Search

Khotbah-Khotbah

Chủ đề 9: Sách Rô-ma (Giải nghĩa sch Rô-ma)

[Chapter 4-2] Những người nhận phước Thiên đàng bởi đức tin (Rô-ma 4:1-8)

(Rô-ma 4:1-8)
“Vậy, chúng ta sẽ nói Áp-ra-ham, tổ phụ chúng ta, theo xác thịt đã được ích gì? Thật thế, nếu Áp-ra-ham đã được xưng công bình bởi việc làm, thì có cớ khoe mình; nhưng trước mặt Đức Chúa Trời không có như vậy. Vì Kinh Thánh có dạy chi? Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và điều đó kể là công bình cho người. Vả, đối với kẻ nào làm việc, thì tiền công không kể là ơn, nhưng kể như là nợ, còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình. Aáy vậy, vua Đa-vít cũng tỏ ra cái phước của người mà Đức Chúa Trời kể cho là công bình chẳng bởi việc làm, mà rằng: Phước thay cho kẻ, lỗi mình được tha thứ, Tội mình được che đậy! Phước thay cho người mà Chúa chẳng kể tội lỗi cho!”
 
 

Phước thay cho những ai tội được tha 

 
Tôi dâng lên Chúa lời cảm tạ vì đã cứu nhiều linh hồn trong những ngày này. Kinh thánh nói về những người được phước trong Rô-ma đoạn 4, vì thế tôi muốn nói về những người được phước.
“Ấy vậy, vua Đa-vít cũng tỏ ra cái phước của người mà Đức Chúa Trời kể cho là công bình chẳng bởi việc làm, mà rằng: Phước thay cho kẻ, lỗi mình được tha thứ, Tội mình được che đậy! Phước thay cho người mà Chúa chẳng kể tội lỗi cho!” (Rô-ma 4:6-8). Kinh thánh nói về những người được phước trước Đức Chúa Trời. Người được phước thật là người được tha tội trước Đức Chúa Trời và người mà Đức Chúa Trời không kể tội lỗi cho. 
Trước khi tôi đi sâu vào phần Kinh thánh, chúng ta hãy xét tình trạng hiện tại của chúng ta thế nào. Kinh thánh nói về người được phước là người nhận được sự tha tội. Chúng ta hãy suy nghĩ xem chúng ta là người xứng đáng được phước hay không. 
Không có một người nào trên thế gian là không có tội. Con người phạm quá nhiều tội như thể là một đám mây dày đặc được đề cập đến trong Ê-sai 44:22. Không một ai có thể tránh khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời mà không có ân điển của Đức Chúa Jêsus Christ. 
Chúng ta được giải thoát khỏi tội và sự phán xét của Đức Chúa Trời bởi Báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên Thập tự giá, qua đó Chuá ban cho chúng ta sự tha tội. Hơn nữa, bây giờ chúng ta có thể sống vì của tế lễ hy sinh của Chúa Jêsus. Một người có thể không bao giờ phạm tội trên thế gian này trong suốt cuộc sống của họ không? Dù là người đã nhận sự tha tội hay không, người ấy vẫn phạm tội suốt đời của họ. Vì chúng ta tiếp tục phạm tội dù chúng ta có cố ý hay không, chúng ta sẽ bị xét đoán vì tội của chúng ta. 
Tôi tin trong thực tế rằng một người dù là có tội nhẹ nhất cũng sẽ đi địa ngục. Tại sao? Vì Kinh thánh nói rằng tiền công của tội lỗi là sự chết (Rô-ma 6:23). Tiền công của tội sẽ được trả và được tha thứ chỉ sau khi người ta trả xong cái giá của nó. Tội chỉ mang đến sự phán xét. 
Chúng ta sống giữa biết bao nhiêu tội lỗi, nghiêm trọng hay nhẹ, như thể những tội vì sự khờ dại hay những tội phạm với sự hiểu biết hay tội là do sự yếu đuối. Nói cách nghiêm trang, chúng ta không thể tránh khỏi tội lỗi trừ ra chấp nhận tội của chúng ta trước Đức Chúa Trời, mặc dù chúng ta có những lời bào chửa tốt dâng lên Ngài. Bạn có đồng ý với khái niệm này không? Thật không đúng cho chúng ta để từ chối việc chấp nhận tội lỗi của chúng ta mặc dù chúng ta đã được tha thứ. Mọi người phải chấp nhận những gì nên chấp nhận. 
 
