Search

Sermones

Chủ đề 9: Sách Rô-ma (Giải nghĩa sch Rô-ma)

[Chapter 8-9] Mọi Việc Hiệp Lại Là Tốt Lành Cho Kẻ Yêu Mến Đức Chúa Trời (Rô-ma 8:28-30)

(Rô-ma 8:28-30)
“Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định. Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em; còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển.”
 
 
Hôm nay, chúng ta học phần Kinh thánh trên trong Rô-ma đoạn 8. Nó được gọi là Tiền định, Chọn lựa của Đức Chúa Trời, và làm vinh hiển chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, Con của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ nói về vấn đề này, và về việc người ta có khuynh hướng hiểu thế nào về Giáo lý thánh hoá từ từ. 
Rô-ma 8:28 nói, “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định. Chúng ta phải nghĩ về ai là “những người yêu Đức Chúa Trời.”
Có phải mọi việc hiệp lại là tốt lành không? Đức Chúa Trời phán thế. Trong buổi ban đầu, trước khi tạo dựng loài người, Ngài có kế hoạch làm cho chúng ta trở nên dân sự Ngài theo ý định của Ngài và đã làm thế vì sự tốt lành trong Đấng Christ, Con Độc sanh.
Chúng ta phải nhớ rằng trong vườn Ê-đen có cây biết điều thiện và điều ác. Tại sao Đức Chúa Trời trồng cây này? Tốt hơn là Chúa không nên đặt cây điều thiện và điều ác trong nơi đầu tiên này. Nhiều người thắc mắc về vấn đề này. 
Nhưng Đức Chúa Trời có một nục đích và kế hoặch thâm thúy. Đức Chúa Trời tạo nên con người theo hình ảnh Ngài. Thật ra, con người không khác gì với các tạo vật khác cho đến khi họ nhận được sự công chính của Đức Chúa Trời. 
 
 

Tạo sao Đức Chúa Trời trồng cây biết điều thiện và điều ác? 

 
Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải biết nguyên nhân mà Đức Chúa Trời ra lệnh cho A-đam và Ê-va không được ăn trái cây biết điều thiện và điều ác. Lý do đó là gì? Đó là để giữ con người ở dưới luật pháp của Đức Chúa Trời và làm cho chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời bởi sự cứu chuộc chúng ta qua Đức Chúa Jêsus Christ. Tất cả sự công chính của Đức Chúa Trời được giấu trong Lời, “Mọi việc hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời.” Vì Đức Chúa Trời phán, “Mọi việc hiệp lại làm ích cho kẻ yếu mến Đức Chúa Trời là cho những kẻ theo ý định của Ngài” (Rô-ma 8:28), chúng ta phải tìm câu trả lời cho câu hỏi này trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh được ban cho bởi Đức Chúa Jêsus Christ. 
Để thực hiện điều này, trước hết chúng ta phải biết Phúc âm của Đức Chúa Trời. Thế rồi chúng ta sẽ nhận thức rằng mọi việc Đức Chúa Trời hoạch định và thực hiện đều là tốt lành. Nhưng để hiểu lẽ thật này chúng ta phải được tái sanh trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Chúng ta phải tìm kiếm câu trả lời trong Phúc âm mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. 
Lý do tại sao Đức Chúa Trời tạo đựng nên chúng ta, trồng cây biết điều thiện và điều ác trong vườn Ê-đen, không cho phép A-đam và Ê-va ăn nó, và cho chúng ta biết luật pháp là để cho chúng ta trở nên con của Ngài. Chúa chúng ta, Đấng giải thoát tất cả chúng ta, cho phép tất cả những việc xảy ra là để Ngài có thể ban cho chúng ta sự tha tội, sự sống đời đời, vinh hiển và Thiên đàng. Đức Chúa Trời dựng nên con người từ bụi đất và con người được sanh ra trong sự yếu đuối. Kinh thánh thường so sánh chúng ta với cái bình bằng đất sét. Đức Chúa Trời là người thợ gốm, tạo ra con người từ đất sét. Ngài tạo nên con người từ bụi đất và hà vào con người tình yêu của Nước và Thánh Linh. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta lẽ thật của Nước và Thánh Linh để làm cho chúng ta trở nên con Ngài. 
Bình gốm được tạo ra bởi đất sét thì thật là dể vở. Trong cách này, trước hết Đức Chúa Trời tạo nên thân thể con người và linh trở nên yếu đuối để làm cho họ trở nên con Ngài. Mục đích của Ngài được hoàn tất do Chúa Jêsus, Đấng tẩy sạch tất cả tội lỗi của con người và mặc cho họ sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, ban cho họ sự sống đời đời bằng cách làm cho họ được tái sanh bởi Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Đó là lý do Đức Chúa Trời để cho chúng ta bất toàn và yếu đuối từ lúc ban đầu, hơn là hoàn thiện. 
 
