Search

Sermões

Chủ đề 11: Đền Tạm

[11-8] Màu Sắc của Cửa Hành Lang Đền Tạm (Xuất Ê-díp-tô ký 27:9-19)

Màu Sắc của Cửa Hành Lang Đền Tạm
(Xuất Ê-díp-tô ký 27:9-19)
“Ngươi cũng hãy làm cái hành lang cho đền tạm. Về phía nam của hành lang làm bố vi bằng vải gai đậu mịn, dài trăm thước, cùng hai chục cây trụ và hai chục lỗ trụ bằng đồng; đinh và nuông trụ thì bằng bạc. Về phía bắc cũng vậy; bố vi đó có trăm thước bề dài, hai chục cây trụ và hai chục lỗ trụ bằng đồng; đinh và nuông trụ thì bằng bạc. Bố vi của hành lang về phía tây có năm chục thước bề dài, mười cây trụ và mười lỗ trụ. Bề ngang của hành lang phía trước, tức là phía đông, có năm chục thước: phía hữu có mười lăm thước bố vi, ba cây trụ và ba lỗ trụ; phía tả có mười lăm thước bố vi, ba cây trụ và ba lỗ trụ. Còn cửa hành lang có một bức màn dài hai chục thước bằng vải gai đậu mịn, chỉ xanh, tím, đỏ, có thêu, cùng bốn cây trụ và bốn lỗ trụ. Hết thảy trụ xung quanh hành lang đều sẽ có nhờ nuông bạc chắp lại với nhau; đinh trụ thì bằng bạc, lỗ trụ thì bằng đồng. Bề dài của hành lang được một trăm thước, bề ngang, mỗi phía, năm chục thước, bề cao năm thước; bố vi sẽ bằng vải gai đậu mịn, còn những lỗ trụ thì bằng đồng. Hết thảy đồ phụ tùng dùng về các việc phụng sự trong đền tạm, cùng cây nọc của đền tạm và cây nọc của hành lang, đều sẽ làm bằng đồng.”
 
 
Cổng đền tạmCó sự khác biệt rõ ràng giữa đức tin của người tái sanh và Cơ đốc nhân hữu danh: người trước biết và tin rằng đức tin đã cất tất cả tội lỗi của chúng ta, và người sau tin Chúa Jêsus trên căn bản tư tưởng riêng của họ, chỉ là những thực hành của tôn giáo. Những người tin Đức Chúa Trời theo lý cớ tôn giáo đang thành công nhiều đến nỗi những người rao giảng lẽ thật ngã lòng khi thấy những người có đức tin sai rao truyền thành công và lời dạy sai của họ. Họ ngã lòng vì họ biết rõ ràng rằng có quá nhiều Cơ đốc nhân đang bị kéo vào sự lừa dối và gian trá của tôn giáo giả. 
Có lúc tôi cũng ngã lòng. Vì tôi thật sự là người tái sanh bởi gặp được lẽ thật, và thật sự dâng lời cảm tạ lên Đức Chúa Trời vì đã sử dụng tôi như một công cụ cho công việc của Ngài, và vì lòng tôi khao khát lẽ thật của Đức Chúa Trời được rao truyền ra cách sâu rộng. Khi tôi thấy quá nhiều người sống đời sống tôn giáo bị lừa dối bởi những lời dối trá, tôi không thể làm gì hơn là buồn. 
Tuy nhiên, điều rõ ràng là Đức Thánh Linh đang ở trong lòng tôi, và mặc dù tôi có khuyết điểm, nhưng lòng tôi không có tội. Vì thế trong lòng tôi đầy sự cảm tạ và tôi không hổ thẹn về Phúc âm mà tôi tin. Khi tôi rao giảng Phúc âm này trên toàn thế giới, nếu họ nghe Lời của lẽ thật và tin nó, họ cũng không hổ thẹn trước Đức Chúa Trời và con người, vì khi họ tin lẽ thật này, tất cả họ thật sự trở nên con cái Đức Chúa Trời. 
Bạn cũng chắc chắn có cùng các phước bởi đức tin. Dù bạn không học thần đạo, nếu bạn chỉ tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh, bạn sẽ nhận sự tha thứ tội lỗi, và trở nên con cái Đức Chúa Trời, và nhận lãnh Đức Thánh Linh trong lòng bạn. Và bởi Đức Thánh Linh, bạn cũng có thể bước đi như những đầy tớ của Đức Chúa Trời. Đây là lẽ thật rõ ràng và vì thế khi bạn tin thì đó là đức tin thật. 
Mặc dù tôi đang sống trong một thế giới đầy gian trá, nhưng vì trong lòng tôi có đức tin thật này, nên tôi có thể giữ sự giảng dạy Phúc âm của lẽ thật cho đến giờ phút này. Khi tôi bắt đầu rao giảng Kinh thánh trong chủ đề Đền tạm, tôi mới hiểu rõ hơn về lãnh vực của những người nói láo, và vì thế tôi nhận thức rõ được lẽ thật. Đó là lý do tại sao tôi phải làm chứng cho lẽ thật của Đền tạm này. Nó đem tôi đến với lòng tràn ngập niềm vui bởi sự phân phát lẽ thật thật sự của Đền tạm, làm cho người ta có thể phân biệt rõ được lẽ thật và lẽ giả. 
Trong khi viết quyển sách về Đền tạm này, công việc khó khăn nhất của tôi là cố gắng liên hệ đến thuật ngữ của nó. Tôi đã cống hiến thật nhiều sự chú ý cho mục này, nhìn vào những đoạn văn gốc, chắc chắn rằng những thuật ngữ khó liên hệ đến Đền tạm không phải là kết quả của bất cứ sự truyền đạt thông tin sai nào, hoặc sự tiếp nhận sai của các độc giả. Mặc dù kiến thức và sự hiểu biết về Đền tạm của riêng tôi, vì phương thức của Đền tạm và ý nghĩa thuộc linh ẩn giấu của nó phải được giải thích cho những người có kiến thức hạn chế; tôi luôn quan tâm đến trách nhiệm của mình, tôi thật sự giải thích về sự quan trọng của Đền tạm cách chính xác và dứt khoát. 
Dĩ nhiên, thật tốt nếu người ta có thể hiểu và tin ngay khi lần đầu nghe nó. Nhưng thành La-mã không được xây dựng trong một ngày, giống như thế, trong tất cả mọi vấn đề, sự rao truyền đức tin thật và lẽ thật thì không hoàn tất trong một ngày, nhưng nó được thực hiện từ từ, nếu chúng ta đào sâu vào trong cốt lõi của nó ngày một ít. Vì thế, tôi đặc biệt quan tâm đến việc không đào quá sâu ngay lúc ban đầu, vì như thế không ai có thể hiểu, và đây là một trong những thách thức rất lớn mà tôi đối diện trong khi viết sách này. 
Dù vậy, với sự giúp đở của Đức Chúa Trời, quyển sách cuối cùng đã hoàn tất mà không có quá nhiều phiền toái. Không cần phải nói, tôi rất vui sướng và cảm tạ về nó. Qua quyển sách này, và bởi sự suy xét thận trọng giữa lẽ thật và lẽ giả, tôi sẽ bộc lộ thế nào những tín đồ của Phúc âm của Nước và Thánh Linh ngày nay được cứu cách cao quí, rõ ràng và không nghi ngờ và trái lại, tôn giáo và đức tin của những tín đồ của Phúc âm khác với Phúc âm của Nước và Thánh Linh là thật sự vô ích như thế nào. Vì thế, trên hết tôi cảm tạ Đức Chúa Trời đã cứu tôi ra khỏi tội lỗi của tôi. 
Hôm nay, có nhiều người được gọi là người theo đạo tin lành, những người tuyên bố cách quả quyết rằng họ vô tội chỉ vì họ tin Chúa Jêsus. Lòng của họ đầy tất cả các loại đức tin không có cơ sở và ảo tưởng. Trong khi học về Đền tạm, tôi nhận thức rõ sự vô ích và sai lạc của đức tin của họ thật sự là thế nào, và vì sự nhận thức này, tôi cảm tạ Đức Chúa Trời nhiều hơn với cả lòng của tôi vì sự cứu rỗi của tôi. 
 
 
Cái Cửa Và Hàng Rào Của Hành Lang Đền Tạm
 
Cái Cửa Và Hàng Rào Của Hành Lang Đền Tạm
Từ phân đoạn Kinh thánh chính, chúng ta có thể thấy chiều dài của hành lang hình chữ nhật của Đền tạm là 45 mét và bề rộng của nó là 22,5 mét, vì một “cubit” là một đơn vị đo chiều dài tương đương với 0,45 mét; Hành lang của Đền tạm được bao bọc bởi 60 trụ cột ở mọi phía, chiều cao của mỗi trụ cột là 2,25 mét; về hướng đông của nó là cửa, 9 mét bề rộng; và phần còn lại là hàng rào (khoảng 126 mét của 135 mét) được bao bọc bởi rèm vải gai mịn trắng. 
Cửa của hành lang Đền tạm được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, 9 mét chiều rộng, 2,25 mét bề cao. Nói cách khác, bốn loại chỉ khác nhau này được dệt để làm nên bức màn có số đo 9 mét và 2,25 mét. Trước hết chỉ xanh được dệt trong suốt chiều dài và chiều rộng trên vải gai mịn trắng và rồi chỉ tím được dệt 2,25 mét chiều cao, và rồi chỉ đỏ được đệt 2,25 mét chiều cao, theo sau là dệt chỉ trắng, làm nên tấm màn dày và vững chắc, dệt giống như một tấm thảm, có 2,25 chiều cao. Trong cách này, một tấm màn dệt 2,25 mét cao và 9 mét rộng được đặt ở 4 trụ cột của Đền tạm về hướng đông. 
Như thế, để đi vào hành lang Đền tạm người ta phải kéo cái thảm – giống bức màn lên. Không giống như hầu hết các cửa khác, cửa của Đền tạm không có cây. Mặc dù các trụ cột của nó làm bằng cây, cửa được treo trên những trụ cột này là bức màn được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. 
Có lẽ bạn đã đến với màn trình diễn ở rạp xiếc lưu động trước đây, và thấy thế nào cái lều của rạp xiếc được xây dựng. Cửa của nó thường làm bằng loại vải bố dày. Cửa của hành lang Đền tạm cũng tương tự như thế. Vì nó được làm bằng vải dày, Nó không được mở ra bằng kéo hoăc đẩy, như những loại của cứng chắc, nhưng nó được kéo lên để vào. Đây không chỉ là trường hợp của cửa hành lang Đền tạm, nhưng cũng là cửa của Nơi Chí Thánh bên trong Đền tạm. 
Tại sao Đức Chúa Trời phán với dân Y-sơ-ra-ên phải làm tất cả ba cửa của hành lang Đền tạm, nơi Thánh và nơi Chí Thánh bởi những tấm dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn? Chúng ta phải tìm hiểu cách rõ ràng ý muốn Đức Chúa Trời ở phía sau mạng lệnh của Ngài? Sách Hê-bơ-rơ nói với chúng ta rằng tất cả những việc tốt lành của Cựu Ước là cái bóng cho việc thật xảy ra, đó là Đức Chúa Jêsus Christ (Hê-bơ-rơ 10:1). 
Giống như thế, cửa của hành lang Đền tạm liên quan đến Báp-tem của Đức Chúa Jêsus Christ, sự chết của Ngài trên Thập-tự-giá, và đặc tính riêng của Ngài. Như thế, khi chúng ta có sự rắc rối trong việc hiểu Cựu Ước, chúng ta có thể hiểu nó bởi khảo cứu Tân Ước. Không xem thực tế này, khó mà hình dung ra cái bóng của nó nhưng khi thấy những gì hay ai đang làm nên cái bóng, chúng ta có thể nhận thức được tất cả những gì nó nói đến. Tất cả chúng ta phải nhận thức cách rõ ràng rằng Cứu Chúa của tội nhân mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị sẵn trong Cựu Ước thật sự được nhìn biết Ngài như là một thực chất của Đền tạm, và tin rằng đó là công việc của Ngài để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi. 
Thế thì ai là thực chất thật của Đền tạm, ai là Đấng trở nên Cứu Chúa của tội nhân? Không ai khác hơn là Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa của chúng ta, đến thế gian và Ngài đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi, thế nên chúng ta có thể thấy được lẽ thật chắc chắn là Ngài đã cứu tội nhân qua chỉ xanh, tím, đỏ. 
Hiểu phương cách cứu rỗi tội nhân của Chúa Jêsus, biết và tin trong lẽ thật được bày tỏ qua màu sắc của cửa hành lang Đền tạm là quan trọng nhất. Khi nghiên cứu Đền tạm cách thấu đáo, điều trước tiên chúng ta phải nhận ra rằng cửa của nó được làm bằng bốn loại chỉ. Và khi chúng ta làm sáng tỏ sự mầu nhiệm của cửa này, thì chúng ta có thể nắm chặt lấy tất cả công việc của Đức Chúa Jêsus Christ. Bởi nhìn vào màn cửa được dệt bởi bốn loại chỉ, chúng ta cũng có thể hiểu rõ ràng những điều chúng ta phải biết và tin Chúa Jêsus, và cũng biết loại đức tin nào là loại đức tin sai cách chính xác. 
Bề ngoài của hành lang Đền tạm thật sự nhắc chúng ta về chuồng chiên. Chúa Jêsus, Đấng Mê-si-a, thật sự là cửa của chuồng chiên của Đức Chúa Trời, và đã trở nên người Chăn Hiền Lành (Giăng 10:1-15). Khi chúng ta suy nghĩ về các cột trụ xung quanh hành lang, chúng ta thật sự được nhắc nhở về Đấng Mê-si-a, Đấng trở thành cái cửa và người Chăn chiên hiền lành của chiên của Ngài, là những thánh đồ tái sanh. 
Người Chăn thật sự đặt những cột trụ xung quanh chuồng chiên để bảo vệ chiên và làm cái cửa ở đó, và bởi cửa này, Ngài canh chừng bầy chiên của Ngài. Qua cái cửa này người Chăn có sự tương giao mật thiết với chiên và bảo vệ chúng. Một vần đề thực tế, tất cả những ai không là chiên của Ngài thì không được phép đi vào cửa này. Người Chăn phân biệt chiên và sói. Đó là lý do tại sao chiên cần có người chăn. 
Có thể có vài con chiên trong bầy từ chối sự dẫn dắt của Người Chăn. Những con chiên như thế có thể đi vào con đường của sự chết, nó nghĩ đến con đường đẹp và tốt, nhưng thực ra, đó chỉ là con đường xảo trá và nguy hiểm, vì chúng không nghe tiếng người Chăn và chối từ sự dắt dẫn của người Chăn. Những chiên trong chuồng thật sự có đời sống phong phú và được nuôi dưỡng bởi người Chăn, và sống một đời sống tốt đẹp vì Ngài. Đấng Chăn Chiên của chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài trở nên Mê-si-a của chúng ta. 
 
 
Đức Chúa Jêsus Christ Bày Tỏ Cho Chúng Ta Bốn Màu Sắc Của Cửa Đền Tạm 
 
Bức màn được dùng như là một cái cửa của Đền tạm được dệt bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Chỉ có bốn màu khác nhau được dùng để làm nên cửa của Đền tạm. Chúng biểu trưng cho bốn chức vụ của Đấng Mê-si-a khi Ngài đến thế gian này, để thực hiện việc cứu chiên lạc mất – đó là dân I-sơ-ra-ên thuộc linh khắp trên thế giới – ra khỏi tội lỗi của họ và đem họ trở lại thành một dân vô tội của Đức Chúa Trời. 
Nếu chúng ta thật sự biết Mê-si-a đến với chúng ta là ai thì chúng ta biết lẽ thật cách không mập mờ, đó là chúng ta đã được thanh tẩy tất cả tội lỗi của chúng ta bởi đức tin này, và dâng đời sống còn lại của chúng ta để rao giảng Phúc âm của Nước và Thánh Linh, và tất cả sẽ được vào Nước Thiên đàng qua đức tin này. Vì thế, mọi người phải biết Lời của lẽ thật đó là Đấng Mê-si-a đã đến với chúng ta bởi chỉ xanh, tím, đỏ và đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta. 
Bạn có muốn nhận sự tha tội bởi tin vào bốn chức vụ của Đấng Mê-si-a không? Thế thì chúng ta hãy học về Đền tạm. Những ai biết và tin bốn chức vụ này sẽ thật sự trở nên người công chính bởi nhận được sự tha tội của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. 
Dân Y-sơ-ra-ên nhìn vào cửa của Đền tạm được dệt bằng bốn chỉ màu khác nhau, thì họ phải tin rằng Đấng Mê-si-a tương lai sẽ đến và hoàn thành bốn chức vụ này. 
 
