đàn bà bị Con Rồng bắt bớ, đoạn 12 bày tỏ cho chúng ta rằng Hội thánh của Đức Chúa Trời sẽ bị Sa-tan hãm hại lớn khi thời kỳ cuối cùng đến. Tuy nhiên, qua sự bảo vệ đặc biệt của Đức Chúa Trời, Hội thánh Ngài sẽ chiến thắng Sa-tan cùng Anti-christ với đức tin của họ, và nhận được sự vinh hiển ở trong những ơn phước lớn của Ngài. 
Bởi vì các tín đồ, là những người ở trong Hội thánh của Đức Chúa Trời sẽ nhận được sự nuôi dưỡng đức tin ngay cả trong thời kỳ Đại Nạn, họ sẽ chiến thắng Anti-christ và khải hoàn bởi nhận chịu sự tử đạo của họ với đức tin nơi Phúc âm Nước và Thánh Linh. Đức Chúa Trời giải thích sự thật này cho chúng ta qua phép ẩn dụ về người đàn bà trong đoạn 12. 
Khải huyền 12:13-17 nói với chúng ta rằng, “Đồng một giờ đó, có cơn động đất lớn; một phần mười của thành đổ xuống, bảy ngàn người chết trong cơn động đất ấy, còn những kẻ khác thất kinh và ngợi khen Đức Chúa Trời trên trời. “Nạn” thứ nhì qua rồi; nầy "Nạn" thứ ba đến mau chóng. Vị thiên sứ thứ bảy thổi loa, có những tiếng lớn vang ra trên trời rằng: Từ nay nước của thế gian thuộc về Chúa chúng ta và Đấng Christ của Ngài, Ngài sẽ trị vì đời đời. Hai mươi bốn trưởng lão đang ngồi ở trước mặt Đức Chúa Trời, trên ngai mình, đều cúi mình sấp mặt xuống, thờ lạy Đức Chúa Trời, mà rằng: Hỡi Chúa là Đức Chúa Trời Toàn năng, là Đấng Hiện Có, Trước Đã Có, chúng tôi cảm tạ Ngài, vì Ngài đã cầm quyền rất cao trong tay và đã trị vì.”
Sa-tan, kẻ thường được miêu tả là Con Rồng trong Kinh Thánh vốn là một thiên sứ bị đuổi khỏi Thiên đàng vì tìm cách chiếm chỗ của Đức Chúa Trời. Vì Ma-quỷ, cùng với những thiên sứ khác đi theo hắn, bị quăng vào trong vực sâu không đáy, nên hắn sẽ xuống thế gian này và bắt bớ Hội thánh cũng như các tín đồ của Đức Chúa Trời.
Mặc dù Sa-tan tìm cách ngăn ngừa Đức Chúa Jêsus Christ làm những việc mà Ngài xuống thế gian để làm – nghĩa là cứu nhân loại khỏi tội lỗi – tuy nhiên Đấng Christ đã gánh tội lỗi của nhân loại trên mình Ngài bởi Báp-tem của Ngài, đã đổ huyết Ngài trên Thập tự giá, đã sống lại từ cõi chết và nhờ đó đã cứu nhân loại khỏi mọi tội lỗi của họ. Vì thế Chúa Jêsus đã hoàn tất ý muốn của Cha. Bất chấp sự trở ngại của Sa-tan hòng ngăn trở Chúa Jêsus thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời trong việc cứu con người khỏi tội lỗi, Đấng Christ đã chiến thắng sự quấy nhiễu của Ma-quỷ và đã làm trọn mọi ý muốn của Cha. 
Tuy nhiên, bởi cám dỗ nhiều người và biến họ trở nên đồng lõa với hắn, Sa-tan đã khiến họ chống nghịch lại Đức Chúa Jêsus Christ và các tín đồ. Biết rằng ngày của hắn chẳng còn bao lâu nữa, hắn xúi giục người thế gian chống lại Đức Chúa Trời và bắt bớ các tín đồ của Ngài. Sau khi bảo đảm rằng thế gian đang lan tràn tội lỗi, Sa-tan khiến mọi người theo đuổi tội lỗi và khiến lòng họ cứng cỏi chống lại Đức Chúa Trời bởi những việc làm tội lỗi của họ. 
Sa-tan không ngừng tấn công các tín đồ yêu dấu của Đức Chúa Trời bằng tội lỗi, vì hắn biết rất rõ rằng thời gian của hắn sắp hết. Hắn khiến mọi người trên thế gian này theo đuổi tội lỗi, và khiến lòng họ cứng cỏi chống lại Đức Chúa Trời và các tín đồ của Ngài với tội lỗi của chúng. Như thế, khi thời kỳ cuối cùng đến, các tín đồ phải bảo vệ đức tin của họ và chống lại Sa-tan. 
Nhưng Đức Chúa Trời có dành sẵn một ơn đặc biệt cho các tín đồ của Ngài, vì Ngài yêu các tín đồ, là những người vẫn ở trong Hội thánh Ngài. Ơn này là Ngài sẽ nuôi dưỡng các tín đồ bởi thức ăn thuộc linh trong Hội thánh của Đức Chúa Trời trong suốt ba năm rưỡi của Đại Nạn, trước khi Anti-christ xuất hiện trong thế gian này để cám dỗ người ta và khiến họ trở thành đầy tớ của hắn hầu chống nghịch lại Đức Chúa Trời và bắt bớ các tín đồ của Ngài. Tại sao? Vì khi thời kỳ tội lỗi lan tràn đang đến và Anti-christ hiện ra, các tín đồ phải chịu tử đạo. Để làm như thế, Đức Chúa Trời sẽ nuôi dưỡng tín đồ của Ngài qua Hội thánh của Ngài và khiến họ có thể chịu tử đạo vì đức tin của họ trong ba năm rưỡi—đó là, “một thì, các thì, và nửa thì” (Khải huyền 12:14).