 

Tại sao ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên con người yếu đuối? 

 
Tại sao Đức Chúa Trời trồng cây biết điều thiện và điều ác trong vườn Ê-đen và rồi ra lệnh cho A-đam và Ê-va không được ăn nó? Lý do ẩn tàng phải được hiểu theo Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Tại sao Đức Chúa Trời phán rằng dòng dõi của người nữ sẽ giày đạp đầu con rắn và Satan sẽ cắn gót chân người khi A-đam và Ê-va sa ngã và phạm tội? Tất cả mọi việc này là để làm cho con người trở nên con Đức Chúa Trời. Đó là kế hoạch của Ngài cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, Con Độc sanh của Ngài. 
Thế rồi, ai là người được gọi theo ý Ngài đã định? Họ là những người nhận biết tội, sự quá phạm của mình và tìm kiếm tình yêu và sự thương xót của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nhận thức rằng những lời tuyên bố thần đạo của giáo lý “lựa chọn không điều kiện” (Thuyết tiền định của Calvin) và giáo lý “Thánh hoá từ từ” là sai. Giáo lý “lựa chọn không điều kiện” sai là vì Đức Chúa Trời của chúng ta không phải là Đức Chúa Trời chọn một số người không điều kiện trong khi loại bỏ những người khác không lý do. 
Dĩ nhiên, những ai mà Đức Chúa Trời lựa chọn và kêu gọi là những người tuyệt vọng trong tội lỗi của họ và xưng nhận rằng họ không có sự chọn lựa nào khác ngoại trừ đi vào địa ngục – những ai được Đức Chúa Trời thương xót và những ai Ngài kêu gọi bởi Phúc âm của Nước và Thánh Linh của Ngài. 
Trong vòng vô số người được sanh ra trong thế gian và trở lại với Đức Chúa Trời, không một người nào được Đức Chúa Trời lựa chọn hay bị khước từ mà không có lý do. Nếu Đức Chúa Trời không chọn bạn mà không có lý do, bạn sẽ chống lại Đức Chúa Trời. Thật vô lý để nói rằng Đức Chúa Trời làm cho bạn hay người nào khác trở nên kẻ thuộc về Ma quỷ mà không có lý do. Đó không phải là những gì mà Đức Chúa Trời làm. 
Nếu bạn không được chọn bởi Đức Chúa Trời, đó là vì bạn không tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Nếu bạn không tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh được ban cho bởi Đức Chúa Trời thì bạn không được chọn. Nếu bạn không tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh của Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời sẽ từ bỏ bạn, vì Chúa chúng ta phán, “Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của lễ. Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội.” (Ma-thi-ơ 9:13). Những gì mà các nhà thần học đã làm, là cho Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời cố chấp và gây tổn hại. 
 
 

Ai là những người được gọi theo ý muốn của Đức Chúa Trời? 

 
Những người được Đức Chúa Trời kêu gọi là những tội nhân bị trói buộc bởi địa ngục. Họ đến với Đức Chúa Trời và xưng nhận rằng họ đáng bị đi vào địa ngục vì họ yếu đuối và không có sự chọn lựa nào khác ngoại trừ bất tuân mạng lệnh của Ngài cho đến khi chết. Đức Chúa Trời kêu gọi những tội nhân và làm tinh sạch tội lỗi của họ bởi Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Ngài kêu gọi những ai vô vọng vì bị đùa vào địa ngục và giải thoát họ khỏi tội lỗi của họ bởi Phúc âm của Nước và Thánh Linh. 
Đức Chúa Trời không đến để kêu gọi những người cho rằng mình tốt lành và vâng giữ luật pháp. Đức Chúa Trời kêu gọi những ai thật sự cố gắng sống theo ý chỉ của Ngài, nhưng biết rằng sự yếu đuối của họ bắt họ đi vào tội lỗi, dù họ đặc đức tin vào Đức Chúa Trời và tùy thuộc vào Ngài. Mục đích của Đức Chúa Trời là kêu gọi những người yếu đuối, không kiên định và nhu nhược để làm họ trở nên công chính, để họ trở nên con của Ngài. Đó là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời theo ý muốn Ngài. Mọi sự hiệp lại là tốt lành cho những ai được kêu gọi theo mục đích của Ngài. 
Chúng ta phải tin vào sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Chúng ta không được nói rằng chúng ta tin Chúa Jêsus mà không có lý do. Đức tin như thế không phải là đức tin thật. Đức tin thật là tin vào Chúa theo ý định của Ngài, không phải ý định của chúng ta. Điều đó có nghĩa là Đức Chúa Trời biết sự yếu đuối của chúng ta rất rỏ, Ngài cất đi tội lỗi của chúng ta một lần đủ cả, và vì thế Ngài làm cho chúng ta vô tội. Bởi đặt đức tin của chúng ta vào mục đích của Đức Chúa Trời, phép Báp-tem và Huyết của Chúa Jêsus, chúng ta có thể trở thành con của Ngài. Đó là ý muốn của Đức Chúa Trời để làm cho chúng ta trở nên con cái vô tội của Ngài khi chúng ta biết và chấp nhận mục đích của Ngài – có những người được Đức Chúa Trời yếu mến và kêu gọi. 
 
