Search

Проповеди

Chủ đề 9: Sách Rô-ma (Giải nghĩa sch Rô-ma)

[Chapter 7-2] Thực chất đức tin của Phao-Lô: Làm một với Đấng Christ sau khi chết về tội lỗi (Rô-ma 7:1-4)

(Rô-ma 7:1-4)
“Hỡi anh em (vì tôi nói với những kẻ biết luật pháp), vậy anh em há chẳng biết rằng luật pháp chỉ cai trị người ta khi còn sống hay sao? Cho nên, đàn bà có chồng, hễ chồng còn sống bao lâu, thì luật pháp buộc phải theo chồng bấy lâu; nhưng nếu chồng chết, thì người vợ được thoát khỏi luật pháp đã buộc mình với chồng. Vậy nếu đang lúc chồng còn sống, mà vợ đi lấy người khác, thì phải bị kêu là đàn bà ngoại tình; nhưng nếu chồng chết, thì vợ được buông tha khỏi luật pháp, dầu lấy người khác cũng chẳng phải là đàn bà ngoại tình vậy. Hỡi anh em ta, anh em cũng như vậy, bởi thân thể của Đấng Christ, anh em đã chết về luật pháp, đăẻng thuộc về người khác, tức là người đã từ kẻ chết sống lại, hầu cho chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời.”
 
 
Bạn có bao giờ thấy một cuộn chỉ rối không? Nếu bạn cố gắng để hiểu đoạn này mà không biết về lẽ thật trong Báp-tem của Chúa Jêsus mà Sứ đồ Phao-lô đã tin, đức tin của bạn chỉ ở trong một tình trạng rối loạn lớn hơn mà thôi.
Phao-lô nói trong chương này rằng vì mọi người hoàn toàn đầy tội trước Luật pháp của Đức Chúa Trời, con người thể đến với Đức Chúa Jêsus Christ và chỉ được tái sanh sau khi chết trong sự chết thuộc linh. 
 
 

Lẽ thật mà Phao-lô nhận ra 

 
Rô-ma 7:7 nói rỏ, “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Luật pháp há là tội lỗi sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng tôi chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi.” Phao-lô tiếp, “vì nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham lam, thì tôi đã không biết sự tham lam.” Hơn nữa, ông nói, “Ấy là tội lỗi đã nhân dịp, bởi điều răn mà sanh ra mọi thứ ham muốn trong lòng tôi.” Phao-lô nhận thức rằng ông đã nỗi loạn chống lại với 613 điều luật của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, ông không hơn gì là một khối tội là người không thể làm gì khác hơn là phạm tội, vì ông là dòng dõi của con người thứ nhất là A-đam, là người được mang đến trong tội lỗi và được hoài thai trong tội lỗi bởi mẹ của ông. 
Mọi người sanh ra trong thế gian này đều phạm tội, bắt đầu từ ngày sanh cho đến ngày chết. Họ không có khả năng để giữ luật pháp của Đức Chúa Trời. Làm thế nào để tội nhân có thể giữ tất cả 613 điều luật và luật pháp của Đức Chúa Trời? Chỉ khi chúng ta nhận thức rằng chúng ta là tội nhân trước luật pháp của Đức Chúa Trời thì chúng ta mới có thể đến với Đức Chúa Jêsus Christ, sự công chính của Đức Chúa Trời, và đến với sự nhận thức rằng cuối cùng chúng ta có thể được giải thoát khỏi tội qua Đức Chúa Jêsus Christ vì sự công chính của Đức Chúa Trời. Ngài đưa chúng ta đến sự công chính của Đức Chúa Trời qua Báp-tem của Ngài bởi Giăng và Huyết Ngài trên Thập-tự-giá. Vì thế, tất cả chúng ta phải biết và tin sự công chính của Đức Chúa Trời. Lý do vì sao chúng ta phải tin Chúa Jêsus là vì sự công chính này của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong Ngài. 
Bạn có biết và tin sự công chính của Đức Chúa Trời không? Sự công chính của Đức Chúa Trời là điều huyền nhiệm đã được ẩn giấu trong Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Tất cả sự huyền nhiệm này có chứa trong Báp-tem của Chúa Jêsus ở sông Giô-đanh. Bạn có muốn biết sự huyền nhiệm này không? Nếu bạn muốn tin vào lẽ thật này, bạn sẽ nhận được sự công chính của Đức Chúa Trời qua đức tin của bạn. 
Trước khi chúng ta biết về Luật pháp và điều răn của Đức Chúa Trời, dường như chúng ta không phải là tội nhân, măẻc dù chúng ta phạm tội trên một căn bản hàng ngày. Nhưng sau khi chúng ta khởi sự đi nhà thờ, chúng ta nhận ra rằng chúng ta thật sự đầy tội, và chúng ta phải đến với sự chết thuộc linh vì tội lỗi được phô bày trong chúng ta. Thế nên, để đưa linh hồn chúng ta đến với Chúa Jêsus, Sứ đồ Phao-lô hồi tưởng lại quá khứ của ông khi ông tin cách sai lạc do có sự hiểu lầm về Luật pháp và điều răn của Đức Chúa Trời. 
Sau đây là một thí dụ để bạn có thể hiểu vai trò của Luật pháp của Đức Chúa Trời. Tôi đang cầm giử quyển Kinh thánh trên tay tôi. Nếu tôi giấu vài vật rất quan trọng giữa những trang của Kinh thánh này và nói, “Đừng cố gắng nhìn vào bên trong quyển sách để tìm ra những gì được giấu bên trong,” và rồi tôi để nó trên bàn với các bạn trong chốt lát, bạn có phản ứng thế nào? Trong phút chốc bạn nghe lời của tôi, bạn sẽ có ước muốn muốn tìm biết cái gì ở bên trong quyển Kinh thánh, và kết quả của sự tò mò, bạn sẽ không vâng lời dăỉn của tôi. Ngay lúc chính bạn tò mò về những gì có thể giấu kín trong Kinh thánh, bạn sẽ không có sự chọn lựa nào hơn là tìm biết nó. Nhưng nếu tôi đã không ra lệnh là bạn không bao giờ được nhìn vào nó thì bạn sẽ không bao giờ bị rơi vào sự cám dổ. Giống như thế, khi Đức Chúa Trời truyền lệnh cho chúng ta, tội lỗi đã ngấm ngầm trong chúng ta và sẽ phát lộ ra theo từng trường hợp. 
Luật pháp mà Đức Chúa Trời ban cho loài người là có vai trò bày tỏ tội lỗi trong lòng người. Ngài không ban nó cho chúng ta để chúng ta giữ và làm theo; nhưng Luật pháp được ban cho chúng ta là để bày tỏ tội lỗi của chúng ta và vì thế nó xác định chúng ta là tội nhân. Tất cả chúng ta sẽ bị diệt vong nếu chúng ta không theo Chúa Jêsus và tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời mà nó được tìm thấy trong Báp-tem của Chúa Jêsus đã nhận từ Giăng và Huyết Ngài đỗ ra trên Thập-tự-giá. Chúng ta nên ghi nhớ rằng vai trò của Luật pháp là mang chúng ta đến với Đấng Christ và giúp chúng ta tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời qua Ngài.
Đó là tại sao Phao-lô làm chứng rằng, “Ấy là tội lỗi đã nhân dịp, bởi điều răn mà sanh ra mọi thứ ham muốn trong lòng tôi.” (Rô-ma 7:8). Qua Luật pháp của Đức Chúa Trời, Sứ đồ Phao-lô trình bày cho chúng ta cơ sở căn bản của tội lỗi là gì. Ông xưng nhận rằng căn gốc của ông là một tội nhân, nhưng rồi ông đến với sự sống đời đời bởi tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời được ban cho bởi Đức Chúa Jêsus Christ. 
 
