(Xuất Ê-díp-tô ký 30:17-21)
“Đức Giê-hô-va lại phán cùng Môi-se nữa rằng: ‘Ngươi hãy làm một cái thùng với chân thùng bằng đồng, đặng rửa mình ở trong, rồi để giữa khoảng của hội mạc và bàn thờ, và đổ nước vào. A-rôn cùng các con trai người sẽ rửa tay và chân mình ở trong. Khi họ vào hội mạc sẽ lấy nước rửa mình, hầu cho họ khỏi chết; và khi lại gần bàn thờ đặng phụng sự, tức là xông của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giê-hô-va, họ cũng phải giữ như vậy. Thế thì, họ hãy rửa tay và chân, hầu cho khỏi chết. Ấy là một lệ đời đời cho A-rôn cùng dòng dõi người trải qua các đời.’”
Chậu rửa trong sân Đền tạm
Vật liệu: Làm bằng đồng, luôn luôn được đổ đầy nước.
Ý nghĩa thuộc linh: Đồng có nghĩa là sự phán xét tội lỗi nhân loại. Để chịu sự hình phạt vì tội lỗi của nhân loại, Chúa Jêsus nhận tất cả tội lỗi của thế gian bởi chịu Báp-tem của Giăng. Như thế, ý nghĩa của Chậu rửa là chúng ta có thể được tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta bởi tin rằng tất cả những tội của chúng ta được chuyển qua cho Chúa Jêsus bởi Báp-tem của Ngài.
Các thầy tế lễ phục vụ trong Đền tạm cũng rửa tay và chân của họ trước khi vào Đền tạm và như thế họ khỏi bị chết. Đồng ám chỉ sự phán xét tội lỗi, và chậu nước ám chỉ Báp-tem mà Chúa Jêsus đã nhận từ Giăng và qua đó Ngài nhận tất cả tội lỗi của nhân loại qua cho Ngài. Nói cách khác chậu rửa nói với chúng ta rằng Chúa Jêsus đã nhận tất cả tội lỗi của chúng ta qua Ngài và chịu hình phạt vì tội lỗi này. Trong Cựu Ước nước trong chậu ám chỉ màu xanh trong Đền tạm, và trong Tân Ước nó là Báp-tem mà Chúa Jêsus đã nhận từ Giăng (Ma-thi-ơ 3:15, 1 Phi-e-rơ 3:21).
Vì Chậu rửa ám chỉ Báp-tem của Chúa Jêsus, và là nơi chúng ta xác định đức tin của chúng ta trong sự kiện Chúa Jêsus gánh tội lỗi của chúng ta, gồm cả kỷ tội của chúng ta, và tẩy sạch tất cả chúng một lần đủ cả qua Báp-tem mà Chúa Jêsus đã nhận từ Giăng Báp-tít khoảng 2000 năm trước đây.
Có người công chính trên thế gian này là những người được tái sanh bởi Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Họ là những người nhận sự tha thứ tội lỗi bởi tin rằng tất cả tội lỗi của họ được tha thứ bởi công việc của Chúa Jêsus được bày tỏ qua chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Tuy nhiên, vì người công chính, là người đã nhận sự tha tội còn có sự yếu đuối trong xác thịt, họ không thể làm gì hơn là còn phạm tội mỗi ngày, và những tội như thế gọi là tội thực tế. Nơi mà người công chính đến để nhận được sự tha thứ cho kỷ tội của họ thì không đâu khác hơn là Chậu rửa. Bất cứ khi nào người công chính phạm tội, họ đến Chậu rửa trong Đền tạm để rửa tay và chân, và bởi thế họ có thể xác định sự thật rằng Chúa Jêsus đã tha thứ tất cả kỷ tội của họ cũng bởi tin vào Lời được viết ra của Đức Chúa Trời.
Trong Kinh thánh nước cũng thường được ám chỉ là Lời của Đức Chúa Trời, nhưng ý nghĩa quan trọng nhất của Nước là Báp-tem của Chúa Jêsus. Ê-phê-sô 5:26 nói, “để khiến Hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch,” và Giăng 15:3 nói, “Các ngươi đã được trong sạch, vì lời ta đã bảo cho.” Chậu rửa có thể làm cho các thánh đồ là những người nhân được sự tha thứ tội lỗi có chứng cớ rằng Chúa đã tha thứ tội của họ bởi nước dù cho sự bất toàn trong xác thịt của họ thế nào đi nữa.
1 Phi-e-rơ 3:21 và 22 nói, “Phép báp-têm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng đã được lên trời, nay ngự bên hữu Đức Chúa Trời, các thiên sứ, các vương hầu, các quyền thế thảy đều phục Ngài.” Trước các câu này Phi-e-rơ giải thích ý nghĩa thuộc linh của nước trong thời kỳ Nô-ê. Mặc dù Nô-ê đã cảnh cáo tội nhân, những linh hồn bị cầm tù bởi tội lỗi, về nước lụt sẽ tẩy sạch tất cả những dơ bẩn của thế giới thứ nhất, chỉ có tám người được cứu bởi nước. Nước lụt trong thời kỳ bấy giờ làm hại tất cả những ai không tin Lời của Đức Chúa Trời. Và bây giờ, Phi-e-rơ trích dẫn từ việc xảy ra bất ngờ của nước lụt mà đó là hình bóng Báp-tem của Chúa Jêsus là ảnh tượng của nước. Như thế Chậu rửa là nơi chúng ta xác nhận sự cứu rỗi của chúng ta lần nữa trước Đức Chúa Trời cả ngay khi nhận được sự cứu rỗi và về sau nữa.
Những thánh đồ là những người được cứu ra khỏi tội lỗi được mặc lấy ân điển của đức tin bởi tin vào nước của Chậu rửa (Báp-tem của Chúa Jêsus), đồng (Sự phán xét của Đức Chúa Trời vì tất cả tội lỗi), và Đức Chúa Jêsus đã giải thoát họ ra khỏi tất cả tội lỗi của họ. Dù chúng ta có quá nhiều yếu đuối và thiếu sót nên chúng ta khó có thể nhận ra chính chúng ta là người công chính, chúng ta có thể xác định cách chắc chắn rằng chúng ta hoàn toàn công chính bởi tái xác nhận đức tin của chúng ta trong Báp-tem của Chúa Jêsus (nước: nhận lấy tội) và huyết đổ ra trên Thập-tự-giá (đồng: sự hình phạt tội lỗi). Vì chúng ta tin Lời của đức tin đã cứu chúng ta ra khỏi tất cả tội lỗi và sự hình phạt vì những tội lỗi này của chúng ta, nên chúng ta luôn là người công chính, người vô tội.
Lời của Đức Chúa Trời là Lời mà chúng ta tin nói với chúng ta rằng Chúa Jêsus nhận tất cả tội lỗi của chúng ta về cho chính Ngài bởi Báp-tem của Ngài nhận từ Giăng, Ngài đổ huyết ra trên Thập-tự-giá để chịu hình phạt thay cho chúng ta, và bởi đó Ngài đã cứu chúng ta ra khỏi tất cả tội lỗi của chúng ta. Đức Chúa Trời đã đặt Chậu rửa trong hành lang Đền tạm để chúng ta thừa nhận bởi đức tin của chúng ta rằng, dù là trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn là những người được cứu ra khỏi tội lỗi của chúng ta cách toàn vẹn.
Bạn Đã Được Giải Thoát Ra Khỏi Tất Cả Kỷ Tội Của Bạn Mãi Mãi Chưa?
Trong buổi lễ Tiệc Thánh, sau khi chia bánh và thức uống của lễ Vượt qua với các môn đồ, Chúa Jêsus, trước khi chịu chết trên Thập-tự-giá, muốn rửa chơn cho Phi-e-rơ và các môn đồ khác bằng nước. Vì Chúa Jêsus đã cất lấy tất cả tội lỗi của môn đồ bởi Báp-tem mà Ngài nhận từ Giăng, Ngài muốn dạy họ một lẽ thật của Chậu rửa. Chúa Jêsus nói với họ rằng sau khi chịu Báp-tem, Ngài, Chiên Con của Lễ Vượt Qua, phải trả một giá (chết) của tội lỗi bởi bị treo trên cây gổ. Như thế, các môn đồ của Chúa Jêsus trừ Giu-đa, dù họ vẫn yếu đuối sau khi tin Ngài, không bao giờ còn là tội nhân nữa.
Giống như thế, sự kiện Chúa Jêsus rửa sạch chân của các môn đồ của Ngài xác định với họ rằng những gì lời của lẽ thật làm chứng là Chúa Jêsus đã tẩy sạch tất cả tội lỗi của thế gian rồi. Đó là lý do mà các môn đồ đã rao giảng cho mọi người trên thế gian rằng Chúa Jêsus là Cứu Chúa và rao truyền Phúc âm của Nước và Thánh Linh mà Ngài đã thục hiện rồi (Hê-bơ-rơ 10:1-20). Vì thế Chậu rửa cho người công chính là những người đã được cứu ra khỏi tội lỗi bởi tin Lẽ thật, nhớ đến Báp-tem của Chúa Jêsus. Nó cũng cho họ lòng tin chắc về sự cứu rỗi mà chính Đức Chúa Trời đã giải thoát cho họ.
Kinh Thánh Không Cho Biết Kích Thước Của Chậu Rửa
Trong khi kích thước của các vật trong Đền tạm đều được ghi lại, nhưng kích thước của Chậu rửa thì không. Điều này tỏ bày cho chúng ta sự thật rằng Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời nhận tội lỗi của chúng ta qua Ngài bởi Báp-tem là việc vĩ đại vô cùng. Nó cũng nói với chúng ta rằng tình yêu của Chúa Jêsus, Đấng cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi và sự hình phạt là vô hạn. Chậu rửa bày tỏ tình yêu vĩ đại của Đức Chúa Trời là không thể đo lường. Khi con người còn sống thì còn tiếp tục bị trói buộc vào tội lỗi. Nhưng bởi cất tội lỗi của thế gian qua Ngài bởi Báp-tem mà Ngài nhận từ Giăng, và bởi chịu đóng đinh, đổ huyết ra trên Thập-tự-giá, Chúa Jêsus đã tẩy xoá tất cả tội lỗi của chúng ta mãi mãi.
Chậu rửa được làm bằng việc nấu chảy những cái gương của những phụ nữ phục vụ trong Đền tạm. (Xuất Ê-díp-tô ký 38:8). Điều này có nghĩa là Lời của Đức Chúa Trời chiếu sáng sự cứu rỗi cho tội nhân và đem họ ra khỏi nơi tối tăm. Chúng ta phải nhận biết rằng Đức Chúa Trời làm cái chậu rửa để chính Ngài có thể tẩy sạch tội lỗi của chúng ta. Lời của lẽ thật này đã chiếu ánh sáng trên tội lỗi của con người được giấu kín trong lòng họ, và bởi thế đem họ trở lại với sự công chính. Nói cách khác, chậu rửa bày tỏ vai trò của lời chứng cách rõ ràng là Đức Chúa Jêsus Christ đã cứu tội nhân cách toàn vẹn bởi Lời của Đức Chúa Trời.
Chậu Rửa Cũng Được Làm Bằng Đồng
Bạn có biết đồng làm nên chậu rửa có ý nghĩa gì không? Đồng chỉ tỏ không gì khác hơn là sự hình phạt tội lỗi mà chúng ta phải đối diện. Chính xác hơn, nó nói với chúng ta rằng Chúa Jêsus mang tất cả tội lỗi của chúng ta đến Thập-tự-giá bởi Báp-tem của Ngài và chịu hình phạt trong cương vị của chúng ta. Giả sử chúng ta là những người bị hình phạt vì tôi lỗi của chúng ta, nhưng qua nước của chậu rửa, chúng ta xác định lại lần nữa rằng tất cả tội lỗi của chúng ta đã được tẩy sạch. Những ai tin điều này trở thành những người đã bị phán xét bởi đức tin của họ, và vì thế họ không bao giờ bị phán xét nữa.
Chậu rửa được đổ đầy nước nói với bạn rằng, “Qua hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, Chúa Jêsus đã tẩy sạch tất cả tội lỗi của bạn rồi.” Nói cách khác, chậu rửa là chứng cớ tích cực cho người công chính là những người nhận được sự tha tội, những người đã được thanh tẩy và được cứu.
Bàn thờ của lễ thiêu có nghĩa là sự phán xét tội lỗi, trong khi chậu rửa, liên hệ đến chỉ xanh trong vòng những vật liệu làm nên Đền tạm, nói với chúng ta rằng Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi của chúng ta qua Ngài bởi Báp-tem trong thời Tân Ước.
Chúng ta có thể đi vào nơi Thánh chỉ khi chúng ta mở và đi vào cửa hành lang Đền tạm, ngang qua bàn thờ của lễ thiêu và rồi ngang qua chậu rửa. Những người có thể đi vào Đền tạm là nơi Đức Chúa Trời ngự trị chỉ là những người đi ngang qua bàn thờ của lễ thiêu và chậu rửa bởi đức tin. Chỉ những ai nhận sự tha tội bởi tin vào lẽ thật của chậu rửa bên ngoài hành lang Đền tạm thì mới có thể đi vào nơi Thánh.