 
Ai là người được Đức Chúa Trời chọn? 
 
Đức Chúa Trời không ra lệnh cho con người đứng thành hai hàng và chọn bất cứ người nào ở bên phải của Ngài, “Hãy đến và tin Chúa Jêsus rồi vào Thiên đàng,” và rồi quây qua bên trái và nói với họ, “hãy đi vào địa ngục.” 
Những người theo thuyết Calvin tuyên bố rằng Đức Chúa Trời chọn một số người nào đó mà không có một lý do nào và quyết định khước từ số còn lại từ lúc ban đầu. Nhưng Đức Chúa Trời không như thế. Đức Chúa Trời làm cho mọi việc hiệp lại vì sự tốt lành cho những ai được gọi theo ý định của Ngài. Thật vô lý khi nghĩ rằng chúng ta được chọn vô điều kiện và không lý do. 
Thế thì Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời không công bình không? Chắc chắn là không. Mọi người bình đẳng trước Đức Chúa Trời và trước Luật pháp của Ngài. Mọi người cũng bình đẳng trước sự phán xét. Chúng ta nhận ân điển cứu rỗi từ Đức Chúa Trời, mà nó cứu chúng ta khỏi tội lỗi của chúng ta qua Đức Chúa Jêsus Christ. Cơ hội để tin vào lẽ thật này thì cũng bình đẳng cho mọi người. Ngài cho phép những ai chấp nhận mục đích của Ngài và biết sự yếu đuối của họ để nhận thức và tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh. 
Thế thì, “tiền định” và “lựa chọn” là gì? Đó là sự kêu gọi theo mục đích của Đức Chúa Trời trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh mà Ngài đã ban cho chúng ta. Là vì Đức Chúa Trời cất lấy tội lỗi của chúng ta qua Đức Chúa Jêsus và có kế hoạch làm cho chúng ta trở nên con cái của Ngài khi chúng ta được sanh ra trong thế gian này và ban một cơ hội cho chúng ta nghe Phúc âm. Đức Chúa Trời hoạch định mọi điều này trước trong Đức Chúa Jêsus Christ. Đó là kế hoạch của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta đến trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, trước nhất chúng ta phải quan tâm là chúng ta giống như Gia-cốp hay Ê-sau. 
Kinh thánh phán với chúng ta rằng Đức Chúa Trời yêu Gia-cốp trong khi Ngài ghét Ê-sau. Điều này cũng nói về Ca-in và A-bên, và Đức Chúa Trời yêu A-bên nhưng ghét Ca-in. Đức Chúa Trời ghét Ê-sau và Ca-in và yêu Gia-cốp và A-bên mà không có lý do không? Không. Bởi vì Ê-sau và Ca-in tin cậy vào sức mạnh riêng của mình và không bao giờ tìm cầu sự thương xót của Đức Chúa Trời, trong khi Gia-cốp và A-bên biết sự yếu đuối của họ, cầu xin sự thương xót của Đức Chúa Trời, và tin cậy vào Lời Của Ngài. 
Kinh thánh giải thích tiền định và sự chọn lựa của Đức Chúa Trời bằng cách dùng những nhân vật này làm thí dụ. Chúng ta thuộcvề bên nào? Chúng ta có thể gặp Đức Chúa Trời nếu chúng ta tin cậy vào sức riêng của mình, như Ê-sau đã làm không? Không, chúng ta không thể. Con đường duy nhất để chúng ta có thể gặp Ngài là gặp Ngài qua Phúc âm cùa Nước và Thánh Linh, trong đó có đựng đầy sự nhân từ của Ngài. Chúng ta đang đứng về phía nào trước mặt Đức Chúa Trời? Chúng ta là những người muốn được phước trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, nhưng luôn thất bại trong việc làm như thế vì chúng ta yếu đuối. Mặc dù chúng ta mong muốn sống theo mục đích của Đức Chúa Trời, chúng ta vẫn tiếp tục yếu đuối và không vững vàng trước Đức Chúa Trời, và vì thế việc duy nhất mà chúng ta có thể cầu hỏi là sự nhân từ của Ngài. 
Nếu chúng ta mong muốn được Đức Chúa Trời ban phước, chúng ta phải trở nên giống như Gia-cốp, và có đức tin như A-bên đã có. Trước Đức Chúa Trời chúng ta phải hiểu sự thật rằng chúng ta yếu đuối, không vững vàng và nhút nhát. 
Thi thiên 145:14 nói, “Đức Giê-hô-va nâng đỡ mọi người sa ngã, Và sửa ngay lại mọi người cong khom.” Thật vậy, mọi người cúi xuống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta không có sự can đảm. Chúng ta thỏa hiệp vì lợi ích nhỏ nhất. Chúng ta đê tiện. Chúng ta dưòng như là can đảm trong một thời gian, như thực ra chỉ trong vài giây. Nếu chúng ta nhìn vào đời sống mình cách kỹ càng, chúng ta dể dàng nhận thấy rằng chúng ta thật đê tiện. Chúng ta phục tùng kẻ mạnh và ngay cả kẻ bất trung là kẻ thúc ép chúng ta loại bỏ lẽ thật. Nhưng Đức Chúa Trời kêu gọi những kẻ đê tiện để yêu họ và ban cho họ sự cứu rỗi trong Đức Chúa Jêsus Christ, và Ngài làm họ trở nên con của Ngài. 