 
Lời than vãn và đức tin của Phao-lô 
 
Phao-lô nói, “Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy? Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta!” (Rô-ma 7:24)
Phao-lô biết rõ sự thật của chính ông, người có sự công chính của Đức Chúa Trời, vẫn phạm tội, và như thế đó, sự công chính của Đức Chúa Trời là nhu cầu khẩn cấp không chỉ cho Phao-lô mà cho cả nhân loại. 
Chúng ta nên nhận sự công chính của Đức Chúa Trời bởi sự hiểu biết chính xác về huyền nhiệm được ẩn dấu trong phép Báp-tem của Chúa Jêsus. Các bạn và tôi nên biết và tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong phép Báp-tem của Đấng Christ và huyết Ngài trên Thập-tự-giá. Rồi chỉ như thế thì linh hồn và thể xác của chúng ta, mà chính nó không có sự lựa chọn nào khác trừ ra phạm tội, được giải thoát khỏi tội lỗi của chúng ta. Chúng ta không được quên sự kiện Báp-tem của Đức Chúa Jêsus và Huyết Ngài trên Thập-tự-giá đã làm trọn sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Những ai không biết sự công chính của Đức Chúa Trời chỉ có thể tồn tại như một tội nhân cho đến khi chết, tuy nhiên họ khó có thể cố gắng giữ trọn luật pháp. Chúng ta phải nhận thức rằng Luật pháp của Đức Chúa Trời không được ban cho để chúng ta giữ chúng. Nhưng người theo chủ nghĩa Luật pháp không nhận ra rằng sự huyền nhiệm của sự cứu chuộc nằm trong “phép Báp-tem” mà Chúa Jêsus đã nhận cùng với huyết Ngài trên Thập-tự-giá. Như là một kết quả của việc này, họ hiểu sai Luật pháp của Đức Chúa Trời bởi nghĩ rằng Luật pháp được ban cho để họ vâng theo và họ giữ nó trong cuộc sống mơ hồ. Nhưng chúng ta phải nhận ra tội lỗi của chúng ta qua Luật pháp và sống bởi đức tin của chúng ta trong sự công chính của Đức Chúa Trời. Chúng ta không được chống lại sự công chính của Đức Chúa Trời để theo đuổi sự công chính riêng của chúng ta. Hơn thế nữa, chúng ta phải tin sự công chính của Đức Chúa Trời đã được làm trọn bởi Báp-tem của Đấng Christ và Huyết Ngài trên Thập-tự-giá. Nói cách khác, chúng ta cần học dâng sự cảm tạ lên cho Chúa chúng ta, Đấng đã làm trọn sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Đó là lý do tại sao Phao-lô nhìn vào xác thịt của riêng ông, để cuối cùng kêu lên rằng, “Khốn nạn cho tôi!,” nhưng vẫn dâng sự cảm tạ lên Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ. Lý do Phao-lô thực hiện sự xưng nhận này là vì ông càng phạm tội thì phép Báp-tem của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên Thập-tự-giá càng làm trọn sự công chính của Đức Chúa Trời. Cũng thế, chúng ta cũng kêu lên trong vui mừng và đắc thắng, vì chúng ta đã được cứu bởi đức tin của chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, mặc dù chúng ta sống trong cuộc sống khó khăn giữa Luật pháp của xác thịt và sự công chính của Đức Chúa Trời. Đức tin mà Phao-lô có là tin vào phép Báp-tem của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên Thập-tự-giá. Đó là cách thế nào mà Phao-lô đến cư ngụ trong đức tin của ông trong sự công chính của Đức Chúa Trời, và bởi tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời, ông có thể trở nên người ngợi khen Ngài. 
Trong Rô-ma chương 7, Phao-lô nói về tình trạng khốn nạn của ông trong quá khứ, trái với đức tin chiến thắng sau này vì đức tin của ông trong sự công chính của Đức Chúa Trời. 
“Vậy anh em há chẳng biết rằng luật pháp chỉ cai trị người ta khi còn sống hay sao?” (Rô-ma 7:1).
Điểm cao của chương 7 được tìm thấy trong câu 24 và 25. Phao-lô đã viết, “Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy? Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta! Như vậy, thì chính mình tôi lấy trí khôn phục luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng lấy xác thịt phục luật pháp của tội lỗi.” 
Trong Rô-ma đoạn 6, Phao-lô đã nói về đức tin dẫn chúng ta đến sự chết và sống lại cùng chung với Đấng Christ. Bởi sự hiệp một của chúng ta với phép báp tem của Chúa Jêsus và sự chết của Ngài trên Thập tự giá, chúng ta có thể đạt đến được đức tin này. 
Phao-lô đã nhận ra rằng ông là một người khốn nạn, là người có xác thịt hư nát, vì thế mà ông đã vi phạm Luật pháp của Đức Chúa Trời không chỉ trước khi ông gặp Chúa Jêsus nhưng ngay cả sau khi ông đã gặp gỡ Chúa Jêsus. Vì thế ông đã than thở rằng, “Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể hay chết này?” Kế đó ông đã nói thêm rằng ông có thể được giải cứu khỏi thân thể hay chết bởi tin nơi sự công chính của Đức Chúa Trời, “Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta!” Phao-lô đã được buông tha khỏi tội lỗi của xác thịt và tâm thần bởi tin nơi sự công chính của Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ và trở nên hiệp nhất với Ngài. 
Sự phát biểu cuối cùng của Phao-lô là, “Như vậy, thì chính mình tôi lấy trí khôn phục luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng lấy xác thịt phục luật pháp của tội lỗi” (Rô-ma 7:25). Và ở đầu chương 8, ông xưng nhận, “Cho nên hiện nay chẵng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ trong Đức Chúa Jêsus Christ, là những kẻ không bước đi theo xác thịt, nhưng theo Thánh linh. Vì luật pháp của Thánh linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết” (Rô-ma 8:1-2). 
Ban đầu Đức Chúa Trời đã ban hai luật pháp: luật pháp của Thánh linh sự sống và luật pháp của sự tội và sự chết. Luật pháp của Thánh linh sự sống đã cứu Phao-lô khỏi luật pháp của sự tội và sự chết. Nó có nghĩa là bởi tin nơi phép báp tem của Chúa Jêsus và sự chết của Ngài trên Thập tự giá, là sự cất đi mọi tội lỗi của Phao-lô, ông đã hiệp nhất chính mình với Chúa Jêsus và đã được cứu khỏi mọi tội lỗi của ông. Chúng ta phải hoàn toàn có đức tin hiệp nhất chúng ta với phép báp tem của Chúa và sự chết của Ngài trên Thập tự giá. 
Phao-lô đã thừa nhận trong Rô-ma đoạn 7 rằng trước kia ông bị kết án bởi Luật pháp, nhưng nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, ông đã được giải cứu khỏi sự kết án này. Như vậy, ông có thể phục vụ Đức Chúa Trời qua Đức Thánh Linh, là Đấng đã ngự trong ông. 
 
