Search

Preken

Chủ đề 9: Sách Rô-ma (Giải nghĩa sch Rô-ma)

[Chapter 5-1] Giới thiệu Sách Rô-ma đoạn 5

Giáo lý Xưng nghĩa là không đúng

 
Phao-lô tuyên bố bởi đức tin trong đoạn này là chỉ những người tin sự công chính của Đức Chúa Trời “có sự bình an của Đức Chúa Trời.” Lý do cho vấn đề này là vì Đức Chúa Cha làm cho Đấng Christ nhận Phép Báp-têm vì chúng ta và làm cho Ngài đổ huyết ra trên Thập tự giá. 
Tuy nhiên, chúng ta thường chứng kiến rằng hầu hết các Cơ-đốc-nhân ngày nay thì không thể có sự bình an trong Đức Chúa Trời vì họ không có một kiến thức nhỏ nhất về sự công chính của Đức Chúa Trời. Đây là thực tại của những người tin vào Cơ-đốc-giáo ngày nay. Vì thế, Giáo lý Xưng Nghĩa thì không đúng trước Đức Chúa Trời. 
Nhận sự công chính của Đức Chúa Trời bởi đức tin thì thích hợp hơn là tin vào Giáo lý Xưng Nghĩa. Đức Chúa Cha không nói rằng Ngài sẽ gọi những người tín đồ trong Đức Chúa Jêsus là dân sự Ngài mặc dù họ có tội trong lòng. Đức Chúa Trời không chấp nhận tội nhân là con cái Ngài. Đức Chúa Trời không chấp nhận tội nhân là con cái Ngài. Ngài là Cứu Chúa và không bao giờ quan tâm đến những người có tội trong lòng như là dân sự Ngài. Đức Chúa Trời mà chúng ta tin là Đức Chúa Trời Toàn Năng. Quyền vô sở bất năng và vô sở bất tri của Ngài không biết đức tin sai lạc của con người cách chính xác sao? Chúng ta nên biết và tin rằng Ngài không gọi tội-nhân-Cơ-đốc, là người có đức tin sai lạc, như là dân sự Ngài. 
Mọi người nên trung thành trước Đức Chúa Trời. Giáo lý Xưng Nghĩa, là những người sai lạc biết và tin là một cái gì đó nhạo báng Đức Chúa Trời. Vì thế, chúng ta nên tin Đức Chúa Jêsus là Cứu Chúa sau khi hiểu cách chính xác lẽ thật về sự công chính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Cha không nói ‘được’ với những người còn có tội, mà không quan tâm đến sự việc người ta có tin Chúa Jêsus hay không. Ngài là một Ngôi vị, là Đấng phán xét tội nhân cách rạch ròi về tội của họ. 
Vì thế, để cho những nan đề của bạn được giải quyết, bạn cần biết và tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ thấy đức tin của bạn trong phép Báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên Thập tự giá và xá tội của bạn. Vì chúng ta tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời gọi chúng ta là dân sự Ngài, ấp ủ chúng ta và ban phước cho chúng ta. Đức Chúa Cha nhận biết đức tin của chúng ta trong sự công chính của Ngài là đúng. 
 
 

