Search

説教集

Chủ đề 9: Sách Rô-ma (Giải nghĩa sch Rô-ma)

[Chapter 6-3] Hãy dâng chi thể của bạn như là một công cụ của sự công chính (Rô-ma 6:12-19)

(Rô-ma 6:12-19)
“Vậy, chớ để tội lỗi cai trị trong xác hay chết của anh em, và chớ chiều theo tư dục nó. Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình.Vì tội lỗi không cai trị trên anh em đâu; bởi anh em chẳng thuộc dưới luật pháp, mà thuộc dưới ân điển.Vậy thì làm sao! Vì chúng ta không thuộc dưới luật pháp, nhưng thuộc dưới ân điển, thì chúng ta sẽ phạm tội hay sao? Chẳng hề như vậy! Anh em há chẳng biết rằng nếu anh em đã nộp mình làm tôi mọi đặng vâng phục kẻ nào, thì là tôi mọi của kẻ mình vâng phục, hoặc của tội lỗi đến sự chết, hoặc của sự vâng phục để được nên công bình hay sao? Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sau khi anh em làm tôi mọi tội lỗi, thì đã từ lòng vâng phục đạo lý là sự đã ban làm mực thước cho mình!
Vậy, anh em đã được buông tha khỏi tội lỗi, trở nên tôi mọi của sự công bình rồi. Tôi nói theo cách loài người, vì xác thịt của anh em là yếu đuối. Vậy, anh em từng đặt chi thể mình làm tôi sự ô uế gian ác đặng phạm tội ác thể nào, thì bây giờ, hãy đặt chi thể mình làm tôi sự công bình đặng làm nên thánh cũng thể ấy.”
 
 

Chúng ta không thể sống trong tội lỗi để ân điển gia thêm 

 
Sứ đồ Phao-lô nói với chúng ta làm thế nào một người công bình sẽ sống sau khi được cứu khỏi tội lỗi trong Rô-ma đoạn 6. Ông đã làm sáng tỏ “Đức tin” một lần nữa vơiù Báp-têm của Chúa Jêsus. Tội lỗi chúng ta đã được tha một lần đủ cả qua việc tin vào phép Báp-têm, Thập tự giá và sự ỉ sống lại của Chúa Jêsus. 
Chúng ta không thể được sự cứu rỗi trọn vẹn và sự công bình của Đức Chúa Trời ngoài Báp-têm của Chúa Jêsus. Nếu Chúa Jêsus đã không cất tất cả tội lỗi của thế gian khi Ngài chịu Báp-têm chúng ta không thể nói chúng ta là người công chính sau khi nhận sự tha tội.
Chúng ta có thể nói một cách chắn chắn rằng chúng ta là công bình bởi vì tất cả tội lỗi của chúng ta đã chuyển qua Chúa Jêsus và vì Ngài đã bị đóng đinh và đã chịu xét đoán cho tội lỗi của chúng ta. Rô-ma đoạn 6 dạy chúng ta cả sự cứu rỗi bởi đức tin và thực hành đời sống công chính. Ông nói “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Chúng ta phải cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển được dư dật chăng?” (Rô-ma 6:1) Oâng nói trong những đoạn trước, “Vả, luật pháp đã xen vào, hầu cho tội lỗi gia thêm; nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa, hầu cho tội lỗi đã cai trị làm nên sự chết thể nào, thì ân điển cũng cai trị bởi sự công bình thể ấy, đặng ban cho sự sống đời đời bởi Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta” (Rô-ma 5:20-21). Tội lỗi của thế gian không thể vuợt quá sự công bình và tình yêu của Đức Chúa Trời dù là chúng nghiêm trọng đến đâu. Tôi lỗi chúng ta đã được tha bởi tình yêu và sự công chính của Đức Chúa Trời thông qua đức tin trong lời của lẽ thật.
Kinh-thánh phán rằng chúng ta không thể tiếp tục phạm tội mà ân điển có thể đầy dẫy dù là chúng ta sống trong xác thịt đã nhận sự tha tội cho tất cả tội lỗi của chúng ta. 
“Chẳng hề như vậy! Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa? Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy” (Rô-ma 6:2-4).
 
