Search

Kazania

Chủ đề 8: Đức Thánh Linh

[8-4] Ai là người có cùng một đức tin như các Môn đồ (Công-vụ các Sứ-đồ 3:19)

Ai là người có cùng một đức tin như các Môn đồ
(Công-vụ các Sứ-đồ 3:19)
“Vậy, các ngươi hãy ăn năn và trở lại, đặng cho tội lỗi mình được xóa đi hầu cho kỳ thơ thái đến từ Chúa.”
 
 
Các Sứ đồ có loại đức tin gì?
Họ tin cả phép báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự giá.
 
Hãy nhìn các môn đồ của Chúa Jêsus, sự phát triển đức tin của họ khi họ nhận sự ngự trị của Đức Thánh Linh là khác biệt rõ ràng hơn trước khi họ có. Thể xác họ không có gì khác hơn, nhưng sau khi nhận Đức Thánh Linh, đời sống họ hoàn toàn thay đổi trong ánh sáng của Đức Chúa Jêsus Christ.
Thành phố nơi họ sống có núi và hồ đẹp. Đó là một thắng cảnh dể yêu. Tôi đã thoả thích và ngạc nhiên mà không thể không dâng lên Chúa lời tạ ơn về sự sáng tạo diệu kỳ. Sự rực rở của ánh nước lấp lành như pha-lê trong ánh mặt trời làm cho lòng tôi ngập tràn xúc động và thế giới chung quanh tôi giống như vàng.
Nhưng có những nơi mà những điều như vậy không thể hiện được vẽ đẹp như chính nó biểu lộ. Có những nơi bầu trời trong sáng như pha-lê nhưng nước ở dưới ánh mặt trời thì như một bãi bùn lầy. Không có sự chói sáng trong ánh mắt. Nhìn vào cái hồ như thế này, tôi cảm tạ Chúa về Phúc âm tốt đẹp của Ngài đã tẩy sạch tội lỗi tôi và ban cho tôi sự ngự trị của Thánh Linh Ngài. 
Như bề mặt của một đầm lầy thì không thể phản chiếu ánh sáng, chúng ta cũng có thể xa ánh sáng của Đức Chúa Trời và không có ý hướng tìm hiểu về số phận món nợ của bản chất tội lỗi của chúng ta. Nhưng nếu Đức Thánh Linh ngựỉ trong lòng chúng ta, chúng ta sẽ được trở nên con của Đức Chúa Trời và được hướng dẩn để dạy lời của Phúc âm cho người khác. Vì chúng ta nhận ánh sáng của Ngài, chúng ta sẽ chiếu sáng như những ngọn đèn.
Sau khi Chúa Jêsus phục sinh, các môn đồ của Ngài nhận lãnh Thánh linh và trở nên con cái và sứ đồ của sỉự sáng. Sự sáng của Đức Thánh Linh là phước hạnh lớn cho tất cả, và vì thế hầu hết mọi người đều mong ước nhận Đức Thánh Linh.
 
 

