Search

Kazania

Chủ đề 3: Phúc-âm của nước và Thánh-linh

[3-7] THAY ĐỔI CHỨC TẾ LỄ (Hê-bơ-rơ 7:1-28)

THAY ĐỔI CHỨC TẾ LỄ
( Hê-bơ-rơ 7:1-28 ) 
“Vả, Mên-chi-xê-đéc đó là vua của Sa-lem, thầy tế lễ của Đức Chúa Trời rất cao, đã đi rước Áp-ra-ham và chúc phước cho, trong khi người thắng trận các vua trở về; Áp-ra-ham đã lấy một phần mười về mọi của cải mình mà dâng cho vua; theo nghĩa đen tên vua ấy, trước hết là vua sự công bình, lại là vua của Sa-lem nữa, nghĩa là vua bình an; người không cha, không mẹ, không gia phổ; không có ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời, như vậy là giống Con Đức Chúa Trời, – Mên-chi-xê-đéc nầy làm thầy tế lễ đời đời vô cùng. Hãy nghĩ xem, chính tiên tổ là Áp-ra-ham đã lấy một phần mười trong những vật rất tốt của mình chiếm được mà dâng cho vua, thì vua tôn trọng là dường nào. Những con cháu họ Lê-vi chịu chức tế lễ, theo luật, có phép thâu lấy một phần mười của dân, nghĩa là của anh em mình, vì chính họ cũng từ Áp-ra-ham mà ra. Nhưng vua vốn không phải đồng họ, cũng lấy một phần mười của Áp-ra-ham và chúc phước cho kẻ được lời hứa. Vả, người bực cao chúc phước cho  kẻ bực thấp, ấy là điều không cãi được. Lại, đằng nầy, những kẻ thâu lấy một phần mười đều là người hay chết: còn đằng kia, ấy là kẻ mà có lời làm chứng cho là người đang sống. Lại có thể nói rằng Lê-vi là kẻ thâu lấy một phần mười đó, chính mình người cũng bởi Ápra-ham mà đóng một phần mười; vì lúc Mên-chi-xê-đéc đi đón tiên tổ, thì Lê-vi còn ở trong lòng tổ phụ.”
 


CHÚA JÊSUS THI HÀNH CHỨC VỤ TẾ LỄ THIÊN ĐÀNG  

 
Ai cao trọng hơn, thầy tế lễ Mê-chi-xê-đéc hay thầy tế lễ trên đất theo ban A-rôn?
Thầy tế lễ thượng phẩm  Mên-chi-xê-đéc 
 
Trong Kinh thánh Cựu Ước, có một thầy tế lễ thượng phẩm  tên là Mên-chi-xê-đéc. Trong thời Áp-ra-ham, Kết-rô-lao-me kết hợp cùng các vua khác cướp lấy mọi tài sản và lương thực của Sô-đôm và Gô-mô-rơ rồi đi. Áp-ra-ham tập hợp những gia nhân được sinh đẻ nơi nhà mình đã được huấn luyện và dẫn họ đi chiến đấu chống lại Kết-rô-lao-me và liên quân của ông.
Áp-ra-ham đã đánh bại Kết-rô-lao-me, vua Ê-lam cùng các vua đồng minh khác của ông ta để giải cứu Lót, cháu mình và đem về các tài sản đã mất. Sau khi chiến thắng quân thù trở về, Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem và cũng là thầy tế lễ của Đấng chí cao đem bánh và rượu ra tiếp đãi và chúc phước cho. Áp-ra-ham đã lấy môt phần mười chiến lợi phẩm của mình dâng cho vua đó.(Sáng-thế-ký đoạn 14).
Trong Kinh Thánh, sự vĩ đại của thầy tế lễ thượng phẩm  Mên-chi-xê-đéc và các thầy tế lễ thượng phẩm  khác thuộc ban của ông đươc Kinh-Thánh giải thích chi tiết. Thầy tế lễ thượng phẩm  Mên-chi-xêđéc là “vua hoà bình”, “vua công chính”; Người không cha, không mẹ, không gia phả, không có ngày sinh ngày tử; như Con Đức Chúa Trời, ông giữ chức tế lễ liên tục.
Kinh Thánh bảo chúng ta hãy xem xét cẩn thận sự vĩ đại của Đức Chúa Jêsus Christ, là thầy tế lễ thượng phẩm  thuộc ban Mên-chi-xê-đéc bằng cách so sánh chức vụ tế lễ của Chúa Jêsus trong Tân Ước với chức vụ tế lễ của thầy tế lễ thượng phẩm  A-rôn trong Cưụ Ước.
Dòng dõi Lê-vi trở thành thầy tế lễ và được nhận của dâng một phần mười từ dân chúng, họ cũng là con cháu Áp-ra-ham. Nhưng khi Áp-ra-ham dâng một phần mười cho thầy tế lễ thượng phẩm  Mên-chi-xê-đéc, thì Lê-vi vẫn còn ở trong lòng tổ phụ.
Những thầy tế lễ trong Cựu Ước có lớn hơn Chúa Jêsus không? Điều nầy đã được giải thích trong Kinh Thánh. Chúa Jêsus có lớn hơn mọi thầy tế lễ ở trần gian nầy không? Ai ban phước cho ai? Tác giả thơ Hê-bơ-rơ nói về vấn đề nầy từ ban đầu. “Người nhỏ được người lớn hơn chúc phước là việc dĩ nhiên”. Áp-ra-ham được thầy tế lễ thượng phẩm  Mên-chi-xê-đéc chúc phước.
Chúng ta sống bằng đức tin như thế nào? Chúng ta nên dựa vào điều răn của Đức Chúa Trời qua hệ thống tế lễ của đền tạm thánh trong thời Cựu Ước hay dựa vào Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng đến với chúng ta là thầy tế lễ thượng phẩm  trên trời qua của lễ của Ngài bằng nước và Thánh-linh?
Tùy thuộc vào cách giải thích mà chúng ta chọn, chúng ta sẽ được ban phước hay bị rủa sả. Chúng ta sống theo Lời Đức Chúa Trời  và phải dâng của tế lễ hằng ngày hay chúng ta chọn tin vào sự cứu rỗi của Chúa Jêsus ban cho chúng ta qua của lễ chuộc tội chính mình Ngài một lần đủ cả bằng nước và huyết? Chúng ta phải chọn một trong hai.
Trong thời Cựu Ước, dân I-sơ-ra-ên trông cậy vào con cháu của A-rôn và Lê-vi. Trong thời Tân Ước, nếu có ai hỏi chúng ta giữa Chúa Jêsus và các thầy tế lễ thuộc dòng A-rôn, ai lớn hơn; không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta trả lời ngay rằng Chúa Jêsus lớn hơn. Sự thật nầy ai cũng biết, nhưng chỉ một số ít người thực hành điều đó trong đời sống đưc tin.
Kinh Thánh đã cho chúng ta một câu trả lời rõ ràng về vấn đề nầy. Kinh Thánh dạy rằng Chúa Jêsus thuộc về một chi phái khác, trong chi phái ấy không có ai dự phần tế lễ nơi bàn thờ, để thực hiện chức vụ tế lễ trên trời. “Vì chức tế lễ đã thay đổi thì luật pháp cũng cần phải thay đổi”.
Qua Môi-se, Đức Chúa Trời ban cho dân Ysơ-ra-ên 10 điều răn và 613 điều luật trong chi tiết. Môi-se bảo dân sự sống theo luật pháp và điều răn, và dân sự đồng ý làm theo .
 
Tại sao Đức Chúa Trời phế bỏ giao ước đầu và lập giao ước thứ hai?
Vì con người qua yếu đuối sống theo giao ước đầu.
 
Trong Kinh Thánh dân sự đã thề sống theo luật pháp của Đức Chúa Trời trong Ngũ Kinh: Sáng-thế-ký, Xuất ê-díp-tô-ký, Lê-vi-ký, Dân-số-ky, và Phục truyền-luật-lệ-ký. Khi Chúa công bố từng điều răn, họ nói “vâng” cho mỗi điều mà chẳng hề lưỡng lự.
Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng sau Phục-truyền luật-lệ-ký, từ Giô-suê trở đi, họ đã không bao giờ sống theo điều răn của Chúa nữa. Và từ các Quan-xét đến 1 Các Vua, 2 Các Vua, họ bắt đầu không còn tin vào những nhà lãnh đạo của họ, và sau đó họ suy đồi đến nổi thay đổi cả hệ thống tế lễ tại đền thờ thánh.
Và cuối cùng trong Ma-la-chi, họ đã mang đến những con vật không xứng đáng để làm của lễ, mặc dù theo sự hướng dẫn của Chúa họ phải dâng những con vật không tì vít. Họ nói với thầy tế lễ “Xin hãy đoái xem lễ vật nầy, Xin hãy chấp nhận nó”.Thay vì dâng của lễ theo luật lệ của Chúa, họ đã thay đổi một cách tùy tiện.
Dân I-sơ-ra-ên không bao giờ giữ trọn luật pháp của Chúa thậm chí trong thời Cựu Ước. Họ đã phớt lờ và quên mất sự cứu rỗi được ban cho qua hệ thống sinh tế chuộc tội. Vì vậy Đức Chúa Trời đã phải thay đổi hệ thống sinh tế chuộc tội. Trong Giê-rê-mi Chúa phán: “Ta sẽ lập một giao ước mới với nhà I-sơ-ra-ên và nhà Giu-đa.”
Chúng ta hãy xem trong Giê-rê-mi 31:31-34. “Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Ysơ-ra-ên và với nhà Giu-đa. Giao ước nầy sẽ không theo giao ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt chúng ra khỏi đất Ê-díp-tô, tức giao ước mà chúng nó đã phá đi, dầu rằng ta làm chồng chúng nó, Đức Giê-hô-va phán vậy. Đức Giê-hô-va phán: Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà I-sơ-ra-ên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta. Chúng nó ai nấy sẽ chẳng dạy kẻ lân cận mình hay là anh em mình, mà rằng: Hãy nhận biết Đức Giê-hô-va! Vì chúng nó thảy đều sẽ biết ta, kẻ nhỏ cũng như kẻ lớn. Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa.”
Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ lập một giao ước mới. Ngài đã lập một giao ước với dân I-sơ-ra-ên rồi, nhưng họ đã thất bại trong việc sống theo lời Chúa. Vì vậy, Ngài quyết định lập một giao ước mới về sự cứu rỗi với dân sự Ngài.
Họ đã thề trước Chúa rằng: “Chúng tôi chỉ thờ phượng một mình Ngài và sẽ sống theo lời Chúa.” Chúa phán với họ: “Trước mặt Ta ngươi chớ có các thần khác,” và dân I-sơ-ra-ên đáp: “Chắc chắn là chúng tôi sẽ không bao giờ thờ bất kỳ thần nào khác. Ngài là Chân Thần duy nhất của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không có bất kỳ thần nào khác.” Nhưng họ đã thất bai trong việc giữ lời thề mình.
Cốt lõi của luật pháp trong Mười Điều Răn: “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó. Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi. Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi. Ngươi chớ giết người. Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Ngươi chớ trộm cướp. Ngươi chớ làm chứng dối cho người lân cận mình. Ngươi chớ tham nhà người lân cận mình” (Xuất-ê-díp-tô-ký đoạn 20).
Mười điều răn nầy được chi tiết hoá thành 613 điều luật và dân I-sơ-ra-ên phải giữ trong suốt cuộc đời của họ. “Không được làm gì với con gái của mình, không được làm gì với con trai của mình, phải làm gì với bà gia….” Luật pháp của Chúa yêu cầu họ làm tất cả những điều tốt và tránh mọi điều xấu. Đó là Mười Điều Răn và 613 điều luật được chi tiết hoá.
Tuy nhiên, trong cả nhân loại, không một ai giữ hết mọi điều khoản trong luật pháp của Chúa. Vì vậy, Ngài phải đưa ra một giải pháp khác để cứu con người ra khỏi tội.
Chức vụ tế lễ đã được thay đổi khi nào? Sau khi Chúa Jêsus đến trần gian, chức vụ tế lễ được thay đổi. Chúa Jêsus đảm nhiệm chức vụ tế lễ của tất cả các thầy tế lễ thuộc dòng A-rôn. Đối với những tế lễ do các thầy tế lễ thuộc dòng Lê-vi phụ trách, Ngài không đếm xỉa đến nữa. Chỉ một mình Ngài đảm nhận chức vụ tế lễ thượng phẩm trên trời.  
Đến thế gian, Ngài không thuộc dòng dõi A-rôn, nhưng thuộc dòng dõi Giu-đa, là dòng dõi hoàng tộc. Ngài đã dâng chính mình Ngài làm sinh tế chuộc tội qua báp-têm Ngài chịu và huyết Ngài đổ ra trên thập tự giá để cứu mọi người khỏi vòng tội lỗi. 
Bằng cách dâng chính mình Ngài, Chúa Jêsus đã làm cho chúng ta giải quyết được vấn đề tội lỗi chúng ta. Ngài rửa sạch mọi tội lỗi của nhân loại qua Báp-têm Ngài chịu và dòng huyết Ngài đổ ra. Ngài dâng sinh tế chuộc tội một lần đủ cả.
 