 

Chúng ta đã bị chôn với Chúa Jêsus trong sự chết qua phép Báp-têm của Ngài

 
Người cũ chúng ta đã bị đóng đinh với Chúa Jêsus. Điều này có nghĩa là chúng ta đã chết về tội lỗi. Tất cả tội lỗi của chúng ta đã chuyển qua cho Chúa Jêsus và Ngài đã chết thế cho chúng ta. Vì vậy sự chết của Chúa Jêsus là sự chết tội lỗi của chúng ta “Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép Báp-tem trong sự chế.” Con người cũ xác thịt của chúng ta đã được chôn với Ngài qua phép Báp-têm trong sự chết.
Chúa đã gánh tội lỗi chúng ta trên Ngài thông qua Báp-têm của Ngài và chịu chết trên Thập tự giá trong chổ của những tội nhân. Ngài không có nguyên tội. Tuy nhiên, Ngài đã mang lấy tất cả tội lỗi của tội nhân trên Ngài và đã chịu xét đoán thay cho họ. Bạn có tin điều này không? Chính Ngài không cần phải bị xét đoán, nhưng những tội nhân chúng ta bị xét đoán trong Ngài để chúng ta được báp-têm trong Chúa Jêsus Christ. 
Sứ đồ Phao-lô đặt một tầm quan trọng to lớn trên phép Báp-têm của Chúa Jêsus. Chúng ta cũng giảng dạy về Báp-têm của Chúa Jêsus. Nó không hề sai khi giảng về Báp-têm của Ngài với quan điểm trung thực. Chúa Jêsus đã mang lấy tội lỗi của tội nhân qua Báp-têm của Ngài và chịu chết cho họ giống như một tội nhân được qua khỏi tội của ông ta bởi việc đặt tay lên đầu của tế lễ và giết nó đi trong thời kỳ Cựu ước.
Giăng Báp-tít đã Báp-têm cho Chúa Jêsus, Chiên con của Đức Chúa Trời. Ngài đã gánh tất cả tội lỗi của nhân loại trên Ngài khi Ngài chịu Báp-têm như là một của lễ chuộc tội. Vì vậy sự chết của Ngài là sự chết của chúng ta và sự chết của tất cả những người tin. Tất cả những ai Báp-têm trong Chúa Jêsus bị chôn với Chúa Jêsus. Những ai không Báp-têm trong Chúa Jêsus không được cứu, không niềm tin, không từ bỏ chính mình mà cũng không thể chiến thắng thế gian.
Chỉ trừ người tin cậy vào Báp-têm của Chúa Jêsus Christ biết rằng anh/chi ấy chết trên Thập tự giá với Ngài. Người này cai trị và chiến thắng thế gian, chối bỏ chính mình anh/chị ấy. Anh/chị ấy có thể dựa vào lời Đức Chúa Trời và tin nó. Chỉ những người tin rằng Báp-têm của Chúa Jêsus làphương cách không thể thiếu được để Ngài mang tất cả tội lỗi của thế gian thì mới nhận sự tha tội, đó là sự cứu rỗi toàn vẹn của Ngài.
Món quà cứu rỗi qua sự tha tội là Báp-têm và huyết của Chúa Jêsus. Nếu Chúa Jêsus không cất tội lỗi của tội nhận qua Báp-têm, sự chết của Ngài sẽ không có ý nghĩa gì cho sự cứu rỗi của chúng ta. Trọng tâm của sự cứu rỗi là Báp-têm của Chúa Jêsus. Tất cả tội của thế gian đã chuyển qua Ngài khi Giăng Báp-tít làm Báp-têm cho Ngài.
 
 
Chúng ta đến để sống với Đức Chúa Trời và bước đi trong đời sống mới.
 