Đức tin của sứ đồ Phao-lô

 
Phao-lô có loại đức tin gì? Trong sự xưng nhận đức tin, Phao-lô nói rằng ông được giáo dục và huấn luyện bởi Ga-ma-li-ên, một trong những giáo sư luật pháp nổi tiếng lúc bấy giờ, theo luật pháp của ông cha cách nghiêm nhặt. Nhưng ông thú nhận rằng ngay cả luật pháp cũng không thể cứu ông khỏi tội, và thật sự ông là người bắt bớ Chúa Jêsus, Cứu Chúa chúng ta. Một ngày kia ông gặp Đức Chúa Jêsus trên đường đến Đa-mách và trở nên nhà truyền giáo Phúc âm. Oâng tin Đức Chúa Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời, Đấng đã đến thế gian, chịu báp-têm bởi Giăng để tẩy sạch tất cả tội lỗi thế gian, và đổ huyết trên thập tự giá để nhận về Ngài tất cả sự xét đoán vì tội của thế gian. Nùói cách khác, Phao-lô có đức tin trong lòng về sự tha tội.
Môn đồ của Chúa Jêsus tin rằng phép báp-têm của Chúa Jêsus bởi Giăng và huyết của Ngài trên thập tự giá là để tha thứ tất cả tội lỗi của họ. Phao lô chia sẻ cùng một đức tin với các môn đồ và vì thế ông được cứu khỏi mọi tội.
Phao-lô nói trong Ga-la-ti 3:27, “Vả anh em đều chịu phép báp-têm trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy” và xưng nhận đức tin của ông trong báp-têm của Chúa Jêsus như là sự cứu rỗi của ông. Cũng vậy, Phi-e-rơ nói trong I Phi-e-rơ 3:21, “Phép báp-tem bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ.”
Và ông bày tỏhúc âm tốt đẹp trong báp-têm của Chúa Jêsus qua câu này. Môn đồ của Chúa Jêsus tin rằng báp-têm của Ngài bởi Giăng tẩy sạch tất cả tội của thế gian. Họ được tha tội, và không còn ở dưới sự rủa sả của luật pháp bởi tin lẽ thật này.
Họ tin cả phép báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự giá. Chứng cớ này cho thấy rằng niềm tin này là cần thiết cho sự chứng nhận khả năng thành công của các môn đồ. Công-vụ các Sứ-đồ 1:21-22 nói, “Vậy, nội những kẻ đã theo cùng chúng ta trọn lúc Đức Chúa Jêsus đi lại giữa chúng ta, từ khi Giăng làm phép báp-tem cho đến ngày Ngài được cất lên khỏi giữa chúng ta, phải có một người làm chứng cùng chúng ta về sự Ngài sống lại.” Hãy trở thành một môn đồ của Chúa Jêsus bắt đầu với đức tin trong phép báp-têm của Chúa Jêsus bởi Giăng.
Lẽ thật mà chúng ta cần để được tha tội là đức tin trong phép báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự giá. “Vả, anh em thảy đều chịu phép báp tem trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy (Ga-la-ti 3:27). Vì vậy Phao-lô cũng tin phép báp-têm của Chúa Jêsus bởi Giăng và huyết Ngài trên thập tự giá.
Chúng ta hãy xem Tít 3:5, “không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh” Ở đây cụm từ “sự rửa về sự lại sanh” có nghĩa là tất cả tội trên thế gian được tẩy sạch khi Giăng làm báp-têm cho Chúa Jêsus. Giống như thế, nếu bạn muốn được tha tội, bạn cần phải tin nhận Phúc âm được bày tỏ rằng tội của bạn được chuyển qua Chúa Jêsus bởi phép báp-têm của Chúa Jêsus. Lý do Chúa Jêsus chịu đóng đinh và đổ huyết ra là để cất tội lỗi tất cả chúng ta qua báp-têm mà Ngài đã nhận qua Giăng. Tin lẽ thật này là đủ để nhận lãnh sự ngự trị củaThánh Linh. Phao-lô xưng rằng ông cũng tin vào phép báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự giá.
