Search

คำสอน

Chủ đề 9: Sách Rô-ma (Giải nghĩa sch Rô-ma)

[Chapter 2-3] Phép cắt bì là bởi trong lòng (Rô-ma 2:17-29)

(Rô-ma 2:17-29)
“Còn ngươi, mang lấy danh người Giu-đa, yên nghỉ trên luật pháp, khoe mình về Đức Chúa Trời ngươi, hiểu ý muốn Ngài và biết phân biệt phải trái, vì ngươi đã được luật pháp dạy; khoe mình làm người dẫn đường cho kẻ mù, làm sự sáng cho kẻ ở nơi tối tăm, làm thầy kẻ ngu, làm người dạy kẻ tầm thường, trong luật pháp có mẫu mực của sự thông biết và của lẽ thật, vậy ngươi dạy dỗ kẻ khác mà không dạy dỗ chính mình ngươi sao! Ngươi giảng rằng chớ nên ăn cắp, mà ngươi ăn cắp! Ngươi nói rằng chớ nên phạm tội tà dâm, mà ngươi phạm tội tà dâm! Ngươi gớm ghét hình tượng mà cướp lấy đồ vật của hình tượng! Ngươi khoe mình về luật pháp mà bởi phạm luật pháp làm nhục đến Đức Chúa Trời! Vì bởi cớ các ngươi nên danh Đức Chúa Trời bị nói phạm trong vòng người ngoại, như lời đã chép. Thật thế, nếu ngươi làm theo luật pháp, thì phép cắt bì có ích; còn nếu ngươi phạm luật pháp, thì dầu chịu cắt bì cũng như không. Vậy nếu kẻ chưa chịu cắt bì giữ các điều răn của luật pháp thì sự chưa chịu cắt bì đó há chẳng cầm như đã chịu sao? Kẻ vốn không chịu cắt bì, mà làm trọn luật pháp sẽ đoán xét ngươi, là kẻ dẫu có chữ của luật pháp và phép cắt bì, lại phạm luật pháp. Vì người nào chỉ bề ngoài là người Giu-đa, thì không phải là người Giu-đa, còn phép cắt bì làm về xác thịt ở ngoài, thì không phải là phép cắt bì; nhưng bề trong là người Giu-đa mới là người Giu-đa, phép cắt bì bởi trong lòng, làm theo cách thiêng liêng, không theo chữ nghĩa, mới là phép cắt bì thật. Một người Giu-đa như vậy được khen ngợi, chẳng phải bởi loài người, bèn là bởi Đức Chúa Trời.” 
 
 

