Search

説教集

Chủ đề 9: Sách Rô-ma (Giải nghĩa sch Rô-ma)

[Chapter 2-2] Những người khước từ Ân điển của Đức Chúa Trời (Rô-ma 2:1-16)

(Rô-ma 2:1-16)
“Vậy, hỡi người kia, ngươi là ai mặc lòng, hễ đoán xét kẻ khác thì không thể chữa mình được; vì trong khi đoán xét họ, ngươi cũng lên án cho chính mình ngươi nữa, bởi ngươi đoán xét họ, mà cũng làm các việc như họ. Vả, chúng ta biết rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với kẻ làm những việc như thế, là hiệp với lẽ thật. Hỡi người đoán xét kẻ phạm những việc dường ấy mà mình cũng phạm kia, vậy ngươi tưởng rằng chính mình ngươi sẽ tránh khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời sao? Hay là ngươi khinh dể sự dư dật của lòng nhân từ, nhịn nhục, khoan dung Ngài, mà không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn năn sao? Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời, là Đấng sẽ trả lại cho mỗi người tùy theo công việc họ làm: ai bền lòng làm lành, tìm sự vinh hiển, sự tôn trọng và sự chẳng hề chết, thì báo cho sự sống đời đời; còn ai có lòng chống trả, không vâng phục lẽ thật, mà vâng phục sự không công bình, thì báo cho họ sự giận và cơn thạnh nộ. Sự hoạn nạn khốn khó giáng cho mọi người làm ác, trước cho người Giu-đa, sau cho người Gờ-réc; nhưng vinh hiển, tôn trọng, cùng sự bình an cho mọi người làm lành, trước cho người Giu-đa, sau cho người Gờ-réc. Vì trước mặt Đức Chúa Trời, chẳng vị nể ai đâu. Phàm những kẻ không luật pháp mà phạm tội, cũng sẽ không luật pháp mà hư mất; còn những kẻ có luật pháp mà phạm tội, thì sẽ bị luật pháp đoán xét; Vì chẳng phải kẻ nghe đọc luật pháp là người công bình trước mặt Đức Chúa Trời, bèn là kẻ làm theo luật pháp được xưng công bình vậy. Vả, dân ngoại vốn không có luật pháp, khi họ tự nhiên làm những việc luật pháp dạy biểu, thì những người ấy dầu không có luật pháp, cũng tự nên luật pháp cho mình. Họ tỏ ra rằng việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ: chính lương tâm mình làm chứng cho luật pháp, còn ý tưởng mình khi thì cáo giác mình, khi thì binh vực mình. Aáy là điều sẽ hiện ra trong ngày Đức Chúa Trời bởi Đức Chúa Jêsus Christ mà xét đoán những việc kín nhiệm của loài người, y theo Tin Lành tôi.”
 
 

Người theo chủ nghĩa luật pháp luôn luôn xét đoán người khác, trong khi họ không thể giữ luật pháp 

