Search

Kazania

Chủ đề 10: Sách Khải huyền (Giải nghĩa sách Khải huyền)

[Chapter 11-2] Sự Cứu Rỗi Của Dân I-Sơ-Ra-Ên (Khải huyền 11:1-19)

Sự Cứu Rỗi Của Dân I-Sơ-Ra-Ên
(Khải huyền 11:1-19)
 
Tại sao Đức Chúa Trời sai hai tiên tri đến với dân I-sơ-ra-ên? Đức Chúa Trời đặc biệt làm thế để cứu dân I-sơ-ra-ên. Phân đoạn chính nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời sẽ khiến hai chứng nhân nói tiên tri trong 1.260 ngày. Việc này được thực hiện là để cứu dân I-sơ-ra-ên lần cuối cùng. Việc Đức Chúa Trời cứu dân I-sơ-ra-ên cũng có nghĩa là thời kỳ cuối cùng của thế giới sẽ đến. 
Câu 2 nói, “Còn sân ngoài đền thờ thì hãy để nó ra ngoài, đừng đo làm chi; vì chỗ đó đã phó cho dân ngoại, họ sẽ giày đạp thành thánh đủ bốn mươi hai tháng.” Điều này có nghĩa là khi những tai họa kinh khiếp đến với người Ngoại bang, là khi thời kỳ 7 năm Đại Nạn bắt đầu và từng bước một mang những sự hỗn độn và tai họa đến, khi những người trong số người Ngoại bang nghe và tin nơi Phúc âm chịu tử đạo, thì Đức Chúa Trời sẽ đưa hai tiên tri đến cho dân I-sơ-ra-ên, khiến họ làm chứng rằng Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời và là Cứu Chúa, để nhờ đó dân I-sơ-ra-ên được cứu. Đây là công việc sẽ đến của Đức Chúa Trời. 
Chúng ta phải dạy Lời này cho những người đã bị Sa-tan cám dỗ, cho rằng những lãnh đạo trong hội thánh của họ là hai cây ô-li-ve của thời kỳ cuối cùng, hoặc người thành lập ra giáo phái của họ là tiên tri Ê-li của thời kỳ cuối cùng. Bất cứ khi nào những hội thánh của thế gian nói về Khải huyền, họ khai thác hai cây ô-li-ve trong phân đoạn này nhiều nhất. Hầu hết người ta bị cám dỗ bởi những giáo phái tà giáo, những người tôi đã từng gặp trong đời sống đức tin của tôi trước đây, không ai mà không cho rằng những người lãnh đạo giáo phái của họ là một trong hai cây ô-li-ve được nhắc đến ở đây. Tất cả người tà giáo mà tôi biết đều cho là như vậy. 
Nhưng hai cây ô-li-ve và hai chân đèn trong Khải huyền không phải là điều như những người tà giáo này nói. Thật ra hai cây ô-li-ve này tượng trưng cho hai tiên tri mà Đức Chúa Trời sẽ đưa đến cho dân I-sơ-ra-ên để cứu họ. 
Đoạn 11 nói với chúng ta cách chi tiết về việc Đức Chúa Trời sẽ cứu dân I-sơ-ra-ên như thế nào. Giống như trong sách Rô-ma, mỗi đoạn của Sách Khải huyền đều có chủ đề riêng biệt của nó. Hiểu được chủ đề này chúng ta mới có thể hiểu được đoạn này nói về điều gì. Khi đọc về những người Ngoại bang sẽ giày đạp thành thánh trong đúng 42 tháng, một số người không hiểu biết chủ đề này cho rằng thời đại của dân ngoại sẽ bị kết thúc, và thời đại cứu rỗi của dân I-sơ-ra-ên sẽ bắt đầu, và vì thế từ đó chỉ có dân I-sơ-ra-ên được cứu mà thôi. 