Chúng ta phải được cắt bì trong lòng

 
“Phép cắt bì là bởi trong lòng.” Chúng ta được cứu khi chúng ta tin trong lòng. Đức Chúa Trời phán, “Phép cắt bì bởi trong lòng, làm theo cách thiêng liêng, không theo chữ nghĩa, mới là phép cắt bì thật” (Rô-ma 2:29). Chúng ta phải có sự tha tội ở trong lòng. Nếu chúng ta không có sự tha thứ tội lỗi trong lòng, nó không có hiệu quả. Con người có “bề trong và bề ngoài” và mọi người phải nhận sự cắt bì bề trong.
Sứ đồ Phao-lô nói với người Do-thái, “Phép cắt bì là bởi trong lòng.” Thế thì người Do-thái đã cắt bì gì? Họ cắt một phần của xác thịt. Tuy nhiên, Sứ đồ Phao-lô nói, “Phép cắt bì là ở trong lòng.” Người Do-thái cắt bì bề ngoài, nhưng Phao-lô nói rằng cắt bì là ở trong lòng. Đức Chúa Trời phán với chúng ta ở tronglòng khi chúng ta trở nên con Ngài. 
Phao-lô không nói về cắt bì bề ngoài, nhưng phép cắt bì và sự tha tội trong lòng. Vì thế khi ông nói, “vì cho rằng một vài người không tin?” (Rô-ma 3:3). Ông muốn nói, “Nếu vài người không tin trong lòng.” Ông không nói về đức tin bề ngoài, nhưng nói, “tin trong lòng.” Chúng ta phải biết những gì Phao-lô muốn nói và sự tha tội là gì. Chúng ta cũng phải học làm thế nào để nhận được sự tha thứ trong lòng qua Lời của Đức Chúa Trời. 
“Vì cho rằng một vài người không tin?” nghĩa là, “Vì cho rằng người Do-thái không tin Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của họ, mặc dù họ là con cháu Áp-ra-ham trong phần xác?” Sự không tin của họ có làm cho sự thành tín của Đức Chúa Trời không hiệu quả không? Sự việc Đức Chúa Trời cất tất cả tội lỗi của chúng ta bao gồm tội lỗi của con cháu Áp-ra-ham trở nên không hiệu lực không? Không bao giờ. Phao-lô nói rằng ngay cả người Do-thái, là con cháu của Aùp-ra-ham trong phần xác, có thể được cứu khi họ tin Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa, Con Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi của cả thế gian qua phép Báp-têm của Ngài và sự đóng đinh. Ông cũng nói rằng sự cứu rỗi và ân điển của Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ không thể trở nên vô hiệu quả. 
Rô-ma 3:3-4 nói rỏ, “Mà làm sao! nếu một vài người trong bọn họ không thành tín, thì sự không thành tín của họ có làm cho sự thành tín của Đức Chúa Trời ra hư không sao? Chẳng hề như vậy! Thà xưng Đức Chúa Trời là thật và loài người là giả dối, như có chép rằng: Ấy vậy Chúa sẽ được xưng công bình trong lời phán của Ngài, Và sẽ được thắng khi chịu xét đoán.” Chúa hứa bởi lời của Ngài và thánh hóa những người tin bởi sự hoàn thành lời hứa của chính Ngài. Đức Chúa Trời muốn bày tỏ sự công chính của Ngài và để biện hộ những ai có đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ qua Lời Ngài bởi hoàn thành lời hứa của Ngài khi Ngài phán xét. Ngay cả tôi, là người có sự tha tội trong lòng, cũng muốn được phán xét bởi lời của Ngài và muốn chiến thắng bởi lời Ngài trong khi chúng ta bị phán xét. 
 
 
Sứ đồ Phao-lô nói về cá tính bề trong và bề ngoài 
 
Phao-lô nói về “cá tính bề trong và bề ngoài” của ông. Chúng ta cũng có cá tính bề ngoài và bề trong, nó là xác thịt và tinh thần. Chúng ta cũng giống như ông. Bây giờ Phao-lô liên hệ đến vấn đề. 
Rô-ma 3:5 nói rỏ, “Song nếu sự không công chính của chúng ta tỏ ra sự công chính của Đức Chúa Trời thì sẽ nói làm sao?” Phao-lô không có ý nói rằng cá tình bề ngoaì của ông ta là tinh sạch. Xác thịt là ô uế và tiếp tục phạm tội cho đến khi chết. Điều này bao gồm tất cả mọi người trong thế gian. Tuy nhiên, nếu Đức Chúa Trời cứu những người đó, nó có bày tỏ sự công chính của Ngài không? Ngài sẽ không công chính nếu Ngài cứu loài người dù vẽ bề ngoài của họ là nhu mì không? Vì thế Phao-lô nói, “Khi Đức Chúa Trời giáng cơn giận thì Ngài không công bình sao? (Tôi nói như cách người ta nói). Chẳng hề như vậy! Nếu vậy thì Đức Chúa Trời đoán xét thế gian thể nào?” (Rô-ma 3:5-6) Phao-lô giải thích rằng chúng ta không thể được cứu chỉ vì bề ngoài của chúng ta là tinh sạch. 
Chúng ta có cá tính về trong và bề ngoài. Tuy nhiên Phao-lô liên hệ đến lãnh vực của tấm lòng.” Nó không là đức tin thật nếu chúng ta trở nên công chính một lần và rồi sau đó lại là tội nhân trong ngày kế tiếp bởi việc thiết lập đức tin của chúng ta trên căn bản cá tính (con người) bề ngoài của chúng ta là những người phạm tội và có bản chất yếu đuối. 
 