 
THAY ĐỔI CHỨC VỤ TẾ LỄ THÌ LUẬT PHÁP CŨNG THAY ĐỔI 
 
Thay đổi luật cứu rỗi là gì ?
Của lễ chuộc tội đời đời của Đức Chúa Jêsus Christ  
 
Hỡi các bạn yêu dấu, chức vụ tế lễ trong Cựu Ước đã được thay đổi trong Tân Ước. Trong thời Cựu Ước, thầy tế lễ thượng phẩm  thuộc dòng A-rôn nhà Lê-vi dâng sinh tế chuộc tội cho dân I-sơ-ra-ên đã phạm trong năm qua. Thầy tế lễ thượng phẩm  đi vào nơi Chí Thánh. Ông đi vào trước ngôi thi ân với huyết của sinh tế chuộc tội. Chỉ thầy tế lễ thượng phẩm  mới được đi ngang qua bức màn để vào nơi Chí Thánh. 
Nhưng sau khi Chúa Jêsus đến, chức vụ tế lễ của A-rôn được chuyển sang cho Ngài. Chúa Jêsus đảm nhận chức vụ tế lễ đời đời. Và Ngài thực hiện chức vụ đó bằng cách dâng chính mình Ngài làm của lễ chuộc tội để cứu rỗi con người.. 
Trong thời Cựu Ước, thầy tế lễ thượng phẩm  cũng phải chuộc lỗi của mình bằng cách đặt tay lên đầu con bò tơ trước khi làm nhiệm vụ dâng tế lễ chuộc tội cho dân sự. Người chuyển tội lỗi của mình bằng việc đặt tay và nói “Lạy Chúa, con đã phạm tội”. Rồi người giết con sinh, rảy huyết nó lên trên và trước nắp thi ân bảy lần.
Nếu chính thầy tế lễ thượng phẩm  A-rôn không trọn vẹn, thì bạn hãy tưởng tượng sự yếu đuối của dân sự là dường nào. Một con trai Lê-vi, thầy tế lễ thượng phẩm  A-rôn là tội nhân, nên ông ta đã phải dâng một con bò tơ để chuộc tội cho ông và cho cả nhà ông. 
Chúa phán trong Giê-rê-mi chương 31, “Ta sẽ bỏ giao ước nầy. Ta đã lập giao ước nầy với các ngươi, nhưng các ngươi không giữ được. Vì vậy, Ta sẽ phế bỏ giao ước đã không làm cho các ngươi nên thánh và Ta sẽ ban cho các ngươi một giao ước cứu rỗi mới. Ta sẽ không còn cứu các ngươi bằng Luật Pháp nữa, nhưng Ta ban cho các ngươi sự cứu rỗi qua Phúc-âm của nước và Thánh-linh.”
Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một giao uớc mới. Theo kỳ hạn, Chúa Jêsus đã đến trần gian mang thân xác của một con người, Ngài hiến dâng chính mình Ngài để cất tội lỗi của thế gian đi, Ngài đã đổ huyết ra trên thập tự giá để cứu chúng ta là những người tin Ngài. Ngài mang lấy tội lỗi của cả nhân loại qua báp-têm của Ngài.
Luật pháp của Đức Chúa Trời được để qua một bên và thay thế nó. Dân I-sơ-ra-ên có thể được cứu, nếu họ sống theo luật pháp, nhưng họ đã thất bại trong việc sống theo luật pháp. “vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi” (Rô-ma 3:20).
Đức Chúa Trời muốn dân I-sơ-ra-ên nhận thức được rằng họ là tội nhân và luật pháp không thể cứu được họ. Ngài cứu họ bằng luật cứu rỗi của nước và Thánh-linh, chứ không phải bởi việc làm của họ. Bởi lòng yêu thương vô hạn, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một giao ước mới, nhờ giao ước đó chúng ta được cứu khỏi tội lỗi của thế gian qua lễ báp-têm và huyết của Chúa Jêsus.
Nếu bạn tin Chúa Jêsus nhưng không biết ý nghĩa của báp têm và huyết của Ngài, thì niềm tin của bạn trở thành vô ích. Khi đó bạn gặp nhiều phiền toái hơn là khi bạn chưa tin Chúa Jêsus gì cả.
Đức Chúa Trời phán rằng Ngài phải lập một giao ước mới để cứu con người ra khỏi tội. Và kết quả là ngày hôm nay chúng ta được cứu không phải do luật của việc làm, bèn là bởi luật công chính của sự cứu rỗi qua nước và huyết.
Đây là lời hứa đời đời của Ngài và Ngài đã làm thành lời hứa Ngài cho chúng ta là những người tin Chúa Jêsus. Và Ngài dạy chúng ta về sự vĩ đại của Chúa Jêsus bằng cách so sánh Chúa Jêsus với những thầy tế lễ thuộc dòng A-rôn trong Cựu Ước.
Chúng ta trở nên đặc biệt vì chúng ta tin vào sự cứu rỗi qua báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài đổ ra. Hãy suy nghĩ về điều nầy. Vị Mục sư của bạn cho dù có nói hay hoặc học giỏi đến đâu cũng không quan trọng. Làm sao ông ta hơn được Chúa Jêsus? Không thể được. Chúng ta được cứu nhờ Phúc-âm của nước và huyết, chứ không phải bởi việc vâng giữ luật pháp. Vì chức vụ tế lễ đã thay đổi, thì luật cứu rỗi cũng phải thay đổi.
 

SỰ CAO CẢ TRONG TÌNH YÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
 
Điều nào là tốt hơn, tình yêu của Đức Chúa Trời hay luật pháp của Đức Chúa Trời?
Tình yêu của Đức Chúa Trời.  
 
Chúng ta chỉ được cứu khi chúng ta tin Chúa Jêsus. Biết được Chúa Jêsus cứu chúng ta như thế nào, tình yêu thương Đức Chúa Trời đối với chúng ta cao cả làm sao. Sự khác nhau giữa đức tin trong luật pháp và đức tin trong tình yêu cao cả của Đức Chúa Trời là gì? Người vâng giữ luật pháp chú trọng đến tín lý của giáo phái và kinh nghiệm cá nhân của họ hơn là Lời Chúa. Trong khi đó, đức tin trong Chúa Jêsus là tin vào sư cứu rỗi vĩ đại được thực hiện qua nước và Thánh-linh.
Ngày nay, nhiều người nói rằng nguyên tội được tha thứ, nhưng họ phải ăn năn tội lỗi họ phạm mỗi ngày. Nhiều người tin điều này và họ cố gắng sống cuộc đời theo luật pháp trong thời Cựu Ước. Họ vẫn không biết được sự cứu rỗi vĩ đại của Chúa Jêsus, Đấng đã đến bằng nước và Thánh-linh.
Trong thời Cựu ước, để được cứu, dân I-sơ-ra-ên phải sống theo luật pháp, nhưng họ không thể được cứu. Bởi vì Chúa biết sự yếu đuối và bất toàn của chúng ta, nên Ngài để luật pháp Ngài sang một bên. Chúng ta không thể được cứu bởi việc làm. Chúa Jêsus phán rằng Ngài cứu chúng ta bằng Phúc-âm của nước và Thánh-linh. Ngài phán: “Chính Ta sẽ cứu tất cả các con khỏi vòng tội lỗi”. Đức Chúa Trời đã nói tiên tri về điều này trong Sáng-thế-ký. 
“Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người” (Sáng-thế-ký 3:15). Sau khi A-đam và Ê-va phạm tội và sa ngã, trong một nổ lực nhằm che đậy tội lỗi của mình, họ đã kết chiếc áo bằng lá vả. Nhưng Chúa đã kêu họ lại và may cho họ chiếc áo bằng da thú như là một biểu tượng của sự cứu rỗi. Sáng-thế-ký nói đến hai loại áo cứu rỗi. Cái nầy được kết bằng lá vả, còn cái kia được may bằng da thú. Bạn nghĩ cái nào tốt hơn? Dĩ nhiên là chiếc áo bằng da thú tốt hơn bởi vì mạng sống của một con thú phải hy sinh để bảo vệ con người. 
Chiếc áo bằng lá vả chẳng bao lâu sẽ khô héo đi. Như bạn đã biết chiếc áo bằng lá vả giống như một bàn tay có năm ngón. Vì vậy, mặc chiếc áo bằng lá vả nghĩa là che đậy tội lỗi của mình bằng những việc lành. Nếu bạn mặt chiếc áo bằng lá vả và ngồi xuống, thì lá sẽ rách thành từng mảnh. Khi còn nhỏ, tôi thường làm áo giáp bằng lá dong để chơi trò chơi người lính. Cho dù tôi có mặc cẩn thận đến đâu đi chăng nữa thì đến chiều tối nó cũng rách ra. Cũng vậy, xác thịt yếu đuối của con người không thể làm nên sự thánh khiết.
Nhưng sự cứu rỗi của nước và huyết, tức là báp-têm mà Chúa Jêsus đã chịu và sự chết của Ngài trên thập tự giá đem lại sự tha thứ dồi dào cho tội nhân, điều nầy xác nhận sự vĩ đại của tình yêu Đức Chúa Trời. Và cũng nói lên được tình yêu của Ngài lớn hơn luật pháp là dường nào. 
 
 
NHỮNG NGƯỜI VẪN CÓ ĐỨC TIN TRONG LUẬT PHÁP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 
 
Tại sao những người theo luật pháp  phải làm áo mới bởi công việc của họ mỗi ngày ?
Vì họ không biết công việc của họ không thể làm cho họ thành người công chính.
 