 
Lẽ Thật Mà Mỗi Tội Nhân Phải Tin 
 
Chúng ta nhìn vào tấm vải lụa trắng được treo ở hành lang Đền tạm, chúng ta có nhận thức về nhu cầu cần Cứu Chúa của chúng ta bằng cách nhận biết rõ sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là thể nào. Mỗi người nhận biết sự thánh khiết của Đức Chúa Trời thì không thể làm gì khác hơn là chấp nhận với câu nói, “Đức Chúa Trời ôi! Tôi nhận biết rằng tôi bị trói buộc vào địa ngục vì tội lỗi của tôi, vì tôi là một đại tội nhân.” Nhìn vào tấm lụa trắng được treo trên những cột trụ hành lang, vì sự tinh sạch và oai nghi của nó quá vĩ đại, người ta nhận thấy tội lỗi trong lòng họ và nhận biết rằng họ hoàn toàn không thích hợp với cuộc sống của Đức Chúa Trời. Bất cứ khi nào lòng người ta không ngay thật mà cố gắng đến với Đức Chúa Trời, tội lỗi của họ luôn luôn được phô bày. Vì thế, người ta không muốn đến với Đức Chúa Trời, vì họ e ngại rằng tội lỗi của họ bị phô bày. 
Nhưng khi những tội nhân này nhận ra rằng Cứu Chúa của họ đã giải quyết những nan đề tội lỗi của họ bởi chỉ xanh, và đỏ, họ có thể tự tin mà đến trước Đức Chúa Trời với sự tin chắc trong sự cứu rỗi và hy vọng trong lòng họ. 
Lẽ-thật-tứ-diện được bày tỏ qua cửa của Đền tạm nói với chúng ta rằng Đấng Mê-si-a đến thế gian trong xác thịt con người, nhận tất cả tội lỗi thế gian qua Ngài bởi Báp-tem từ Giăng, và đổ huyết Ngài ra trên Thập-tự-giá. Những ai, qua Phúc âm của Nước và Thánh Linh, biết chính xác và tin lẽ thật của bốn màu của cửa hành lang Đền tạm có thể nhận được sự tha thứ đời đời. Phép Báp-tem của Chúa Jêsus và Thập-tự-giá của Ngài là sự cứu rỗi giống như bốn màu của cửa hành lang Đền tạm. 
Chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn thật sự tỏ bày cho chúng ta về chức vụ của Đấng Mê-si-a mà qua đó Ngài cứu tội nhân ra khỏi tội của họ. Lẽ thật cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho nhân loại được bày tỏ trong chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Những ai có tội trong lòng được tha tất cả tội lỗi của họ bởi tin vào lẽ thật cứu rỗi được bày tỏ trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh. 
Vô số tôn giáo đang nỗi lên trong thế giới này. Tất cả những tôn giáo của thế gian này được lập nên bởi giáo lý riêng của họ phát xuất từ tư tưởng riêng của họ để mọi người cố gắng đạt đến sự thánh khiết. Nhưng không một người nào có thể được thanh tẩy tội lỗi của mình bằng tôn giáo thế gian. Lý do là vì họ đã lập nên và tin vào giáo lý cứu rỗi riêng của họ đặt trên nền tảng tư tưởng riêng của họ, mà không nhận biết rằng tất cả họ đầy dẩy tội. Vì mọi người là một khối tội, là người không bao giờ có thể trở nên thánh khiết bởi chính riêng họ, dù cho họ cố gắng loại bỏ bản chất gốc của họ thế nào đi nữa, thì cũng không ai có thể đạt được điều này. Đó là lý do tại sao mọi người cần đến Cứu Chúa là Đấng có thể giải cứu họ ra khỏi tội. Bạn phải nhận thức rằng con người không có một cứu chúa thật nào ngoài Đức Chúa Jêsus Christ. 
Vì Luật pháp của đức tin không cho phép bất cứ một tội nhân nào vào Nhà Đức Chúa Trời, nên chúng ta phải biết và tin rằng Đấng Mê-si-a đã thật sự cất bỏ tất cả tội lỗi của chúng ta. 
Phúc âm có thể tha thứ tội lỗi nhân loại một lần đủ cả, không có Phúc âm nào khác hơn là Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Đặt đức tin của con người vào giáo lý của tôn giáo thế gian thì chỉ dẫn người ta đến với những khó khăn đối với trách nhiệm tội lỗi của anh/chị ấy, vì Đức Chúa Trời Thánh của chúng ta hình phạt, không sai, tất cả mọi tội lỗi của tội nhân. 
Lẽ thật được bày tỏ bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn được ứng nghiệm trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh trong thời đại Tân Ước. Bạn có bao giờ nghe ai đó tuyên bố rằng cửa của hành lang Đền tạm chỉ được làm bằng chỉ màu đỏ sậm hay chỉ bởi chỉ đỏ điều và đỏ sậm không? Nếu thế, ngay lúc này bạn phải nhận thức rằng cửa của Đền tạm thật sự được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Đức Chúa Trời rõ ràng ra lệnh cho dân Y-sơ-ra-ên làm cửa của hành lang Đền tạm với tấm màn dệt bằng chỉ xanh, đỏ điều, đỏ sậm và vải gai mịn. 
Vì nhiều người có tư tưởng sai là cửa của hành lang Đền tạm chỉ được dệt bằng chỉ đỏ sậm, họ không được làm sáng tỏ sự huyền nhiệm của bốn chức vụ thật sự của Chúa chúng ta. Đó là lý do tại sao họ có tội trong lòng ngay cả khi họ tin Chúa Jêsus. Bây giờ phải nhận biết rằng Đấng Christ cất tất cả tội lỗi của bạn qua chức vụ chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn của Ngài, và tin vào lẽ thật này. Công việc cứu rỗi đã được hoàn thành bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn này đã cứu bạn cách trọn vẹn ra khỏi tội lỗi của bạn. Bạn phải nhận biết rằng Chúa Jêsus đã cất tất cả tội lỗi của bạn bởi bốn chức vụ này. Nói cách khác, đặt tiêu chuẩn riêng của bạn về việc tha thứ tội trong khi duy trì sự thiếu hiểu biết về lẽ thật này là sai. 
Một số người, dù họ lảng quên ý nghĩa của chỉ xanh, tím, đỏ được dùng cho cửa hành lang Đền tạm là gì, tuyên bố cách sai lạc rằng người ta có thể được cứu cách vô điều kiện chỉ bởi tin Chúa Jêsus là Cứu Chúa. Sự thật, khi chúng ta hỏi những nhà lảnh đạo của những cộng đoàn Cơ-đốc về bốn chức vụ của Chúa Jêsus, chúng ta thấy có quá nhiều người trong họ không biết về vấn đề này. Họ nói rằng họ chỉ tin chức vụ của chỉ màu đỏ. Nếu họ tin thêm một điều nữa thì họ có thể nói rằng họ cũng tin chức vụ của chỉ màu tím. Tuy nhiên, Chúa chúng ta thật sự hoàn thành tất cả công việc cứu rỗi nhân loại bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Như thế, chúng ta phải tin rằng Chúa chúng ta thực hiện bốn chức vụ cứu rỗi vì chúng ta. Bất cứ ai có lòng khao khát tìm biết lẽ thật được bày tỏ trong chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn của cửa hành lang Đền tạm thì có thể biết nó và tin nó. 
“Làm thế nào tôi biết ý nghĩa thật của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn?” Nếu bạn hỏi câu hỏi này với một ai đó trong ước muốn tìm kiếm lẽ thật của chỉ và vải, bạn có thể bị khiển trách, “Bạn không được tìm biết Kinh thánh quá sâu và quá chi tiết, nó có thể đem đến điều thiệt hại cho bạn,” và sự tò mò của bạn có thể bị từ khước. Bị ngã lòng, nhiều người có thể mất đi tính ham hiểu biết về chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Và bạn sẽ không bao giờ gặp Đấng Mê-si-a, là Đấng được bày tỏ trong từng chi tiết của cái cửa. 
Những ai cố gắng gặp Đấng Mê-si-a mà không nhận biết vài trò của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn thì chỉ là những người tôn giáo, là những người tin Cơ đốc giáo như là một trong những tôn giáo trên thế gian. Để vào Nhà của Đức Chúa Trời, chúng ta phải biết cách chính xác lẽ thật của bốn chức vụ của sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn của cửa hành lang Đền tạm. Và những ai tìm thấy lẽ thật này phải biết rằng Chúa đã thực hiện chúng bởi Phúc âm của Nước và Thánh Linh trong thời Tân Ước. 
Đức Chúa Trời ra lệnh cho Môi-se phải dệt cửa của hành lang Đền tạm bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Thế thì ý nghĩa thuộc linh của nó là gì? Mỗi màu của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn được dùng cho cửa hành lang Đền tạm là công việc mà Chúa Jêsus đã làm cho chúng ta để tội lỗi chúng ta biến mất. Vì thế, những sợi chỉ và vải lanh này liên hệ cách chặt chẻ với nhau. Như vậy, những ai chú ý đến và tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh thì có thể tin vào sự tha tội đời đời của họ vì bốn chức vụ của Chúa Jêsus. 
Bất chấp điều này, không cố gắng tìm biết và bỏ qua lẽ thật của sự cứu rỗi trong màu sắc của chỉ xanh, tím, đỏ thì biểu lộ sự thờ ơ hoàn toàn đối với Đấng Mê-si-a và giống như trở thành kẻ thù của Ngài trong việc chống nghịch lại Ngài. Thật ra nhiều người vẫn thờ ơ trong lẽ thật được bày tỏ trong chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, và biến đổi Cơ đốc giáo trở nên thành một trong nhiều tôn giáo của thế gian. Nếu những người này thờ ơ trong việc quan tâm đến bốn chức vụ của Chúa Jêsus, thì đây là chứng cớ rằng họ là bông trái của những người tôn giáo thế gian đứng nghịch lại với Đấng Christ. Tuy nhiên, may mắn thay, vẫn còn có hy vọng cho chúng ta, vì trên thế gian này có nhiều người vẫn tìm kiếm Phúc âm của Nước và Thánh Linh. 
Khi người ta có kiến thức về lẽ thật thuộc linh của sự tha tội được bày tỏ bởi cửa của hành lang Đền tạm, họ có thể nhận tất cả ơn phước thuộc linh của Thiên đàng. Vì đức tin này là loại đức tin bắt buộc người ta phải biết và tin để có thể gặp Đấng Mê-si-a, chúng ta ở trong nó không phải chỉ một lần mà là đời đời. Nếu bạn thật sự là một Cơ đốc nhân, bạn phải quan tâm đến lẽ thật này. 
Bất cứ ai muốn vào Nhà của Đức Chúa Trời đều phải khám phá ra lẽ thật được bày tỏ trong chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn và ca ngợi Đức Chúa Trời. 
 
 
Mê-Si-A, Đấng Đến Để Làm Ứng Nghiệm Các Lời Tiên Tri 
 
Đức Chúa Trời nói trước trong Lời của Ngài rằng, Đấng Mê-si-a sẽ được sanh ra bởi một nữ đồng trinh. Ê-sai 7:14 nói, “Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên.” Mặt khác, Mi-chê 5:1 nói rằng Mê-si-a sẽ được sanh ra tại Bết-lê-hem, “Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng.” Thật vậy, Đấng Mê-si-a đã đến thế gian này cách chính xác như lời tiên tri này trong Cựu Ước. Ngài đến thế gian trong thân xác con người để ứng nghiệm lời tiên tri trong Lời của Đức Chúa Trời. 
Vào thời điểm nào trong lịch sử loài người Đấng Mê-si-a đến? Đấng Christ đến thế gian khi nào? Ngài đến thế gian vào khoảng trị vì của của Hoàng đế Rô-ma Augustus (27 Trước Công Nguyên-14 sau Công Nguyên). Chúa Jêsus đến thế gian này để giải thoát bạn và tôi ra khỏi tất cả tội lỗi và sự hình phạt của chúng ta bởi nhận Báp-tem từ Giăng và bị đóng đinh, rồi đổ huyết ra trên Thập-tự-giá. 
Chúa Jêsus đến như là một Cứu Chúa của nhân loại khi I-sơ-ra-ên trở thành thuộc địa của Đế quốc La-mã và khi Augustus đang trị vì với chức vụ Hoàng đế. Vào thời điểm này, Hoàng đế Augustus đã ra chiếu chỉ cho toàn Đế quốc La-mã, mọi người phải trở về quê hương của họ để khai tên vào sổ bộ điều tra dân số. Theo chiếu chỉ của Augustus, việc điều tra dân số này phải được thi hành lập tức. Vì chiếu chỉ ra lệnh cho mỗi một người sống trong Đế quốc, bao gồm cả những người sống ở I-sơ-ra-ên cũng phải trở về quê hương mình. Ngay thời điểm đó, Đức Chúa Jêsus Christ đã làm việc trong lịch sử con người rồi. 
 
 
Hãy Xem Sự Ứng Nghiệm Của Lời Trong Cựu Ước 
 
Vào lúc ấy, trong đất Giu-đê, Đấng Mê-si-a đã được thai dựng trong lòng trinh nữ Ma-ri. Ma-ri đã được hứa gã cho Giô-sép. Cả Ma-ri và Giô-sép đều từ chi phái Giu-đa, như Đức Chúa Trời đã hứa rằng nhà Vua sẽ được sanh ra trong chi phái Giu-đa - một trong mười hai chi phái I-sơ-ra-ên. 
Vì thế khi Hoàng đế La-mã ban hành sắc lệnh điều tra dân số, Ma-ri người nữ thuộc chi phái Giu-đa đã mang thai. Khi ngày sanh nở gần đến, bà đi về quê hương Giô-sép để đăng ký tên mình vào sổ bộ. Vì thế Ma-ri hướng về Bết-lê-hem với Giô-sép dù bà có thể sanh bất cứ lúc nào. Trong lúc Ma-ri đau đớn vì sắp sanh, họ phải tìm một nơi trú ngụ cho bà, nhưng họ không tìm được bất cứ nơi nào trong thành phố. Vì thế họ phải sử dụng bất cứ nơi nào có thể, ngay cả chuồng súc vật. Và rồi Ma-ri đã sanh hài nhi Jêsus trong chuồng súc vật. 
Vào năm thứ 1 sau Công nguyên, Chúa Jêsus được sanh ra và được đặt trong máng cỏ. Đức Chúa Trời quyền năng đến thế gian trong thân xác con người. Cứu Chúa của loài người đã đến thế gian nơi chuồng súc vật. Điều này có nghĩa là Chúa Jêsus được sanh ra trong nơi thấp hèn nhất để trở thành Đấng Mê-si-a của chúng ta, và tất cả những điều này được Đức Chúa Trời sắp đặt và lên kế hoạch ngay cả trước khi sáng thế. Dù người ta biết Giê-hô-va Đức Chúa Trời điều khiển lịch sử nhân loại nhưng không ai biết rằng chính Đức Chúa Trời thật sự đến thế gian này để cứu họ. Vì thế, Đức Chúa Trời muốn cho người ta nhận biết rằng muốn cứu con người thì chính Ngài phải hạ mình trong thân thể con người, sanh ra trong thế gian này, để giải thoát con người ra khỏi tất cả tội lỗi của họ. 
Thế thì tại sao Chúa Jêsus được sanh ra tại Bết-lê-hem? Chúng ta cũng có thể tự hỏi tại sao Ngài phải sanh ra trong chuồng súc vật, và tại sao trong lúc dân I-sơ-ra-ên bị La-mã chinh phục làm thuộc địa? Nhưng chúng ta có thể nhanh chóng tìm ra rằng tất cả những vấn đề này đến dưới kế hoạch tỉ mỉ của Ngài để giải thoát dân sự của Ngài ra khỏi tôi lỗi của họ. 
Khi Giô-sép và Ma-ri ghi danh họ vào sổ bộ ở quê nhà của họ, họ phải cung cấp chứng cớ là họ thật sự từ nơi này mà ra, và những tài liệu nhận định chính xác của họ. Họ chỉ có thể ghi tên vào sổ bộ khi họ cung cấp những chứng cớ đầy đủ chứng minh rằng ông cha của họ thật sự sống tại Bết-lê-hem trong nhiều thế hệ. Vì thế họ phải biết tổ phụ của họ là ai và họ ở trong dòng tộc nào, và ghi tất cả những chi tiết về gia phả của họ trong sổ bộ điều tra dân số. Không một phần nào được hư cấu hay bỏ qua, bởi vì lịch sử ghi lại cách chính xác về lý lịch của Giô-sép và Ma-ri. Đức Chúa Trời làm cho vững chắc rằng trong lịch sử của con người cũng chứng minh sự giáng sanh của Chúa Jêsus (Ma-thi-ơ 1:1-16, Lu-ca 3:23-38). Tất cả những điều này là công việc của Đức Chúa Trời, Ngài làm để ứng nghiệm Lời tiên tri trong Cựu Ước. 
Mi-chê 5:1 nói rõ, “Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng.” Ngày sanh nở đã đến, Cứu Chúa được sanh ra trong thành phố Bết-lê-hem được nói trước cách chính xác, nơi mà Giô-sép và Ma-ri đã đến, nó có nghĩa là Đức Chúa Trời đã làm công việc này để ứng nghiệm Lời tiên tri của các Tiên tri của Ngài. Kế hoạch của Đức Chúa Trời phải được thực hiện để tẩy sạch tất cả tội lỗi của nhân loại. Chúa Jêsus phải được sanh ra trong một thành phố nhỏ Bết-lê-hem để ứng nghiệm lời tiên tri trong Cựu Ước. 
Hàng trăm năm trước khi Chúa Jêsus được sanh ra trong thành nhỏ Bết-lê-hem, Đức Chúa Trời đã ban lời tiên tri của Ngài qua tiên tri Mi-chê như đã trích ở trên (Mi-chê 5:1). Tiên tri Ê-sai cũng tiên tri về sự giáng sanh của Chúa chúng ta 700 năm trước khi Ngài giáng sanh rằng Đấng Mê-si-a sẽ đến với dân mình để trở thành Cứu Chúa của tội nhân (Ê-sai 53). Thật vậy, Đức Chúa Jêsus Christ được sanh ra tại thành Bết-lê-hem cách chính xác như Đức Chúa Trời đã nói trước qua tiên tri Mi-chê, Ngài luôn luôn làm ứng nghiệm tất cả những lời tiên tri của Ngài. 
Lời tiên tri này được ứng nghiệm như là một sự kiện lịch sử khi Ma-ri và Giô-sép đi về quê hương tổ tiên để ghi tên vào sổ kiểm tra dân số. Đức Chúa Trời làm thành Lời của Ngài bởi làm cho chắc rằng thời điểm mà hài nhi được sanh ra chỉ đến khi Ma-ri ở thành Bết-lê-hem, để bà không có sự lựa chọn nào ngoại trừ sanh nở tại thành này. 
Ở đây, chúng ta khám phá ra rằng Đức Chúa Trời của chúng ta là Đấng phán Lời tiên tri của Ngài cho chúng ta và hoàn thành tất cả theo như lời Ngài phán. Từ điều này, chúng ta có thể thấy rằng “vải gai mịn” được dùng cho cửa hành lang Đền tạm có ngụ ý tính cách cao thượng và toàn vẹn của Lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời lên một kế hoạch tỉ mỉ cho sự cứu rỗi nhân loại trước khi sáng thế, và Ngài đã hoàn thành nó không chút sai sót theo như lời tiên tri của Ngài. 
Vì thế chúng ta có thể nhận thức rằng Lời của Cựu Ước là lời chắc chắn của Đức Chúa Trời, và Lời của Tân Ước cũng là Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng, cũng như tin rằng Đức Chúa Trời cai trị và vận hành trên cả lịch sử của vũ trụ và trái đất. Nói cách khác, chúng ta có thể nhận thấy rằng trong lúc Đức Chúa Trời tạo dụng nên cả vũ trụ thì Ngài cũng tỏ bày cho chúng ta thấy Ngài cai trị trên toàn thể nhân loại, toàn lịch sử, và tất cả mọi tình thế mà mọi người trải qua. Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta rằng chúng ta không thể đạt được bất cứ cái gì theo ý riêng của chúng ta, dù nó là gì đi nữa, ngoại trừ Ngài cho phép. 
Khi hài nhi Jêsus được sanh ra, Ngài được sanh ra trong nơi mà thú vật nghĩ ngơi, vì trong nhà quán không còn chổ. Và Ngài được sanh ra tại Bết-lê-hem. Chúng ta phải nhận thấy rằng tất cả những điều này là sự hoàn thành kỳ diệu của ý mệnh tiên tri của Đức Chúa Trời theo sự thành tín của Ngài. 
Cho nên, chúng ta phải tin rằng Đấng vận hành lịch sử của vũ trụ này là Đức Chúa Trời, Cứu Chúa, Đấng giải thoát chúng ta ra khỏi tất cả tội lỗi của chúng ta. Lời Đức Chúa Trời là lẽ thật đã tỏ bày cho chúng ta rằng Ngài cai trị tất cả vì Đức Chúa Trời là Chúa của tất cả. 
Vậy nên, điều đó đã xác chứng rằng sự giáng sanh của Chúa Jêsus tại thành Bết-lê-hem không phải là sự kiện ngẩu nhiên, hay là sự hư cấu bởi sự thao túng Lời của Kinh thánh. Đó là những gì mà chính Đức Chúa Trời đã phán, và đó cũng là những gì mà chính Đức Chúa Trời đã làm thành qua Chúa Jêsus. 
Chúng ta phải biết và tin điều này. Chúng ta phải nhận nó vào lòng chúng ta và tin rằng sự cứu rỗi của Đấng Mê-si-a là thật và đã được hoàn thành bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Đức Chúa Trời đã tỏ bày sự tha thứ cho chúng ta mà điều đó không phải là sự ngẩu nhiên mà có được, nhưng đạt được nó qua bốn chức vụ của Chúa Jêsus đã được Đức Chúa Trời chuẩn bị trong nguyên chỉ của Ngài. 
Thêm vào đó, điều này cũng bày tỏ cho chúng ta rằng Cơ đốc giáo không là một trong những tôn giáo của thế gian. Nhà sáng lập tôn giáo thế gian là người có sự chết, nhưng nhà sáng lập Cơ đốc giáo là Cứu Chúa Jêsus của chúng ta và Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta rằng lẽ thật Cơ đốc giáo khởi sự từ chính Cứu Chúa Jêsus của chúng ta là Đức Chúa Trời. Nói cách khác, Đức Chúa Trời chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng Cơ đốc giáo mà chúng ta tin không phải chỉ là một tôn giáo của thế gian. Không giống như các tôn giáo của thế gian, Cơ đốc giáo được thành lập trên ân điển của Đức Chúa Trời ban cho. Như được chép trong Rô-ma 11:36, “Vì muôn vật đều là từ Ngài, bởi Ngài, và hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời vô cùng!” Ngài ban cho chúng ta Con độc sanh của Ngài là Cứu Chúa của chúng ta, Phúc âm của Nước và Thánh Linh - sự tha tội của chúng ta, sự ngự trị của Đức Thánh Linh, và Nước Thiên đàng. Vì thế, tất cả chúng ta phải biết và tin trong lòng rằng chúng ta phải kính sợ và vâng phục Đức Chúa Trời và lời của Ngài với tất cả tấm lòng của chúng ta. 
Sự giáng sanh của Đấng Christ trên thế gian là theo kế hoạch cứu rỗi được định bởi Đức Chúa Cha từ trước khi sáng thế. Sự cứu rỗi của chúng ta đã được hoạch định cách hoàn hảo trong điều này. Đức Chúa Trời làm cho chúng ta nhận thức rõ rằng lẽ thật này là thực thể của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Vì thế chúng ta phải chấp nhận sự cứu rỗi đã đến với chúng ta qua Phúc âm của Nước và Thánh Linh, là sự tha thứ tội cho chúng ta và tin như thế. Qua đức tin này bạn và tôi có thể được cứu ra khỏi tội lỗi của chúng ta. Chúng ta phải tin rằng lẽ thật của bốn màu này cũng thiết lập đức tin của chúng ta qua Lời của Nước và Thánh Linh. 
 