 

Lẽ thật mà Phao-lô đã nhận biết 

 
Phao-lô đã thừa nhận, “Luật pháp há là tội lỗi sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng tôi chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi” (Rô-ma 7:7). Ông không thể biết sự tham lam trừ khi Luật pháp nói, “Ngươi chớ tham lam.” Phao-lô đã giải thích mối quan hệ giữa Luật pháp và tội lỗi rằng, “Aáy đã bởi tội lỗi đã nhân dịp, bởi điều răn mà sanh ra mọi thứ ham muốn trong lòng tôi.” Điều này có nghĩa là tấm lòng con người vốn đầy tội lỗi. Từ khi con người được hoài thai trong tội lỗi, và được sanh ra với 12 loại tội lỗi.
Mười hai thứ tội lỗi này là dâm dậỉt, tà dâm, giết người, trộm cướp, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, và điên cuồng. Mọi người phạm những tội này cho đến khi họ chết. Làm sao có ai trên thế gian này có thể tuân theo Luật pháp và những điều răn của Đức Chúa Trời khi họ được sanh ra trong thế gian này với 12 tội lỗi đó? Chính khi chúng ta nghe lời của Luật pháp và những điều răn bảo chúng ta “nên” hay “không nên làm” thì tội lỗi bắt đầu hành động trong chúng ta. 
Khi chúng ta chưa biết Luật pháp và điều răn của Đức Chúa Trời, thì những tội lỗi trong chúng ta im lăẻng - ngủ. Nhưng sau khi nghe những điều răn bảo chúng ta những điều được làm và những điều không được làm, thì những tội lỗi này xuất hiện và khiến cho chúng ta phạm tội càng hơn. 
Bất cứ ai không được sanh lại hoăỉc không tin và hiểu lẽ thật của Nước và Thánh linh thì có tội lỗi trong họ. Kế đó tội lỗi này, bởi tác động nơi lời của những điều răn, sản sinh ra nhiều tội lỗi nữa. Luật pháp dạy bảo con người những điều được làm và những điều không được làm, giống như một huấn luyện viên cố gắng thuần hóa tội lỗi. Tuy nhiên, tội lỗi thì chống nghịch lại những điều răn của Đức Chúa Trời và bất tuân những điều răn đó. Khi một tội nhân nghe những điều răn, thì tội lỗi trong lòng người đó hành động và dẫn họ đến việc phạm nhiều tội hơn nữa. 
Chúng ta có thể nhận ra qua Mười Điều Răn là chúng ta có tội. Vì thế vai trò của Luật pháp là bày ra tội lỗi trong lòng chúng ta, khiến chúng ta nhận ra rằng những điều răn của Đức Chúa Trời là thánh, và để đánh thức chúng ta về sự phạm tội của chúng ta. Theo nguồn gốc của chúng ta, thì chúng ta đã được sanh ra với sự tham lam để có lòng tham tất cả mọi thứ mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng, luôn cả những tài sản hay vợ, chồng mà không phải của chúng ta. Vì thế, điều răn “Đừng tham lam” nói với chúng ta rằng chúng ta được sinh ra là những tội nhân, và bị số phận đi đến hỏa ngục từ ngày chúng ta mới sinh ra. Nó cũng bày tỏ cho chúng ta sự cấp bách về Cứu Chúa, là Đấng làm trọn sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Đó là tại sao Phao-lô thừa nhận rằng tội lỗi đã nhân dịp bởi điều răn mà sanh ta mọi thứ ham muốn xấu xa trong lòng ông. Phao-lô đã nhận ra rằng ông là một tội nhân lớn, là người vi phạm những điều răn tốt đẹp của Đức Chúa Trời, vì ông vốn được sanh ra trong tội lỗi và với tội lỗi trước khi tin nơi sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Khi chúng ta đọc trong đoạn 7, chúng ta thấy rằng Thánh Phao-lô rất thiêng liêng, có một sự hiểu biết rộng rãi về Kinh thánh, có sự hiểu biết và những kinh nghiệm thuộc linh tuyệt vời. Ông hoàn toàn biết bởi Luật pháp mà tội lỗi ở trong ông, và với những điều răn đã sản sinh ra trong ông mọi sự ham muốn xấu xa. Ông đã biết rằng Luật pháp của Đức Chúa Trời có vai trò là bày tỏ ra tội lỗi ở trong ông. Khi những tội lỗi này tỉnh giấc, ông cũng thừa nhận rằng những điều răn, là điều vốn để mang sự sống, đã mang đến cho ông sự chết. 
Đức tin của bạn thì thế nào? Nó có giống như của Phao-lô không? Không phải tội lỗi vẫn ở trong lòng bạn cho dù bạn có tin Chúa Jêsus hay không sao? Nếu vậy, có nghĩa là bạn vẫn không biết về sự công chính của Đức Chúa Trời, chưa nhận được Đức Thánh Linh, và vẫn là một tội nhân là người bị số phận nơi hỏa ngục để bị phán xét về tội lỗi của chính bạn. Bạn có công nhận những sự thật này không? Nếu bạn có, thì hãy tin nơi Phúc âm của Nước và Thánh linh, là điều bày tỏ sự công chính của Đức Chúa Trời. Bạn sẽ được cứu khỏi mọi tội lỗi của bạn, sẽ có Đức Thánh Linh ngự trên bạn. Chúng ta phải tin nơi Phúc âm của Nước và Thánh linh. 
 
 