Những người kết chiếc áo bằng lá vả đang sống cuộc đời vâng giữ luật pháp. Những tín đồ sai đường nầy cần phải thay đổi chiếc áo của họ về nền tảng căn bản. Họ phải làm chiếc áo mới vào mỗi Chúa nhật khi đi nhà thờ. “Lạy Chúa, tuần qua con đã phạm nhiều lỗi lầm. Nhưng hỡi Chúa, con tin rằng Ngài đã cứu con trên thập tự giá. Xin rửa sạch gian ác con bằng huyết Ngài!” Họ đã may lại chiếc áo mới ngay lúc đó. “Ô, ngợi khen Chúa. Ha-lê-lu-gia!” 
Nhưng chẳng bao lâu họ lại phải làm chiếc áo khác tại nhà. Tại sao? Vì chiếc áo cũ đã rách. “Lạy Chúa, trong ba ngày qua con lại phạm tội với Ngài. Xin tha thứ cho con.” Họ tiếp tục may và mặc chiếc áo ăn năn. 
Lúc ban đầu, có lẽ chiếc áo kéo dài được vài ngày, nhưng sau đó, họ cần chiếc áo mới mỗi ngày. Bởi vì họ không thể sống theo luật pháp của Chúa, họ cảm thấy xấu hổ. “Ôi! Xấu hổ quá. Hỡi Chúa, con đã phạm tội!” Và họ phải may chiếc áo ăn năn mới. “Chúa ôi, hôm nay kết chiếc áo bằng lá vả khó quá.” Họ làm việc cật lực để may lại chiếc áo mới.
Bất cứ khi nào người ta kêu cầu cùng Chúa để xưng tội mình. Họ bậm môi và kêu lên “Chúa ôi!” và tiếp tục tạo nên chiếc áo mới mỗi ngày. Rồi điều gì xảy ra khi họ từ bỏ nó?
Mỗi năm một hoặc hai lần, họ lên núi để kiêng ăn. Họ cố gắng tạo ra chiếc áo bền chắc. “Chúa ơi! Xin tẩy sạch tội lỗi con. Xin tái tạo con. Con tin Ngài, lạy Chúa.” Họ nghĩ rằng cầu nguyện ban đêm sẽ tốt hơn. Vì vậy, ban ngày họ nghỉ ngơi và ngay khi màn đêm buông xuống, họ cố gắng hết sức ôm chặt gốc cây, hoặc vào hang động tối đen để kêu gào cùng Chúa. “Lạy Chúa, con tin!” “♪Con ăn năn và xin lấp đầy lòng con bằng sự ăn năn♪” Họ cầu nguyện lớn tiếng và kêu lên, “Con tin”. Bằng cách nầy họ tạo ra chiếc áo đặc biệt với hy vọng sẽ kéo dài được lâu, nhưng không bao giờ được.
Ôi, sau khi cầu nguyện trên núi, họ mạnh mẽ làm sao! Như một làn gió tươi mát, hay cơn mưa mùa xuân đang tưới trên cỏ cây bông hoa, linh hồn họ tràn đầy bình an và ân điển Ngài. Trên núi họ cảm thấy thánh khiết hơn trong tinh thần, họ đối diện với thế giới khi đang mặc chiếc áo mới đặc biệt của họ.
Nhưng chẳng bao lâu sau khi trở về gia đình và Hội Thánh, họ tiếp tục cuộc sống, chiếc áo đó trở nên dơ bẩn và rách ra.  
Bạn bè hỏi, “Anh đi đâu về đó?”
“À, tôi đi xa một thời gian.”
“Bạn trông có vẻ giảm cân đó!” 
“À, vâng, nhưng đó là chuyện khác.”
Họ không bao giờ dám tiết lộ rằng họ đã kiêng ăn, họ chỉ đi nhà thờ và cầu nguyện. “Con sẽ không bao giờ phạm tội tà dâm. Con sẽ không bao giờ nói dối. Con sẽ không bao giờ tham lam nhà của người lân cận. Con sẽ yêu thương tất cả mọi người.”
Nhưng khi thấy một cô gái đẹp, với bộ ngực lớn và đôi chân thon thả, sự thánh khiết trong lòng họ nhanh chóng nhường chỗ cho sự ham muốn. “Trông kìa, cái váy ngắn làm sao! Váy phụ nữ mỗi ngày càng ngắn hơn! Tôi muốn xem đôi chân cô ấy lần nữa! Ôi, Không! Ôi! Chúa ôi! Con lại phạm tội với Ngài!” 
Những người vâng giữ luật pháp trông có vẻ ngoan đạo, nhưng bạn nên biết rằng họ phải làm chiếc áo mới mỗi ngày. Sự vâng giữ luật pháp là đức tin trong chiếc áo bằng lá vả, là đức tin sai trật. Nhiều người cố gắng hết sức để sống cuộc đời ngoan đạo theo luật pháp của Chúa. Ở trên núi họ hết sức gào thét để giọng của họ trở nên trông có vẻ ngoan đạo.
Người vâng giữ luật pháp tạo được một hình ảnh ấn tượng khi họ hướng dẫn một buổi nhóm cầu nguyện tại nhà thờ. “Lạy Cha Thánh trên trời! Tuần qua chúng con đã phạm tội nầy. Xin tha thứ cho chúng con…” Họ bật khóc và số hội chúng còn lại làm theo. Họ nghĩ về chính mình, “Chắc hẳn anh ta đã trải qua một thời gian dài ở trên núi để kiêng ăn và cầu nguyện. Anh ta trông có vẻ ngoan đạo và có đức tin.” Nhưng bởi vì đức tin của anh ta là làm theo luật pháp, nên thậm chí trước khi buổi cầu nguyện kết thúc, lòng anh ta tràn đầy sự kiêu ngạo và tội lỗi.
Khi con người tạo nên chiếc áo đặc biệt bằng lá vả, có lẽ nó kéo dài được hai hay ba tháng. Nhưng chẳng chóng thì chầy, nó sẽ rách và người ta phải làm lại chiếc áo mới và tiếp tục cuộc đời đạo đức giả. Đây là đời sống của người vâng giữ luật pháp, họ cố gắng sống theo luật pháp để được cứu. Họ phải liên tục tạo nên chiếc áo mới bằng lá vả.
Chủ thuyết luật pháp như là đức tin bằng lá vả. Người vâng giữ luật pháp bảo bạn, “trong suốt tuần qua bạn đã phạm tội phải không? Vì vậy, phải ăn năn.”
Họ la lớn với bạn. “Hãy ăn năn đi! Hãy cầu nguyện đi.”
Người theo chủ nghĩa luật pháp biết làm sao để giọng của họ có vẻ thánh khiết. “Lạy Chúa! Con đau khổ vì đã không sống theo luật pháp Chúa, không vâng giữ điều răn Chúa. Xin tha thứ cho con Chúa ôi, xin tha thứ cho con lần nữa.” Họ không thể nào sống theo luật pháp cho dù họ hết sức cố gắng. Thật ra họ đang thách thức luật pháp của Chúa và thách thức chính Ngài. Họ đang ngạo mạn trước mặt Chúa.
 
 
NHỮNG NGƯỜI GIỐNG NHƯ CHUDAL BAE 
 
Tại sao Đức Chúa Trời để luật pháp qua một bên ?
Bởi vì sự vô dụng của nó trong Việc cứu chúng ta ra khỏi tội.
 
Lần nọ, có một thanh niên trẻ tuổi tên là Chudal Bae. Vào năm 1950, trong suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên, những người lính Bắc Triều Tiên đến ra lệnh cho anh ta quét sân trong ngày Sa-bát với một nổ lực nhằm buộc anh từ bỏ đức tin kiên định của mình và khiến anh trở thành người của họ. Nhưng người thanh niên mộ đạo nầy đã không tuân lệnh. Họ bắt buộc, nhưng anh ta lại từ chối.
Cuối cùng, những người lính nầy buộc anh ta vào một gốc cây, chỉa súng vào anh ta và hỏi, “Mày muốn gì, quét sân hay bị giết?”
Khi bị buộc phải quyết định, anh ta nói, “Tôi thà chết còn hơn làm việc trong ngày Sa-bát thánh.”
“Mầy đã chọn lựa, và tụi tao rất vui để làm ơn cho mầy.” 
Rồi họ bắn anh ta. Sau đó, những lãnh đạo Hội thánh bổ chức chấp sự cho anh ta sau khi chết để tưởng nhớ đức tin mạnh mẽ của anh ta.
Nhưng đức tin của anh ta là đức tin sai trật. Tại sao anh không chịu quét sân để rao giảng Phúc-âm cho những người lính nầy? Tại sao anh ta quá cứng rắn để rồi phải chết? Liệu Chúa có khen ngợi anh ta vì không làm việc trong ngày Sa-bát không? Không. 
Chúng ta nên sống cuộc sống thuộc linh. Không phải việc làm nhưng đức tin trong sự hiện diện của Chúa là điều quan trọng. Những người lãnh đạo của Hội thánh muốn tưởng niệm ai đó như Chudal Bae chẳng hạn bởi vì họ muốn khoe khoang tính ưu việt, chính thống của giáo phái họ. Điều nầy chẳng khác gì những người Pha-ri-si đạo đức giả đã thử Chúa Jêsus.
Không có điều gì chúng ta có thể học được từ những người vâng giữ luật pháp. Chúng ta nên học về niềm tin thuộc linh. Chúng ta nên suy nghĩ tại sao Chúa Jêsus phải chịu Báp-têm và phải đổ huyết ra trên thập tự giá, và hãy suy nghĩ kỹ về bản chất Phúc-âm của nước và Thánh-linh.
Trước tiên chúng ta nên cố gắng tìm câu trả lời cho những câu hỏi nầy, rồi sau đó rao truyền Phúc-âm cho tất cả mọi người, để họ được tái sanh. Chúng ta nên hiến dâng cuộc đời chúng ta cho công việc thuộc linh.
Nếu một người Truyền-đạo bảo bạn, “Hãy giống như người thanh niên trẻ tuổi Chudal Bae. Hãy giữ ngày Sa-bát làm ngày thánh,” ông ta đang cố gắng thuyết phục bạn đi lễ nhà thờ vào ngày Chúa nhật.
Còn đây là một câu chuyện khác, có một người phụ nữ đã trải qua nhiều khó khăn bắt bớ để được đi lễ nhà thờ vào ngày Chúa Nhật. Cha mẹ chồng cô không phải là Cơ-đốc-nhân, họ cố gắng tìm cách ngăn trở cô trong việc đi nhà thờ. Họ bảo cô phải làm việc vào ngày Chúa nhật. Nhưng cô ta ra đồng làm việc dưới ánh trăng vào tối Thứ Bảy, để gia đình không có lý do gì ngăn trở cô đi nhà thờ vào ngày Chủ Nhật.
Dĩ nhiên đi lễ nhà thờ là điều quan trọng, nhưng đi thờ phượng vào mỗi Chúa Nhật liệu có đủ để nói lên được đức tin của chúng ta như thế nào không? Sự trung tín thật được sanh lại bởi nước và Thánh-linh. Đức tin thật bắt đầu khi người đó được sanh lại.
Bạn có thể được cứu khỏi tội bằng cách sống theo luật pháp của Chúa không? Không thể. Tôi không bảo bạn xem thường Luật pháp, nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng giữ tất cả các điều khoản trong luật pháp Chúa là điều bất năng đối với con người.
Thơ Gia-cơ 2:10 dạy, “Vì người nào giữ trọn luật pháp, mà phạm một điều răn, thì cũng đáng tội như đã phạm hết thảy.” Vì vậy, trước hết hãy suy nghĩ làm sao để bạn được tái sanh nhờ Phúc-âm của nước và Thánh-linh, rồi hãy đi nhà thờ là nơi bạn có thể nghe về Phúc-âm của Chúa. Bạn có thể sống cuộc đời đức tin sau khi được sanh lại. Rồi khi Chúa gọi, bạn có thể đến trước mặt Ngài với niềm vui sướng.
Đừng lãng phí thời gian để đi lễ tại một nhà thờ tà giáo, đừng lãng phí tiền bạc để dâng hiến sai lầm. Một mục sư giả không thể giữ bạn khỏi đi xuống địa ngục. Đầu tiên hãy nghe về Phúc-âm của nước và Thánh-linh, và được sanh lại.
Hãy suy nghĩ tại sao Chúa Jêsus đã đến thế gian này. Nếu chúng ta có thể vào Thiên đàng nhờ sống theo Luật Pháp, thì Chúa không cần phải vào đời. Sau khi Ngài đến, chức vụ tế lễ đã thay đổi. Vâng giữ Luật Pháp là chuyện của quá khứ. Trước khi được cứu, chúng ta nghĩ mình có thể được cứu nhờ sống theo Luật Pháp. Nhưng đây không còn là dấu hiệu của đức tin thật.  
Chúa Jêsus cứu chúng ta ra khỏi thế gian tội lỗi bởi tình yêu, nước của lễ báp-têm Ngài chịu, huyết Ngài và Đức Thánh-linh. Ngài thực hiện sự cứu rỗi qua báp-têm mà Ngài chịu tại sông Giô-đanh, huyết Ngài đổ ra trên thập tự giá, và sự sống lại của Ngài.
Đức Chúa Trời để qua một bên luật lệ cũ vì nó yếu kém và vô hiệu. “bởi chưng luật pháp không làm trọn chi hết, lại có một sự trông cậy hay hơn đem vào thay cho luật pháp, và bởi sự trông cậy đó chúng ta đến gần Đức Chúa Trời. Vả lại, sự thay đổi nầy chẳng phải là không có lời thề mà được làm ra. Những thầy tế lễ khác không bởi lời thề mà được lập lên” (Hê-bơ-rơ 7:19-20). Chúa Jêsus đã hứa cứu chúng ta ra khỏi thế gian tội lỗi bằng lễ báp-têm và huyết của Ngài. Sự chết vì vâng giữ luật pháp là sự chết không kết quả, và đức tin thật duy nhất là tin vào Phúc-âm của nước và Thánh-linh.
Chúng ta phải có đức tin có kết quả. Bạn nghĩ điều gì sẽ tốt cho linh hồn bạn? Đi lễ thường xuyên và sống bằng Luật Pháp hay đi lễ nhà thờ là nơi mà người ta rao giảng Phúc-âm về sự tái sanh bởi nước và Thánh-linh để bạn được tái sanh? Mục sư nào, hội thánh nào có ích lợi hơn cho linh hồn bạn? Hãy suy nghĩ và chọn lựa điều tốt cho linh hồn bạn.
Đức Chúa Trời cứu linh hồn bạn qua vị Truyền-đạo rao giảng Phúc-âm về nước và Thánh-linh. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về linh hồn mình. Một tín đồ thật và khôn ngoan là người biết uỷ thác linh hồn mình vào Lời Đức Chúa Trời.