Chúng ta cần nhận ra sự yếu đuối và tội lỗi của chúng ta là thế nào để chúng ta được Đức Chúa Trời yêu thương. Chúng ta phải hỏi chúng ta có thật sự vâng phục luật pháp để làm trọn nhiệm vụ không. Thế rồi chúng ta phải được thúc giục để nhận ra rằng chúng ta không có khả năng để giữ trọn luật pháp và như thế chúng ta không thể sống một cuộc sống hoàn hảo. 
Nếu tôi hoàn hảo, tôi sẽ không bao giờ cần đến Cứu Chúa. Nếu chúng ta hoàn hảo, tại sao chúng ta cần sự giúp đở và phước của Đức Chúa Trời? Vì chúng ta quá yếu đuối trước Đức Chúa Trời nên chúng ta cần phước của Ngài. Chúng ta cần lòng thương xót của Ngài. Lòng thương xót của Đức Chúa Trời trên chúng ta quá mạnh cho đến nỗi Ngài sai Con Độc sanh của Ngài và làm cho Ngài nhận tất cả tội lỗi của chúng ta trên Ngài để tẩy sạch nó đi. Và Đức Chúa Trời chuyển sự phán xét tội lỗi trên Chúa Jêsus thay vì trên chúng ta để chúng ta có thể được giải thoát khỏi tội. 
Chỉ với đức tin này chúng ta có thể trở nên con cái yêu dấu của Đức Chúa Trời. Đó là vì lòng nhân từ mà chúng ta được mặc lấy bởi tình yêu của Ngài, mà không vì cố gắng riêng của chúng ta để đạt đến sự cứu rỗi của chúng ta. 
Mặc dù nhiều Cơ đốc nhân dạy và đi theo giáo lý Tiền định và Lựa chọn, họ vẫn cảm thấy lo lắng về những giáo lý này. Đó là vì họ luôn tự hỏi họ có được Đức Chúa Trời chọn hay không. 
Hai giáo lý này góp phần khoảng 90% thần học của Calvin. Câu hỏi là khuớc từ niềm tin của họ nơi Chúa Jêsus thì họ có thật sự được chọn hay không, và đây là những gì làm cho họ lo âu. Nhưng vấn đề không phải là bạn được chọn hay không mà là quan trọng. Vấn đề quan trọng là bạn có tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh thì được cứu bởi nhận được sự công chính của Đức Chúa Trời. Những ai đã nhận sự công chính của Đức Chúa Trời là người được chọn. 
Có một tiến sĩ thần đạo là người được xem như là một trong những bậc thầy của nền thần đạo bảo thủ. Oâng coi trọng những lời dạy của thuyết Calvin, như là Giáo lý Tiền định và sự lựa chọn thánh. 
Ngày kia, ông đang giảng dạy về chủ đề này và có một sinh viên hỏi, “Thưa thầy, Thầy được Đức Chúa Trời chọn phải không? Làm thế nào thầy biết Đức Chúa Trời chọn ai?” 
Nhà Thần đạo trả lời, “Ai có thể biết điều đó? Chúng ta chỉ có thể biết khi chúng ta đứng trước Đức Chúa Trời.” 
Thế rồi, sinh viên này hỏi tiếp, “Thế thì thầy sẽ làm gì khi thầy đến trước Đức Chúa Trời và Ngài nói rằng Ngài không chọn thầy?” 
Vị giáo sư trả lời, “Tôi có thể làm gì về những gì mà chính Đức Chúa Trời đã quyết định rồi? Đó là tại sao tôi nói với bạn rằng bạn chỉ sẽ biết khi bạn đứng trước Đức Chúa Trời.” 
Những sinh viên nghĩ, “Oâng ta là người rất khiêm nhường. Ngay cả một người vĩ đại như ông nói rằng ông không biết mình được chọn hay không. Vì thế lẽ tự nhiên là không ai có thể biết mình được chọn hay không.” 
Nhưng sự thật là ở trong sự công chính của Đức Chúa Trời được giấu kín và bây giờ được bày tỏ rỏ ràng. Có quá nhiều việc mà Đức Chúa Trời đã giấu kín, nhưng Ngài đã bày tỏ ra cho loài người đúng lúc. Làm thế nào những nhà truyền giáo rao giảng Phúc âm mà họ không biết rằng họ được cứu hay được chọn hay không? - Người được Đức Chúa Trời gọi là những người tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Rô-ma 8:29 nói rõ, “Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em.” Đức Chúa Cha định trước để làm cho chúng ta thích hợp với hình ảnh của Con Một của Ngài, Đức Chúa Jêsus Christ, để Ngài trở thành Con Cả trong vòng anh em. Ở đây Đức Chúa Jêsus được gọi là “Con Cả.” Nếu chúng ta tin Chúa Jêsus và tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh mà Ngài đã ban cho chúng ta, thì chúng ta được cứu khỏi tội lỗi của chúng ta và trở nên con cái Đức Chúa Trời. Thế thì, Sự quan hệ của Đức Chúa Jêsus với chúng ta là gì? Ngài trở thành Anh Cả của chúng ta. Ngài là Con Cả của Đức Chúa Trời và chúng ta là những em trai và em gái của Ngài. 