Nhưng điều này hoàn toàn sai trật. Chương 7 nói với chúng ta rằng vô số người ra từ dân ngoại sẽ được cứu khỏi Đại Nạn – nghĩa là, cả người Ngoại lẫn người I-sơ-ra-ên đều sẽ được cứu trong thời kỳ Đại Nạn, chứ không phải chỉ dân I-sơ-ra-ên. Như thế, điều mà đoạn 11 nói với chúng ta rằng việc Đức Chúa Trời sẽ đưa hai tiên tri đến là để cứu dân I-sơ-ra-ên trong thời kỳ cuối cùng, nhưng không có nghĩa là người Ngoại bang sẽ không còn được cứu nữa. 
Một số người sẽ hỏi lại là, “chẳng phải có 144.000 người I-sơ-ra-ên đã được cứu, như đoạn 7 nói với chúng ta rằng đây là con số người I-sơ-ra-ên được Đức Chúa Trời đóng ấn sao?” Được đóng ấn không có nghĩa là được cứu. Không ai có thể được cứu mà không thông qua Đức Chúa Jêsus Christ. Sự cứu rỗi chỉ đến bởi tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã trở nên Cứu Chúa của chúng ta bằng cách đến trong thế gian này, chịu Báp-tem để gánh mọi tội lỗi của chúng ta, Ngài đã mang những tội lỗi của thế gian này đến Thập tự giá và chết trên đó, và đã sống lại từ cõi chết. 
Mặc dù chúng ta biết rằng chúng ta ở trong tội lỗi cho đến khi chết, tuy nhiên chúng ta đã được cứu bởi tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã khiến mọi tội lỗi của chúng ta hoàn toàn không còn nữa và vì thế đã trở nên Cứu Chúa của chúng ta. Trong khi 144.000 người I-sơ-ra-ên được đóng ấn, Đức Chúa Trời cũng sẽ đưa hai tiên tri của Ngài đến, và qua họ giảng dạy Phúc âm cho những người I-sơ-ra-ên này. Nói cách khác, điều mà Lời Kinh-thánh nói với chúng ta ở đây là hai tiên tri sẽ giảng dạy Phúc âm cho người I-sơ-ra-ên, và 144.000 người vì thế mà được cứu. 
Kinh thánh không bao giờ thiên vị hay phân biệt đối xử với ai. Không ai có thể được cứu mà không thông qua Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Trời không có nói rằng, không cần qua Đức Chúa Jêsus Christ, “Ngươi được cứu, nhưng ngươi không được cứu.” 
Hai tiên tri, là hai cây ô-li-ve được nhắc đến trong phân đoạn chính, sẽ bị giết tại một chỗ gọi là Gô-gô-tha. Thân xác của họ sẽ bị bày ra mà không được chôn cất, và những người không tin cũng như không nhận Chúa Jêsus sẽ vui mừng trên sự chết của họ và trao đổi quà cho nhau. Nhưng câu 11 và 12 nói với chúng ta rằng, “Nhưng, sau ba ngày rưỡi ấy, có sanh khí từ Đức Chúa Trời đến nhập vào trong hai người: hai người bèn đứng thẳng dậy, và những kẻ đứng xem đều kinh hãi cả thể. Hai người nghe một tiếng lớn ở từ trên trời đến phán cùng mình rằng: Hãy lên đây! Hai người bèn lên trời trong đám mây và những kẻ thù nghịch đều trông thấy.”
Điều này nói với chúng ta cách thẳng thắn rằng khi thời gian đến chúng ta – có nghĩa là người Ngoại bang, bạn và tôi – cũng sẽ chịu tử đạo bởi đức tin, và ngay sau sự tử đạo của chúng ta là sự phục sinh và thăng thiên của chúng ta sẽ đến. Vấn đề này tiếp tục được nhắc đến trong toàn bộ Sách Khải huyền. Đây cũng là phân đoạn nói với chúng ta rằng khi tai họa của 7 cái bát được đổ xuống đất này, thì những tín đồ đã thăng thiên sẽ ca ngợi Đức Chúa Trời trong không trung. 