Vài người cố gắng đi vào nơi thánh bởi năng lực riêng của anh/chị ấy, lửa ra từ nơi Thánh sẽ thiêu hủy người ấy. Ngay cả con của A-rôn không vâng theo điều này, và vài người trong họ, thực sự đã chết (Lê Vi Ký 10:1-2). Những người không biết sự công chính của Đức Chúa Trời, là những người còn mang tội lỗi và sự hình phạt, và bỏ qua lẽ thật này sẽ bị chết vì tội lỗi của họ. Người ta cố gắng đi vào Nước Đức Chúa Trời bởi tin theo những suy tưởng riêng của họ thay vì tin sự cứu rỗi thật thì chắc chắn sẽ bị phán xét bởi lửa. Vì sự phán xét tội lỗi không thể tránh được đang chờ đợi tất cả họ, kết quả của nó chỉ là địa ngục.
Chúa Jêsus hoàn tất sự cứu rỗi của chúng ta bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn để chúng ta có thể được vào nơi Thánh. Bởi tin vào lẽ thật này mà chúng ta được cứu ra khỏi tội lỗi cách toàn vẹn. Đức Chúa Trời thiết lập kế hoạch của Ngài để cứu nhân loại từ trước khi sáng thế, và cho chúng ta biết ý muốn của Ngài trong từng chi tiết qua lẽ thật của chỉ xanh (Báp-tem của Chúa Jêsus) chỉ đỏ (sự chết của Chúa Jêsus trên Thập-tự-giá) và chỉ tím (Đức Chúa Trời thành Người) trong Kinh thánh. Và theo kế hoạch này, Ngài thật sự cứu tất cả tội nhân ra khỏi tội lỗi và sự gian ác của họ qua công việc của Chúa Jêsus bày tỏ trong chỉ xanh, tím, đỏ.
1 Giăng 5:4 nói, “sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta,” và theo sau đó là câu 10 nói, “Ai tin đến Con Đức Chúa Trời, thì có chứng ấy trong mình.” Chứng của sự cứu rỗi là gì? Phúc âm của lẽ thật đã được ban cho chúng ta qua Nước, Huyết và Thánh Linh là chứng cớ cho đức tin của chúng ta trong Đức Chúa Trời (1 Giăng 5:6-8). Nói cách khác, chỉ Phúc âm của Nước và Thánh Linh mà chúng ta tin là bằng chứng rằng Đức Chúa Trời đã tẩy sạch tội lỗi của chúng ta và làm cho chúng ta thành dân sự Ngài. Con đường duy nhất cho chúng ta được cứu ra khỏi tất cả tội lỗi của chúng ta, để được đi vào nơi Thánh, được nuôi bằng bánh hàng sống mà Đức Chúa Trời ban cho, và sống trong ân điển Ngài là tin không gì khác hơn là Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Bởi tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh làm sạch tội lỗi của chúng ta, chúng ta được cứu và sống đời sống trong đức tin bởi sự hiệp nhất với Hội thánh của Đức Chúa Trời.
Bởi lẽ thật của Phúc âm Nước và Thánh Linh mà chúng ta có thể được nuôi dưỡng bằng Lời của Đức Chúa Trời trong Hội thánh của Ngài, hợp nhất với nó, và sống như những người công chính mà lời cầu nguyện của họ được Đức Chúa Trời nghe. Khi chúng ta tin lẽ thật này, chúng ta trở nên người công chính và có đức tin của chỉ xanh, tím, đỏ và mặc lấy ân điển của Đức Chúa Trời trước sự hiện diện của Ngài. Đời sống trong đức tin chỉ có thể được sống bởi những người của Đức Chúa Trời là những người tin Nước, Huyết và Thánh Linh. Chúng ta có thể được cứu ra khỏi tội lỗi của chúng ta bởi tin Báp-tem của Chúa Jêsus, huyết Ngài đổ ra và chết, và Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời. Đức tin có thể làm cho bạn sống trong Hội thánh của Đức Chúa Trời là đức tin trong chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn.
Ngày nay nhiều người nói rằng, “tất cả những điều chúng ta phải làm là tin Chúa Jêsus, tại sao phải phiền phức với những điều rắc rối này? Đừng phí thì giờ cách bởi những lời nói vô ích nhưng chỉ tin bất cứ những gì chúng ta nghĩ là đúng.” Đối với những người như thế, chúng ta chỉ có thể xem là những kẻ gây rối Cơ đốc giáo, nhưng việc hoàn toàn rõ ràng là nếu người ta tin Chúa Jêsus mà không nhận được sự tha tội, anh/chị ấy phải đối diện với sự hình phạt đời đời. Không tin hoàn toàn vào Phúc âm của Nước, Huyết và Thánh Linh là đức tin sai lạc và thiếu sót. Trong thực tế họ không tin Chúa Jêsus là Cứu Chúa.
Nếu tôi muốn lấy cảm tình một người lạ nào đó, tôi khẳn định với người ấy cách mù quáng như thế này, “Tôi tin bạn,” Người này bị thuyết phục, “Anh chàng này phải thật sự tin tôi”, và vui mừng về điều này không? Trái lại có lẽ anh ta sẽ nói, “Bạn biết tôi không? Tôi không chắc là bạn biết tôi.” Nếu tôi nói lại lần nữa, “Nhưng tôi vẫn tin bạn dù thế nào đi nữa,” và nhìn anh ta với ánh mắt nghiêm chỉnh để cố gắng làm cho anh ta cảm thấy tốt hơn, thế rồi anh ta vui thích điều đó không? Anh ta chỉ sẽ nhìn tôi như một kẻ nịnh hót không có “xương sống,” là người cố gắng học tư tưởng của anh ta và vuốt ve thiện ý của anh ta.
Đức Chúa Trời cũng không hài lòng những người chỉ tin Ngài cách mù quáng. Khi chúng ta nói, “Tôi tin Đức Chúa Trời. Tôi tin Chúa Jêsus là Cứu Chúa của tội nhân,” rồi chúng ta phải tuyên xưng đức tin của chúng ta trong Ngài sau khi biết và tin cách nào Chúa Jêsus đã giải quyết tội lỗi của tội nhân. Nếu chúng ta tin cách không suy nghĩ hay mù quáng, như thể chúng ta không có cá tính gì cả, thì chúng ta không bao giờ được cứu. Chúng ta được cứu chỉ khi trước tiên chúng ta biết rõ cách mà Chúa Jêsus đã làm cho tội lỗi chúng ta biến mất. Khi chúng ta nói rằng chúng ta tin ai đó, chúng ta đặt sự tin cậy vào người đó vì chúng ta biết anh/chị ấy rõ và xem người này là người có thể tin được. Đặt lòng tin cậy vào ai đó mà chúng ta không biết rõ người đó, hoặc là chúng ta nói dối hoặc là chúng ta là người ngu dốt bị lừa. Như thế, khi chúng ta xưng nhận là chúng ta tin Chúa Jêsus, chúng ta phải biết chính xác cách nào Chúa Jêsus làm cho tất cả tội lỗi của chúng ta biến mất. Và như thế chúng ta mới không bị từ bỏ ở phút cuối cùng và được vào Thiên đàng như là những người con tái sanh của Đức Chúa Trời.
Đức tin thật có thể đưa chúng ta vào Thiên đàng là đức tin trong chỉ xanh, tím, đỏ. Nói cách khác, đức tin thật là tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh, là đức tin cứu chúng ta bởi Nước (Báp-tem của Chúa Jêsus), Huyết (sự chết của Chúa Jêsus) và Thánh Linh (Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời). Chúng ta phải biết ân điển vĩ đại của Chúa chúng ta đã cứu chúng ta, và phải tin điều đó, vì tin lẽ thật này sẽ đưa chúng ta đến sự cứu rỗi.
Đức tin của một người trọn vẹn hay không được xác định bởi người ấy biết lẽ thật hay không. Bạn có thể tin Chúa Jêsus là Cứu Chúa của bạn chỉ khi bạn tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh trong lòng bạn. Đức tin trong Chúa Jêsus, Cứu Chúa của chúng ta, là Đấng ban cho chúng ta sự tha tội qua Phúc âm của Nước và Thánh Linh, là đức tin thật, mà nó cứu chúng ta ra khỏi tội.
Chậu Rửa Xác Quyết Sự Cứu Rỗi - Việc Tha Thứ Tội
Chậu rửa được đổ đầy nước. Nó được đặt ngay trước Nơi Thánh. Chậu rửa là nơi nhắc cho chúng ta rằng chúng ta đã nhận được sự tha tội, và xác quyết là chúng ta đã nhận được nó bởi đức tin. Đó là sự xác quyết trong sự kiện Đức Chúa Trời đã tẩy sạch tất cả tội lỗi của người tin. Như thầy tế lễ phục vụ trong Nơi Thánh phải rửa sạch tay và chân tại Chậu rửa bất cứ khi nào nó dơ, thì những ai nhận đã được sự tha tội, bất cứ khi nào họ phạm tội họ cũng phải ‘rửa’ tội như thế bởi tự nhắc họ và xác định một lần nữa, qua Lời của Đức Chúa Trời, là Chúa Jêsus đã tẩy sạch những tội này rồi và cũng chuộc họ ra khỏi sự hình phạt.
Chúng ta bị dơ bẩn vì chúng ta phạm tội hàng ngày khi chúng ta còn sống trên thế gian này. Chúng ta là người đã được làm sạch tội, nhưng những gì có thể làm dơ bẩn chúng ta? Chúng ta tẩy sạch chúng bởi tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ, Vua các vua, đến thế gian này cách đây trên 2000 năm trong xác thịt con người để cứu tội nhân, nhận tội của họ về cho Ngài bởi Báp-tem của Ngài, đổ huyết của Ngài ra trên Thập-tự-giá, và bởi đó Ngài tha thứ tất cả tội lỗi của tội nhân. Chúng ta có thể nhận sự tha tội và cũng thanh tẩy những tội lỗi hàng ngày chỉ khi chúng ta tin lẽ thật là Chúa Jêsus đã nhận lấy tội lỗi của chúng ta về Ngài qua Báp-tem của Ngài và chết trên Thập-tự-giá. Nói cách khác, chúng ta cũng có thể được sạch kỷ tội của chúng ta chỉ khi chúng ta tin lẽ thật là Đức Chúa Trời đã tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta qua hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ.
Chúng Ta Phải Có Loại Đức Tin Là Biết Và Tin Lẽ Thật Của Chậu Rửa
Không có đức tin vào chậu rửa thì chúng ta không bao giờ có thể vào Nơi Thành là nơi Đức Chúa Trời ngự. Việc làm của chúng ta không thể luôn luôn là hoàn toàn. Vì chúng ta có nhiều nhược điểm, chúng ta phạm tội luôn. Tuy nhiên sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta là trọn vẹn, vì Lời của Đức Chúa Trời là trọn vẹn. Vì Đức Chúa Trời đã tẩy sạch tất cả những nhược điểm của chúng ta bởi sự cứu rỗi toàn vẹn của Ngài, nên chúng ta có thể mạnh dạn đi vào Nơi Thánh bởi đức tin. Những ai không đi ngang qua Chậu rửa không bao giờ có thể vào Nơi Thánh. Chúng ta có đủ tư cách để vào Nơi Thánh bởi đức tin trong lẽ thật là Chúa Jêsus đã đến thế gian cách đây trên 2000 năm và tẩy xóa tất cả tội lỗi của thế gian bởi Phúc âm của Nước, Huyết và Thánh Linh tương ứng với chỉ xanh, tím, đỏ. Không tin Chúa đã tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta và làm cho chúng ta trở nên vô tội rồi thì chúng ta không thể đi vào Nơi Thánh.
Chúng ta không thể vào Nơi Thánh của Đức Chúa Trời khi không tin hình bóng của chỉ xanh, tím, và đỏ. Nếu chúng ta không tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh, thì chúng ta không thể vui mừng trong ơn phước để bước vào ngôi Ân điển của Đức Chúa Trời bởi tin Lời của Ngài, hay để được cầu nguyện với Ngài, hoặc nhận ân điển của Ngài, và được sống với các Đầy tớ và các Thánh đồ của Ngài. Chúng ta có thể sống cuộc sống của chúng ta trong Hội thánh của Đức Chúa Trời với những tín hữu, nghe và tin Lời Ngài và cầu nguyện với Ngài, chỉ khi chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta ra khỏi tất cả tội lỗi của chúng ta qua hình ảnh của chỉ xanh, tím, đỏ.
Chậu rửa là sự xác định cuối cùng của chúng ta trong sự cứu rỗi. Đức Chúa Trời đặt Chậu rửa ngay trước Nơi Thánh và đổ đầy nước để ban sự xác quyết đức tin cho những ai tin Phúc âm của sự tha tội. Chậu rửa rửa sạch mọi vết dơ trong lương tâm của người công chính là những người tin.
Xin đọc 1 Giăng 2:1-2. “Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình. Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa.” Amen.
Nếu chúng ta phạm tội, chúng ta có Đấng cầu thay với Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ Đấng công chính. Chúa Jêsus tẩy sạch lòng dơ bẩn của chúng ta để chúng ta trở nên người công chính bởi Nước và Huyết. Một ngày trước khi Ngài bị đóng đinh, trong Buổi Tiệc cuối cùng Chúa Jêsus nhóm họp các môn đồ của Ngài lại, rót nước ra cái chậu, và bắt đầu rửa chân cho họ. “Khi Ta chịu Báp-tem, Ta gánh tất cả tội lỗi của các ngươi, gồm cả tội mà các ngươi sẽ phạm sau này, và Ta sẽ chịu hình phạt trên Thập-tự-giá thế cho các ngươi. Ta cũng nhận tội tương lai của của các ngươi, và tẩy sạch nó đi. Ta trở thành Cứu Chúa các ngươi.”