 

Chỉ những người công chính mới có thể ca ngợi Đức Chúa Trời 

 
Người công chính là người mà tội của họ đã được tha và che đậy, là người vô tội và dâng lời cảm tạ lên Đức Chúa Trời. Chúng ta cảm tạ Chúa mỗi giây phút, bất cứ khi nào chúng ta đến trước Ngài, vì Chúa đã cất tất cả tội lỗi của chúng ta, dù là tội của chúng ta nhiều như đám mây dày đặc. Chúng ta dâng lên Chúa lời cảm tạ là Đấng cất tất cả tội lỗi của chúng ta bởi nhận Báp-têm của Giăng Báp-tít ở sông Giô-đanh, và nhận sự phán xét trên Thập tự giá trong địa vị của chúng ta. 
Nếu Chúa đã không nhận tất cả tội lỗi chúng ta về Ngài qua phép Báp-têm và chết để trả giá của tội lỗi, chúng ta có thể gọi Ngài là Cha cách trân tráo không? Làm sao chúng ta có thể ngợi khen Chúa? Làm sao chúng ta có thể ca ngợi danh của Đức Chúa Trời và dâng lên Ngài lời cảm tạ vì món quà cứu chuộc và sự vinh hiển của Ngài. Tất cả những việc này là vì món quà ân điển của Đức Chúa Trời. 
Chúng ta, những thánh đồ, có thể ca ngợi Chúa và dâng lời cảm tạ lên Ngài ngay lúc này vì tội lỗi chúng ta đã được cất bỏ. Qua sự hy sinh của Đấng Christ và sự kiện Chúa đã ném bỏ tất cả tội lỗi của chúng ta, bao gồm tội thật nhỏ để chúng ta có thể ca ngợi Ngài. 
Dù chúng ta nhận được sự tha tội, chúng ta không thể trở nên hoàn thiện bởi việc làm của chúng ta trong lúc sống trên đất này. Tất cả chúng ta đều yếu đuối, nhưng chúng ta, người công chính, ca ngợi Chúa vì Ngài đã trả giá cho tất cả tội lỗi của mọi tội nhân với ân điển của Ngài. Bạn đang ở trong sự tối tăm chăng? Dù sự tối tăm có thể tồn tại, nếu chúng ta nhận biết ngay cả tội nhỏ nhất của chúng ta trước Đức Chúa Trời, nếu chúng ta xưng rằng chúng ta có tội trước Đức Chúa Trời, và nếu chúng ta tin Chúa là Đấng cất tất cả tội lỗi này, lẽ thật của Chúa sẽ cho phép chúng ta ngợi khen và cảm tạ Ngài. Chúng ta trở nên những thánh đồ là người không thể không ngợi ca Đức Chúa Jêsus Christ vì ân điển và sự tha thứ của Ngài. Hơn nữa, chúng ta trở nên những người thờ phượng Đức Chúa Trời sau khi nhận sự tha tội trong lòng chúng ta. 
 
 
Nếu chúng ta trở nên người công chính không bởi việc làm, thì đó là món quà của Đức Chúa Trời 
 