 

Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa Đấng Đã Cứu Chúng Ta Bởi Chỉ Xanh, Tím, Đỏ Và Vải Gai Mịn

 
Những việc mà Đức Chúa Jêsus cứu tội nhân ra khỏi tội lỗi có mặt: Chỉ xanh (Báp-tem của Chúa Jêsus), Chỉ tím (Vua của các vua- nói cách khác chính là Đức Chúa Trời), Chỉ đỏ (Huyết Chúa Jêsus) và vải gai mịn (hoàn thành sự cứu chuộc tội lỗi nhân loại qua Lời trong Cựu Ước và Tân Ước). Chúa Jêsus đúng là Cứu Chúa bởi thực hiện hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. 
Chúng ta phải nhận thức rõ rằng nếu chúng ta không tin Chúa Jêsus là Đấng đến với chúng ta qua Nước và Thánh Linh, cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi bởi chỉ xanh (Báp-tem của Chúa Jêsus), chỉ tím (Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời) chỉ đỏ (huyết Chúa Jêsus) và vải gai mịn (Chúa Jêsus đã hoàn thành sự cứu rỗi bởi Lời của Tân Ước và Cựu Ước), chúng ta không bao giờ được giải thoát khỏi tội và sự hình phạt của tội này. Nếu không cứu chúng ta ra khỏi tất cả tội lỗi và sự hình phạt thì Chúa chúng ta cũng không là Cứu Chúa toàn vẹn được. 
Chúng ta phải nhận biết cách thuộc linh lý do tại sao bức màn của cửa hành lang Đền tạm được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Cửa của hành lang Đền tạm được làm bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn này để mọi người nhận ra đó là cái cửa cách rõ ràng và tìm ra nó dể dàng. Qua cái cửa này, Đức Chúa Trời cho phép mọi người bước vào Nhà sáng láng của Ngài. 
Chính Đền tạm là Nhà sáng láng của Đức Chúa Trời. Không một ai là người muốn vào Nhà của Đức Chúa Trời mà không nhận ra lẽ thật của sự cứu rỗi được phô bày qua hàng rào và cửa của hành lang Đền tạm. Đức Chúa Trời phán rằng những ai là người chối bỏ sự thành khiết của bức màn trắng treo trong Đền tạm, không đi vào Đền tạm bằng cửa nhưng trèo vào bằng một cách khác, tất cả là trộm cướp. Cửa cứu rỗi chỉ về Đức Chúa Jêsus Christ (Giăng 10). 
Khi Kinh thánh nói rằng cái cửa này được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta rõ ràng rằng, qua Lời thật của Ngài trong Cựu Ước và Tân Ước, thì Chúa Jêsus đến thế gian là Con Đức Chúa Trời, chịu Báp-tem bởi Giăng, chết trên Thập-tự-giá, sống lại từ kẻ chết, và bởi đó Ngài trở thành Đấng Mê-si-a của chúng ta. Vì thế chúng ta có thể thấy sự mầu nhiệm của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Chúng ta phải tin rằng Đức Chúa Trời chấp nhận cho chúng ta tin Đức Chúa Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời là Đấng đến để cứu chúng ta ra khỏi sự phán xét vì tội lỗi của thế gian này, và Ngài là Cứu Chúa là Đấng hoàn thành sự cứu rỗi cho nhân loại qua Lời của Cựu Ước và Tân Ước. 
Thật sự chúng ta phải hiểu rõ tại sao cửa của hành lang Đền tạm được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Chỉ xanh nói với chúng ta điều gì? Và tím, đỏ và vải gai mịn nói với chúng ta điều gì? Khi chúng ta hiểu rõ kế hoạch của Đức Chúa Trời, chúng ta cũng có thể hiểu rõ công việc của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, tất cả là kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho chúng ta và lẽ thật của sự sống đời đời, và bởi thế chúng ta có thể vào Vương quốc của Ngài qua đức tin của sự tha tội của chúng ta. 
Khi chúng ta nói rằng chúng ta biết và tin chỉ xanh, tím, đỏ, nó có nghĩa là chúng ta biết rõ lý do tại sao Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít và đổ huyết Ngài ra trên Thập-tự-giá, Đấng Mê-si-a là ai, tất cả sự huyền nhiệm của hệ thống tế lễ của thời Cựu Ước, và Phúc âm của Nước và Thánh Linh trong thời Tân Ước. Tóm lại, lẽ thật ngụ ý trong cửa hành lang Đền tạm là yếu tố cần thiết của tất cả những người tin, là người nhiệt tâm tìm kiếm lẽ thật để được cứu đời đời. 
Dường như có nhiều người có thể hiểu rõ về Đền tạm, nhưng thực tế, thì không phải vậy. Người ta thật sự hoàn toàn không biết gì về ý nghĩa của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn của cửa hành lang Đền tạm. Vì sự huyền nhiệm của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn là việc khó hiểu, nhiều người có lòng thật thà học hỏi và tin nó. Tuy nhiên vì sự huyền nhiệm này không phải ai cũng có thể hiểu, nhiều người kết thúc lời giải thích của họ cách sai lạc căn cứ vào ý riêng của họ. Sự thật, nhiều lãnh đạo tôn giáo đã giải thích sai và hiểu sai lẽ thật này trong bất cứ cách nào họ cảm thấy thích, chỉ dùng nó cho những giới hạn tôn giáo của họ mà thôi. Nhưng Đức Chúa Trời không còn để Cơ đốc nhân tiếp tục bị lừa dối bởi những kẻ dối trá. Cho nên Ngài phải giải thích rõ ràng ý nghĩa của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn được dùng cho cửa của hành lang Đền tạm, và nhờ đó cứu họ ra khỏi tội lỗi của họ. 
1 Giăng 5:6-8 trong Tân Ước nói rõ, “Ấy chính Đức Chúa Jêsus Christ đã lấy nước và huyết mà đến, chẳng những lấy nước mà thôi, bèn là lấy nước và huyết; ấy là Đức Thánh Linh đã làm chứng, vì Đức Thánh Linh tức là lẽ thật.Vì có ba làm chứng: Đức Thánh Linh, nước và huyết; ba ấy hiệp một.” Phân đoạn này bày tỏ rõ ràng rằng Chúa chúng ta đến thế gian trong xác thịt con người, nhận tội của chúng ta bởi Báp-tem của Ngài, và cứu chúng ta bởi sự đổ huyết Ngài. Đó là lý do tại sao cửa hành lang Đền tạm tất cả đều được dệt bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. 
Trước hết, chỉ xanh bày tỏ cho chúng ta điều gì? Nó cho chúng ta biết một phần của lẽ thật về Chúa Jêsus, Đấng trở nên Mê-si-a thật sự của tội nhân, đến thế gian và nhận lấy tội lỗi của thế gian bởi nhận Báp-tem của Giăng ở sông Giô-đanh là sự thật của Chúa Jêsus đã nhận lấy tất cả tội lỗi của thế gian một lần đủ cả. Chúa Jêsus thật sự mang lấy tất cả tội lỗi của thế gian trên vai Ngài bởi chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít, đại diện của nhân loại. Vì tội lỗi của loài người đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus, nên ai tin điều này thì không còn có tội trong lòng của họ nữa. 
Thứ hai, ý nghĩa thật sự của chỉ màu tím được dệt trong của hành lang Đền tạm là gì? Nó nói với chúng ta rằng Chúa Jêsus thật sự là Vua của các vua, Đấng tạo nên vũ trụ, chính Ngài là Tạo Hóa, Ngài không phải là tạo vật, và Ngài thật sự là Mê-si-a Đấng phải đến thế gian. Ngài, Đấng Mê-si-a, thật sự đến thế gian trong xác thịt loài người. Và bởi gánh lấy tất cả tội lỗi của thế gian trên chính thân thể Ngài qua Báp-tem mà Ngài đã nhận từ Giăng, và bởi sự chết, sự sống lại, Chúa Jêsus đã cứu tất cả dân sự của Ngài, là người thừa nhận, kính sợ, và tin Đấng Mê-si-a, ra khỏi tất cả tội lỗi họ và sự phán xét vì tội lỗi họ. 
Thật sự Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời toàn hảo, Đấng Mê-si-a toàn hảo của chúng ta. Vì Chúa Jêsus nhận tất cả tội lỗi của thế gian qua cho Ngài bởi Báp-tem của Ngài, bởi sự đổ huyết và bởi chết trên Thập-tự-giá và sự sống lại từ kẻ chết, Ngài không những chỉ tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta, nhưng Ngài cũng nhận sự phán xét thay thế cho chúng ta. 
Thứ ba, màu đỏ ám chỉ huyết của Chúa Jêsus đổ ra trên Thập-tự-giá, và ý nghĩa của nó là Đấng Christ đã ban một cuộc sống mới cho những ai tin. Lẽ thật của chỉ đỏ nói với chúng ta rằng Đức Chúa Jêsus Christ không chỉ chịu sự phán xét vì tội lỗi của chúng ta bởi nhận tội lỗi của thế gian về cho chính Ngài bởi Báp-tem mà Ngài nhận từ Giăng, nhưng Ngài cũng ban đời sống mới cho người tin bởi loại đức tin ban sự sống cho những người đã chết đối với tội lỗi. Chúa Jêsus sẽ thật sự ban sự sống mới cho những người tin Báp-tem của Ngài và huyết mà Ngài đã đổ ra. 
Thế còn vải gai mịn là gì? Nó biễu lộ rằng trong thời Tân Ước Đức Chúa Trời đã hoàn thành lời hứa về sự cứu rỗi của Ngài trong Cựu Ước. Và nói với chúng ta rằng khi Chúa Jêsus nhận tội lỗi của thế gian về cho chính Ngài bởi Báp-tem và chịu phán xét vì tội lỗi của chúng ta trên Thập-tự-giá trong Tân Ước, Ngài đã hoàn thành sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã hứa với dân I-sơ-ra-ên và chúng ta bởi Giao ước của Ngài. 
Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán trong Ê-sai 1:18, “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội các ngươi như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết; dầu đỏ như son, sẽ trở nên trắng như lông chiên.” Cũng vậy, trong hệ thống tế lễ của Cựu Ước đã bày tỏ của tế lễ phải được dâng lên trong Đền tạm như thế nào, tội lỗi của dân sự I-sơ-ra-ên được chuyển qua chiên con tế lễ bởi việc đặt tay, là lời hứa mà Đức Chúa Trời đã lập cùng dân I-sơ-ra-ên và chúng ta. Đây là mặc khải lời hứa mà Ngài sẽ cứu tất cả con người trên thế gian ra khỏi tội hàng ngày và tội cả năm qua Chiên Con của Đức Chúa Trời trong tương lai (tương lai của thời Cựu Ước). 
Đây cũng là dấu hiệu của Đấng Mê-si-a lời hứa sẽ đến. Vì trong thời Tân Ước, khi Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi của thế gian qua Ngài một lần đủ cả bởi chịu Báp-tem theo phương cách mà Kinh thánh Cựu Ước bày tỏ để hoàn thành giao ước của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta tất cả lời hứa của Ngài và Ngài cũng thật sự bày tỏ rằng Ngài đã hoàn thành tất cả; hoàn thành cách chính xác tất cả những gì Ngài hứa. Báp-tem mà Chúa Jêsus nhận đã bày tỏ lẽ thật này, là Đức Chúa Trời của Giao ước đã hoàn thành tất cả Giao ước của Ngài. 
 
 

Đức Chúa Jêsus Christ Đến Bởi Nước, Huyết Và Thánh Linh

 
Tại sao Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng? Lý do là để nhận về Ngài tất cả tội lỗi của nhân loại, và thay cho chúng ta nhận sự phán xét vì tội lỗi. Để làm cho tất cả tội lỗi của nhân loại biến mất, và để trở nên Cứu Chúa thật của chúng ta, Chúa Jêsus đã chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít, đến với Thập-tự-giá, đổ huyết ra và chết vì tội nhân loại. Bởi làm thế, Ngài không những chỉ làm sạch tất cả tội lỗi của chúng ta, nhưng cũng nhận sự phán xét thay cho chúng ta, và bởi đó trở nên Cứu Chúa đời đời của chúng ta. Tất cả tội lỗi của chúng ta đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus khi Ngài chịu Báp-tem bởi Giăng, và Ngài mang tội lỗi của cả thế gian đến với Thập-tự-giá. Vì Đấng Christ nhận tất cả tội lỗi của chúng ta bởi Báp-tem, và vì Ngài mang tất cả tội lỗi của chúng ta đến Thập-tự-giá, nên Ngài phải chịu đóng đinh, đổ huyết ra và chết thế cho chúng ta. 
Ê-sai 53:5 nói, “Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.” Bởi Báp-tem của Chúa chúng ta, nguyên tội của chúng ta mà chúng ta thừa hưởng từ tổ tông A-đam và kỷ tội của chúng ta là tội mà chúng ta đã phạm trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đã chuyển qua cho Ngài. Và Ngài chịu phán xét vì tất cả những tội này. Vậy thì vì đến với chúng ta bởi Nước và Huyết, Chúa chúng ta đã làm cho tất cả tội lỗi của chúng ta biến mất (1 Giăng 5:5-8).
Thế thì, Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa của chúng ta, và Đấng Mê-si-a, Đấng gánh tất cả tội lỗi của chúng ta và làm cho chúng biến mất? Sáng thế ký 1:1 nói, “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất” Đức Chúa Trời Quyền năng tạo nên vũ trụ này bởi lời của Ngài là ai? Ngài không ai khác hơn là Cứu Chúa của tội nhân, Ngài là Đấng đến bởi Nước của Báp-tem của Ngài để cứu bạn và tôi ra khỏi tội lỗi của thế gian, Đấng đến như một Cứu Chúa để đổ huyết ra trên Thập-tự-giá, bị phán xét vì tội lỗi của thế gian. Qua Nước, Huyết và Thánh Linh, Chúa Jêsus đã giải thoát chúng ta ra khỏi tội lỗi và sự phán xét của chúng ta. Chúa chúng ta đến với chúng ta là Cứu Chúa để nhận tất cả tội lỗi của chúng ta và chịu phán xét vì tội ấy thay cho chúng ta. 
Thật vậy, Đức Chúa Jêsus Christ là Con của Đức Chúa Trời và chính là Đức Chúa Trời, Đấng Mê-si-a thật sự là Đức Chúa Trời của chúng ta. Danh xưng “Jêsus” có nghĩa là “Đấng sẽ cứu dân mình ra khỏi tội” (Ma-thi-ơ 1:21). “Christ,” trong Hy văn có nghĩa là “Vua của các vua.” Chúa Jêsus là Tạo Hóa, Đấng tạo nên toàn vũ trụ, cai quản tất cả, Cứu Chúa của tội nhân, và Vua của các vua Đấng phán xét Sa-tan. 
Đức Chúa Trời tuyệt đối này thật sự đã tạo dựng nên con người giống như hình và tượng Ngài. Vì chúng ta, là hình và tượng Ngài, rơi vào tội lỗi và bị kết án trong sự hủy diệt vì sự tội của chúng ta, Vua của các vua hứa với chúng ta là sẽ cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta và để thực hiện lời hứa này Ngài đã đến với chúng ta. Để làm cho chúng ta trở nên dân sự vô tội của Ngài, chính Chúa chúng ta đã đến với chúng ta bởi Nước, Huyết và Thánh Linh. 
Đấng Mê-si-a, Tạo Hóa, thật sự đã đến thế gian này trong xác thịt con người để làm cho tất cả tội lỗi chúng ta biến mất, và nhận tất cả tội lỗi của chúng ta qua Ngài bởi chịu Báp-tem từ Giăng ở sông Giô-đanh. Và bởi chết trên Thập-tự-giá, Ngài chịu phán xét vì tất cả tội lỗi của chúng ta thế cho chúng ta. Vì Chúa Jêsus là Đấng Mê-si-a của chúng ta, vì Ngài là Cứu Chúa của chúng ta và Chúa của đời sống chúng ta, chúng ta có thể nhận được đời sống mới và đời đời bởi tin Ngài. Vì thế, Đấng Mê-si-a thật sự trở nên Đức Chúa Trời của chúng ta. Đó là lý do tại sao cửa của Đền tạm được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và đó là sự mầu nhiệm của Nước và Thánh Linh để giải thoát chúng ta ra khỏi tất cả tội lỗi của chúng ta và sự phán xét vì tội lỗi chúng ta. 
Lẽ thật mà Chúa đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi chúng ta là không mơ hồ. Chúa chúng ta không hứa với chúng ta về sự cứu rỗi của Ngài cách mơ hồ tối nghĩa, chúng ta không nhận được nó cách thô lổ. Đức Chúa Trời không thể tán thành đức tin của những ai tin Ngài cách mơ hồ. Họ lìa khỏi lẽ thật vững chắc của Ngài đó là lẽ thật mà Ngài đã cứu chúng ta bởi Nước và Huyết. Vì thế Chúa chúng ta nói với những ai tin Ngài trên danh nghĩa rằng. “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.” (Ma-thi-ơ 7:21). 
Giáo sư giả khẳng định rằng họ thật sự đã nhận Đức Thánh Linh trong danh Chúa Jêsus, đuổi quỉ trong danh Ngài, và làm nhiều dấu kỳ phép lạ trong danh Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời phán với họ trong Ma-thi-ơ 7:23, “Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!” Điều này nói với chúng ta rằng trong vòng Cơ đốc nhân, thật sự có những người còn có tội, là những người sẽ bị phán xét vì tội của họ trong Ngày Phán xét, và rồi bị ném vào địa ngục. 
Thật ra có nhiều Cơ đốc nhân xưng nhận rõ ràng rằng, “Jêsus là Cứu Chúa của chúng tôi. Jêsus đã cứu chúng tôi ra khỏi tội lỗi của chúng tôi.” Nhưng dù là xưng nhận như thế, nhưng họ thật sự không học biết rằng Đấng Mê-si-a đã nhận tội lỗi của chúng ta khi Ngài chịu Báp-tem, và Ngài thật sự mang tội lỗi và chịu phán xét vì tội lỗi của chúng ta bởi đổ huyết ra trên Thập-tự-giá. Tất cả những người này vẫn bước đi trước Chúa nhưng họ vẫn còn có tội, vì họ chỉ tin trên danh nghĩa, như thể họ chỉ thực hành tôn giáo như một trong những tôn giáo thế gian. 
Như thế, vì họ không tin theo lẽ thật mà Chúa chúng ta đã phán, “Các ngươi biết lẽ thật và lẽ thật buông tha các ngươi,” nên họ đã không được Chúa chấp nhận. Dù người ta tin Chúa Jêsus hay không, những người có tội trong lòng không thể vào Nước Đức Chúa Trời, nơi mà tội lỗi không thể tìm thấy, vì họ không có đủ tư cách để vào đó. Vì thế họ phải chắc chắn rằng họ có đủ tư cách vào Thiên đàng chỉ bởi tin lẽ thật của chỉ xanh, tím, đỏ trong khi họ còn trên đất này. Cửa của hành lang Đền tạm được làm bằng bức màn bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn là nguyên chỉ của Đấng Mê-si-a. Những ai là người đang hướng về địa ngục vì tội của họ thì phải tin điều này. 
Vì những người này không hiểu biết lẽ thật, và vì họ tin Chúa Jêsus với kiến thức sai lạc của họ, nên họ vẫn còn có tội. Họ vẫn còn có tội vì họ, thay vì tin theo lẽ thật được tiềm ẩn trong vật liệu xây đựng Đền tạm, nghĩ về Cứu Chúa theo ý tưởng riêng của họ và làm nên một giáo lý cứu rỗi căn cứ trên những suy nghĩ riêng của họ. Họ tin rằng sự cứu rỗi đến bởi cố gắng của riêng họ bằng cách dâng lên lời cầu nguyện ăn năn và cố gắng đạt đến sự nên thánh tiệm tiến. 
Nhiều người trên thế gian này tuyên bố họ tin Chúa Jêsus là Cứu Chúa của họ, mà thật sự họ không tin Báp-tem của Chúa Jêsus và Huyết của Ngài. Nhiều người trên thế gian này, thay vì tin hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ để được cứu rỗi, thì họ nghĩ rằng họ có thể vào Vương Quốc Thánh của Đức Chúa Trời chỉ bởi tin vào Huyết Chúa Jêsus mà thôi, cho nên họ vẫn còn có tội. 
 