Cách đây khá lâu, khi tôi ở trong nhà cầu nguyện do một nhà truyền giáo già mời tôi. Oâng khởi sự tin Chúa Jêsus khi ông ở Trung Quốc và rồi ông đến Hàn quốc. Tôi nghe trộm ông ta cầu nguyện, và đây là những gì ông ta nói, “Anh Jêsus và Đức Chúa Cha, Cám ơn Ngài rất nhiều vì đã cứu tôi. Anh Jêsus ôi! Xin hãy giúp tôi.” Chúa Jêsus là anh của chúng ta! 
Chúng ta có thể hỏi Đức Chúa Trời có biết mọi việc thuộc về chúng ta không. Câu trả lời là có, Ngài biết mọi việc về chúng ta. Đức Chúa Cha biết mọi việc về chúng ta. Ngài đã lên kế hoạch để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta qua Con Độc sanh của Ngài ngay cả trước khi tạo dựng nên thế gian này. Đây là kế hoạch của Đức Chúa Trời. Con của Ngài, Jêsus, đến thế gian, chịu Báp-tem và bị đóng đinh để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi. Đức Chúa Trời đã làm kế hoạch đó rồi. 
Chúng ta có thể nói rằng, trước sự tạo dựng nên thế gian, Đức Chúa Trời triệp tập một “hội nghị tay ba.” Đức Chúa Trời Ba Ngôi – Cha, Con và Thánh Linh – để lên kế hoạch giải cứu những ai tin vào sự công chính của Ngài. Kế hoạch của Ngài là tạo dựng nên con người và làm cho họ trở nên con cái của Ngài để cùng sống với họ trong Vương Quốc hoàn hảo của Ngài. 
Cha, Con và Thánh Linh tất cả đều đồng ý kế hoạch đó. Thế rồi trong tiến trình suy nghĩ về thế nào Ngài tạo nên con người và làm cho con người trở nên con cái của Ngài, Đức Chúa Trời lên kế hoạch sai Con Ngài, Jêsus, đến thế gian và để Ngài làm Báp-tem và để Ngài chết trên Thập-tự-giá, để họ có thể làm theo hình ảnh của Con Ngài. 
Mục đích của Đức Chúa Trời trong việc tạo dựng nên chúng ta là gì? Đó là để chúng ta trở nên con cái của Ngài. Chúa Jêsus có phải là Con Cả của Ngài không? Vâng. Và vì chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời, chúng ta cũng là em của Ngài. 
Ba mươi ba năm sống trên đất, Chúa Jêsus trải qua tất cả sự yếu đuối của con người. Đó là tại sao khi chúng ta cầu nguyện chúng ta nói, “Lạy Chúa Jêsus, Con thật yếu đuối. Con là thế. Xin giúp con và bảo vệ con.” Tấm lòng mềm mại của con người chấp nhận Lời Ngài, trông nom, ban ân điển và giúp đở họ. Chúa nghe và trả lời cầu nguyện của chúng ta. Cầu nguyện với Đức Chúa Trời và cầu nguyện với Đấng Christ thì giống nhau. 
Mục đích của Đức Chúa Trời tạo dựng nên chúng ta là gì? Là để làm cho chúng ta trở nên con cái Ngài. Đức Chúa Trời biết mọi sự thuộc về chúng ta. Ngài cho chúng ta sanh ra trong thế gian và cứu chúng ta ra khỏi tất cả tội lỗi của chúng ta qua Báp-tem của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên Thập-tự-giá, vì Ngài đã định trước mọi sự cho chúng ta, ngay cả trước khi tạo dựng nên thế gian, để nhận chúng ta như những con trai, con gái của Ngài. Vì thế, Ngài không chỉ biết sự sống và sự chết của chúng ta, nhưng trong mỗi lúc của cuộc sống. Ngài biết khi chúng ta được sanh ra, ai sanh ra chúng ta, khi nào chúng ta thành lập gia đình, khi chúng ta sanh con cái, và những gì xảy ra trong đời sống của chúng ta. Đức Chúa Trời Ngài biết mọi sự trong đời sống của chúng ta, ban cho chúng ta Phúc âm để chúng ta tin Đức Chúa Jêsus Christ và trở nên con cái Đức Chúa Trời. 
Đức Chúa Trời biết trước về chúng ta và tiền định chúng ta. Rô-ma 8:30 nói, “Còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển.” Tôi không thể làm nỗi bậc đủ về sự quan trọng của đoạn văn này để chúng ta hiểu và tin nó. 
Nhiều người lấy câu trên để hổ trợ cho Giáo lý Thành hoá từ từ. Căn cứ vào đoạn văn này – Đức Chúa Trời định trước chúng ta, kêu gọi chúng ta, xưng công nghĩa chúng ta và làm vinh hiển chúng ta – họ tuyên bố rằng đây là lý do tại sao mặc dù chúng ta có tội trong lòng, Đức Chúa Trời xem chúng ta như không có tội, và sau thời gian thánh hoá, chúng ta sẽ được vinh hiển, như thể cần có một giai đoạn mà qua đó chúng ta trở nên thánh. 
Không phải Đức Chúa Trời đã định trước là kêu gọi tất cả tội nhân đến với Đấng Christ sao? Ngài kêu tất cả chúng ta, nhưng có người không đáp ứng lời kêu gọi của Ngài. Họ giống như Ê-sau và Ca-in. Họ là những người bị quăng vào địa ngục. 
 