“Vậy, chúng ta sẽ nói Áp-ra-ham, tổ phụ chúng ta, theo xác thịt đã được ích gì? Thật thế, nếu Áp-ra-ham đã được xưng công bình bởi việc làm, thì có cớ khoe mình; nhưng trước mặt Đức Chúa Trời không có như vậy. Vì Kinh Thánh có dạy chi? Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và điều đó kể là công bình cho người. Vả, đối với kẻ nào làm việc, thì tiền công không kể là ơn, nhưng kể như là nợ, còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình” (Rô-ma 4:1-5).
Tội lỗi con người được chuộc chỉ sau khi giá của nó được hoàn trả. Bạn có chắc rằng lương tâm của bạn tinh sạch không? Không cần quan tâm đến loại tội nào chúng ta có thể mắc phải, lương tâm của chúng ta có thể được tinh sạch chỉ sau khi công giá của tội được trả. Chúng ta, tội nhân, không có sự chọn lựa nào ngoại trừ sự chết, nhưng Chúa đã chết vì tội của chúng ta. Vì thế, tội nhân được trở nên công chính bởi sự cứu rỗi. 
Trong Rô-ma đoạn 4, Phao-lô nói rằng tội nhân được cứu bởi Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng nhận tất cả tội lỗi của thế gian trên Ngài ở sông Giô-đanh và chịu đóng đinh để bị xét đoán vì tội lỗi của họ, ông dùng Áp-ra-ham tổ phụ của đức tin trong lời đức tin như là một gương mẫu. Kinh thánh nói rằng Áp-ra-ham trở nên công chính vì ông tin Đức Chúa Trời. Oâng không được cứu bởi việc làm riêng của ông, nhưng bởi đức tin trong lời của Đức Chúa Trời. Vì thế, Đức Chúa Trời kể ông là công chính. Áp-ra-ham nhận sự cứu rỗi bởi tin vào lời Đức Chúa Trời và trở nên cha của những người tin. Oâng trở nên công chính bởi tin vào giao ước của Đức Chúa Trời. 
Sự cứu rỗi và ân điển của Đức Chúa Trời là gì mà chúng được ban cho chúng ta là những tội nhân? Hãy suy nghĩ về vấn đề này để nhận thức rỏ ràng. “Vả, đối với kẻ nào làm việc, thì tiền công không kể là ơn, nhưng kể như là nợ” (Rô-ma 4:4). Câu này nói về sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, cứu chúng ta ra khỏi tội. “Vả, đối với kẻ nào làm việc, thì tiền công không kể là ơn, nhưng kể như là nợ.” Nếu một người nhận tiền công vì công việc làm của anh ấy thì anh ấy xem tiền công của nhà ấy như là ân điển hay là nợ? Sứ đồ Phao-lô giải thích sự cứu rỗi, dùng Áp-ra-ham như là một kiểu mẫu. Đó là việc tự nhiên cho một người làm việc và nhận tiền công cho công việc của anh ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta được trở nên công chính như những người thánh, dù chúng ta không sống một đời sống tốt lành, thì đó là món quà của Đức Chúa Trời, không bởi cố gắng của chúng ta. 
“Vả, đối với kẻ nào làm việc, thì tiền công không kể là ơn, nhưng kể như là nơ” (Rô-ma 4:4). Sự cứu rỗi thông qua sự tha tội là nhờ vào Báp-têm và huyết hy sinh của Chúa. Sự cứu rỗi có thể thực hiện chỉ qua ân điển và món quà của sự tha tội. Con người không thể kềm chế khỏi phạm tội, vì thế họ bị ép buộc phải chấp nhận là họ đã phạm tội. Họ không thể tẩy rửa tội lỗi của họ bởi giáo lý mà họ tin, ngay cả cầu nguyện vì tội của họ cách tích cực. 
Chỉ có một cách cho tội nhân tẩy sạch tội lỗi của họ là tin vào sự cứu rỗi mà Chúa đã nhận tất cả tội lỗi của thế gian trên Ngài bởi chịu Báp-têm của Giăng ở sông Giô-đanh, và bị đóng đinh để nhận sự phán xét thay vì tội lỗi. Tội nhân không đủ khả năng để đền trả tội của họ với bất cứ của lễ nào do họ làm ra. Tất cả điều mà tội nhân có thể làm là tin vào sự cứu rỗi. Việc duy nhất mà họ đáp ứng là Ân điển Đức Chúa Trời. 
Bởi việc nhận Báp-têm ở sông Giô-đanh, Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi của chúng ta trong một phương cách thích hợp nhất, và bởi sự hy sinh chính mình Ngài trên Thập tự giá, tội nhân được cứu khỏi tất cả tội của họ. Điều này bao gồm những tội nhỏ mà chúng ta vi phạm bởi sự yếu đuối của chúng ta dưới sự lừa dối của Satan và cả những tội lớn cao như núi. Vì vậy, tội nhân nhận sự cứu rỗi bởi đức tin trong phép Báp-têm và huyết của Đức Chúa Jêsus Christ. Qua món quà cứu rỗi, chúng ta, những tội nhân trở nên người công chính. 
 