Chúa Jêsus rửa chân cho môn đồ trong Buổi Tiệc của Lễ Vượt qua. Đối với Phi-e-rơ là người từ chối việc Chúa Jêsus rửa chân cho ông, Chúa Jêsus nói, “Hiện nay ngươi chẳng biết sự ta làm; nhưng về sau sẽ biết.” (Giăng 13:7). Chúa Jêsus muốn trở thành Cứu Chúa toàn vẹn của những ai thật sự tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Những ai tin hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ, thì Chúa Jêsus sẽ trở thành Cứu Chúa đời đời của họ.
Công Dụng Của Chậu Rửa
Chậu rửa được dùng để tẩy sạch những vết dơ của các thầy tế lễ khi họ làm việc trong Đền tạm để dâng tế lễ lên cho Đức Chúa Trời. Cần tẩy sạch những vết dơ mà các thầy tế lễ đã bị vấy bẩn trong khi giết con sinh, lấy huyết nó, và cắt ra từng mãnh để dâng lên cho Đức Chúa Trời như một của lễ chuộc tội cho dân sự Y-sơ-ra-ên. Khi các thầy tế lễ bị dính bụi đất trong khi dâng tế lễ, họ phải được tẩy rửa bởi nước, và Chậu rửa là nơi mà tất cả những dơ bẩn được tẩy sạch.
Bất cứ khi nào chúng ta phạm tội, dù là trong cuộc sống thuộc linh hay trong xác thịt của chúng ta, và bất cứ khi nào chúng ta bị dơ bẩn bởi vi phạm Điều răn của Đức Chúa Trời, chúng ta phải tẩy sạch tất cả những dơ bẩn của chúng ta bởi nước trong Chậu rửa. Thầy tế lễ, bất cứ khi nào họ chạm đến vật ô uế hay đồ dơ, họ phải tẩy những phần dơ bẩn đó khỏi thân thể của họ bằng nước, cho dù họ muốn hay không.
Giống như thế, bất cứ khi nào những người tin Đức Chúa Trời quan hệ, tiếp xúc với vật không thanh sạch hay dơ bẩn, nước của chậu rửa được dùng để tẩy sạch tất cả những dơ bẩn như thế. Tóm lại, nước của chậu rửa được ban cho để dùng tẩy sạch sự dơ bẩn của người tái sanh. Như thế chậu rửa chứa đựng sự nhân từ của Đức Chúa Trời. Ý nghĩa của chậu rửa không là một việc tùy ý mà chúng ta có thể chọn hay không, nhưng đó là một vấn đề rất thiết yếu.
Đức Chúa Trời ra kích cở của tất cả mọi vật trong Đền tạm, bao nhiêu thước (cubits) bề ngang, bề dài, bề cao. Nhưng Ngài không ghi rõ kích thước của Chậu rửa. Đây là tính chất đặc biệt của chậu rửa. Nó bày tỏ tình yêu vô bờ bến mà Đấng Mê-si-a đã ban cho chúng ta, những người phạm tội hàng ngày. Tình yêu của Đấng Mê-si-a được tìm thấy trong Báp-tem của Ngài, là hình thức đặt tay để tẩy sạch tội lỗi của chúng ta. Vì thầy tế lễ phải dùng nhiều nước để rửa vết dơ trong khi thi hành nhiệm vụ, nên chậu rửa phải luôn luôn được đổ đầy nước. Vì thế kích cở của chậu rửa tùy thuộc vào nhu cầu này. Vì chậu rửa được làm bằng đồng, bất cứ khi nào thầy tế lễ tẩy sạch vết bẩn bởi nước này, họ phải nghĩ đến sự phán xét tội lỗi.
Thầy tế lễ là những người phục vụ trong Đền tạm phải tẩy sạch tất cả mọi ô dơ trên chân và tay của họ bởi nước của chậu rửa. Nếu đồng chỉ tỏ sự phán xét của Đức Chúa Trời, thì nước chỉ tỏ sự tẩy sạch tội lỗi. Hê-bơ-rơ 10:22 nói, “thân thể rửa bằng nước trong,” và Tít 3:5 nói, “bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh.” Giống như những câu này, Lời của Kinh thánh Tân Ước cũng nói với chúng ta nhiều về vấn đề tẩy sạch bởi Nước của Báp-tem.
Nếu thầy tế lễ phải rửa những dơ bẩn xảy ra trong đời sống của họ bằng nước của chậu rửa, thì chúng ta, những Cơ đốc nhân tái sanh ngày nay, có thể tẩy sạch tất cả tội lỗi vi phạm hàng ngày của chúng ta bởi tin vào Báp-tem của Chúa Jêsus. Nước của chậu rửa của Cựu Ước tỏ cho chúng ta rằng Đấng Mê-si-a đến thế gian và tẩy sạch tất cả tội lỗi của thế gian bởi Báp-tem của Ngài mà Ngài đã nhận từ Giăng.
Qua Kinh thánh, Đức Chúa Trời phán với chúng ta rằng không chỉ tội mà dân Y-sơ-ra-ên vi phạm nhưng tội hàng ngày mà tất cả loài người trong suốt lịch sử nhân loại vi phạm cũng đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus bởi Báp-tem mà Ngài đã nhận từ Giăng. Khi Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng, Ngài nói trong Ma-thi-ơ 3:15, “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy.” Bởi nhận Báp-tem của Ngài, giống như hình thức đặt tay, từ Giăng, người đại diện cho nhân loại, Chúa Jêsus nhận tất cả tội lỗi của con người trên thân thể Ngài.
Vì vậy, bởi tin sự thật là tất cả tội lỗi của chúng ta đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus, Đấng Mê-si-a, qua Báp-tem của Ngài, tất cả chúng ta có thể được tẩy sạch mọi tội lỗi ô dơ trong lòng chúng ta. Vì chúng ta đã chuyển tất cả tội lỗi của chúng ta qua cho Chúa Jêsus bởi tin vào lẽ thật này, nên tất cả những gì chúng ta phải làm là chỉ tin rằng Con của Đức Chúa Trời đã mang tội lỗi của thế gian đến Thập-tự-giá, chịu đóng đinh và đổ huyết ra, trở nên tế lễ chuộc tội toàn vẹn của cả nhân loại, và bởi đó Ngài giải thoát chúng ta ra khỏi tội lỗi. Bạn có tin điều này trong lòng bạn không? Những ai thật sự tin rằng Đấng Mê-si-a đến để trở nên của lễ chuộc tội của chúng ta thì được cứu đời đời.
Nan Đề Kỷ Tội Của Chúng Ta Cũng Được Giải Quyết Bởi Tin Báp-Tem Của Chúa Jêsus
Kinh thánh nói với chúng ta thế nào kỷ tội của chúng ta có thể được thanh tẩy? Thầy tế lễ rửa những dơ bẩn của họ bằng nước trong chậu rửa trong thời Cựu Ước, thì trong Tân Ước, chúng ta có thể nhận sự tha thứ kỷ tội bởi tin rằng Chúa Jêsus đã hoàn thành sự công chính của Đức Chúa Trời bởi nhận tội lỗi của thế gian về cho Ngài qua Báp-tem mà Ngài nhận từ Giăng. Cuối cùng, tất cả tội lỗi được tẩy sạch bởi tin lẽ thật này.
Khi dân sự Y-sơ-ra-ên dâng của lễ chuộc tội lên Đức Chúa Trời, họ mang vào Đền tạm một con sinh không tì vít như chiên hay dê, xưng tội họ ra và chuyển tất cả tội đó qua con sinh bởi việc đặt tay trên đầu nó, và giết con sinh đã nhận tội của họ. Họ cắt cổ và lấy huyết của nó, bôi huyết đó trên các sừng của bàn thờ của lễ thiêu và đổ phần còn lại xuống đất (Lê Vi Ký 4). Ngay cả tội lỗi của cả một năm của họ cũng được tha thứ một lần bởi đức tin qua của lễ chuộc tội của Ngày Đại Lễ Chuộc Tội (Lê Vi Ký 16). Tóm lại, chúng ta nhận sự tha tội trong cùng một cách như của lễ chuộc tội trong thời Cựu Ước – đó là, bởi tin Báp-tem của Đấng Mê-si-a là Đấng cất tội lỗi của chúng ta và Huyết Ngài trên Thập-tự-giá.
Việc đặt tay trong Cựu Ước thì giống như Báp-tem của Chúa Jêsus mà Chúa Jêsus đã nhận trong thời Tân Ước. Đấng Mê-si-a của chúng ta đã quan tâm đến và tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta bởi chịu Báp-tem của Giăng và bị đóng đinh. Bởi công việc Báp-tem và Thập-tự-giá của Đấng Mê-si-a nên Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta hoàn toàn ra khỏi tội lỗi của chúng ta, thế thì chúng ta còn phải làm gì nữa để được tha tội? Những gì chúng ta phải nhớ và tin là ngay cả khi chúng ta phạm tội hàng ngày trong cuộc sống thường nhật của chúng ta vì sự yếu đuối của chúng ta, thì tất cả những tội lỗi đó cũng đã được tẩy sạch bởi Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng đến bởi Nước và Huyết. Mặc dù chúng ta tin Đức Chúa Trời, nhưng vì sự thiếu kém của chúng ta nên chúng ta vẫn rơi vào sự yếu đuối và vi phạm của chúng ta. Nhưng Đức Chúa Trời chúng ta, Đấng biết tất cả điều này, đã cứu chúng ta bằng cách sai Đấng Mê-si-a đến thế gian, cho Ngài nhận tất cả tội lỗi của nhân loại qua Báp-tem của Ngài, và hy sinh chính mình Ngài.
Bởi đặt Bàn thờ của lễ thiêu và chậu rửa trong hành lang Đền tạm, Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta được tẩy sạch tất cả kỷ tội mà chúng ta vi phạm hàng ngày trước khi chúng ta đi vào Nơi Thánh, Nhà của Đức Chúa Trời. Điều này không có nghĩa là chúng ta được tẩy sạch tội lỗi hàng ngày bởi lời cầu nguyện ăn năn xin tha tội. Trái lại, đức tin của chúng ta tin vào Báp-tem của Đấng Mê-si-a, và Huyết Ngài trên Thập-tự-giá đã làm sạch tội lỗi của chúng ta. Đức Chúa Trời đã sắp đặt rằng khi người công chính lầm lỡ và phạm tội và làm điều xấu sau khi tin Chúa Jêsus, họ nên được tẩy sạch tất cả tội lỗi của họ bởi tin vào Báp-tem mà Đấng Mê-si-a, Chúa của chậu rửa, đã nhận chịu.
Nhiều người có khuynh hướng cho rằng Chúa Jêsus mang tội lỗi và chịu hình phạt vì tất cả tội lỗi trong cùng một cách, buộc chúng vào nhau trong cùng một bó. Nhưng vì chúng ta phạm tội hàng ngày căn bản là do sự yếu đuối của chúng ta, tẩy sạch tội lỗi và sự phán xét phải tách rời nhau ra thành hai. Phép Báp-tem mà Chúa Jêsus nhận từ Giăng và sự chết của Ngài trên Thập-tự-giá là để gánh lấy tất cả tội lỗi của chúng ta về Ngài, và chịu phán xét vì những tội đó để cứu chúng ta hoàn toàn ra khỏi tội. Qua đức tin này, chúng ta nhận sự phán xét một lần đủ cả. Như thế, vấn đề tội lỗi mà chúng ta phạm hàng ngày phải được giải quyết bởi tin Báp-tem của Đấng Mê-si-a và Thập-tự-giá của Ngài. Đó là bởi kết hợp của hai thành phần, Báp-tem và Thập-tự-giá, mà sự cứu rỗi toàn vẹn được hoàn tất. Đây là lẽ thật của sự tha thứ tội trọn vẹn. Đến khi giải pháp cho nan đề tội lỗi của chúng ta được quan tâm, chúng ta phải nghĩ đến và tin nó bằng cách tách rời Báp-tem của Chúa Jêsus và Thập-tự-giá rời nhau ra.
Khi thầy tế lễ giết con sinh trong Đền tạm, họ bị vấy bẩn bởi đất bụi và máu. Chúng ta không thể tưởng tượng nỗi là họ dơ bẩn như thế nào đâu. Thầy tế lễ phải tẩy sạch tất cả những dơ bẩn, nhưng nếu không có nước trong chậu rửa của hành lang Đền tạm, họ không thể làm gì được. Dù là Thầy tếlễ cả hay các thầy tế lễ khác đã được tha tội của cả năm rồi, nhưng không được tẩy rửa các vết bẩn trên họ ngay lập tức bởi nước của chậu rửa, những người này không thể làm gì khác hơn là vẫn còn có tội.