 

CHÚA JÊSUS TRỞ THÀNH THẦY TẾ LỄ QUA LỜI THỀ 

 
Hậu tự của Lê-vi được lập làm thầy tế lễ  qua lời thề không?
Không. Chỉ có Chúa Jêsus được lập làm thầy  tế lễ qua lời thề. 
 
Hê-bơ-rơ 7:20-21 dạy rằng, “Vả lại, sự thay đổi nầy chẳng phải là không có lời thề mà được làm ra. Những thầy tế lễ khác không bởi lời thề mà được lập lên, nhưng Ngài đã được lập lên bằng lời thề, bởi Đấng đã phán cùng Ngài rằng: Chúa đã thề rồi, và không hối lời thề ấy đâu; Con làm thầy tế lễ đến đời đời.”
Và Thi-thiên 110:4 chép, “Đức Giê-hô-va đã thề, không hề đổi ý, rằng: Ngươi là thầy tế lễ đời đời, Tùy theo ban Mên-chi-xê-đéc.” Chúa đã lập một lời thề. Ngài đã lập một giao ước với chúng ta và bày tỏ giao ước đó qua lời Ngài được viết ra. “Ta sẽ trở thành thầy tế lễ thượng phẩm  đời đời thuộc ban Mên-chi-xê-đéc. Mên-chi-xê-đéc là vua công chính, vua hoà bình, là thầy tế lễ thượng phẩm đời đời. Ta sẽ trở thành thầy tế lễ thượng phẩm  đời đời thuộc ban Mên-chi-xê-đéc để cứu rỗi các ngươi.”
Chúa Jêsus đã đến thế gian và bảo đảm cho một giao ước tốt hơn (Hê-bơ-rơ 7:22). Thay vì dùng huyết của bò tơ và dê con, Ngài đã dâng chính mình Ngài làm sinh tế chuộc tội qua Báp-têm Ngài chịu và huyết Ngài đổ ra trên thập tự giá để rửa sạch mọi tội chúng ta.
Trong thời Cựu-Ước, khi một thầy tế lễ thượng phẩm  qua đời, con trai ông ta sẽ tiếp tục chức vụ tế lễ khi người ấy được 30 tuổi. Khi ông ta già và con trai được 30 tuổi, ông ta sẽ chuyển chức vụ tế lễ cho con trai mình.
Thầy tế lễ thượng phẩm  có quá nhiều con cháu. Vì vậy Đa-vít đã thiết lập một hệ thống, qua đó tất cả họ đều lần lượt đảm nhiệm vai trò của mình. Khi tất cả con cháu A-rôn được bổ nhiệm làm thầy tế lễ, họ có quyền hạn và nghĩa vụ để thực hiện chức vụ tế lễ. Lu-ca nói, “Xa-cha-ri, thầy tế lễ thuộc ban A-bi-a…Vả ông cứ theo thứ tự trong ban mình mà làm chức tế lễ trước mặt Đức Chúa Trời . . . .” 
Chúa Jêsus đến trần gian để thực hiện chức vụ tế lễ đời đời. Ngài đến với tư cách là thầy tế lễ của những điều tốt đẹp sẽ đến. Ngài đã hoàn thành sự cứu rỗi về sự tái sanh bằng nước và Thánh-linh.
Con cháu A-rôn yếu đuối và bất toàn. Điều gì xảy ra khi thầy tế lễ thượng phẩm  qua đời? Con trai ông ta sẽ đảm nhận chức vụ đó, nhưng những sinh tế chuộc tội như vậy không bao giờ đủ để đảm bảo cho sự cứu rỗi của con người.
Trong thời Tân Ước, Chúa Jêsus đến thế gian. Nhưng Ngài không cần phải dâng sinh tế chuộc tội liên tục bởi vì Ngài sống đời đời. Ngài cất đi tội lỗi chúng ta mãi mãi bằng báp-têm Ngài chịu. Ngài đã dâng chính mình Ngài, chịu đóng đinh trên Thập-tư-giá để giải phóng hoàn toàn những ai tin Ngài khỏi xích xiềng tội lỗi.
Hiện nay, Ngài đang sống và ngồi bên hữu Đức Chúa Trời để cầu thay cho chúng ta. “Lạy Cha, họ vẫn bất toàn, nhưng họ tin Con. Không phải Con đã cất đi tội lỗi của họ lâu rồi sao?” Chúa Jêsus là thầy tế lễ thượng phẩm  đời đời cho sự cứu rỗi chúng ta.
Những thầy tế lễ dưới trần gian nầy luôn luôn bất toàn. Khi họ chết, con trai họ tiếp tục chức vụ của họ. Chúa chúng ta sống đời đời. Ngài đã hoàn thành sự cứu rỗi đời đời cho chúng ta bằng cách Ngài vào thế gian, chịu báp-têm bởi Giăng Báp-tít, rồi đổ huyết ra trên thập tự giá vì tội lỗi chúng ta. 
“Bởi hễ có sự tha thứ thì không cần dâng của lễ vì tội lỗi nữa” (Hê-bơ-rơ 10:18). Chúa Jêsus chứng nhận sự cứu rỗi chúng ta cho đến cuối cùng. Bạn đã được tái sanh bằng nước và Thánh-linh chưa? 
“Ấy đó thật là thầy tế lễ thượng phẩm  mà chúng ta có cần dùng, thánh khiết, không tội, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội, được cất lên cao hơn các từng trời” (Hê-bơ-rơ 7:26). “Vì luật pháp lập những người vốn yếu đuối làm thầy tế lễ thượng phẩm ; nhưng lời thề có sau luật pháp thì lập Con, là Đấng đã nên trọn lành đời đời” (Hê-bơ-rơ 7:28).
Tôi xin nói với bạn rằng Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng vô tội tẩy sạch tội lỗi chúng ta một lần đủ cả qua lễ báp-têm Ngài chịu và huyết Ngài đổ ra trên thập tự giá. Ngài cứu chúng ta ra khỏi tội không phải bởi luật của việc làm, bèn là bởi sự tha thứ và xưng công bình đời đời của Ngài.
Bạn có tin rằng sự cứu rỗi mà Ngài ban cho chúng ta là sự cứu rỗi đời đời không? Nếu tin bạn sẽ được cứu. Nếu không, bạn cần phải học thêm nhiều về sự cứu rỗi đời đời của Chúa Jêsus.
Đức tin thật đến từ Phúc-âm của nước và Thánh-linh và dựa hoàn toàn vào Kinh Thánh. Đức Chúa Jêsus Christ, thầy tế lễ thượng phẩm  đời đời trên trời trở thành Chúa Cứu Thế đời đời của chúng ta qua báp-têm Ngài chịu và huyết Ngài trên thập tự giá.
 
 
CHÚNG TA PHẢI HIỂU ĐẦY ĐỦ VỀ ĐỨC TIN CỦA CHÚNG TA 
 
“Tin Chúa Jêsus”  có nghĩa là gì?
Tin báp-têm của Chúa Jêsus và sự chết của Ngài trên thập tự giá.
 
Chúng ta phải suy nghĩ làm sao để chúng ta tin Chúa Jêsus đúng cách và đặt niềm tin đúng chỗ. Làm sao để chúng ta tin Chúa Jêsus đúng cách? Đó là chúng ta tin vào Phúc-âm báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự giá.
Đức tin đúng là tin vào công lao cứu chuộc của Chúa Jêsus qua báp-têm và huyết Ngài, không thêm ý niệm sai lầm nào của riêng chúng ta vào. Bạn có tin không? Nhưng đời sống tâm linh bạn như thế nào? Bạn có nhờ cậy vào công sức riêng và nổ lực của mình không? 
Thời gian trôi qua không nhiều từ khi tin Chúa Jêsus, nhưng tôi cảm thấy đau khổ trong khoảng 10 năm vì vâng giữ luật pháp. Tôi cảm thấy chán ngán cuộc sống đó và thậm chí không muốn nhắc đến khoảng thời gian ấy nữa. Bây giờ, vợ tôi đang ngồi đây, nàng biết chúng tôi đã kinh khủng như thế nào.
Vào ngày Chúa nhật, tôi nói với vợ, “Em ơi, hôm nay chúng ta vui với nhau nhé.”
“Nhưng hôm nay là Chúa Nhật!” 
Thậm chí nàng không giặt giũ quần áo vào ngày Chúa Nhật. Một Chúa Nhật nọ, quần tây của tôi bị rách, nhưng nàng nói với tôi hãy đợi cho đến Thứ Hai. Thật ra, ngay cả tôi còn khăng khăng hơn nữa trong việc phải giữ ngày Sa-bát một cách đúng đắn. Nhưng thật khó quá. Chúng tôi không bao giờ nghỉ ngơi vào ngày Chúa Nhật bởi vì giữ ngày Sa-bát một cách đúng đắn là điều quá khó. Tôi vẫn nhớ những ngày đó.
Các bạn thân mến, để tin Chúa Jêsus một cách đúng đắn, chúng ta phải tin vào sự đền tội của Chúa cho chúng ta qua báp-têm và huyết của Ngài trên thập tự giá. Đức tin thật là tin vào nhân tánh và thần tánh của Chúa Jêsus và tất cả công việc Ngài đã làm trên đất. Tín đồ thật tin cậy hoàn toàn vào Lời Chúa.
“Tin Chúa Jêsus” có nghĩa gì? Tức là tin vào báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài. Thật đơn giản làm sao! Việc mà tất cả chúng ta phải làm là nghiên cứu Kinh Thánh và tin vào Phúc-âm. Tất cả chúng ta nên tin một cách đúng đắn.
“Lạy Chúa, con cảm tạ Ngài. Bây giờ con hiểu ra rằng không phải bởi nổ lực làm theo Luật Pháp của con mà được xưng công bình! Vì luật pháp chỉ cho người ta biết tội (Rô-ma 3:20). Bây giờ con hiểu được tất cả. Con nghĩ rằng luật pháp là tốt đẹp vì luật pháp là mạng lệnh của Chúa, nên con cố gắng sống theo luật pháp. Con đã cố gắng hết sức cho đến hôm nay. Nhưng bây giờ con nhận ra rằng con đã sai lầm khi nghĩ mình có thể sống theo luật pháp. Con biết rằng mình không bao giờ giữ trọn điều răn của Chúa được! Vì vậy, qua Luật Pháp Chúa, con nhận thức được lòng con tràn đầy xấu xa tội lỗi. Bây giờ con hiểu được rằng Ngài ban cho luật pháp để giúp con nhận biết tội lỗi. Ôi, hỡi Chúa, con cảm tạ Ngài. Con đã hiểu sai ý muốn Chúa, khi cố gắng hết sức để giữ luật pháp. Ngay cả chỉ thử thôi con cũng đã thật sự ngạo mạn. Con ăn năn. Bây giờ, con biết rằng Chúa Jêsus đã chịu báp-têm, đổ huyết ra để cứu con! Con tin Ngài!”
Bạn phải tin một cách đúng và hoàn toàn. Bạn chỉ nên tin những lời được viết ra trong Kinh Thánh. Đó là con đường duy nhất giúp bạn được tái sinh hoàn toàn.  
Có phải là điều mà chúng ta phải hoàn thành trong một khoảng thời gian nào đó không? Đức tin chúng ta có phải là một thứ tôn giáo để chúng ta hành đạo không? Người ta nghĩ ra các vị thần và lập ra tôn giáo cho phù hợp với các vị thần đó. Tôn giáo là một tiến trình, qua đó con người làm việc để đạt đến mục đích - sự tốt đẹp của con người. 
Vậy thì đức tin là gì? Nghĩa là tin Chúa và tìm kiếm Ngài. Chúng ta tìm kiếm sự cứu rỗi của Chúa Jêsus và cám ơn Ngài về phước hạnh nầy. Đây là đức tin thật và cũng là sự khác nhau giữa đức tin và tôn giáo. Một khi bạn phân biệt được sự khác nhau nầy, bạn đạt được 100 điểm về sự hiểu biết đức tin của mình.
Những nhà thần đạo chưa được sanh lại bảo chúng ta hãy tin Chúa Jêsus và sống cuộc đời ngoan đạo. Một người có thể có đức tin chỉ bằng cách sống ngoan đạo không? Dĩ nhiên chúng ta phải tốt đẹp. Ai sống cuộc đời ngoan đạo hơn chúng ta là những người được tái sanh?  
Nhưng vấn đề là họ đang nói với tội nhân. Một tội nhân trung bình thường có 12 loại tội. Làm sao anh ta có thể sống ngoan đạo? Dĩ nhiên lý trí anh ta biết điều nào nên làm, nhưng không làm được. Khi một tội nhân bước ra khỏi nhà thờ, cuộc sống ngoan đạo chỉ còn là lý thuyết và bản chất tội lỗi dẫn anh ta vào con đường phạm tội.
Vì vậy chúng ta phải quyết định hoặc là chúng ta sống theo luật pháp hoặc là chúng ta được cứu do tin vào báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự giá bằng cách đặt lòng tin vào thầy tế lễ thượng phẩm  đời đời trên trời.
Hãy nhớ rằng Chúa Jêsus là thầy tế lễ thượng phẩm  thật cho những người tin. Tất cả chúng ta được cứu là do biết và tin vào sự cứu rỗi thật qua báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên Thập tự giá.
 