Tội lỗi nhân dịp dùng điều răn dỗ dành Phao-lô 

 
Thánh Phao-lô đã nói, “Vậy thì té ra điều răn, vốn nên làm cho tôi sống đã dắt tôi đến sự chết. Vì tội lỗi đã nhân dịp, dùng điều răn dổ dành tôi, và nhân đó làm cho tôi chết” (Rô-ma 7:10-11). Nói cách khác, tội lỗi đã dổ dành Phao-lô bằng cách lợi dụng điều răn. Phao-lô đã tin rằng điều răn là sự tốt lành và công bình, tuy nhiên 12 loại tội lỗi đã sống lại và làm ông đau khổ trong lòng. Điều này có nghĩa là ông đã bị dỗ dành bởi tội lỗi vì ông đã không thể hiểu mục đích về những điều răn của Đức Chúa Trời. 
Ban đầu Phao-lô nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã ban Luật pháp cho ông để ông tuân giữ nó. Nhưng sau đó, ông đã nhận ra rằng Luật pháp không phải được ban cho để tuân theo, nhưng để bày ra tội lỗi trong lòng con người, cùng với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, và để cho những người không tin bị đoán xét bởi Ngài. Đó là lý do tại sao Phao-lô đã nghĩ ông bị dỗ dành bởi tội lỗi, vì ông chưa hiểu những điều răn và Luật pháp của Đức Chúa Trời cách đúng đắn. Hầu hết con người hôm nay cũng bị dỗ dành cách như vậy. 
Chúng ta phải nhận biết rằng lý do mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những điều răn và Luật pháp là không phải cho chúng ta vâng theo đó, nhưng cho chúng ta nhận ra những tội lỗi của chính chúng ta và tìm kiếm sự công chính của Đức Chúa Trời bằng cách tin nơi Phúc âm của Nước và Thánh linh. Nhưng vì chúng ta cố gắng sống theo Luật pháp với tội lỗi của chúng ta, nên kết cuộc chúng ta tự nhiên bày ra tội lỗi của chúng ta. 
Do đó, một tội nhân nhờ Luật pháp nhận ra rằng cho dù Luật pháp là thánh, người đó cũng không có một sức mạnh hay khả năng nào để sống một cuộc sống thánh khiết. Trong lúc đó, người ấy trở thành một tội nhân, là người không có sự chọn lựa nào khác ngoài bị đày xuống địa ngục bởi Luật pháp. Những tội nhân, là những người không tin nơi Phúc âm của Nước và Thánh linh cứ tiếp tục nghĩ rằng Đức Chúa Trời ban cho họ Luật pháp để họ tuân theo. Họ cứ tiếp tục cố gắng tuân theo Luật pháp, nhưng họ sẽ tự lừa dối họ và cuối cùng sẽ rơi vào sự hủy diệt. 
Những người chưa tái sanh do vẫn chối từ sự công chính của Đức Chúa Trời phạm tội và rồi cố gắng để được tha tội bằng cách cầu nguyện ăn năn. Tuy nhiên, cuối cùng họ sẽ nhận ra rằng họ hiểu sai mục đích của Luật pháp Đức Chúa Trời và đã tự lừa dối họ. Tội lỗi lợi dụng điều răn, đã dỗ dành họ. Luật pháp của Đức Chúa Trời là thánh, nhưng tội lỗi trong họ đã dẫn họ đến sự chết. 
Phao-lô đã nói, “Aáy vậy, luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành. Vậy thì điều lành trở làm cớ cho tôi chết sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng ấy là tội lỗi đã làm cho tôi chết, hầu khi nó nhân điều lành làm chết tôi, tự bày ra nó là tội lỗi; đến nỗi tội lỗi nhân điều răn trở nên cực ác.” (Rô-ma 7:12-13). Những người hiểu lẽ thật này nhận ra họ cần đến sự công chính của Đức Chúa Trời, và vì lý do đó, họ tin rằng Phúc âm của Nước và Thánh linh là lẽ thật. Một người tin nơi Phúc âm của Nước và Thánh linh cũng tin nơi sự công chính của Đức Chúa Trời. Hãy để chúng ta được giải cứu khỏi mọi tội lỗi của chúng ta và đạt đến sự thánh khiết của Đức Chúa Trời bởi tin nơi sự công chính của Ngài. Tôi ước ao tất cả các bạn đều được phước bởi phúc âm này.
 
 
Xác thịt và tâm thần của Phao-lô như thế nào? 
 
