Search

Проповеди

Chủ đề 9: Sách Rô-ma (Giải nghĩa sch Rô-ma)

[Chapter 6-2] Ý nghĩa thật về phép Báp-tem của Chúa Jêsus (Rô-ma 6:2-8)

(Rô-ma 6:2-8)
“Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Chúng ta phải cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển được dư dật chăng? Chẳng hề như vậy! Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa? Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy. Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết của Ngài, thì chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau: vì biết rõ rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa. Vì ai đã chết thì được thoát khỏi tội lỗi. Vả, nếu chúng ta đã cùng chết với Đấng Christ, thì chúng ta tin rằng mình cũng sẽ cùng sống với Ngài.”
 
 

Ý nghĩa thật của phép Báp-têm là gì?

 
Chúng ta gọi Giăng, người làm Báp-têm cho Chúa Jêsus là Giăng Báp-tít. Thế thì ý nghĩa của phép Báp-têm là gì? “Báp-têm” là “βάφτισμα” trong Hy văn. Nó có nghĩa là “trầm mình” Và ý nghĩa quan trọng nhất của Báp-têm là “cất khỏi tội lỗi và sự chết.”
Nhóm từ “trầm mình” bao hàm ý nghĩa sự chết. Tất cả tội lỗi của thế gian đã chuyển qua cho Chúa Jêsus khi Giăng Báp-tít làm Báp-têm cho Ngài, vì vậy Ngài đã cất bỏ tất cả và sự chết trên Thập tự giá đã trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Chúa Jêsus đã chết thế chúng ta. Chết là hậu quả của tội lỗi bởi vì “Tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rô-ma 23:3).
Báp-têm cũng có nghĩa là “được tẩy sạch”. Tất cả tội lổi của chúng ta đã được tẩy sạch không để lại một chút nhỏ nào bởi vì Chúa Jêsus đã gánh tất cả tội lỗi của thế gian trên thân thể Ngài thông qua phép Báp-têm của Ngài. Tất cả tội lỗi trong lòng của con người đã được tẩy sạch bởi vì chúng đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus qua phép Báp-têm.
Báp-têm có cùng một ý nghĩa là: “đặt tay”. “Đặt tay” có nghĩa là “đưa qua”. Hành động của việc nhận Báp-têm của Chúa Jêsus từ Giăng Báp-tít là mang tất cả tội lỗi của thế gian. Đó là luật cứu rỗi đời đời của Đức Chúa Trời mà những thầy tế lễ đã đặt tay của họ trên đầu của lễ chuộc tội để chuyển tội lỗi của Y-sơ-ra-ên trong ngày thứ mười của tháng thứ bảy.
Lê-vi-ký 16:21-22 chép: “A-rôn sẽ nhận hai tay mình trên đầu con dê đực còn sống, xưng trên nó các gian ác và sự vi phạm, tức những tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên, và chất trên đầu nó, rồi nhờ một người chực sẵn việc nầy mà sai đuổi nó ra, thả vào đồng vắng. Vậy, con dê đực đó sẽ gánh trên mình các tội ác của dân Y-sơ-ra-ên ra nơi hoang địa.” Khi A-rôn, thầy Tế lể Thượng phẩm đặt tay của ông ta trên đầu của con dê còn sống, con dê đã gánh tất cả tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên và đã bị giết vì dân sự.
 
 