 
Sự Phù Hợp Của Cựu Ước Và Tân Ước 
 
Đức Chúa Trời phán với chúng ta trong Ê-sai 34:16 rằng mọi Lời của Đức Chúa Trời đều có cập của nó. Nói cách khác, Lời của Đức Chúa Trời tất cả đều phải phù hợp. Đức Chúa Trời phán bảo chính chúng ta hãy nhìn và xem phải chăng Lời của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước phù hợp với Lời của Ngài trong Tân Ước. Những gì được viết trong Cựu Ước thì đúng với Lời trong Tân Ước. Thí dụ, trong thời Cựu Ước khi dân Y-sơ-ra-ên chuyển tội của mình qua cho chiên con tế lễ bằng cách đặt tay, thì trong Tân Ước điều này thích hợp với việc Đức Chúa Jêsus Christ chịu Báp-tem để nhận tội lỗi của chúng ta qua Ngài. 
Bởi Nước và Huyết, Chúa Jêsus đến thế gian như là một của tế lễ hy sinh và là Cứu Chúa của tội nhân. Nếu Ngài đã không nhận tội lỗi của thế gian khi chịu Báp-tem, thì hoàn toàn Ngài cũng không cần chịu chết trên Thập-tự-giá. Chúa của chúng ta đã rõ ràng làm cho tất cả tội lỗi của chúng ta biến mất bởi hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ. Điều đó được Đức Chúa Trời phán hứa trong Lời của Ngài, cho nên Chúa của chúng ta đến với chúng ta qua Lời hứa này và thanh tẩy tội đỏ như hồng điều của chúng ta và làm cho chúng trở nên trắng như tuyết. 
Trong thực tế, trước khi nhận thức rõ lẽ thật này, không nghi ngờ gì, chúng ta tràn ngập tội lỗi bất tận. Vì thế chúng ta không có gì để khoe khoang trước Đức Chúa Trời. Chẳng những chúng ta không có gì khoe khoang trước Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta cũng không có gì để được tin cậy trước Đức Chúa Trời. Nói cách khác, không có gì để chúng ta cho rằng chúng ta là khôn sáng. Trước Đức Chúa Trời, tất cả những gì chúng ta có thể nói là, “Thưa Chúa, vâng, Ngài đúng.” 
Nếu Đấng Christ phán, “Người là hạt giống của tội lỗi, bị trói buộc vào địa ngục.” 
“Thưa vâng, Ngài đúng; Xin cứu con.”
“Ta sẽ cứu ngươi theo phương cách này: bởi Nước, Huyết và Thánh Linh.”
“Vâng, Thưa Chúa! Con tin!”
Chúng ta chỉ có thể nói “vâng” trong mọi lúc. Đứng trước Đức Chúa Trời chúng ta không thể nói với Ngài, “Tôi làm điều này điều khác; tôi phục vụ nhà thờ tốt; tôi thật sự tin Chúa Jêsus với cả lòng tôi; tôi bảo vệ đức tin của tôi với tính ngoan cường mà không ai có thể tưởng tượng được!” 
Làm thế nào Chúa thật sự làm cho tội lỗi chúng ta biến mất? Ngài bày tỏ cho chúng ta thấy rằng Ngài làm cho nó biến mất bởi chỉ xanh, tím, đỏ và qua Lời của Ngài trong Cựu Ước và Tân Ước. Trong Cựu Ước, Ngài làm cho tội lỗi của chúng ta biến mất bởi chỉ xanh, tím, đỏ, trong khi trong Tân Ước, Chúa Jêsus trở thành Cứu Chúa bởi đến thế gian trong xác thịt con người, nhận tất cả tội lỗi của chúng ta qua Ngài bởi Báp-tem mà Ngài nhận từ Giăng, và giữ tất cả tội lỗi của chúng ta và chịu phán xét vì những tội lỗi này bằng cách đổ huyết Ngài ra trên Thập-tự-giá. 
Bởi nhận chịu Báp-tem, Chúa chúng ta đã nhận tất cả tội lỗi của thế gian một lần đủ cả (Ma-thi-ơ 3:15). Tất cả tội lỗi thế gian của chúng ta được chuyển qua trên vai Chúa Jêsus. Như thế, sau khi nhận tất cả tội lỗi của thế gian bởi Báp-tem của Ngài, Ngài mang tội lỗi này đến Thập-tự-giá, chịu đóng đinh, đổ huyết ra, chết trên Thập-tự-giá, sống lại từ kẻ chết, và bởi đó Ngài làm cho tất cả tội lỗi của chúng ta thật sự bị biến mất. Đức Chúa Jêsus Christ thật sự trở thành Cứu Chúa của chúng ta. 
Sự công chính của Đức Chúa Trời mà chúng ta nhận được là sự công chính được đòi hỏi bởi tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ đến thế gian bởi Nước, Huyết và Thánh Linh. Đây là sự cứu rỗi từ Đức Chúa Trời, không có gì chúng ta nhận được bởi riêng chúng ta. Không có gì để chúng ta khoe khoang khoác lác trước Đức Chúa Trời. 
Sự thật là chúng ta được cứu khỏi tất cả tội lỗi của chúng ta bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng trở nên Cứu Chúa của chúng ta. Nói cách khác, trước kia chúng ta là những tội nhân, thật sự nhận được sự tha tội bởi tin vào Báp-tem của Chúa Jêsus và huyết của Ngài đổ ra trên Thập-tự-giá vì chúng ta. Nếu công việc cứu rỗi của Chúa Jêsus được thực hiện khoản 70%, và chừa lại 30% để dành cho những cố gắng không phạm tội của chúng ta, vì sự thanh hoá từ từ của chúng ta và vì sự cứu rỗi của chúng ta được thực hiện từng chút một, thì chúng ta phải thức suốt đêm để cầu nguyện khẩn thiết, mỗi ngày phải dâng lời cầu nguyện ăn năn, phục vụ cho cộng đồng, hay cố gắng làm mọi công việc có thể được! 
Nhưng Sứ đồ Phao-lô nói trong Rô-ma, “Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy? Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta! Như vậy, thì chính mình tôi lấy trí khôn phục luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng lấy xác thịt phục luật pháp của tội lỗi. Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ.” (Rô-ma 7:24-8:1). Như Phao-lô xưng nhận, chúng ta cũng phải tin Đức Chúa Jêsus Christ cách như thế. Kinh thánh nói với chúng ta rằng Đức Chúa Jêsus Christ cứu chúng ta ra khỏi thân thể hay chết này cách toàn vẹn, 100%. Thế thì ai có thể hình phạt chúng ta? Không ai có thể hình phạt chúng ta, vì Đức Chúa Jêsus Christ đã cứu chúng ta 100%, Ngài không quan tâm gì đến tính chất yếu đuối của chúng ta. 
 
 
Bạn Và Tôi Cũng Là Những Người Pha-ri-si Thuộc Linh
 
Vài bạn có thể đã biết và tin Chúa Jêsus một ít trong một thời gian ngắn, bạn tin Chúa Jêsus như là một Cứu Chúa ngay cả bạn biết Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Chính tôi cũng đã là Cơ đốc nhân, không được tái sanh trong suốt 10 năm. 
Lần đầu khi tôi tin Chúa Jêsus là Cứu Chúa, đó là một kinh nghiệm khá tươi mới. Sự khởi đầu này tươi mới là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta được cứu cách vô điều kiện chỉ bởi tin Chúa Jêsus là Cứu Chúa dù cho chúng ta vẫn duy trì việc thiếu hiểu biết lẽ thật của chỉ xanh, tím, đỏ. 
Lần đầu tiên khi tôi tin Chúa Jêsus, lòng tôi đầy sự vui mừng. Tôi rất vui mừng khi lần đầu tiên tôi tin Chúa Jêsus nhưng sau 5 năm, tôi nhìn lại cuộc đời tôi, tôi nhận thấy rằng tôi vẫn tiếp tục bị trói buộc trong tội lỗi mà tôi vi phạm, và tôi nhận biết rằng tôi chưa được tự do. Bạn nghĩ là tôi phạm tội hay không phạm tội chút nào suốt trong 5 năm đầu của cuộc sống Cơ đốc nhân của tôi? Dù là bạn biết hay không biết về tôi, câu trả lời thật là rõ ràng, dĩ nhiên là tôi có phạm tội. Trong thời gian đó, khi tôi chưa biết lẽ thật, tôi bị giày vò mỗi khi tôi phạm tội, và để từ bỏ sự khốn khổ này tôi phải dâng lời cầu nguyện ăn năn, nhiều lần kiêng ăn ba ngày. Gánh nặng trong lòng tôi dường như bị cất đi một ít, để tôi được ca ngợi Đức Chúa Trời. “Ân điển lạ lùng! Một âm vang ngọt ngào biết bao, đã cứu kẻ khốn cùng như tôi!” Nhưng dĩ nhiên về sau, tôi lại tiếp tục phạm tội. Vì tôi đã có quá nhiều sự thiếu sót và đầy những nhược điểm, mỗi ngày tôi đều phạm tội dù chính tôi ghét làm thế. Không một lần nào tôi có thể giải quyết vấn đề tội lỗi của tôi cách tốt lành. 
Sau năm năm tôi sống trong tình huống như thế, và khi tôi sống trong cuộc sống Cơ đốc nhân suốt 10 năm, thình lình, tôi bị cú sốc khi khám phá ra rằng có biết bao tội lỗi mà tôi đã vi phạm trong suốt những năm này. Tôi thật buồn và hoàn toàn ngã lòng. Và khi tôi đối diện với Luật pháp, tôi cũng khám phá ra tôi đã phạm quá nhiều tội. Tôi càng ngày càng khó hơn khi đứng trước Đức Chúa Trời, và tôi phải kết thúc là tôi là tội nhân, là người không thể tuyên bố rằng, trong chính lương tâm, biết rõ Chúa Jêsus và tin Ngài. Vì thế trong suốt 10 năm là Cơ đốc nhân, tôi không thể làm gì hơn là tuyên bố rằng chính tôi đầy tội. 
Khi tôi tin nhận Chúa Jêsus lần đầu, tôi thật sự nghĩ rằng tôi là một Cơ đốc nhân khá tốt. Nhưng thời gian trôi qua, tôi càng ngày càng nhận ra rằng không có gì đáng khoe khoang trước Đức Chúa Trời. Tôi nhận rõ, “Tôi thật sự là một người Pha-ri-si. Người Pha-ri-si không chỉ được tìm thấy trong Kinh thánh, vì chính tôi là một người Pha-ri-si của ngày hôm nay.” 
Ngưới Pha-ri-si là một loại người thánh khiết trong sự tự phụ kiêu căng của ho. Mỗi Chúa nhựt trên con đường họ đi đến nhà thờ với quyển Kinh thánh trên tay, họ kêu lớn lên với những Cơ đốc nhân khác, “Chào buổi sáng! Ha-lê-lu-gia!” Và khi họ thờ phượng, mỗi lần họ nghe ai đó nói về Thập-tự-giá, họ không ngưng kêu la, chính tôi cũng vậy, đổ nhiều giọt nước mắt, khi nghĩ về huyết Chúa Jêsus. Lúc ấy tôi nghĩ rằng đây là tất cả những gì thuộc về sự thờ phượng thật. Nhưng trong khi sống trong thế giới này, mọi người thật sự khám phá ra chính mình, phạm tội này đến tội khác. Vì thế một lần nữa người ta nhờ đến lời cầu nguyện ăn năn. Họ có thể cảm thấy tốt hơn một chút ít, nhưng không bao lâu sau đó, tất cả họ lại tuôn trào ra những lời cầu nguyện ăn năn, vì có quá nhiều tội mà họ lại phạm. Sau đó vài người nói tiếng lạ và thấy khải tượng, nhưng tất cả chúng nó đều vô dụng. Dù họ cố gắng thế nào đi nữa nó cũng không giúp ích gì cho họ để giải quyết những nan đề tội lỗi trong lòng của họ. 
Cuối cùng nếu họ thật sự thừa nhận rằng họ chỉ là những người vô giá trị trước Đức Chúa Trời và nhận rõ rằng họ bị trói buộc vào địa ngục vì tội của họ, dù nhận thức này đến quá trể, nó vẫn là một kết quả may mắn. Thật ra, chúng ta tin Chúa Jêsus càng lâu, chúng ta càng nhận ra rằng tội lỗi chúng ta càng kinh khiếp. Nhưng người Pha-ri-si giấu điều này rất tốt. Họ rất hay khi giấu tội lỗi ở trong lòng họ và diễn trò giả hình để họ được chấp nhận bởi những người chung quanh họ vì lòng mộ đạo của họ. 
Những nhà tôn giáo trên thế gian này tôn kính lẫn nhau. Nhưng bất chấp là họ tôn kính và chấp nhận nhau như thế nào đi nữa thì khi họ đứng trước Đức Chúa Trời, họ chỉ là những đại tôi nhân. 
Khi chúng ta không biết lẽ thật, chúng ta cũng thường dâng những lời cầu nguyện ăn năn cách thành khẩn. Nhưng sau đó không bao lâu, chúng ta mệt mõi, và rồi kết thúc cầu nguyện “Thưa Chúa, hãy làm bất cứ điều gì Ngài muốn làm. Con có quá nhiều tội. Bây giờ con quá lúng túng để thưa với Ngài về chúng.” Nó quá lúng túng vì chúng ta nói rằng Đức Chúa Trời sẽ vui lòng bất cứ khi nào chúng ta xưng tội của chúng ta, và Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta bởi sự công chính của Ngài và thanh tẩy tất cả sự bất chính của chúng ta, chúng ta tiếp tục cầu nguyện với Ngài, “Thưa Chúa, con phạm tội. Xin tha thứ cho con!” Tuy nhiên, tội của chúng ta vẫn còn trong lòng chúng ta. 
Bất cứ khi nào người ta cúi đầu xuống cầu nguyện với Đức Chúa Trời, lương tâm của họ nhắc nhở họ về tội lỗi của chính họ và cắn xé lòng của họ. Lương tâm của họ bị giày vò và nói, “ngươi đã vi phạm quá nhiều tội lỗi làm thế nào ngươi dám cầu nguyện với Đức Chúa Trời?” 
Vì thế sau một thời gian ngắn, vì họ không có gì để nói, và cuối cùng phải kêu lên, “Chúa ôi! Chúa ôi!” Mỗi lúc càng nhiều hơn, họ lên núi và kêu gào danh của Chúa. Để tránh sự ngượng ngùng lúng túng gây sự chú ý cho ngươì khác, họ leo lên núi vào ban đêm, đi vào trong hang, và kêu cầu danh Đức Chúa Trời. Nhưng điều này cũng chỉ thích hợp cho chính họ, và vì thế tội lỗi vẫn còn trong họ. 
Chúng ta cũng cố gắng làm cho lương tâm dịu êm bằng cách nói với chính chúng ta rằng chúng ta không còn có tội. “Đức Chúa Trời quá nhân từ nên Ngài đã làm cho tội của tôi biến đi. Tôi đã kiêng ăn và cầu nguyện ba ngày. Tôi nghĩ dù tôi tôi phạm tội tệ hại đến thế. Đức Chúa Trời nhân từ không tha thứ cho tôi sao?” 
Chúng ta không thật sự lừa dối chúng ta sao, dù cho là chúng ta ca ngợi Chúa vì sự nhơn từ của Ngài? Làm thế nào chúng ta có thể lừa dối lòng mình khi chúng ta vẫn còn tội trong lòng trước Đức Chúa Trời? Chúng ta không nên làm thế! Dù cho chúng ta leo lên đến vị trí lãnh đạo trong Hội thánh cao thế nào đi nữa, và dù cho chúng ta được bao nhiêu người khen ngợi đi nữa, bao lâu chúng ta còn tiếp tục phạm tội, chúng ta có thể không bao giờ được giải thoát khỏi tội, và vì thế cuối cùng chúng ta sẽ kết thúc như kẻ giả hình. 
Ước muốn phạm tội tiếp tục dấy lên trong lòng chúng ta. Dù chúng ta nói về huyết Chúa Jêsus trên Thập-tự-giá vô số lần, dù chúng ta nhỏ bao nhiêu nước mắt khi nghĩ về huyết của Ngài trên Thập-tự-giá, và dù chúng ta là Cơ đốc nhân tốt thế nào đi nữa, chúng ta vẫn còn có tội cho đến khi chúng ta gặp được Phúc âm toàn vẹn của Nước và Thánh Linh. Mặc dù sống theo tất cả lễ nghi của Cơ đốc giáo, chúng ta vẫn có tội. Đó là tôn giáo của người Pha-ri-si. Vẫn có nhiều người trên thế gian này có loại đức tin như thế, và họ có mặt trong những cộng đồng Cơ đốc giáo của chúng ta. 
 