Dù Thầy tế lễ cả có đủ mọi thứ dơ bẩn trên ông ta, nhưng vì có chậu rửa trong hành lang Đền tạm, nên ông ta luôn luôn được sạch. Dù là thầy tế lễ đã được tha thứ tội lỗi của cả năm, nhưng ông ta vẫn còn cần được tẩy sạch tội lỗi hàng ngày để ông được tinh sạch. Đức Chúa Trời đã định rằng những thầy tế lễ là những người dâng của lễ lên Ngài phải được tẩy sạch tất cả dơ bẩn nơi chậu rửa. Chúng ta có thể biết rõ tại sao Đức Chúa Trời đặt chậu rửa trong hành lang Đền tạm. Chúng ta cũng có thể biết tại sao chậu rửa được đặt giữa Bàn thờ của lễ thiêu và Nơi Thánh.
Tại sao chúng ta phải cần chậu rửa?
Lẽ thật ngụ ý trong chậu rửa được bày tỏ trong Giăng 13. Trong thời gian Lễ Vượt Qua, sau khi dùng Bửa Tối Cuối Cùng với các môn đồ, Chúa Jêsus bắt đầu rửa chân cho họ, đầu tiên là Phi-e-rơ. Chúa Jesus đã bảo Phi-e-rơ đưa chân ra để Ngài có thể rửa chân cho ông. Tuy nhiên, Phi-e-rơ khước từ và nói rằng, “Con phải rửa chân cho Ngài, chứ sao Ngài, là Chúa, lại có thể rửa chân cho con?”
Phi-e-rơ đã khước từ bởi vì ông nghĩ rằng một người thầy rửa chân cho các môn đệ của chính ông là không đúng. “Làm sao tôi dám xin thầy của tôi rửa chân cho tôi? Tôi không thể nào làm vậy!”
Phi-e-rơ cứ từ chối sự phục vụ của Chúa Jêsus. Điều mà Chúa Jêsus đã nói với Phi-e-rơ ở đây có một ý nghĩa sâu sắc.
“Hiện nay ngươi chẳng biết sự ta làm; nhưng về sau sẽ biết” (Giăng 13:7). Đây là điều mà Chúa Jêsus muốn nói: “Bây giờ người không thể hiểu tại sao ta phải rửa chân cho ngươi. Nhưng đây chắc chắc sẽ là biện pháp để giải quyết mọi vấn đề tội lổi thực tại của người. Từ bây giờ ngươi sẽ phạm nhiều tội lỗi, nhưng Ta đã gánh lấy sự vi phạm của ngươi ngay cả trong tương lai trên mình Ta, và vì những sự vi phạm này, Ta phải đổ huyết của Ta trên Thập tự giá. Vì thế ngươi phải biết và tin rằng Ta là Đấng Mê-si-a, là Đấng đã giải quyết những sự vi phạm trong tương lai của ngươi.”
Trong tư tưởng của Phi-e-rơ, ông chỉ đơn giản thấy rằng việc Đấng Mê-si-a rửa chân cho ông là điều trái với luân thường đạo lý. Nhưng Chúa Jêsus đã nói với Phi-e-rơ rằng, “Sau này ngươi sẽ hiểu.” và Ngài đã rửa chân cho ông.
“Chỉ khi Ta rửa chân cho ngươi thì ngươi mới có thể có phần với Ta. Bây giờ ngươi không hiểu tại sao Ta đang rửa chân cho ngươi. Nhưng sau khi Ta bị đóng đinh và thăng thiên về Trời, ngươi sẽ biết tại sao Ta đã rửa chân cho ngươi. Bởi vì Ta là Đấng Mê- si của ngươi, Ta đã mang ngay cả những sự vi phạm trong tương lai của ngươi với phép Báp tem của Ta, và bởi sự hi sinh cho những vi phạm của ngươi, Ta đã trở thành Cứu Chúa của ngươi.”
Khi Chúa chúng ta nói, lúc đó Phi-e-rơ đã không hiểu gì, nhưng sau sự sống lại của Chúa, ông đã hiểu được điều đó. Thật ra, đây là sự kiện đã tẩy rửa những vi phạm của ông.
“Bởi vì tôi không thể tránh khỏi sự phạm tội trong thế gian, Chúa đã rửa chân tôi để vì đó tôi tin rằng Chúa Jêsus Đấng Mê-si đã gánh lấy mọi tội lỗi trên chính mình Ngài với phép báp tem của Ngài bởi Giăng Báp-tít! Phép báp tem của Đấng Mê-si đã giải quyết mọi sự vi phạm trong tương lai này! Chúa Jêsus đã gánh mọi tội lỗi trên chính mình Ngài với phép báp tem của Ngài, mang tội lỗi của thế gian đến Thập tự giá, và gánh sự sửa phạt mọi tội lỗi bằng cách chịu đóng đinh! Và bởi sự sống lại từ cõi chết, Ngài đã thật sự và hoàn toàn cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi của chúng ta!”
Chỉ sau đó một thời gian, sau khi ông chối Chúa ba lần, Phi-e-rơ đã nhận ra điều này và tin nơi đó. Đó là lý do tại sao ông đã nói trong 1 Phi-e-rơ 3:21, “Phép báp tem bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ.” Ở đây, từ “ảnh tượng” có nghĩa “một cái bóng hay sự đồng nhất hóa với biểu tượng hay hình bóng, giống như có một nhân vật trong Tân ước, là người giống hệt một người trong Cựu ước.” Vì thế, đoạn văn trước rõ ràng diễn tả rằng phép báp tem của Chúa Jêsus là điều thực sự tượng trưng cho từ “nước” trong Cựu ước.
Trong Cựu ước, việc xưng tội trong Ngày Đại Lễ Chuộc Tội do Đức Chúa Trời ban cho để người ta nhận được sự tha thứ tội lỗi đã phạm trong một năm, thầy Tế lễ Thượng phẩm, người đại diện cho dân I-sơ-ra-ên, phải đặt tay của ông trên sinh tế và xưng nhận tội lỗi mà dân I-sơ-ra-ên đã phạm để hầu chuyển tội lỗi của họ sang con sinh tế. Cách thức đặt tay này cũng giống như thể thức báp tem của Chúa Jêsus. Trong Cựu ước, con sinh tế phải đổ huyết cho đến chết vì nó đã tiếp nhận tội lỗi của cả dân I-sơ-ra-ên chất trên nó. Nó bị cắt cổ, và nhanh chóng chảy hết huyết của nó ra. Kế đó những thầy tế lễ lột da nó, cắt nó thành nhiều mảnh, và dùng lửa thiêu thịt của nó để dâng lên cho Đức Chúa Trời.
Đấng Mê-si, Đấng thực chất là của tế lễ trong Cựu ước, đã đến thế gian này, tiếp nhận những tội lỗi của chúng ta qua sự đặt tay, đổ huyết trên Thập tự giá, và chết thế cho chúng ta. Vì thế mà ngày nay, bạn và tôi nhận được sự tha thứ tội lỗi hoàn toàn của chúng ta qua phép báp tem của Đức Chúa Jêsus Christ và sự chết của Ngài trên Thập tự giá. Và chúng ta cũng được tẩy sạch những sự vi phạm thực tại mỗi ngày của chúng ta bằng cách tin rằng những tội lỗi này đã được tẩy sạch bởi phép Báp tem mà Chúa chúng ta đã nhận và huyết mà Ngài đã đổ ra trên Thập tự giá. Chúng ta phải biết lẽ thật này và tin nó. Chúng ta có thể được giải thoát khỏi mọi sự vi phạm thực tại của chúng ta chỉ khi chúng ta tin rằng Chúa Jêsus đã gánh lấy mọi tội lỗi của chúng ta trên Ngài và tẩy sạch chúng hoàn toàn qua phép Báp tem của Ngài. Nói cách khác, bất cứ khi nào chúng ta phạm tội, chúng ta phải xác nhận đức tin của chúng ta nơi Phúc âm của Nước và Thánh linh. Và bởi sự suy gẫm về lẽ thật mà ngay cả những sự vi phạm đã được thanh tẩy bởi Chúa Jêsus bởi Báp tem của Ngài và Thập tự giá, chúng ta không thể mất sự cứu rỗi của chúng ta trong bất cứ trường hợp nào, và có thể tái lập nó ngay tức thì bất cứ khi nào lòng chúng ta bị tấn công bởi cảm giác tội lỗi.
Vì Chúa Jêsus đã thanh tẩy ngay cả những sự vi phạm hằng ngày của những người công chính, là những người nhận được sự tha thứ tội lỗi trong cuộc sống mỗi ngày của họ, Đức Chúa Trời đã ban chậu rửa cho họ để vì thế những người công chính này, là những người được sự tha thứ tội lỗi bởi nước, huyết và Thánh linh, được tẩy sạch kỷ tội của họ qua đức tin của họ nơi Phúc âm của Nước và Thánh linh.
Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời đã tạo nên chậu rửa bởi gom góp và nấu chảy những tấm gương soi đã được dùng bởi những người phụ nữ đã từng phục vụ trong Đền tạm, vì những tấm gương này cung cấp sự phản ánh của cái tôi. Bất cứ khi nào chúng ta phạm tội và rơi vào trong tuyệt vọng vì sự yếu đuối của chúng ta, chúng ta phải đến với chậu rửa và rửa tay chân chúng ta. Vai trò của chậu rửa là để nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Jêsus đã gánh mọi tội lỗi của con người trên Ngài một lần đủ cả khi Ngài chịu báp tem bởi Giăng. Để dạy lẽ thật này cho những người công chính là những người đã nhận được sự tha thứ tội rằng Chúa chúng ta đã khiến dân Y-sơ-ra-ên làm chậu rửa bằng cách nấu chảy những tấm gương soi của những phụ nữ này, đổ nước vào đó, và cho phép những thầy tế lễ rửa sạch mọi sự dơ bẩn của tay chân họ bằng nước này.
Chúng ta tin rằng Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, Đấng Sáng tạo, và Cứu Chúa của con người. Và chúng ta phải nhớ rằng Đấng Mê-si-a đã đến trong thế gian này với hình hài xác thịt một con người, và tiếp nhận mọi tội lỗi của chúng ta chất trên chính thân thể người qua Báp tem mà Ngài đã nhận nơi Giăng - đó là, bất cứ khi nào chúng ta phạm tội trong thế gian này, rơi vào trong sự yếu đuối hay sự yếu đuối của chúng ta lộ ra, chúng ta càng phải nhớ hơn rằng Đấng Mê-si-a đã đến trong xác thịt, và bởi đó đã thanh tẩy mọi tội lỗi của chúng ta.
Nếu chúng ta không nhớ điều này và tin nơi đó, cho dù chúng ta đã nhận được sự tha tội, thì chúng ta lại bị trói buộc bởi những tội lỗi thực tại và trở lại thành con người cũ tội lỗi của chúng ta. Như thế, chúng ta phải tin mỗi ngày rằng mọi tội lỗi mà chúng ta vi phạm bởi sự yếu đuối và bất toàn của chúng ta đã được chuyển sang Chúa Jêsus qua phép báp tem của Ngài. Mỗi ngày, chúng ta phải nhớ, tin và xác nhận rằng Đấng Mê-si-a đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta trên chính Ngài bởi báp tem mà Ngài đã nhận nơi Giăng và đã tẩy sạch chúng hoàn toàn.
Không có một ai trên mặt đất này có thể nhận được sự tha thứ tội lỗi bởi tin nơi Chúa Jêsus mà không tin rằng Ngài đã mang tội lỗi của thế gian bởi chịu báp tem nơi Giăng và đổ huyết của Ngài. Và ngay cả nếu người ta tin sự tha thứ tội lỗi, thì không có một người nào mà không phạm những tội lỗi thực tại. Như vậy, không tin nơi phép báp tem của Chúa Jêsus, thì mọi người đều là tội nhân, và ý muốn của Đức Chúa Trời không bao giờ được làm trọn cho mọi người. Đó là tại sao Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Con của Ngài, cho Con ấy chịu báp tem bởi Giăng, và để Con chịu đổ huyết ra trên Thập tự giá.
Nếu chúng ta tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng Mê-si-a của chúng ta, thì chúng ta phải tin rằng mọi tội lỗi của chúng ta đã được chuyển sang Ngài qua phép báp tem của Ngài đã nhận từ Giăng, và rằng Ngài đã mang tất cả sự sửa phạt bằng cách mang tội lỗi của thế gian đến trên Thập tự giá, chịu đóng đinh và đổ huyết của Ngài ra. Chúng ta nhận được sự tha thứ tội lỗi bởi tin nơi báp tem của Chúa Jêsus và huyết của Ngài. Mọi tội lỗi của chúng ta đã được tẩy sạch bởi tin nơi lẽ thật này. Chúng ta đã đạt đến sự công chính bởi tin nơi tình yêu của Đức Chúa Trời bằng trái tim của chúng ta. Tấm lòng của chúng ta hiện nay vô tội, trong sạch và không vết dơ. Nhưng vẫn còn những sự bất toàn trong xác thịt của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta phải ghi nhớ phép báp tem của Chúa Jêsus mỗi ngày và luôn luôn nhắc nhở chính chúng ta về đức tin này. Bất cứ khi nào những sự bất toàn và yếu đuối của chúng ta lộ ra, thì khi đó những ý tưởng xấu xa hiện ra và chúng ta bị ô uế, và khi đó những hành động của chúng ta bị lạc lối, Chúa chúng ta chỉ vui lòng khi chúng ta ghi nhớ rằng Chúa Jêsus đã gánh mọi tội lỗi này trên chính mình Ngài bởi báp tem mà Ngài đã nhận nơi Giăng và thanh tẩy tấm lòng của chúng ta bằng cách tin nơi lẽ thật này một lần nữa.