Đặt tay trên đầu của lễ chuộc tội trong Cựu ước thế cho “Báp-têm” trong Tân ước 

 
Ý nghĩa của Báp-têm là “trầm mình”. Nó bao gồm “được chôn, được rửa sạch hay được chuyển qua” Dân sự trong Cựu Ước bắt những con dê đực và những con cừu không tì vít rồi đặt tay của họ trên đầu của lễ để chuyển những tội lỗi của họ qua cho nó. 
Điều này tương tự với hành động của Phép Báp-têm trong Tân Ước. Con dê cất tội lỗi bởi sự “đặt tay trên đầu” và bị giết đi. Chúa Jêsus đã nhận Báp-têm bởi Giăng Báp-tít, người đại diện cho tất cả nhân loại, để nhận tất cả tội lỗi của thế gian và đã bị đóng đinh.
A-rôn, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và đại diện của Y-sơ-ra-ên, đặt tay của ông ta trên đầu con dê để chuyển tội của Y-sơ-ra-ên qua cho nó, rồi giết con dê, lấy máu của nó với ngón tay của ông ta và đặt nó trên những sừng của bàn thờ của lễ thiêu. Vì vậy, Lu-ca nói rằng Giăng Báp-tít, người sanh trong gia đình của A-rôn, là đại diện của tất cả nhân loại, như là A-rôn, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm đã đại diện cho tất cả Y-sơ-ra-ên.
Kinh-thánh nói rằng, “trong những người bởi đàn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít,” (Ma-thi-ơ 11:11). Giăng Báp-tít đã có quyền chuyển tội của thế gian lên Chúa Jêsus thông qua Báp-têm một lần đủ cả như Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm trên đất theo luật thánh đời đời của Đức Chúa Trời. Giăng Báp-tít là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm cuối cùng.
Khi tôi nói rằng Giăng Báp-tít là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm một vài người nói “Ở đâu trong Kinh-thánh nói Giăng Báp-tít là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm” Có phải chăng điều này không được viết? Người con độc nhất của Xa-cha-ri là Giăng Báp-tít. Thầy tế lễ Xa-cha-ri thuộc ban Tế lễ A-bi-gia, một cháu nội của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm A-rôn thì rõ ràng là dòng dỏi của A-rôn. 
Kinh-thánh nói về những ban của Thầy tế lễ là dòng dỏi của A-rôn, trong I Sử ký 24:10. Trong những ngày cuối cùng của Đa-vít có vô số thầy tế lễ và họ cần phải được sắp đặt. Vì thế họ đãõ sắp đặt việc rút thăm trong 24 ban theo 24 cháu nội của gia đình A-rôn. Thăm thứ tám rơi vào A-bi-gia. Mỗi ban phục vụ nơi thánh và nhàụ Đức Chúa Trời trong 15 ngày. Và Xa-cha-ri thuộc về ban của Thầy tế lễ A-bi-gia đã được chọn bởi Đức Chúa Trời để làm Thầy Tế lễ theo ban của ông.
Lu-ca 1:9 viết:“Khi đã bắt thăm theo lệ các thầy cả lập ra rồi, thì người được gọi vào nơi thánh của Chúa để dâng hương.” Nó chỉ tỏ cho chúng ta rằng Giăng Báp-tít được sanh trong gia đình của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm A-rôn và là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm cuối cùng sẽ thay mặt cho nhân loại (Ma-thi-ơ 11:11; 3:13-17). Chỉ có người sanh ra trong gia đình của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm mới có thể trở thành Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm theo luật pháp. Chỉ sư tử mới sanh những sư tử con. Giăng Báp-tít đã nắm lấy chức vụ Tế Lễ Thượng Phẩm của A-rôn, tổ tiên của ông.
 
 