 
Sự tha tội được ban cho chỉ bởi ân điển và quà tặng 
 
Sứ đồ Phao-lô nói về việc làm thế nào tội nhân được cứu khỏi tội của họ. “Vả, đối với kẻ nào làm việc, thì tiền công không kể là ơn, nhưng kể như là nợ.” Oâng giải thích ân điển của sự cứu rỗi bởi so sánh nó với công việc lao động trong thế gian. Nếu một tội nhân sau khi làm những công việc trước Đức Chúa Trời và nói rằng anh/chị ấy nhận được sự cứu rỗi thì đó không phải là quà tặng của Đức Chúa Trời nhưng thay vào đó nó thuộc về công việc của anh/chị ấy. Sự tha tội được ban cho chỉ bởi ân điển và như là quà tặng. Không một công việc nào của chúng ta bao gồm trong ân điển của Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi mà chúng ta nhận được có là quàtặng của Đức Chúa Trời hay không? Vâng, đó là quà tặng. Chúng ta không có sự chọn lựa nào khác ngoại trừ bị hủy diệt vì tội của chúng ta. Tuy nhiên, Đức Chúa Jêsus Christ nhận tội của chúng ta về Ngài bởi phép Báp-têm của Giăng ở sông Giô-đanh. 
Chúng ta được cứu khỏi tội bởi tin vào sự kiện Đức Chúa Jêsus Christ trả giá của sự chết và chết thế cho chúng ta. Ngài thánh hóa chúng ta bởi cất tất cả tội lỗi qua phép Báp-têm của Ngài và cứu chúng ta khỏi tất cả tội lỗi bởi mang tội lổi chúng ta đến Thập tự giá. Tất cả những điều này thuộc về ân điển của Đức Chúa Trời. Nó là một món quà. Nó không đòi giá. Tội nhân được cứu bởi tình yêu của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi chúng ta qua Báp-têm và cứu tội nhân ra khỏi tất cả tội lỗi trong thế gian và khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời bởi sự đóng đinh. 
“Còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình” (Rô-ma 4:5). Trước khi tôi nói về những người làm việc. Cụm từ, “Còn kẻ chẳng làm việc chi hết” chỉ tỏ những ai không làm bất cứ một công việc đạo đức nào vì mục đích để trở nên công chính. Phao-lô tiếp tục với phần còn lại của câu như sau, “nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình.” 
Ông dùng người bất kính như là một gương mẫu để giải thích sự công chính của Đức Chúa Trời. “Người bất kính” có nghĩa gì? Một người bất kính là một người không kính sợ Đức Chúa Trời và sống cuộc sống buông thả cho đến hơi thở cuối cùng, đó là người hoàn toàn trái nghịch với người tin kính. Từ này chỉ tỏ những người phạm tội trước Đức Chúa Trời cho đến ngày anh/chị ấy chết. Sự thật là người ta được sanh ra đầy tội lỗi. Hơn nữa, nó là bản chất tự nhiên thật của con người đã được định sẵn để nhận sự phán xét của Đức Chúa Trời vì tội của họ. 
Tuy nhiên, như có chép, “Còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình.” Ở đây cụm từ “còn kẻ chẳng làm việc chi hết” có nghĩa là “mặc dù anh ấy không tin kính.” Chúng ta có tin kính trước Đức Chúa Trời không? Không, chúng ta không. 
Chúa nói với chúng ta những kẻ bất kính, “Ngươi vô tội và là người công chính.” Chúa đã nhận tất cả giá của tội lỗi chúng ta và đã trả cho chúng rồi. Bạn có tin rằng Chúa Jêsus đã trả tất cả công giá của tội lỗi cách hoàn toàn không? Đối với người tin, đức tin của anh/chị ấy được kể là công chính. “Ngươi tin đúng. Ngươi tin vào điều này. Ngươi là người công chính. Ngươi vô tội bởi vì Ta đã cất bỏ tất cả tội lỗi khi ta chịu Báp-têm bởi Giăng ở sông Giô-đanh và bởi chịu phán xét vì tất cả tội của ngươi trên Thập tự giá.” 
Đức Chúa Trời cất tất cả tội bất kính của thế gian bởi Báp-têm của Chúa Jêsus, mặc dầu cả nhân loại đều là kẻ bất kính. Đức Chúa Trời sai Con Độc Sanh của Ngài và cất lấy tất cả tội của thế gian và chịu đóng đinh thế cho kẻ bất kính. Đức Chúa Trời hoàn thành cả luật pháp nói rằng tiền công của tội lỗi là sự chết và luật của tình yêu của Đức Chúa Trời trong cùng một lúc. Ngài cứu tất cả tội nhân ra khỏi tội của họ. 
Đức Chúa Trời phán,“Phải, ngươi vô tội. Con của ta đã cứu ngươi. Ngươi đã được cứu” cho những ai tin rằng Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi của thế gian này ở sông Giô-đanh qua hành động công chính của Ngài thay thế cho tội nhân. Vì thế, họ được xưng công chính dù cho họ đã là những người bất kính. Đức Chúa Trời phán rằng họ là dân sự vô tội của Ngài, mặc dù họ bất kính khi Ngài thấy đức tin của họ trong sự cứu rỗi của Ngài. Phước thay cho những người được Chúa không kể tội lỗi cho. 
Đức Chúa Trời hỏi chúng ta có phải là người bất kính không. “Còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình.” Chúng ta có làm việc công chính không? Chúng ta không thể làm lành nhưng chúng ta chỉ có khuynh hướng phạm tội. Tuy nhiên, chính Đức Chúa Trời cứu chúng ta bằng món quà cứu rỗi. Chúng ta tin vào sự cứu rỗi của Chúa, được gọi là, Báp-têm và huyết Chúa Jêsus! 
 