Khi chúng ta phạm tội, trước nhất chúng ta phải nhận tội của mình trước mặt Đức Chúa Trời. Kế đó chúng ta phải một lần nữa tin rằng những tội lỗi này đã hoàn toàn chất sang Chúa Jêsus qua phép báp tem của Ngài. Chúng ta là những người đã được sạch bởi Báp tem của Chúa Jêsus phải tẩy đi tội lỗi thực tại mỗi ngày của chúng ta bởi tin nơi việc này. Đó là lý do tại sao chúng ta phải chắc chắn ghi nhớ và tin nơi lẽ thật rằng chúng ta có thể được thanh tẩy mọi tội lỗi của chúng ta qua Báp tem của Đức Chúa Jêsus Christ.
Chúng ta đã xem xét tại sao Đức Chúa Trời đặt để chậu rửa giữa bàn thờ của lễ thiêu và Đền tạm. Đức Chúa Trời đã đặt chậu rửa giữa bàn thờ của lễ thiêu và Đền tạm để khi chúng ta đến trước mặt Ngài, chúng ta sẽ đến với tấm lòng và thân thể trong sạch. Ngay cả sau khi chúng ta trở nên người công chính, là người đã nhận được sự tha tội trọn vẹn qua Báp tem của Chúa Jêsus và Thập tự giá, tấm lòng của chúng ta vẫn bị ô uế khi chúng ta phạm tội, cho dù vô ý hay cố ý. Đó là lý do tại sao chúng ta phải rửa đi sự bẩn thỉu này tại chậu rửa khi chúng ta đi qua bàn thờ của lễ thiêu và đến trước mặt Đức Chúa Trời. Bởi vì chúng ta không thể ra mắt Đức Chúa Trời nếu chúng ta có sự ô uế, cho dù chỉ là nhỏ nhất trong những sự ô uế, Đức Chúa Trời đặt để chậu rửa giữa bàn thờ của lễ thiêu và Đền tạm để chúng ta có thể bước vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời với sự trong sạch bởi sự thanh tẩy chính chúng ta với nước của chậu rửa.
Lương Tâm Nào Là Một Lương Tâm Tốt Trước Mặt Đức Chúa Trời?
1 Phi-e-rơ 3:21 cũng diễn tả phép báp tem của Chúa Jêsus là “một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời.” Ở đây, “một lương tâm tốt” là một lương tâm tin rằng Chúa Jêsus đã tẩy đi mọi tội lỗi của loài người, bao gồm cả tội lỗi thực tại phạm phải mỗi ngày, với phép báp tem mà Ngài đã nhận nơi Giăng tại sông Giô-đanh. Để gánh tội lỗi của chúng ta trên mình Ngài, Chúa chúng ta đã chịu báp tem bởi Giăng và do đó tiếp nhận tội lỗi của chúng ta trên chính thân thể của Ngài. Bởi vì Chúa Jêsus đã mang tất cả tội lỗi của chúng ta trên thân thể Ngài nên Ngài phải chết trên Thập tự giá. Nếu chúng ta từ chối và không tin nơi những điều Ngài đã làm, thì lương tâm chúng ta chỉ là lương tâm xấu xa. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tin Báp tem của Ngài. Chúng ta phải có lương tâm tốt trước mặt Đức Chúa Trời. Cho dù trong xác thịt của chúng ta, chúng ta có thể không thể sống hoàn toàn một trăm phần trăm, ít nhất trong lương tâm chúng ta, chúng ta có thể và phải có lương tâm tốt trước cái nhìn của Đức Chúa Trời.
Khoảng nửa thế kỷ trước, khi Hàn quốc bị mất hết mọi thứ trong sự tàn phá của chiến tranh, một cơn lũ trợ giúp từ nước ngoài đã đến trong đất nước để xoa dịu hoàn cảnh khốn khó lúc đó. Thay vì các trẻ em mồ côi được nhận được sự trợ giúp trước nhất, nhưng một số người vô lương tâm đã chuyển đồ cứu trợ đó vào túi riêng của họ và tạo nên sự giàu có cho riêng họ. Họ không có lương tâm. Khi các nước ngoài cho sữa bột, mền gối, giày dép, quần áo, và những dụng cụ y tế, những người bảo trợ gởi những thứ này đến để cho những người đói khát, trần truồng là người hết sức cần đến sự giúp đỡ hầu cho họ có thể được ăn và mặc đàng hoàng. Khó có thể khó tưởng tượng được những nhân viên xã hội và những kẻ lừa đảo xấu xa lại lấy đi những đồ cứu trợ này.
Con người có lương tâm tốt sẽ phân phối những hàng hóa này cách công bằng cho những người nghèo khó. Những người này dùng những đồ cứu trợ của nước ngoài này làm cơ hội để xây dựng sự giàu có của họ, thay vì đã phân chia chúng cách công bằng cho những người nghèo đang chết đói thì sẽ không phải xấu hổ trước mặt Đức Chúa Trời, vì họ đã sống với một lương tâm tốt. Nhưng những người đã làm ngược lại sẽ bị lương tâm của họ buộc tội ăn cắp. Dĩ nhiên, những kẻ ăn cắp này vẫn có thể được thanh tẩy mọi tội lỗi của họ nếu bây giờ họ biết quay trở lại và tin báp tem của Chúa Jêsus.
Để gánh lấy tội lỗi của chúng ta trên Ngài và để tẩy sạch mọi tội lỗi thực tại của chúng ta, Chúa Jêsus đã đến trong thế gian này và chịu báp tem. Chịu báp tem bởi Giăng, Chúa Jêsus đã tẩy đi tội lỗi của chúng ta một lần đủ cả. Tôi muốn cảnh cáo những người không tin nơi phép báp tem của Ngài như vầy, “Vậy thì điều gì làm cho các bạn trở nên quá kiêu hảnh khi không tin báp tem của Ngài? Với lương tâm gì mà các bạn không tin? Bạn có đủ tốt để bước vào Nước Trời mà không cần đức tin nơi báp tem của Ngài không?”
Nếu chúng ta thật sự muốn trở nên những người có lương tâm tốt, chúng ta phải tẩy đi tất cả mọi tội lỗi thực tại bởi Báp tem mà Chúa Jêsus đã nhận nơi Giăng. Để làm như vậy, chúng ta phải tin nơi lòng chúng ta rằng Chúa Jêsus đã gánh trên mình Ngài mọi tội lỗi mà chúng ta đã phạm trong cả cuộc đời chúng ta và đã tẩy sạch chúng rồi. Đó là lý do tại sao Chúa Jêsus, Đấng Mê-si-a của chúng ta đã chịu báp tem bởi Giăng trước khi đi đến Thập tự giá.
Chúa Jêsus đã nói với người đàn bà bị bắt khi phạm tội tà dâm, “Ta không buộc tội con, cũng không phán xét con đâu.” Tại sao? Bởi vì Chúa Jêsus cũng đã gánh lấy tội tà dâm của người đàn bà này trên Ngài. Ngài đã nói, “Ta là Đấng có thể định tội ngươi. Nhưng hãy tẩy sạch mọi tội lỗi của ngươi bởi tin Phép báp tem của Ta. Vì thế ngươi được cứu khỏi mọi tội lỗi của ngươi bởi tin nơi Ta. Hãy được cứu khỏi mọi tội lỗi bởi đức tin. Hãy tẩy sạch tội lỗi của lương tâm ngươi và uống nước từ nơi Ta, là nước khiến ngươi không bao giờ khát nữa.”
Ngày nay, bạn và tôi tin rằng Chúa Jêsus là Đấng đã cứu chúng ta ra khỏi mọi tội lỗi của chúng ta. Bạn có thật sự tin rằng Chúa Jêsus quả thật đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta trên mình Ngài bởi Báp tem của Ngài và đã tẩy sạch chúng hoàn toàn không? Chúa chúng ta đã tẩy sạch tội lỗi chúng ta bởi chịu báp tem. Hiện nay chúng ta có thể đến với Đức Chúa Trời với lương tâm tốt. Tại sao? Bởi vì Chúa chúng ta đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta trên mình Ngài và tẩy sạch chúng đi bởi sự chịu báp tem, Ngài đã mang những tội lỗi này đến Thập tự giá, đã chịu xử phạt thay cho chúng ta bằng cách chịu đóng đinh, và đã sống lại từ cõi chết. Khi xưa Chúa Jêsus đã đến trong thế gian này, và suốt 33 năm trong cuộc đời, Ngài đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta trên Ngài và đã tẩy sạch chúng hoàn toàn bởi Báp tem và Thập-tự-giá của Ngài.
Bởi gánh lấy mọi tội lỗi thực tại của chúng ta trên mình Ngài và tẩy sạch chúng đi, Chúa chúng ta đã khiến cho chúng ta được đến với Đức Chúa Trời và trở nên công chính, và Ngài chịu phán xét vì mọi tội lỗi của chúng ta qua sự hi sinh của Đức Chúa Jêsus Christ. Nói cách khác, vì chúng ta tin nơi Chúa mà chúng ta có thể gọi Đức Chúa Trời là Cha và đến trước sự hiện diện của Ngài. Như thế, những người tin nơi công việc của Nước, Huyết, Thánh linh của Chúa Jêsus là những người có lương tâm tốt. Ngược lại, những người không tin nơi những hành động công chính của Chúa, Báp tem của Ngài và sự đóng đinh, là những người có lương tâm xấu xa.
Hiện Nay, Nhiều Người Không Giữ Lời Của Đức Chúa Trời Cách Thật Sự Vì Đức Tin Mê Tín Của Họ
Nhiều người dối trá, vứt bỏ Lời của Đức Chúa Trời như thể nó chỉ là một đồ trang sức, chỉ giảng dạy rằng chúng ta cũng nên làm việc lành qua đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa Trời để được vào Nước Thiên đàng. Và khi nói đến sự cứu rỗi, họ chỉ đề cập đến Huyết trên Thập tự giá, và suy nghĩ cách sai lầm rằng họ phải leo lên một số ngọn núi để cầu nguyện hay kiêng ăn để được gặp gở Đức Chúa Trời qua những kinh nghiệm của xác thịt. Mặc dù đây là loại đức tin sai nhưng họ tuyệt đối tin chắc chắn vào nó. Họ nói “tôi đã bị giày vò bởi tội lỗi của tôi, và vì thế tôi đã thức cả đêm cầu nguyện rằng: ‘Lạy Đức Chúa Trời, con có tội. Con tin nơi Ngài, Chúa ơi.’ Trong ngày đó, tôi vẫn bị giày vò vào buổi chiều, nhưng sau khi tôi thức cả đêm cầu nguyện, khi bình minh lên, tự nhiên tôi cảm thấy như một đám lửa đang đè trên tôi, ngay lúc đó tâm trí của tôi được hoàn toàn trong sạch, mọi tội lỗi trong lòng tôi được tẩy sạch như tuyết. Vì thế chính tại lúc đó tôi đã được sanh lại. Ha-lê-lu-gia!”
Những ý tưởng như thế chỉ được tạo nên bởi con người, những ý nghĩ dốt nát và ngu dại làm cho Lời của Đức Chúa Trời trở nên vô dụng. Bạn phải nhớ rằng Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt, bằng nhiều cách, những người nói những lời bí ẩn vô lý như thế và bởi đó họ cám dổ người ta và dẫn người khác đến hỏa ngục.
“Đôi tai của tôi đã bị đau vô cùng. Nhưng tôi tin những gì Chúa đã nói, rằng chúng ta có thể được lành nếu chúng ta tin, và vì thế tôi chống lại sự đau đớn của tôi bằng cách nói, ‘Lạy Chúa, con tin!’ Khi tôi tin như vậy, thì đau đớn của tôi hoàn toàn mất đi!”
“Tôi đã bị loét dạ dày, vì thế mỗi khi tôi ăn gì đó, tôi bị đau bao tử khủng khiếp. Nên trước khi tôi ăn, tôi đã cầu nguyện ‘Lạy Chúa, con đang đau ở chỗ này, nhưng Ngài nói rằng Ngài sẽ nghe mọi điều gì mà chúng con cầu xin bởi đức tin. Con vẫn tin nơi Lời của Ngài.’ Dĩ nhiên tôi đã không còn vấn đề với sự tiêu hóa nữa!”
Những điều này là gì đây? Đây là trường hợp những người đã không gặp được Chúa qua Lời. Những trường hợp này chứng minh sự giả dối trong đức tin của họ do không tin nơi Lời. Đây không phải là sự trả lời những lời cầu nguyện của họ đã được nhận qua Lời, nhưng chỉ là đức tin huyền bí của họ. Họ tin nơi Đức Chúa Trời không phải bởi Lời, nhưng nơi sự mơ hồ sai lầm dựa trên những cảm xúc và kinh nghiệm của bản thân họ. Điều thật đáng tiếc và buồn là có quá nhiều sự bí ẩn trong vòng Cơ Đốc Nhân ngày nay.