Đoạn 14 cũng nói về 144.000 người được cứu, là những người ngợi khen Đức Chúa Trời với một bài hát mà không ai có thể hát ngoài những người được cứu trước nhất. Điều này nói với chúng ta rằng khi dân I-sơ-ra-ên được cứu, họ sẽ chịu tử đạo bất cứ nơi nào, và ngay sau sự tử đạo của họ sự sống lại và thăng thiên sẽ đến. 
Điều này cũng áp dụng như thế đối với dân ngoại. Trong thời kỳ cuối cùng, bạn và tôi sẽ trải qua nhiều sự thử thách gay go của những tai họa của 7 ống loa. Khi thời kỳ 7 năm Đại Nạn đạt đến đỉnh cao của nó sau khi ba năm rưỡi đầu qua đi, thì sự bắt bớ của những tín đồ cũng sẽ đạt đến đỉnh điểm của nó. Nhưng sự bắt bớ khắc nghiệt này sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Nhiều tín đồ và đầy tớ của Đức Chúa Trời sẽ sớm bị tử đạo, và ngay sau sự tử đạo thì sự thăng thiên của họ sẽ đến. 
Tại sao? Bởi vì Khải huyền chép đi chép lại rằng lúc những tai họa 7 cái bát được đổ xuống thế gian, thì các tín đồ đã ở trên trời ngợi khen Đức Chúa Trời rồi. Lời miêu tả này thật là tuyệt diệu. 
Khải huyền 10:7 nói, “nhưng đến ngày mà vị thiên sứ thứ bảy cho nghe tiếng mình và thổi loa, thì sự mầu nhiệm Đức Chúa Trời sẽ nên trọn, như Ngài đã phán cùng các tôi tớ Ngài, là các đấng tiên tri.” Điều này tượng trưng cho không gì khác ngoài sự thăng thiên, sự mầu nhiệm ẩn giấu bởi Đức Chúa Trời. Trong I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16, sứ đồ Phao-lô cũng nói với chúng ta rằng, “Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống.”
Tuy nhiên, việc Chúa sẽ ngự xuống từ Thiên đàng không có nghĩa rằng Ngài sẽ xuống thế gian ngay lập tức. Ngài sẽ từ Thiên đàng ngự xuống không trung, và khi sự sống lại đầu tiên, là sự dựng dậy những người đã ngũ và biến đổi những người tái sanh đang sống xảy ra, thì sự thăng thiên, là sự mà các tín đồ gặp Chúa trên không trung, sẽ tiếp theo ngay sau đó. Sau tiệc cưới Chiên Con xảy ra trong không trung và thế giới này hoàn toàn bị hủy diệt bởi sự đổ xuống của tai họa 7 cái bát, thì Chúa sẽ ngự xuống đất mới với chúng ta và hiện ra trước mặt những người vẫn còn sống. 
Giải thích Lời Khải huyền và Kinh thánh dựa trên những ý kiến riêng của cá nhân họ là lao vào con đường hủy diệt. Thật sai lầm khi chỉ tin nơi những giả thuyết do một số nhà thần học đưa ra và ủng hộ cho những luận điệu này mà không có sự hiểu biết đúng đắn về Lời Kinh-thánh. 
Trong vòng các nhà thần học, là những người được tôn trọng và trứ danh trong cộng đồng Cơ-đốc-giáo bảo thủ, một số nhà thần học như L. Berkhof và Abraham Kuyper tán thành vô thiên hy niên. Trong những học thuyết cất lên trước đại nạn, cất lên sau đại nạn, và vô thiên hy niên, tin theo học thuyết vô thiên hy niên thì cũng giống như không tin Kinh thánh vậy.
Thời kỳ người ta tin nơi học thuyết cất lên sau đại nạn đã qua đi, và trong những ngày này hầu như mọi người tin nơi học thuyết cất lên trước đại nạn. Học thuyết này cũng không đúng với Kinh thánh. Dù sao đi nữa thì nhiều người vẫn rất thích được nghe về cất lên trước đại nạn. Tại sao? Bởi vì dựa theo học thuyết này, Cơ-đốc-nhân sẽ không lo lắng gì về thời kỳ 7 năm Đại Nạn. 