 

Tất Cả Tội Lỗi Chúng Ta Biến Mất Bởi Tin Phúc Âm Của Nước Và Thánh Linh

 
Trước khi biết Phúc âm của Nước và Thánh Linh, trước khi tin Phúc âm này, tất cả chúng ta có tội trong lòng. Trước khi chúng ta tin vào lẽ thật của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, lương tâm của chúng ta đầy tội. Thành thật mà nói, tất cả chúng ta đều có tội trước Đức Chúa Trời, và tất cả chúng ta đều bị trói buộc vào địa ngục vì tội của chúng ta, vì Kinh thánh phán với chúng ta rằng “tiền công của tội lỗi là sự chết.” vì thế chúng ta thật sự khốn khổ vì tội lỗi của chúng ta. Vì chúng ta bị trói buộc vào địa ngục cả thể chất lẫn thuộc linh vì sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi của chúng ta. 
Chúng ta đã đưa nhiều người đến với Cơ đốc giáo và đã dạy họ. Chúng ta đã làm việc này trong khi chúng ta chưa được thanh tẩy ngay cả trong lương tâm của chúng ta. Chúng ta không thể chối điều này trước Đức Chúa Trời. Chúng ta thừa nhận trước Đức Chúa Trời rằng lòng của chúng ta đầy tội và chúng ta bị trói buộc vào địa ngục.
Tôi luôn luôn có câu hỏi không giải quyết được: “Tại sao Chúa của chúng ta chịu Báp-tem khi Ngài đến thế gian?” Tôi muốn tìm biết tại sao Chúa Jêsus chịu Báp-tem. Tại sao và vì lý do gì mà Chúa chịu Báp-tem? Tôi có thể hiểu Báp-tem của chúng ta là dấu hiệu đức tin của chúng ta trong Chúa Jêsus, nhưng tôi không hiểu chút nào tại sao Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít. Tại sao Ngài chịu Báp-tem? Tại sao? 
Vì thế tôi hỏi vài lãnh đạo trong công đồng Cơ đốc nhân. “Thưa mục sư, tôi có một câu hỏi. Mục sư không phiền khi tôi hỏi chứ?” Họ bảo tự cứ tự nhiên, và vì thế tôi hỏi họ. “Theo Kinh thánh, Đức Chúa Jêsus nhận Báp-tem của Giăng trong Tân Ước. Nhưng tôi không biết tại sao Ngài chịu Báp-tem. Mục sư có biết tại sao không, thưa mục sư?” Họ mĩm cười và nói với tôi rằng, “Bạn không biết sao? Ngay cả trẻ con của lớp trường Chúa nhựt cũng biết! Nó được tìm thấy trong nguyên văn Kinh thánh, và cũng trong Thánh kinh tự điển nữa. Chúa Jêsus chịu Báp-tem không phải để làm gương cho chúng ta sao, Ngài là một kiểu mẫu, và cũng bày tỏ với chúng ta Ngài thật khiêm nhường sao?” Vì thế tôi nói, “Thưa mục sư, câu trả lời thật quá đơn giản, ngay cả trẻ con trong lớp trường Chúa nhựt của chúng ta cũng biết. Tôi đã nghiên cứu bản văn và lịch sử, nhưng Báp-tem của Ngài không có nghĩa đó. Không có một lý do tại sao Chúa Jêsus thật sự chịu Báp-tem bởi Giăng sao?”
Tôi tiếp tục thắc mắc. Tôi bắt đầu tìm kiếm câu trả lời đúng sau khi tôi trở thành Cơ đốc nhân. Tôi không có sự chọn lựa nào khác ngoại trừ cống hiến nhiều năm cho sự tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này. Mặc dù tôi tìm kiếm, hỏi, điều tra mọi việc, không một nơi nào tôi có thể tìm thấy lời giải thích về Báp-tem của Chúa Jêsus cách rõ ràng và dứt khoát. Tôi cố gắng tìm ra câu trả lời cuối cùng cho đến khi Chúa soi sáng cho tôi bằng Phúc âm của Nước và Thánh Linh được bày tỏ trong chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. 
Trong khi tôi muốn khám phá ra vấn đề rắc rối của Báp-tem của Chúa Jêsus, thì tôi có cơ hội nghiên cứu kỹ Ma-thi-ơ 3:13-17: “Khi ấy, Đức Chúa Jêsus từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại sông Giô-đanh, đặng chịu người làm phép báp-têm. Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-têm, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài. Vừa khi chịu phép Báp têm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu, đậu trên Ngài. Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: ‘Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.’”
Đọc phần này, cuối cùng tôi hiểu rõ, “À, nó đây rồi. Lý do tại sao Chúa Jêsus chịu Báp-tem là vì Ngài là của lễ hy sinh của thời Cựu Ước! Đó là lẽ thật được giấu kín trong chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn!” 
Giăng Báp-tít thật sự là Ê-li mà Đức Chúa Trời hứa sai đến trong Cựu Ước. Đức Chúa Trời phán trong Ma-la-chi 4:5 là Ê-li phải đến trước ngày phán xét, và Ma-thi-ơ 11:14 nói với chúng ta rằng Ê-li này không ai khác hơn là Giăng Báp-tít. Vì thế tôi tìm ra Ê-li, nhưng tôi vẫn không chắc tại sao Chúa Jêsus phải chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít. Thế rồi tôi trở lại với Ma-thi-ơ 3:13-17 và tìm hiểu đoạn này lần nữa, “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy… Vừa khi chịu phép báp têm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu, đậu trên Ngài. Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” Tất cả mọi nghi ngờ của tôi được giải quyết. “làm trọn mọi việc công bình,” Ngài thật sự đã nhận Báp-tem. Thật vậy Chúa Jêsus đã hoàn thành công việc công chính này để cứu tất cả mọi người qua Báp-tem của Ngài. 
Báp-tem giống như việc đặt tay trong Cựu Ước, như khi tay được đặt trên đầu của con sinh tế theo hệ thống tế lễ trong Đền tạm. Tội nhân phải đem sinh tế đến trước bàn thờ của lễ thiêu, đặt tay của họ lên trên chúng và xưng tội của họ để chuyển chúng qua sinh tế; vì thầy tế lễ xưng tất cả tội của người dân I-sơ-ra-ên và chuyển chúng qua cho sinh tế vì dân I-sơ-ra-ên và cho chính họ; và vì Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít trong thời Tân Ước - tất cả những điều này ăn khớp với nhau. Cuối cùng tôi nhận ra rằng Chúa Jêsus nhận Báp-tem (đặt tay) để nhận về Ngài tất cả tội của thế gian và làm cho tội lỗi của mọi người biến mất. 
Vì thế tôi xem nguyên văn Kinh thánh. Tôi xem đoạn văn này, “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy” được viết trong Hy văn Greek “Ἄφες ἄρτι, οὕτως γὰρ πρέπον ἐστὶν ἡμῖν πληρῶσαι πᾶσαν δικαιοσύνην” trong nhóm từ, “vì” (bản địch tiếng Việt) (for thus) và “công chính” (righteousness) được viết trong Hy văn là “hoo’-tos gar (δικαιοσύνην” và “dikaiosune (οὕτως γὰρ” Cái trước có nghĩa là “giống điều này,” “thích hợp,” “chỉ bởi phương pháp này,” “thích ứng nhất,” hay “bởi phương cách này,” và cái sau có nghĩa là, công chính, công bình, hay đạo đức được Đức Chúa Trời chấp nhận. 
Nó nói với chúng ta rằng Chúa Jêsus cứu tội nhân ra khỏi tội của họ. Nó nói với chúng ta rằng Chúa Jêsus hoàn thành sự công chính của Đức Chúa Trời bằng cách chịu Báp-tem và đổ huyết Ngài ra. Nói cách khác, Ngài nhận tội lỗi của chúng ta bởi Báp-tem của Ngài. Tất cả những nan đề của chúng ta đã được giải quyết, vì bây giờ chúng ta nhận ra ý nghĩa thật của những gì khiến cho chúng ta bối rối và lạc lỏng. Vì Chúa Jêsus nhận tất cả tội lỗi của chúng ta bởi Báp-tem của Ngài và rồi Ngài đi đến Thập-tự-giá, chết trên đó vì sự phán xét tội. Đó là lẽ thật được tìm thấy trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh. 
Nói cách khác, chúng ta, những người tái sanh, nhận ra rằng Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng là một thành phần không thể thiếu được trong sự cứu rỗi, và Ngài nhận tội lỗi của thế gian trên Ngài một lần đủ cả bởi Báp-tem của Ngài. Bạn cũng phải nhận thức rõ lẽ thật này trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Chỉ như thế linh hồn bạn mới có thể được soi sáng. 
Thật ra, chúng ta không thể quên cái ngày mà Chúa Jêsus đã nhận Báp-tem từ nơi Giăng. Chúng ta không thể quên cái ngày mà khi chúng ta nhận ra rằng tất cả tội lỗi của chúng ta đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus. Chúng ta thấy những thay đổi xảy ra trong lòng chúng ta bởi sự nhận thức của chúng ta về lẽ thật này. Chúng truyền qua lòng của chúng ta như những làn sóng trên mặt hồ. Châm thọc vào bóng tối, chiếu ánh sáng bình minh vào chúng ta, cho phép chúng ta biết lẽ thật của sự cứu rỗi. 
 
 

Báp-Tem Mà Chúa Jêsus Nhận Là Để Chuyển Tội Lỗi Của Thế Gian Qua Ngài

 
Sau khi đọc Ma-thi-ơ 3:13-17, tôi không thể thốt ra lời nào trong thời gian dài. Chúa Jêsus nhận Báp-tem và nói, “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy.” Cho nên, lý do tại sao Chúa Jêsus phải đổ huyết ra trên Thập-tự-giá (chỉ màu đỏ) là vì Báp-tem của Chúa Jêsus (chỉ màu xanh). Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời (chỉ tím). Và Lời của Kinh thánh Cựu Ước và Tân Ước (vải gai mịn), Ngài đã dạy chúng ta lẽ thật thật sự của sự cứu rỗi. Nói cách khác, Chúa Jêsus nhận tất cả tội lỗi chúng ta. 
“Thế thì, chúng ta vẫn còn có tội hay không? Khi Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít, tội lỗi của mọi ngươì đã được chuyển qua cho Ngài. Tội lỗi của chúng ta cũng chuyển qua cho Ngài không? Tội của cả thế gian có chuyển qua cho Ngài trong lúc ấy không? Tội mà chúng ta có từ trong lòng mẹ có phải là tội của thế gian không? Tội chúng ta phạm khi chúng ta một tuổi thì thế nào? Nó không phải là tội thế gian sao? Tội mà chúng ta vi phạm trong tuổi niên thiếu thì thế nào? Chúng không thuộc về tội thế gian sao?” 
Chúng ta phải tự hỏi chúng ta những câu hỏi này để chắc rằng chúng ta đang ở trên nền tảng đúng. Giống như thế, đức tin là tất cả những gì chắc chắn mà chúng ta đang đứng trên nền tảng đúng của Lời Đức Chúa Trời. Tội mà chúng ta phạm trong thời thơ ấu là tội của thế gian, cũng như tội mà chúng ta vi phạm trong tuổi thiếu niên cũng là tội của thế gian. Tất cả tội của thế gian như thế đã chuyển qua cho Chúa Jêsus. Không phải sao? Dĩ nhiên chúng là thế! Như được chép, Chúa chúng ta không những chỉ nhận lấy tội lỗi của chúng ta, nhưng của tội lỗi của con người. Vì thế chúng ta phải nhận rõ rằng, “Tất cả tội lỗi của chúng ta đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus. Thế thì chúng ta còn có tội không? Không, chúng ta không còn bất cứ tội nào!” 
Vì Chúa Jêsus đã chịu Báp-tem bởi Giăng nên ông đã làm chứng rằng, “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!” (Giăng 1:29). Chúa Jêsus cất tất cả tội lỗi của mỗi người đã sống và sẽ sống, từ người đầu tiên đến người cuối cùng. Tất cả tội lỗi mà mỗi người phạm trong suốt cuộc sống của họ, và ngay cả tội lỗi của con cháu họ, tất cả đã được Chúa Jêsus cất đi rồi. Dù thế gian này kéo dài bao lâu đi nữa, có thể là một ngàn năm hay một tỉ năm, Chúa của chúng ta cũng cất tất cả tội lỗi của những người đó bởi Báp-tem của Ngài, mang những tội này trên vai của Ngài đến Thập-tự-giá, chịu đóng đinh, và bằng cách ấy Ngài nhận tất cả những sự phán xét vì chúng ta – đó là những gì chúng ta nhận thức rõ. 
Khi chúng ta, người tái sanh, nhận biết rằng Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết và Ngài trở nên Cứu Chúa của chúng ta là vì điều này và khi chúng ta tin như thế, tất cả câu hỏi của chúng ta được giải đáp. 
Bởi Báp-tem mà Chúa chúng ta nhận và bởi sự đổ huyết của Ngài ra trên Thập-tự-giá, Chúa của chúng ta đã cất tất cả tội lỗi của chúng ta. Đó là lý do tại sao Kinh thánh nói về chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn của cửa hành lang Đền tạm, và tại sao Kinh thánh nói trong I Giăng 5:4-6 rằng Chúa Jêsus đến với chúng ta không chỉ bởi Nước mà là bởi nước và huyết. Cho nên chúng ta phải nhận rõ rằng, “đó là lý do tại sao Kinh thánh nói với chúng ta rằng Cứu Chúa Jêsus của chúng ta đã hoàn thành mọi sự công chính của Đức Chúa Trời bởi nhận Báp-tem của Ngài. Đó là sự thật! Tuy nhiên các lãnh đạo Cơ-đốc không dạy lẽ thật này vì tất cả họ không biết nó.” 
Chúng ta trở nên vô tội chỉ khi lẽ thật của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn nói với chúng ta rằng chúng ta vô tội. Không một ai có thể phê chuẩn sự cứu rỗi cho người khác. Thật vô ích khi nhận những lời tốt lành của người khác. Người ta nói về chúng ta rằng – chúng ta là những Cơ đốc nhân tốt lành – hay họ chấm điểm cho chúng ta là Cơ đốc nhân có điểm A+ điều đó làm thế nào đem sự cứu rỗi cho chúng ta được? Chúng ta không trở nên vô tội khi người ta chấp nhận chúng ta nhưng chỉ khi Lời của Đức Chúa Trời nói với chúng ta là Đấng Christ đã làm cho tất cả tội lỗi của chúng ta biến mất bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. 
Lời của Đức Chúa Trời nói với chúng ta rằng Chúa Jêsus không chỉ làm cho tội lỗi tôi biến mất nhưng cả tội lỗi của bạn nữa. Nó nói với chúng ta rằng Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng Mê-si-a đã làm cho tất cả tội lỗi của con người biến mất, và tất cả chúng ta nhận được sự tha tội chỉ khi chúng ta tin. Cách mà chúng ta có thể vào cửa hành lang Đền tạm là bởi nhận được sự tha tội bởi Nước và Thánh Linh. 
 
 

Đức Tin Hoàn Hảo Là Gì?

 
Cửa của hành lang Đền tạm được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Mỗi người phải có đức tin hoàn hảo này đó là tin rằng Chúa chúng ta đến thế gian và cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi. Khi chúng ta tin rằng Chúa được sanh ra trong thế gian trong xác thịt con người, chịu Báp-tem bởi Giăng, chết trên Thập-tự-giá, sống lại từ kẻ chết, và bằng cách ấy Ngài trở nên Cứu Chúa của chúng ta, tất cả chúng ta có thể làm con của Đức Chúa Trời. Dù hành động của chúng ta thiếu hụt, dù xác thịt chúng ta không ra chi, bởi tin chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn trong lòng chúng ta, chúng ta trở nên vô tội. Vì thế để trở nên người công chính bạn chỉ có thể có được bởi đức tin. Bởi tin sự cứu rỗi được tỏ bày qua chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, chúng ta được mặc lấy sư công chính của Đức Chúa Trời. Tóm lại, bởi tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh chúng ta trở nên con cái Đức Chúa Trời. 
Vài người trong các bạn vẫn chưa hiểu rõ. Nếu thế, tất cả những điều bạn phải làm là nghiên cứu kỷ sách này hay là đến với Hội thánh của Đức Chúa Trời. (Hội thánh có rao giảng Phúc âm của Nước và Thánh Linh). Hơn thế chúng tôi đã chỉ bàn về bề mặt tổng quát của Đền tạm, nhưng khi bạn đọc những giải thích chi tiết, tất cả các bạn có thể hoàn toàn hiểu Đền tạm. Thật là dể, ngay cả trẻ em cũng có thể hiểu được. 
Nếu người ta đặt nền tảng đức tin của họ trên sự hiểu biết về Chúa Jêsus cách thô thiển, họ không bao giờ được cứu khỏi tội, dù cho họ tin Chúa bao lâu đi nữa, cho dù là một ngàn hay mười ngàn năm. Họ vẫn còn có tội mỗi ngày. Thế nên họ kêu la mỗi ngày vì họ không thể thoát khỏi sự rủa sả của tội lỗi. Khi mọi việc đến với họ suông sẻ, những người này nghĩ rằng Đức Chúa Trời giúp họ. Nhưng khi công việc xấu, dù là chút ít đi nữa, họ cho rằng, “Vì tôi không dâng phần mười chăng? Hay vì tôi bỏ đi nhà thờ Chúa nhựt này? Tôi đã phạm tội và thất bại trong việc phục vụ Đức Chúa Trời cách đúng đắn, và tôi nghĩ Ngài đang trừng phạt tôi.” Trong cách này họ bị khóa chặt trong Luật pháp, vì Kinh thánh nói với chúng ta rằng Luật pháp mang đến sự rủa sả (Rô-ma 4:15).
Để thật sự có loại đức tin toàn vẹn, chúng ta phải biết cách chính xác và tin vào bốn chức vụ của Đức Chúa Jêsus Christ Đấng đã đến với chúng ta để thực hiện hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Chúng ta phải nhận thức rõ lẽ thật mà Đức Chúa Jêsus Christ ban cho chúng ta. Chỉ khi chúng ta có sự hiểu biết rõ ràng về bốn mặt của lẽ thật và tin nó, chúng ta có thể có đức tin trọn vẹn trước Đức Chúa Trời, và chúng ta có thể thật sự trở nên con cái trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Vì chúng ta trở nên vô tội bởi tin bốn chức vụ của Chúa Jêsus, chúng ta luôn luôn công chính vô tội, ngay cả không cần phải tranh đấu để được giải thoát khỏi ách nô lệ của tội; chúng ta là dân sự đức tin vô tội, ngay cả không cần sử dụng năng lực ý chí; và chúng ta là con cái toàn vẹn của Đức Chúa Trời là những người mà tội của họ được tẩy sạch trắng như tuyết, ngay cả không có một viêc lành nào hay cố gắng nào.
Giống như một đứa trẻ chơi và nghĩ ngơi bình an dưới ánh mắt trông nom của cha mẹ, bởi tin vào lẽ thật này, chúng ta có sự bình an và yên tịnh trong lòng trước ánh mắt nhân từ của Đức Chúa Cha. Dù việc lành của bạn kém thiếu, tất cả những gì mà bạn phải làm là tin vào công việc của Chúa chúng ta, vì khi bạn càng thiếu hụt, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu của Chúa càng hơn. 
Bạn đang la hét để nhận sự tha tội, mà vẫn không có đức tin trong hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn không? Bây giờ những ai biết lẽ thật này thì không còn la hét để nhận sự tha tội nhưng chỉ tin mà thôi. Những người trở nên con cái Đức Chúa Trời bởi đức tin là những người thật sự biết và tin Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng đến với chúng ta bởi Nước, huyết và Thánh Linh. Họ phục vụ Đức Chúa Trời không bởi những hành động nông cạn, nhưng họ yêu và phục vụ Ngài trước hết bởi đức tin. Vì chúng ta tin Ngài nên Ngài giúp chúng ta. Vì chúng ta tin Chúa Jêsus là Đấng cứu chúng ta bởi Báp-tem và huyết khi chúng ta đặt đức tin chúng ta nơi Ngài, chúng ta trở nên đầy tớ của Đức Chúa Trời, những người phục vụ cho công việc công chính của Ngài. 
Bây giờ tất cả chúng ta phải nhận thức rõ lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã làm cho cái cửa cứu rỗi của chúng ta trong hành lang Đền tạm, được dệt bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, để ban cho chúng ta sự cứu rỗi bởi sự tha thứ tội lỗi của chúng ta. Kinh thánh nói với chúng ta rằng Chúa Jêsus đến với chúng ta bởi Nước, Huyết và Thánh Linh, và Ngài đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn của cửa hành lang Đền tạm trong Cựu Ước. Chúa chúng ta đã là cái cửa cứu rỗi của chúng ta. Chúng ta phải tin và tin bốn công việc này của Đấng Mê-si-a, thật sự đã giải thoát chúng ta ra khỏi tất cả tội lỗi của chúng ta. 
 