 
Hãy nói về luật pháp. Sứ đồ Phao-lô nói với người Do-thái là người an nghĩ trên luật pháp, “Vậy, hỡi người kia, ngươi là ai mặc lòng, hễ đoán xét kẻ khác thì không thể chữa mình được; vì trong khi đoán xét họ, ngươi cũng lên án cho chính mình ngươi nữa, bởi ngươi đoán xét họ, mà cũng làm các việc như họ. Vả, chúng ta biết rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với kẻ làm những việc như thế, là hiệp với lẽ thật. Hỡi người đoán xét kẻ phạm những việc dường ấy mà mình cũng phạm kia, vậy ngươi tưởng rằng chính mình ngươi sẽ tránh khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời sao?” (Rô-ma 2:1-3). Những người theo chủ nghĩa luật pháp nghĩ rằng họ tôn kính Đức Chúa Trời.Những loại người này không tin Đức Chúa Trời trong lòng họ, nhưng bởi sự tự hào sai trái được đặt trên nền tảng những việc làm riêng của họ. Những người này thích phán xét người khác và họ thì rất giỏi trong việc này. Tuy nhiên, trong khi họ phán xét người khác bằng lời Đức Chúa Trời, họ không nhận ra rằng họ cũng giống như những người bị phê phán và làm những sai trái giống như thế. 
Thí dụ, họ không giữ ngày Sa-bát thánh, dù họ nói với người khác phải giữ nó theo điều răn của Đức Chúa Trời. Họ bảo người khác vâng lời và giữ luật pháp, nhưng chính họ không giữ nó. Sứ đồ Phao-lô nói với những loại người này, “Hỡi người đoán xét kẻ phạm những việc dường ấy mà mình cũng phạm kia, vậy ngươi tưởng rằng chính mình ngươi sẽ tránh khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời sao?” (Rô-ma 2:3)
Những người theo chủ nghĩa luật pháp không thể được cứu. Luật pháp không bao giờ có thể giải thoát chúng ta, vì thế Đức Chúa Trời sẽ phán xét chúng ta nếu chúng ta có cuộc sống tôn giáo căn cứ trên luật pháp. Người theo chủ nghĩa luật pháp sống trong sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Họ là những người không được cứu bởi đức tin trong luật pháp. Họ bảo người khác sống theo một phương cách nào đó theo luật pháp nhưng họ không nói điều đó trong những ngày này. 
Cách đây thời gian lâu, hầu hết các Cơ-đốc-nhân trong nước chúng ta thường thích như thế. Các mục sư theo chủ nghĩa luật pháp thường quở trách những người phụ nữ là những người gióc tóc, bảo rằng họ sẽ bị đày địa ngục. Nếu chúng ta ở dưới sự dạy dổ của các mục sư này là những người dạy cho các thành viên trong Hội thánh với việc làm của luật pháp trong phương cách này, chúng ta sẽ tin chắc rằng những người gióc tóc sẽ tự nhiên đi vào địa ngục. Điều này xảy ra chỉ cách nay 15-20 năm. Nếu một phụ nữ dùng son thoa môi, nó có nghĩa là cô/bà ta sẽ bị đày vào chốn khổ hình dưới sự dạy dổ của các mục sư như thế. 
Những người này là những người theo chủ nghĩa luật pháp. Họ ra mắt Chúa cách vật chất để được thánh trước Đức Chúa Trời; họ dạy người ta không được dùng môi son hay gióc tóc, luôn luôn đi nhẹ nhàng, và không bao giờ mua bán bất cứ hàng hóa nào. Những người theo chủ nghĩa luật pháp này nói với tín đồ cái gì là đúng và cái gì là sai trong quan điểm lời của Đức Chúa Trời, trong khi chính họ là những kẻ giả hình. 
 
 

Người Do-thái thì giống như thế 

 
Những người Do-thái thì giống như thế. Họ xét đoán người ngoại bang bằng luật pháp, họ nói như thế này, “Họ không biết Đức Chúa Trời và phục vụ thần tượng. Họ bị đày đi địa ngục như là những người hung ác.” Tuy nhiên, chính họ yêu vật chất thế gian với những thần ngoại quốc khác hơn là Đức Chúa Trời. 
“Vậy, hỡi người kia, ngươi là ai mặc lòng, hễ đoán xét kẻ khác thì không thể chữa mình được; vì trong khi đoán xét họ, ngươi cũng lên án cho chính mình ngươi nữa, bởi ngươi đoán xét họ, mà cũng làm các việc như họ.” Người Do-thái đoán xét người khác theo luật pháp nhưng họ không bao giờ làm theo những gì họ dạy. Hơn thế nữa, những ai không tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời hoặc có sự cứu rỗi của Chúa Jêsus trong lòng, họ nghĩ họ sống đúng với lời Đức Chúa Trời, nhưng họ lại giống như người Do-thái. 
 
 

Người theo chủ nghĩa luật pháp sẽ bị phán xét 

 
Người trong thế hệ trẻ có lẽ không sống cuộc sống tôn giáo như thế. Tuy nhiên, những người trong thế hệ lớn hơn có lẽ đã nghe những bài giảng dưạ trên luật pháp. Những mục sư thường la rầy những người gióc tóc chỉ vì nó giống như dâm dục. Những mục sư không thể làm những việc như thế trong những ngày này. Nó trở nên mục tiêu của chủ nghĩa phê bình để nói những lời như “công chính” hay “nên thánh trọn vẹn” trong một thời gian khá lâu. Dù ngày nay, nhiều người thường dùng từ ngữ “người công chính”. Điều này có nghĩa là Cơ-đốc-giáo đã thay đổi. Các giáo sư giả không thể nói những lời dối trá bừa bải nữa vì ngay cả hội chúng của họ cũng đã được phân phối Phúc âm thật qua sách và băng từ. Vì thế, họ không thể nói với thính giả của họ những gì không có lý. 
Điều quan trọng nhất để biết là những người theo chủ nghĩa luật pháp phớt lờ sự cứu rỗi trọn vẹn của Đức Chúa Jêsus Christ và người sống cuộc sống tôn giáo theo luật pháp sẽ bị phán xét trước Đức Chúa Trời. 
Câu 4 nói về sự phán xét của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy đọc, “Hay là ngươi khinh dể sự dư dật của lòng nhân từ, nhịn nhục, khoan dung Ngài, mà không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn năn sao?” Đức Chúa Trời phán xét người theo chủ nghĩa luật pháp. Hỡi anh em, đức tin chủ nghĩa luật pháp nghịch với Đức Chúa Trời. Người theo chủ nghĩa luật pháp nghịch với tình yêu của Đức Chúa Trời với tiêu chuẩn mà nó dự trên việc làm riêng của họ. Chủ nghĩa luật pháp bác bỏ Phúc âm của sự cứu rỗi là Phúc âm nói rỏ rằng Đức Chúa Trời đã tha thứ tất cả tội lỗi và việc trái phép của họ qua sự giàu có của sự nhơn từ, nhịn nhục và chịu đựng của Ngài. 
Những ai sống cuộc sống tôn giáo theo luật pháp sẽ bị phán xét trước Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nhiều người sống cuộc sống tôn giáo theo luật pháp trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta không được nghĩ rằng, “chúng ta được miễn trừ khỏi sự phán xét vì chúng ta đã được cứu.” Sứ đồ Phao-lô nói rằng người theo chủ nghĩa luật pháp không thể được cứu, nhưng thay vào đó là phán xét và trừng phạt. Chúng ta phải biết những loại người gì sống cuộc sống tôn giáo theo luật pháp để chúng ta đến với họ với một kế hoạch ban phát Phúc âm cho họ. 
 