Sứ đồ Phao-lô nói, “Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài” (Rô-ma 6:4). Tất cả những ai đã Báp-têm trong Chúa Jêsus đều được cứu chuộc bởi đức tin, đã được chôn trong Ngài và có một đời sống mới trong Ngài. Đây là một đùức tin lớn. Đức tin trong Báp-têm của Ngài là một đức tin được hình thành trên nền tảng vững chắc. “Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy. Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết của Ngài, thì chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau” (Rô-ma 6:4-5). Chúng ta có thể hiệp một với Đức Chúa Trời bởi đức tin trong Báp-têm của Chúa Jêsus. 
Bây giờ những ai tin vào Chúa Jêsus có thểâ bước đi trong đi sống mới. Con người cũ sống trước khi tái sanh đã chết, chúng ta đã được đổi mới và bây giờ có thể làm những việc mới, sống trong những phương cách mới và sống bởi đức tin. Một người tái sanh không sống trong cách suy nghĩ của lối sống cũ. Lý do tại sao chúng ta phải từ bỏ những lối suy nghĩ cũ là bởi vì con người cũ của chúng đã chết trên Thập tự giá với Chúa Jêsus rồi. 
2 Cô-rinh-tô 5:17 chép, “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.” Chúa đã Báp-têm trong sông Giô-đanh để cất tội lỗi của chúng ta, chịu đóng đinh và sống lại từ sự chết. Vì vậy, Ngài đã cứu tất cả tội nhân từ tội lỗi của họ đểâ làm cho họ bước đi trong đời sống mới. Những điều cũ của chúng ta như là sự đau đớn, khắc nghiệt, cay đắng và tấm lòng đau thương đã chết rồi. Bây giờ sự sống mới của chúng ta bắt đầu. Được cứu là thời điểm bắt đầu của cuộc sống mới. 
Đức Chúa Trời nói với dân sự Y-sơ-ra-ên giữ lễ Vượt Qua sau khi họ thoát khỏi Ê-díp-tô và đi vào đất hứa Ca-na-an. Sự ra đi khỏi Ê-dip-tô tượng trưng cho việc được cứu khỏi tội lỗi. Đức Chúa Trời nói với dân Y-sơ-ra-ên. 
“Tại xứ Ê-díp-tô, Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se và A-rôn rằng: Tháng nầy định làm tháng đầu cho các ngươi, tức là tháng giêng trong quanh năm. Hãy nói cho toàn hội chúng Y-sơ-ra-ên rằng: Đến ngày mồng mười tháng nầy, mỗi gia trưởng tùy theo nhà mình phải bắt một con chiên con. Nếu nhà ít người quá ăn không hết một chiên con, hãy chung cùng người rất lân cận mình, tùy theo số người; và hãy tính cho mỗi chiên con tùy sức người ăn hết. Các ngươi hãy bắt hoặc trong bầy chiên, hoặc trong bầy dê, chiên con đực hay là dê con đực, tuổi giáp niên, chẳng tì vít chi, đoạn để dành cho đến ngày mười bốn tháng nầy; rồi cả hội chúng Y-sơ-ra-ên sẽ giết nó, vào lối chiều tối. Họ sẽ lấy huyết đem bôi trên hai cây cột và mày cửa của nhà nào ăn thịt chiên con đó. Đêm ấy họ sẽ ăn thịt chiên quay với bánh không men và rau đắng. Chớ ăn thịt nửa chín nửa sống hay là luộc trong nước, nhưng phải quay trên lửa cả và đầu, giò, với bộ lòng. Các ngươi chớ để chi còn lại đến sáng mai; nếu còn lại, hãy thiêu đi. Vậy, ăn thịt đó, phải như vầy: Dây lưng cột, chân mang giày, tay cầm gậy, ăn hối hả; ấy là lễ Vượt-qua của Đức Giê-hô-va” (Xuất Ê-díp-tô ký 12:1-11). Chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời ban lệnh cho họ ăn thịt của con chiên với bánh không men và rau đắng trong ngày lễ Vượt Qua.
Có nhiều điều cay đắng đến sau khi được cứu khỏi tội lỗi. Rau đắng tượng trưng cho sự từ bỏ chính mình. Chắc chắn có những thử thách cam go, tuy vậy chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đã được chôn với Christ. “Vì nếu Ngài đã chết, ấy là chết cho tội lỗi một lần đủ cả; nhưng hiện nay Ngài sống, ấy là sống cho Đức Chúa Trời. Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Rô-ma 6:10-11). 
Đây là một tấm lòng hiệp một với Chúa Jêsus. Chúng ta trở thành hiệp một với Chúa Jêsus bởi tin vào Báp-têm của Ngài, tin vào Thập tự giá và sự sống lại mà Ngài đã làm trọn. Chức vụ của Ngài bao gồm sự giáng sinh của Ngài, sự nhận Báp-têm từ Giăng Báp-tít, bị đóng đinh, sống lại, thăng thiên và trở lại để xét đoán sự chết. Tin vào tất cả những điều này là đức tin thật, đức tin đó tin vào sự cứu rỗi, sự xét đoán và sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Rô-ma 6:10 chép, “Vì nếu Ngài đã chết, ấy là chết cho tội lỗi một lần đủ cả.” Chúa Jêsus không rửa sạch tội lỗi con người giữa hai khoảng cách phân chia. Ngài xoá sạch tội lỗi của thế gian một lần đủ cả. 
Rô-ma 6:10-11 chép: “Vì nếu Ngài đã chết, ấy là chết cho tội lỗi một lần đủ cả; nhưng hiện nay Ngài sống, ấy là sống cho Đức Chúa Trời. Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ.” Quả thật chúng ta đã chết về tội lỗi nhưng sống lại với Đức Chúa Trời. Bây giờ chúng ta sống vơiùi Đức Chúa Trời. 
“Vậy, chớ để tội lỗi cai trị trong xác hay chết của anh em, và chớ chiều theo tư dục nó. Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình” (Rô-ma 6:12-14).
“Vì tội lỗi không cai trị trên anh em đâu; bởi anh em chẳng thuộc dưới luật pháp, mà thuộc dưới ân điển.” Chúng ta không có tội sau khi được mua chuộc, những sự yếu đuối có thể xuất hiện trong đời sống chúng ta không thành vấn đề. Chúng ta chắc chắn có sự yếu đuối bởi vì chúng ta vẫn còn sống trong xác thịt. Tuy nhiên tội lỗi không có quyền thống trị trên chúng ta. Không có sự trừng phạt nào cho chúng ta bởi vì chúng ta đã nhận sựỉ tha tội thông qua đức tin vào Báp-têm của Chúa Jêsus và trong sự phán xét tội lỗi qua huyết của Ngài, tuy nhiên chúng ta có thể bị yếu đuối. Sự trái đạo lý của chúng ta cũng là tội.
Đúng là tội lỗi không có quyền cai trị trên chúng ta. Đức Chúa Trời đã làm cho người công chính không bị tội lỗi cai trị. Chúa đã rửa sạch tội lỗi của chúng ta qua Báp-têm của Chúa Jêsus một lần đủ cảvì thế tội lỗi không thể cai trị trên chúng ta dù là chúng ta có thể yếu đuối. Ngài đã trả giá của tội lỗi trên Thập tự giá. Người tin thì ở ngoài tội lỗi vì Chúa đã trả hết tiền công của tội lỗi rồi. Người công chính hiểu rằng nhiều sự yếu đuối và trái đạo lý đã đến với họ, nhưng tội lỗi không thể cai trị trên họ và không có sự đoán phạt với họ khi họ tin cậy vào Chúa bởi đức tin. Vì vậy chúng ta luôn luôn bước đi trong đời sống mới.
 