Đức Chúa Trời không phải là quan án thế gian 

 
Niềm tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời là dựa trên đức tin của Áp-ra-ham, người thật sự tin lời Đức Chúa Trời. Hầu hết các Cơ-đốc-nhân hiểu sai về Giáo Lý Xưng Nghĩa, và vì thế chúng ta cần hiểu rỏ điểm này. Bạn có biết chắc rằng không có sự phán xét đúng và chính xác hoàn toàn trong các toà án của thế gian này không. Bạn cần phải nhớ rằng một quan án của thế gian có thể luôn phạm sai lầm trong quyết định của họ. 
Lý do cho việc này là vì tất cả những quan án thế gian là bất toàn và không biết về sự công chính của Đức Chúa Trời, mà đó là tiêu chuẩn trọn vẹn của điều tốt và điều xấu. Hầu hết các Cơ-đốc-nhân có khuynh hướng hiểu sai về sự công chính của Đức Chúa Trời để xét đoán chúng ta, “người công chính bởi đức tin” (Rô-ma đoạn 5), vì họ nghĩ sự phán xét của Ngài sử dụng cùng một hệ thống như là lệnh tử hình một tội nhân của một quan tòa. 
Giáo lý Xưng Nghĩa là giáo lý bất công. Vì giáo lý này được tạo nên dựa trên nền tảng suy nghĩ của con người. Con người thì giỏi trong việc tạo nên sự bất công vì họ không quyền năng. Vì thế, họ tin Đức Chúa Trời cách sai lạc, là Đấng chắc chắn làm cho họ trở nên công chính, với tư tưởng riêng của họ dựa trên Giáo lý Xưng nghĩa. Điều này dẫn họ đến việc tin rằng Đức Chúa Trời nói. “Ta nhận ngươi là vô tội vì người tin Ta bằng nhiều cách.” 
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không bao giờ có thể làm việc như thế. Người ta thường tin rằng dù họ có tội, Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục nhận họ như là dân sự của Ngài vì họ tin Chúa Jêsus bằng nhiều cách. Điều này căn cứ trên suy nghĩ riêng của họ và không có gì hơn là đức tin sai lạc, mà nó là kết quả của sự lừa dối của Satan. 
Vì thế, họ nên xây dựng lại những căn nhà đức tin của họ trong sự công chính của Đức Chúa Trời. Làm thế nào một Đức Chúa Trời thánh khiết và quyền năng xét xử một người có tội trong lòng là vô tội được? Đức Chúa Trời quyết định rằng những người có tội trong lòng là vô tội không? Hãy suy nghĩ và tin rằng vài việc như thế có thể là đúng thì nó không hơn gì tư tưởng riêng của con người. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của lẽ thật và không bao giờ phán xét sai. Làm thế nào chính Đức Chúa Trời là Đấng Lẽ thật lại sai lầm trong sự phán xét của Ngài như con người làm được? Điều này không bao giờ có thể xảy ra. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời công chính, là Đấng xét đoán những ai tin vào sự công chính của Ngài là người vô tội, dựa trên sự công chính của Ngài. 
Bạn có biết sự công chính của Đức Chúa Trời không? Bạn có biết và tin vào sự công chính của Ngài không? Sự công chính này được thiết lập cách toàn vẹn trên lời của Phúc âm Nước và Thánh Linh. Để hiểu về sự công chính của Đức Chúa Trời nói trong thơ Rô-ma, bạn nên hiểu và tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Bạn không bao giờ có thể hiểu về sự công chính của Đức Chúa Trời mà không làm thế. Mọi người nên nhận biết lẽ thật này. Người hiểu sự công chính của Đức Chúa Trời là người có sự hiểu biết lẽ thật đúng mà nó làm nên sự công chính của anh/chị ấy. 
Tất cả chúng ta nên tin vào sự công chính Đức Chúa Trời mà nó được bày tỏ trong Kinh thánh, nếu không thì đức tin của bạn sẽ đi lệch hướng dựa trên ý tưởng và sự phán xét sai lạc của con người. Nếu bạn đã có loại đức tin sai lạc này thì bạn nên tin theo lời công chính của Đức Chúa Trời ngay bây giờ. 
Hầu hết các Cơ-đốc-nhân đã học Giáo lý Xưng Nghĩa từ thần-đạo-học và có suy nghĩ rằng nó đúng cho đến ngày nay. Tuy nhiên, bạn nên quay lại với đức tin thật bởi tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời. Sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ cách rỏ ràng qua đức tin trong Báp-têm mà Chúa Jêsus đã nhận từ Giăng và huyết Ngài trên Thập tự giá. 
 
 
Có lời nói rằng sự hoạn nạn sanh ra sự nhịn nhục 
 
Rô-ma 5:3-4 chép, “Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy.” Tất cả Cơ-đốc-nhân tái sanh có hy vọng rằng Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ cứu họ khỏi mọi hoạn nạn. Hy vọng này sinh ra sự nhịn nhục và sự nhịn nhục sinh ra đức tính. Vì thế, người công chính là người tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời, vui mừng ngay cả trong hoạn nạn. 
Phao-lô nói rằng đức tin trong sự công chính của Đức Chúa Trời hy vọng vào Nước của Đức Chúa Trời và không hề làm mất hy vọng. Loại hy vọng gì mà người công chính có? Họ có hy vọng được vào Thiên đàng và sống trong Nước Đức Chúa Trời. Hy vọng này đến từ đâu? Nó đến từ đức tin trong sự công chính của Đức Chúa Jêsus Christ qua tình yêu của Đức Chúa Cha. 
 