Chúng ta hãy xem Hê-bơ-rơ 10:21-22, “lại vì chúng ta có một thầy tế lễ lớn đã lập lên cai trị nhà Đức Chúa Trời, nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu thân thể, mà đến gần Chúa.” Ở đây “rửa bằng nước trong” chỉ về phép báp-têm của Chúa Jêsus bởi Giăng, làm sạch mọi tội của nhân loại.
Vì thế, trong cả Cựu Ước và Tân Ước, chúng ta có thể thấy yếu tố chủ yếu của Phúc âm tốt đẹp, đó là báp-têm của Chúa Jêsus và sự chết của Ngài trên thập tự giá. Bạn cũng phải chia sẻ cùng một niềm tin với Phao-lô.
Ngày nay, hầu hết các Cơ-đốc-nhân tin Ngài một cách vô ích mà không biết rằng khi Giăng làm báp-têm cho Chúa Jêsus, tất cả tội của thế gian đã được tẩy sạch. Vài nhà thần học luận cứ rằng người ta phải làm báp-têm để được tha tội. Sự quả quyết này có lẽ được đưa ra vì không hiểu Phúc âm thật cùng sự tốt đẹp của Nước và Thánh linh. Tội lỗi chúng ta không được tha trong một nghi lễ như khi chúng ta chịu báp-têm bằng nước. Đức tin của chúng ta trong phép báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài mới tẩy sạch tội lỗi của chúng ta. Chỉ những ai tin vào Phúc âm thì được tha tội. Và bởi tin vào huyết Ngài, họ được trả tất cả sự xét đoán. Chỉ những ai có đức tin này mới có thể nhân lãnh Đức Thánh Linh.
“Nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong, mà đến gần Chúa” (Hê-bơ-rơ 10:22). Tác giả thơ Hê-bơ-rơ khuyên chúng ta đến gần với Đức Chúa Trời với lòng thành thật trong sự bảo đảm trọn vẹn của đức tin. Bạn nên đến gần Ngài với lòng thành thật trong sự bảo đảm đùức tin của Phúc âm tốt đẹp.
Ngày nay, các Cơ-đốc-nhân hy vọng nhận được sự ngự trị của Đức Thánh Linh. Nhưng Đức Thánh Linh chỉ ngự trong những ai là người được tha tội. Nhiều người không biết điều này và vì thế họ hy vọng nhận lãnh Đức Thánh Linh mà không tin nhận Phúc âm về báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài. Những ai tin Chúa Jêsus mà không tin vào phép báp-têm của Ngài và huyết Ngài thì không thể nhận lãnh Đức Thánh Linh. Lý do là lòng họ chưa được tinh sạch.
Phao-lô tin vào phép báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự giá và vì thế ông nhận được Đức Thánh Linh. Hơn nữa, ông rao truyền niềm tin này và đã bị bắt bớ bởi những người tà giáo. Nhưng vì Đức Thánh Linh ngự trong lòng ông, ông có thể rao truyền Phúc âm của Nước và Thánh linh đến cuối cùng. “Tôi có thể làm mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tội” (Phi-lip 4:13 Cảm tạ về sự ngự trị của Đức Thánh Linh, ông đã hầu việc Đức Chúa Trời và sống dưới sự bảo vệ của Đức Thánh Linh cho đến khi ông lên gặp Đức Chúa Trời. Chỉ những ai có cùng một đức tin như Phao-lô mới có thể nhận lãnh Đức Thánh Linh.
Chúng ta hãy nhìn xem đức tin của Phao-lô. Cô-lô-se 2:12 nói, “bởi phép báp-tem được chôn với Ngài, thì cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin trong quyền phép Đức Chúa Trời, là Đấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại.” Oâng đã được tha thứ mọi tội lỗi vì tin nhận Chúa Jêsus, Đấng chịu báp-têm bởi Giăng.
 