Như thế, nó được chấp nhận để những người tin sống một cuộc sôáng đức tin không nóng cũng không lạnh, và để cho hội thánh chỉ quan tâm đến việc gia tăng tín đồ. Vì thế đức tin của người ta trở nên uể oải. Vì họ nghĩ rằng họ không cần lo lắng về việc phải trải qua thời kỳ Đại Nạn, nên đức tin của họ trở nên hoàn toàn lạc quan và lỏng lẽo trong khi đức tin của họ đáng lý phải nên mạnh mẽ hơn trong thời kỳ cuối cùng. Trước đây người ta từng tin thuyết vô thiên hy niên, và sau đó tin nơi học thuyết cất lên sau đại nạn trong một thời gian, và hiện nay họ tin nơi học thuyết cất lên trước đại nạn.
Trong thập niên 1830, mục sư Scofield, một giáo sự tại trường Kinh thánh Moody, bắt đầu viết quyển Kinh thánh tham khảo của ông. Scofield khá bị ảnh hưởng bởi một nhà thần học nổi tiếng thế giới tên Darby.
Darby, người thầy thuộc linh của Scofield, người từng là Linh mục Công giáo trước đây, là một người thông thái và kiến thức rộng rãi. Ông đã rời bỏ nhà thờ Công giáo sau khi nhận ra những sự sai trái của nó, ông đã tham gia một tổ chức Cơ-đốc-giáo nhỏ, và trở thành lãnh đạo của họ. Mặc dù Darby luôn luôn đọc và học Kinh thánh, nhưng ông đã không thể luận ra từ Khải huyền rằng sự thăng thiên sẽ xảy ra trước hay sau thời kỳ Đại Nạn. Vì thế ông đã thực hiện một chuyến đi để tìm kiếm những chứng cớ rõ ràng hơn trong vấn đề này. 
Trong chuyến đi này ông đã gặp một nữ thiếu niên, là một lãnh đạo của thuyết thần linh. Cô gái này cho rằng đã nhìn thấy sự thăng thiên sẽ xảy ra trước Đại Nạn trong khải thị của cô ta. Tin nơi điều cô nói với ông và tin chắc rằng sự thăng thiên sẽ xảy đến trước thời kỳ Đại Nạn, Darby kết thúc sự học kinh thánh của ông với học thuyết cất lên trước đại nạn.
Tuy nhiên, vì người của thời gian này chủ yếu tin nơi học thuyết cất lên sau đại nạn, nên học thuyết cất lean trước đại nạn của Darby không được tiếp nhận lắm. 
Darby cho rằng điều chép trong Sách Khải huyền là nói về sự cứu rỗi của dân I-sơ-ra-ên, và nó chẳng có liên quan gì đến sự cứu rỗi của dân ngoại. Và bởi “Các ngươi phải nói tiên tri (10:11),” ông giải thích rằng điều này không phải là việc giảng dạy Phúc âm Nước và Thánh linh, nhưng là Phúc âm của Nước mà sự đến của nó đã được công bố. 
Scofield, người đã chấp nhận những giả thuyết của Darby để nguyên và sát nhập học thuyết này vào trong Kinh thánh tham khảo của ông, đã sáng tạo ra giả thuyết 7 thời đại của chính ông. Những luận điệu của Scofield đạt những nhu cầu của thời đại ông và phù hợp khá tốt với kiến thức của ông, nên nó tạo ra một sự huyên náo lớn trong vòng các tôn giáo trên toàn thế giới và được tiếp nhận cách rộng rãi. 
Nhưng Đức Chúa Trời nói gì trong Kinh thánh? Trong Kinh thánh chúng ta thấy rằng Chúa Jêsus nói và mở quyển sách với 7 cái ấn trước ngai Đức Chúa Trời, là Đấng đã chia lịch sử thành 7 thời đại của Ngài với 7 cái ấn. 