 
Chúa nói rằng chúng ta là kẻ bất kính 
 
“Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội (bất kính.)” (Rô-ma 5:6).
Trước khi chúng ta được thai dựng, hay khi chúng ta còn ở trong lòng mẹ, hay khi chúng ta được sanh ra nhưng không biết Chúa, chúng ta không có sự chọn lựa nào khác hơn là phạm tội trong suốt cuộc sống của chúng ta cho đến khi chết và chắc chắn là kết thúc nơi địa ngục. 
Khi tổ phụ chúng ta là A-đam và Ê-va phạm tội, Đức Chúa Trời hứa sai Đấng Cứu Thế đến và nói, “Người sẽ giày đạp đầu mầy (Satan), còn mầy sẽ cắn gót chân người.” (Sáng-thế-ký 3:15). Theo lời hứa này, Đức Chúa Jêsus Christ đã đến thế gian, ngay cả trước khi chúng ta phạm tội, và cứu chúng ta ra khỏi mọi tội của chúng ta. Ngài nhận Báp-têm bởi Giăng để cất tất cả tội lỗi thế gian đi, và tẩy sạch nó bởi đổ huyết của Ngài ra trên Thập tự giá. Ngài loại trừ tội lỗi của chúng ta bởi sự sống lại từ trong kẻ chết. Chúa cất tất cả tội lỗi của nhân loại và tội của người bất kính, như bạn và tôi, qua Báp-têm của Ngài và cứu những người tin ra khỏi tội của họ bởi sự chết trên Thập tự giá. 
Chúng ta có là người tin kính không? Một người tin kính là người kính sợ Đức Chúa Trời và giữ mình khỏi tội. Đó là sự công chính trọn vẹn của Đức Chúa Trời, Ngài ban Chúa Jêsus để chịu Báp-têm vì bạn và tôi, là những con người bất kính, Ngàichịu đóng đinh và rồi sống lại. Đó cũng là tình yêu của Đức Chúa Trời để cứu chúng ta khi chúng ta yếu đuối. 
Giống như tội của dân Y-sơ-ra-ên trong một năm được chuyển qua tế lễ hy sinh bởi việc đặt tay của Thầy Tế lễ Thượng Phẩm trong thời Cựu-ước (Lê-vi-ký16:20-21), Đức Chúa Jêsus Christ không chỉ cất tất cả tội lỗi của nhân loại một lần bởi chịu Báp-têm của Giăng báp-tít, nhưng Ngài cũng đi đến Thập tự giá để chịu đóng đinh vì Ngài mang tội lỗi của thế gian trong Tân-ước. Sự công chính của Đức Chúa Trời ám chỉ sự kiện Đức Chúa Jêsus Christ tẩy sạch tất cả tội lỗi của tội nhân bởi chịu Báp-têm và đổ huyết Ngài ra. 
Bạn và tôi là người tin kính chăng? Chúa đã đến để cứu những tội nhân bất kính như chúng ta không? Đức Chúa Trời biết rỏ rằng tất cả chúng ta là người bất kính. Chúng ta là bất kính bởi vì chúng ta không thể tránh phạm tội nhưng lại phạm tội mỗi ngày kể từ khi chúng ta sanh ra đến khi chết. Tuy nhiên, bởi nhận Báp-têm của Giăng và chịu đổ huyết Ngài ra trên Thập tự giá, Đấng Christ bày tỏ tình yêu của Ngài vì chúng ta khi chúng ta còn là người có tội. 
 
 
Chúa Jêsus đã thay đổi số phận của chúng ta 
 
Chúng ta nên nghĩ về vận mệnh mà con người phải đối đầu, kể từ ngày mới sanh ra. Vận mệnh của chúng ta là gì từ ngày mới sanh ra? Chúng ta được định đi đến địa ngục. Bạn và tội có thể được cứu khỏi vận mênh đi đến địa ngục không? Vận mệnh chúng ta được thay đổi vì chúng ta tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời. Lẽ thật thay đổi vận mệnh của chúng ta là Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Vận mệnh của chúng ta trở thành phước hạnh vì chúng ta tin Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng hoàn thành sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Có thể bạn biết câu nỗi tiếng trong bài thánh ca sau đây, “♬Ân điển lạ lùng! Âm thanh ngọt ngào làm sao,♬ Để cứu người ác như tôi! Một lần tôi lạc mất, nhưng nay tôi được tìm, ♬đã mù nhưng nay tôi thấy.♬” Sự công chính và lòng nhân từ của Đức Chúa Trời là sự thật để làm chứng cho sự cứu rỗi của chúng ta. Bất cứ ai cũng có thể nhận sự tha thứ tội trong lòng và hưởng được sự bình an của thiên đàng khi anh/chị ấy biết và tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời. Bây giờ mọi người trong thế gian này là người vẫn còn có tội trong lòng, mặc dù họ tin Chúa Jêsus cũng nên quay lại với Phúc âm của Nước và Thánh Linh để biết về sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Thật ra, các Cơ-đốc-nhân không biết Phúc âm của Nước và Thánh Linh thì cũng không quan tâm đến tội của họ đã chuyển qua cho Chúa Jêsus. Vì thế, họ không thể nhận được sự công chính của Đức Chúa Trời. Dù họ tin rằng Chúa Jêsus đến trong thế gian và cứu họ khỏi tội lỗi của họ bởi chết trên Thập tự giá, họ không chắc chắn về sự cứu rỗi của họ. Như thế, họ chỉ cảm thấy được nhẹ nhàng bởi sự ức đoán ngờ ngợ rằng Đức Chúa Trời có lẽ chọn họ trước khi sáng tạo thế gian. Nói cách khác, họ tin Cơ-đốc-giáo chỉ như thể là một tôn giáo khác trên thế gian. 
Câu 11 viết, “Nào những thế thôi, chúng ta lại còn khoe mình trong Đức Chúa Trời bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, nhờ Ngài mà chúng ta hiện nay đã được sự hòa thuận.” Ai là người giải hoà giữa chúng ta, những tội nhân với Đức Chúa Trời? Đức Chúa Jêsus Christ giải hòa chúng ta với Đức Chúa Cha. Làm thế nào? Bởi chính Ngài đến thế gian, nhận phép Báp-têm của Giăng Báp-tít vào độ tuổi 30, chịu đóng đinh, và sống lại từ kẻ chết, nhờ đó Ngài đã hoàn thành sự công chính của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus trở thành Cứu Chúa của chúng ta, những người tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời, bởi đến thế gian như Thầy Tế Lể Thượng Phẩm Thiên Đàng và cất tất cả tội lỗi của nhân loại. Bởi nhận Báp-têm của Giăng, Thầy Tế lễ Cả thế gian, đổ huyết ra trên Thập tự giá và rồi sống lại từ kẻ chết, Đấng Christ trở nên Cứu Chúa của chúng ta. 
Vì Đức Chúa Jêsus Christ đã loại trừ tội lỗi của chúng ta rồi, chúng ta có thể nhận được sự công chính của Đức Chúa Trời qua đức tin. Bất cứ ai tin rằng Chúa Jêsus đã hoàn toàn cứu chúng ta ra khỏi tội sẽ vui mừng trong Đức Chúa Trời. Bất cứ ai dù có tội nhỏ nhất trong lòng đi nữa cũng không thể trở nên con đức tin. 
Anh chị em có lẽ đã biết rằng người của thế gian này nghĩ Giáo lý Xưng Nghĩa và Giáo lý Nên Thánh là đúng. Nó đúng nếu Đức Chúa Trời chỉ dạy rằng chúng ta vô tội nếu chúng ta chỉ nói rằng chúng ta tin Chúa Jêsus, dù chúng ta có tội trong lòng không? Hay là nó đúng để chỉ tỏ rằng chúng ta là dân sự của Đức Chúa Trời vì chúng ta tự nhận mình là Cơ-đốc-nhân không? 
Chúng ta nói, “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời, Danh Cha được tôn Thánh,” trong bài cầu nguyện ‘Lạy Cha.’ Cụm từ này có nghĩa là những ai có tội trong lòng không thể gọi Đức Chúa Trời là ‘Cha chúng tôi.’ Chúng ta có nên tiếp tục tin vào Giáo lý Xưng nghĩa không? Một người đang là tội nhân có thể gọi Chúa là Cứu Chúa của họ không? Anh/chị ấy có thể gọi Chúa trong vài năm, nhưng chắc chắn sẽ bỏ Chúa vì anh/chị ấy cảm thấy hổ thẹn trong lương tâm vì là Cơ-đốc-nhân. Vì thế, bạn nên biết rằng Giáo lý Xưng Nghĩa sẽ chia cách bạn khỏi sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Giáo lý Nên Thánh thì cũng sai. Giáo lý này nói rằng con người có thể từ từ thay đổi cho đến khi anh ta trở nên thánh trọn vẹn trong thời gian qua trước khi chúng ta chết và như thế, chúng ta có thể gặp Đức Chúa Trời như là người thánh. Bạn có nghĩ rằng chính bạn có thể từ từ nên thánh đủ để được gặp Đức Chúa Trời khi bạn vô tội không? Không cách gì. Lẽ thật nói với chúng ta rằng một người chỉ có thể vào Nước Đức Chúa Trời bởi biết và tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời. 
 