Phao-lô được đầy dẫy Đức Thánh Linh và có một sự hiểu biết sâu xắc về Lời Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, ông đã đề cập về xác thịt của ông trong những lời sau đây: “Vả, chúng ta biết luật pháp là thiêng liêng; nhưng tôi là tánh xác thịt đã bị bán cho tội lỗi. Vì tôi không hiểu điều mình làm: tôi chẳng làm điều mình muốn, nhưng làm điều mình ghét. Song nếu tôi làm điều mình chẳng muốn, thì bởi đó nhận biết luật pháp là tốt lành. Bấy giờ chẳng phải tôi làm điều đó nữa, nhưng ấy là tội lỗi ở trong tôi.” (Rô-ma 7:14-17). Ông đã nói rằng ông phạm tội lẽ tự nhiên vì ông là người trần tục. Vì ông là người thế gian, nên ông đã nhìn thấy chính ông đã tìm kiếm sự ham muốn của xác thịt, cho dù ông chỉ muốn làm những điều lành. 
Vì thế Phao-lô đã nhận ra rằng, “Vì theo người bề trong, tôi vẫn lấy luật pháp Đức Chúa Trời làm đẹp lòng; nhưng tôi cảm biết trong chi thể mình có một luật khác giao chiến với luật trong trí mình, bắt mình phải làm phu tù cho luật của tội lỗi, tức là luật ở trong chi thể tôi vậy.” (Rô-ma 7:22-23). Đây là tại sao ông đã than thở về xác thịt của ông, ông đã kêu than rằng “Ôi khốn nạn cho tôi!” (Rô-ma 7:24) Ngay cả sau khi Phao-lô được tái sanh, ông vẫn bị đau buồn bởi vì điều dữ cứ hiện diện trong ông, mặc dù ông chỉ muốn làm điều lành. Khi Phao-lô nói rằng điều dữ ở trong ông, thì có nghĩa là ông đang nói về xác thịt của chính ông. Ông đã nhìn thấy luật khác ở trong chi thể của ông, đấu tranh chống lại với luật của Thánh linh, khiến cho ông chịu thua xác thịt, và dẫn ông đến sự phạm tội. Ông đã chỉ có thể nhận ra rằng ông không có cách nào khác ngoài việc phải chịu phán xét khi ông thấy xác thịt của ông đưa ông đến tội lỗi. Bởi vì Phao-lô cũng có xác thịt, ông đã than thở về tội lỗi đã nảy sinh ra từ xác thịt của ông. 
Đó là lý do mà Phao-lô đã kêu lên “Ôi khốn nạn cho tôi!” Nhưng ông cũng cảm tạ Đức Chúa Jêsus Christ vì đã làm trọn sự công chính của Đức Chúa Trời. Đó là vì ông tin rằng Chúa Jêsus đã đến thế gian, chịu phép báp tem, và bị đóng đinh để ban sự tha tội cho toàn thể loài người. Ông có thể thật lòng cảm tạ Đức Chúa Trời, vì ông có đức tin hiệp nhất với phép Báp tem và Huyết của Đức Chúa Jêsus Christ. 
Phao-lô biết rằng khi Giăng làm báp tem cho Chúa Jêsus, thì tất cả tội lỗi của ông cũng như của thế gian đã chất trên Chúa Jêsus một lần cho tất cả. Ông cũng biết rằng khi Chúa Jêsus chết trên Thập tự giá, tất cả chúng ta cũng đã chết về tội lỗi. Vì thế chúng ta phải có một đức tin hiệp nhất lại với lẽ thật của nước và Thánh linh. Tấm lòng bạn có hiệp nhất với phép Báp tem và Huyết của Đức Chúa Jêsus Christ hay không? Nói cách khác, bạn đã có hiệp nhất tấm lòng bạn với Phúc âm của Nước và Thánh linh, là Phúc âm làm trọn sự công chính của Đức Chúa Trời chưa? Chúng ta phải có đức tin hiệp nhất trong phép báp tem mà Chúa chúng ta đã nhận nơi Giăng và huyết mà Ngài đã đổ ra trên Thập tự giá. Nó rất quan trọng cho chúng ta để có đức tin hiệp nhất vì hiệp nhất với Phúc âm của Nước và Thánh linh là hiệp nhất với sự công chính của Chúa. 
Rô-ma 6:3 chép, “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao?” Đây có nghĩa là bởi tin nơi Báp-tem của Chúa Jêsus, chúng ta cũng được báp tem với Ngài, có nghĩa là chúng ta đã trở nên hiệp nhất trong sự chết của Chúa chúng ta. Đó là, bởi được báp tem trong sự hiệp nhất qua đức tin, chúng ta đã được báp tem thuộc linh trong sự chết của Ngài. Để hiệp nhất với Chúa là hiệp nhất với phép Báp tem của Ngài và để cùng chết với Ngài. 
Do đó chúng ta phải tin và hiệp nhất với phép Báp-tem của Chúa Jêsus và sự chết của Ngài trên Thập tự giá, là điều đã làm trọn sự công chính của Đức Chúa Trời. Nếu bạn chưa tin nơi Phúc âm của Nước và Thánh linh, là Phúc âm nắm giữ sự công chính của Đức Chúa Trời, thì bạn chưa hiệp nhất với phép Báp-tem của Chúa Jêsus và sự chết của Ngài. Và đó là trong Phúc âm này sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ. 
Nếu tấm lòng của chúng ta không hiệp nhất với phép Báp-tem của Chúa Jêsus và sự chết của Ngài trên Thập tự giá, thì đức tin của chúng ta chỉ là lý thuyết và vô ích mà thôi. Hãy hiệp nhất chính bạn với phép Báp-tem của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên Thập tự giá và tin vào đó. Đó là những gì chúng ta nên tin. Một đức tin lý thuyết thì vô ích. Thí dụ, một cái nhà đẹp thì có ích gì nếu nó không phải là của bạn? Để khiến sự công chính của Đức Chúa Trời là của chúng ta, chúng ta phải biết rằng mục đích cho phép Báp-tem của Chúa Jêsus là để tẩy sách tội lỗi của chúng ta, và sự chết của Ngài trên Thập tự giá là vì sự chết xác thịt của chúng ta. Qua đức tin của chúng ta nơi sự công chính của Đức Chúa Trời đã được làm trọn bởi Chúa chúng ta, chúng ta phải ăn năn một lần đủ cả và bước đi trong cuộc đời mới. 
Vì thế nhờ đức tin của chúng ta đã hiệp nhất với phép Báp-tem của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên Thập tự giá, sự công chính của Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ trở nên của chính bạn. Chúng ta phải hiệp nhất với phép báp tem và sự chết của Chúa Jêsus, vì nếu chúng ta không hiệp nhất, đức tin của chúng ta chẳng có ý nghĩa gì cả. 
“Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi khỏi thân thể hay chết này?” (Rô-ma 7:24) Đây không phải chỉ là sự than thở của Phao-lô, nhưng cũng là của bạn và tôi, và của tất cả những người vẫn còn cách xa Đấng Christ. Đấng đã giải cứu chúng ta khỏi nỗi đau đớn này là Chúa Jêsus, và nó có thể được giải quyết chỉ bởi tin nơi Chúa, là Đấng đã chịu báp tem, bị đóng đinh và sống lại vì chúng ta. 
Phao-lô đã nói, “Cảm tạ Đức Chúa Trời nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta!” Điều này chứng tỏ rằng Phao-lô đã hiệp nhất chính ông với Chúa. Chúng ta phải tin rằng nếu chúng ta hiệp nhất và có đức tin rằng Chúa đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi của chúng ta nhờ phép báp tem và huyết của Ngài, thì chúng ta sẽ được tha thứ và nhận được sự sống đời đời. Mọi tội lỗi của bạn sẽ chuyển sang Đức Chúa Jêsus Christ khi bạn tin nơi phép Báp-tem của Chúa Jêsus với một tấm lòng hiệp nhất. Bạn sẽ được chết và sống lại với Ngài sau khi đạt được một đức tin trong sự hiệp nhất với sự chết của Ngài trên Thập tự giá. 
Chúa Jêsus đã bắt đầu sự giảng dạy của Ngài trên đất lúc 30 tuổi. Điều đầu tiên Ngài đã làm trong sứ mệnh của Ngài là tẩy sạch tội lỗi của chúng ta bởi chịu báp tem nơi Giăng Báp-tít. Tại sao Ngài phải chịu báp tem? Đó là để Ngài mang tất cả tội lỗi của nhân loại. Vì thế, khi chúng ta hiệp nhất tấm lòng của chúng ta với sự công chính của Đức Chúa Trời, thì tất cả tội lỗi của chúng ta chắc chắn chuyển sang Chúa Jêsus qua phép báp tem của Ngài. Mọi tội lỗi của chúng ta đã được chuyển sang Chúa Jêsus và đã được tẩy sạch một lần đủ cả. 
Chúa chúng ta đã đến trong thế gian và chịu báp tem để mang lấy tất cả tội lỗi của chúng ta và đã chết để trả giá cho những tội lỗi đó. Chúa Jêsus đã nói với Giăng ngay trước khi Ngài chịu báp tem, “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công chính như vậy” (Ma-thi-ơ 3:15). “Mọi sự công chính” tượng trưng cho việc nhận phép báp tem của Chúa Jêsus, là sự tẩy sạch mọi tội lỗi của loài người, là những người có số phận nơi hỏa ngục, và cũng tượng trưng cho sự chết và sống lại của Ngài. Sự công chính của Đức Chúa Trời là gì? Theo như lời hứa của Đức Chúa Trời trong Cựu ước, thì phép báp tem và sự chết trên Thập tự giá của Chúa Jêsus, điều đã cứu mọi tội nhân, là sự công chính của Ngài. Lý do mà Chúa Jêsus đã đến thế gian trong hình thể của một con người và nhận phép báp tem để gánh lấy tất cả tội lỗi của con người trên Ngài và để tẩy sạch nó đi. 
Tại sao Giăng đã làm báp tem cho Chúa Jêsus? Đó là để làm trọn sự công chính của Đức Chúa Trời bằng cách gánh lấy mọi tội lỗi của loài người. Chúng ta, là những người đã được làm báp tem trong Đức Chúa Jêsus Christ, cũng đã được báp tem trong sự chết của Ngài và hiện nay bước đi trong cuộc sống mới, vì Ngài đã sống lại từ cõi chết. Có đức tin trong sự công chính của Đức Chúa Trời là tin và hiệp nhất tấm lòng chúng ta với phép báp tem của Chúa Jêsus, sự chết trên Thập tự giá và sự sống lại của Ngài. Nó rất quan trọng cho chúng ta để tin rằng Chúa Jêsus đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta trên chính Ngài khi Ngài chịu báp tem. Chúng ta đã bị chết với Chúa Jêsus khi Ngài chết trên Thập tự giá vì chúng ta đã hiệp nhất với Ngài qua phép báp tem của Ngài. Điều quan trọng cho chúng ta để hiệp nhất tấm lòng chúng ta với Chúa là bởi tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời, ngay cả sau khi được giải cứu khỏi mọi tội lỗi của chúng ta. Chúng ta có thể cảm tạ Đức Chúa Trời bởi vì chúng ta đã hoàn toàn chết với Đấng Christ khi Ngài chết trên Thập tự giá, vì Ngài đã gánh lấy mọi tội lỗi của chúng ta qua phép báp tem của Ngài rồi. 
Hiệp nhất với Chúa Jêsus bởi đức tin là cần thiết ngay cả sau khi đã đạt được sự công chính của Đức Chúa Trời qua sự ăn năn của chúng ta, đức tin của chúng ta có thể chỉ là một quy ước. Nhưng nếu chúng ta hiệp nhất tấm lòng của chúng ta với sự công chính của Chúa, thì tấm lòng của chúng ta sẽ sống với Ngài. Nếu chúng ta hiệp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời, thì chúng ta sẽ sống với Ngài, nhưng nếu chúng ta không hiệp nhất, thì chúng ta không thể tránh khỏi việc trở nên không thích hợp đối với Ngài. Nếu chúng ta không hiệp nhất với Ngài và chỉ là những khán giả của Ngài, giống như chúng ta đang mê ngắm sân vườn của người hàng xóm chúng ta, chúng ta sẽ trở nên không thích hợp đối với Đức Chúa Trời do bị tách rời khỏi Ngài. Vì thế, chúng ta phải hiệp nhất với Lời Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài trong đức tin. 
 