 
Hãy dâng chi thể bạn như là một đồ dùng cho sự công chính 
 
Chúa đã chúc phước cho người công chính để sống đời sống mới mỗi ngày. Tuy nhiên họ có thể tiếp tục ở trong tội lỗi không? Chắn chắùn là không.
Rô-ma 6:13 tuyên bố, “Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình.”
“Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sau khi anh em làm tôi mọi tội lỗi.” Chúng ta là những nô lệ của tội lỗi trong tự nhiên và làm tốt trong sự phạm tội. Nhưng Kinh-thánh nói, “Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sau khi anh em làm tôi mọi tội lỗi, thì đã từ lòng vâng phục đạo lý là sự đã ban làm mực thước cho mình! Vậy, anh em đã được buông tha khỏi tội lỗi, trở nên tôi mọi của sự công bình” (Rô-ma 6:17-18).
Chúng ta trở thành người công chính, đã được thoát khỏi tội lỗi và trở thành nô lệ của Đức Chúa Trời công chính bởi ân điển. Chúng ta hoàn toàn thoát khỏi tội lỗi và là người công chính. Chúng ta trở thành người công chính để có thể làm việc cho sự công chính của Ngài 
Nhưng chúng ta sẽ làm gì với xác thịt sau khi có sự cứu chuộc? Chúng ta đối xử với xác thịt chúng ta như thế nào sau khi chúng ta được cứu? Kinh-thánh phán, “Tôi nói theo cách loài người, vì xác thịt của anh em là yếu đuối. Vậy, anh em từng đặt chi thể mình làm tôi sự ô uế gian ác đặng phạm tội ác thể nào, thì bây giờ, hãy đặt chi thể mình làm tôi sự công bình đặng làm nên thánh cũng thể ấy” (Rô-ma 6:19). Xác thịt làm gì dù chúng ta đã được cứu? Xác thịt thường rơi vào trong tội lỗi mặc dầu chúng ta không có tội trong lòng. Vì vậy chúng ta có thể thoát khỏi việc rơi vào trong tội lỗi khi chúng ta dâng xác thịt chúng ta như nô lệ của sự công chính. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta sẽ dâng hiến một cách tự nhiên xác thịt của chúng ta để làm những việc công chính bởi vì chúng ta đã được là người công chính.
 