 
Như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian!
 
Bây giờ hãy đọc câu 12, “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội.” Qua ai mà tội lỗi đã đi vào lòng của tất cả mọi người và qua bao nhiêu người mà tội lỗi đi vào thế gian? “Như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian.” 
Nói cách khác, Kinh thánh nói rằng tội lỗi tồn tại chỉ bởi một người, A-đam, và nó ở trong tất cả chúng ta, con cháu của người. Rồi qua ai mà tội lỗi trong thế gian biến mất? Có thể nói rằng nó xảy ra cùng một cách mà lần đầu tiên tội lỗi vào thế gian. 
Tội của nhân loại đến bởi một người không tin vào luật mà Đức Chúa Trời thiết lập. Ngay bây giờ, người không tin vào Lời của đức tin sẽ ở trong tội lỗi và chấm dứt trong địa ngục. 
Vì thế, chúng ta nên biết điều sau đây. Chúng ta không là tội nhân vì tội riêng của chúng ta, nhưng vì tội của tổ phụ chúng ta là người có tội. Bạn nên biết rằng lý do mà con người phạm tội là vì họ yếu đuối và có tội trong lòng. Tội mà con người mắc phải thì được gọi là điều trái với đạo lý. Lý do họ phạm tội là vì họ được sanh ra trong thế gian đã có tội. Vì mọi người là thiếu sót và được sanh ra trong thế gian mang tội lỗi, anh/chị ấy không thể tránh khỏi phạm tội. 
Căn gốc của chúng ta là tội nhân, mầm mống của tội lỗi, vì chúng ta thừa hưởng tất cả tội lỗi của tổ tiên chúng ta. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng mọi người có thể trở nên thánh và công chính bởi một lần tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời. 
 
 
Khi nào tội lỗi khởi sự tồn tại trong con người? 
 