Thời đại thứ nhất là thời đại ngựa trắng. Đây là thời đại của sự cứu rỗi, thời đại mà nơi đó Đức Chúa Trời đã quyết định cứu chúng ta ngay khi Ngài tạo dựng vũ trụ và con người, và vì vậy quả thật đã cứu chúng ta. Như Khải huyền 6:2 nói với chúng ta, “Tôi nhìn xem, thấy một con ngựa bạch. Người cỡi ngựa có một cái cung; có kẻ ban cho người một cái mão triều thiên, và người đi như kẻ đã thắng lại đến đâu cũng thắng.”
Chúa đã chiến thắng và sẽ tiếp tục chiến thắng. Ngay cả trước khi sáng thế, Phúc âm đã hiện có và sự cứu rỗi đã bắt đầu. 
Thời đại thứ hai là thời đại ngựa hồng, thời đại của Sa-tan. Đây là thời đại của ma-quỷ, là thời đại mà hắn lấy đi sự bình yên khỏi con người, khiến họ đấu tranh lẫn nhau, căm ghét nhau, và tạo nên những cuộc tranh chấp tôn giáo. 
Thời đại thứ ba là thời đại ngựa ô, là thời đại đói kém về thuộc thể và thuộc linh. Thời đại thứ tư là thời đại ngựa vàng, thời đại tử đạo. Thời đại thứ năm là thời đại thăng thiên – Đức Chúa Trời đã sắp đặt sự thăng thiên của các tín đồ là một trong những thời đại của Ngài. Thời đại thứ sáu là thời đại của 7 cái bát, gây ra sự hủy diệt thế giới này, và theo sau thời đại này là Vương Quốc Ngàn Năm và Trời mới Đất mới. Đức Chúa Trời đã đặt thời gian của thế giới vào trong 7 thời đại này, trong một quyển sách niêm phong bởi 7 dấu ấn. 
Sự phân chia thời gian vào trong 7 thời đại của Scofield là sự sắp xếp của riêng ông. Ngược lại, 7 thời đại được tiên tri trong Khải huyền đoạn 6 qua 7 dấu ấn của quyển sách ở trong tay Đức Chúa Trời đã được chính Ngài sắp xếp. Nhưng người ta nói về học thuyết cất lên trước đại nạn do con người tạo ra, và nhiều người tin nơi đó kết luận rằng họ không cần phải tin nơi Chúa cách nghiêm chỉnh. 
Họ đã quyết định trong lòng rằng “Vì chúng tôi sẽ được thăng thiên trước khi Đại Nạn, nên chúng ta sẽ ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời khi thời kỳ 7 năm Đại Nạn xảy đến. Vì thế chúng tôi chẳng có gì phải lo lắng cả!” Nếu Lời Đức Chúa Trời phán với chúng ta rằng chúng ta sẽ được thăng thiên trước thời kỳ Đại Nạn, thì chúng ta không cần phải chuẩn bị đức tin, và chỉ cần đi nhóm một hai lần mỗi năm là đủ. Nhưng đây không phải là điều mà Đức Chúa Trời phán với chúng ta. “Họ sẽ đi nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày.” “Họ sẽ giày đạp thành thánh đủ bốn mươi hai tháng.”
Lời Đức Chúa Trời này nói với chúng ta rằng dân Ngoại bang cũng sẽ được cứu trong thời kỳ Đại Nạn. Đức Chúa Trời sẽ đưa hai tiên tri của Ngài đến để rao truyền Phúc âm Nước và Thánh linh. Không ai có thể đứng trước mặt Đức Chúa Trời mà không trải qua ba năm rưỡi đầu của 7 năm Đại Nạn do Ngài sắp đặt khi thời gian thử thách đến. Đức Chúa Trời cũng nói với chúng ta rằng lúc này sẽ có nhiều người tử đạo từ trong Đại Nạn. 
Để tin nơi Chúa Jêsus cách chính xác, người ta phải học Kinh thánh cách chính xác và tin y như những gì Kinh thánh phán dạy. Nếu người ta giảng dạy và tin nơi chính họ mà không đọc kỹ mỗi trang Kinh thánh, cuối cùng họ sẽ trở thành tà giáo. Lý do có vô số giáo phái trong thế giới này cũng là vì nhiều người đặt đức tin của họ trên sự hiểu Kinh thánh của riêng họ. 