 
Chúng ta phải sống bởi đức tin trong sự cứu rỗi của Chúa
 
Chúng ta ngợi khen Chúa và dâng lên Ngài lời cảm tạ vì món quà tình yêu và ân điển cứu rỗi của Ngài, biết thế nào là ý muốn mà Ngài đã trả tất cả công giá tội lỗi của chúng ta, những kẻ bất kính. Chúng ta không thể đủ lời cám ơn Ngài vì sự đền trả công giá tội lỗi của chúng ta qua Báp-têm và Thập tự giá, khi chúng ta công nhận chúng ta là kẻ bất kính trước Đức Chúa Trời. Tuy nhiên chúng ta không thể dâng lời cảm tạ vì ân điển của Chúa nếu chúng ta cho mình là người tin kính. 
Đối với những người tin Đức Chúa Jêsus Christ, người được giải thoát khỏi sự bất kính, đức tin của anh/chị ấy được kể là công chính. Những ai tin sự cứu chuộc và sự phán xét của Chúa Jêsus, nó làm cho họ trở nên công chính, thì nhận được món quà của Đức Chúa Trời. Không ai là người tin kính trước Đức Chúa Trời vì họ làm nhiều lầm lỗi trong khi cố gắng sống cuộc sống tin kính. 
Thực tế là con người không thể tránh phạm tội để chứng tỏ sự bất kính của họ. Vì thế, tôi sống bởi Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, mặc dầu tôi là kẻ bất kính. Để sống bởi đức tin không phải là sống như con người muốn. Có một con đường đúng đắn để sống bởi đức tin cho người trở nên công chính bởi đức tin. 
Mỗi ngày, Phúc âm của sự cứu rỗi của Chúa Jêsus là cần thiết cho các thánh đồ tái sanh. Tại sao? Vì công việc làm của họ là không tin kính trên đất này và họ không thể cứu chửa ngoại trừ phạm tội suốt cuộc sống của họ. Mọi người nên nghe Phúc âm nói rằng, Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi trên thế gian bởi Báp-têm của Ngài. Người công chính phải nghe và nhớ lại Phúc âm mỗi ngày. Rồi, linh hồn họ có thể sống và được tăng sức mạnh như dòng suối. “còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình.” Sứ điệp này dành cho ai? Sứ điệp này được dành cho tất cả mọi người trên thế gian, bao gồm cả bạn và tôi. 
Kinh thánh nói với chúng ta cách chi tiết thế nào Áp-ra-ham được trở nên công chính. Đối với những người làm việc, sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời thì không thích hợp và thay vào đó anh/chị ấy sẽ từ chối nó. Người như thế không dâng lời cầu nguyện vì Phúc âm. Trước hết, những gì câu 4 giải thích là người làm việc, họ cố gắng làm những việc lành để vào Nước Thiên Đàng. Loại người này không bao giờ dâng lời cảm tạ vì sự hy sinh của Chúa Jêsus. Tại sao không? Vì anh/chị ấy làm việc và làm nhiều công việc đạo đức trong lúc họ dâng lời cầu nguyện ăn năn để được tha thứ tội hàng ngày của họ, anh/chị ấy không có lòng biết ơn vì ân điển trọn vẹn của Ngài, mà đó là Phúc âm. Vì thế, người ta không thể thật sự nhận món quà cứu rỗi của Đức Chúa Trời. 
Kinh thánh chép, “còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình” (Rô-ma 4:5). Điều này có nghĩa là Chúa cứu cách toàn vẹn những người bất kính và tội lỗi của họ không thể được tha bởi việc làm riêng của họ. Nó cũng bày tỏ cho chúng ta rằng Aân điển của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho người công chính, là người được cứu bởi nhận sự tha thứ tội. 
 