 
Có nhiều người theo chủ nghĩa luật pháp trên thế gian bao gồm cả người Do-thái 
 
Sứ đồ Phao-lô không những chỉ nói về sự kiện Chúa Jêsus tẩy sạch mọi tội lỗi của thế gian, ông cũng nói về làm thế nào người ta sống một cuộc sống tôn giáo trong luật pháp, như là người Do-thái, đối nghịch với Đức Chúa Trời và sẽ bị phán xét. Họ từ chối tình yêu, qua những gì Ngài bày tỏ sự thương cảm vì chúng ta. Họ từ chối Phúc âm của sự tha tội, đã được nói rỏ rằng Đức Chúa Trời đã tẩy sạch tất cả tội lỗi của thế gian vì chúng ta đáng thương xót trước mắt Đức Chúa Trời. 
Không có nhiều người theo chủ nghĩa luật pháp sống chung quanh bạn là những người sống cuộc sống như thế này sao? Có nhiều người sống theo chủ nghĩa luật pháp họ tin rằng Đức Chúa Trời cảm thấy không thương xót thế gian và Ngài không tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta. Tuy nhiên, có vài người chấp nhận tình yêu Đức Chúa Trời. Và được gọi là công chính trước Đức Chúa Trời. Cũng có nhiều người theo chủ nghĩa luật pháp chối từ sự công chính của Ngài và khinh thường sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong tư tưởng của họ, ngay cả trong giây phút này. Phần sau là phần đa số, và họ nhìn những người nói trước cách lạnh lùng. 
Tôi muốn bạn biết có nhiều người chung quanh bạn là những người khước từ sự giàu có của sự nhơn từ, nhịn nhục và khoan dung của Đức Chúa Trời giống như những người Do-thái đã làm. Điều này đúng hay sai? Vâng, có nhiều người giống như vậy. Một người theo chủ nghĩa luật pháp xem thường người khác trước Đức Chúa Trời. Người theo chủ nghĩa luật pháp xem thường gì? Sự cứu rỗi trọn vẹn của Đức Chúa Trời. 
Có quá nhiều người là những người đang sống trên thế gian này xem thường sự kiện Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, bao gồm cả người Do-thái. Người Do-thái là dân sự của Y-sơ-ra-ên. Họ nói, “Làm thế nào Ngài là Con Đức Chúa Trời? Ngài chỉ là một tiên tri.” Họ chỉ hiểu biết Chúa Jêsus trên điểm này. Người Y-sơ-ra-ên xem thường Con Đức Chúa Trời và vả má Ngài bằng tay của họ và nói,“Họ nói những lời phạm thượng” (Ma-thi-ơ 26:65). Họ cũng khinh thường Đức Chúa Trời vì họ không tin vào Con Ngài. Điều này có thể được hiểu là dân Y-sơ-ra-ên coi thường Chúa Jêsus vì họ không tin Ngài. Tuy nhiên, những ngươi theo chủ nghĩa luật pháp trong vòng người ngoại bang khinh thường gì? Họ khinh thường sự giàu có của tình yêu và sự công chính của Đức Chúa Trời. 
 