“Vì, trước khi chưa có luật pháp, tội lỗi đã có trong thế gian, song chưa có luật pháp, thì cũng không kể là tội lỗi” (Rô-ma 5:13). Có tội lỗi trước khi chúng ta biết luật pháp Đức Chúa Trời không? Trước khi chúng ta biết luật pháp Đức Chúa Trời, chúng ta không hiểu những gì bị trừng phạt như là tội lỗi trước Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán với chúng ta, “Trước mặt Ta ngươi chớ có các thần khác, ngươi không làm tượng chạm cho mình, giống những vật trên trời cao kia, dưới đất thấp này, hay trong nước dưới đất, ngươi chớ quỳ lạy trước chúng nó và hầu việc chúng, Chớ lấy danh Đức Giê-hô-va mà làm chơi, hãy giữ ngày nghĩ làm nên ngày thánh.” Trước khi nhận ra những luật như thế trước Đức Chúa Trời và 613 điều luật để nói với chúng ta những gì chúng ta “nên làm và không nên làm,” chúng ta thật sự không biết tội mình. 
Vì thế, “Vì, trước khi chưa có luật pháp, tội lỗi đã có trong thế gian, song chưa có luật pháp, thì cũng không kể là tội lỗi.” Vì chúng ta là những người ngoại bang không có luật pháp và vì thế chúng ta không biết nó, chúng ta phạm tội mà không nhận biết là tội. Hầu hết những người Hàn quốc hay cầu nguyện với một tảng đá, nghĩ rằng đó là Phật, chỉ vì họ không biết rằng họ đang phục vụ tượng chạm. Họ không biết rằng quỳ trước các thần khác là phạm tội với Đức Chúa Trời. 
Tuy nhiên, trước khi có luật pháp, tội lỗi đã tồn tại trong thế gian. Đức Chúa Trời ban luật pháp cho chúng ta khoãng 2.500 năm sau khi tạo dựng A-đam. Mặc dù Đức Chúa Trời ban luật pháp cho dân Y-sơ-ra-ên qua Môi-se sắp xỉ 1.450 năm trước công nguyên, tội đã ở trong thế gian rồi thông qua một người là A-đam, và tồn tại trong lòng của tất cả mọi người từ lúc ban đầu, ngay trước khi luật pháp đến. 
    
 
Chúa Jêsus là Cứu Chúa của dân sự Ngài 
 
Chúa Jêsus có loại trừ tất cả tội lỗi của thế gian bởi chính mình Ngài không? Vâng. Trong câu 14 nói rằng sự chết đã cai trị trên tất cả những người phạm tội hay là nhận sự vi phạm giống như sự quá phạm của A-đam. Vì thế, A-đam là một kiểu mẫu của Ngài là Đấng phải đến. Loài người đã trở nên những tội nhân qua một người. Giống như thế, Đức Chúa Jêsus Christ đến trong thế gian này và cứu chúng ta ra khỏi tội qua Phúc âm của Nước và Thánh Linh. 
Chúa Jêsus trở nên Cứu Chúa là Đấng cứu dân sự Ngài ra khỏi tội. Chỉ có một Cứu Chúa, Đấng cứu chúng ta, những con cháu của A-đam, ra khỏi tội. “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Công vụ các Sứ đồ 4:12). Danh của Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa đời đời của chúng ta. 
Chúng ta phải hiểu rằng chúng ta đương nhiêntrở thành tội nhân qua một người là A-đam. Bạn có biết rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa đấng xóa sạch tội lỗi của thế gian một lần không? Bạn có tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa, Đấng cất tất cả tội lỗi của thế gian bởi Báp-têm và huyết Ngài trên Thập tự giá một lần đủ cả không? Bạn có tin rằng Chúa Jêsus trở nên Cứu Chúa của cả nhân loại bởi hủy diệt tội lỗi của thế gian này, trong khi A-đam là nguồn gốc cho mọi tội lỗi bởi vi phạm một tội không? 
Chúa Jêsus đến trong thế gian để cứu tất cả những ai trở thành tội nhân vì một người, A-đam, và nhận tất cả tội lỗi của nhân loại bởi chịu Báp-têm của Giăng, nhận sự phán xét vì tội trên Thập tự giá bởi sự đổ huyết, và hoàn thành tất cả sự công chính của Đức Chúa Trời, loại bỏ tất cả tội lỗi của chúng ta. Bởi đó, Ngài trở nên Cứu Chúa toàn vẹn của chúng ta. 
Chúng ta không nhận sự cứu rỗi bởi tin vào Giáo lý Xưng Nghĩa và Giáo lý Nên Thánh sau khi tin Chúa Jêsus. Chúa Jêsus ban cho chúng ta sự cứu rỗi đời đời một lần. Chúa Jêsus phán rằng chỉ những ai được tái sanh bởi Nước và Thánh Linh có thể vào và thấy Nước Đức Chúa Trời. 
Tư tưởng cố định nào còn tồn tại trong tận lương tâm của con người? Đó là thuyết nhân quả. Họ suy nghĩ triền miên trong tư tưởng của họ, cố gắng và nổ lực của họ là sẽ làm việc hướng về sự cứu rỗi bằng nhiều cách. Tuy nhiên, mọi người nhận sự cứu rỗi thật sự chỉ bởi có đức tin một lần đủ cả khi anh/chị ấy tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Hơn nữa, Chúa Jêsus đến trong thế gian này và chịu đóng đinh để cứu chúng ta ra khỏi tội. Ngài trở thành Cứu Chúa của những ai tin vào Phúc âm thật. Hãy giải thoát chính bạn ra khỏi những tư tưởng vô lý mà con người có thể đạt đến sự thánh hóa và chắc chắn trở nên công chính qua cầu nguyện ăn năn. Trong Kinh thánh, một Con Người, Đức Chúa Jêsus Christ, đến trong thế gian này, chịu phép Báp-têm để cất lấy tội lỗi của chúng ta và hoàn thành tất cả sự cứu rỗi của chúng ta qua sự chuộc tội của Ngài trên Thập tự giá. 
 