 

Cơ-đốc-giáo đã thay đổi thế nào từ thời xưa?

 
Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào sự xưng nhận của một chị là người đã trở thành môn đồ sau khi nhận sự ngự trị của Đức Thánh Linh.
“Tôi đã già và không thể sinh con, vì thế để nhận được phước hạnh qua sự cầu nguyện, tôi đi từ nhà thờ này đến nhà thờ khác. Ngay cả khi tôi ở nhà một mình tôi cầu xin một đứa con mỗi ngày ít nhất một hay hai giờ và kiểu mẫu tôn giáo này trở nên một phần trong đời sống của tôi.
Trong khi sống đời sống tôn giáo như thế, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi hơn. Bà nói với tôi nếu tôi muốn cầu xin Đức Chúa Trời cho tôi một đứa con, tôi nên cố gắng nhận sự cầu nguyện bởi việc đặt tay từ bà ấy. Tôi đã từng nghe rằng người phụ nữ này là sứ giả của Đức Chúa Trời và vì thế tôi đồng ý cho bà đặt tay trên đầu tôi. Ngay lúc ấy, tôi có một kinh nghiệm mà tôi chưa từng có trước đây. Lưởi tôi bắt đầu cong lại và tôi nói một thứ tiếng lạỉ, tôi cảm thấy sự lạỉ lùng và năng lực nóng bỏng kéo tôi lên.
Tôi nhận kinh nghiệm này để cho thấy rằng tôi đã nhận Đức Thánh Linh và Ngài trả lời cầu nguyện của tôi. Người phụ nữ đặt tay trên đầu tôi dường như có ân tứ của Đức Thánh Linh và có thể nói tiên tri, chữa bệnh. Bà chưa bao giờ nhận sự giáo dục trong lời của Đức Chúa Trời, nhưng dùng quyền năng Đức Thánh Linh, bà đã giúp nhiều Mục sư và nhà giáo dục nhận được Đức Thánh Linh qua việc đặt tay.
Từ lúc ấy, tôi bắt đầu tham dự những buổi nhóm được gọi là 3Phong trào phục hưng.” Trong lúc tôi đang cầu nguyên trong một buổi nhóm, tôi cảm thấy một cái rùng mình xuyên cả thân thể tôi và tim tôi nóng cháy tình yêu Chúa và người lân cận. Điều này xảy ra giống như những người khác là những người ngây ngất và nói tiếng lạ. Có những người bị tà ma ám ở đây, người lãnh đạo buổi nhóm đuổi quỷ ra. Mục đích của phong trào phục hưng là để giúp người khác có kinh nghiệm nhận lãnh Đức Thánh Linh qua những việc như ngây ngất, nói tiên tri, đuổi quỷ, nói tiếng lạ. Nhưng mặc dầu có kinh nghiệm này tôi vẫn có tội, và tội trong lòng của tôi làm cho tôi sợ hải và mắc cở. 
 