 
Người theo chủ nghĩa luật pháp sống dựa trên việc làm riêng của họ 
 
Trong một giáo phái theo chủ nghĩa luật pháp, những người luật pháp dạy những tín đồ của họ rằng phải đưa má bên tả cho người ta vả sau khi họ vả má bên hữu. Họ không bao giờ giận. Họ cũng dạy làm thế nào để rao giảng Phúc âm, phải đi cách nhẹ nhàng, phải cười như thế nào, và vân vân. Họ nghĩ họ biết tất cả về Kinh thánh và khẳng định rằng nguyên tội của họ đã được tha, nhưng họ nhận sự tha thứ cho tội mỗi ngày bởi dâng lời cầu nguyện ăn năn mỗi ngày. 
Vài việc giống như thế cũng phát xuất từ một đức tin dựa trên luật pháp. Những điều này cũng làm cho người ta khinh thường sự giàu có trong tình yêu và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Họ nói, “Các bạn quá tự hào khi các bạn nói các bạn vô tội, rằng các bạn là người công chính, và rằng các bạn đã nhận sự tha thứ tất cả mọi tội bởi tin Chúa Jêsus đã tẩy sạch nó!” Họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời gọi họ là người công chính dù họ không thật sự công chính. Tất cả những người theo chủ nghĩa luật pháp tin các giáo lý Cơ-đốc sai lạc này. Vì thế chúng ta phải xa rời những người theo chủ nghĩa luật pháp. 
Sau khi tin Chúa Jêsus, Người theo chủ nghĩa luật pháp có được tha thứ tội hàng ngày qua lời cầu nguyện ăn năn? Hay là không? Vâng, không. Sự tha tội nhận được từ luật pháp của việc làm hay là không? Vâng, không. Đó không là đức tin. Con người tuyên bố rằng họ sống bởi việc làm nói lên họ là người theo chủ nghĩa luật pháp. Có quá nhiều người không thể đếm được như thế sống chung quanh chúng ta. 
Sứ đồ Phao-lô nhận sự tha tội hoàn toàn bởi chỉ tin Đức Chúa Jêsus Christ. Tuy nhiên, người Y-sơ-ra-ên là những người tin Kinh thánh Cựu-ước theo luật pháp, tin vào Do Thái giáo. Tất cả những người như thế đều trở nên những người theo chủ nghĩa luật pháp hay không? Họ là một trong những người theo luật pháp; dạy những việc làm bề ngoài, như người ta đi thế nào, người ta nên làm gì, hay người ta không nên làm gì. 
Vì thế, Sứ đồ Phao-lô quy tội cho những người này trong giọng nói chua cay. Oâng làm điều này trong thể cách đúng. Cơ-đốc-nhân ngày này sống một cuộc sống tôn giáo theo luật pháp rất tốt. Họ tin rằng, dầu họ được thánh hoá bởi đức tin, tội lỗi của họ được tha mỗi ngày khi họ dâng lời cầu nguyện ăn năn vì tội của họ. Họ là những người luật pháp và đức tin của họ là của luật pháp. 
Nhiều Mục sư thì tốt trong việc giảng dạy, nói rằng, “chúng ta được cứu bởi đức tin.” Tuy nhiên, họ nói trong lời kết luận, “Nhưng chúng ta phải xưng những tội chúng ta đã làm và ăn năn.” Những Mục sư này là người theo luật pháp. Họ lệ thuộc vào những việc làm riêng của họ vì sự cứu rỗi, trong khi không tin hay nhờ cậy vào Chúa Jêsus Christ. 
Chúng ta là những người luật pháp trước khi được cứu không? Vâng. Trước khi chúng ta được tái sanh, chúng ta nghĩ làm việc lành có thể cứu chúng ta. Có nhiều người trên thế gian này suy nghĩ trong phương cách này. Đức Chúa Trời bảo họ phải ăn năn. “Vậy, các ngươi hãy ăn năn và trở lại, đặng cho tội lỗi mình được xóa đi” (Công vụ các Sứ đồ 3:19). Tuy nhiên, những người này không ăn năn. Họ ngu dại làm sao! Vì thế Sứ đồ Phao-lô một lần nữa nói rằng họ là những người ngu dại.
 