NGƯỜI TÁI SANH KHÔNG SỢ NGÀY TẬN THẾ 
 
Tại sao người tái sanh không sợ ngày tận thế?
Vì đức tin của họ trong Phúc-âm của nước và Thánh-linh làm cho họ thoát khỏi tội.
 
Khi được tái sanh thật sự, bạn không phải sợ thế giới nầy đi đến chỗ tận thế. Nhiều Cơ-đốc-nhân ở Hàn Quốc công bố rằng thế giới này sẽ tận thế vào ngày 28 tháng 10 năm 1992. Họ nói đó là một ngày khủng khiếp, huyên náo làm sao. Nhưng mọi lời công bố của họ đã sai. Những Cơ-đốc-nhân được tái sanh thật sự sống cuộc đời tốt đẹp, rao giảng Phúc-âm cho đến cuối cùng. Dù cho thế giới nầy đi đến hồi tận thế bất cứ lúc nào, thì việc duy nhất mà tất cả chúng ta phải làm là rao giảng Phúc-âm về nước và Thánh-linh.
Khi Tân-lang đến, những cô dâu thật sự được sanh lại bằng nước và Thánh-linh có thể gặp Ngài với niềm vui mừng sung sướng, và nói rằng, “Ôi, Cuối cùng Ngài đã đến! Xác thịt nầy vẫn rất bất toàn, nhưng Ngài yêu tôi và cứu tôi ra khỏi tội. Vì vậy, lòng tôi vô tội. Lạy Chúa, cảm tạ Ngài. Ngài là Cứu Chúa tôi!”
Chúa Jêsus là Tân Lang của mọi người công bình. Lễ cuới diễn ra vì Tân Lang yêu cô dâu mà không phải vì lý do nào khác. Tôi biết điều nầy thỉnh thoảng xảy ra trên đời nầy, nhưng trên Thiên đàng, Tân-lang là người quyết định lễ cưới có diễn ra hay không. Chính Tân-lang là Người chọn lựa để cưới dựa trên tình yêu và sự cứu rỗi mà Ngài ban cho, bất chấp cô dâu như thế nào. Đây là cách mà lễ cưới trên Thiên đàng được diễn ra.
Tân-lang biết rất rõ về cô dâu. Vì cô dâu mà Chàng yêu mến là những tội nhân, Ngài yêu thương họ và cứu họ ra khỏi tội qua báp-têm và sự đổ huyết trên Thập-tư-giá.  
Chúa Jêsus không đến thế gian nầy với tư cách là con cháu A-rôn. Ngài không đến thế gian nầy để dâng của tế lễ thuộc về đất. Đã có nhiều người Lê-vi là con cháu A-rôn làm công việc nầy.
Thật ra, đặc điểm chính của những thầy tế lễ trong thời Cựu Ước không hơn được chính Chúa Jêsus. Vì vậy, khi lẽ thật đến thế gian nầy, thì điều gì xảy ra đối với cái bóng của nó? Cái bóng đó bị để qua một bên.
Khi Chúa Jêsus đến trần gian, Ngài không bao giờ dâng của tế lễ như A-rôn đã dâng. Ngài dâng chính mình Ngài cho nhân loại bằng cách chịu báp-têm và đổ huyết ra để cứu con người tội lỗi. Ngài thực hiện sự cứu rỗi trên Thập tự giá.
Đối với những ai tin vào báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên Thập tự giá thì sự cứu rỗi sẽ là điều chắc chắn. Chúa Jêsus không chuộc tội cho chúng ta bằng một cách không rõ ràng. Ngài đã thực hiện một cách rõ ràng. “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống” (Giăng 14:6). Chúa Jêsus đến trần gian để cứu chúng ta qua Báp-têm, sự chết và sự sống lại của Ngài.
 
 
CỰU ƯỚC LÀ KIỂU MẪU CỦA CHÚA JÊSUS 
 
Thiết lập một giao ước mới vì lý do gì?
Vì giao ước thứ nhất không chắc chắn và vô dụng.
 
Cựu Ước là hình bóng của Tân Ước. Mặc dầu Chúa Jêsus không dâng tế lễ như những thầy tế lễ thượng phẩm  trong thời Cựu Ước, nhưng Ngài thực hiện một chức vụ tế lễ tốt hơn, chức vụ tế lễ đời đời trên trời. Vì con người sinh ra trong tội lỗi, nên họ trở thành tội nhân và không bao giờ trở nên công bình bởi Luật Pháp của Chúa. Vì vậy Đức Chúa Trời thiết lập một giao ước khác.
Cha chúng ta trên thiên đàng ban Con Một của Ngài xuống trần gian và yêu cầu chúng ta quay về đặt lòng tin vào Báp têm, huyết, và sự sống lại của Ngài. Đây là giao ước thứ hai của Đức Chúa Trời. Giao ước thứ hai yêu cầu chúng ta tin vào Phúc-âm của nước và Thánh-linh.
Chúa không đòi hỏi việc lành của chúng ta. Ngài không bảo chúng ta sống như thế nào để được cứu. Ngài chỉ yêu cầu chúng ta tin vào sự cứu rỗi qua Con Ngài. Trên tất cả, Ngài đòi hỏi chúng ta tin vào báp-têm và huyết đã đổ ra trên thập tự giá. Và chúng ta phải vâng lời Ngài. 
Trong Kinh Thánh, nhà Giu-đa thuộc dòng hoàng tộc. Tất cả các vua của nước I-sơ-ra-ên đều sinh ra trong nhà Giu-đa cho đến đời vua Sa-lô-môn. Thậm chí sau khi đất nước bị chia đôi, nhà Giu-đa vẫn nắm giữ ngai vàng của Vương Quốc phía Nam cho đến khi sụp đổ vào năm 586 trước Chúa. Vì vậy, dân Giu-đa tiêu biểu cho dân I-sơ-ra-ên. Chi phái Lê-vi làm thầy tế lễ. Mỗi chi phái đều có vai trò của nó. Đức Chúa Trời hứa với chi phái Giu-đa rằng Chúa Jêsus sẽ ra đời từ dòng dõi của họ. 
Tại sao Ngài lập giao ước nầy với chi phái Giu-đa? Lập giao ước nầy cũng giống như lập giao ước với toàn thể nhân loại vì dân I-sơ-ra-ên tiêu biểu cho toàn thể nhân loại. Chúa Jêsus thực hiện giao ước mới để cứu rỗi nhân loại qua báp têm Ngài chịu, sự chết của Ngài trên thập tự giá và sự sống lại của Ngài.
 


TỘI LỖI CỦA CON NGƯỜI KHÔNG THỂ ĐƯỢC TẨY SẠCH BỞI ĂN NĂN

 
Tội lỗi của con người có được tẩy sạch bởi ăn năn không?
Không.
 
Trong Giê-rê-mi 17:1, Lời Chúa chép rằng tội lỗi có ở hai nơi. “Tội của Giu-đa đã chép bằng bút sắt, bằng dùi kim cương; đã chạm trên bảng trong lòng chúng nó, và trên sừng những bàn thờ các ngươi.” 
Tội lỗi ở trong lòng chúng ta. Do đó chúng ta biết mình là tội nhân. Trước khi một người tin Chúa Jêsus, người ấy không biết mình là tội nhân. Tại sao? Vì luật pháp của Chúa không có trong lòng của người này. Vì vậy khi một người tin Chúa, người ấy nhận thức rằng mình là tội nhân trước mặt Chúa.   
Có một số người chỉ nhận ra mình là tội nhân sau mười năm tin Chúa. “Ôi, Lạy Chúa! Con là một tội nhân! Con nghĩ con đã được cứu, nhưng không hiểu sao con vẫn là tội nhân!” Nhận thức nầy đến với anh ta vào một ngày khi anh ta nhận ra được bản chất chính mình. Trong 10 năm anh ta rất hạnh phúc, nhưng thình lình anh nhận ra chân lý. Bạn có biết tại sao không? Sở dĩ anh ta nhận thức được bởi vì cuối cùng qua luật pháp của Chúa anh ta thấy được sự vấp phạm, tội lỗi của mình. Anh ta tin Chúa Jêsus trong 10 năm nhưng chưa được tái sanh.
Vì anh ta không thể xoá được tội lỗi trong lòng, nên anh ta vẫn là một tội nhân trước mặt Chúa. Có một số người mất 5 năm, một số người khác mất 10 năm để có được nhận thức nầy. Một số người nhận ra được điều nầy sau 30 năm, một số người khác sau 50 năm, và một số người không bao giờ nhận ra được sự thật nầy cho đến cuối cùng. “Lạy Chúa, trước khi có điều răn của Chúa trong lòng, con vẫn là người tốt. Con tin chắc rằng con giữ được luật pháp Chúa, nhưng bây giờ con nhận thức được rằng con phạm tội với Chúa mỗi ngày. Như sứ đồ Phao-lô đã nói, “Ngày xưa tôi không có luật pháp mà tôi sống; nhưng khi điều răn đến, thì tội lỗi lại sống, còn tôi thì chết” (Rô-ma 7:9). Tôi là tội nhân mặt dầu tôi đã tin Chúa.
Chính tội lỗi đã ngăn trở bạn sống theo Lời Chúa. Tội lỗi ở trong lòng bạn. Vì Chúa ghi tội lỗi bạn ở đó, nên khi bạn quỳ gối cầu nguyện, tất cả lỗi lầm đều hiện ra. “Ngạc nhiên chưa! Ta là tội lỗi mà ngươi phạm phải.”
“Nhưng cách đây 2 năm ta đã chuộc lại lỗi lầm rồi. Tại sao mi lại còn xuất hiện với cả sự ngạc nhiên? Tại sao mi không biến đi cho rồi?”
“Ồ, đừng có quá hằn học! Ta được ghi lại trong lòng ngươi. Ngươi nghĩ gì là điều không quan trọng, ngươi vẫn là tội nhân.”
“Không! Không!”
Vì vậy, tội nhân lại ăn năn những lỗi lầm mà mình đã vấp phạm cách đây 2 năm. “Lạy Chúa, xin tha thứ cho con. Con vẫn bị giày vò về những tội lỗi con đã phạm trước đây. Con đã ăn năn, nhưng tội lỗi vẫn ở trong con. Xin tha thứ cho con, vì con đã phạm tội.”
Nhưng tội lỗi có biến mất khi ăn năn không? Vì tội lỗi con người ở trong lòng họ, nên họ không bao giờ tẩy xoá được nó mà không có Phúc-âm của nước và Thánh-linh. Chỉ qua Phúc-âm của nước và Thánh-linh mới đạt được sự chuộc tội thật. Chúng ta chỉ được cứu bởi đức tin nơi Phúc-âm thật của Chúa Jêsus.