Những sứ đồ của Chúa Jêsus làm chứng về phép Báp-têm của Chúa Jêsus 

 
Tất cả các sứ đồ, đặc biệt là Phao-lô, Phi-e-rơ, Ma-thi-ơ và Giăng làm chứng về phép Báp-têm của Chúa Jêsus.
Chúng ta hãy xem sự làm chứng của Sứ đồ Phao- lô trong phân đoạn chính hôm nay “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Chúng ta phải cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển được dư dật chăng? Chẳng hề như vậy! Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa? Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy. Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết của Ngài, thì chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau: vì biết rõ rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa. Vì ai đã chết thì được thoát khỏi tội lỗi. Vả, nếu chúng ta đã cùng chết với Đấng Christ, thì chúng ta tin rằng mình cũng sẽ cùng sống với Ngài.” 
Ga-la-ti 3:27 cũng công bố, “Vả, anh em thảy đều chịu phép báp tem trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy.” Chúng ta hãy xem sư ỉ làm chứng của Phi-e-rơ. 1 Phi-e-rơ 3:21 chép, “Phép báp-tem bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ, 
Sứ đồ Giăng nói trong I Giăng 5:5-8, “Ai là người thắng hơn thế gian, há chẳng phải kẻ tin Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời hay sao? Ấy chính Đức Chúa Jêsus Christ đã lấy nước và huyết mà đến, chẳng những lấy nước mà thôi, bèn là lấy nước và huyết; ấy là Đức Thánh Linh đã làm chứng, vì Đức Thánh Linh tức là lẽ thật. Vì có ba làm chứng: Đức Thánh Linh, nước và huyết; ba ấy hiệp một.” 
Lời chứng của Ma-thi-ơ được viết trong Ma-thi-ơ 3:13-17. “Khi ấy, Đức Chúa Jêsus từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại sông Giô-đanh, đặng chịu người làm phép báp-tem. Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-tem, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài. Vừa khi chịu phép báp-tem rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bò câu, đậu trên Ngài. Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.”
Chúa Jêsus đã cất tất cả tội lỗi thế gian bởi nhận Báp-têm của Giăng Báp-tít “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy” Chúa Jêsus đãõ nhận tất cảũ tội lỗi của thế gian lên trên Ngài bằng cách nhận Báp-têm từ Giăng Báp-tít là một phương pháp chính xác nhất. Chính Đức Chúa Trời đã làm chứng. “Vừa khi chịu phép báp-tem rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bò câu, đậu trên Ngài. Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” Chúa Jêsus cất tất cả tội của chúng ta thông qua Báp-têm của Ngài, đãõ làm chứng Phúc âm của Nước và Thánh Linh trong ba năm, đã bị đóng đinh và đến ngày thứ ba đã sống lại từ kẻ chết. Bây giờ Ngài đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. 
Chúa Jêsus sẽ trở lại với những người vô tội chờ đợi Ngài. Hê-bơ-rơ 9:2 nói “Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội lỗi đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.” Chính Đức Chúa Trời đã phán: “Nầy là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng” và Đức Thánh Linh làm chứng rằng Con Người đã cất tất cả tội lỗi của thế gian là Chúa Jêsus, Đấng Cứu Thế. Tuy nhiên người ta không hiểu Kinh-thánh bởi vì con mắt thuộc linh của họ đã bị đóng lại. Những con mắt thuộc linh sẽ được mở ra và họ sẽ được tái sanh bởi Nước và Thánh Linh (Giăng 3:5).
Vì vậy, họ nghĩ rằng chỉ một mình Chúa Jêsus thi hành chức vụ cứu rỗi nhân loại. Nhưng trong lẽ thật Chúa Jêsus là Chiên con của Đức Chúa Trời và cần Giăng Báp-tít là người đại diện của tất cả nhân loại và cũng là người có thể chuyển tội lỗi của thế gian qua Ngài bởi một cách tương tự Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm A-rôn đặt tay lên đầu của lễ chuộc tội (Con dê còn sống) và chuyển tội của toàn thể dân Y-sơ-ra –ên lên trên nó bởi việc đặt tay lên đầu con sinh tế. Sau đó A-rôn công bố họ được thoát khỏi tội của họ bằng cách giết của lễ chuộc tội. Như thế Đức Chúa Trời đã sai sứ giả của Ngài đi trước Chúa Jêsus. 
 
 
Giăng Báp-tít là ai? 
 