 
Người theo chủ nghĩa luật pháp tuyên bố rằng họ là tội nhân cho đến khi chết 
 
Hãy nhìn vào Rô-ma 2:5, “Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời.” Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ được để dành cho đến khi sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời cuối cùng sẽ được bày tỏ ra trên những người luật pháp. 
Tuy nhiên những người luật pháp quá cứng cỏi cho đến nỗi họ xưng rằng họ là tội nhân trước Đức Chúa Trời ngay cả khi có con dao chỉ vào cổ họng họ. Khi đối diện với hiểm nguy, họ họ tiếp tục xưng rằng họ là tội nhân vì họ không thể sống theo lời Đức Chúa Trời, ngay cả họ tin Đức Chúa Jêsus Christ. 
Đức Chúa Trời nói gì? Ngài nói, “Vì ngươi không sống theo lời của ta, ta đã cứu ngươi. Ta đã cất bỏ tất cả tội lỗi của ngươi và cứu ngươi toàn vẹn.” Họ không có đức tin trong Đấng Christ cũng không chấp nhận sự công chính của Đức Chúa Trời để được giải thoát khỏi tội của họ. Thay vào đó, họ khẳng định rằng họ là tội nhân cho đến ngày họ chết vì họ cố gắng được cứu bởi việc làm của luật pháp lẫn đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ. Họ phải biết rằng khi giờ đến họ sẽ bị phán xét vì đức tin và việc làm riêng của ho. 
“Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 2:5). Sứ đồ Phao-lô muốn nói, “Các người thật cứng lòng biết bao! Các người sẽ bị phán xét vì lòng cứng cỏi và không hối cải của các người. Các người chất chứa cơn thạnh nộ của Ngài.” Đức Chúa Jêsus Christ đã cất tất cả tội lỗi của chúng ta, không quan hệ gì đến việc người ta tin hay không. Như thế mọi người có thể được cứu ra khỏi tội của anh/chị ấy qua Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta được cứu bởi đức tin thành thật của chúng ta trong sự kiện Đức Chúa Jêsus Christ tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta. Chúng ta không sống theo luật pháp trong khi chúng ta ăn năn tội lỗi hằng ngày để nhận sự tha thứ của Ngài, vì thế chúng ta hãy quay lại với Đức Chúa Jêsus Christ từ những tôn giáo của người ngoại bang. Chúng ta phạm tội cho đến khi chết, vì thế chúng ta không thể trở nên công chính bởi việc làm của luật pháp, nhưng bởi đức tin trong Chúa. 
Bạn có tuyên bố rằng bạn là ngươi công chính cho đến khi chết trong sự hiện diện của Chúa không? Hay là bạn tuyên bố rằng không thể, bạn là một tội nhân cho đến khi chết? Chúng ta tuyên bố rằng chúng ta là người công chính. Điều này chỉ có thể qua việc tẩy nảo không? Vài người có thể nói rằng việc này giống như tẩy nảo. Ai là người có thể rơi vào việc tuyên truyền như thế này? Không một ai. 
Hãy giả sử rằng có người tuyên truyền với bạn mỗi ngày. Bạn sẽ kháng cự lại cách mạnh mẽ và nói rằng, “tại sao? Thế sao? Cái gì?” Hầu hết người ta không phản ứng như thế sao? Chúng ta chỉ tin nhận những gì khi chúng ta xác định cách hoàn toàn điều đó là đúng. Nếu một ai cố gắng lừa dối chúng ta để vì vài điều không có chép trong Kinh thánh với những ngôn từ hoa mỹ, điều đó không thể thực hiện. Ngay cả chỉ một chút xíu thôi. Chúng ta biết rằng con người thì rất cứng lòng, nhưng chúng ta trở nên nhu mì và tin trong lẽ thật nếu nó là lời của Đức Chúa Trời. 
 
 
Những người luật pháp bướng bỉnh làm sao!
 
Họ quá bưóng bỉnh. Họ tuyên bố rằng họ là tội nhân cho đến phút chót của cuộc đời họ. Có nhiều người sống trong Do-thái giáo. Có nhiều người trong vòng những người Cơ-đốc ngày nay là người thật sự tin theo Do-thái giáo không? Hay là không có? Có nhiều. “Lạy Chúa, một tội nhân đến với Ngài đây. Xin tha tội cho tôi.” Có nhiều người tuyên bố mình là tội nhân trước Đức Chúa Trời vì họ nhìn vào sự yếu đuối của họ và tội hàng ngày với ý tưởng riêng của họ, mặc dù có trên một tỷ Cơ-đốc-nhân trên thế giới và mười triệu Cơ-đốc-nhân ở Hàn quốc. Những người này là những người trói buộc trong luật pháp. 
 
 
Người theo chủ nghĩa luật pháp là người giống như ngươì Pha-ri-si 
 
Tôi cũng là người luật pháp trước khi tôi tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Tôi thường nghĩ, “Làm thế nào tôi trở nên công chính trong khi tôi phạm tội mỗi ngày?” Điều này không chỉ có ở ngày nay. Nhiều người bạn biết có cách ăn ở bướng bỉnh. Những loại người này sẽ đi về đâu theo lời Kinh thánh? Họ sẽ kết thúc ở địa ngục vì họ chất chứa cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vì lòng của họ cứng cỏi và không ăn năn. Người luật pháp phải ăn năn một lần để biến đổi chính mình họ trong khi sống trong thế gian này bởi dâng lời cám tạ và thật tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ cất tất cả tội lỗi của họ. 
Tuy nhiên, họ quá cứng lòng để ăn năn. Những người này đáng thương. Họ không ăn năn mặc dù họ nên ăn năn. Có quá nhiều người là người cư xử giống như người Pha-ri-si. Họ chào người khác cách dịu dàng trước nhà thờ và nói rằng, “Bạn mạnh khỏe không? Bạn thế nào?” trong khi ôm Kinh thánh trong tay của họ. Họ có cặp mắt hi hí trong một thể cách kiêu căng khi họ gặp người ta trong ngày Chúa nhựt. Họ trông có vẽ thiêng liêng hơn Chúa Jêsus. Làm sao nó có thể tốt đẹp như thế nếu họ thật sự thiêng liêng như thế mỗi ngày? 
Bạn có biết những người vợ của những Mục sư luật pháp này nói gì không? Họ nói họ rất hạnh phúc khi những ông chồng của họ giảng một bài giảng trên bục giảng vì chồng của họ nói những lời êm dịu như trong thể cách “thánh khiết và thương xót”. Tuy nhiên, họ thay đổi nhanh chóng khi trở về nhà. Một lần kia, một người vợ của một Mục sư luật pháp làm một cái ở phía sau bục giảng , với cái lò, mền, và gạo, vì chồng của bà ta giống như tên du côn khi ở nhà nhưng dịu dàng khi ở sau bục giảng. Mục sư hỏi bà bà đang làm gì ở đây. Vợ ông nói rằng bà thích ở đó vì ông ta dịu dàng và giọng nói của ông ta êm dịu sau bục giảng, nhưng ở nhà ông thay đổi và gây ưu phiền cho bà. 
 