 
Phép Báp-Tem Mà Chúa Jêsus Nhận Từ Giăng Là Thực Chất Của Chỉ Xanh Được Bày Tỏ Trong Cửa Hành Lang Đền Tạm 
Lễ rửa tội của Chúa GiêsuHãy trở về với Ma-thi-ơ 3:13-17 lần nữa: “Khi ấy, Đức Chúa Jêsus từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại sông Giô-đanh, đặng chịu người làm phép báp-têm. Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-têm, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài. Vừa khi chịu phép báp têm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu, đậu trên Ngài. Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: ‘Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.’” Thời điểm đó, khi Chúa Jêsus chịu Báp-tem, lúc Chúa Jêsus 30 tuổi từ khi Ngài được sanh ra bởi nữ đồng trinh Ma-ri. Từ “lúc đó” (then) ở đây chỉ tỏ lúc cả hai Giăng Báp-tít và Chúa Jêsus được 30 tuổi. 
Giăng Báp-tít, sanh trước Chúa Jêsus 6 tháng, là đại diện của toàn thể nhân loại ban cho họ Báp-tem của sự ăn năn (Ma-thi-ơ 3:11, 11:11). Khi Chúa Jêsus được 30 tuổi, Ngài đến với Giăng, người đang làm Báp-tem cho dân chúng tại sông Giô-đanh, để chịu Báp-tem. Nhưng Giăng cố gắng ngăn trở Ngài, ông nói, “Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-têm, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao!” Chúa Jêsus trả lời, “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy.” Thế rồi Giăng chấp nhận và làm Báp-tem cho Chúa Jêsus. Kinh thánh cũng ghi lại rằng khi Chúa Jêsus chịu Báp-tem, các từng trời mở ra đối với Ngài, và một giọng nói vang lên, “Này là Con yêu dấu ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” 
Trong Ma-thi-ơ 3:15, Chúa Jêsus nói với chúng ta lý do tại sao Ngài chịu Báp-tem bởi Giăng. Lẽ thật này được nói đến bởi chỉ xanh của cửa Đền tạm: “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy.” Mục đích của Báp-tem của Chúa Jêsus nhận từ Giăng là để tha thứ tội lỗi của tội nhân qua công việc của Ngài mà nó được phô bày ở chỉ xanh, tím, đỏ – “vì như thế chúng ta hoàn thành tất cả sự công chính.” 
Đức Chúa Jêsus Christ nhận tội của mỗi người qua Ngài bởi chịu Báp-tem của Giăng Báp-tít là tình yêu công chính của Đức Chúa Trời và hoàn thành công việc cứu rỗi của Ngài cho tất cả tội nhân. Giăng 3:16 chép, “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” Chúa Jêsus chịu Báp-tem để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của thế gian, để chúng ta không bị hình phạt vì tội của chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa Jêsus nhận tất cả sự công chính của Đức Chúa Trời và tất cả tội lỗi của nhân loại trên chính Ngài bởi Báp-tem của Giăng, vì như thế là việc thích hợp để hoàn thành tất cả sự công chính. 
“Tất cả sự công chính của Đức Chúa Trời” là gì? Phân đoạn trên nói với chúng ta tại sao Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít là để hoàn thành mọi sự công chính của Đức Chúa Cha. 
Ở đây chúng ta cần tìm hiểu cách chính xác tất cả sự công chính của Đức Chúa Trời là gì. “Tất cả sự công chính” ám chỉ lẽ thật mà Đức Chúa Jêsus Christ, bởi chịu Báp-tem của Giăng, cất tất cả tội lỗi của nhân loại về cho chính Ngài. Bởi Báp-tem của Ngài, Ngài nhận tất cả tội lỗi của nhân loại về cho chính Ngài một lần đủ cả. Mục đích của sự giáng sinh của Ngài là để tẩy sạch tội lỗi của thế gian một lần đủ cả, Báp-tem mà Chúa Jêsus nhận từ Giăng là sự công chính. Để thực hiện tất cả sự công chính của Đức Chúa Trời có nghĩa là hoàn thành công việc công chính để làm cho tất cả tội lỗi của thế gian biến mất – đó là hoàn thành sự cứu rỗi. 
Báp-tem của Chúa Jêsus là phương cách không thể thiếu được trong việc Đức Chúa Trời giải thoát chúng ta ra khỏi tội lỗi. Đức Chúa Trời đã quyết định trong Cựu Ước là tẩy xóa tội lỗi chúng ta, Ngài đã dấy Giăng Báp-tít lên như là một đại diện của nhân loại, để ông làm Báp-tem cho Đức Chúa Jêsus Christ, và bởi thế chuyển tất cả tội lỗi của tất cả chúng ta qua Ngài. Sự nhơn từ của Đức Chúa Trời không có gì có thể vượt trội hơn điều này. Vì Đức Chúa Trời yêu chúng ta quá nhiều, Đức Chúa Trời để cho Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng để đưa chúng ta thành con cái của Ngài và để hoàn thành công việc công chính trong việc tẩy xóa tội lỗi. Đó là tại sao Đức Chúa Trời nói, khi Chúa Jêsus chịu Báp-tem và ra khỏi nước, “Này là con yêu dấu ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” Nói cách khác, Đức Chúa Cha phán, “Bởi Báp-tem của Con Ta, Con của Ta đã cất tất cả tội lỗi của các ngươi rồi.” 
Đức Chúa Jêsus Christ đến thế gian và qua phương cách Báp-tem của Giăng, Ngài mang lấy tội lỗi của chúng ta một lần đủ cả trong phương cách thích hợp nhất, và bởi thế Ngài trở nên sinh tế để làm cho tội lỗi của chúng ta biến mất. 
Vì Con của Đức Chúa Trời đã chịu Báp-tem vì chúng ta và vì Ngài nhận tất cả tội lỗi của chúng ta qua Ngài, thế nên Ngài mang tội lỗi đó đến Thập-tự-giá, chịu đóng đinh và đổ huyết vô giá của Ngài ra và bởi thế Ngài trở nên Cứu Chúa của chúng ta. Chúa Jêsus cứu chúng ta, là những người tin, bởi chịu Báp-tem vì tội của chúng ta, hiến mình Ngài với huyết trên Thập-tự-giá, và sống lại từ kẻ chết. Và sau khi sống lại từ kẻ chết, hoàn tất công việc cứu rỗi, bây giờ Ngài ngồi bên hữu Ngài Đức Chúa Trời, và khi thời điểm của Ngài đến thì Ngài chắc chắn sẽ trở lại. Lẽ thật này là Phúc âm của Nước và Thánh Linh và là cốt lõi của sự cứu rỗi. 
Về cửa của hành lang Đền tạm, Xuất Ê-díp-tô ký 27:16 chép “Còn cửa hành lang có một bức màn dài hai chục thước bằng vải gai đậu mịn, chỉ xanh, tím, đỏ, có thêu, cùng bốn cây trụ và bốn lỗ trụ.” Cửa của hành lang Đền tạm được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Điều này nói với chúng ta lẽ thật là chúng ta vào Nước Thiên đàng bởi tin vào món quà cứu rỗi này. 
Chỉ xanh được dệt trong cửa của hành lang Đền tạm ám chỉ sự việc là tất cả tội lỗi của chúng ta được chuyển qua cho Chúa Jêsus khi Ngài đến thế gian và chịu Báp-tem. 
Chỉ tím nói với chúng ta rằng Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng chịu Báp-tem vì tội lỗi của chúng ta, thật sự chính Ngài là Tạo hóa, Đấng tạo nên cả vũ trụ này và mọi vật trong đó, Chúa của bạn và tôi. Màu tím là màu của vua (Giăng 19:2-3), và vì thế nó nói với chúng ta rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Vua của các vua và Chúa của tất cả. Từ “Christ” có nghĩa là “Đấng được xức dầu” và chỉ về Vua, Thầy tế lễ, tiên tri. Như thế mặc dù Đức Chúa Jêsus Christ đến thế gian trong xác thịt con người, tính chất thật của Ngài là Vua của các vua. Nói cách khác Chúa Jêsus là Chúa và là Tạo hóa, Đấng tạo dựng nên toàn vũ trụ. Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời Toàn năng và là Con độc sanh của Đức Chúa Cha. 
Chỉ đỏ được dệt trong cửa hành lang Đền tạm ám chỉ sự hy sinh của Vua các vua khi Ngài đến thế gian trong xác thịt loài người và nhận tội lỗi của chúng ta qua Ngài bởi Báp-tem của Ngài, Ngài chịu đóng đinh và đổ huyết Ngài ra trên Thập-tự-giá. Đức Chúa Jêsus Christ trả công giá của tội lỗi thay cho chúng ta, bởi chịu Báp-tem và đổ huyết quí báu của Ngài ra, và hy sinh chính mình Ngài vì chúng ta. Màu đỏ ám chỉ huyết của Chúa Jêsus. 
Cuối cùng, vải gai mịn ám chỉ lời của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước và Tân Ước. Kinh thánh bày tỏ cho chúng ta biết về sự cứu rỗi qua Lời trong Cựu Ước và Tân Ước. Từ thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời hứa rằng Ngài sẽ đến với chúng ta như là một Cứu Chúa của tội nhân, và trong Tân Ước, như Lời Ngài hứa, Đức Chúa Jêsus Christ, chính là Đức Chúa Trời, đã đến thế gian, chịu Báp-tem và đổ huyết ra trên Thập-tự-giá – Chính Ngài đã từ bỏ tất cả như là một của lễ chuộc tội cho chúng ta. 
Với chỉ xanh, Đức Chúa Trời bày tỏ qua Lời của Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ đến thế gian để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi Và nhận những tội của chúng ta qua chính Ngài bởi Báp-tem của Ngài; và với chỉ tím, Ngài bày tỏ rằng Đấng chịu Báp-tem chính là Đức Chúa Trời. Và với chỉ đỏ, Đức Chúa Trời bày tỏ rằng Ngài đã cứu bạn và tôi ra khỏi tội lỗi bởi việc Ngài đến thế gian này làm Cứu Chúa, chịu Báp-tem, mang tội lỗi chúng ta đến với Thập-tự-giá, và đổ huyết vô giá của Ngài ra. 
Sự cứu rỗi này đến bởi Lời hứa của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước, mặt khác, nó được bày tỏ qua vải gai mịn. Đó là lý do tại sao cửa của hành lang Đền tạm được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Khi chúng ta nhìn vào cửa của hành lang Đền tạm, cửa này đã biểu lộ cho chúng ta cách rõ ràng là làm thế nào Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi và cho chúng ta thành dân sự Ngài; như thế, tất cả chúng ta phải tin ý nghĩa thuộc linh của bốn loại chỉ được dùng trong cửa của hành lang Đền tạm. 
Nói về những màu trong cửa hành lang Đền tạm, trước hết Kinh thánh đề cập đến chỉ xanh. Chúng ta thường nghĩ đến chỉ tím, xanh và đỏ, nhưng Kinh thánh đã liệt kê theo môt thứ tự chỉ xanh, tím, đỏ. Điều này nói với chúng sự quan trọng của chỉ xanh. Khi Chúa Jêsus đến thế gian làm Cứu Chúa của chúng ta, nếu Ngài không chịu Báp-tem bởi Giăng, thì Ngài không làm sạch tội chúng ta được. Đó là tại sao Chúa Jêsus, Đấng cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của thế gian, phải chịu Báp-tem và chịu đóng đinh, tất cả là ở trong sự vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời. 
Chúa Jêsus là Chúa của vũ trụ, Đấng tạo nên mọi sự, và là Đức Chúa Trời của chúng ta. Ngài chính là Đức Chúa Trời, Đấng cho chúng ta được sanh ra trong thế gian, Đấng ban cho chúng ta cuộc sống mới, và Đấng cai trị đời sống chúng ta. Để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta, Ngài phải chịu Báp-tem bởi một đại diện của nhân loại và bởi đó Ngài cất tật cả tội lỗi của chúng ta qua cho chính Ngài. Nói cách khác, bởi chịu Báp-tem của Giăng, Đức Chúa Jêsus Christ trở nên Cứu Chúa thật sự của chúng ta. 
Để giải cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta, Đức Chúa Jêsus Christ đã đến thế gian này để cất lấy tất cả tội lỗi của chúng ta qua Ngài bởi chịu Báp-tem. Nếu Báp-tem của Chúa Jêsus không đặt hàng đầu, Đấng Christ sẽ không bao giờ có thể bị đóng đinh. Đó là tại sao cửa hành lang Đền tạm bày tỏ cho chúng ta cách rõ ràng và chính xác cách mà Đức Chúa Jêsus Christ cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta – đó là phương cách chính xác của sự cứu rỗi. 
Những màu của cửa hành lang Đền tạm nói với chúng ta rằng Đức Chúa Jêsus Christ đến thế gian, cất tất cả tội lỗi của nhân loại qua cho chính Ngài bởi Báp-tem mà Ngài nhận từ Giăng, và chịu đóng đinh – nói cách khác, Ngài nhận tất cả tội của chúng ta cho Ngài. Khi Chúa Jêsus chịu Báp-tem, cửa thiên đàng mở ra, và Đức Chúa Cha phán, “Này là con yêu dấu ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng Mê-si-a và Cứu Chúa của chúng ta, nhưng Ngài cũng là Con Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời Tạo hoá, Đấng tạo ra cả vũ trụ này bởi Lời của Ngài. Vì là Đức Chúa Trời Thánh khiết, Chúa Jêsus có thể gánh lấy tội lỗi của chúng ta bởi Báp-tem để Ngài trở nên Cứu Chúa của chúng ta. 
Đức Chúa Jêsus Christ sáng tạo và cai trị toàn vũ trụ đã bày tỏ cho chúng ta sự cứu rỗi rõ ràng. Để xoá sạch tội lỗi của chúng ta, Đức Chúa Jêsus Christ đến thế gian, Ngài nhận tất cả tội lỗi của chúng ta về cho Ngài bởi Báp-tem và chịu chết trên Thập-tự-giá để bạn và tôi thật sự được cứu rỗi. Đức Chúa Jêsus Christ – Đấng Tạo hoá, Đấng cầm quyền trên sự sống và sự chết của chúng ta, Đấng tạo nên cả vũ trụ, và Đấng sẽ đem tổ phụ chúng ta và toàn thể nhân loại ra khỏi thế gian này. Ngài thật là thực chất của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. 
Chính Đức Chúa Trời đến thế gian này như là một của lễ chuộc tội cho tội nhân. Chúa Jêsus - Đấng cứu chúng ta chính là Đức Chúa Trời, Đấng Quyền năng, và Đức Chúa Trời của sự nhơn từ. Vì Đức Chúa Jêsus Christ cất tất cả tội lỗi của chúng ta qua Ngài bởi Báp-tem nên Ngài đã hoàn thành tất cả sự công chính của Đức Chúa Trời, và đó là lý do tại sao Ngài mang tất cả tội lỗi của thế gian đến Thập-tự-giá, chịu đóng đinh và đổ huyết báu của Ngài ra. Thể như sự bày tỏ của cửa hành lang Đền tạm, Đức Chúa Jêsus Christ trở nên Của Tế Lễ hy sinh của chúng ta để xoá sạch tội lỗi của chúng ta. 
Đó là lý do tại sao không chỉ là cửa của hành lang Đền tạm mà cũng là cửa của Nơi Thánh và Nơi Chí thánh, và ngay cả những miếng phủ của cả Nhà của Đức Chúa Trời cũng được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Vì Đức Chúa Jêsus Christ chịu Báp-tem vì chúng ta, nên bạn và tôi được tẩy sạch tất cả tội lỗi nếu chúng ta tin. Chúa Jêsus chịu Báp-tem để hoàn thành tất cả sự công chính của Đức Chúa Trời, và sự công chính này đã được hoàn thành bởi việc Chúa Jêsus nhận tội lỗi của nhân loại về cho chính Ngài qua Báp-tem của Ngài. Vậy thì những gì chúng ta phải làm là nhận rõ rằng tất cả tội lỗi của chúng ta được chuyển qua cho Chúa Jêsus ngay lúc ấy, và tin như thế. 
Tuy nhiên, có quá nhiều Cơ đốc nhân tin Ngài cách theo ý riêng và khinh xuất. Họ thiếu hiểu biết quá đến nỗi không từ bỏ niềm tin tôn giáo riêng của họ, thách thức Đức Chúa Trời từ ngay buổi ban đầu. Chúng ta phải tin Ngài theo cách cứu rỗi mà Ngài ban cho chúng ta. Chúa Jêsus phán, “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống” (Giăng 14:6). Ngài đang phán với chúng ta, “Ta là đường đi. Ta là con đường dẫn người đến Thiên đàng. Ta là Người Chăn, Đường đi và Lẽ thật. Ta là sự sống cứu ngươi.” Bởi cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi, Đức Chúa Jêsus Christ trở thành Chúa của đời sống mới của chúng ta. 
 
 
Khi Chúng Ta Tin Chúa Jêsus, Chúng Ta Hiểu Và Tin Ngài Như Thế Nào? 
 