 
Trong sự nhân từ của Đức Chúa Trời 
 
Đức Chúa Cha lên kế hoạch kêu gọi chúng ta trong Con Độc Sanh của Ngài, Đức Chúa Jêsus Christ, và tiền định cho chúng ta trở nên con nuôi của Ngài bởi tẩy sạch tội lỗi chúng ta bằng Nước và Huyết. Những người vẫn không đến với Đức Chúa Trời dù Ngài kêu gọi họ thì tất cả bọn họ vẫn ở ngoài sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Những người như thế bị loại trừ ra khỏi ân điển của Đức Chúa Trời, bị trói buộc vào địa ngục. Nhưng cũng có những người vâng theo tiếng gọi của Đức Chúa Trời. Họ nói, “Thưa Chúa, mặc dù con yếu đuối như thế này, Ngài sẽ chấp nhận những người khác như con không?” 
Đức Chúa Trời phán, “Dĩ nhiên là ta chấp nhận.” 
“Thật vậy sao? Ngài sẽ chấp nhận con khi con yếu đuối sao?” 
“Dĩ nhiên ta sẽ chấp nhận con.” 
“Đức Chúa Trời ôi! Con không có bất cứ cái gì đặc biệt để dâng cho Ngài và con cũng không thể hứa với Ngài rằng con sẽ trở nên tốt kể từ nay.” 
“Ta sẽ tiếp tục chấp nhận ngươi.” 
“Con không chắc con sẽ trở nên tốt hơn và ngay cả con cũng không có khả năng làm thế.”
“Ta cũng sẽ tiếp nhận ngươi.” 
“Điều đó có thể vì Ngài không biết con. Ngài sẽ thất vọng vì con.” 
Chúng ta không thường cảm thấy lung túng, mặc dù chúng ta muốn ẩn mình nơi nào đó, khi chúng ta biết chúng ta là thế nào, và chỉ một vài người nói rằng họ thật sự tin chúng ta không? Tại sao chúng ta muốn ẩn mình? Chúng ta muốn ẩn mình vì chúng ta không thể đạt được tốt hơn và ngay cả chúng ta không thể duy trì những gì mà chúng ta đã làm từ lâu. 
Đó là tại sao chúng ta tiếp tục hỏi, “Ngài sẽ chấp nhân tôi dù tôi quá yếu đuối không? Ngài thật sự tiếp nhận tôi không? Ngay cả tôi được phép tin Ngài không? Một người như tôi có thể nhận được sự tha tội không? Một người như tôi có trở nên công chính khi tôi có thể làm điều tốt trong tương lai không?” Nhưng Đức Chúa Trời của chúng ta có quyền năng biến cây ô-li-ve hoang trở thành cây ô-li-ve trong vườn. 
Nguyên thủy chúng ta là cây ô-li-ve, nhưng “hoang” trong bản chất, nhưng chúng ta trở nên cây Ô-li-ve trong vườn bởi Phúc âm mà Chúa Jêsus ban cho chúng ta. Ngài kêu gọi chúng ta, là người không thể làm gì ngoại trừ phạm tội. Ngài kêu gọi chúng ta khi chúng ta chỉ có một ít yếu đuối không? Ngài kêu gọi chúng ta khi chúng ta hoàn toàn muốn. Ngài kêu gọi chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ bất chấp sự thiếu sót rất trầm trọng của chúng ta và hố sâu của sự yếu đuối. Ngài kêu gọi chúng ta là những người nhu nhược. Ngài sẽ làm gì sau đó khi Ngài kêu gọi chúng ta? Ngài cất lấy tất cả tội lỗi của chúng ta và ban sự công chính của Ngài cho chúng ta để chúng ta có sự sống đời đời. 
Ngài thực hiện tất cả điều này như thế nào? Trong chương 3 của Ma-thi-ơ, chúng ta được phán bảo rằng Chúa Jêsus đến trong thế gian và chịu Báp-tem để hoàn thành tất cả sự công chính mà Đức Chúa Trời đã đặt để cho nhân loại. Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng, nhận tất cả tội lỗi của nhân loại qua cho chính Ngài, chết trên Thập-tự-giá trong lúc mang tất cả tội lỗi đó. Và đã sống lại từ cỏi chết vào ngày thứ ba để cứu họ ra khỏi tội lỗi của thế gian. Ngài ban cho chúng ta đời sống mới, và bởi việc làm như thế, Ngài xưng công nghĩa chúng ta và tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta. Chúa Jêsus kêu gọi chúng ta, cất lấy tội lỗi chúng ta bởi Nước và Huyết, ban cho chúng ta sự công chính của Đức Chúa Trời, làm cho chúng ta vô tội, và rồi làm vinh hiển chúng ta là người được Ngài xưng công nghĩa, làm cho chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời. 