Giăng Báp-tít là sứ giả của Đức Chúa Trời người được nói trong Ma-la-chi 3:13. Chúa cần sứ giả, Giăng Báp-tít, người sẽ thay mặt tất cả nhân loại. Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời cất tội lỗi đời đời của thế gian thông qua Giăng Báp-tít và bị đóng đinh; là tiền công của tội lỗi trong Tân ước, trong khi con chiên cất tội lỗi của một thời gian hạn định và bị giết trong Cựu ước thì Chúa Jêsus cứu tất cả dân sự khỏi tội lỗi đời đời.
Hai sự kiện lớn đã xảy ra trước ngày sinh của Chúa Jêsus. Một là việc Mary mang thai Chúa Jêsus và việc khác là Giăng Báp-tít đã sanh ra trong ban của A-bi-gia. Hai sự kiện này xảy đến trong Sự Quan Phòng Thánh. Nó được bày tỏ cách trọn vẹn bởi lời viết ra của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sai Giăng Báp-tít đến thế gian sáu tháng trước khi Chúa Jêsus đến và sau đó sai Con độc sanh của Ngài đến để cho chúng ta được thoát khỏi cơn thạnh nộ và khổ hình. Bạn có hiểu không? Hãy suy gẫm Kinh-thánh.
Chúng ta hãy xem trong Ma-thi-ơ 11:7-14, trong lời làm chứng của Giăng Báp-tít. “Khi họ ra về, Đức Chúa Jêsus mới phán về việc Giăng cho đoàn dân nghe, rằng: Các ngươi đã đi xem chi trong đồng vắng? Có phải xem cây sậy bị gió rung chăng? Các ngươi đi xem cái chi nữa? Có phải xem người mặc áo tốt đẹp chăng? Kìa, những người mặc áo tốt đẹp thì ở trong đền vua. Nhưng các ngươi lại đi xem cái chi nữa? Có phải là xem đấng tiên tri chăng? Phải, ta nói cùng các ngươi, cũng hơn đấng tiên tri nữa. Ấy vì người đó mà có chép rằng: Nầy, ta sai sứ ta đến trước mặt con, Đặng dọn đường sẵn cho con đi. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong những người bởi đàn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít, nhưng mà kẻ rất nhỏ hèn trong nước thiên đàng còn được tôn trọng hơn người. Song, từ ngày Giăng Báp-tít đến nay, nước thiên đàng bị hãm ép, và là kẻ hãm ép đó choán lấy. Vì hết thảy các đấng tiên tri và sách luật đã nói trước cho đến đời Giăng.Nếu các ngươi muốn hiểu biết, thì ấy là Ê-li, là đấng phải đến.”
 Mọi người đi vào đồng vắng vì Giăng Báp-tít, ngươiụ đã kêu lên “Hãy ăn năn, vì Nước Thiên Đàng đã gần rồi!” (Ma-thi-ơ 3:2). Chúa Jêsus phán với họ “Các ngươi đã đi xem chi trong đồng vắng? Có phải xem cây sậy bị gió rung chăng? Các ngươi đi xem cái chi nữa? Có phải xem người mặc áo tốt đẹp chăng? Kìa, những người mặc áo tốt đẹp thì ở trong đền vua. Nhưng các ngươi lại đi xem cái chi nữa? Có phải là xem đấng tiên tri chăng? Phải, ta nói cùng các ngươi, cũng hơn đấng tiên tri nữa.”
Trong thời kỳ Cựu ước, một vị vua không có quyền lực hơn một tiên tri. Những vị vua phải nghe theo những gì tiên tri nói. 
Ai có quyền hơn tất cả những vì vua và tiên tri trong Cựu ước? Người ấy là Giăng Báp-tít. Chính Chúa Jêsus đã làm chứùng về điều đó. Ai làụ người đại diện cho nhân loại? Ai là người đại diện cho con người xác thịt để nhận Chúa Jêsus? Người ấy là Giăng Báp-tít. Giăng Báp-tít là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm trên đất của nhân loại. Oâng được chỉ định bơiũ chính Đức Chúa Trời và được sai đến thế gian để thực hiện vai trò của ông ta. “Nhưng các ngươi lại đi xem cái chi nữa? Có phải là xem đấng tiên tri chăng? Phải, ta nói cùng các ngươi, cũng hơn đấng tiên tri nữa. Aáy vì người đó mà có chép rằng: Nầy, ta sai sứ ta đến trước mặt con, Đặng dọn đường sẵn cho con đi.”
Ê-sai đã tiên tri rằng cuộc chiến trong Giê-ru-sa-lem sẽ kết thúc. Chúng ta thấy lời tiên tri đã được ứng nghiệm khi Giăng Báp-tít nói “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi của thế gian đi” (Giăng 1:29). Giăng Báp-tít chứng thực rằng Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời và là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.
Nói cách khác, Chúa Jêsus chứng nhận rằng Giăng Báp-tít chính là người Đức Chúa Trời chọn để đến làm sứ giả. Ma-thi-ơ 11:11 công bố, “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong những người bởi đàn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít” Có phải đã nổi lên một người vĩ đại hơn Giăng Báp-tít giữa những người được sanh bởi đàn bà? Không. “Ở giữa những người được sanh bởi đàn bà có nghĩa là gì? Nó có nghĩa “tất cả con người trong thế gian”. Những chữ “Ở giữa những người được sanh bởi những người đàn bà không có một người nào lớn hơn Giăng Báp-tít” có nghĩa là Giăng Báp-tít là đại diện cho tất cả nhân loại trên thế gian. Ông là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm bởi vì ông đã được sanh ra trong gia đình của A-rôn.
 