Chúng ta có thể được cứu ra khỏi tội lỗi của chúng ta chỉ bởi tin cách chính xác là Ngài đến thế gian này để cứu chúng ta. Từ “đức tin” bao gồm cả ý nghĩa “tin cậy, nương dựa” “nắm chặt, giữ chặt,” và “giao phó.” Những người lớn tuổi thường hay nương dựa vào con cái họ khi họ trở về già, khi họ cảm thấy quá khó khăn khi tự sống. Giống như thế, lý do tại sao chúng ta sống mà lại giao phó chính chúng ta cho Đức Chúa Trời, đơn giản là vì chúng ta không thể tự chúng ta làm cho tội của chúng ta biến mất. Mặc dù chúng ta cố gắng không phạm tội, chúng ta vẫn kết thúc cuộc sống của chúng ta trong tội lỗi. Vì chúng ta không thể tự chính chúng ta giải thoát chúng ta ra khỏi tội lỗi nên chúng ta tin Đức Chúa Trời và đặt lòng tin cậy của chúng ta vào Chúa Jêsus, Cứu Chúa của chúng ta, bởi tin những gì mà Ngài đã làm cho chúng ta. 
Đó là lý do tại sao khi chúng ta tin Chúa Jêsus và tìm kiếm sự cứu rỗi, trước hết chúng ta phải biết loại đức tin nào là đức tin đúng. Cách đây trên 2000 năm, Chúa Jêsus đã đến thế gian để cứu bạn và tôi – mỗi một người trên thế gian này – ra khỏi tội. Năm 30 tuổi, Ngài chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít và vì thế Ngài nhận tất cả tội lỗi của thế gian cho chính Ngài. Tất cả chúng ta phải tin lẽ thật này. Chúng ta phải tin rằng khi Chúa Jêsus nhận không phải chỉ tội của bạn và của tôi nhưng tất cả tội lỗi của thế gian qua cho Ngài, mọi tội lỗi, của quá khứ, hiện tại và ngay cả tương lai, tất cả đã được Đức Chúa Jêsus Christ cất đi rồi. 
Tuy nhiên, nhiều người vẫn thờ ơ với lẽ thật là không những tội lỗi của thế gian nhưng cũng tội lỗi của tất cả họ được chuyển qua cho Chúa Jêsus khi Ngài chịu Báp-tem, mà chỉ tiếp tục tin vào Huyết trên Thập-tự-giá mà thôi. Đó là lý do tại sao không một ai trong họ có thể dễ dàng nhận thức đức tin nào là đức tin thật, mặc dầu tất cả họ thấy rằng cửa hành lang Đền tạm được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. 
Khi Đức Chúa Jêsus Christ đến thế gian để cứu chúng ta, Ngài không cứu chúng ta trong một phong cách cẩu thả. Nhưng Ngaì đã thật sự nhận lấy tội lỗi của chúng ta bởi Báp-tem của Ngài và gánh chịu tất cả những hình phạt vì tội lỗi của chúng ta bởi chịu đóng đinh, nên bạn và tôi hoàn toàn được cứu. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Jêsus Christ có thể cứu toàn thể nhân loại. Đó là lý do tại sao Chúa Jêsus phán, “kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu” (Giăng 6:37). 
Khi chúng ta nói rằng chúng ta tin Chúa Jêsus, chúng ta không chỉ tin vào đặc tính của Ngài, hay chỉ tin quyền tuyệt đối của Ngài. Hơn thế nữa, chúng ta được cứu bởi tin rằng Đấng Christ, Ngài là Đức Chúa Trời, đến thế gian, nhận lấy tất cả tội lỗi của bạn và của tôi bởi Báp-tem của Ngài, và chịu đóng đinh trên Thập-tự-giá vì chúng ta. Khi chúng ta nhìn sự cứu rỗi được bày tỏ qua Đền tạm, nó thật quá rõ ràng với chúng ta để biết đức tin nào là thật mà chúng ta phải có khi chúng ta xưng nhận đức tin trong Chúa Jêsus. 
Ngày nay, nhiều người chỉ tin vào huyết trên Thập-tự-giá, họ hát không ngừng rằng, “♫Tâm linh ai kia đương mong thoát gánh ác căn? Do quyền trong dòng huyết, quyền huyết Jêsus♫” và kêu la lên cách mù quáng trong háo hức riêng của họ, “Lạy Chúa! Tôi tin!” Dù cho họ tin Chúa Jêsus cách mảnh liệt thế nào đi nữa, họ không bao giờ được thoát khỏi tội lỗi chỉ bởi tin vào huyết Chúa Jêsus. 
Tin như thế chúng ta không bao giờ được giải thoát khỏi tội lỗi trong suốt đời sống của chúng ta, chúng ta hoàn toàn cần Cứu Chúa, và Cứu Chúa đó không ai khác hơn là Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Jêsus Christ đến để giải thoát bạn và tôi, Ngài là Cứu Chúa, Vua các vua, Tạo hóa Đấng tạo dựng nên cả vũ trụ và mọi vật trong đó, và Chúa của đời sống của chúng ta. Ngài đến thế gian này, nhận lấy tội lỗi của chúng ta bởi Báp-tem của Ngài, và tẩy sạch tội lỗi chúng ta bởi chết trên Thập-tự-giá. Nói cách khác, chúng ta được cứu bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng gánh tất cả hình phạt của tội lỗi chúng ta bởi Báp-tem và Thập-tự-giá của Ngài, là Cứu Chúa của chúng ta. Đó là những gì mà cửa hành lang Đền tạm đã bày tỏ cùng chúng ta cách rõ ràng và chính xác. 
 
 
Người Tin Chúa Jêsus Theo Phương Cách Tôn Giáo 
 
Trong những ngày này, người ta tuyên bố rằng họ có thể được cứu chỉ bởi tin huyết trên Thập-tự-giá. Lời tuyên bố trống rổng đó không gì khác hơn là một biểu lộ đức tin tôn giáo. Những người này nói rằng, “Khi tôi dâng lời cầu nguyện ăn năn lên Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh phán trong lòng tôi, ‘Hỡi con ta, ta đã tha tội cho con,’ Cám ơn Chúa biết bao khi tôi nghe lời đó!” Họ cho rằng những lời tuyên bố đức tin như vậy là lời làm chứng đức tin của họ. 
Nhưng sự cứu rỗi của chúng ta không đến bởi cảm xúc riêng của chúng ta. Đúng hơn là chúng ta được cứu qua những khía cạnh hoàn toàn của cá nhân chúng ta: lý trí, tình cảm và ý chí (ba yếu tố của đức tin). Nói cách khác, chúng ta được cứu trước hết phải biết thế nào Đức Chúa Trời, Cứu Chúa của chúng ta đã cứu chúng ta và rồi tin nó. Nhưng tôn giáo thì thế nào? Chúng là gì? Tôn giáo không gì hơn là một tổ chức được thành lập theo ý riêng của con người. 
Trong gia đình tôi, cách đây nhiều năm, mẹ của tôi là đầu bếp trưởng. Tôi thường giúp đở bà, lòng vòng trong bếp với bà, xin giúp bà những gì bà cần – giống như Gia-cốp trong Kinh thánh. Khi mẹ tôi bận rộn trong bếp để chuẩn bị cho bửa ăn, tôi bận rộn sắp xếp bàn trong phòng ăn. Mẹ tôi và tôi thường có sự kết hợp tuyệt vời. Buổi sáng thức dậy, chúng tôi nhen bếp lên, chuẩn bị bàn, và sau bửa ăn, quét sàn nhà bếp bằng cây chổi. Mọi việc vặt buổi sáng được kết thúc bởi cây chổi. 
Điều này không phải là quang cảnh chung cho Hàn quốc ngày nay. Nhưng công việc thích thú hơn việc dùng chổi để để vệ sinh nền nhà được đột ngột thay đổi qua cho một thần bề ngoài có vẻ là có thể ban cho chúng ta mọi thứ khi chúng ta cầu xin. Nói cách khác, người ta cầu nguyện với “cây chổi thần”. Sự ngớ ngẩn như thế thường ở trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta; không chỉ điều này thôi, nhưng bất cứ khi nào có sự bất hạnh xảy ra trong gia đình hay hàng xóm, chúng ta thường gọi thuật sĩ để làm các phép thuật. Vì con người đang ở trong thời kỳ tin thuyết phiếm thần, không chỉ ở cây chổi quét đất nhưng hướng về thần, nhưng cũng trên những bài vị ghi tên tổ tiên, một phiến đá lớn trên núi, hay làm các việc khác để mắt họ có thể hướng về các thần. 
Ngày này, thời gian trôi qua, người ta cũng từ từ bỏ đi sự ngu muội này, nhưng lúc ấy, việc này thường xảy ra để mọi sự việc đều hướng về các thần. Vì thế một trong các công việc kinh doanh phát đạt nhất trong lúc ấy không có gì khác hơn là phép thuật. Tôi nhớ một mụ phù thủy đọc lải nhải những câu thần chú không thể hiểu nỗi khi bà ta lên đồng. Tôi thường bắt chước cách mà phù thủy đọc thần chú. “A-bra-ca-da-bra A-bra-ca-da-bra, cầu xin ánh sáng đến, mọi vật là của tôi khi ánh sáng ban ngày đến. Vò rượu bị vỡ ra vì thiếu suy gẩm hàng ngày. A-bra-ca-da-bra A-bra-ca-da-bra.” Dĩ nhiên tôi không biết gì về ý nghĩa của nó. 
Khi phù thủy làm phép thuật như thế ở nhà hàng xóm thì cả làng tụ họp lại để xem. Điểm nỗi bật là những tờ giấy bạn được nhồi nhét vào đầu của con heo đã chết, đang cười vô cớ. Bao nhiêu tờ giấy bạc được nhét vào để bày tỏ lời thần chú và sức mạnh của phù thủy. 
Trong vòng những người quen cũ của tôi, có vài người tuyên bố rằng họ được thần trinh nữ nhập. Ông ta tuyên bố rằng ông ta có thể đuổi tất cả những quỉ, vì ông ta có nữ thần đồng trinh – những nữ thần đồng trinh có nhiều quyền lực hơn các thần khác. Ông nói rằng nếu ông đối điện với quỉ có quyền lực hơn, chính ông ta sẽ bị nó đàn áp hơn là đuổi nó ra, nhưng tuy thế mà ông tuyên bố rằng ông ta có thể đuổi tất cả các quỉ khác nhau. Ông ta không khác hơn một phù thủy. 
Ông ta có cuộc sống bình thường như bao người khác. Nhưng bất cứ khi nào người ta yêu cầu ông thực hiện phép thuật, ông ta thay y phục của một phù thủy và thực hiện những pha đẹp mắt. Vì lòng của con người bị chiếm cứ bởi tâm trí mê tín nên họ theo những tôn giáo ban sơ mà không có Lời của Đức Chúa Trời và kết thúc niềm tin trong tất cả sự việc điên dại và hổ thẹn. 
Nói cách khác, người ta tự làm nên tôn giáo riêng của họ. Như câu chuyện trên, họ sáng chế ra những thần riêng cho họ. Vì con người có bản năng như thế, ngay cả Cơ đốc nhân, khi họ nói rằng Chúa Jêsus bị đóng đinh trên Thập-tự-giá vì họ, họ cũng có thể dể dàng bị bao phủ bởi những xúc cảm riêng của họ trên vấn đề này, và kết thúc trong ám ảnh của niềm tin đui mù. Và khi họ nói Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời và là Tạo hoá, Đấng tạo dựng cả vũ trụ, họ chỉ yêu nó, và một lần nữa họ tin cách vô điều kiện. Họ cũng thích nghe, “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống. Chẳng bởi ta thì không ai đến cùng Cha.” Và rồi một lần nữa họ tin cách vô điều kiện mà không có sự hiểu biết thật sự. Vì không có lời nào của Đức Chúa Trời là sai, ngay cả khi họ nghe những lời tốt đẹp nhất ngay từ lần đầu tiên, tất cả những điều của họ nói là họ chỉ yêu Chúa Jêsus. 
Nhưng Chúa Jêsus sẽ đến để phán xét những người này là những người trong lòng họ vẫn còn tội dù cho họ xưng nhận đức tin của mình nơi Chúa Jêsus. Ngài cũng sẽ đến để cất những người tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh lên. Hầu hết là không biết lẽ thật của Phúc âm của Nước và Thánh Linh và chỉ tin Chúa Jêsus đặt trên nần tảng tư tưởng riêng của họ thì họ sẽ nhận ra thực sự là họ còn có tội sau 10 năm hay hơn nữa kể từ khi họ sống trong nếp sống tôn giáo, họ thật sự là những tội nhân không thể sống theo Luật pháp của Đức Chúa Trời. 
Tôi cũng thường tin Chúa Jêsus theo ý riêng. Tôi thường hát ngợi khen cách vui mừng khôn xiết vì được gặp Chúa, Đấng Christ. Nhưng sau khi biết Chúa Jêsus, tôi biết Luật pháp, tôi biết tội của tôi. Sau khi biết tội của tôi, tôi thât sự nhận ra rằng sẽ có sự phán xét đời đời và kết quả là sự khốn khổ đi theo sau. 
Để giải quyết sự khốn khổ vì tội lỗi, nên tôi dâng lên lời cầu nguyện ăn năn cách chân thành. Tuy nhiên, đức tin như thế chỉ giống như loại đức tin mê tín mà người ta thường cầu nguyện để được phước. Vì lòng tôi quá bối rối sau khi tôi biết Luật pháp được viết ra trong Lời của Đức Chúa Trời và nhận thức tội lỗi của tôi, tôi nghĩ tôi phải dâng lời cầu nguyện ăn năn, và những lời cầu nguyện ăn năn như thế đem tôi đến sự khuây khỏa trong cảm xúc. Nhưng tội lỗi vẫn còn trong lương tâm tôi, và tôi khám phá ra rằng linh hồn tôi vẫn còn bị trói buộc trong tội lỗi, tôi tiếp tục khổ đau. 
Trong phương cách này, không vì tôi bị trói buộc trong tội lỗi của tôi nhưng vì tôi đã tin Chúa Jêsus và do đó tôi nhận thấy tội của tôi và sau đó tôi nhận ra rằng tội lỗi của tôi làm cho tôi đau khổ. “Tôi đã tin Chúa Jêsus quá sớm.” Tôi nghĩ và ân hận là tôi đã biết và tin Chúa Jêsus quá sớm trong tuổi thanh niên của tôi. Tôi không thể chấm dứt tin Chúa Jêsus. Và vì thế để bẻ gãy sự trói buộc của tội lỗi này, tôi dâng lời cầu nguyện ăn năn, nhưng không ích gì, vì lời cầu nguyện như thế không giải quyết được nan đề cách cơ bản. 
Người bình thường thì họ không quan tâm đến tội lỗi dù khi họ đang phạm tội nhưng khi họ khởi sự đi nhà thờ, họ nghe Luật pháp và rồi nhận ra tội lỗi của họ và vì thế họ bị trói buộc vào tội của họ. Thế rồi trước hết họ cố gắng giải quyết vấn đề tội lỗi bằng cách dâng lên lời cầu nguyện ăn năn, nhưng thời gian trôi qua, họ càng nhận thức ra rằng họ vẫn bị trói buộc trong tôi lỗi và họ cần phải được tha thứ. 
Dù cho họ cầu nguyện ăn năn bao nhiêu đi nữa, càng cầu nguyện họ càng nhận ra tội của họ, nó không biến đi, mà lại càng hiện ra rõ ràng trong và nhắc nhở họ về sự hiện diện của chúng. Từ điểm này và điểm kế tiếp, những người có đời sống tôn giáo như thế sống trong cuộc sống đau đớn đầy xảo trá và họ tiếp tục khốn khổ. Họ tự hỏi, “Tôi cảm thấy quá tốt khi tôi mới bắt đầu tin, nhưng tại sao tôi cảm thấy quá xấu sau 5, 10 năm trôi qua? Tại sao tôi càng khốn khổ?” Họ nhận ra rằng ngay cả lòng tin chắc vào sự cứu rỗi, mà nó quá vững chắc khi lúc đầu họ tin, bây giờ không còn nữa. Nghĩ rằng họ trở nên tội lỗi sau khi tin Chúa Jêsus, họ tìm đến với tất cả loại giáo lý trong niềm tin của họ, và cuối cùng họ chỉ là những con người tôn giáo. 
Vì những người này không hiểu biết lẽ thật là Chúa Jêsus đã cứu họ ra khỏi tội lỗi bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn nên cuối cùng họ trở thành những người tôn giáo. Dù họ tuyên bố là họ tin Chúa Jêsus, họ vẫn còn lo lắng, vì lòng họ không có sự bình an. Những người như thế không thể không kêu cầu sự thay đổi từ nơi các thần khác, vì ngay cả khi họ cố gắng không tìm cầu các thần khác, vì tin vào một thần khác ngoài Đức Chúa Trời là phạm tội ngoại tình. Vì họ biết rõ rằng chỉ có Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, và chính Ngài là Đức Chúa Trời duy nhất, cho dù họ không thể tin thần khác, nhưng vì họ không biết lẽ thật nên họ vẫn sống trong lo âu, luôn luôn bị tội lỗi quấy rầy. 
Đó là lý do tại sao họ phải biết và tin Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng đến bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Những Cơ đốc nhân này cuối cùng thì cũng trở nên những người tôn giáo dù họ cũng biết Chúa Jêsus là Vua, Ngài đổ huyết ra trên Thập-tự-giá, và Lời Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời. 
Tuy nhiên, những gì họ không biết là Chúa Jêsus không chỉ cất tội lỗi của họ mà cũng cất tội lỗi của cả thế gian qua cho chính Ngài bởi Báp-tem của Ngài, và sự thiếu hiểu biết này là lý do tại sao họ sống như những tội nhân dù họ tuyên xưng đức tin của họ, và tại sao họ sẽ kết thúc nơi chổ dành sẳn cho tội nhân. Vì những Cơ-đốc-nhân-tôn-giáo như thế không biết cách chính xác là Chúa Jêsus đã nhận tất cả tội lỗi của họ, họ tin trong cảm xúc riêng của họ bất cứ khi nào chúng xuất hiện. Thật ra thì nó không trùng khớp với những gì họ tin, giống như người mù cố gắng làm ra một con voi bởi họ sờ vào một phần của nó. Đó là lý do tại sao họ không chú ý đến những gì sai trong đức tin của họ, và đó là tại sao sự bối rối lại đến với họ lần nữa. 
 
 
Điều Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Chúng Ta Không Tin Lẽ Thật Trong Chỉ Xanh? 
 