Đức Chúa Trời làm vinh hiển chúng ta để vào Thiên đàng và sống vĩnh cữu trong địa vị con Đức Chúa Trời. Bạn hiểu điều này không? Nhưng giáo lý của tôn giáo dạy rằng, dù bạn là tội nhân, nếu bạn tin Chúa Jêsus, bạn sẽ từ từ được thánh hoá theo thời gian, và lúc bạn qua đời bạn sẽ đứng trước Đức Chúa Trời như là một người toàn vẹn. Điều này trái lại với lẽ thật. Đó không phải là đức tin thật. Loại đức tin như thế là từ giáo lý nên thánh, nó không từ lẽ thật. 
Chúa cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta, kêu gọi chúng ta, tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta bởi Nước và Huyết một lần đủ cả, làm cho chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời, thánh hoá chúng ta và ban phước cho chúng ta để chúng ta có thể vào Vương quốc của Đức Chúa Trời trong sự vinh hiển. Đây là lẽ thật, và đây là cách mà Chúa nói về lẽ thật, bởi đặt tất cả phước hạnh trong Đức Chúa Jêsus Christ vào trong một câu. Phân đoạn này không nói về bảy giai đoạn của giáo lý Thánh hoá từ từ. Nó không nói rằng chúng ta sẽ từ từ trở nên hoàn thiện sau khi đi qua bảy giai đoạn để được thánh hoá hoàn toàn. 
Rô-ma 8:30 không nói rằng Đức Chúa Trời sẽ kêu gọi chúng ta sau khi chúng ta tin Chúa Jêsus hay chúng ta sẽ trở nên thánh như thể là già dặn hơn. Nó cũng không nói rằng chúng ta leo từ từ lên bậc thang của sự thánh hoá từng bước một cho đến cuối cùng chúng ta đạt đến sự thánh hoá hoàn toàn. Khi chúng ta biết Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ kêu gọi chúng ta, Ngài tha thứ tội lỗi chúng ta một lần và đủ cả bởi Nước và Huyết. Đó là khi chúng ta đến với Đức Chúa Trời bởi Phúc âm của lẽ thật mà chúng ta sẽ được ôm ấp trong vòng tay của Ngài. 
Vài người nói, “Ngay cả tôi không biết tội lỗi của tôi trước đây, nhưng sau khi nghe bài giảng, tôi bắt đầu nhận ra nó. Có một hay hai tội lỗi trong quá khứ mà tôi nhớ lại và có lẽ tôi sẽ giữ tội này trong tương lai vì thế tôi không nghĩ là tôi có thể tin Đức Chúa Trời.” Nhưng điều đó không đúng. Thay vào đó chúng ta nên nghĩ như thế này, “À! Đúng rồi. Tôi không biết tội lỗi của tôi ngay cả tôi đã phạm nó. Tất cả Lời của Đức Chúa Trời là đúng. Tôi phải tin vào Lời Ngài, nhưng tôi không thể sống theo nó. Tôi là một tội nhân đáng chết mất không thể tránh được, là người bị đùa vào địa ngục. Đó là lý do tại sao Chúa Jêsus đến.” 
Chúng ta được dựng nên vô tội bởi tin vào Chúa Jêsus và nhận sự tha thứ. Chúng ta trở nên thánh hoá và là con cái Đức Chúa Trời. Chúng ta trở nên thánh và là con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể vào Thiên đàng và được vinh hiển. Đó là lẽ thật và sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Đức Chúa Trời tiền định chúng ta, kêu gọi chúng ta, xưng công nghĩa và làm vinh hiển chúng ta. Bạn có thể nghĩ rằng Giáo lý xưng thánh từ từ là đúng mà nói rằng,“Tôi sẽ từ từ thay đổi và trở nên một người vô tội.” Nhưng bạn trở nên công nghĩa và thánh khiết một lần đủ cả ngay lúc bạn tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Lòng bạn không thay đổi qua từng giai đoạn. Lòng của bạn trở nên vô tội một lần cho tất cả, và đó là đức tin của bạn khi bạn tin vào Lời của Đức Chúa Trời và gia nhập vào Hội thánh Ngài. 