 
Giăng Báp-tít là đại diệỉn cho loại trên thế giới. 
 
Bạn có tin rằng Giăng Báp-tít là đại diện cho nhân loại trên thế gian và là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm người đã chuyển tội của chúng ta lên trên Chúa Jêsus, biết rằng Đức Chúa Trời đã chỉ định A-rôn và dòng dỏi của ông trong chức vụ tế lễ đời đời trong Cựu ước không?
Ai là người đại diện cho tất cả nhân loại? Và ai là người đại diện cho con nguời xác thịt, ngoại trừ Chúa Jêsus? Người ấy là Giăng Báp-tít người làm phép Báp-têm cho Chúa Jêsus. 
“Phải, ta nói cùng các ngươi, cũng hơn đấng tiên tri nữa. Ấy vì người đó mà có chép rằng: Nầy, ta sai sứ ta đến trước mặt con, đặng dọn đường sẵn cho con đi.” 
Và người đã làm chứng, “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi của thế gian đi” (Giăng 1:29), chính là Giăng Báp-tít 
Chúa Jêsus phán, “Song, từ ngày Giăng Báp-tít đến nay, nước thiên đàng bị hãm ép, và là kẻ hãm ép đó choán lấy. Vì hết thảy các đấng tiên tri và sách luật đã nói trước cho đến đời Giăng.Nếu các ngươi muốn hiểu biết, thì ấy là Ê-li, là đấng phải đến” (Ma-thi-ơ 11:12-13). Phân đoạn này bày tỏ rằng Chúa Jêsus đã cất tội lỗi của thế gian bởi nhận Báp-têm từ Giăng Báp-tít và trở thành Cứu Chúa cho tất cả nhân loại. Nó cũng bày tỏ rằng Giăng Báp-tít đã chuyển tội của thế gian lên trên Chúa Jêsus và bất cư ù ai tin điều này thì được cứu khỏi tội của anh/chị ấy và sẽ vào Nước Thiên Đàng. Điều này đúng hay sai? Đúng chính xác theo lời Đức Chúa Trời, và vì thế chúng ta những người giảng dạy lẽ thật của Kinh-thánh có thể công bố nó một cách trân trọng. Bất cứ ai tin lẽ thật này sẽ được vào Nước Thiên Đàng.
 
 
Giăng Báp-tít đã chuyển tất cả tội lỗi của thế gian lên trên Chúa Jêsus như là một Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm cuối cùng của Cựu Ước.
 