 
Nhưng người làm việc không quan tâm đến ân điển của Ngài như là ân điển 
 
Rô-ma 4:5 là thích hợp cho người biết Đức Chúa Trời và tin lời Ngài, như Áp-ra-ham đã làm. Chúng ta tin Chúa là Đấng cứu người bất kính. Có hai nhóm người giữa vòng Cơ-đốc-nhân: những người tiếp tục làm việc để được tha thứ và những người đã được giải thoát khỏi tội cách hoàn toàn. Như có chép trong câu 4 và 5, “kẻ làm việc” và “không nhận thức tiền công như là ân điển” từ chối ân điển của sự tha tội vì anh ấy đến với Đức Chúa Trời với công việc sau khi tin Chúa Jêsus. 
Con người tiếp tục là tội nhân vì họ dâng những việc làm của họ lên Đức Chúa Trời. Giáo lý xưng nghĩa là một giáo lý Cơ-đốc nói rỏ rằng một tín đồ có thể và sẽ được nên thánh từ từ ngày một ít cho đến ngày anh/chị ấy chết, điều đó dẫn người tín đồ đến chổ từ chối món quà cứu rỗi và chống lại Đức Chúa Trời. Kinh thánh không nói rằng một người được trở nên công chính từ từ. Những ai cố gắng được thánh hoá từ từ bởi cầu nguyện cho sự tha tội, bởi làm việc lành, và bởi tẩy rữa sự ô dơ là người làm việc. Đây là những người được để dành cho địa ngục là đầy tớ của Satan. Họ không được kể là công chính vì họ từ chối ân điển của Chúa. 
Không ai trong chúng ta là tín kính. Tuy nhiên, quá nhiều người đang hướng về và tin trong sự hướng dẫn sai lạc trong lúc này. Họ tin rằng tội lỗi hiện tại của họ được tha khi họ ăn năn mỗi ngày, và nhận thức rằng Đức Chúa Jêsus tẩy sạch mọi tội lỗi trong quá khứ của họ. Họ làm điều này vì họ nghĩ họ có một ít tin kính. Họ bày tỏ sự nhơn lành và tinh sạch của họ trước Đức Chúa Jêsus. Cuối cùng, họ thiếu mất sự tha tội, món quà của Đức Chúa Trời. 
 
 
Ai được phước? 
 
Những thánh đồ được giải cứu ra khỏi tất cả tội của họ được trở nên công chính bởi đức tin trong Chúa Jêsus. Trả lời cho câu hỏi người nào được trở nên công chính là thế này: Một người biết sự yếu đuối của anh/chị ấy cách rỏ ràng và không thể dâng lời cầu nguyên ăn năn vì tội của anh/chị ấy thì có khả năng trở nên người công chính bởi đức tin trong vòng nhiều người khác. Chỉ những ai không tốt trong việc làm việc lành, dâng những lời cầu nguyện, bày tỏ sự tin kính và những ai nghèo khó trong tâm linh sẽ nhận món quà của sự tha tội từ Chúa Jêsus. Họ sẽ được trở nên công chính. Những người này đã không làm việc lành trước Chúa. 
Chỉ một việc mà họ đã làm là chấp nhận tội của họ và nói rằng, “Tôi đã phạm tội. Tôi là một tội nhân tôi không có một chọn lựa nào khác trừ ra đi địa ngục khi tôi chết.” Rồi Đức Chúa Jêsus Christ ban cho anh/chị ấy món quà của sự cứu rỗi hoàn toàn. Tin sự kiện này rằng Chúa đã chịu Báp-têm bởi Giăng ở sông Giô-đanh để cất tất cả tội lỗi và chịu đóng đinh, làm cho tội nhân có thể được cứu ra khỏi tội trong lòng họ. Họ được mặc lấy phước hạnh trở nên con cái Đức Chúa Trời. Đó là món quà của Đức Chúa Trời cho tội nhân để cứu họ ra khỏi tất cả tội lỗi của họ. Tôi dâng lên Chúa, Đức Chúa Jêsus Christ, lời cảm tạ vì đã giải thoát tôi ra khỏi hình phạt. 
Trong câu 6, Sứ đồ Phao-lô mô tả một người được phước của Đức Chúa Trời “không làm việc chi hết.” Oâng làm sáng tỏ về việc “làm” qua ba phần sau đây. Thứ nhất, “người làm việc” rồi “người không làm chi hết” và sau cùng “không có việc làm.” Kinh thánh chép, “Vả, đối với kẻ nào làm việc, thì tiền công không kể là ơn, nhưng kể như là nợ, còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình. Aáy vậy, vua Đa-vít cũng tỏ ra cái phước của người mà Đức Chúa Trời kể cho là công bình chẳng bởi việc làm, mà rằng:” (Rô-ma 4:6-8). “Chúa chẳng kể tội lỗi cho!” không có nghĩa là Đức Chúa Trời kể người đó như là vô tội, mặc dù anh/chị ấy có tội, nhưng Ngài muốn nói rỏ rằng người ấy thật sự không có tội. 
Đức Chúa Trời phán với chúng ta về phước của con người. Nguời ta được tha tất cả mọi tội của họ là phước phải không? Không ai hạnh phúc hơn chúng ta. Không một ai hạnh phúc hơn người nhận được sự tha tội. Nghĩa là hể ai có tội, dù là nhỏ nhất, sẽ bị phán xét bởi Đức Chúa Trời, và không bao giờ có thể được hạnh phúc. Tuy nhiên, người công chính thì hạnh phúc vì họ được tha tội. Đức Chúa Trời phán, “Phước thay cho người mà Chúa chẳng kể tội lỗi cho!” (Rô-ma 4:8).
“Tội của ai được che đậy” nghĩa là Chúa cất bỏ tội của con người. Đa-vít cũng nói, “Phước thay cho kẻ, lỗi mình được tha thứ.” Phước cho những người tội lỗi mình được tha, mặc dù họ phạm tội mỗi ngày trên thế gian này. Người công chính là người nhận được sự tha tội, được cứu khỏi cuộc đời tội lỗi qua Đức Chúa Jêsus Christ. Người công chính thật sự hạnh phúc. 
 