 
Nếu chúng ta có đức tin trong sự hiệp nhất với phép Báp-tem của Chúa Jêsus và sự chết của Ngài trên Thập tự giá, thì chúng ta là những Cơ Đốc Nhân được hiệp nhất với Đức Chúa Trời 
 
Tin sự công chính của Đức Chúa Trời là hiệp nhất với Chúa và có đức tin để hiểu biết sự công chính của Ngài. Mỗi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta nên hiệp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời. Đó là cách chúng ta nên sống. Nếu chúng ta không hiệp nhất với sự công chính của Ngài, thì chúng ta sẽ trở thành nô lệ cho xác thịt của chúng ta và chết, nhưng chính lúc chúng ta hiệp nhất chính chúng ta với sự công chính của Đức Chúa Trời, thì mọi tội lỗi của chúng ta sẽ được tha thứ. Chỉ khi chúng ta hiệp nhất với sự công chính của Chúa thì chúng ta mới trở nên những đầy tớ của Ngài. Tất cả những công việc của Đức Chúa Trời sẽ trở nên thích hợp cho chúng ta và như vậy, mọi công việc và năng lực của Ngài sẽ trở thành của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta không hiệp nhất với Ngài, chúng ta sẽ không liên quan đến sự công chính của Ngài. 
Chúng ta nhu nhược và yếu đuối trong xác thịt, cũng như Phao-lô vậy, vì thế chúng ta phải hiệp nhất trái tim chúng ta với sự công chính của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải hiệp nhất và tin rằng Chúa Jêsus đã chịu báp tem bởi Giăng và chịu đóng đinh để cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi của chúng ta. Đây là loại đức tin làm vui lòng Đức Chúa Trời và đem lại những phước hạnh cho thân thể và tâm linh của chúng ta. Nếu chúng ta tin nơi những sự nổ lực của Chúa với tấm lòng hiệp nhất trong đức tin, thì tất cả những ơn phước đã hứa của Thiên đàng sẽ cũng là của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta phải được hiệp nhất với Ngài. 
Ngược lại, nếu chúng ta không hiệp nhất tấm lòng của chúng ta với sự công chính của Đức Chúa Trời, thì chúng ta không được phục vụ Ngài. Những người Chúa Jêsus không hiệp nhất tấm lòng họ với sự công chính của Đức Chúa Trời thì yêu những vật quí báu thuộc về thế gian hơn cả tất cả. Họ chẳng khác gì những người ngoại đạo trên thế giới. Họ sẽ trở nên nhận biết giá trị của sự công chính Đức Chúa Trời khi của cải của họ, là những thứ họ yêu thích như cuộc sống của họ, bị cất đi khỏi họ. Vật chất không thể có giá trị hay sức mạnh để điều khiển cuộc sống của con người. Chỉ sự công chính của Đức Chúa Trời mới có thể ban cho chúng ta sự tha thứ tội lỗi, ban cho chúng ta sự sống đời đời và những phước hạnh. Vật chất không đáng giá cho cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải nhận biết rằng nếu chúng ta hiệp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời, thì chúng ta, cũng như láng giềng của chúng ta, sẽ sống. 
Tấm lòng của chúng ta phải hiệp nhất trong sự công chính của Chúa. Chúng ta phải sống bởi đức tin và hiệp nhất lòng chúng ta với Đấng Christ. Đức tin được hiệp nhất với sự công chính của Đấng Christ thì thật tốt đẹp. Điều Phao-lô nói cuối cùng trong đoạn 7 là chúng ta nên sống cuộc sống thuộc linh trong sự hiệp nhất với Chúa. 
Bạn có từng thấy ai trở thành một đầy tớ của Đức Chúa Trời mà lòng người đó không hiệp nhất với sự công chính của Ngài chưa? Chẵng có ai cả! Bạn có thấy ai hiểu biết Phúc âm của Nước và Thánh linh như một điều kiện cần thiết cho sự tha thứ tội lỗi mà không nối liền với sự công chính của Đức Chúa Trời chưa? Không có ai cả! Không cần biết chúng ta hiểu biết bao nhiêu về Kinh thánh, đức tin chúng ta sẽ trở nên vô ích trừ khi chúng ta hợp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời và tin rằng bởi tin nơi phép báp tem của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên Thập tự giá, chúng ta có thể được giải cứu khỏi mọi tội lỗi của chúng ta. 
Ngay cả nếu chúng ta đã một lần nhận được sự tha thứ tội và tham gia nhóm họp, nhưng nếu chúng ta không hiệp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời, thì chúng ta là tội nhân, là những người không có phần trong chương trình của Chúa. Dù chúng ta nói rằng chúng ta tin nơi Đức Chúa Trời, chúng ta có thể bị tách rời khỏi Chúa nếu chúng ta không hiệp nhất với sự công chính của Ngài. Chúng ta phải hiệp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời nếu chúng ta muốn được an ủi, giúp đỡ và hướng dẫn bởi Đấng Christ. 
Bạn đã nhận được sự công chính của Đức Chúa Trời và sự tha thứ tội lỗi của bạn bởi tin nơi Phúc âm của Nước và Thánh linh chưa? Bạn có giống như Phao-lô mỗi ngày lấy trí khôn của bạn phục luật pháp của Đức Chúa Trời trong khi lấy xác thịt của bạn phục luật pháp của tội lỗi không? Chúng ta phải hợp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời mọi lúc. Chuyện gì sẽ xãy ra nếu chúng ta không hiệp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời? Chúng ta sẽ bị hủy diệt. Nhưng những người hiệp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời sẽ dẫn đến sự sống, là sự sống được hiệp nhất với hội thánh của Ngài. 
Tin sự công chính của Đức Chúa Trời có nghĩa là hợp nhất với hội thánh và đầy tớ của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể tiếp tục sống bởi đức tin chỉ khi chúng ta được hiệp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời mỗi ngày. Những người đã được tha thứ tội lỗi của họ bởi tin nơi sự công chính của Đức Chúa Trời phải được hiệp nhất với hội thánh của Đức Chúa Trời mỗi ngày. Vì xác thịt luôn luôn muốn phục luật pháp của tội lỗi, chúng ta phải luôn luôn suy gẫm luật pháp của Đức Chúa Trời và sống bởi đức tin. Chúng ta có thể được hiệp nhất với Chúa nếu chúng ta luôn suy gẫm và tập trung vào sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Chúng ta, những người tin sự công chính của Đức Chúa Trời, nên hiệp nhất với hội thánh và đầy tớ của Đức Chúa Trời mỗi ngày trên căn bản. Để làm như vậy, chúng ta phải luôn luôn nhớ đến sự công chính của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nghĩ về và hiệp nhất với hội thánh của Đức Chúa Trời mỗi ngày. Chúng ta phải suy gẫm về lẽ thật rằng Chúa đã chịu báp tem để thay chúng ta mang lấy tất cả tội lỗi của chúng ta. Khi chúng ta hợp nhất với niềm tin này và sự công chính của Đức Chúa Trời, thì chúng ta sẽ có sự bình an từ nơi Đức Chúa Trời, và chúng ta sẽ được Ngài đổi mới, ban phước và làm cho có năng lực. 
Hãy hiệp nhất chính bạn với sự công chính của Đức Chúa Trời. Thì bạn sẽ tìm thấy năng lực mới. Hãy hiệp nhất với Báp-tem của Chúa Jêsus trong sự công chính của Đức Chúa Trời ngay bây giờ thì tội lỗi của bạn sẽ được hoàn toàn cất đi. Hãy hiệp nhất lòng của bạn với sự chết của Đấng Christ trên Thập tự giá. Bạn cũng sẽ chết với Ngài. Hãy hiệp nhất với sự phục sinh của Chúa. Bạn cũng sẽ sống lại với Ngài. Tóm lại, khi bạn hiệp nhất với Đấng Christ trong lòng bạn, và do đó bạn sẽ được giải cứu khỏi mọi tội lỗi của bạn. 