 
TA SẼ LÀ CỨU CHÚA CỦA CON 
 
Làm thế nào chúng ta đáp ứng Giao Ước mới?
Chúng ta phải tin trong lòng của chúng ta và rao giảng nó khắp thế gian.
 
Đức Chúa Trời của chúng ta trên Thiên đàng lập một giao ước mới với chúng ta. “Ta sẽ trở thành Chúa Cứu Thế của con. Ta sẽ khiến con được tự do hoàn toàn khỏi mọi tội lỗi trần gian qua nước và huyết. Chắc chắn Ta sẽ ban phước cho mọi người tin Ta.”
Bạn có tin điều nầy trong giao ước mới của Chúa không? Chúng ta được cứu khỏi tội và được tái sanh khi chúng ta tin vào lẽ thật về giao ước mới và sự cứu rỗi của Ngài qua nước và huyết. 
Chúng ta sẽ không tin vào một vị bác sĩ nếu ông ta không chẩn đoán đúng bệnh của chúng ta. Đầu tiên, bác sĩ phải chẩn đoán đúng bệnh của bệnh nhân, rồi mới kê toa để cho thuốc thích hợp. Có nhiều loại thuốc khác nhau, nhưng bác sĩ phải biết chính xác nên dùng loại thuốc nào. Một khi bác sĩ chẩn đoán đúng, sẽ có nhiều loại thuốc thích hợp để chữa trị. Nhưng nếu chẩn đoán sai, mọi loại thuốc tốt đều có thể làm cho bệnh nhân tồi tệ hơn.  
Cũng vậy, khi tin Chúa Jêsus, bạn phải dựa vào Lời Chúa để chẩn đoán đúng tình trạng tâm linh của mình. Khi xem xét tâm linh mình bằng Lời Chúa, bạn sẽ thấy được chính xác đời sống tâm linh mình như thế nào. Vị Bác Sĩ tâm linh chữa lành được mọi bệnh nhân, không miễn trừ ai. Tất cả họ đều có thể được tái sanh.
Nếu bạn nói, “Không biết tôi đã được chuộc tội chưa,” nghĩa là bạn chưa được cứu. Nếu một vị mục sư thật sự là môn đồ của Chúa Jêsus, ông ta phải giải quyết vấn đề tội lỗi cho bầy chiên mình. Rồi ông ta tiếp tục giải quyết vấn đề đức tin và dẫn dắt họ cách thuộc linh. Ông ta phải biết được chính xác tình trạng tâm linh của môn đồ mình.  
Chúa Jêsus đến thế gian để cất tội lỗi thế gian đi. Ngài đến, chịu báp-têm và chịu chết trên Thập-tư-giá. Khi chuộc tội, Ngài có xoá đi tội lỗi của bạn không? Lời của nước và Thánh-linh xoá sạch tội lỗi của tất cả tội nhân.
Phúc-âm giống như một chất nổ. Nó làm nổ tung mọi thứ từ những toà nhà cao tầng cho đến núi non. Công việc của Chúa Jêsus là chính xác. Ngài tẩy sạch tội lỗi của những người tin Ngài bằng Phúc-âm nước và Thánh-linh của Ngài. Chúng ta hãy xem xét Phúc-âm nước và Thánh-linh khi nó được bày tỏ trong Kinh Thánh. 
 


PHÚC-ÂM CỦA VIỆC ĐẶT TAY TRONG CỰU ƯỚC 

 
Mục đích của việc đặt tay trong Cựu Ước là gì ?
Mục đích của nó là để chuyển tội qua của lễ chuộc tội.
 
Chúng ta hãy tìm kiếm lẽ thật về Phúc-âm chuộc tội trong Lê-vi-ký 1:3-4. “Nếu lễ vật của người là của lễ thiêu bằng bò, thì phải dùng con đực không tì vít, dâng lên tại cửa hội mạc, trước mặt Đức Giê-hô-va, để được Ngài đẹp lòng nhậm lấy. Người sẽ nhận tay mình trên đầu con sinh, nó sẽ được nhậm thế cho, hầu chuộc tội cho người.”
Phân đoạn Kinh Thánh nầy cho chúng ta biết của lễ thiêu nên dâng tại cửa hội mạc truớc mặt Chúa bằng cách đặt tay lên đầu sinh tế, và sinh tế phải là một con vật sống không tì vết.  
Trong thời Cựu Ước, một tội nhân đặt tay lên đầu sinh tế để chuộc tội lỗi mà người ấy phạm hằng ngày. Người ấy giết sinh tế chuộc tội trước mặt Chúa và thầy tế lễ lấy một ít huyết bôi trên sừng bàn thờ tế lễ thiêu, rồi đổ số huyết còn lại nơi chân bàn thờ và tội nhân nầy được tha thứ tội lỗi trong ngày.
Về tội lỗi trong năm, được chép trong Lê-vi-ký 16:6-10, “A-rôn sẽ dâng con bò tơ mình làm của lễ chuộc tội, và người sẽ làm lễ chuộc tội cho mình và cho nhà mình. Kế đó người phải bắt hai con dê đực, đem để trước mặt Đức Giê-hô-va, tại nơi cửa hội mạc. Đoạn, A-rôn bắt thăm cho hai con dê đực, một thăm về phần Đức Giê-hô-va, một thăm về phần A-xa-sên. A-rôn sẽ biểu dẫn con dê đực bắt thăm về phần Đức Giê-hô-va lại gần và dâng nó làm của lễ chuộc tội. Còn con bắt thăm về phần A-xa-sên, sẽ để sống trước mặt Đức Giê-hô-va, để làm lễ chuộc tội trên nó, rồi thả nó ra nơi đồng vắng đặng nó về A-xa-sên.” Như đã được giải thích trong Kinh Thánh, A-xa-sên nghĩa là “đuổi ra ngoài”. Vì vậy tội lỗi trong năm được chuộc vào ngày mười tháng bảy.
Lê-vi-ký 16:29-30, chép rằng, “Điều nầy sẽ là một lệ định đời đời cho các ngươi: đến mồng mười tháng bảy, các ngươi phải ép linh hồn mình, không nên làm một việc nào, bất kỳ người bổn xứ hay là kẻ khách kiều ngụ giữa các ngươi; vì trong ngày đó người ta sẽ làm lễ chuộc tội cho các ngươi, để các ngươi được tinh sạch: chắc các ngươi sẽ được sạch những tội lỗi mình trước mặt Đức Giê-hô-va vậy.”
Đây là ngày dân I-sơ-ra-ên chuộc tội lỗi mình trong năm. Nó diễn ra như thế nào? Đầu tiên thầy tế lễ thượng phẩm A-rôn phải có mặt tại nơi dâng tế lễ. Ai đại diện cho dân I-sơ-ra-ên? A-rôn. Đức Chúa Trời chỉ định A-rôn và con cháu ông làm thầy tế lễ thượng phẩm .
A-rôn dâng bò đực để chuộc tội cho mình và gia đình mình. Ông giết bò đực và lấy ít huyết rảy bảy lần lên trên và trước nắp Thi-ân. Ông phải chuộc tội cho chính mình và gia đình mình trước hết.
Chuộc tội nghĩa là chuyển tội lỗi của một người nào đó sang sinh tế chuộc tội và để cho sinh tế chuộc tội chết thay cho người đó. Chính tội nhân đó là người lẽ ra phải chết nhưng anh ta chuộc tội bằng cách chuyển tội lỗi mình sang sinh tế chuộc tội và để sinh tế chuộc tội chết thay cho mình.
Sau khi tội lỗi ông và gia đình ông được chuộc, ông dâng một con dê trước mặt Chúa, đồng thời thả một con dê khác là con dê gánh tội vào đồng vắng trước sự chứng kiến của dân I-sơ-ra-ên.
Người ta dâng một con dê như là sinh tế chuộc tội. A-rôn đặt tay mình lên đầu sinh tế chuộc tội và xưng tội, “Ôi, lạy Chúa, dân sự Ngài đã vi phạm Mười Điều Răn và 613 điều luật trong bộ luật Ngài. Dân I-sơ-ra-ên đã trở thành tội nhân. Bây giờ con đặt tay mình lên con dê này để chuyển sang tất cả tội lỗi chúng con trong năm.”
Ông cắt cổ con dê và đi vào nơi thánh bên trong đền tạm với huyết nó. Rồi ông rảy ít huyết lên trên và trước nắp thi ân bảy lần. 
Bên trong nơi Thánh có hòm Giao ước. Hòm giao ước được đậy bằng Nắp Thi ân, và trong hòm Giao ước có hai bảng đá Luật Pháp, bình đựng ma-na bằng vàng, và cây gậy trổ hoa của A-rôn.
Cây gậy của A-rôn tiêu biểu cho sự sống lại, hai bảng đá luật pháp tiêu biểu cho sự công chính, và bình đựng ma-na bằng vàng tiêu biểu cho lời sự sống của Chúa.
Có một cái nắp trên hòm giao ước. Thầy tế lễ thượng phẩm  rảy huyết trên nắp thi ân nầy bảy lần. Vì có những cái chuông bằng vàng treo nơi viền áo choàng của thầy tế lễ thượng phẩm , nên chúng rung lên khi ông rảy huyết.
Lê-vi-ký 16:14-15 chép rằng: “Người cũng phải lấy huyết con bò tơ đó, dùng ngón tay rảy trên nắp hòm thi ân, về phía đông, và rảy bảy lần về phía trước nắp hòm thi ân. Đoạn, người giết con dê đực dùng về dân chúng làm của lễ chuộc tội; đem huyết nó vào phía trong bức màn; dùng huyết con dê đực đó cũng như đã dùng huyết con bò tơ, tức là rảy trên nắp hòm thi ân và trước nắp hòm thi ân vậy.” 
Tiếng chuông vang lên mỗi khi thầy tế lễ rảy huyết của con dê, và tất cả dân I-sơ-ra-ên tụ họp bên ngoài nghe được âm thanh đó. Vì việc chuộc tội cho họ phải được thực hiện qua thầy tế lễ thượng phẩm , nên âm thanh tiếng chuông đem lại ý nghĩa là tội lỗi họ đã được tha thứ. Đây là âm thanh phước hạnh cho mọi người I-sơ-ra-ên.
Khi tiếng chuông vang lên bảy lần, họ nói, “Bây giờ con rất an lòng. Tất cả tội lỗi trong năm qua làm cho con lo lắng, nhưng bây giờ con cảm thấy được tự do.” Và dân sự trở lại cuộc sống của mình, họ nhận biết là mình được vô tội. Tiếng chuông lúc đó cũng giống như tin tức tốt lành về việc được tái sanh bằng nước vàThánh-linh. 
Khi chúng ta nghe Phúc-âm chuộc tội bằng nước và Thánh-linh, lòng chúng ta tin và miệng chúng ta công nhận, thì đó là tất cả những gì mà Phúc-âm về nước và Thánh-linh muốn đề cập đến. Khi tiếng chuông vang lên bảy lần, thì mọi lỗi lầm của dân I-sơ-ra-ên trong năm đều được tha thứ. Tội lỗi họ được rửa sạch trước mặt Đức Chúa Trời.
Sau khi dâng một con dê vì dân I-sơ-ra-ên, thầy tế lễ thượng phẩm A-rôn bắt một con dê khác đi đến cùng dân I-sơ-ra-ên đang chờ đợi bên ngoài đền tạm. Trong khi họ đứng xem, thầy tế lễ thượng phẩm A-rôn đặt hai tay lên đầu con dê nầy.
Lê-vi-ký 16:21-22 chép “A-rôn sẽ nhận hai tay mình trên đầu con dê đực còn sống, xưng trên nó các gian ác và sự vi phạm, tức những tội lỗi của dân I-sơ-ra-ên, và chất trên đầu nó, rồi nhờ một người chực sẵn việc nầy mà sai đuổi nó ra, thả vào đồng vắng. Vậy, con dê đực đó sẽ gánh trên mình các tội ác của dân I-sơ-ra-ên ra nơi hoang địa.”
Thầy tế lễ thượng phẩm A-rôn đặt tay lên đầu con dê kia   (con dê gánh tội) và xưng ra mọi tội lỗi dân I-sơ-ra-ên đã phạm trong năm trước mặt Chúa. “Ôi, lạy Chúa, dân I-sơ-ra-ên đã phạm tội trước mặt Ngài. Chúng con vi phạm Mười Điều Răn và cả 613 điều luật trong bộ luật Ngài. Ôi Chúa, con chuyển mọi tội lỗi của dân I-sơ-ra-ên trong năm lên đầu con dê nầy.”
Theo Giê-rê-mi 17:1, tội lỗi được chạm vào hai nơi. Thứ nhất vào Sách Công Việc, và thứ hai vào bảng lòng của họ. 
Vì vậy, nếu dân I-sơ-ra-ên chuộc tội lỗi mình, tội lỗi đó phải được xoá sạch khỏi Sách Công Việc và khỏi bảng lòng họ. Vào Ngày Đại Lễ Chuộc Tội, một con dê cho tội lỗi được ghi trong Sách Phán Xét và con kia cho tội lỗi được chạm trên bảng lòng họ.
 