 
Chúng ta cần phải tập tành chính chúng ta hướng về sự công chính
 
Chúng ta vô tội mặc dầu xác thịt chúng ta yếu đuối sau khi chúng ta được cứu phải không? Chắc chắn những ai tin vào Báp-têm của Chúa Jêsus, Thập tự giá, sự sống lại, sự hiện đến và sự xét đoán cuối cùng của Chúa Jêsus thì không có tội. Họ vô tội. Chúng ta chỉ dâng thân thể chúng ta để làm việc công chính và tấm lòng chúng ta cũng muốn làm việc công chính. Nhưng xác thịt thì không tốt cho trong sự làm việc cho sự công chính của Ngài. Vì thế 1 Ti-mô-thê 4:7 nói “tập tành sự tin kính.”
Chúng ta phải tập tành chính chúng ta để tiến tới sự tin kính. Nó thì không xảy ra trong một thời gian ngắn. Khi chúng ta tặng những sách Phúc âm nhỏ cho người khác, có thể chúng ta ngại ngùng nếu chúng ta gặp những người quen. Chúng ta có thể tránh họ và trở về nhà ở lần đầu tiên vì chúng ta cảm thấy xấu hổ. Tuy nhiên, nếu chúng ta cố gắng làm nhiều lần với ý nghĩ “Bản ngã cũ của tôi đã chết rồi” và sau đó lấy can đảm mà nói, “Bạn sẽ đi địa ngục nếu bạn không có sự cứu chuộc, vì thế hãy nhận quyển sách nhỏ này và đọc để có sự cứu chuộc!” Khi bạn hành động như thế, bạn có thể dâng xác thịt của bạn cho sự công chính.
Rô-ma đoạn 6 phán với chúng ta hãy dâng chi thể của chúng ta như nô lệ của sự công chính vì sự thánh khiết. Chúng ta phải dâng chi thể của chúng ta như là nô lệ của sự công chính. Chúng ta phải tập tành nhiều lần. Nó không làm trong thời gian ngắn. Chúng ta phải cố gắng thêm nữa, thêm nữa. Chúng ta sẽ đi đến hiểu biết sự thú vị như thế nào để hiện diện trong Hội thánh nếu chúng ta thử hiện diện trong Hội thánh. Chúng ta phải nghĩ, “Tôi tin nó, nhưng tôi muốn tin mọi sự ở nhà. Tôi hiểu rành cái gì Mục sư tôi sẽ giảng dạy.” Cả xác thịt và tấm lòng nên ở Hội thánh. Đức tin lớn lên trong lòng chỉ khi chúng ta dâng chi thể chúng ta như một nô lệ của sự công chính.
Chúng ta phải dâng chi thể chúng ta để làm việc công chính. Bạn có hiểu tôi đang nói gì? Chúng ta không nên tách chính chúng khỏi việc gặp gỡ và hợp chung với những người lãnh đạo. Khi bạn đi chợ, tốt nhất nên ghé qua nhà thờ và mở cửa nói “Tôi ghé qua đây trên đường đi chợ. Có việc gì không?” Ghé qua nhà thờ thường xuyên là dâng chi thể của bạn như một nô lệ của sự công chính. 
Sau đó người lãnh đạo sẽ nói, “Chị ơi, cho tôi biết chị có thể vui lòng dọn dẹp những cái này không?
“Được” 
“Và vui lòng trở lại tối nay”
“Để làm gì?” 
“Chúng ta sẽ có buổi thông công cho thanh niên tối nay” 
“Vâng, tôi sẽ đến tối nay” 
Chúng ta bận rộn trong thế gian, nhưng nơi nào chúng ta phải dâng thân thể chúng ta trước khi có những người của thế gian mời chúng ta đến tham dự những buổi họp mặt của họ? 
Chúng ta phải dâng chính chúng ta cho Hội thánh trước. Chúng ta phải có mặt ở Hội thánh, mặc dầu chúng ta được mời ăn tối với những bạn đồng nghiệp trong công ty của chúng ta. Chúng ta không nên để thân thể chúng ta ở nhà hàng mặc dù tâm hồn chúng ta ở nhà thờ. Nếu chúng ta làm thân thể chúng ta thoát khỏi thế gian và để nó ở Hội thánh, cả thân thể và tấm lòng chúng ta đều được đầy đủ.
Bạn nghĩ gì? Nếu xác thịt của bạn hay lui tới một vài nơi trần tục khác, bạn sẽ trở thành kẻ thù chống Đức Chúa Trời, chống lại ý muốn của bạn mặc dù trái tim bạn hiệp một với Hội thánh.
 