Việc dân I-sơ-ra-ên sẽ được cứu nói với chúng ta rằng chương trình của Đức Chúa Trời sẽ được làm trọn theo như Lời hứa của Ngài. Điều này cũng nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ thất hứa với chúng ta nhưng sẽ làm trọn lời hứa cách hoàn toàn. Đó là lý do tại sao chúng ta có mộỉt hi vọng lớn như thế. 
Hai tiên tri của I-sơ-ra-ên sẽ được sống lại trong ba ngày rưỡi sau sự chết của họ và sẽ bay về Trời. Đây là sự thăng thiên. Nó đưa ra một kiểu mẫu những người tử đạo trong thời kỳ Đại Nạn sẽ thăng thiên như thế nào, và nó bày tỏ cho chúng ta điềm báo trước cho sự thăng thiên của chúng ta. Kinh thánh nói với chúng ta rằng sau tiếng kèn thứ 7, thế giới sẽ trở thành Nước của Đấng Christ và Ngài sẽ cai trị nó đời đời. Vì thế những người tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ cũng sẽ cai trị với Ngài. 
Đức Chúa Trời sẽ hoàn toàn hủy diệt thế giới sau sự thăng thiên của các tín đồ. Chúng ta không biết sự hủy diệt sẽ là 100 phần trăm hay không, vì chi tiết này không có chép trong Kinh thánh, nhưng Đức Chúa Trời có nói với chúng ta trong Khải huyền 11:18, “Các dân tộc vốn giận dữ, nhưng cơn thạnh nộ của Ngài đã đến: giờ đã tới, là giờ phán xét kẻ chết, thưởng cho tôi tớ Chúa là các đấng tiên tri, thưởng cho các thánh và các người kính sợ danh Chúa, thưởng cho kẻ nhỏ cùng kẻ lớn, và hủy phá những kẻ đã hủy phá thế gian.”
Sự thăng thiên chắc chắn sẽ xảy ra khi đỉnh điểm của ba năm rưỡi Đại Nạn qua đi – không chính xác đúng ba năm rưỡi, nhưng có thể qua một chút. Điểm giữa của 7 năm là lúc Đaỳi nạn đạt đến điểm cao của nó. Đây là lúc các tín đồ từ trong dân I-sơ-ra-ên sẽ chịu tử đạo, và sau đó sự thăng thiên sẽ đến. Khi sự thăng thiên xảy ra, chúng ta sẽ tham dự bữa tiệc cưới Chiên con trên không trung. 
Trong khi chúng ta tham dự trong bữa tiệc cưới Chiên Con trong không trung, như Ma-thi-ơ đoạn 25 nói với chúng ta, thì tai họa 7 cái bát sẽ đổ xuống đất này. Ngợi ca Đức Chúa Trời trong không trung và nhìn thấy mọi việc đang xảy ra trên đất, chúng ta sẽ cảm tạ Đức Chúa Trời nhiều hơn vì mọi ân điển của Ngài. 
Tôi hi vọng và cầu nguyện rằng qua Lời Khải huyền, bạn sẽ có thể nhận biết khi nào những ngày cuối cùng đến, tin nơi Lời Kinh-thánh cách đúng đắn, sống cuộc sống bởi đức tin cách bean vững, và chuẩn bị cho tương lai. Để dâng sự ngợi khen, tôn kính và thờ phượng cho Chúa khi bạn tham dự trong bữa tiệc cưới Chiên con với Ngài, bạn phải chuẩn bị đức tin của bạn ngay giờ này. 
Tôi hi vọng rằng Lời Khải huyền sẽ chứng minh đó là một sự hướng dẫn lớn cho bạn trong những ngày sắp đến, nhắc nhở lòng bạn lần nữa rằng bạn sẽ phải sống bởi đức tin trong Phúc âm Nước và Thánh linh cách thành thật và siêng năng.