Đức tin của chúng ta lớn lên khi chúng ta được nuôi bởi Lời của Đức Chúa Trời, để cuối cùng đạt đến điểm mà nơi đó chúng ta có thể dạy người khác. Nhưng phải quả quyết rằng chúng ta sẽ trở nên con cái Đức Chúa Trời sau khi chúng ta hoàn toàn hơn và vô tội hơn thì không phải là lời dạy của Kinh thánh. Chúng ta trở nên thánh khiết và vô tội một lần đủ cả. 
Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta theo sự định trước của Ngài trong Đấng Christ không? Vâng. Đúng thế. Ngài kêu gọi chúng ta trong Đấng Christ và làm cho chúng ta trở nên công chính và vô tội. Đức Chúa Trời xưng nghĩa chúng ta và làm cho chúng ta trở nên vô tội qua Đức Chúa Jêsus Christ, nhận chúng ta là con cái Ngài, và làm vinh hiển chúng ta để vào Vương quốc Ngài. 
Chúng ta trở nên công chính một lần bởi tin vào sự cứu rỗi của Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng làm trọn mọi sự công chính của Đức Chúa Trời. Chúng ta được ban phước vì chúng ta nghe tiếng gọi của Ngài và tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ cất tất cả tội lỗi của chúng ta, mặc dù chúng ta yếu đuối, để trở nên con cái vô tội và công chính của Đức Chúa Trời, dân sự của Vương quốc của Ngài. 
Đó là tại sao Giáo lý nên thánh là không đúng. Nó vô lý. Kinh thánh nói với chúng ta cách rỏ ràng, “Còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển.” Bởi đức tin chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời, và được vào Thiên đàng — tất cả mọi việc này xảy ra một lần và cho tất cả. Bạn tin điều này không? 
Chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời bởi tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Đức Chúa Trời cứu cuộc sống vô giá trị của chúng ta ra khỏi tất cả tội lỗi của chúng ta qua ân điển của Nước và Thánh Linh. Chúng ta có làm bất cứ điều gì cho Đức Chúa Trời để nhận được sự cứu rỗi không? Chúng ta cần đóng góp gì để được trở nên công chính không? Không có gì cả để cho chúng ta lập kế hoạch, và không ai quyết định tin Chúa Jêsus ngay trước khi anh/chị ấy sanh ra. Có ai quyết định tin nhận Chúa khi họ còn trong bào thai của mẹ không? 
Tình cờ chúng ta nghe lẽ thật từ những người rao giảng Phúc âm và nhận thấy rằng đó là lẽ thật, và tự nghĩ rằng, “Ta không có sự lựa chọn nào nhưng chỉ tin mà thôi, một tội nhân như ta phải tin vào lẽ thật này.” Từ lúc ấy, chúng ta khởi sự tin Phúc âm, nhận sự tha tội, và trở nên con cái Đức Chúa Trời. 
Chỉ những người công chính mới là con cái Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời mãi mãi làm rạng danh họ bởi sự giàu có đời đời và sự vinh quang của Thiên Quốc. Tất cả sự vinh hiển là thế. Đức Chúa Trời ban những ân phước này cho những tín đồ là những người chấp nhận Phúc âm của Nước và Thánh Linh. 
Ngợi khen Chúa!