 

Người bề ngoài luôn luôn phạm tội cho đến khi chết 

 
Sứ đồ Phao-lô không đặt hy vọng vào con người bề ngoài của ông. Những ai phạm tội thì đã làm vấy bẩn cá tính bề trong và bề ngoài. Họ cảm thấy thế nào khi họ nhìn thấy con người bề ngoài của họ? Họ không thể loại trừ sự thất vọng. Chúng ta hãy xem con người bề ngoài của chúng ta. Đôi lúc chúng ta tốt nhưng đôi lúc chúng ta đáng ghê tởm. Nhưng Kinh thánh nói rằng con người bề ngoài đã bị đóng đinh với Đấng Christ. Bề ngoài chúng ta đã chết, và Đức Chúa Jêsus Christ đã tha thứ hết tất cả tội lỗi của cá tính bề ngoài của chúng ta. 
Chúng ta là những người được cứu thường thất vọng với con người bề ngoài của chúng ta khi chúng ta nhìn vào chính bề ngoài của chúng ta. Chúng ta dường như hy vọng khi bề ngoài chúng ta tốt nhưng trở nên thất vọng khi chúng không thỏa mãn sự mong ước của chúng ta. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng đức tin của chúng ta bị sụp đổ khi chúng ta thất vọng về con người bề ngoài của chúng ta. Tuy nhiên, điều này không đúng. Người bề ngoài của chúng ta luôn bị đóng đinh với Đấng Christ. Những ai là người có sự tha tội cũng rơi vào phạm tội qua cơ thể vật chất của chúng ta. Nhưng nó không là tội sao? Vâng nó là tội nhưng mà là tội đã chết. Nó chết bởi vì tội đã được đem lên Thập tự giá với Chúa rồi. Tội mà xác thịt bề ngoài phạm thì không là vấn đề nghiêm trọng tuy nhiên vấn đề nghiêm trọng là lòng chúng ta không ngay thẳng trước Đức Chúa Trời. 
 
 
Chúng ta phải tin Đức Chúa Trời với cả lòng 
 
Càng nhiều tội thì bày tỏ sự công chính sau khi nhận sự tha thứ tội. Vì thế, sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời sẽ trở nên không trọn vẹn nếu chúng ta đặt nền tảng của sự cứu rỗi của chúng ta vào vẽ bề ngoài của con người là người luôn phạm tội trong mọi lúc. Đức tin của chúng ta, là đức tin mà Áp-ra-ham đã có, sẽ trệch hướng trong Đức Chúa Trời, nếu chúng ta đặt đức tin của chúng ta trên nền tảng việc làm của con người bề ngoài. 
Sứ đồ Phao-lô nói, “Phép cắt bì là ở trong lòng.” Chúng ta trở nên thánh và công chính bởi tin trong lòng, không theo việc làm của con người bề ngoài. Như Lời Đức Chúa Trời đã phán, thánh hóa không lệ thuộc vào những gì con người làm ở vẽ bề ngoài. Bạn hiểu điều này không? Vấn đề là chúng ta có con người bề trong và bề ngoài và chúng hợp với nhau. Vì thế, đôi khi chúng ta có khuynh hướng đặt nặng con người bề ngoài hơn. Chúng ta trở nên tự tin khi con người bề ngoài tốt đẹp, nhưng thất vọng nếu chúng không được tốt. Phao-lô nói điều này không là đức tin đúng. 
“Phép cắt bì là ở trong lòng.” Lẽ thật đúng là gì? Làm thế nào chúng ta biết và tin với cả lòng? Trong Ma-ti-ơ 16 Chúa Jêsus hỏi Phi-e-rơ, “Ngươi nói ta là ai?” Phi-e-rơ xưng đức tin của ông và nói, “Ngài là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống.” Phi-e-rơ tin như thế trong lòng ông. Chúa Jêsus nói, “Hỡõi Si-môn, con Giô-na, ngươi có phước đó; vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều nầy đâu, bèn là Cha ta ở trên trời vậy.” Chúa Jêsus phán đức tin của Phi-e-rơ là đúng. 
Áp-ra-ham không có con. Đức Chúa Trời hướng dẫn ông với lời của Ngài và hứa rằng Ngài sẽ ban cho ông một con trai và ông sẽ trở thành cha của nhiều nước. Ngài cũng nói rằng Đức Chúa Trời sẽ là Đức Chúa Trời của ông và của cả hậu duệ ông. Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham, gia đình ông, và con cháu ông phải cắt bì là dấu hiệu của sự giao ước giữa Đức Chúa Trời và Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời phán, “Vết sẹo cắt một phần da thịt là giao ước rằng ta là Đức Chúa Trời của ngưới.” Áp-ra-ham tin giao ước bằng tấm lòng của ông ta. Ông tin rằng Đức Chúa Trời sẽ là Đức Chúa Trời của ông và ban phước cho ông. Ông cũng tin rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của hậu duệ ông. Ông tin vào chính Đức Chúa Trời. 
 