 
Phước cho những nguời tội của họ được che đậy 
 
Thứ hai, loại người nào hạnh phúc? “Phước thay cho kẻ tội mình được che đậy!” chúng ta luôn phạm tội, nhưng tội của một người được che đậy có nghĩa là Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi của chúng ta bởi Báp-têm và Thập tự giá của Ngài. Thế thì Đức Chúa Cha sẽ phán xét chúng ta không? Có phải tất cả tội của tội nhân được che đậy không? Chúng ta sẽ không bị phán xét vì Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi của chúng ta, đổ huyết Ngài ra trên Thập tự giá và chết vì chúng ta bởi vì chúng ta ở trong Ngài. 
Phước cho những ai tội lỗi được che đậy. Sự chết, tiền công của tội lỗi, không rơi vào chúng ta vì Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi khỏi chúng ta bởi Báp-têm của Ngài. Ha-lê-lu-gia! Chúng ta hạnh phúc. Chúng ta có tội không? Không. Những ai không biết Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng đến bởi nước và huyết, và không biết rằng tất cả tội lỗi của thế gian được chuyển qua Ngài khi Ngài nhận Báp-têm ở sông Giô-đanh, sẽ luôn luôn có tội dù người ấy tin vào Chúa Jêsus cách nhiệt thành. 
Tuy nhiên, những ai biết về lẽ thật cứu rỗi và tin nó thì không có tội. Phước cho những người tội được che đậy. Phước cho những người đã được chuyển tất cả tội của họ qua Đức Chúa Jêsus Christ vào lúc Ngài nhận Báp-têm bởi Giăng Báp-tít. Ai là người thật sự hạnh phúc trên thế gian này? Phước thay cho người có Cứu Chúa cho chính họ, mặc dù họ yếu đuối. Phước cho những ai tin Chúa Jêsus, Cứu Chúa, Đấng cất tất cả tội của họ, bao gồm những tội nhỏ nhất, và đã chịu đóng đinh để chịu phán xét thế cho họ. 
 
 
Phước cho những người Đức Chúa Trời không kể tội lỗi cho 
 
Phước cho những ai tin vào lẽ thật của sự cứu rỗi và có Đấng Chăn hiền lành trong cuộc sống ho. Thứ ba, Đa-vít nói, “Phước thay cho người mà Chúa chẳng kể tội lỗi cho!” (Rô-ma 4:8).
Chúng ta, người có sự tha tội là người công chính, mặc dù chúng ta yếu đuối. Xác thịt chúng ta tiếp tục yếu đuối ngay cả chúng ta là người công chính bởi đức tin. Chúa cất tất cả tội lỗi của chúng ta qua Báp-têm của Ngài không? Chúa có xem chúng ta như những người bị phán xét không? Không. Chúa không thừa nhận là chúng ta sẽ bị phán xét, dù chúng ta không đầy đủ và yếu đuối. Tại sao Chúa không kể tội của chúng ta? Vì Ngài đã trả công giá tội lỗi và bị phán xét vì chúng ta. Chúa không nhớ tội của những người đưiợc trở nên công chính bởi đức tin hoặc xem như là người bị phán xét. 
Phước cho những người được xem là công chính bởi đức tin. Phước cho những người được tái sanh bởi Nước và Thánh Linh (Giăng 3:5). Chúng ta thường tìm những việc thuộc về thế gian và hụt mất ân điển của Ngài. Chúng ta phải mang ân điển của Đức Chúa Trời trong trí chúng ta. Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời tồn tại trong người tin. 
Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trong những ai được tha tội. Chỉ những người công chính sẽ không bị sự phán xét bởi Đức Chúa Trời. Phước cho những ai không bị phán xét bởi Đức Chúa Trời trong thế gian này và trong Nước Thiên đàng. Tại sao? Vì họ được kể là công chính bởi Đức Chúa Trời, nhậỉn tình yêu của Ngài và trở nên con cái Ngài. 
 