Như vậy, bỏ qua Lời của Đức Chúa Trời và tin nơi Chúa Jêsus cách mù quáng dựa trên những cảm xúc và kinh nghiệm của họ chỉ đưa đến một đức tin mê tín. Những người nói rằng họ tin nơi Chúa Jêsus cho dù họ không tin nơi Lời cần phải xem xét bản thân họ để thấy rằng họ có đang bị chiếm hữu bởi ma quỷ hay không. “Tôi đã gặp Chúa Jêsus trong khi cầu nguyện, Chúa Jêsus đã hiện ra trong giấc mơ của tôi. Tôi đã cầu nguyện cách tha thiết nên bệnh hoạn của tôi đã được lành.” Bất cứ ai nói dối đều có thể công bố những điều này, nhưng điều rõ ràng rằng đây không phải là đức tin do Đức Chúa Trời ban cho, nhưng đây là đức tin sai lạc do ma quỷ đưa đến.
Qua chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, Chúa chúng ta đã tỏ Ngài ra cho chúng ta. Chúa chúng ta có tỏ Ngài ra cho chúng ta trong những cách mới và khác lạ trong thời đại này không? Có phải Ngài thật sự hiện ra trước chúng ta trong một giấc mơ hay một ảo tưởng nào không? Ngài đang kéo lê một chuổi dây xích to lớn, máu chảy lênh láng, có một cái mão gai trên đầu Ngài, và nói, “Ngươi thấy đó, Ta đã vô cùng đau đớn như thế này vì ngươi. Bây giờ ngươi sẽ làm gì cho Ta đây?” Đây có phải là cách mà Chúa tỏ ra cho chúng ta không? Những điều này hoàn toàn vô lý!
Nhưng vẫn có những người, sau khi cho là họ đã có giấc mơ loại như vậy, đã thề trước mặt Đức Chúa Trời rằng “Lạy Chúa, con sẽ trở nên tôi tớ của Ngài và phục vụ Ngài với cả tấm lòng cho đến suốt cả cuộc đời con. Con sẽ xây nên một ngôi nhà cầu nguyện ở đây. Con sẽ mang thập tự giá của con trên lưng con cho đến cuối cuộc đời và làm chứng cho Ngài trong toàn nước và cả thế giới.”
Thực ra, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những thầy giảng sùng đạo như thế trên những con đường hay những nơi công cộng. Không có sự ngoại trừ nào, họ toàn là những người thần bí, là những người nói rằng họ quyết định như thế sau khi nhìn thấy Chúa Jêsus trong những giấc mơ của họ hoặc nghe tiếng Chúa trong cầu nguyện. Nhưng Chúa tỏ Ngài ra chỉ qua Lời của Ngài; Ngài không phán với chúng ta trong giấc mơ hay trong khi chúng ta đang cầu nguyện, đặc biệt trong thời đại này khi mọi Lời của Ngài đã được ban cho loài người cách hoàn toàn. Những giấc mơ chỉ đến từ những lĩnh vực phức tạp của tiềm thức của con người. Những người này có những loại giấc mơ như vậy bởi vì họ có mọi loại tưởng tượng về Chúa Jêsus trong tình yêu và chỉ suy nghĩ quá nhiều.
Khi tâm trí của bạn chìm đắm trong một số vấn đề gì đó trước khi rơi vào giấc ngủ, bạn cũng có thể thấy bản thân bạn đang vật lộn với vấn đề này trong giấc mơ của bạn. Như vậy, giấc mơ được tạo nên bởi tiềm thức của bạn. Đó là lý do tại sao nếu chúng ta suy nghĩ quá nhiều, chúng ta sẽ thấy mọi loại giấc mơ kỳ lạ. Chúng chẳng có liên quan gì đến đức tin cả, nhưng chúng chỉ là sự phản xạ của những sự thay đổi thuộc thể hoặc tiềm thức.
Đó là lý do tại sao nếu người ta nghĩ nhiều về việc Chúa Jêsus đổ huyết trên Thập tự giá, thì trong giấc mơ của họ Ngài hiện ra với mão gai trên đầu Ngài. Trong chính điều này, chẳng có gì sai với một giấc mơ như thế. Nhưng xem giấc mơ này cách quan trọng là một sai lầm lớn. Nếu như Chúa Jêsus hiện ra trước họ, huyết chảy lênh láng, và nói, “Ngươi sẽ làm gì cho Ta? Ngươi nên sống cả cuộc đời ngươi cho Ta như một thầy tu khổ hạnh. Vì ta, ngươi không nên có bất cứ của cải nào”? Có những người ngu dại thực sự bỏ hết của cải của họ để họ có thể sống như vậy. Có ai bị kinh hoảng vì một giấc mơ, ai coi nó là nghiêm trọng, hoặc cuộc đời của ai bị thay đổi vì nó không? Đây không gì khác hơn là thần bí.
Đức Chúa Trời gặp gỡ chúng ta qua Lời. Ngài không phải là một ai đó mà chúng ta có thể gặp trong giấc mơ hay một khải tượng trong sự cầu nguyện của chúng ta. Lời của Đức Chúa Trời được chép trong Tân, Cựu ước, và đó là khi chúng ta nghe Lời được giảng dạy này cho chúng ta, và tiếp nhận nó vào trong lòng chúng ta thì tâm linh chúng ta có thể gặp Ngài qua Lời. Nói cách khác, đó là qua Lời và chỉ qua Lời mà tâm linh chúng ta có thể gặp được Đức Chúa Trời.
Nhờ Lời mà chúng ta đã được biết rằng Chúa Jêsus đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta trên Ngài bởi Báp tem của Ngài; bởi nghe Lời này mà chúng ta có niềm tin trong lòng chúng ta. Câu trả lời của câu hỏi tại sao Chúa Jêsus phải chết trên Thập tự giá cũng được tìm trong Lời. Đó là bởi vì Chúa Jêsus đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta trên Ngài bằng cách chịu báp tem để Ngài chết trên Thập tự giá và bởi đó Ngài đã cứu chúng ta. Bởi Lời, chúng ta được biết Đức Chúa Trời, và bởi Lời, chúng ta tin nơi Ngài. Việc chúng ta biết và tin Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời cũng chỉ qua Lời.
Bằng Cách Nào Chúng Ta Có Thể Tin Nơi Đức Chúa Trời? Chẳng Phải Bởi Lời Đức Chúa Trời Hay Sao?
Nếu không có Lời của Đức Chúa Trời, làm sao chúng ta có thể gặp và tin Chúa Jêsus, là Đấng đã khiến mọi tội lỗi của chúng ta biến mất? Nếu không có Lời Đức Chúa Trời, đức tin của chúng ta chẳng là gì cả. “Đây là điều tôi nghĩ” Chúng ta có thể nói ra những ý nghĩ của chúng ta, nhưng đây không phải là lẽ thật, và khi lòng chúng ta được đổ đầy những điều không thật, thì lẽ thật không thể tiến vào lòng chúng ta. Điều đúng chúng ta nên nói không phải là “Đây là điều tôi nghĩ” nhưng là “Đây là điều Kinh thánh nói.” Khi chúng ta đọc Kinh thánh, lẽ thật của Đức Chúa Trời nói trong lòng chúng ta và sửa sai những ý nghĩ sai lầm trước kia của chúng ta.
Đức tin của bạn nơi Phúc âm của Nước và Thánh linh được tạo nên bởi điều gì? Có phải nó được tạo nơi bởi những suy nghĩ riêng của bạn? Bạn đã trở nên người tái sanh bởi biết và tin nơi nó hay nhờ nghe Lời? Qua Lời mà chúng ta có đức tin và gặp Đức Chúa Trời trong lòng chúng ta. Đó là lý do tại sao cửa của hành lang đền tạm được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn.
Nước được giữ ở trong chậu rửa có ý nghĩa về hình bóng của phép báp tem mà qua đó Đức Chúa Jêsus Christ đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta trên mình Ngài. “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy” (Ma-thi-ơ 3:15). Nhờ Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta biết phép báp tem, mà qua đó Chúa Jêsus đã gánh mọi tội lỗi của thế gian trên Ngài. Bởi nhờ Lời mà chúng ta biết phép báp tem của Chúa Jêsus, là Đấng đã gánh tội lỗi mà bạn và tôi vi phạm trong cả cuộc đời chúng ta, Lời này khiến cho chúng ta có đức tin vào Báp tem trong lòng chúng ta. Nhờ Lời mà chúng ta có thể tìm ra sự thật hiển nhiên trong chậu rửa.
Nhờ Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể biết được rằng chậu rửa được làm bằng đồng. Trong Kinh thánh, đồng có nghĩa là phán xét. Như vậy, ý nghĩa của chậu rửa đồng là khi chúng ta nhìn vào chính chúng ta trước Luật pháp, là nó đóng vai trò của một cái gương phản chiếu lại bản thân chúng ta, chúng ta hoàn toàn bị đưa đến sự đoán phạt. Đây là lý do tại sao chậu rửa được làm bởi những cái gương của những người đàn bà phục vụ tại Đền tạm. Chúa đã cứu chúng ta, là những người không thể tránh khỏi sự đoán phạt vì tội lỗi chúng ta, bằng cách đến trong thế gian này, chịu báp tem, và chết trên Thập tự giá. Qua Lời được chép của Đức Chúa Trời, chúng ta được biết rằng bởi vì Chúa Jêsus đã chịu báp tem nên Ngài đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta trên mình Ngài, đã đến Thập tự giá và mang sự đoán phạt tội lỗi. Và bởi tiếp nhận vào lòng chúng ta và tin nơi lẽ thật này mà chúng ta đã được cứu. Còn bạn thì sao? Bạn đã được cứu bằng cách nào?
Trong một giáo phái theo chủ nghĩa thần bí, họ đòi hỏi rằng những thành viên của họ phải biết chính xác ngày họ được cứu rỗi, vào tháng nào, ngày nào mà họ đã được cứu. Và một mục sư trong giáo phái này đã phải xác nhận trước những tín đồ rằng ông ta đã tin Chúa Jêsus và đã được cứu khi ông ta đang leo lên một ngọn núi để cầu nguyện và nhận biết rằng ông ta chẳng ra gì cả. Ông ta đã hảnh diện xác nhận rằng ông ta không bao giờ quên ngày giờ chính xác sự tái sanh của ông ta. Điều này chắc chắn chẳng liên quan gì đến vải gai mịn cả, nhưng chỉ là cảm xúc. Đức tin của vị mục sư này chẳng liên quan gì đến chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Sự cứu rỗi được dạy bởi giáo phái này chẳng có liên quan gì đến sự cứu rỗi thật được lập nên bởi Lời của Đức Chúa Trời, nhưng chỉ là do họ tự lập nên mà thôi.
Thực tế nó có thể thôi miên người ta. Nếu người ta cứ khăng khăng rằng họ không có tội, và cứ tiếp tục suy nghĩ như vậy, thì cuối cùng họ bị thôi miên bởi chính họ (tự kỷ ám thị) và tự cho mình là vô tội. Nếu họ cứ ngâm nga câu thần chú này, thì họ có thể có cảm giác như là họ thật sự trở nên vô tội, nhưng những cảm giác này không bao giờ tồn tại lâu dài. Vì thế, chẳng bao lâu họ phải tự thôi miên lần nữa, ngâm nga, “Tôi vô tội, tôi vô tội.” Thật là một đức tin ngạo mạn, giả dối, ngu dại, và mê tín!
Vải gai mịn có nghĩa là Lời của Tân và Cựu ước của Đức Chúa Trời. Cái cửa của Đền tạm, Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh, hoàn toàn dệt bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn nói với chúng ta rằng Chúa Jêsus đã trở nên cánh cửa sự cứu rỗi của chúng ta và trở nên Cứu Chúa của chúng ta y như đã được chép trong Tân, Cựu ước. Vì thế tôi hết lòng cảm tạ Đức Chúa Trời, vì sự cứu rỗi này mà Đức Chúa Trời đã phán cho chúng ta cách chắc chắn như thế nào!
Đó là lý do tại sao khi tôi cầu nguyện, tôi không cố gắng bộc lộ cảm xúc hay làm ra vẻ phô bày. Tôi chỉ cầu nguyện bằng cách giao hết mọi sự cho Đức Chúa Trời và tin cậy nơi Ngài. “Lạy Cha, xin giúp đở con. Khiến con truyền giảng phúc âm ra cho toàn thế giới. Xin bảo vệ và gìn giữ những anh em mục sư và giáo sĩ. Xin ban cho chúng con những người làm việc, là những người có thể phục vụ Phúc âm, cho phép Phúc âm này được truyền ra, và khiến tín đồ nhận biết và tin nơi Lời của Ngài.” Đây là tất cả những điều tôi nói khi tôi cầu nguyện; tôi không cố gắng để khơi dậy cảm xúc của tôi và khóc lóc, và không có một trong những nghi lễ lố lăng này trong sự cầu nguyện của tôi.
Một số người, khi họ không thể khơi dậy những cảm xúc của họ cho dù họ cố gắng đến thế nào đi nữa, thì họ nghĩ đến người cha, người mẹ đã chết lâu rồi của họ để vắt ra nước mắt và để giả vờ cầu nguyện để người khác thấy rằng họ cầu nguyện cách khẩn thiết. Những người cầu nguyện giả dối như thế chẳng khác gì một đống rác rưởi khiến cho Đức Chúa Trời nôn mửa. Người ta cũng khơi dậy cảm xúc của họ bằng cách nghĩ đến sự đóng đinh của Chúa Jêsus và cứ la hét cách mù quáng, “Con tin Ngài, Chúa ơi!”