Đức Chúa Trời bày tỏ điều gì cho dân I-sơ-ra-ên qua hệ thống tế lễ trong Cựu Ước?
Rằng Cứu-Chúa sẽ đến và tẩy sạch tội lỗi của họ một lần đủ cả trong phương cách thích hợp nhất. 
 
Bằng cách đặt tay lên đầu con dê, thầy tế lễ thượng phẩm  bày tỏ cho dân I-sơ-ra-ên biết rằng tội lỗi trong năm của họ đã được chuyển sang con dê. Sau khi người ta đặt tội lỗi lên đầu con dê, một người đàn ông đã được chỉ định dẫn nó đi và thả vào đồng vắng.
Xứ Phi-li-tin là vùng hoang mạc. Con dê đã mang lấy mọi tội lỗi trong năm của dân I-sơ-ra-ên do một người nam được chỉ định dẫn vào thả trong hoang mạc, là nơi không có nước, không có cỏ. Dân chúng đứng nhìn con dê gánh tội đi vào đồng vắng.
Họ nói với chính mình, “Lẽ ra tôi phải chết, nhưng con dê chết thay cho tội lỗi tôi. Tiền công của tội lỗi là sự chết. Nhưng con dê chết thay cho tôi. Dê ơi, cám ơn bạn. Bạn chết nghĩa là tôi được sống.” Con dê được dẫn vào thả trong hoang mạc và dân I-sơ-ra-ên được tha thứ mọi tội lỗi mình đã phạm trong năm.
Khi tội lỗi trong lòng bạn được chuyển sang sinh tế chuộc tội. Bạn được sạch tội. Điều nầy thật đơn giản. Chân lý luôn luôn đơn giản một khi chúng ta hiểu nó.
Con dê khuất mất ở đường chân trời. Người đàn ông trở về một mình sau khi thả nó. Mọi tội lỗi của dân I-sơ-ra-ên đã đi xa. Con dê đi lang thang trong sa mạc, không có nước và cỏ, nó chết cùng với giá tội lỗi mà dân I-sơ-ra-ên đã phạm trong năm.
Tiền công của tội lỗi là sự chết, và sự công bình của Đức Chúa Trời đã được hoàn thành. Đức Chúa Trời hiến tế con dê đực để dân I-sơ-ra-ên có thể sống. Tất cả tội của dân I-sơ-ra-ên trong một năm đã được tẩy sạch. 
Vì tội của một ngày và tội của cả năm đã được tha thứ giống như trong thời Cựu Ước, đó là giao ước của Đức Chúa Trời rằng tội lỗi của chúng ta đã được tha một lần đủ cả. Đó là giao ước mà Ngài đã sai Đấng Mê-si-a đến với chúng ta và giải thoát chúng ta ra khỏi tất cả tội lỗi trong suốt đời của chúng ta. Giao ước đã được thực hiện qua báp-têm của Chúa Jêsus. 
 

ĐƯỢC TÁI SANH BỞI NƯỚC VÀ THÁNH-LINH TRONG TÂN ƯỚC 
 
Tại sao Chúa Jêsus chịu báp-têm bởi Giăng Báp-tít?
Để làm trọn mọi việc công chính cất đi tội lỗi của cả thế gian. Báp-têm của Chúa Jêsus trong Tân Ước chính là sự đặt tay trong Cựu Ước.
 
Chúng ta hãy đọc Ma-thi-ơ 3:13-15. “Khi ấy, Đức Chúa Jêsus từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại sông Giô-đanh, đặng chịu người làm phép báp-têm. Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-têm, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài.” 
Chúa Jêsus đi đến sông Giô-đanh để Giăng Báp-tít làm báp-têm cho, thực hiện điều nầy, Ngài đã làm trọn mọi việc công chính. Giăng làm báp-têm cho Chúa Jêsus và trong những người bởi đàn bà sanh ra, Giăng là người vĩ đại nhất.
Ma-thi-ơ 11:11-12 chép “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong những người bởi đàn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít. Song, từ ngày Giăng Báp-tít đến nay, nước thiên đàng bị hãm ép, và là kẻ hãm ép đó choán lấy.”
Đức Chúa Trời lựa chọn Giăng Báp-tít làm người đại diện cho nhân loại và gởi ông đến trước Đức Chúa Jêsus Christ 6 tháng. Ông là con cháu A-rôn và là thầy tế lễ thượng phẩm  cuối cùng.
Khi Chúa Jêsus đến, Giăng Báp-tít nói với Ngài, “Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-têm, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao?” 
“Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy.” Mục đích của Ngài là giải thoát con người ra khỏi tội để họ trở thành con cái Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus nói với Giăng, “Chúng ta phải hoàn thành Phúc-âm tái sanh bằng nước và Thánh-linh. Vì vậy bây giờ hãy làm báp-têm cho Ta.”
Giăng làm báp-têm cho Chúa Jêsus. Ngài chịu báp-têm để cất tội lỗi thế gian đi là điều phù hợp. Vì Ngài chịu báp-têm theo cách phù hợp nhất, nên Ngài thật sự cứu chúng ta ra khỏi tội. Chúa Jêsus chịu báp-têm để chuyển tội lỗi chúng ta sang cho Ngài.
Chúa Jêsus đến thế gian và chịu báp-têm khi Ngài 30 tuổi. Đây là công việc đầu tiên của Ngài. Chúa Jêsus làm trọn mọi việc công chính bằng cách xoá sạch tội lỗi của cả nhân loại, vì vậy thánh hoá được mọi người.
Chúa Jêsus đến thế gian và chịu báp-têm theo cách phù hợp nhất để cứu chúng ta ra khỏi tội. “vì vậy” mọi việc công bình đã được làm trọn.
Đức Chúa Cha phán, “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng” (Ma-thi-ơ 3:17). Đức Chúa Jêsus Christ biết rằng Ngài sẽ cất đi mọi tội lỗi của nhân loại và đổ huyết ra cho đến chết trên Thập tự giá, nhưng Ngài vâng phục ý muốn Đức Chúa Cha, Ngài nói “Song không theo ý muốn Con, mà theo ý muốn Cha” (Ma-thi-ơ 26:39). Ý muốn của Đức Chúa Cha là rửa sạch tội lỗi của nhân loại và ban cho họ sự cứu rỗi.
Vì vậy Chúa Jêsus, Đức Chúa Con đã vâng phục ý muốn Đức Chúa Cha và chịu báp-têm bởi Giăng Báp-tít. 
Trong Giăng 1:29, “Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.” Chúa Jêsus cất đi mọi tội lỗi và đổ huyết ra trên thập tự giá tại đồi Gô-gô-tha. Giăng Báp-tít làm chứng “Kìa! Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.”
Bạn có tội hay không? Bạn là người công chính hay là tội nhân? Chúa Jêsus cất tội lỗi thế gian đi và Ngài chịu đóng đinh trên thập tự giá vì chúng ta là lẽ thật. 
 
Tội lỗi của nhân loại được chuyển sang Chúa Jêsus khi nào?
Chúa Jêsus nhận tất cả tội lỗi của chúng ta khi Ngài chịu báp-tem bởi Giăng Báp-tít tại sông Giô-đanh.
    