Điều gì xảy ra nếu chúng ta không hiệp nhất với Đấng Christ? Chúng ta có thể nhầm lẫn và hỏi, “Tại sao Chúa Jêsus chịu báp tem? Chỉ có một sự khác biệt giữa Cựu ước và Tân ước là Cựu ước nói về ‘sự đặt tay’ và Tân ước nói về phép báp tem. Vậy thì, có gì là vấn đề lớn đâu?” Một sự hiểu biết đơn phương hay một đức tin lý thuyết thì không phải là một đức tin thực sự, và rốt cuộc nó dẫn tín đồ đến việc tách rời khỏi Đức Chúa Trời. 
Những người tin nơi lối này thì giống như một sinh viên chỉ tiếp thu kiến thức từ những thầy giáo của anh ta. Nếu người sinh viên thật sự tôn trọng những thầy giáo của anh ta, thì anh ta cũng sẽ học những tính cách cao quý, sự lãnh đạo và những nhân phẩm tuyệt vời của họ. Chúng ta không nên tiếp thu Lời của Đức Chúa Trời chỉ những một mảnh kiến thức khác, nhưng nên học phẩm hạnh, tình yêu, sự nhân từ, và sự công bình của Đức Chúa Trời với tấm lòng của chúng ta. Chúng ta nên từ bỏ quan niệm cố gắng học Lời của Ngài chỉ như kiến thức, nhưng hiệp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời. Hợp nhất với sự công chính của Ngài dẫn tín đồ đến việc nhận được sự sống thật. Hãy hiệp nhất với Chúa! Một đức tin hiệp nhất là đức tin thật. Một đức tin lý thuyết và sự hiểu biết đơn phương thì không phải là đức tin hiệp nhất, nhưng chỉ là một đức tin hời hợt. 
“Sự nhân từ của Đức Chúa Trời,” khi được hát trong một bài thánh ca “là một đại dương thiêng liêng bao la, không đáy” Khi trái tim chúng ta hiệp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời, thì sẽ có một sự bình yên bao la và không đáy như sự nhân từ của Đức Chúa Trời mà đã ban cho chúng ta qua sự công chính của Ngài. Nhưng một đức tin lý thuyết và sự hiểu biết đơn phương mà không hiệp nhất với Đức Chúa Trời thì như biển cạn. Nếu biển cạn, thì nó dễ dàng sủi bọt, nhưng sự ùa đến của những cơn sóng xanh, nơi đại dương thì rất sâu, không thể tả được. Nhưng nơi biển cạn, khi những đợt sóng chạm bờ, nó đông lại, vỡ ra, sủi bọt và trộn lẫn trong một mớ hỗn độn. Đức tin của những người không hiệp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời thì giống như những đợt sóng này trên biển cạn. 
Tấm lòng của những người hiệp nhất với Lời Đức Chúa Trời thì sâu sắc, tập trung xung quanh Chúa, kiên định và không lung lai trong mọi hoàn cảnh. Lòng của họ hướng đến ý muốn của Đấng Tối Cao. Nhưng những người có tấm lòng không hợp nhất với sự công chính của Ngài thì dễ dàng lung lai trong khó khăn dù là nhỏ nhất. 
Chúng ta phải có đức tin hiệp nhất với Chúa. Chúng ta phải hợp nhất với Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta không được lung lai trong những trường hợp không đáng kể. Những người hiệp nhất với Chúa đã được báp tem với Đấng Christ, đã chết với Đấng Christ và sống lại với Ngài từ cõi chết. Vì chúng ta không còn thuộc về thế gian nữa, nên chúng ta phải hiệp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời để vui lòng Ngài, là Đấng đã tiếp nhận chúng ta như những đầy tớ công chính. 
Nếu chúng ta hiệp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ luôn luôn bình an, vui vẻ, và đầy năng lực bởi vì năng lực của Chúa sẽ trở nên của chúng ta. Với quyền năng và những ơn phước của Ngài, chúng ta sẽ sống với những phước hạnh lớn. Nếu chúng ta hợp nhất với phép báp tem của Chúa Jêsus và sự chết của Ngài trên Thập tự giá bởi đức tin, tất cả năng lực của Ngài sẽ trở nên của chính chúng ta. 
Hãy hiệp nhất lòng bạn với Chúa. Nếu bạn hiệp nhất với Chúa, bạn cũng được hiệp nhất với hội thánh của Đức Chúa Trời. Và những người được hiệp nhất với Đức Chúa Trời sẽ hiệp nhất với nhau, làm việc của Ngài trong tình anh em và cùng nhau lớn lên trong đức tin bởi Lời của Ngài. 
Tuy nhiên, nếu chúng ta không hiệp nhất lòng chúng ta với Đấng Christ, thì chúng ta sẽ mất mọi thứ. Dù cho nếu đức tin của chúng ta nhỏ như những hạt mù tạt đi nữa, thì Chúa cũng đã tha thứ tội của chúng ta một lần đủ cả rồi. Chúng ta nên hiệp nhất với lẽ thật này mỗi ngày, bất chấp những sự yếu đuối của chúng ta. Chỉ một đức tin hiệp nhất sẽ cho phép bạn sống và dâng lời cảm tạ Đức Chúa Trời nhờ Đức Chúa Jêsus Christ. 
Khi chúng ta hiệp nhất với sự công chính của Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy năng lực mới và tấm lòng chúng ta sẽ trở nên kiên định. Lòng chúng ta trở nên công bình khi chúng ta hiệp nhất với Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể đạt được sự quyết tâm phục sự Chúa bởi làm theo ý riêng của chúng ta. Khi chúng ta hiệp nhất với báp tem của Chúa Jêsus, Thập tự giá của Ngài và sự phục sinh, thì đức tin của chúng ta sẽ lớn lên và đứng cách vững vàng trên Kinh thánh. 
Chúng ta phải hiệp nhất lòng chúng ta với Chúa. Chỉ đức tin hiệp nhất với Ngài mới là đức tin thật; bởi đó đức tin không hiệp nhất với Ngài là đức tin giả. 
Chúng ta dâng lời cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài đã cho phép chúng ta hiệp nhất với Chúa bởi ban cho chúng ta báp tem của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên Thập tự giá. Chúng ta phải hiệp nhất lòng chúng ta với Ngài từ hôm nay cho đến ngày cuối cùng, là khi chúng ta được gặp Chúa lần nữa. Chúng ta hãy hiệp nhất với Ngài. 
Chúng ta cần hiệp nhất lòng chúng ta với Đức Chúa Trời bởi vì chúng ta yếu đuối trước mặt Ngài. Phao-lô cũng đã hiệp nhất với Đức Chúa Trời và được giải cưú khỏi tội lỗi của ông. Ông trở thành đầy tớ yêu quý của Đức Chúa Trời, là người đã rao giảng Phúc âm cho toàn thế giới, bởi biết và tin nơi Phúc âm của Nước và Thánh linh được ban cho bởi Đức Chúa Jêsus Christ, là sự công chính của Đức Chúa Trời. Bởi vì chúng ta yếu đuối, dùng trí không phục luật pháp của Đức Chúa Trời nhưng dùng xác thịt phục luật pháp của tội lỗi, nên chúng ta chỉ có thể sống bởi hiệp nhất với Chúa. 
Bây giờ bạn đã được biết về đức tin hiệp nhât với sự công chính của Chúa Jêsus chưa? Đức tin của bạn có hiệp nhất với báp tem của Chúa Jêsus không? Bây giờ là lúc cho bạn có một đức tin tin nơi phép báp tem và huyết của Chúa Jêsus. Trong số các bạn, người chưa có đức tin hiệp nhất với sự công chính của Đức Chúa Trời đã bị thất bại trong niềm tin, trong sự cứu rỗi của họ và trong đời sống họ.
Vì thế, sự công chính của Chúa là sự đòi hỏi cần thiết cho sự giải cứu của bạn. Trở nên hiệp nhất với Chúa là ơn phước đưa chúng ta đến việc nhạân sự tha thứ tội và trở nên con cái của Đức Chúa Trời. Nhận sự công chính của Đức Chúa Trời bởi hiệp nhất chính bạn và tin nơi sự công chính của Ngài. Thì sự công chính của Đức Chúa Trời sẽ trở nên của bạn, và phước hạnh của Ngài luôn luôn ở với bạn. 
 