Nhưng điều này thực sự có nghĩa rằng đức tin của những người như thế mạnh mẽ không? Nếu bạn nghĩ về tội lỗi của bạn và cố gắng khơi dậy cảm xúc của bạn bằng cách nói, “Lạy Chúa, con đã phạm tội. Xin giúp con sống cách công chính.” thì nó rất có thể khuấy động cảm xúc của chính bạn. Bởi có một kinh nghiệm cảm xúc như thế và một buổi khóc lóc ngon lành có thể giải thoát được rất nhiều căng thẳng, nhiều người, cảm thấy tươi mới, họ nghĩ rằng đây là ý nghĩa của đức tin. Mặc dù cuộc sống của họ đầy những nan đề, những kinh nghiệm cảm xúc như thế ít nhất cũng làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn trong một thời gian, vì thế họ cứ tiếp tục cuộc sống tôn giáo của họ trong cách này.
Bạn Phải Tin Rằng Chúa Đã Đến Với Chúng Ta Qua hình bóng của Chỉ Xanh, Tím, Đỏ Và Vải Gai Mịn
Chúa chúng ta đã đến với chúng ta qua Lời. Vì thế bạn không nên trông mong nơi những cảm xúc của bạn mà bạn phải lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời nói với bạn điều gì. Khi bạn cầu nguyện, đừng nên cố tập trung vào cảm giác của bạn. Thay vào đó, bạn nên đè nén chúng xuống một mức thích đáng. Tại sao? Bởi vì có nhiều người dối trá trong thế gian này, là những người sẽ gạ gẫm những người thích khơi dậy cảm xúc và bị xúi giục làm đầy những lổ trống cảm xúc của họ. Bởi vì người ta thường mất lý trí bằng cách theo đuổi cảm xúc của họ, khi những buổi phục hưng được tổ chức dưới biểu ngữ “Sự phục hưng vĩ đại” mục đích là chỉ nhầm để khơi dậy những xúc cảm của người tham dự.
Tuy nhiên, hiện nay tôi đã được tái sanh, tôi không thể tổ chức một buổi phục hưng như thế cho dù nếu tôi có cố gắng đi nữa, vì giảng dạy Lời Đức Chúa Trời không phải là kích động cảm xúc của người ta như những buổi phục hưng tội lỗi lớn của thế giới. Bởi vì tôi đã tái sanh bởi Lời của lẽ thật, tôi tạm biệt những cảm xúc bề ngoài của tôi trong thời gian dài, là thứ từng xâm nhập vào trong cuộc sống thuộc linh của tôi.
Chúng ta, những người công chính, là người nghe Lời Đức Chúa Trời, dùng trí óc của chúng ta, và tin nơi lòng chúng ta, không bao giờ thích bị khơi dậy cảm xúc. Chúng ta tin nơi lẽ thật bằng cách nhanh chóng nhận ra được ai đó có đang nói Lời của Đức Chúa Trời cho chúng ta như đã được chép hay không, và bởi nhanh chóng nhận thức rằng người này đang nói với chúng ta bởi thật sự tin nơi đó hay không. Bởi vì chúng ta là những người biết và tin nơi lẽ thật của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn có Đức Thánh Linh trong lòng chúng ta, chúng ta hoàn toàn nhận biết rằng kích động cảm xúc thì không phải là lẽ thật, và chúng ta chỉ tiếp nhận lẽ thật thực sự trong lòng chúng ta.
Chúa Jêsus đã đến với chúng ta bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Lẽ thật này kỳ diệu như thế nào? Tình yêu của Chúa đã cứu chúng ta tuyệt vời làm sao? Qua 4 công việc của Chúa Jêsus được chép trong Lời Đức Chúa Trời, chúng ta đều tin rằng Chúa Jêsus đã gánh mọi tội lỗi của bạn trên Ngài với phép báp tem của Ngài, chết trên Thập tự giá và vì đó đã cứu bạn với mọi sự công chính làm trọn của Ngài.
Trong lòng bạn có tin nơi lẽ thật này không? Nhưng người giảng dạy Phúc âm phải rao truyền nó ra trong vòng vải gai mịn, đó là, Lời của Tân và Cựu ước của Đức Chúa Trời, và nội dung của nó phải là chỉ xanh, tím và đỏ. Và những người nghe nó phải tiếp nhận nó vào lòng của họ và tin nơi nó với cả trái tim.
Nước Của Chậu Rửa Tẩy Đi Tội Lỗi Của Chúng Ta
Qua phép báp tem của Ngài, Chúa Jêsus đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta trên mình Ngài và đã tẩy sạch chúng hoàn toàn. Báp tem của Chúa Jêsus tượng trưng cho nước của chậu rửa; nó thanh tẩy chúng ta, là những người đáng bị bỏ nơi hỏa ngục vì tội lỗi, và khiến cho chúng ta có thể đứng trước mặt Đức Chúa Trời. Bởi vì Chúa Jêsus đã tiếp nhận tất cả tội lỗi của chúng ta trên Ngài qua phép báp tem của Ngài, Ngài đã có thể đi đến Thập tự giá và thanh tẩy chúng đi bằng cách chịu đóng đinh cho đến chết. Cả phép báp tem của Chúa Jêsus và Thập tự giá đều làm chứng rằng Chúa Jêsus đã chịu sửa phạt vì mọi tội lỗi của chúng ta. Qua Báp tem và Thập tự giá, Chúa Jêsus đã làm trọn sự cứu rỗi của chúng ta.
Dâng lời cầu nguyện ăn năn không bao giờ có thể tẩy sạch tội lỗi của chúng ta. Nhưng chúng ta được sạch là vì Chúa Jêsus đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta bởi phép báp tem của Ngài mà bởi đó tội lỗi chúng ta đã được hoàn toàn tẩy sạch. Chỉ bởi nghe Lời này và tin nơi điều mà Chúa Jêsus đã làm cho chúng ta để chúng ta có thể được giải thoát khỏi sự sửa phạt tội lỗi chúng ta. Cảm tạ vì Chúa Jêsus chịu hình phạt vì chúng ta nên chúng ta được tránh khỏi sự sửa phạt của chúng ta qua đức tin của chúng ta qua phép báp tem của Ngài. Đúng thế, chúng ta đã được cứu bởi đức tin. Nếu chúng ta tin nơi món quà và tình yêu cứu rỗi, chúng ta có thể được cứu, nhưng nếu chúng ta không tin thì chúng ta không thể được cứu.
Ngoài Sự Cứu Rỗi Đã Làm Trọn Bởi Đức Chúa Trời, Chúng Ta Không Thể Làm Gì Khác Để Được Cứu
Chúng ta hoàn toàn không thể làm bất cứ điều gì cho sự cứu rỗi của chúng ta, nếu không có sự ban cho của Đức Chúa Trời. Chúa chúng ta quyết định cứu chúng ta qua cách này ngay cả trước khi sáng tạo và đã làm trọn sự cứu rỗi của chúng ta, mọi thứ điều lệ thuộc vào quyết định của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Cha đã quyết định cứu chúng ta qua Con Ngài và Đức Thánh Linh, và khi thời điểm thích hợp đến, Ngài đã sai Con Độc Sanh của Ngài đến thế gian này. Khi Chúa Jêsus 30 tuổi và là lúc Ngài khởi sự làm trọn công việc cứu rỗi này, nên Cha khiến Đấng Christ chịu báp tem và chết trên Thập tự giá, phục sinh và bởi đó Ngài đã cứu chúng ta. Chúng ta đã được cứu bởi học và biết những điều mà Chúa đã làm cho chúng ta nơi Lời của Tân và Cựu ước, và bởi trong lòng chúng ta tin những điều đó. Được cứu bởi tin trong lòng không có nghĩa gì khác hơn là tiếp nhận đức tin vào lòng chúng ta.
Bạn có tin rằng Lời của Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời không? Kinh thánh chẳng gì khác hơn chính là Lời Đức Chúa Trời, là Đấng hiện có từ buổi sáng thế. Qua Lời của Tân và Cựu ước, Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể biết và gặp Đức Chúa Trời. Và qua Lời của Tân và Cựu ước, chúng ta có thể nhận biết và tin rằng Ngài đã cứu chúng ta qua chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Cũng vậy, bởi những người tin chắc nơi lẽ thật này đã được cứu, họ có thể làm chứng rằng Lời này chắc chắn có quyền năng. Chúng ta không nên phán xét và đánh giá Lời của Đức Chúa Trời với những ý nghĩ hạn hẹp của riêng chúng ta, nhưng thay vào đó chúng ta nên nhận biết Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta thế nào.
Từ Kinh thánh Cựu và Tân ước, tôi hi vọng và cầu nguyện rằng tất cả các bạn hiện nay nghe và tin nơi Lời của chỉ xanh (phép báp tem của Chúa Jêsus), chỉ tím (Chúa Jêsus là Vua của các vua), chỉ đỏ (Thập tự giá) và vải gai mịn (Lời Tân Cựu ước của Đức Chúa Trời). Nếu bạn bỏ qua Lời của Đức Chúa Trời và cả cuộc đời bạn phê phán Lời của Ngài với cái thước đo của riêng bạn, bạn sẽ không bao giờ được cứu.
Nếu bạn tự nhận biết rằng bạn không biết rõ ràng Lời của Đức Chúa Trời, thì bạn phải lắng nghe cẩn thận những điều mà các tổ phụ của đức tin nói. Cho dù họ là mục sư, trưởng lão, hay người làm việc, khi bạn lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời do họ giảng dạy, và khi những điều họ đang giảng dạy quả thật đúng đắn trước mặt Đức Chúa Trời, điều mà bạn phải làm là nhận ra là nó đúng và tin điều đó trong lòng bạn.
Những người truyền rao Lời không rao truyền bởi vì nó là việc quá dễ dàng, nhưng họ làm như vậy là vì những điều họ đang làm là đúng trước mặt Đức Chúa Trời. Đó là lý do tại sao họ giảng dạy kiến thức đúng trước mặt Đức Chúa Trời – đó là, Phúc âm của Nước và Thánh linh, lẽ thật của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Không cần biết chúng ta nghe điều đó từ đâu, nếu nó là Lời thật của Đức Chúa Trời, thì chúng ta không thể làm gì hơn là tiếp nhận nó với tiếng vâng., vì chẳng có một chút xíu hay một tí nào sai với Lời của Đức Chúa Trời.
Chúng ta phải tin nơi Lời của Đức Chúa Trời. “Tin” là gì? Đó là tiếp nhận. Đó là tin cậy, tin tưởng. Nói cách khác, bởi vì Chúa chúng ta đã chịu báp tem cho chúng ta, chúng ta giao phó mọi sự yếu đuối của chúng ta cho Ngài và tin cậy Ngài. “Có phải Chúa đã thật sự cứu tôi bởi việc làm này không? Tôi tin cậy nơi Ngài.” Tin như vậy là đức tin thật.
Giữa vòng những nhà thần học của thế gian này, thật khó mà tìm ra người nào biết và tin cách đúng đắn. Ngay cả trước khi với tới chậu rữa, họ bị vướng ở cửa hành lang Đền tạm, thậm chí không thể tiến được vào đến hành lang. Khi họ giảng ở Đền tạm, họ thật cố gắng để đi lanh quanh cửa của hành lang, và khi họ phát hành những quyển sách nói về Đền tạm, họ lồng vào những minh họa mà bỏ quên cái cổng đồ sộ chiếm hơn 9 mét của cái hàng rào hành lang.
Thỉnh thoảng có một số người giảng rõ nét về cửa hành lang Đền tạm, nhưng bởi vì họ không biết nội dung cơ bản của chỉ xanh, tím, đỏ, họ chỉ nói, “xanh là màu của bầu trời.” Vì thế họ cho rằng chỉ xanh là màu của bầu trời biểu thị rằng Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời, và chỉ đỏ tượng trưng rằng Chúa Jêsus đã đổ huyết trên Thập tự giá trong khi còn ở trên đất này, do đó họ giải thích thêm cách rất sắc sảo về lẽ thật của cái cổng hành lang Đền tạm. Còn chỉ tím thì sao? Tím nói với chúng ta rằng Chúa Jêsus là Vua của các vua và chính là Đức Chúa Trời. Thần tính của Chúa Jêsus đã nằm trong chỉ tím cách hoàn hảo, do đó không cần phải lặp lại lẽ thật với sợi chỉ màu khác.
Lẽ thật của sợi chỉ xanh là Chúa Jêsus đã đến trong thế gian này, đã gánh mọi tội lỗi của nhân loại trên mình Ngài một lần đủ cả bằng cách chịu báp tem bởi Giăng. Nhưng những nhà thần học của thế gian này, bởi vì họ không nhận biết phép báp tem này của Chúa Jêsus, cũng như có thể không biết đến nó, không giảng dạy về điều này, nhưng chỉ phát biểu những sự vô lý của họ. Những người không được tái sanh bởi tin nơi Chúa Jêsus là Đấng đến bởi hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn không biết rằng Chúa Jêsus đã gánh mọi tội lỗi của họ trên mình Ngài qua phép báp tem và đã chịu thay cho sự đoán phạt của họ. Như thế, họ trở nên mù quáng trong tâm linh và không thể giải thích Lời, và vì đó họ nhận biết Lời của Đức Chúa Trời bởi tự ý giải thích nó dựa trên những suy nghĩ của riêng họ. Họ dạy rằng, “Hãy tin nơi Chúa Jêsus. Bạn sẽ được cứu. Và từ hôm nay hãy sống tốt, hiền lành nhu mì.” Họ biến đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ thành một tôn giáo mà nó chỉ nổi bật những hành vi đạo đức của họ.