3Phục hưng thật là một phần tự nhiên và cần thiết của đời sống Cơ-đốc-nhân, nó mang đến sự phát triển thuộc linh, chứng cớ bởi trái Thánh linh. Nhưng trong những năm gần đây, một vài phong trào đã định nghĩa lại từ “phấn hưng” trong cách nói không mang cùng ý nghĩa được mô tả trong Kinh thánh. “Phấn hưng” của họ sinh ra những cảm xúc không kềm chế, nó được đánh dấu bởi những biểu hiện khả nghi, và được kết hợp bởi sự day dỗ và thực hành ngoài-Kinh-thánh hay không-Kinh-thánh.  
Có vài lời dạy và thực hành được đề xướng bởi phong trào phục hưng đương thời như: nhấn mạnh quá mức vào những kinh nghiệm ân tứ không có trong Kinh thánh, những biểu lộ sai lạc, dạy sai lạc, lời tiên tri giả, dấu kỳ và phép lạ giả… Tuy nhiên, biểu hiện nguy hiểm nhất trong những phong trào này là họ đã làm cho nhiều người hiểu sai về lẽ thật nhận lãnh Đức Thánh Linh và đặt Phúc âm thật ra ngoài.
 
Vì thế, bất cứ lúc nào tôi cầu nguyện tôi cũng phải cầu nguyện thiết tha để tôi có thể giải quyết vấn đề tội lỗi trong tôi. Tôi thú nhận rằng tôi có tội nhưng người ta vẫn xem tôi như một thiên thần. Tôi nghĩ tôi có đức tin tốt, nhưng tôi sai lầm. Nếu tôi không nhìn thấy lỗi của tôi, tôi đã không có cơ hội để nhận lãnh Đức Thánh Linh.
Sau đó, tôi gặp những người phổ biến Phúc âm của Nước và Thánh linh và nhận sự tha thứ cho tất cả tội lỗi của tôi bởi lời Đức Chúa Trời. Bây giờ tôi thật sự hạnh phúc. Tôi tin Phúc âm của Nước và Thánh linh và đã nhận lãnh Đức Thánh Linh. Tôi cảm tạ Chúa. Tôi mong muốn tất cả Cơ-đốc-nhân trên thế giới tin vào Phúc âm tốt đẹp và nhận sự ngự trị của Đức Thánh Linh. Tôi xin cảm tạ Chúa.”
Chúng ta học được rằng để nhận lãnh Thánh linh, chúng ta cần Phúc âm của Nước và Thánh linh. Nếu bạn muốn được tha tội, bạn phải có đức tin trong phép báp-têm của Chúa Jêsus bởi Giăng. Chúng ta hãy xem Ê-phê-sô 4:5, “một Chúa, mộtThánh linh và một phép báp-têm” Chỉ có một Chúa, một phép báp-têm để chúng ta tin. Tất cả chúng ta phải tin phép báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự giá để nhận được sự ngự trị của Đức Thánh Linh. Nếu chúng ta không làm thế, Đức Thánh Linh không bao giờ ngự trong chúng ta.
Có vài người dạy và tin rằng “phong trào thánh khiết và trong sạch” (Sanctity and Purity Movement) sẽ giúp họ nhận được Đức Thánh Linh. Tuy nhiên, bạn có nghĩ rằng Đức Thánh Linh ngự trong chúng ta nếu chúng ta kết hợp trong phong trào này không? Bạn có nhận được Đức Thánh Linh vì phong trào thánh khiết và trong sạch không? Nếu nó có thể, bạn nên khôn ngoan để giữ đức tin. Nhưng nếu Đức Thánh Linh đến trên bạn vì lý do này, thì Chúa Jêsus không cần phải đến thế gian để cứu chúng ta ra khỏi tội và cũng không cần phải nhận báp-têm bởi Giăng hay là chịu đóng đinh trên thập tự giá.    .
Sự nhận lãnh Đức Thánh Linh là món quà nhận được từ đức tin trong phép báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài, mang đến cho bạn sự tha tội. Sự ngự trị của Đức Thánh Linh là món quà được ban cho những ai được sạch và tha tội trong Phúc âm thật.
Trong những ngày này, trong vòng những người say mê phong trào phục hưng (Renewal/Revival Movement), có vài người tin rằng sự cầu nguyện ăn năn thống thiết có thể giúp họ nhận Đức Thánh Linh. Họ nói ngay cả những người còn có tội trong lòng, nếu anh ta cầu nguyện xưng tội, thì anh ta sẽ nhận được Đức Thánh Linh.
Phong trào ân tứ Ngũ tuần (The Pentecostal-Charismatic Movement), đã lan rộng trên khắp thế giới, bắt đầu từ nước Mỹ vào những năm 1800. Phong trào này đến sau cuộc cách mạng công nghiệp, khi đạo đức và luân lý con người suy thoái. Phong trào này đã đạt đến thời cực thịnh khi lòng của nhiều người sầu não về ngày Đại Suy Thoái. (the Great Depression). Từ lúc ấy, đức tin căn cứ trên lời Đức Chúa Trời bị suy thoái và nhiều phong trào tôn giáo mới nổi lên. Phong trào ân tứ Ngũ tuần với mục đích kinh nghiệm thể chất về Đức Thánh Linh (Đức Chúa Trời) – xem công việc của Đức Chúa Trời bằng mắt và kinh nghiệm quyền năng của Đức Chúa Trời trong thân thể và tâm trí.