 
Chúa Jêsus ban cho chúng ta sự tha tội đời đời mà nó không giống như tội lỗi của chúng ta 
 
Câu 15 chép, “Song tội lỗi chẳng phải như sự ban cho của ân điển. Vì nếu bởi tội lỗi của chỉ một người mà mọi kẻ khác đều phải chết, thì huống chi ơn của Đức Chúa Trời và sự ban cho trong ơn Ngài tỏ ra bởi một người là Đức Chúa Jêsus Christ, chan chứa cho hết thảy mọi người khác là dường nào!” 
Tội của bạn và tôi có được chuyển qua cho cho Chúa Jêsus khi Ngài chịu Báp-têm không? Vâng. Chúa Jêsus mang tội lỗi của thế gian đi đến Thập tự giá và nhận sự phán xét vì những tội đó thế cho chúng ta. 
Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời là món quà nhưng không và được nói khác với sự vi phạm. 
Chúa Jêsus đã cứu chúng ta, là người không thể tránh khỏi phạm tội trong suốt cả đời sống chúng ta, qua Báp-têm và huyết của Ngài trên Thập tự giá trong suốt 33 năm trong cuộc sống của Ngài. Ngay cả sau khi chúng ta nhận sự cứu rỗi bởi tin vào sự chuộc tội mà đã được hoàn tất một lần, xác thịt chúng ta có thể tiếp tục phạm tội vì nó yếu đuối và mỏng manh. Mặc dù xác thịt chúng ta tiếp tục phạm tội chúng ta có thể tiếp tục nhận sự tha tội đời đời nếu chúng ta tin trong lẽ thật là Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi của chúng ta một lần bởi nhận Báp-têm và Ngài đã hoàn thành tất cả sự công chính của Đức Chúa Trời bởi sự đổ huyết của Ngài. 
Món quà cứu rỗi của sự tha tội thì không giống như tội lỗi của A-đam. Món quà của sự tha tội thì không ban cho hàng ngày, giống như tội hàng ngày mà con người vi phạm. Lẽ thật của sự tha tội nói rằng Chúa đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta một lần rồi bởi nhận Báp-têm và đổ huyết Ngài cách đây gần 2.000 năm. 
Món quà cứu rỗi của Đức Chúa Trời cứu chúng ta ra khỏi mọi tội của chúng ta là sự công chính mà nó được hoàn tất một lần bởi Báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên Thập tự giá. Sự tha tội đời đời thì không giống như lời xin lỗi hàng ngày qua lời cầu nguyện ăn năn, mà hầu hết Cơ-đốc-nhân tìm kiếm ngày nay. Lẽ thật này nói rằng Chúa đã thấy trước rằng chúng ta sẽ phạm tội mỗi ngày và vì thế Ngài cất tất cả tội lỗi của thế gian một lần khi Ngài chịu Báp-têm. Vì thế, Đức Chúa Cha hoàn thành tất cả sự công chính của Ngài bởi Báp-têm của Con Ngài và Thập tự giá. Tất cả sự công chính của Đức Chúa Trời đã được hoàn tất vì Chúa Jêsus nhận Báp-têm, đổ huyết trên Thập tự giá và sống lại. 
Ngày nay hầu hết các Cơ-đốc-nhân tin rằng tội của họ được xoá bỏ khi họ dâng lời cầu nguyện ăn năn. Điều này đúng không? Chắc chắn là không. Một người nghĩ rằng anh/chị ấy có thể nhận sự tha tội sau khi giết người bởi lời cầu nguyện ăn năn là sai. Cách suy nghĩ này thì không hơn gì suy nghĩ của con người. Để được xóa bỏ tội lỗi trên phương diện của Đức Chúa Trời, người ta không cần phải trả giá của tội lỗi. Để làm điều đó, Đức Chúa Trời làm cho Chúa Jêsus, Con Ngài, chịu Báp-têm bởi Giăng và Ngài tẩy sạch tất cả tội lỗi bởi sự đổ huyết ra trên Thập tự giá. Tội của loài người có thể được cất đi và loại bỏ bởi tin vào Báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên Thập tự giá; không bởi dâng lời cầu nguyện ăn năn. 
Vì thế Kinh thánh nói, “Vì nếu bởi tội lỗi của chỉ một người mà mọi kẻ khác đều phải chết, thì huống chi ơn của Đức Chúa Trời và sự ban cho trong ơn Ngài tỏ ra bởi một người là Đức Chúa Jêsus Christ, chan chứa cho hết thảy mọi người khác là dường nào!” Món quà cứu rỗi bởi Đức Chúa Trời thì đầy trọn. Như thể nước tuôn tràn khi vòi nước không được khóa lại suốt đêm, tội lỗi nào chúng ta vi phạm không có gì quan trọng, sự cứu rỗi của Ngài dư dật đủ để cứu tất cả tội lỗi của chúng ta. 
Chúa Jêsus đã nhận tất cả tội lỗi của thế gian qua Báp-têm của Ngài. Vì sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời là lớn hơn tội lỗi mà chúng ta vi phạm, sự cứu rỗi của Ngài thì phong phú ngay cả sau khi chúng ta được cứu. Điều này rỏ không? 
 