 
Chúng ta được nên công chính bởi tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh trong lòng 
 
Chúng ta được nên công chính bởi tin trong lòng rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của chúng ta, Cứu Chúa của chúng ta. Chúng ta được cứu bởi tin trong lòng. Chúng ta được cứu không bởi bất cứ việc gì khác. Chúng ta được trở nên công chính bởi tin trong lòng chúng ta rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của chúng ta và Ngài đã tẩy sạch tội của chúng ta bằng Báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên Thập tự giá. Tin trong lòng sẽ cứu chúng ta. Vì thế Kinh thánh nói, “vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi” (Rô-ma 10:10).
Những gì chúng ta phải nhận thức rỏ trong lúc này là chúng ta được nên công chính bởi tin trong lòng, và không bởi việc làm đạo đức của chúng ta trong xác thịt. Chúng ta sẽ không trở nên công chính nếu Chúa Jêsus đặt một điều kiện cho con người bề ngoài của chúng ta, và nói rằng, “Ngươi sẽ được cất bỏ tất cả tội lỗi của ngươi, nhưng với điều kiện. Ngươi có thể trở nên con của Ta nếu ngươi tránh phạm tội. Ngươi có thể trở nên con của ta nếu ngươi không thất bại trong việc đó.” 
Chúng ta được làm nên công chính bởi tin trong lòng chúng ta. Chúng ta có thể được nên công chính nếu Đức Chúa Trời thêm một điều kiện vào con người bề ngoài chúng ta không? Bạn có tin rằng Đức Chúa Trời cứu bạn bởi cất đi tất cả tội lỗi qua phép Báp-têm của Chúa Jêsus ở sông Giô-đanh, chịu đóng đinh và phán xét trong vị trí của chúng ta không? Làm thế nào bạn tin điều này? Bạn không tin trong lòng bạn sao? Bạn có thể được cứu toàn vẹn nếu Đức Chúa Trời nói, “Ta sẽ tha thứ cho ngươi những tính chất nhu nhược nhỏ và sẽ không tha những việc lớn. Ta sẽ không giải cứu ngươi nếu ngươi không giữ những điều kiện này không?” 
 
 