 
Chúng ta phải tập tành xác thân thể tốt với Thánh Linh
 
Chúng ta phải dâng xác thịt chúng ta như là một nô lệ của sự công chính, nhưng nó không có nghĩa xác thịt là trọn vẹn. Chúng ta phải dâng những chi thể của chúng ta để làm những việc công bình thêm nữa, thêm nữa mặc dù xác thịt chúng ta có khuynh hướng làm những việc nó vui lòng.
Chúng ta thường đi trong cách quen thuộc này. Nó tùy thuộc vào cái gì mà xác thịt chúng ta nộp vào để làm một nô lệ.
Sứ đồ Phao-lô nói, “Hãy dâng chi thể của bạn như là một nô lệ công chính cho sự thánh khiết. Hãy dâng chi thể của bạn như là một công cụ cho Đức Chúa Trời công chính” Nó tùy thuộc vào việc bạn đã tập tành xác thịt của bạn như thế nào. Nếu bạn tập thân thể đi uống rượu, thân thể tự động đi uống rượu. Như là một kết quả, thân thể đến quán rượu trong khi bạn đang ở nhà thờ. Nếu bạn ngổi trong quán rượu, lòng của bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng nếu bạn ngồi trong nhà thờ, lòng của bạn được thoải mái dù cho thân thể bạn đau đớn. 
Thân thể cũng có nhân cách. Thân thể tùy thuộc vào cách thế nào nó được huấn luyện bởi trong lòng. Xác thịt nói, “Tôi thích rượu,” khi chúng ta uống rượu nhiều lần. Nhưng xác thịt nói, “tôi ghét nó,” khi chúng ta không uống. Tại sao? Tại vì xác thịt không được huấn luyện. Nó tùy thuộc vào cách thế nào chúng ta huấn luyện nó, dù là lòng chúng ta thánh sạch. Đức Thánh Linh chăm sóc lòng chúng ta. Đức Thánh Linh nắm giữ chúng ta dù chúng ta ra ngoài nhà thờ. Tuy nhiên, chúng ta phải dâng thân thể như là nô lệ của sự công chính vì sự thánh khiết. Vì thế, đến nhà thờ thường xuyên bất cứ cách nào. 
Những người được cứu phải tập tành chính họ hướng về sự thánh khiết. Kinh thánh bảo chúng ta phải vâng phục lời Đức Chúa Trời và được dẫn dắt bởi nó. Lý do tại sao chúng ta nên được dẫn dắt bởi lời của Đức Chúa Trời là vì chúng ta luôn luôn thích làm những gì thân thể ưa thích, nghĩ rằng xác thịt của chúng ta là của chúng ta. Vì chúng ta đi mua sắm, khiêu vũ, uống rượu khi chúng ta thích, và nó thì quá khó cho chúng ta để ngồi và tập trung vào việc thờ phượng trong hội thánh. Vì thế một nhà lãnh đạo phải hướng dẫn chúng ta. “Bạn phải ngồi nơi dây và lắng nghe lời Đức Chúa Trời.” “Vâng.” 
Chúng ta phải nhẫn nại, dù chúng ta chán nghe bài giảng, và nghĩ rằng, ‘Tôi phải ngồi đây với sự nhẫn nại. Tại sao tôi quá chán, dù tôi có thể ngồi 3 tiếng đồng hồ trong quán rượu? Tại sao tôi không thể đứng nơi này trong vòng một tiếng? Chỉ một tiếng để nghe một bài giảng! Tôi say sưa 5 tiếng đồng hồ trong quán rượu và ngay cả chơi đánh bài ‘xì-phé’ 20 tiếng đồng hồ không nghỉ.” 