 
Thông qua một Con Người, Đức Chúa Jêsus Christ 
 
Câu 16 và 17, “Lại sự ban cho nầy chẳng phải như việc xảy đến bởi một người phạm tội đâu: sự phán xét bởi chỉ một tội mà làm nên đoán phạt; nhưng sự ban cho của ân điển thì sau nhiều tội rồi, dẫn đến sự xưng công bình. Vả, nếu bởi tội một người mà sự chết đã cai trị bởi một người ấy, thì huống chi những kẻ nhận ân điển và sự ban cho của sự công bình cách dư dật, họ sẽ nhờ một mình Đức Chúa Jêsus Christ mà cai trị trong sự sống là dường nào!”
Sự chết đã cai trị trên tất cả nhân loại qua tội của một người. Điều này chỉ tỏ rằng tội lỗi của một người, A-đam, làm cho tất cả mọi người trở thành tội nhân và do bởi tội lỗi đó, mọi người phải đối diện với sự rủa sả của Đức Chúa Trời. Hể ai phạm tội thì phải chết và đi địa ngục. Trong ý nghĩa tương tự như thế, sự công chính của Đức Chúa Trời cai trị trên tất cả nhờ vào Đức Chúa Jêsus Christ. Những ai đã nhận món quà ân điển và công chính phong phú là những người được ban cho sự cứu rỗi vì đức tin của họ trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Họ nhận ân điển lớn hơn từ Đức Chúa Trời và sẽ trị vì trong cuộc sống họ. 
Câu 18 chép, “Vậy, như bởi chỉ một tội mà sự đoán phạt rải khắp hết thảy mọi người thể nào, thì bởi chỉ một việc công bình mà sự xưng công bình, là sự ban sự sống, cũng rải khắp cho mọi người thể ấy.”
Ở đây chúng ta cần phải hỏi một câu hỏi và trả lời nó: “Có đúng để nghĩ rằng bởi tội lỗi của một người, tất cả chúng ta trở thành tội nhân không?” Bạn trở thành tội nhân bởi tội riêng của bạn, hay bởi tội lỗi của A-đam tổ phụ của chúng ta chống nghịch với Đức Chúa Trời? Nếu tất cả chúng ta trở thành tội nhân vì tội của A-đam, thì những ai tin vào hành động công chính của Đức Chúa Jêsus Christ thực hiện để cứu chúng ta ra khỏi tội, trở nên công chính. Nếu người ta tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời, tội của anh/chị ấy được loại trừ không? Vâng. Anh/chị ấy trở nên vô tội. 
“Bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công chính.” Nhận món quà công chính của Đức Chúa Trời cách nhưng không không có nghĩa là một người phải dâng lời cầu nguyện ăn năn mỗi ngày để đạt đến sự nên thánh, sau khi nhận sự cứu rỗi bởi tin vào Chúa Jêsus. Không bao giờ! Nó không có nghĩa là một cái gì gọi là Giáo lý Cơ-đốc của “việc nhận được sự công chính bởi đức tin” khi Sứ đồ Phao-lô nói về “được xưng nghĩa bởi đức tin.” 
Hầu hết Cơ-đốc-nhân có tội trong lòng vì họ chỉ tin vào huyết Chúa Jêsus trên Thập tự giá. Vì thế, họ chấp nhận và ủng hộ Giáo lý Xưng Nghĩa để giấu tội lỗi trong lòng của họ, trong khi khuyến khích chính họ, “Mặc dầu có tội trong lòng, Ngài vẫn xem chúng ta là người vô tội.” Tuy nhiên, giáo lý này là phi lý và sẽ bị rủa sả. 
Câu 19 chép, “Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình.”
 Ở đây xuất hiện một người không vâng phục và một người vâng phục. Một là A-đam, và Đấng khác là Cứu Chúa của nhân loại, Đức Chúa Jêsus Christ. Sự không vâng phục của A-đam làm cho mọi người thành ra tội nhân, và vì thế Chúa Jêsus vâng phục ý muốn Cha Ngài để phục hòa con người với Đức Chúa Trời bởi nhận Báp-têm từ Giăng, chết trên Thập tự giá vì tội của thế gian, và sống lại để cứu ta ra khỏi tội. Đức Chúa Cha làm cho tất cả những người tin trong Chúa Jêsus trở nên công chính hoàn toàn vì sự công chính của Ngài. 
Câu 20 chép, “Vả, luật pháp đã xen vào, hầu cho tội lỗi gia thêm. nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa.”