Chúng ta phải phân cách con người bề ngoài khỏi con người bề trong 

 
Xác thịt của chúng ta, con người bề ngoài, thì luôn luôn yếu đuối và chính nó không thể đạt đến sự công chính của Đức Chúa Trời. Chúng ta được làm nên công chính trước Đức Chúa Trời bởi tin trong lòng vì Ngài hứa cứu những ai tin trong lòng. Đức tin của chúng ta phải chấp nhận những gì Đức Chúa Trời đã làm, Chúa Jêsus đã nhận và xoá bỏ tất cả tội lỗi trong lòng chúng ta, Đức Chúa Trời làm cho chúng ta trở nên con cái công chính của Ngài. Đó là giao ước của Đức Chúa Trời, và Ngài cứu chúng ta để hoàn thành lời hứa của Ngài. 
Đức Chúa Trời phán rằng khi Ngài thấy đức tin trong lòng chúng ta, chúng ta là dân sự của Ngài. Chúng ta phải tách con người bề ngoài của chúng ta ra khỏi con người bề trong. Không một ai trên thế gian này có thể nhận sự tha tội nếu chúng ta đặt tiêu chuẩn sự cứu rỗi của chúng ta trên việc làm của xác thịt bề ngoài của chúng ta. “Phép cắt bì là ở trong lòng.” Chúng ta được cứu bởi tin vào Đức Chúa Jêsus Christ với cả lòng của chúng ta. Bạn hiểu điều này không? “Vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi” (Rô-ma 10:10). Sứ đồ Phao-lô phân biệt rỏ ràng con người bề ngoài và con người bề trong. 
Con người bề ngoài của chúng ta thì xấu hơn cứt chó. Nó không có giá trị gì. Chúng ta không cần dùng Áp-ra-ham để làm thí dụ. Hãy nhìn vào chính bạn. Nhìn vào thể xác vô giá trị của bạn. Xác thịt nghĩ đến phương cách lừa đảo để đạt đến vị trí xã hội cao hơn và sống trong sự phong phú. Xác thịt thì không muốn làm gì nhưng mong muốn tìm kiếm lợi ích riêng phải không? Xác thịt phải bị phán xét nhiều hơn 1 lần một ngày nếu nó bị xét đoán trên những gì nó nghĩ và hành động. Xác thịt thì nghịch lại với Đức Chúa Trời. 
May mắn thay, Đức Chúa Trời không quan tâm về con người bề ngoài của chúng ta, nhưng Ngài chỉ chú ý con ngươì bề trong. Ngài cứu chúng ta khi Ngài thấy đức tin chúng ta thật sự trong lòng rằng Chúa Jêsus là Cứu Chúa. Ngài phán với chúng ta rằng Ngài cứu chúng ta ra khỏi tội. 
 