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tin Chúa Jêsus là Cứu Chúa trong khi bỏ qua chỉ xanh trong cửa của Hành lang Đền tạm? Khi Đức Chúa Trời ra lệnh làm cái cửa hành lang Đền tạm bởi dệt nó bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, Ngài phán với Môi se thay vì Ngài phán với dân Y-sơ-ra-ên là làm cái cửa chỉ với chỉ tím, đỏ và vải gai mịn và dân Y-sơ-ra-ên đã hoàn tất cái cửa theo cách đó? Đức Chúa Trời có chấp nhận nó là cái cửa của Đền tạm không? Ngài không bao giờ chấp nhận như thế. Vì Đức Chúa Trời phán với dân Y-sơ-ra-ên làm một cái cửa Đền tạm bởi bốn loại chỉ màu khác nhau, nếu nó không được làm theo cách ấy thì nó sẽ không bao giờ được gọi là cửa của Đền tạm. Không một loại chỉ nào có thể được thiếu. 
Cửa của hành lang Đền tạm phải được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Vì Chúa Jêsus chính Ngài là Đức Chúa Trời, đến thế gian trong xác thịt con người, làm Cứu Chúa, để cất lấy tội lỗi thế gian qua Ngài, chết trên Thập-tự-giá, sống lại từ kẻ chết, và bởi đó đã tẩy sạch tất cả tội lỗi chúng ta trắng như tuyết. Bởi tin cậy và tin Đức Chúa Jêsus Christ mà chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi của chúng ta. Các màu của cửa Đền tạm nói với chúng ta cách mà chúng ta phải tin Chúa Jêsus để được cứu khỏi tội. Những ai tin vào lẽ thật được bày tỏ trong cửa của Đền tạm đều được cứu khỏi tội. Tất cả họ nhận được sự tha tội, trở nên trắng như tuyết. Chúa Jêsus đã tẩy sạch tất cả tội lỗi của bạn và tôi, làm cho chúng ta trắng như tuyết. Đức Chúa Jêsus Christ thật sự trở nên Cứu Chúa của bạn và tôi. 
Đó là lẽ thật được bày tỏ qua cửa của Đền tạm. Nhiều người ngày nay không tin vào điều ngụ ý trong chỉ xanh, dù họ tuyên xưng đức tin trong chỉ tím, đỏ và vải gai mịn. 
Trước khi viết quyển sách này, có lần tôi vào cửa hàng sách Cơ-đốc. Ở đó tôi tìm vài quyển sách nói về Đền tạm của vài nhà lãnh đạo Cơ-đốc nỗi tiếng nhất. Tuy nhiên, một vài người không đề cập đến cửa của hành lang Đền tạm, trong khi những người khác quả quyết cách không căn cứ, “Chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn nói với chúng ta điều gì? Màu xanh là màu của bầu trời, và vì thế nó nói với chúng ta Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời. Màu đỏ chỉ tỏ huyết báu của Chúa Jêsus đổ ra trên Thập-tự-giá khi Ngài đến thế gian, Màu tím nói với chúng ta rằng Ngài là Vua.” 
Cách giải thích này không chứng cớ. Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời đã bày tỏ trong chỉ màu tím. Đức Chúa Trời phán với chúng ta qua màu tím rằng Chúa Jêsus là Vua của các vua và Chúa của các chúa, tại sao Ngài lập lại lần nữa trong chỉ xanh? Vì người ta không biết sự mầu nhiệm của chỉ xanh nên họ sai trong việc giải thích nó. 
Vì chúng ta chỉ biết huyết của Chúa Jêsus trên Thập-tự-giá, họ đặt sự nhấn mạnh trên chỉ màu đỏ. Khi chúng ta xem bức vẽ cửa Đền tạm của họ, chúng ta thấy nó nỗi bật lên màu trắng và đỏ. Trong khi bốn màu chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn phải được bày tỏ cách rõ ràng trên cửa của Đền tạm thì bức vẽ của họ chỉ bày tỏ chỉ màu đỏ và trắng, với một ít chỉ màu tím mà không có màu xanh nào cả. 
Nhiều người trên thế gian này nói đến loại đức tin không vững vàng mà không nhận ra lẽ thật của chỉ xanh. Có quá nhiều người ngay thời điểm này tuyên bố rằng họ có thể được cứu chỉ bởi tin vào huyết trên Thập-tự-giá, cho dù họ không nhận ra rằng Chúa Jêsus nhận tất cả tội lỗi của thế gian qua Ngài bởi Báp-tem một lần đủ cả và gánh chịu hình phạt của chúng ta. Lòng của những người như thế luôn luôn còn có tội. Trong thực tế, hôm nay, ngày mai và ngày nào đó, cho đến khi họ chết – người như thế vẫn chịu giày vò vì họ không thể được giải thoát khỏi tội lỗi của họ. Vì thế có người xưng nhận, “Tôi là một tội nhân trước Đức Chúa Trời cho đến khi chết.” Nhưng đó có phải là đức tin thật hay không khi mà họ vẫn là tội nhân cho đến khi chết, dù họ tin Chúa Jêsus? 
Sau khi tin Chúa Jêsus, thì chính xác lúc nào chúng ta trở nên người công chính? Thiên đàng có phải là nơi dành sẳn cho những ai vô tội bởi tin Báp-tem và huyết Chúa Jêsus không? Thật vậy, thiên đàng là nơi dành cho người công chính, không cho người có tội. Chỉ người công chính là người được cứu ra khỏi tội lỗi của họ và ngươì vô tội mới được vào thiên đàng. 
Những ai tuyên bố họ là tội nhân cho đến khi chết mặc dù họ tin Chúa Jêsus thì cũng không nhận được sự cứu rỗi dù cho họ có bao nhiêu lần xưng nhận đức tin trong Ngài đi nữa, vì họ không biết đến chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Dù họ tin Chúa Jêsus và cầu nguyện với Ngài, nhưng họ không tin chắc rằng lời cầu nguyện của họ được trả lời. Mặc dù họ tin Chúa Jêsus, họ không được cứu giúp cũng không được Ngài yêu. Họ cảm thấy được yêu trong khi họ tĩnh nguyện, nhưng khi họ trở nên trể nải trong việc tĩnh nguyện, họ cảm thấy dường như bị Đức Chúa Trời ruồng bỏ, và như bị Ngài ghét. Họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời yêu họ và ban phước cho họ chỉ khi họ dâng lên Ngài những của lễ của họ và tận tụy với Ngài. Và Ngài không còn yêu họ khi họ thất bại trong việc dâng hiến. Khi họ đối diện với những lúc khó khăn, họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời ghét họ, họ không thể hiểu tại sao họ phải trải qua những thời kỳ khó khăn, và cuối cùng họ đổ tội cho Ngài vì những nỗi khốn khổ của họ và rồi không còn tin Ngài nữa. 
Cuối cùng, sư tin cậy giữa những người ấy nơi Đức Chúa Trời bị đổ vỡ. Vì đức tin của họ là sản phẩm của tư tưởng và cảm xúc riêng của chính họ. Đức tin đó là sự chuyên quyền, tạm thời và sai trái. Khi chúng ta đến với Đức Chúa Trời, chúng ta phải loại bỏ cảm xúc ra. Khi chúng ta đến với Đức Chúa Trời chúng ta chỉ phải đến bởi đức tin của chúng ta bằng cách tin rõ ràng trong sự kiện Đức Chúa Jêsus Christ đã cứu chúng ta, là những người bị trói buộc vào địa ngục vì tội lỗi, bởi Báp-tem và Huyết của Ngài. Trước Lời của Đức Chúa Trời và Lời của Luật pháp, trước Phúc âm của Nước và Thánh Linh, và cũng với lương tâm của chúng ta, chúng ta phải nhận thức rõ rằng chúng ta là những người không thể làm gì hơn là bị đọa đày trong địa ngục mà không có sự miễn trừ. Chỉ khi chúng ta biết, học, tin và tin cậy rằng chúng ta thật sự là tội nhân và thế nào Đức Chúa Trời cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi thì lúc ấy chúng ta mới có thể nhận rõ rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã trở thành Cứu Chúa thật của chúng ta. 
 
 
Chỉ Bởi Đức Tin Đúng Chúng Ta Mới Có Thể Nhận Được Món Quà Cứu Rỗi 
 
Vì thế, bạn và tôi phải nhận thức rõ rằng chúng ta được cứu ra khỏi tội là bởi chỉ xanh, đỏ điều, đỏ tươi và vải gai mịn, không phải bởi việc lành của chúng ta. Chúng ta phải biết và tin rằng để được cứu ra khỏi tội, Chúa Jêsus đến với chúng ta trong bốn khía cạnh của lẽ thật này. Ngài hứa trong Cựu Ước là sẽ đến như Đấng Mê-si-a, và bởi lời hứa đó, Ngài thật đã đến thế gian, và bởi Báp-tem, Ngài nhận tất cả tội lỗi của chúng ta và cả toàn nhân loại lên cho chính Ngài một lần đủ cả. Thế rồi Ngài mang tội lỗi của thế gian này đến Thập-tự-giá, chịu đóng đinh, đổ huyết báu Ngài ra, và chết sau khi thốt lên, “Xong rồi!” (Giăng 19:30), Ngài sống lại từ kẻ chết sau ba ngày, sau đó 40 ngày, Ngài thăng thiêng về bên hữu ngai Đức Chúa Trời, và Ngài hứa sẽ trở lại. Chúng ta phải tin điều này. 
“Ta đã cứu các con cách chắc chắn bởi chức vụ của ta trong chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Ta sẽ trở lại để cất những người tin ta trong lẽ thật cứu rỗi này lên. Ta cũng ban cho họ quyền trở nên con cái Đức Chúa Trời. Vì những ai tin lẽ thật này trong lòng, ta sẽ tẩy sạch tội lỗi họ và làm cho chúng trắng như tuyết, Ta sẽ ban cho họ Thánh Linh, và Ta làm cho họ trở nên con của Ta.” Đây là những gì Chúa Jêsus phán với chúng ta. 
Chúng ta phải tin Lời này. Chúa chúng ta đã hoàn thành những lời hứa, và Ngài đang thật sự làm việc trong đời sống của những người trên đất này. Ngài bảo vệ những ai tin lẽ thật này và mang lời chứng cho họ. Đây là cách mà chúng ta được cứu qua Báp-tem và Huyết của Chúa chúng ta, ở trong ân điển, được sự bảo vệ và tình yêu của Đức Chúa Trời, và sống một đời sống công chính. Vì Ngài đã cứu chúng ta nên chúng ta được giải thoát khỏi tội bởi niềm tin. 
Khi quyển sách nói về Đền tạm này được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới, tôi tin chắc rằng mọi người toàn thế giới sẽ được cứu ra khỏi tội bởi đức tin của họ trong lẽ thật. Những ai tuyên bố rằng họ được tha tội chỉ bởi tin vào Huyết của Chúa Jêsus sẽ không còn có thể tuyên bố như thế nhưng thay vào đó họ sẽ nhận ra rằng những lời tuyên bố của họ là sai. Họ không còn giữ chặt điều sai và tuyên bố đó là sự cứu rỗi. Họ sẽ không bao giờ còn có thể nói rằng họ có thể được cứu chỉ bởi tin vào huyết Chúa Jêsus mà thôi. 
Cửa hành lang Đền tạm được tìm thấy trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh, lời rõ ràng về sự cứu rỗi trong chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Vì đây là lời hứa và tiên tri của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước, và vì Đức Chúa Trời đã giữ lời hứa trong Tân Ước bởi việc hoàn thành sự cứu rỗi bởi Báp-tem và Thập-tự-giá của Ngài, nếu chúng ta chỉ tin vào món quà cứu rỗi này trong sự vui mừng và cảm ta, chúng ta nhận được sự tha tội đời đời. 
Đây là Lời quá dễ và trọn vẹn, nhưng nó cũng là lẽ thật không thể hiểu được ngay dù dùng tất cả kiến thức của toàn vũ trụ, nếu bạn không có đức tin tinh ròng trong Lời của Ngài. Đó là tại sao chúng ta phải tin Lời Ngài đúng như những gì nó bày tỏ. Vì nó là lẽ thật quí báu nên chúng ta không thể cố gắng duy trì sự không hiểu biết về nó, bạn và tôi phải tin chắc vào Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Bởi dạy chúng ta lẽ thật về chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn được bày tỏ qua Đền tạm cách tự do và dể dàng, Đức Chúa Trời đã để cho chúng ta có được món quà cứu rỗi vô giá bởi đức tin của chúng ta. 
Bạn và tôi như nhau, là người tin lẽ thật này, tất cả chúng ta dâng lên Đức Chúa Trời lời cảm tạ vì tình yêu của Ngài. Nhưng nhiều người vẫn tiếp tục sự thiếu hiểu biết về lẽ thật của chỉ xanh, tím, đỏ, và dạy, hướng dẫn người khác vào con đường sai lạc. Chúng ta cũng muốn bày tỏ lẽ thật này với họ. Đối với những người có lòng đang bị dày vò bởi thiếu sự hiểu biết về lẽ thật, chúng ta rao giảng Phúc âm của lẽ thật của Nước và Thánh Linh, muốn họ được giải thoát khỏi tội lỗi của họ và đi vào cửa cứu rỗi. Khi chúng ta rao giảng lẽ thật của Đền tạm, những ai tin sẽ được cứu, nhưng những ai không tin sẽ bị hình phạt vì tội của họ. Nếu chúng ta quyết định tin Chúa Jêsus, chúng ta phải tin Ngài trong sự hiểu biết lẽ thật của chỉ xanh, tím, đỏ. 
Ngay từ đầu, không ai biết lẽ thật của chỉ xanh, tím, đỏ. Đức Chúa Trời phán với chúng ta, “Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8:32). Lẽ thật là gì? Lẽ thật là Phúc âm thật (Ê-phê-sô 1:13), đó là Phúc âm của Nước và Thánh Linh được bày tỏ trong chỉ xanh, tím, đỏ. Biết ý nghĩa hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ cách đúng và tin là đức tin đúng trong Lẽ thật. 
Tại sao Đức Chúa Trời phán rằng lẽ thật sẽ buông tha chúng ta? Làm thế nào bạn được cứu ra khỏi tội? Bởi tin hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ, bạn không chỉ được cứu ra khỏi tội nhưng lòng của bạn cũng được Đức Thánh Linh ngự trị chưa? Tội ở trong lòng và lương tâm của bạn đã được tẩy sạch chưa? Bạn thật sự tin và có thể bạn đã xưng nhận từ tận đáy lòng của bạn rằng Đức Chúa Trời thật sự là Cha của bạn không? Vì Đức Chúa Trời chỉ nhận những ai vô tội làm con của Ngài, Ngài chỉ chấp nhận đức tin của những ai biết và tin hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn được dệt nên cửa hành lang Đền tạm. Tội nhân không phải là con Đức Chúa Trời; chỉ những người được tái sanh là người tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh mà Đấng Christ ban cho chúng ta mới là con Đức Chúa Trời.
Mặc dù chúng ta đối diện với nhiều khó khăn, gian khổ, và đau đớn trong khi sống trên thế gian này, nhưng vì Đấng Christ ngự trong chúng ta nên chúng ta hạnh phúc. Dù chúng ta thiếu xót, chúng ta vẫn sống trong cuộc sống phước hạnh, bởi tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời và rao giảng ra cho toàn thế giới Phúc âm của chỉ xanh, tím, đỏ; Phúc âm ban cho chúng ta sự công chính. 
Trên tất cả mọi sự, tôi cảm tạ Đức Chúa Trời, vì chỉ xanh, tím, đỏ. Khi trước tôi tin Chúa Jêsus, không quan tâm đến những gì tôi tin, nên lòng của tôi vẫn còn tội lỗi, và tôi bị giày vò nhiều vì việc này. Cho dù tôi thành thật xưng nhận là tôi tin Chúa Jêsus, tội lỗi vẫn hiện diện cách rõ ràng trong lương tâm tôi. Người ta có thể biết họ có tội trước Đức Chúa Trời hay không là bởi nhìn vào lương tâm riêng của từng người. Nói cách khác, những ai còn có tội được viết trong lương tâm là những người vẫn chưa thể được tha thứ tội của họ. Cho dù lương tâm của họ còn một tội nhỏ nhất đi nữa, thì đó là chứng cớ họ chưa được tha thứ tội. 
Tuy nhiên, tôi đã không biết lẽ thật mà nó có thể giải quyết nan đề tội lỗi của tôi, dù là tội nhỏ nhất, và khi tất cả các loại câu hỏi trên được đặt ra trong lòng tôi, kết quả là Đức Chúa Trời đã gặp tôi qua Lời của Ngài của chỉ xanh, tím, đỏ. 
Lời này cũng được tìm thấy trong Phúc âm Ma-thi-ơ mà chúng ta đã đọc ở trên. Trong Ma-thi-ơ 3:13-17, khi tôi đọc đến, “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy” (Ma-thi-ơ 3:15). Rồi tôi nhận rõ và tin rằng khi Chúa Jêsus chịu Báp-tem và ra khỏi nước, Đức Chúa Trời biểu lộ sự công chính của Ngài, và tất cả sự công chính đã được hoàn thành vì tất cả tội lỗi được tẩy xóa qua Báp-tem của Chúa Jêsus. 
Khi Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng, tất cả tội của tôi đã được chuyển qua cho Ngài, và ngay sau đó chúng được giải quyết trên Thập-tự-giá. Ngay lúc mà tôi nhận thức rõ và tin tại sao Chúa Jêsus chịu Báp-tem, tất cả những nan đề và câu hỏi cũng như tội không thể giải quyết được đã được giải đáp, vì tất cả tội của tôi được tách ra khỏi tôi. Tôi rất biết ơn vì lẽ thật của sự tha tội này, vì sự thật là tôi đã nhận sự tha thứ bởi biết và tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh, Lời thật của Đức Chúa Trời. 
Chúa đã đến với tôi qua Lời được viết ra của Ngài, và tôi nhận sự tha tội qua Lời của Nước và Thánh Linh, bởi tin nó trong lòng tôi. Từ lúc ấy, qua Lời của Cựu Ước và Tân Ước, tôi đang làm chứng về Phúc âm của chỉ xanh, tím, đỏ cho nhiều người, và ngay cả bây giờ, tôi vẫn tiếp tục phổ biến tất cả lẽ thật và sự huyền nhiệm cứu rỗi này. Phúc âm thật thì không được làm nên bởi ý tưởng riêng của con người, giáo lý hay kinh nghiệm cảm xúc. 
Bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, Chúa chúng ta đã tẩy sạch tội của chúng ta. Qua chỉ xanh, tím, đỏ, mọi người trên toàn thế giới sẽ nhận ra lẽ thật của sự cứu rỗi cách rõ ràng và nhận biết rằng lẽ thật này không gì khác hơn là Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Đây cũng chính là lẽ thật hoàn toàn cần thiết trong thời kỳ cuối cùng này. Vô số người sẽ đến và tin vào lẽ thật này. 
Thời đại ngày nay là thời đại mà những người công chính đang bị cô lập và những sự gian ác của chúng đang lan tràn. Khi những môi trường sống chung quanh sa đọa, người ta tuôn đổ ra tất cả những sự gian ác của họ để làm nơi cư trú cơ bản của họ. Nhưng dù là vậy, Chúa chúng ta đã cứu bạn và tôi ra khỏi tội lỗi của chúng ta qua Phúc âm của chỉ xanh, tím, đỏ. Lòng biết ơn và phước hạnh vô giá này là thế nào? Tôi cảm tạ Chúa vì sự cứu rỗi rõ ràng này, vì tôi tràn ngập sự vui mừng và hạnh phúc. 
Thế giới đang hướng về những ngày cuối cùng mà Đức Chúa Trời đã phán bảo trước, và đã đi vào thời đại này rồi. Trong thời kỳ này, khi càng ngày càng có ít ngươì tận hiến cho Chúa, ngay cả đức tin của những tín đồ bị yếu mòn đi, nếu bạn cố gắng cống hiến chính bạn cho một cái gì đó khác hơn là Phúc âm của Nước và Thánh Linh thì bạn chỉ có thể kết thúc trong những vết thương trong lòng bạn. Khi tin Đức Chúa Trời, nếu bạn không tin Phúc âm của chỉ xanh, tím, đỏ, bạn sẽ thất vọng vì nó không những chỉ để lại trong lòng bạn sự vô nghĩa và cũng không sản sinh ra bất cứ bông trái cụ thể nào. 
Vì lẽ thật của Phúc âm bốn màu trong Đền tạm – chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn – là lẽ thật rõ ràng, nó là Phúc âm duy nhất và tốt nhất cho thế gian mờ tối này. Chúng ta sống trong cuộc sống đã nhận được sự tha tội bởi biết và tin lẽ thật được phô bày trong Đền tạm là một phước hạnh vô giá, một quà tặng quí báu, và hạnh phúc tuyệt vời của chúng ta. 
Vì những ai biết và tin lẽ thật của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn được bày tỏ trong cửa Đền tạm là đang phục vụ cho lẽ thật, không phải lẽ giả, một vui mừng lớn được tìm thấy trong lòng họ mãi mãi. 
Bạn có biết và tin lẽ thật này được bày tỏ trong cửa hành lang Đền tạm không? Bạn phải biết và phải tin nó.