Nhưng một cơn gió mạnh trong phong trào này là đem con người ra khỏi lời của Đức Chúa Trời và tồn tại như một tôn giáo phấn đấu cho phước hạnh thể xác. Kết quả là những tín đồ của phong trào mới này trở thành người biện hộ cho chủ thuyết phù phép. Ngay cả ngày hôm nay, những người theo đuổi phong trào ân tứ Ngũ tuần tin rằng nếu họ có đức tin trong Chúa Jêsus họ sẽ giàu có, tật bệnh của họ sẽ được chữa trị, họ sẽ phong phú trong mọi khía cạnh, họ sẽ nhận được Đức Thánh Linh, nói tiếng lạ và có năng quyền để chữa lành người khác. Phong trào ân tứ Ngũ tuần đã lan ra khắp thế giới. Phong trào này trở thành một hàng rào ngăn cản người ta đến với đức tin thật của Phúc âm và sự nhận lãnh Đức Thánh Linh.
Cơ-đốc-giáo cận đại khởi đầu với đức tin của Luther và Calvin cách đây khoảng 500 năm. Nhưng với hạn chế của Cơ-đốc-giáo, phần nghiên cứu Kinh thánh về sự ngự trị của Đức Thánh Linh thì không được thiết lập cách vững chắc. Vấn đề là từ lúc bắt đầu Cơ-đốc-giáo cận đại, hầu hết các Cơ-đốc-nhân tin Chúa Jêsus mà không quan tâm đến sự quan trọng của báp-têm và sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá. Để làm cho vấn đề xấu hơn, người ta bắt đầu nhấn mạnh vào giáo lý sai lạc và tập trung vào những kinh nghiệm thể chất cá nhân. Tất cả phải tin vào Phúc âm, trong Phúc âm đó nói về báp-têm của Chúa Jêsus bởi Giăng để cất tội lỗi của cả thế gian và nói về Chúa Jêsus bị đóng đinh để chịu xét đoán vì tội lỗi cả thế gian. Đùùức tin này sẽ làm cho bạn nhận được Đức Thánh Linh.
Ngày nay, lý do làm cho Cơ-đốc-giáo trở nên quá sầu khổ là vì người ta có khuynh hướng từ chối sự thật về báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự gia. Chúa Jêsus phán bảo với chúng ta để chúng ta biết lẽ thật. Tin vào báp-têm của Chúa Jêsus bởi Giăng và huyết Ngài trên thập tự giá có nghĩa là tin vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Nếu bạn muốn nhận Đức Thánh Linh, thì phải tin rằng khi Giăng làm báp-têm cho Chúa Jêsus, tội của bạn đã được chuyển qua cho Ngài và huyết Ngài là sư ỉ xét đoán và sư ỉ tha thứ tất cả tội lỗi của bạn. Rồi bạn sẽ nhận lãnh Đức Thánh Linh.
Nhiều Cơ-đốc-nhân chỉ tin vào huyết của Chúa Jêsus như là Phúc âm của sự cứu chuộc. Nhưng ai trong các bạỉn chỉ tin vào huyết của Ngài mà được tự do không? Nếu bạn nghĩ rằng điều này có thể, có lẽ bạn chỉ hiểu lờ mờ về ý nghĩa thật sự của báp-têm của Chúa Jêsus. Trong trường hợp đó, bạn vẫn còn có tội trong lòng. Chỉ khi bạn nối kết báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài vơiù nhau trong một đức tin bạn mới nhận được sự cứu chuộc khỏi tội lỗi và nhận Thánh Linh. Kinh Thánh nói đây là Phúc âm thật duy nhất có thể giúp chúng ta đắc thắng thế gian. “Vì có ba làm chứng: Đức Thánh Linh, nước và huyết; ba ấy hiệp một” (1 Giăng 5:8). Vì vậy, chúng ta phải biết điều này, trong ước muốn của Ngài cứu chúng ta ra khỏi tội, Đức Chúa Trời đã sai Giăng làm báp-têm cho Chúa Jêsus và rồi Ngài chịu đóng đinh.
Lý do tại sao hầu hết các Cơ-đốc-nhân không được tha thứ tội mặc dầu họ tin vào Chúa Jêsus là vì họ không tin vào Phúc âm tốt đẹp đã đượỉc hoàn thành bởi phép báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự giá. Ai là người tin vào hai sự việc này sẽ được tha tội và Đức Thánh Linh sẽ ngự trong lòng họ.
Khi người ta nhận ra rằng tội lỗi của họ đã được tẩy sạch, lòng của họ trở nên bình an và rộng rải như mặt nước tĩnh yên. Trong lúc Đức Thánh Linh ngự vào lòng của ai, sự bình an như dòng sông đang chảy vào lòng họ. Chúng ta gặp Chúa của chúng ta trong lẽ thật này và bước đi với Thánh linh khi chúng ta ban phát Phúc âm của sự nhận lãnh Đức Thánh Linh. Lòng chúng ta chưa bao giờ có sự bình an trước đây. Từ bây giờ chúng ta bắt đầu tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh, đời sống chúng ta trở nên thanh thản và lòng chúng ta trở nên vui sướng trọn vẹn. Chúng ta không thể xây khỏi Phúc âm tốt đẹp này. Đức Thánh Linh luôn luôn ở trong lòng chúng ta, thúc đẩy chúng ta rao giảng lời Ngài và cho phép mọi người tin được nhận lãnh Đức Thánh Linh. 
Vì chúng ta tin vào Phúc âm tốt đẹp của báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự giá, chúng ta được chúc phước trong Đức Thánh Linh. Bây giờ bạn phải có đức tin trong phép báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự giá để đươcỉ tha tội và nhận lãnh Đức Thánh Linh. Điều quan trọng là mọi người trên thế giới bắt đầu tin nhận lời Đức Chúa Trời, đó là Chúa Jêsus chịu báp-têm bởi Giăng để cất tất cả tội lỗi của thế gian và Ngài chết trên thập tự giá để chịu xét đoán về tội lỗi của cả nhận loại. Khi họ làm thế, họ sẽ nhận lãnh Đức Thánh Linh.