 
Chúng ta không bao giờ được cứu bởi những ý tưởng riêng của chúng ta 
 
Chúng ta hãy nhìn vào ý tưởng riêng của chúng ta. Chúng ta nghĩ chúng ta có thể tin với tư tưởng riêng của chúng ta. Chúng ta có thể tin với những tư tưởng của xác thịt. “Tôi được cứu bởi vì Đức Chúa Trời cứu tôi.” Tuy nhiên chúng ta không thể được cứu bởi tư tưởng riêng của chúng ta. Tâm trí xác thịt thay đổi theo thời gian và luôn luôn làm điều xấu. Điều này đúng không? Những tư tưởng của tâm trí xác thịt muốn làm điều này và theo sự thèm muốn xác thịt của nó.
Giả sử một người kia đặt đức tin của anh/chị ta trên nền tảng tư tưởng riêng của anh/chị ấy. Anh/chị ấy có thể tin vào sự cứu rổi của mình trong khi tư tưởng hiện tại của anh/chị ấy đồng ý với những ý tưởng trước kia, đó là, “Chúa Jêsus nhận tất cả tội lỗi của chúng ta nơi sông Giô-đanh” Tuy nhiên bởi vì tư tưởng của xác thịt không vững lập, anh/chị ấy có thể không tin trong sự cứu rỗi của Ngài nữa, một khi có một chút nghi ngờ xâm nhập vào trong tư tưởng yếu đuối của anh/chị ấy trong vấn đề cứu rỗi. Đức tin sai lạc đặt nền tảng trên tư tưởng xác thịt sẽ rơi vào đòn giáng của sự nghi ngờ. 
Chúng ta không thật sự tin nơi Ngài và lẽ thật nếu chúng ta đặt căn bản đức tin của chúng ta trên tư tưởng riêng của chúng ta. Một đức tin như thế thì giống như một cái nhà xây trên cát, “Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập, hư hại rất nhiều” (Ma-thi-ơ 7:27).
Vì thế, đức tin của một người tin và có tư tưởng riêng thì xa rời với đức tin căn cứ trên Lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nói, “Aáy vậy Chúa sẽ được xưng công bình trong lời phán của Ngài, và sẽ được thắng khi chịu xét đoán” (Rô-ma 3:4). Sự cứu rổi của chúng ta nên đặt trên nền tảng lời của Ngài. Ngôi Lời trở nên xác thịt và ở giữa chúng ta, và Đức Chúa Trời là Ngôi Lời. Ngôi Lời đến thế gian giống như loài người. Chúa Jêsus cứu chúng ta và bị treo lên Thập tự giá sau khi Ngài sống trên đất 33 năm và hướng dẫn các môn đồ viết ra lời hứa của Ngài mà lời hứa đó làm hoàn thành Cựu Ước mà Ngài đã phán cùng các đầy tớ Ngài trước kia. Đức Chúa Trời viết những gì Ngài phán và làm nên Kinh Thánh. Đức Chúa Trời xuất hiện trong và với Ngôi Lời, nói với Ngôi Lời và cứu chúng ta với Ngôi lời. 
Chúng ta không có sự tha thứ tội lỗi trọn vẹn với tư tưởng riêng của chúng ta, trong khi không tin vào Lời Đức Chúa Trời, và nghĩ rằng, “Đôi lúc tôi dường như được cứu, nhưng đôi lúc tôi không thể tin vào sự cứu rổi của Đức Chúa Trời”. Chúng ta không thể được cứu với những tư tưởng vì tư tưởng của chúng ta luôn thay đổi vàluôn luôn không chính xác. 
Cho nên, Sứ đồ Phao-lô nói Phép cắt bì là ở trong lòng và chúng ta tin sự công chính của Ngài với trái tim của chúng ta. Khi lòng chúng ta tin vào lời Ngài, thì tấm lòng chứng thực rỏ ràng rằng Đức Chúa Trời đã hứa điều này trong Kinh thánh Cựu-ước và đã hoàn thành giao ước Ngài. Ngài cứu chúng ta như thế trong Tân-ước bởi lời Ngài. Chúng ta được cứu và trở nên con cái Đức Chúa Trời bởi tin lời Ngài trong lòng chúng ta. 
 
 
Chúng ta được cứu khỏi tội lỗi bởi tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh trong lòng 
 