Sau khi sinh ra trong thế gian nầy, chúng ta đã phạm tội thậm chí ở tuổi từ 1 đến 10. Chúa Jêsus cất đi những tội lỗi nầy. Ở tuổi 11 đến 20 chúng ta cũng phạm tội. Tội lỗi chúng ta phạm trong lòng cũng như trong hành động, Ngài đều gánh hết thảy.
Chúng ta phạm tội ở tuổi từ 21 đến 45. Ngài cũng gánh hết thảy. Ngài gánh lấy tội lỗi của cả nhân loại và chịu đóng đinh trên thập tự giá.
Chúng ta phạm tội từ ngày sinh ra đến ngày qua đời. Nhưng Ngài cất đi hết thảy. 
“Kìa! Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!” Mọi tội lỗi, từ tội của người đầu tiên là A-đam đến tội của người cuối cùng sinh ra trong thế gian nầy. Bất cứ khi nào Ngài đều gánh hết thảy. Ngài không lựa chọn tội của người nào để gánh.
Ngài không quyết định chỉ yêu một vài người trong chúng ta. Ngài trở nên xác thịt, gánh hết tội lỗi của nhân loại, và chịu đóng đinh trên thập tự giá. Ngài chịu sự trừng phạt thay cho chúng ta và rửa sạch tội lỗi nhân loại mãi mãi.
Không ai bị loại trừ khỏi sự cứu rỗi. “Mọi tội lỗi thế gian” bao gồm mọi tội lỗi chúng ta, Chúa Jêsus gánh hết thảy.
Ngài rửa sạch tội lỗi thế gian bằng báp-têm Ngài chịu và huyết Ngài đổ ra. Ngài cất đi tội lỗi chúng ta bằng báp-têm và sự đoán phạt Ngài chịu trên thập tự giá. Trước khi chết trên Thập tự giá, Ngài phán “Mọi việc đã được trọn” (Giăng 19:30), nghĩa là sự cứu rỗi nhân loại đã hoàn tất.
Tại sao Chúa Jêsus chịu đóng đinh trên thập tự giá ? Vì sự sống của xác thịt ở trong huyết, và huyết chuộc tội cho sự sống (Lê-vi-ký 17:11). Tại sao Chúa Jêsus phải chịu báp-têm? Vì Ngài muốn gánh tội lỗi của nhân loại.
“Sau đó, Đức Chúa Jêsus biết mọi việc đã được trọn rồi, hầu cho lời Kinh thánh được ứng nghiệm, thì phán rằng: Ta khát.” (Giăng 19:28)
Chúa Jêsus chết, Ngài biết rằng mọi giao ước của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước đã được trọn qua báp-têm mà Ngài chịu tại sông Giô-đanh và sự chết của Ngài trên thập tự giá.
Chúa Jêsus biết rằng sự chuộc tội được thực hiện qua Ngài nên phán, “Mọi việc đã được trọn”. Ngài chết trên thập tự giá, Ngài thánh hoá chúng ta, sống lại từ kẻ chết vào ngày thứ ba và lên trời, hiện nay Ngài đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời.
Tẩy sạch tội lỗi qua Báp-têm của Chúa Jêsus và sự chết của Ngài trên thập tự giá là Phúc-âm phước hạnh về sự tái sanh bằng nước và Thánh-linh. Tin điều đó bạn sẽ được tha thứ tội lỗi.
Chúng ta không thể chuộc tội lỗi chúng ta bằng cách cầu nguyện ăn năn mỗi ngày. Đức Chúa Trời ban sự cứu rỗi một lần đủ cả chỉ qua báp-têm của Chúa Jêsus và sự chết của Ngài trên thập tự giá. “Bởi hễ có sự tha thứ thì không cần dâng của lễ vì tội lỗi nữa” (Hê-bơ-rơ 10:18). 
Bây giờ tất cả những điều chúng ta phải làm là tin vào sự chuộc tội qua báp-têm của Chúa Jêsus và sự đóng đinh của Ngài. Hãy tin bạn sẽ được cứu.
Rô-ma 5:1-2 chép, “Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Đấng đã làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong ơn nầy là ơn chúng ta hiện đương đứng vững; và chúng ta khoe mình trong sự trông cậy về vinh hiển Đức Chúa Trời.”
Không còn cách nào khác để được xưng công bình, chỉ hãy tin vào Phúc-âm phước hạnh về sự tái sanh bằng nước và Thánh-linh.
 
 
MỤC ĐÍCH TRONG LUẬT PHÁP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 
 
Chúng ta có thể được Thánh hóa bởi luật pháp không?
Không, không thể. Luật pháp chỉ làm cho chúng ta nhận biết tội.
 
Hê-bơ-rơ 10:9 chép “Đây nầy, tôi đến để làm theo ý muốn Chúa. Vậy thì, Chúa đã bỏ điều trước, đặng lập điều sau.” Chúng ta không thể nên thánh bằng luật pháp, luật pháp chỉ làm cho chúng ta biết tội. Đức Chúa Trời không có ý định cho chúng ta vâng giữ luật pháp.
Rô-ma 3:20 chép, “vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi.” Qua Môi-se, Đức Chúa Trời ban luật pháp cho dân I-sơ-ra-ên sau 430 năm từ khi Áp-ra-ham nhận được giao ước. Ngài ban cho họ luật pháp để họ biết thế nào là phạm tội cùng Chúa. Không có luật pháp, con người sẽ không nhận biết tội lỗi. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta luật pháp để chúng ta nhận biết tội lỗi.
Vì vậy mục đích của luật pháp là để chúng ta biết rằng mình là tội nhân trước mặt Chúa. Biết được như vậy, chúng ta sẽ có ý muốn quay về cùng Chúa Jêsus bằng cách tin vào Phúc-âm phước hạnh về sự tái sanh bởi nước và Thánh-linh. Đây chính là mục đích của luật pháp mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta.
 

CHÚA JÊSUS ĐÃ ĐẾN ĐỂ LÀM THEO Ý MUỐN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 
                
Chúng ta phải làm gì trước Đức Chúa Trời?
Chúng ta phải tin vào sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời qua Chúa Jêsus.  
 
“Đây nầy, tôi đến để làm theo ý muốn Chúa.Vậy thì, Chúa đã bỏ điều trước, đặng lập điều sau” (Hê-bơ-rơ 10:9). Vì chúng ta không thể được nên thánh bằng luật pháp, nên Đức Chúa Trời không cứu chúng ta bằng luật pháp, nhưng bằng sự chuộc tội trọn vẹn của Ngài. Ngài cứu chúng ta bằng tình yêu và sự công chính của Ngài.
“Ấy là theo ý muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả. Phàm thầy tế lễ mỗi ngày đứng hầu việc và năng dâng của lễ đồng một thức, là của lễ không bao giờ cất tội lỗi được, còn như Đấng nầy, đã vì tội lỗi dâng chỉ một của lễ, rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 10:10-12). 
Ngài ngồi bên hữu Đức Chúa Trời vì công việc chuộc tội của Ngài đã hoàn tất, không còn việc gì nữa để Ngài làm. Ngài sẽ không chịu báp-têm cũng không hy sinh lần nữa để cứu chúng ta.
Bây giờ tội lỗi thế gian được tẩy sạch, việc Ngài phải làm là ban sự sống đời đời cho những người tin Ngài. Ngài chứng nhận bằng Thánh-linh cho những ai tin sự cứu rỗi bởi nước và Thánh-linh.
Chúa Jêsus vào đời để cất tội lỗi thế gian đi và chịu chết trên thập tự giá, như vậy công việc Ngài đã hoàn thành. Bây giờ công việc Ngài đã xong, Ngài đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời.
Chúng ta phải tin Chúa Jêsus, Đấng luôn luôn cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi. Ngài làm cho chúng ta được trọn vẹn mãi mãi bằng báp-têm và huyết Ngài.
 

NHỮNG AI TRỞ THÀNH KẺ THÙ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 
 
Ai là kẻ thù của Đức Chúa Trời?
Những ai tin Chúa Jêsus nhưng còn có tội trong lòng họ.
 
Chúa phán trong Hê-bơ-rơ 10:12-13 “còn như Đấng nầy, đã vì tội lỗi dâng chỉ một của lễ, rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời, từ rày về sau đương đợi những kẻ thù nghịch Ngài bị để làm bệ dưới chân Ngài vậy. Vì nhờ dâng chỉ một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời.” Ngài phán Ngài sẽ chờ đợi cho đến sự phán xét cuối cùng để quyết định số phận họ.
Kẻ thù Ngài vẫn nói “Chúa ơi, xin tha thứ tội lỗi con.” Sa-tan và kẻ theo hắn không tin vào Phúc-âm của nước và Thánh-linh và vẫn cứ cầu xin sự tha thứ của Ngài.
Bây giờ Chúa chúng ta không phán xét họ. Nhưng trong ngày hiện đến lần thứ hai của Chúa Jêsus, họ sẽ bị phán xét và bị hình phạt đời đời trong hoả ngục. Đức Chúa Trời vẫn khoan dung với họ cho đến ngày đó với hy vọng họ sẽ ăn năn và được xưng công nghĩa qua sự chuộc tội của Ngài.
Chúa Jêsus cất đi tội lỗi chúng ta và chịu chết vì chúng ta là những người tin Ngài. Một ngày nào đó Ngài sẽ xuất hiện lần thứ hai để cứu tất cả những người tin Ngài. “Ôi, lạy Chúa, xin đến với chúng con mau chóng.” Ngài sẽ đến lần thứ hai để đem những người vô tội đến sống với Ngài đời đời trong nước thiên đàng.
Còn những người cứ khăng khăng mình là tội nhân sẽ không tìm thấy chỗ trong nước thiên đàng trong ngày Chúa trở lại. Trong ngày tận thế họ sẽ bị phán xét và quăng vào hồ lửa địa ngục. Hình phạt nầy dành cho những người không tin vào sự tái sanh bởi nước và Thánh-linh.
Chúa Jêsus coi những người tin vào điều giả dối như kẻ thù Ngài. Đó là lý do tại sao chúng ta phải chiến đấu chống lại điều giả dối nầy, và tại sao chúng ta phải tin vào Phúc-âm phước hạnh về sự tái sanh bằng nước và Thánh-linh. 
 
 
CHÚNG TA PHẢI TIN VÀO PHÚC-ÂM CỦA NƯỚC VÀ THÁNH-LINH 
 
Bây giờ có bất cứ nhu cầu nào cần cho nợ (tội) của chúng ta được  trả trọn vẹn không?
Không, không gì cả.
 
Hê-bơ-rơ 10:15-16 chép “Đức Thánh-linh cũng làm chứng cho chúng ta như vậy; vì đã phán rằng: Chúa phán: Nầy là giao ước ta lập với chúng nó. Sau những ngày đó, Ta sẽ để luật pháp ta vào lòng chúng nó và ghi tạc nơi trí khôn,” Giao ước nầy là gì? “Ta sẽ đặt Luật pháp Ta trong lòng họ, và ghi khắc vào tâm trí họ.” Đầu tiên, chúng ta cố gắng sống cuộc đời vâng giữ luật pháp, nhưng luật pháp không cứu được chúng ta.
Sau khi xoá sạch tội lỗi chúng ta, Ngài phán “Đây là giao ước mà Ta sẽ thiết lập với họ.”
Sau đó chúng ta nhận biết rằng Chúa Jêsus đã cứu những người bằng lòng tin vào phúc-âm phước hạnh về sự tái sanh bằng nước và Thánh-linh rồi. Bất cứ người nào tin vào báp-têm và huyết của Chúa Jêsus sẽ được cứu.
Chúa Jêsus là Đấng cứu rỗi. “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.” (Công-vụ 4:12). Chúa Jêsus vào đời với tư cách là vị Cứu Tinh của chúng ta. Vì chúng ta không thể được cứu bởi việc làm, nên Ngài cứu chúng ta và khắc vào bia lòng chúng ta rằng Ngài cứu chúng ta bằng Luật tình yêu và cứu rỗi của Ngài. “Lại phán: Ta sẽ chẳng còn nhớ đến tội lỗi gian ác của chúng nó nữa. Bởi hễ có sự tha thứ thì không cần dâng của lễ vì tội lỗi nữa” (Hê-bơ-rơ 10:17-18).
Bây giờ Ngài không còn nhớ lại việc làm gian ác của chúng ta nữa. Chúng ta, những người tin Ngài trở nên vô tội, vì Ngài đã cất đi mọi tội lỗi chúng ta, Ngài tha thứ cho chúng ta hết thảy. Nợ tội chúng ta đã được Ngài trả xong, không còn gì để chúng ta phải trả. Chúng ta được cứu nhờ tin vào công lao cứu chuộc của Chúa Jêsus, Đấng đã cứu chúng ta qua báp-têm Ngài chịu và huyết Ngài đổ ra trên thập tự giá.
Bây giờ tất cả những gì chúng ta phải làm là tin vào nước và huyết của Chúa Jêsus. “Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8:32). Hãy tin vào sự cứu rỗi của Ngài. Có được sự cứu rỗi đó còn dễ dàng hơn hít thở. Tất cả điều các bạn phải làm là tin những gì như chúng có sẵn. Sự cứu rỗi là tin vào Lời Chúa.
Hãy tin rằng Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế (qua báp-têm Ngài chịu và sự chết của Ngài trên thập tự giá) và tin rằng sự cứu rỗi là của bạn. Đừng bận tâm lo lắng, nhưng hãy tin vào sự cứu rỗi trong Chúa Jêsus. Tôi cầu nguyện xin Chúa cho bạn thật sự tin Ngài và sẵn sàng bước vào sự sống đời đời với Ngài.