Kinh thánh nói rằng luật pháp thêm vào làm cho tội lỗi của chúng ta gia tăng. Là con cháu của A-đam, con người sanh ra trong tội lỗi, họ không biết tội ngay cả trong khi phạm tội. Không có luật pháp, người ta không nhận ra tội lỗi, và chỉ qua luật pháp của Đức Chúa Trời con người có thể nhìn thấy tội của họ. Tuy nhiên, khi chúng ta biết luật pháp, chúng ta bắt đầu sự nhận ra tội càng ngày càng nhiều hơn. Mặc dù người ta đầy tội, họ không biết về tội của họ cho đến khi họ từ từ nhận ra việc làm tội lỗi của họ sau khi họ nhận luật pháp. Vì thế Kinh thánh nói, “luật pháp đã xen vào, hầu cho tội lỗi gia thêm.” 
“Nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa.” Điều này có nghĩa là qua luật pháp của Đức Chúa Trời, người ta nhận ra tội của họ và trở nên con của Ngài bởi tin vào sự công chính của sự công chính của Ngài. Con người có thể nhân biết ân điển của Đức Chúa Trời qua Phúc âm thật mà trong đó có chứa đựng sự công chính của Đức Chúa Trời chỉ khi họ nhận biết điều thiếu sót và tội lỗi qua luật pháp. Những người nhận thấy rõ ràng tội lỗi của họ trước khi luật pháp thừa nhận rằng họ kết thúc ở địa ngục, và vì thế với lòng biết ơn lớn, tin Chúa Jêsus, Đấng đã cứu họ qua Báp-têm và sự chết của Ngài. Chúng ta nhân thức tội lỗi chúng ta qua luật pháp càng nhiều, thì chúng ta biết ơn càng hơn vì chúng ta đã xứng đáng cho việc thiết lập một sự cứu rỗi vĩ đại như thế bởi sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Câu 21 chép, “Hầu cho tội lỗi đã cai trị làm nên sự chết thể nào, thì ân điển cũng cai trị bởi sự công bình thể ấy, đặng ban cho sự sống đời đời bởi Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.”
Kinh thánh nói rằng tội lỗi cai trị trên sự chết. Tuy nhiên, ân điển của Đức Chúa Trời được bao gồm bởi Nước và huyết của Chúa Jêsus là sự công chính của Ngài. Vì sự công chính của Ngài cứu chúng ta cách toàn vẹn ra khỏi tội của chúng ta, chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời. 
Giáo lý Nên Thánh và Giáo lý Xưng Nghĩa là một giả thuyết vô nghĩa mà nó được hình thành bởi lôgic của con người và tạo nên bởi những người không chối bỏ Đức Chúa Trời. Nó không quá đáng để nói rằng phép ngụy biện của các nhà thần-học-triết, mà nó không bao giờ được làm sáng tỏ. 
Chúng ta được cứu khỏi tội của thế gian bởi tin vào sự thật rằng Chúa Jêsus, là Đức Chúa Trời trong hình ảnh xác thịt loài người, đã cứu chúng ta ra khỏi tội. Những ai có đức tin trong Ngài sẽ được cứu. Bạn tin điều đó không? Vâng, có. 
Nếu bạn tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời, bạn được cứu. Bạn hoàn toàn được giải thoát và được cứu ra khỏi tội. Nếu bạn nhất định rằng dâng lời cầu nguyện ăn năn không ngừng và sống một đời sống không tì vít để đạt đến sự công chính có thể cứu bạn thì bạn là người kiên quyết nghĩ rằng bạn có thể được cứu mà không cần Chúa Jêsus. Chúa Jêsus là con đường duy nhất cho sự cứu rỗi. Giáo lý Xưng Nghĩa dạy con người có thể được cứu bởi việc làm và gắng sức riêng của ho, là không quan tâm đến lẽ thật. 
Con người không thể thực hiện dù chỉ 0,1% luật pháp thì cũng giống như người không thể thực hiện 100%. Đức Chúa Trời phán với chúng ta rằng chúng ta thì không thể vâng phục dù chỉ 0,1% luật pháp của Ngài. Những ai nghĩ rằng họ đang thực hiện được 5% luật pháp và lập kế hoạch tăng lên 10% trong tiến trình thời gian là hoàn toàn không biết về khả năng của họ, và đang nghịch lại với sự công chính của Đức Chúa Trời. Bạn có hiểu sự công chính của Đức Chúa Trời với khái niệm và lô-gic của riêng bạn không? Sự công chính của Ngài cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta và chờ đợi chúng ta tin nó để chúng ta có thể trở nên con cái của Ngài.
Đức Chúa Trời là toàn năng và nhân từ, vì thế Ngài cứu chúng ta với sự công chính của Ngài một lần. Chúng ta dâng lời cảm tạ lên Đức Chúa Trời vì Báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên Thập tự giá, đã cứu chúng ta hoàn toàn ra khỏi tội của chúng ta.