 
Chúng ta phải rao giảng Phúc âm 
 
Frankly nói, Tôi mất nhiều điểm ở nơi vợ tôi. Vì vợ của tôi nói, “Chỉ một việc mà anh quan tâm đó là Phúc âm.” Tôi không thể làm mọi việc tốt vì tôi là một người không trọn vẹn. Việc đầu tiên mà tôi phải làm là làm công việc cho Đức Chúa Trời. Thứ hai là tôi phải chăm sóc gia đình tôi. Thứ ba là tôi phải làm những việc lặt vặt. Đây là cách sắp đặt theo thứ tự ưu tiên của tôi. Điều này không chỉ vì tôi là Mục sư. Tôi làm thế vì tôi có trách nhiệm trong việc phục vụ Phúc âm. Tôi không thể phục vụ Phúc âm sau khi tôi lo tất cả mọi công việc của tôi. Vì thế tôi đặt nặng vào việc giảng Phúc âm và chăm sóc tất cả mọi công việc riêng của tôi sau việc giảng Phúc âm. Tôi không nghĩ tôi có thể giảng Phúc âm trong khi làm xong tất cả mọi công việc của tôi. 
Người luật pháp hành động như thiên sứ khi họ đứng trên bục giảng. Họ dạy tín đồ khóc lóc về tội của họ. Mỗi người luật pháp nên nhận sự tha tội sau khi tin Chúa Jêsus vì người ta chỉ có thể thật sự hạnh phúc khi anh/chị ấy trở nên vô tội. Đây là phương cách duy nhất để linh hồn người ta có thể được hạnh phúc. Con người phạm tội và làm những việc vô đạo đức trong khi mang nó theo trong cuộc sống của họ, và vì thế, nếu người ta có tội trong lòng, thì nó tồi tệ hơn địa ngục cho anh/chi ấy. Đức Chúa Trời xét đoán những hạng người này. 
Tôi không thể nói rằng nhiều người đang chất chứa cơn thạnh nộ trước Đức Chúa Trời. Những người không ăn năn, biến đổi hay tin Đức Chúa Jêsus Christ, trong khi làm ra vẽ thật sự tin, sẽ bị phán xét bởi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể lừa dối Đức Chúa Trời, dù chúng ta có đức tin thật hay kghông trước Ngài. Chúng ta sẽ nh6an sự đoán phạt nếu chúng ta không tin. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho những ai không có đức tin. Họ sẽ bị đốt cháy trong lửa xèo xèo của địa ngục. Có nhiều người bị đốt cháy trong địa ngục vì sự không tin của họ. 
Vì vậy, chúng ta phải rao giảng Phúc âm. Chúng ta nên tiếp tục rao giảng Lời của Đức Chúa Trời. Mỗi khi chúng ta nhóm lại, chúng ta nên nghĩ về Phúc âm và không chỉ nghĩ về chúng ta nhưng cũng dành thời gian để chăm sóc người khác. Lý do chúng ta phải rao giảng Phúc âm là để giúp người khác được miễn trừ khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, mặc dù họ bắt bớ chúng ta và xem thường tình yêu của Đức Chúa Trời. 
Chúng ta phải biết phần theo sau. Có nhiều người quanh chúng ta là người sẽ nhận cơn thạnh nộ này. Chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận về việc chúng ta có làm chứng cho nó hay không, tại sao chúng ta phải làm hết sức mình để rao giảng Phúc âm và nhận của tế lễ vì người khác. Đức Chúa Trời có vui lòng khi chúng ta để họ bị phán xét bởi cơn thạnh nộ của Ngài không? Chúng ta không thể để mặc họ. Biết điều này rất rỏ, chúng ta phải rao giảng Phúc âm cho toàn cầu. 
Nếu có một người luật pháp trong gia đình bạn, toàn gia đình sẽ bị phán xét bởi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Cơn thạnh nộ là gì? Chúng ta nói, “nếu bạn không vâng lời, bạn sẽ bị đánh đòn.” Khi những đứa trẻ không vâng lời cha mẹ chúng, cha mẹ sẽ đánh con của họ nếu họ không thể chịu đựng con của họ nữa. Con cái làm những việc sai trái và xin lỗi cha mẹ chúng. Cha mẹ tha thứ cho chúng vì chúng là con cái của họ. Trong câu 4 viết, “Hay là ngươi khinh dể sự dư dật của lòng nhân từ, nhịn nhục, khoan dung Ngài, mà không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn năn sao?” Tuy nhiên, Đức Chúa Trời nhịn nhục cho đến khi nào? Đức Chúa Trời chịu đựng chúng ta 70-80 năm trên đất này còn con người thì đánh con cái họ với cây roi sau hai ba lần nhẫn nại. Đức Chúa Trời nhịn nhục cho đến khi cuộc sống chúng ta kết thúc. 
 