Vì người ta biết rằng họ không thể sống tốt dù họ cố gắng đến thế nào đi nữa, họ dễ dàng bị cám dổ bởi những lời nói như thế, thế nên nó gợi trong ý chí của con người cố gắng trở nên tốt lành. Tôn giáo cũng đi theo kiểu mẫu như thế, “Nếu bạn cố gắng, thì bạn có thể làm được,” hoặc “Cố hết sức để trở nên thánh.” Đề tài thông thường mà mọi tôn giáo dùng là họ đánh giá cao những ý nghĩ, những cố gắng và những ý nguyện đứng đắn. Thí dụ như đạo Phật. Đạo Phật không ngừng nhấn mạnh về những cố gắng và ý muốn của con người và dạy tín đồ của họ cố tự trở nên thánh, họ nói rằng “Đừng giết người, hãy tìm kiếm lẽ thật và sống tốt.” Trong một cách nào đó, sự dạy dổ của họ cũng khá giống với những học thuyết của Cơ Đốc Giáo. Lý do tại sao Cơ đốc giáo và Phật giáo hình như quan hệ rất gần mặc dù họ đối lập nhau là bởi vì họ đều chỉ là những tôn giáo.
Tôn giáo và đức tin hoàn toàn khác nhau. Đức tin thật là nhận biết và tiếp nhận trong lòng chúng ta món quà mà Chúa chúng ta, Đấng duy nhất đã cứu chúng ta qua sự công chính của Đức Chúa Trời, đã ban cho chúng ta. Đức tin là nhận sự tha thứ tội lỗi bởi tin trong lòng chúng ta rằng Chúa đã đến thế gian này và chịu báp tem để gánh mọi tội lỗi của chúng ta trên Ngài, và vì đó Ngài đã mang sự đoán phạt tội lỗi chúng ta bằng cách chịu đóng đinh. Tin rằng Chúa đã giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự đoán phạt của chúng ta bằng cách cứu chúng ta bởi Nước và Thánh linh là đức tin thật. Bạn có tin không? Chúng ta phải thật sự tin trong lòng chúng ta.
Đức Chúa Trời Đã Cứu Bạn Và Tôi Khỏi Mọi Tội Lỗi Của Chúng Ta
Như thế, tất cả những gì chúng ta phải làm là chỉ tin điều này trong lòng chúng ta và tiếp nhận nó. Đây là sự vâng lời thật của con cái Đức Chúa Trời phải làm trước mặt Ngài, và mọi thứ khác không quan trọng như thế. Bởi vì Đức Chúa Trời yêu chúng ta, Ngài đã sai Con Một của Ngài xuống thế gian này, khiến Con gánh tội lỗi của ban trên mình Ngài bằng cách chịu báp tem, khiến Ngài bị đóng đinh, đổ huyết và để Ngài chết bằng cách xử phạt Ngài, sau đó phục sinh Ngài, và bởi đó đã cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi của chúng ta.
Vậy thì, nếu bạn không tin nơi lẽ thật này, Đức Chúa Trời sẽ cảm thấy thế nào? Ngay cả bây giờ, nếu bạn muốn trở thành con gái, con trai vâng phục của Ngài, là những người làm vui lòng Ngài, thì bạn phải tin rằng Đức Chúa Trời đã, qua Con của Ngài, tẩy sạch mọi tội lỗi của bạn và cứu bạn khỏi tội lỗi đó. Nếu bạn tin trong lòng và trong sự tạ ơn, thì bạn phải xưng nhận ra bởi môi miệng của bạn. Có phải bạn cũng muốn tin Ngài, nhưng nó có vẻ quá khó khăn cho bạn để tin không? Vậy thì, hãy cố gắng xưng nhận đức tin của bạn rõ ràng bằng môi miệng của bạn. Khi bạn xưng nhận rằng bạn tin, thì đức tin sẽ được trồng và phát trên từng chút một. Đức tin thuộc về những người nhận nó cách can đảm.
Hãy giả sử rằng tôi có một chiếc nhẫn kim cương. Hãy giả sử thêm rằng tôi cho nó cho các bạn, nhưng một người trong các bạn từ chối không nhận bằng cách nói rằng anh (chị) ta không tin chiếc nhẩn được làm bằng kim cương thật. Mặc dù chiếc nhẩn kim cương là thật, bởi vì người này không tin, chứ không phải vì chiếc nhẩn, và vì thế anh (chị) ta bây giờ mất cơ hội để lấy chiếc nhẩn kim cương thật.
Đức tin là như thế đó. Nếu một chuyên gia đá quí chứng minh với mọi người bằng tờ giấy chứng nhận rằng chiếc nhẩn của anh (chị) ta là nhẩn thật, họ sẽ tin. Đức Chúa Trời đã phán với chúng ta cách chi tiết qua Lời được chép của Ngài rằng sự cứu rỗi Ngài ban cho chúng ta là thật. Và những người tin nơi sự cứu rỗi của Ngài bởi vì Lời chứng của Ngài là những người có đức tin. “Thật khó cho con để mà tin rằng nó chắc chắn là thật, nhưng khi Ngài là Đấng Tuyệt đối nói đó là thật, thì con tin như vậy.” Khi người ta tin, thì họ có thể trở nên người của đức tin, và món quà quý giá nhất trở thành của họ như đã hứa.
Mặt khác, cũng có một loại đức tin khác. Hãy giả sử rằng một kẻ lừa đảo làm giả một chiếc nhẩn kim cương, và ai đó mua nó bị mê say bởi màu sắc tuyệt vời của nó, tin rằng nó là thật. Người này hoàn toàn tin rằng anh (chị) ta là làm một sự chọn lựa khôn ngoan, nhưng thực ra, anh (chị) ta đã bị lừa. Khi người ta tin nơi người làm chứng dối, là người nói rằng chiếc nhẩn được làm bằng kim cương thật khi thật sự nó không phải, thì kim cương giả này cũng giống như kim cương thật đối với những người này, vì họ tin cách mù quáng rằng chiếc nhẩn được làm bằng kim cương. Nhưng dĩ nhiên, cái họ đang có chỉ là giả. Cũng như thế, có những người có đức tin giả, cho dù họ được thuyết phục rằng đức tin của họ là giả, không căn cứ, và bí ẩn, vì nó không đến từ Lời của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời đã nói, “Ngoài Ta ra không được thờ phượng các thần khác.” Lời của Đức Chúa Trời chính là Đức Chúa Trời, và Lời Ngài nói với chúng ta rằng nếu chúng ta không tái sanh bởi nước và Thánh linh, thì chúng ta không thể thấy được Nước Trời (Giăng 3:5). Đức Chúa Trời đang phán với chúng ta rằng nếu không đi qua cổng của hành lang Đền tạm được dệt bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn trước, thì chúng ta không thể nào tiến vào trong hành lang Đền tạm được, và rằng những người không rửa tay chân họ trong chậu rửa trước, thì không thể tiến vào Đền tạm. Như vậy chỉ có Lời là lẽ thật, bất cứ điều gì khác hơn Lời đều là giả.
Chỉ đức tin nơi lẽ thật là đức tin thật, và bất cứ đức tin nào khác đều là giả. Không cần biết người ta có thể tin cách nồng nhiệt như thế nào đi nữa, thì cuối cùng không phải Lời Đức Chúa Trời thì không phải Lời Đức Chúa Trời. Khi Chúa Jêsus bảo bạn rằng Ngài đã khiến những tội lỗi của bạn biến mất bởi phép báp tem của Ngài và huyết trên Thập tự giá, tất cả điều bạn phải làm là tin. Vì Đấng nói rằng Ngài đã làm những điều đó là Đức Chúa Trời, đức tin nơi Lời Ngài là thật. Nếu Chúa chúng ta không thực sự làm điều này, thì đây là việc làm sai của Ngài, và đức tin của chúng ta không sai. Mặt khác, nếu Chúa quả thật đã làm như thế, nhưng nếu bạn không tin thì không được cứu, đây rõ ràng hoàn toàn là trách nhiệm của chính bạn. Đó là lý do tại sao điều chúng ta phải làm là tin. Chúng ta phải tin điều Đức Chúa Trời nói với chúng ta qua Hội thánh của Ngài. Bạn có tin không?
Lời được phán qua Hội thánh là gì? Đó là Lời của Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng đã đến với chúng ta bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Hội thánh truyền rao mọi Lời của Đức Chúa Trời, rằng Chúa Jêsus đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta bằng cách chịu báp tem, rằng Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời, và rằng Ngài đã gánh chịu sự đoán phạt tội lỗi cho chúng ta trên Thập tự giá. Đức tin nơi lẽ thật này, rằng Chúa Jêsus đã cứu chúng ta, là đức tin của kim cương thật được Đức Chúa Trời bảo đảm.
Khi chúng ta mới biết ý muốn của Đức Chúa Trời và những ý nghĩa thuộc linh bày tỏ nơi Đền tạm và kế đó nói về những điều đó, thì nó đơn giản như vậy. Nhưng nếu chúng ta theo đuổi, không thể hiểu chúng, nhưng chỉ hiểu biết nông cạn về cấu trúc bên ngoài của Đền tạm. Nguyên văn Hi-lạp cho chữ đó là gì, hoặc quá trình lịch sử của nó ra sao, nếu chúng ta tìm hiểu thì chúng ta sẽ không có lợi gì cả mà cuối cùng chỉ đau đầu mà thôi.
Hãy tin Báp tem của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus đã nhận Báp tem để tẩy sạch mọi tội lỗi rác rưởi đen tối ngay cả trong lòng chúng ta. Báp tem có nghĩa là tẩy xóa đi tội lỗi, chuyển sang, chôn cất, chuyển đổi và bao phủ. Chúa Jêsus đã nhận phép báp tem như thế để Ngài gánh mọi tội lỗi của bạn trên mình Ngài. Nhưng người không tin điều này bấy giờ đều sẻ bị chết và quăng vào hỏa ngục. “Ngươi hãy làm một cái thùng với chân thùng bằng đồng, đăng rửa mình ở trong….Thế thì hãy rửa tay và chân, hầu cho khỏi chết. Aáy là một lệ đời đời cho A-rôn cùng dòng dõi người trãi qua các đời.” (Xuất Ê-díp-tô ký 30:18, 21). Không tin thì sẽ bị nguyền rủa. Không tin thì bị quăng vào hỏa ngục. Nếu bạn không tin, sự nguyền rủa của Đức Giê-hô-va sẽ giáng xuống bạn, và bạn sẽ bị quăng vào hồ lửa đời đời.
“Thế thì hãy rửa tay và chân, hầu cho khỏi chết.” Đức Chúa Trời đã nói điều này với Thầy Tế Lễ Cả, nói rằng nó là luật đời đời, rằng ông và cả dòng dõi ông trải qua các đời phải tuân theo đó. Bất cứ ai muốn tin nơi Chúa Jêsus là Cứu Chúa phải tin Báp tem và Huyết của Thập tự giá. Đức tin thuộc về những người nhận nó cách can đảm. Sự cứu rỗi trở nên của bạn khi bạn tiếp nhận nó vào lòng bằng đức tin. Lẽ thật có thể có ích cho chúng ta khi chúng ta tin. Chúng ta phải tin nơi những điều mà Đức Chúa Trời đã phán với chúng ta. Không có một sự trở ngại nào lớn hơn cho một tấm lòng vô tín.
Đức Chúa Trời đã nói rằng khi những thầy tế lễ đến trước Đức Chúa Trời, trước hết họ phải rửa tay và chân họ sạch sẽ tại chậu rửa, nhưng có quá nhiều người không có đức tin để rửa tay chân họ với nước của chậu rửa. Bất cứ ai không có đức tin được bày tỏ chậu rửa này sẽ đều bị đưa đến sự chết trước mặt Đức Chúa Trời. Tin nơi Phúc âm của Nước và Thánh linh trong lòng bạn và hãy được tẩy sạch, và bởi đó họ có thể đến trước mặt Đức Chúa Trời, tránh khỏi sự chết, và nhận Nước Trời như món quà của bạn. Không cần biết bạn tranh luận và năn nỉ bao nhiêu trước mặt Đức Chúa Trời, bạn sẽ chắc chắn bị đoán phạt vì lòng không tin khi bạn. Tôi hi vọng và cầu nguyện rằng không ai trong vòng các bạn phải đối diện với sự chết vì không tin lẽ thật này.
Nếu bạn không tin nơi lẽ thật của sự cứu rỗi mà đã tẩy sạch tội lỗi của bạn với Báp tem của Chúa Jêsus và Huyết Ngài trên Thập tự giá, bạn sẽ bị thiệt hại vô cùng. Bạn có tin không? Chúng ta phải dâng lời tạ ơn lên Chúa chúng ta vì đã cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi và sự đoán phạt qua chậu rửa.
Phần còn lại của Đền tạm sẽ được thảo luận trong những chương tiếp theo trong sách này. Tôi hi vọng rằng tất cả các bạn đều có đặc quyền trở nên con cái của Đức Chúa Trời qua lời giải thích của những quyển sách này.