 
Cảm tạ Đức Chúa Jêsus Christ!
 
Thánh Phao-lô đã nói rằng ông cảm tạ Đức Chúa Trời nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta. Ông đã cảm tạ vì sự công chính của Đức Chúa Trời mà ông đã nhận bởi đức tin qua Đức Chúa Jêsus Christ. Ngay cả sau khi Phao-lô tin sự công chính của Đức Chúa Trời, ông không thể chỉ phục luật pháp của Đức Chúa Trời bằng trí khôn của ông và luật pháp của tội lỗi bằng xác thịt của ông. Nhưng từ khi ông tin sự công chính của Đức Chúa Trời với cả tấm lòng của ông, thì lòng của ông không còn tội lỗi nữa. 
Phao-lô đã thừa nhận rằng ông đã được mua chuộc bởi Luật pháp trong Đức Chúa Jêsus Christ, và được cứu khỏi tội lỗi nhờ đức tin vì sự công chính của Đức Chúa Trời. Ông cũng đã nói rằng những người đang đối diện với cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời và hình phạt của Luật pháp Ngài sẽ vẫn có thể đạt được thành quả cứu rỗi bởi tin nơi sự công chính của Đức Chúa Trời trong lòng họ. Trong lòng những người tái sanh, có những mong muốn của Đức Thánh Linh cũng như những thèm muốn của xác thịt. Nhưng một người không tái sanh chỉ có những ham muốn của xác thịt mà thôi. Vì thế, tội nhân chỉ thèm muốn tội lỗi, và hơn nửa, qua bản năng tự nhiên của họ, họ cố gắng tô đẹp tội lỗi của họ trước đôi mắt của những người khác. 
Những chấp sự và trưởng lão là những người chưa tái sanh thường nói, “Tôi muốn sống cách đạo đức, nhưng tôi không biết sao nó lại khó quá.” Chúng ta phải nghĩ xem tại sao họ không thể không sống cách này. Bởi vì họ là tội nhân, chưa nhận được sự cứu rỗi bởi tin nơi sự công chính của Đức Chúa Trời. Trong lòng họ là tội lỗi bởi vì sự công chính của Đức Chúa Trời không được tìm thấy trong họ. Nhưng trong lòng của những người tái sanh thì có sự công chính của Đức Chúa Trời lẫn Đức Thánh Linh, nhưng không có tội lỗi trong đó. 
Khi Phao-lô có tội trong lòng ông, thì ông nói rằng “Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta! Như vậy, thì chính mình tôi lấy trí khôn phục luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng lấy xác thịt phục luật pháp của tội lỗi.” (Rô-ma 7:25) Có nghĩa là ông đã nhận được sự cứu rỗi khỏi mọi tội lỗi của ông bởi tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng đã làm trọn sự công chính của Đức Chúa Trời. 
Điều mà Phao-lô muốn nói trong đoạn 7 là, trước kia, khi ông là một tín đồ chưa tái sanh, ông đã không biết vai trò của Luật pháp là gì. Nhưng ông đã nói rằng Đấng giải cứu ông khỏi tình trạng khốn nạn, bởi vì tội lỗi, là Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng đã hoàn thành sự công chính của Đức Chúa Trời. Ai tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã làm trọn sự công chính của Đức Chúa Trời để giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi thì sẽ được cứu. 
Những người tin nơi sự công chính của Đức Chúa Trời thì dùng trí khôn phục luật pháp của Đức Thánh Linh nhưng dùng xác thịt phục luật pháp của tội lỗi. Xác thịt của họ vẫn hướng về tội lỗi bởi vì nó chưa được thay đổi, mặc dù họ đã được tái sanh. Xác thịt ham muốn tội lỗi, nhưng tâm thần, tin nơi sự công chính của Đức Chúa Trời, sẵn sàng để đi theo sự công chính của Ngài. Ngược lại, những người không nhận được sự tha thứ tội lỗi sẽ bị cả tâm thần lẫn xác thịt dẫn họ đến chổ phạm tội mà thôi, bởi vì tội lỗi được tìm thấy trong căn gốc của lòng họ. Nhưng những người biết và tin sự công chính của Đức Chúa Trời thì tồn tại bởi sự công chính của Ngài. 
Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, vì Ngài đã làm trọn mọi sự công chính của Đức Chúa Trời. Cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta sự công chính của Ngài và hướng dẫn chúng ta tin vào đó.