 
Đức Chúa Trời chuẩn bị lửa của địa ngục cho những người luật pháp 
 
Nó sẽ được kết thúc khi Đức Chúa Trời cầm cây roi trên tay Ngài. Đức Chúa Trời chuẩn bị một lò nóng chảy cho những người luật pháp, trong đó chứa kim loại nóng chảy và lưu huỳnh. Đức Chúa Trời làm cho người chết sống lại trong thân thể bất tử với cơn thạnh nộ của Ngài. Đức Chúa Trời làm cho thân xác họ bất tử để họ cảm thấy đau đớn đời đời, và Ngài đặt họ vào trong lò lửa nóng không bao giờ tàn. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời làm họ sống lại trong thân thể bất tử và làm đau đớn đời đời. Họ không bao giờ chết vì cháy, nó quá nóng và họ nói, “xin nhúng đầu ngón tay vào nước đặng làm cho mát lưởi tôi; vì tôi bị khổ trong lửa nầy quá đổi” (Lu-ca 16:24).
Chúng ta phải rao giảng Phúc âm cho họ vì rỏ ràng là họ sẽ bị phán xét. Lý do tại sao chúng ta phải rao giảng Phúc âm cho người luật pháp chung quanh chúng ta, mặc dù chúng ta có thể bị khinh dể và bắt bớ, là để cứu họ ra khỏi cơn thạnh nộ và hủy diệt. Bạn có hiểu tại sao chúng ta làm hết sức mình, tại sao chúng ta thích cứu người khác, taiỉ sao chúng ta sử dụng hầu hết ngân quỹ của Hội thánh cho chức vụ văn phẩm Cơ-đốc? Chúng ta có thể trở nên giàu nếu chúng ta chỉ sử dụng tài chánh cho Hội thánh của chúng ta thôi. Chúng ta có thể ăn và sống sung sướng. 
Tuy nhiên, nhiều tài liệu cần thiết cho việc phân phát Phúc âm toàn cầu. Bạn biết tại sao không? Vì trong cách này, người khác có thể được cứu. Vì thế, chúng ta cống hiến chính mình cho việc rao giảng Phúc âm cho toàn thế giới. Nếu chúng ta không làm thế, người khác có thể nhận được sự tha tội không? 
Nếu chúng tôi không rao giảng Phúc âm cho bạn, bạn có thể được cứu, ngay cả Đức Chúa Trời đã cứu bạn rồi không? Không, bạn không thể. Tất cả chúng ta là ngươì luật pháp trước khi chúng ta tái sanh. Chúng ta sống trong tội dù chúng ta nghĩ rằng chúng ta tin Chúa Jêsus. Chúng ta sẽ chết trong thế gian này nếu chúng ta không nghe tin tức tốt lành này. 
Chúng ta có thể để họ đi vào địa ngục và diệt vong chăng? Không, chúng ta không thể. Chúng ta không thể để họ đi vào địa ngục vì chúng ta biết Phúc âm của Chúa và sự cứu rỗi. Chúng ta biết ai sẽ đi đến địa ngục và ai sẽ đến Thiên đàng. Vì thế, chúng ta lo lắng cho họ, cầu nguyện và rao giảng tin tức tốt lành. Lý do tại sao chúng ta tìm tài chánh và sử dụng quá nhiều tiền cho chức vụ này là vì để cứu linh hồn tốt hơn là đạt được mọi sự trên thế gian này. 
Lý do tại sao chúng ta rao giảng Phúc âm với sự nhịn nhục và chịu đựng, mặc dù bị khinh dể và bắt bớ bởi người luật pháp, là để cứu linh hồn mà những linh hồn đó sẽ bị phán xét bởi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. 
Bạn có thể nghĩ, “Tốt hơn là bạn nên viết một quyển sách có thể đọc được về Phúc âm thật và phân phát ra toàn cầu như một tờ truyền đơn.” Chúng tôi đã làm điều đó nếu đó là một cách tốt để rao giảng Phúc âm thật. Tuy nhiên, vì nó không có kết quả, chúng tôi thường xuyên cố gắng với mọi cách có thể được và giữ sự cầu nguyện. 
Chúng tôi những ngươì rao giảng Phúc âm thì không cố gắng rao giảng để nhận được cái gì. Họ rao giảng Phúc âm để cứu những linh hồn vì họ biết tất cả tội nhân sẽ chắc chắn đi vào địa ngục. Tuy nhiên, nhiều người luật pháp trong thế gian này theo đuổi dục vọng thế gian của họ trong khi họ tự hào sự cống hiến của họ cho Cơ-đốc-giáo. Chúng ta phải hiểu lý do cho việc rao giảng Phúc âm cho người luật pháp. 
Chúng ta cũng phải biết tại sao Chúa ra lệnh cho chúng ta phải giữ ngày Sa-bát thánh trong Mười Điều răn và tại sao những ai không giữ ngày Sa-bát bị ném đá đến chết. Ngày Sa-bát ám chỉ Phúc âm mà Chúa Jêsus tẩy sạch mọi tội của chúng ta. Chúng ta phải nhớ rằng Chúa Jêsus tẩy sạch mọi tội của chúng ta. Chúng ta cũng phải rao giảng nó bởi đức tin trong Chúa, bao gồm sự kiện Chúa tẩy sạch tội lỗi thế gian. 
Dường như tôi đã chứng minh đầy đủ về sự bực bội của tôi cho người luật pháp trong suốt bài giảng. Nhưng chúng ta phải tha thứ và rộng lượng với họ. Họ đi đến địa ngục nếu chúng ta khép kín miệng mình lại. Chúng ta người rao giảng Phúc âm không thể cho phép người luật pháp khinh thường chúng ta với đồng tiền của họ hay phô bày ảnh hưởng xác thịt của họ trên chúng ta. 
 