Tất cả đều tùy thuộc vào sự tập tành thân thể. Thân thể thường ngồi trong nhà thờ thì ghét đi đến quán rượu. Tuy nhiên, đối với một người tập tành uống rượu tốt, ngồi trong nhà thờ thì như địa ngục. Tôi muốn bạn chịu đựng trong vài ngày và rồi bạn sẽ học được chịu đựng. Nó rất kho cho đến khi bạn thuần hóa được thân thể của bạn. Chúng ta phải sự dụng thì giờ của chúng ta ở nhà thờ khi chúng ta muốn làm những việc khác bằng thì giờ của chúng ta. 
Chúng ta phải sử dụng thì giờ trong nhà thờ, trò chuyện với lãnh đạo, anh em, chị em để tập tành. Tôi rất dể chịu khi ở trong nhà thờ và không có gì quyến dụ tôi ở đó. Tuy nhiên, khi tôi đi ngoài đường phố, nhiều điều quyến dụ tôi. Có nhiều cám dổ như là aó quần được bày bán trong những cửa hiệu. Nó lấy mất của tôi hai tiếng đồng hồ trên đường về nhà khi tôi nhìn vào những vật tôi muốn xem và có lẽ sẽ cuối cùng đi trật hướng. 
Tôi nhìn vào những vật lạ nếu có vài vật lạ ở đó. Cuối cùng tôi nhận ra rằng,‘khi nào tôi đến nhà? Tôi muốn ai đó dẫn tôi về nhà.’ Vì thế không nên lang thang từ nơi này đến nơi khác trên đường bạn về nhà. Chúng ta cần phải đi thẳng về nhà sau giờ thờ phượng, dùng xe buýt của nhà thờ và đi thẳng đến điểm đến của bạn. Nếu bạn nghĩ, ‘Đừng đón tôi đến nhà thờ. Tôi sẽ đến nhà thờ một mình. Tôi có hai chân mạnh mẽ, vì thế không có lý do nào tôi phải đến nhà thờ bằng xe buýt của nhà thờ.’ Bạn có thể bị đi trật hướng vì bị cám dổ. Bạn hãy cảm tạ Chúa vì bạn được đến nhà thờ bằng xe buýt và trở về nhà sau khi giờ thờ phượng tan, không lo lắng về những việc vô ích. Tốt hơn hết là bạn nên đọc Kinh thánh, cầu nguyện và đi ngũ sớm sau khi trở về nhà. 
Thật tốt hơn cho bạn sống như thế. Người ta nghĩ, ‘Tôi có đức tin mạnh. Tôi vô tội. Tôi sẽ xác nhận những gì đến với tôi. Tôi sẽ không uống rượu dù tôi đi đến quán rượu. Nơi nào tội lỗi gia tăng, ân điển gia tăng. Tôi được đầy ân điển.’ Nếu anh ấy nghĩ như thế và đi đến quán rượu, bạn của anh ấy sẽ nói, ‘Hê, uống rượu đi.” 
“Không, bạn không bao giờ thấy tôi uống rượu phải không? Tôi bỏ uống rồi.” 
“Uống đi mà.” 
“Không.” 
“Tại sao bạn không uống chỉ một ly thôi?” 
Bạn của anh ta rót rượu vào ly và trao cho anh ấy. Nhưng anh ấy nghĩ, ‘Tôi đang uống nước sô-đa, mặc dù bạn cám dỗ tôi uống rượu.” Rồi anh ấy đến chọn loại anh ấy uống trong quá khứ và nghĩ, “Nó ngon tuyệt làm sao! Tại sao bạn không cho tôi một ly nữa? Tôi sẽ chỉ uống một ly thôi.” Anh ta nhanh chóng uống xong sô-đa. 
Và rồi, bạn anh nhận thấy là anh muốn uống và rót đầy rượu vào ly cho anh ấy. 
“Nó nhẹ lắm. Bạn có thể uống nó như là rượu pha.” 
“Không, tôi không uống. Bạn không biết là tôi đã tin Chúa Jêsus sao?”
Tuy nhiên cuối cùng anh cũng uống hết ly rượu và bạn của anh biết rằng anh uống giỏi. 
“Chỉ uống hôm nay thôi.” 
“O.K. Tôi sẽ uống hôm nay, nhưng bạn nên tin Chúa Jêsus, O.K.? Tôi không có tội qua việc tôi uống rượu. Nhưng bạn có tội không? Bạn nên được cứu khỏi tội của bạn.” 
 