Chúng ta được cứu bởi đức tin vì lòng của chúng ta có thể nhận Đức Chúa Trời, nhưng tư tưởng của tâm trí xác thịt của chúng ta có thể không chấp nhận. Chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời bởi tin tưởng bằng tấm lòng của chúng ta, không bởi tư tưởng hay hành động của con người bề ngoài của chúng ta. Rỏ ràng rằng chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời bởi tin vào lời Ngài ở trong lòng. Bạn có tin với lòng của bạn không? Bạn được cắt bì trong lòng chưa? Bạn có tin trong lòng bạn rằng Chúa Jêsus là Cứu Chúa không? Người tin vào Con Đức Chúa Trời có ấn chưnùg trong chính họ. Bạn có chứng cớ của lời hứa là Chúa Jêsus cứu bạn trọn vẹn , mà không là chứng cớ của kinh nghiệm cá nhân không? Bạn có lời Đức Chúa Trời trong lòng bạn không? Bạn có lời ban cho bạn sự tha tội không? Hãy có đức tin thật là được cứu bởi đức tin. 
Chúng ta nhận sự tha tội bởi tin vào lời của Đức Chúa Trời với cả lòng. Tuy nhiên, chúng ta thường thất vọng khi chúng ta nhìn vào sự yếu đuối của người bề ngoài của chúng ta. Và rồi chúng ta có khuynh hướng rút lui khỏi đức tin trong Đức Chúa Trời. Người ta không hiểu biết trọn vẹn lẽ thật là ở dưới ảo tưởng. Hầu hết các Cơ-đốc-nhân đặt điểm chuẩn của đức tin bởi việc làm. Đó là một điểm sai lớn. Chúng ta không được đo lường đức tin của chúng ta trên tư tưởng của chúng ta. Chúng ta không đặt căn bản của đức tin trên bề ngoài xác thịt bởi vì xác thịt thì vô dụng. Kinh thánh Cựu-ước và Tân-ước nói với chúng ta rằng con người được trở nên công chính khi anh/chị ấy tin lời Đức Chúa Trời với cả lòng mình. Chúng ta không được cứu bởi việc làm của xác thịt. Dù chúng ta phạm tội hay làm việc lành cũng không là gì đối với Đức Chúa Trời và sự vinh hiển Ngài. 
Vì thế, đức tin thật có nghĩa là được cứu bởi tin vào lẽ thật cứu rỗi của lời Đức Chúa Trời ở trong lòng chúng ta. Đức tin của chúng ta là sai khi lòng chúng ta sai và đức tin đúng khi lòng của chúng ta đúng. Thái độ đúng đến từ đức tin đúng. Thái độ sai có thể đến từ tấm lòng yếu đuối. Nhưng điều quan trọng là Đức Chúa Trời nhìn vào lòng chúng ta. Đức Chúa Trời nhìn vào lòng chúng ta và kiểm tra nó. Đức Chúa Trời nhìn xem tấm lòng đúng hay sai. Đức Chúa Trời nhìn xem chúng ta có thật sự tin trong lòng hay không. Bạn hiểu không? Bạn có biết rằng Đức Chúa Trời nhìn vào tâm hồn của chúng ta hay không? Đức Chúa Trời nhìn xem chúng ta có tin Đức Chúa Jêsus Christ với tấm lòng của chúng ta khi Ngài nhìn vào lòng chúng ta. Bạn có tin với cả lòng bạn không? 
Đức Chúa Trời quan sát xem chúng ta có tin trong lòng hay không khi Ngài nhìn chúng ta. Chúng ta phải kiểm tra lại lòng mình trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Phép cắt bì là ở trong lòng. Bạn có tin trong lòng không? Đức Chúa Trời nhìn thấy trong lòng. Ngài nhìn xem chúng ta có tin Ngài trong lòng hay không. Ngài nhìn xem chúng ta có thật sự biết lẽ thật và chúng ta có muốn theo đuổi nó hay không. Ngài nhìn xem chúng ta có đức tin trong lòng hay không và muốn theo Ngài và tin lời Ngài không.
 
 
Có một tổ chức tôn giáo nhấn mạnh là việc tái sanh phải lớn lên thời gian 
 
Thật là quan trọng để có một kiến thức chính xác về những gì Đức Chúa Jêsus Christ đã làm và tin nó ở trong lòng. Có một tổ chức tôn giáo nói với anh chị em trong nhà thờ chúng ta rằng họ không được cứu. Tôi cảm thấy thương hại cho những linh hồn trong tổ chức tôn giáo đó. Tôi muốn làm cho họ hiểu tôi và dạy họ Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Tội của bạn đã được xóa bỏ chưa? A-men. Bạn có tin nó với tấm lòng của bạn không? 
Nhưng có một số người nói rằng đức tin của chúng ta là không đúng. Họ nói rằng chúng ta không được tin những lời được chép ra mà nó không được chứng minh bởi khoa học. Họ nói đó là sự cứu rỗi trọn vẹn và đức tin trọn vẹn. Họ nói rằng một người tái sanh nên biết chính xác thời gain mà anh/chị ấy được tái sanh. (giờ, ngày, tháng). Khi anh Hwang gặp một người trong họ, người này hỏi anh Hwang anh được tái sanh khi nào, vì thế anh Hwang trả lời anh không biết chính xác ngày và giờ, nhưng anh được tái sanh bởi tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh, có lẽ năm ngoái. Rồi anh ta nói rằng anh Hwang không được cứu. 
Dĩ nhiên, chúng ta có thể biết chính xác ngày, giờ, tháng, năm nếu chúng ta truy nguyên lại lúc chúng ta được tái sanh. Ngay cả chúng ta có thể nói sáng hay trưa; buổi sáng hay buổi trưa, giờ ăn trưa hay ăn tối. Tuy nhiên, sự cứu rỗi lệ thuộc vào niềm tin trong lòng. Nó không phải là vấn đề bạn có thể nhớ chính xác thời gian hay không. 
 