 
Chúng ta phải rao giảng Phúc âm cho gia đình chúng ta và cho các linh hồn khác 
 
Chúng ta phải rao giảng Phúc âm cho mọi người, bao gồm nhiều người khác. Chúng ta biết rằng tất cả linh hồn là quí báu như các thành viên trong gia đình chúng ta. Chúng ta nên xem người khác là quí trọng vì tất cả chúng ta đều giống nhau trước Đức Chúa Trời. 
Tôi không thể tránh nói về lẽ thật của sự cứu rỗi bất cứ khi nào tôi giảng vì những linh hồn đang bị đày vào địa ngục. Chúng ta phải cứu họ ra khỏi địa ngục. Chúng ta phải rao giảng Phúc âm cho gia đình và bạn bè chúng ta, rao giảng nó bằng văn phẩm và cầu nguyện cho mọi việc chúng ta có cần. Chúng ta phải rao giảng trong nhiều phương pháp khác nhau. Chúng ta chuẩn bị tiếp đải khi một người trở lại. Chúng ta nhận được các linh hồn bất cứ khi nào chúng ta có buổi nhóm phấn hưng vì rao giảng Phúc âm. Đôi khi, người ta quay lại với thế gian mặc dù chúng ta vừa mới dành được họ trong khi rao giảng Phúc âm cho họ. Thế rồi, chúng ta trở nên đầy đau buồn. Nhưng cuối cùng, chúng ta rao giảng Phúc âm mà không cảm thấy bất cứ một thất vọng nào. 
Tôi muốn các bạn biết một việc ngày hôm nay. Nhớ rằng có nhiều người theo chủ nghĩa luật pháp trong vòng Cơ-đốc-nhân chung quanh chúng ta và chúng ta phải rao giảng Phúc âm cho họ. Họ có tham vọng giữ luật pháp ngay cả họ không thể tránh khỏi phạm tội mỗi ngày, và họ nghĩ họ có thể nhận sự tha tội bởi dâng lời cầu nguyện ăn năn hàng ngày. 
Họ từ chối Phúc âm mà Phúc âm đó nói rằng Chúa Jêsus đã tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta. Họ nghĩ rằng Chúa Jêsus chỉ cất lấy nguyên tội của chúng ta, trừ ra tội hàng ngày, vì họ không biết lẽ thật của sự tha tội. Những ai không biết lẽ thật của sự cứu rổi được goi là người luật pháp. Chúng ta phải cứu họ ra khỏi tội bởi rao giảng cho họ Phúc âm của sự công chính của Đức Chúa Trời.