 
Điều quan trọng là chúng ta khuất phục thân thể ở đâu
 
Con người thì như thế. Họ không có gì đặc biệt cả. Việc quan trọng là chúng ta dâng thân thể mình ở đâu. Dâng thân thể anh em như là một nô lệ của sự công chính thánh khiết. Dâng thân thể bạn cho sự thánh khiết. Dâng xác thịt bạn cho việc thánh khiết vì xác thịt thì không thánh. Tôi dùng việc uống rượu như là một thí dụ. Nhưng những việc khác cũng giống như thế. Nó tùy thuộc vào cách thế nào bạn tập tành thân thể. 
Chúng ta được cứu bởi đức tin trong khi còn hơi thở và trong cỏi đời đời, nhưng sự tin kính của lòng chúng ta và xác thịt tùy thuộc vào nơi nào chúng ta dâng nó. Chúng ta cảm thấy rằng lòng của chúng ta cũng trở nên ô uế khi chúng ta dâng thân thể mình cho sự ô uế, dù lòng của chúng ta tinh sạch. Rồi, chúng ta sẽ bỏ đức tin, đi ngược lại với Hội Thánh, dùng danh Chúa làm chơi và đi đến chổ diệt vong đời đời. 
Vì vậy, hãy giữ chính bạn để bạn không bị hủy diệt. Bạn phải cẩn thận. Làm thế nào chúng ta đối xử với tội lỗi hàng ngày của chúng ta sau khi chúng ta được cứu khỏi tội? “nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa” Chúa cũng đã cất hoàn toàn tội lỗi hàng ngày của chúng ta vì thế chúng ta không bao giờ trở nên tội nhân lần nữa, dù chúng ta có thể phạm tội nhiều lần. 
Tuy nhiên, chúng ta có thể có những nan đề trong xác thịt vì nó hướng về tội lỗi lần này qua lần khác. Chúng ta dâng thân thể chúng ta ở đâu? Thân thể chúng ta nên đi đến điểm được chỉ định. Tôi nói đến giờ này là để bạn hiểu rõ vấn đề. 
Thân thể trở nên thánh khi tấm lòng nên thánh, và nó trở nên nô lê của sự công chính trước Đức Chúa Trời khi chúng ta dâng nó lên như là một nô lệ của sự công chính. Chúng ta phải tập trung đời sống chúng ta vào hội thánh sau khi được cứu. Kinh thánh nói rằng hội thánh thì giống như quán trọ. Chúng ta uống nước, ăn thức ăn thuộc linh và tiếp tục thông công với nhau như thể là chúng ta ăn và uống với nhau trong quán trọ. 
Hội Thánh giống như một quán trọ. Chúng ta tiếp tục thông công và nói chuyện với nhau trong Hội Thánh, vì thế chúng ta phải thường lui tới Hội Thánh. Người thường đến nhà thờ trở nên người thuộc linh và người không thường đến nhà thờ không thể bước đi trong Thánh Linh dù cho anh/chị ấy có đức tin lớn trước đây. Một người thường đến nhà thờ tự động vững vàng trong thuộc linh, không có sự yếu đuối nào có thể xảy ra. Đó là nhờ vào sự thông công thuộc linh sau khi được cứu chuộc. 
Không có nơi nào ngoài nhà thờ cho chúng ta đến. Tôi muốn bạn đến nhà thờ của Đức Chúa Trời bao nhiêu lần nếu bạn có thể và tiếp tục thông công với dân sự Ngài. Dừng lại trong nhà thờ, theo các buổi nhóm thờ phượng, nghe lời của Đức Chúa Trời, và thỉnh cầu ý kiến của lãnh đạo bất cứ khi nào bạn lên kế họach cho công việc. 
Chúng ta phải tập trung cuộc sống của chúng ta vào lời Đức Chúa Trời và nhóm họp với nhau thì chúng ta sẽ thành công trong đời sống đức tin mà không bị thất bại. Chúng ta có thể được dùng như những của quí báu và trở nên phước hạnh trước Đức Chúa Trời. Tôi muốn bạn dâng thân thể và tấm lòng của bạn như là một đồ dùng cho sự công chính của Đức Chúa Trời.