 
Phép cắt bì là tại trong lòng 
 
Chúa nhận tất cả tội lỗi của chúng ta trên Ngài nơi sông Giô-đanh và bị đóng đinh trong vị trí của chúng ta để bị phán xét vì tội chúng ta. Ngài chịu thương khó vì tội lỗi chúng ta và đau thương vì việc trái đạo đức của chúng ta. Ngài cất lấy tất cả tội lỗi con người bề trong và bề ngoài của chúng ta. Linh hồn chúng ta sống lại từ kẻ chết và bây giờ chúng ta có thể theo Chúa khi Ngài vui lòng, mặc dù vài người có thể nói xấu chúng ta rằng chúng ta không được cứu. 
Kinh thánh nói gì về con người bề ngoài? Càng ngày càng nhiều tính chất yếu đuối dường như biểu lộ ra sau khi chúng ta nhận sự tha tội. Tất cả những yếu đuối của chúng ta chưa được biểu lộ; những sự thiếu sót nhiều hơn sẽ được bày tỏ. Tuy nhiên, chúng ta được cứu nếu chúng ta tin trong lòng của chúng ta rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của chúng ta và Đức Chúa Jêsus nhận tất cả tội lỗi của chúng ta ở sông Giô-đanh qua phép Báp-têm của Ngài và chịu đóng đinh. 
Chúng ta không thể so sánh với những người đặt sự quan trọng lên ngày họ được tái sanh và chỉ tin những gì được chứng minh bởi khoa học. Rỏ ràng, họ không được cứu. Chúng ta tin với lòng của chúng ta để trở nên công chính. Bạn có tin là Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của chúng ta không? A-men. Đức tin bắt đầu từ một điểm và Chúa đã dẫn dắt lòng của chúng ta từ lúc ấy. Chúa nói rằng chúng ta là con cái công chính của Ngài và đức tin của chúng ta là đúng. Ngài ban phước cho lòng chúng ta khi chúng ta bước đi với Ngài qua đức tin trong lòng chúng ta. 
“Phép cắt bì là ở trong lòng.” Chúng ta được cứu bởi tin ở trong lòng. Nhiều người trên đất nói rằng họ tin Phúc âm với tấm lòng họ sẽ được cứu. Tuy nhiên, thật sự họ thêm việc làm của họ vào trong đức tin. Họ quan tâm đến việc làm của con người bề ngoài như là điều kiện chủ yếu của đức tin. Họ nói rằng có đức tin trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh không thể dẫn họ đến với sự cứu rỗi vì họ trộn lẫn niềm tin trong lòng với việc làm đạo đức bên ngoài. 
Kết quả là, họ càng quan tâm làm thế nào để tốt con người bề ngoài và phương cách thông thường là họ dâng lời cầu nguyện ăn năn. Họ ở xa sự cứu rỗi mặc dù họỉ nghĩ họ được cứu khỏi tội lỗi. 
 
 
Đức Chúa Trời nhìn vào tấm lòng 
 
Chúng ta tin là được trở nên công chính ở trong lòng. Hoàn toàn tách rời xác thịt bề ngoài và không có gì để làm với việc làm của chúng ta. Sự cứu rỗi không có quan hệ gì với việc làm. Bạn có tươi mới sau khi học rằng tất cả tội lỗi của bạn đã được tẩy sạch không? Bạn muốn phục vụ Chúa với lòng vui vẻ không? Bạn có muốn tiến hành trong công việc tốt đẹp của Ngài không? Tâm hồn trở nên khoan khoái và vui sướng vì Đức Chúa Trời chấp nhận đức tin của chúng ta khi chúng ta tin trong lòng của chúng ta. Vì thế, tấm lòng rất quan trọng trước Đức Chúa Trời.