Xa-cha-ri, cha của Giăng Báp-tít đã nghe thiên sứ của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy khảo sát về lời làm chứng của Xa-cha-ri. Lời làm chứng của một người cha không chính xác hơn sao? Chúng ta hãy xem lời ngợi khen làm chứng trong hình thức của một thi thiên. “Bấy giờ, Xa-cha-ri, cha con trẻ ấy, được đầy dẫy Đức Thánh Linh, thì nói tiên tri rằng: Ngợi khen Chúa, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, Vì đã thăm viếng và chuộc dân Ngài, Cùng sanh ra cho chúng tôi trong nhà Đa-vít, tôi tớ Ngài, Một Đấng Cứu thế có quyền phép! Như lời Ngài đã dùng miệng các thánh tiên tri phán từ thuở trước, Ngài cứu chúng tôi khỏi kẻ thù và tay mọi người ghen ghét chúng tôi; Ngài tỏ lòng thương xót đến tổ tông chúng tôi, Và nhớ lại lời giao ước thánh của Ngài, Theo như Ngài đã thề với Aùp-ra-ham là tổ phụ chúng tôi, Mà hứa rằng khi chúng tôi đã được cứu khỏi tay kẻ nghịch thù, Ngài sẽ ban ơn lành cho chúng tôi, trước mặt Ngài, Lấy sự thánh khiết và công bình mà hầu việc Ngài, trọn đời mình không sợ hãi gì hết. Hỡi con trẻ, người ta sẽ kêu con là tiên tri của Đấng Rất Cao; Con sẽ đi trước mặt Chúa, dọn đường Ngài, Để cho dân Ngài bởi sự tha tội họ mà biết sự rỗi. Vì Đức Chúa Trời chúng tôi động lòng thương xót, Và mặt trời mọc lên từ nơi cao thăm viếng chúng tôi, Để soi những kẻ ngồi chỗ tối tăm và trong bóng sự chết, Cùng đưa chân chúng tôi đi đường bình an. Vả, con trẻ ấy lớn lên, tâm thần mạnh mẽ, ở nơi đồng vắng cho đến ngày tỏ mình ra cùng dân Y-sơ-ra-ên” (Lu-ca 1:67-80).
Cha của ông đã nói trước ông sẽ trở thành loại tiên tri và thầy tế lễ nào. Chúng ta hãy xem điều gì ông ta nói trước về con của ông. “Hỡi con trẻ, người ta sẽ kêu con là tiên tri của Đấng Rất Cao; Con sẽ đi trước mặt Chúa, dọn đường Ngài, Để cho dân Ngài bởi sự tha tội họ mà biết sự rỗi. Vì Đức Chúa Trời chúng tôi động lòng thương xót, Và mặt trời mọc lên từ nơi cao thăm viếng chúng tôi, Để soi những kẻ ngồi chỗ tối tăm và trong bóng sự chết, Cùng đưa chân chúng tôi đi đường bình an” (Lu-ca 1:76-79).
Ở đây Kinh thánh công bố rõ ràng, “Để cho dân Ngài bởi sự tha tội họ mà biết sự rỗi.” Ai ban sự hiểu biết sự cứu rỗi? Lu-ca 1:76 cho biết rằng người ấy là Giăng Báp-tít. Chúng ta đi đến sự hiểu biết Chúa Jêsus và tin Ngài bởi vì Giăng Báp-tít làm chứng rằng Chúa Jêsus Christ đã cứu tội nhân khỏi tội lỗi của họ bởi nhận phép Báp-têm từ ông ta để cất những tội lỗi đã làm trong thể cách công chính và công bình nhất. Giăng Báp-tít “Người đến để làm chứng, là làm chứng về sự sáng, hầu cho bởi người ai nấy đều tin. Chính người chẳng phải là sự sáng, song người phải làm chứng về sự sáng” (Giăng 1:7-8).
 
 
Chúng ta phải được cứu
 
Chúng ta được cứu chuộc bởi tin rằng Chúa Jêsus đã cứu tất cả nhân loại trên thế giới thông qua ‘thể cách công bình và công chính nhất’ bởi nhận Báp-têm từ Giăng Báp-tít. Sự công bình của Đức Chúa Trời nói rằng Chúa Jêsus đã đến thế gian giống như một con người đã cứu tội nhân khỏi tội của họ trong ‘thể cách công bình và công chính nhất’ được Báp-tem bởi Giăng Báp-tít và đã mang trở lại sự sống sau khi Ngài đã bị đóng đinh. Sự công chính của Đức Chúa Trời được dấu trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh.
Sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Phúc âm dạy chúng ta rằng Chúa Jêsus được sai đến như một người, đã chịu Báp-têm, bị đóng đinh và đã sống lại từ sự chết vào ngày thứ ba. Chúng ta đã đến để tin vào Chúa Jêsus thông qua sự làm chứng của Giăng Báp-tít và được cứu khỏi tất cả tội lỗi của chúng ta bởi tin vào sự công chính của Đức Chúa Jêsus. Tội lỗi của tất cả mọi người đã được xóa và họ đã nhận được sự sống đời đời bởi tin vào Chúa Jêsus thông qua Giăng Báp-tít. Chúng ta đã nhận lãnh Đức Thánh Linh là Đấng ấn chứng cho chúng ta là con cái Đức Chúa Trời như là một món quà.