 
Chúng ta được phước bởi đức tin 
 
Phước cho những ai trở nên công chính bởi đức tin. Những người tái sanh được phước trước Đức Chúa Trời không? Vâng. Sứ đồ Phao-lô nói, “Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi, phàm làm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:16-18) vì anh ấy được phước bởi đức tin như con cháu Áp-ra-ham, cha của đức tin. Chúng ta cũng là con cháu của Áp-ra-ham. Áp-ra-ham được cứu vì có đức tin trong lời Đức Chúa Trời như chúng ta thực hiện. Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham, “Hỡi Áp-ram! ngươi chớ sợ chi; ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn” (Sáng-thế-ký 15:1). 
Nhưng Áp-ram thưa rằng: “Lạy Chúa Giê-hô-va, Chúa sẽ cho tôi chi? Tôi sẽ chết không con, kẻ nối nghiệp nhà tôi là Ê-li-ê-se, người Đa-mách.” Áp-ra-ham thưa tiếp, “Nầy, Chúa làm cho tôi tuyệt-tự; một kẻ tôi tớ sanh đẻ tại nhà tôi sẽ làm người kế nghiệp tôi.” Rồi lời Đức Chúa Trời đến với ông, “Kẻ đó chẳng phải là kẻ kế nghiệp ngươi đâu, nhưng ai ở trong gan ruột ngươi ra, sẽ là người kế nghiệp ngươi.” Ngài dẫn ông ra ngoài và phán, “Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Ngài lại phán rằng: “Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy.” Lạy Chúa, tôi tin.” Theo cách đó, Áp-ra-ham tin lời Đức Chúa Trời. 
Bạn có thể tin Lời Đức Chúa Trời như Áp-ra-ham trong thế gian này chăng? Nó dường như không thể cho con người làm thế phải không? Vợ Áp-ra-ham thì quá già để sanh con. Tuy nhiên Áp-ra-ham tin vào lời Đức Chúa Trời vào thời điểm không có chút hy vọng gì. Vì thế, Áp-ra-ham được kể là công chính trước Đức Chúa Trời. 
Chúa Jêsus xoá tất cả tội lỗi của chúng ta. Chúa Jêsus nhận tất cả tội lỗi của chúng ta trên Ngài bởi Báp-têm của Ngài và chịu phán xét vì chúng ta với huyết của Ngài. Chúng ta trở nên con cháu của Áp-ra-ham bởi nhận sự tha tội và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời vì chúng ta quá bất kính, trong khi người khác thì không tin. Kinh thánh chép, “Bởi vì sự dồ dại của Đức Chúa Trời là khôn sáng hơn người ta, và sự yếu đuối của Đức Chúa Trời là mạnh hơn người ta” (1 Cô-rinh-rô 1:25). Đức Chúa Trời biến đổi những người tin vào Phúc âm của Đức Chúa Trời trong Con Ngài qua đức tin của họ trong Báp-têm của Chúa Jêsus (Nước) và Thập tự giá của Ngài (Huyết). Điều này dường như là ngu dại đối với con người, nhưng sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của sự chuộc tội thì quá lớn lao. Nó cũng có thể dường như là ngu dại từ quan điểm của con người, nhưng Đức Chúa Trời cứu tội nhân ra khỏi tội lỗi của họ với món quà miễn phí của Ngài. 
Chúa Jêsus kêu gọi hàng ngàn người từ bốn phương trời và ban phước cho họ, cứu họ và nhận sự ca ngợi từ nơi họ. Chúng ta được phước hay không? Vâng, chúng ta được phước. Đùng quên rằng nó không đến vì việc làm của bạn. Chúng ta được phước vì chúng ta tin vào những phước mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, và vì Ngài ban đức tin cho chúng ta qua lời của Ngài. Đức Chúa Trời làm chúng ta trở nên con cái của Ngài bởi Nước, Huyết và Thánh Linh (I Giăng5:4-8), và vì Ngài ban tình yêu của Ngài cho chúng ta. 
Chúng ta được phước dù chúng ta sống với nhiều yếu đuối trên đất này. Tôi thật sự dâng lên Chúa lời cảm tạ. Ngài ban cho chúng ta phước hạnh quí giá, không kể tội lỗi chúng ta, tha thứ tất cả những vi phạm của chúng ta và bao phủ chúng ta, ngay cả khi chúng ta, người bất kính, không thể làm việc vì sự nên thánh của chúng ta. Chúng ta được ban phước của sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin.