Search

Mahubiri

Chủ đề 6: Tà giáo

[6-1] CƠ-ĐỐC-NHÂN GIẢ và NHỮNG NGƯỜI TÀ GIÁO TRONG CƠ-ĐỐC-GIÁO (Ê-sai 28:13-14)

CƠ-ĐỐC-NHÂN GIẢ và NHỮNG NGƯỜI TÀ GIÁO TRONG CƠ-ĐỐC-GIÁO
( Ê-sai 28:13-14 )
“Lời Đức Giê-hô-va đối với họ sẽ là giềng mối thêm giềng mối, giềng mối thêm giềng mối; hàng thêm hàng, hàng thêm hàng; một chút chỗ nầy, một chút chỗ kia; hầu cho họ bước tới, thì ngã nhào và giập nát, sập bẫy, và bị bắt! Vậy nên, hỡi các ngươi là những người ngạo mạn, cai trị dân nầy ở Giê-ru-sa-lem, hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va.”
 

TÀ GIÁO THEO NGHĨA CỦA KINH THÁNH  
 
Kinh thánh định nghĩa danh từ “tà giáo” như thế nào?”
Kinh thánh định nghĩa một người tà giáo là một người có tội trong lòng mặc dù anh ta tin nơi Chúa Jêsus.
 
Ngày nay có nhiều người viết báo giả hình, đặc biệt là ở những nước phát triển. Họ là những người làm ra vẻ là nhà báo nhưng thường tống tiền những nạn nhân của họ, hăm dọa vạch trần những điều mà nạn nhân của họ đã làm. Giả hình có nghĩa là điều gì đó nhìn thấy thật nhưng không phải là đúng như vậy. Hay nói cách khác, nó ám chỉ đến điều gì đó mà bên trong thì hoàn toàn khác hẳn với bên ngoài. 
Những từ “tà giáo” và “giả tạo” thường được sử dụng, đặc biệt là trong những hội thánh Cơ Đốc.
Nhưng có vài sự định nghĩa rõ ràng về một người tà giáo là gì và điều gì được gọi là “giả tạo”. Không có nhiều người dạy về những khái niệm này cách chính xác dựa theo Kinh Thánh. 
Trong những trường hợp này, tôi cảm thấy có trách nhiệm vạch trần ra điều mà Kinh thánh định nghĩa về “tà giáo” và đưa ra một vài quan niệm về vấn đề này. Tôi cũng muốn chỉ ra một vài thí dụ của tà giáo trong cuộc sống thật và vì thế chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ. Bất cứ ai tin nơi Đức Chúa Trời đều phải suy nghĩ về tà giáo ít nhất một lần trong cuộc đời của họ.
Tít 3:10-11 định nghĩa một người tà giáo là một người gây chia rẽ là người bị buộc tội và bị dính díu tội lỗi, người tự đoán phạt. Một người tà giáo là một người tự đoán phạt mình như một tội nhân. Vì thế những người tin nơi Chúa Jêsus nhưng có tội lỗi trong lòng họ là những người tà giáo trước mặt Đức Chúa Trời.   
Chúa Jêsus đã cất đi tất cả tội lỗi qua báp tem của Ngài. Nhưng những người tà giáo từ chối không tin nơi lẽ thật Phúc âm, là Phúc âm mang sự cứu rỗi đến cho những tội nhân và vì thế tự đoán phạt họ để tham gia vào hàng ngũ của những tội nhân.
Bạn có phải là người tà giáo không? Chúng ta phải suy nghĩ về điều này nếu chúng ta muốn sống một đời sống trung thực và chính trực.
 
Chẳng phải bạn không tự đoán phạt mình là một tội nhân cho dù bạn tin nơi Chúa Jêsus nếu bạn chưa nghe về Phúc âm của nước và Thánh linh sao? Nếu bạn xem mình là một tội nhân, thì bạn đang làm hại đến Chúa Jêsus bởi coi thường sự cứu rỗi toàn hảo của Ngài và Phúc âm của nước và Thánh linh.
Gọi một ai đó là tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời có nghĩa là nhận rằng người đó không phải là con cái của Đức Chúa Trời. Những người xưng nhận với Chúa Jêsus rằng, “Lạy Chúa, con là một tội nhân,” thì phải xem xét lại niềm tin của riêng họ.
Làm sao bạn có thể tin nơi Chúa Jêsus và vẫn cho mình là một tội nhân khi Chúa Jêsus đã cất đi mọi tội lỗi của thế gian và đã cứu bạn hoàn toàn khỏi sự đoán phạt đời đời? Làm sao bạn có thể từ chối món qua cứu rỗi của Ngài và xác định bạn là một tội nhân khi Chúa Jêsus đã cất đi mọi tội lỗi của bạn qua phép báp tem của Ngài và đã chịu đoán phạt cách hoàn toàn vì chúng tại Thập tự giá?
Những người như vậy là những người tà giáo vì họ tình nguyện làm tội nhân xa cách với Lời của Đức Chúa Trời. Bạn phải biết Phúc-âm của nước và Thánh-linh để tránh phạm tội
tà giáo trước mặt Đức Chúa Trời.
Bất cứ ai tin nơi Chúa Jêsus nhưng chưa tái sanh thì là một người tà giáo bởi vì anh ta vẫn còn tội lỗi trong lòng.
Vì Đức Chúa Trời đã cất đi mọi tội lỗi của thế gian bao gồm cả của chính chúng ta, nên chúng ta là những người tà giáo nếu chúng ta từ khước ơn cứu rỗi này. Vì Đức Chúa Trời là thánh, nên chúng ta là những người tà giáo nếu chúng ta có tội lỗi trong lòng. Nếu chúng ta thật sự muốn trở nên công chính, thì chúng ta phải tin nơi Phúc-âm phép báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên thập tự giá.
 

NGUỒN GỐC CỦA TÀ GIÁO TRONG KINH THÁNH 
 
Phẩm chất quan trọng nhất của một thầy tế lễ là gì ?
Ông phải được tái sanh.
 
Hãy xem I Các-vua 12:25-26. “Giê-rô-bô-am bèn xây cất Si-chem trên núi Ép-ra-im, và ở tại đó. Đoạn từ đó người đi ra xây cất Phê-nu-ên. Bấy giờ, Giê-rô-bô-am nói thầm rằng: Hoặc nước sẽ trở về nhà Đa-vít chăng.” Giê-rô-bô-am là một trong những thuộc hạ của Sa-lô-môn. Khi Sa-lô-môn trở nên đồi bại vào những năm sau cùng của ông ta, thì Giê-rô-bô-am nổi loạn chống lại vua, và sau đó ông trở nên vị vua thứ 10 của I-sơ-ra-ên trong thời Rô-bô-am, con trai của Sa-lô-môn.
Điều lo lắng đầu tiên của Giê-rô-bô-am khi ông trở nên vua của I-sơ-ra-ên là dân sự của ông có thể trở lại Giu-đa là nơi có đền thờ.
Vì thế, ông nghĩ ra một ý để ngăn ngừa điều này xảy ra. Ông đã làm hai con bò vàng tai Bê-tên và Đan và ra lệnh dân sự thờ chúng. 1 Các vua 12:28 nói, “Vì thế vua bàn định rồi truyền làm hai con bò bằng vàng.” Ông đặt một con tại Bê-tên, con kia đặt tại Đan và ông ra lệnh cho dân sự của ông thờ phượng chúng. Bất chấp rằng làm như vậy là một tội lỗi ghê gớm. Thậm chí ông còn ép buộc những thầy tế lễ hướng dẫn sự thờ phượng.
“Sau việc ấy, Giê-rô-bô-am không trở lại con đường ác mình, nhưng người lại lập cho các nơi cao những thầy tế lễ chọn trong đám dân sự; phàm ai tình nguyện, thì được người biệt riêng ra làm thầy tế lễ tại các nơi cao.” (1 Các vua 13:33). Đó là căn nguyên của tà giáo.
Ngay cả hiện nay, những người tà giáo thụ phong chức tế lễ cho bất cứ ai tình nguyện làm công việc của Đức Chúa Trời. Bất cứ ai tốt nghiệp từ một trường thần học đều có thể trở thành một mục sư, một người giảng đạo, một giáo sĩ và một trưởng lão ngay cả nếu họ chưa được tái sanh bởi Nước và Thánh-linh.
Làm sao một ai đó có thể trở thành một mục sư trong khi chưa được tái sanh? Nếu một người như vậy được bổ nhiệm như một thầy tế lễ, hội thánh chọn lựa ông sẽ trở thành một nhà máy sản xuất người tà giáo.
Chúng ta hãy suy nghĩ lần nữa về nguồn gốc của tà giáo. Trước nhất, Giê-rô-bô-am thay thế Đức Chúa Trời bằng những con bò bằng vàng để duy trì quyền lực chính trị của ông. Thứ hai, ông phong chức cho bất cứ ai tình nguyện trở nên một thầy tế lễ. Nói cách khác, ông thụ phong cho người thường làm thầy tế lễ. Và ngày nay điều giống như vậy cũng đã đang thực hiện.
Lịch sử của tà giáo tiếp tục vận hành sau thời kỳ Giê-rô-bô-am. Những người chưa được tái sanh bởi nước và Thánh linh không bao giờ nên được phép trở nên một thầy tế lễ.
Một người chỉ tốt nghiệp từ một trường thần học có thể trở nên một mục sư hay một người truyền giáo không? Họ có thể nào phục vụ Đức Chúa Trời cho dù họ chưa được tái sanh không? Không bao giờ. Chỉ có những người được Đức Chúa Trời thừa nhận mới được phép trở nên những đầy tớ của Ngài. Những người được Đức Chúa Trời công nhận là những người tái sanh bởi nước và Thánh linh.
1Các-vua 12:25-26 và 1 Các-vua đoạn 13 chép rằng tội lỗi của Giê-rô-bô-am khiến Đức Chúa Trời nổi giận. Chúng ta nên biết hết về câu chuyện này, và nếu ai đó không quen thuộc với câu chuyện này, thì nên trở lại với Kinh Thánh và tìm ra.
Hãy suy nghĩ lần nữa nếu bạn đang thay thế Đức Chúa Trời bằng những con bò vàng trong chức vụ của bạn. Có khi nào đó, bạn đặt nặng những ơn phước thuộc về thế gian để rồi tín đồ của bạn không có thể trở về với Phúc-âm tái sanh của nước và Thánh-linh không?
Bạn có nói với tín đồ của bạn rằng họ có thể được chữa bệnh nếu họ tin nơi Chúa Jêsus không? Bạn có phong chức cho những người chưa tái sanh trở thành những mục sư hoặc những nhân sự của hội thánh bạn và cho rằng giáo phái của bạn là giáo phái chính thống duy nhất không? Vậy thì bạn đang phạm tội như tội của Giê-rô-bô-am trước mặt Đức Chúa Trời và đang khơi dậy cơn thạnh nộ của Ngài.
 


NHỮNG NGƯỜI TÀ GIÁO THỜ PHƯỢNG MỘT CHÚA CỦA NHỮNG CON BÒ BẰNG VÀNG 

   
Ngay cả ngày nay, có nhiều người tà giáo là những người thờ phượng những con bò bằng vàng. Họ nói rằng Đức Chúa Trời đã ban phước cho Sa-lô-môn khi ông dâng một ngàn của lễ thiêu cho Đức Chúa Trời. 1 Các vua 3:3-5 nói, “Sa-lô-môn kính mến Đức Giê-hô-va, và đi theo các luật lệ của Đa-vít, cha mình; song người dâng của lễ và xông hương tại trên nơi cao. Vua đi đến Ga-ba-ôn đặng dâng của lễ tại đó, vì nơi cao ấy là trọng nhất; trên bàn thờ đó Sa-lô-môn dâng một ngàn con sinh làm của lễ thiêu.”
Họ lừa tiền của tín đồ của họ với những lời hứa lừa gạt “một ngàn của lễ thiêu của Sa-lô-môn”. Những tín đồ đáng thương này bị moi tiền của họ. Và những người thờ cúng những con bò vàng như chúa của họ bị cướp đoạt tiền bạc, là thứ được dùng như sự đóng góp để xây những nhà thờ. Không phải vì nhà thờ của họ quá nhỏ, nhưng bởi vì họ muốn moi móc tiền tín đồ của họ.
Đặt những con bò vàng cho những giáo đoàn của họ thờ cúng chỉ là một lý do tà giáo đặt ra để moi móc tiền của tín đồ. Chúng ta là những người tin nơi Đức Chúa Trời không bao giờ nên bị những sự như vậy lừa dối. Nếu bạn dâng tiền trong việc thờ cúng những con bò vàng, nó không phải là dâng cho Đức Chúa Trời, nhưng cuối cùng nó vào túi của những thầy tế lễ giả mạo là những người đầy lòng tham lam như Giê-rô-bô-am. Bạn đừng bao giờ để bị rơi vào những cạm bẫy của những tà giáo như vậy.
Vậy thì tại sao Đức Chúa Trời vui lòng với một ngàn của lễ thiêu của Sa-lô-môn? Bởi vì Sa-lô-môn biết tội lỗi của chính ông, công nhận rằng ông đáng phải chết vì những tội lỗi đó và đã dâng của lễ theo với đức tin. Ông đã dâng một ngàn của lễ thiêu với lòng biết ơn vì sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Sa-lô-môn dâng một ngàn của lễ thiêu mỗi ngày, suy gẫm về sự cứu chuộc của nước và Thánh-linh.
Bây giờ, các bạn nên nhớ ý nghĩa thật sự của tà giáo để nhờ đó chúng ta sẽ không bao giờ bị cám dỗ bởi những thầy tế lễ giả mạo.
 
 

NHỮNG MỤC SƯ KHÔNG TÁI SANH LÀ NHỮNG NGƯỜI TÀ GIÁO

 
Những người tà giáo nói gì về tái sanh?
Họ nói họ được tái sanh trong khải tượng, giấc mơ, và các loại kinh nghiệm thuộc linh khác 
   
Có những người dạy người khác phải tái sanh trong khi chính họ chưa được tái sanh trong đức tin. Họ hoàn toàn là tà giáo. Họ nói người khác phải tái sanh trong khi họ không thể tái sanh vì họ không biết về Phúc-âm của nước và Thánh-linh. Chúng ta chỉ có thể cười thôi!
Những thầy tế lễ giả mạo giảng dạy một Phúc-âm giả, bóp méo Phúc-âm của nước và Thánh-linh. Họ bảo người ta phải tẩy rửa tội lỗi của chính họ mỗi ngày.
Họ nói, “Hãy đi cầu nguyện trên núi, cố gắng bền bỉ, hiến dâng chính bạn cho công việc của Đức Chúa Trời, cầu nguyện vào lúc bình minh, hãy vâng phục, dâng nhiều tiền để xây nhà thờ, nhưng bạn phải tự giải quyết tội lỗi của chính bạn.”
Một lần nọ, tôi nghe một người xác nhận rằng anh ta đã tái sanh. Anh ta nói rằng trong một giấc mơ, anh ta đang đứng xếp hàng và khi đến lượt anh ta, Chúa Jêsus đã gọi tên anh ta. Anh ta nói rằng đó là sự chứng nhận cho sự tái sanh của anh ta. Nhưng nhận thức của anh ta có phải đúng không? Chúa Jêsus đã không có nói như vậy.
Trong Giăng 3, Ngài nói, “Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.” Đức Chúa Trời nói rằng chỉ có những người tái sanh nhờ nước và Thánh-linh mới có thể trở thành thầy tế lễ thật sự. Bất cứ ai tin rằng anh ta được sanh nhờ giấc mơ, sự tưởng tượng, nhập thần, hay cầu nguyện ăn năn là một người tà giáo.
Ngày nay nhiều người không tin nơi Lời được viết ra của Đức Chúa Trời và duy trì những học thuyết giáo lý của họ thay vì tái sanh nhờ nước và Thánh-linh. Những người này, những người từ chối giảng dạy Phúc-âm của nước và Thánh-linh là những Cơ-đốc-nhân giả tạo và tà giáo. 
 

 NHỮNG NHÀ CẢI CHÁNH VÀ CƠ-ĐỐC-GIÁO HIỆN THỜI 
 
Phúc-âm thật bị trộn lẫn và méo mó bởi tôn giáo khác khi nào?
Từ khi Đại Đế La-mã Constantine tuyên bố  Sắc Lệnh Milan năm 313 A.D.
 
Các Giáo phái Cơ-đốc được thành lập khi nào? Khi nào thì những giáo phái khác như Trưởng lão, Giám lý, Báp tít, Lutheran, Thanh Giáo và Phúc Âm Toàn Vẹn bắt đầu? Sự Cải cách chỉ mới xảy ra khoảng 500 năm trước đây.
Cơ-đốc-nhân đầu tiên là những người theo Chúa Jêsus khi Ngài còn trên thế gian. “Cơ-đốc-nhân” có nghĩa là “những người theo Đấng Christ.”
Những Cơ-đốc-nhân đầu tiên là những Sứ-đồ và môn đồ của họ. Những thánh đồ và những Giáo Phụ đi theo Phúc-âm thật cho đến năm 313 trước công nguyên. Nhưng sau sắc lệnh Milan của Constantine Đại đế, thì những Cơ-đốc-nhân và những người Ngoại bang bắt đầu trộn lẫn, kết quả là Thời kỳ Ám Thế kéo dài hơn 1000 năm.
Sau đó, vào đầu thế kỷ 16, Martin Luther tuyên bố Cải-cách, ông nói, “Người công chính sống bởi đức tin.” Sau đó ít lâu, giữa năm 1500 và 1600, những nhà cải cách như John Calvin và John Knox lãnh đạo phong trào ra khỏi học thuyết Công Giáo. Đó là tất cả những gì Cải cách đã đạt được.
Những nhà Cải cách chỉ đơn giản cố gắng thành lập những Hội Thánh mới tách rời khỏi Hội Thánh Công Giáo La-mã. Những nhà cải cách có ý phủ nhận bất cứ nền tảng căn bản nào của chủ thuyết Công Giáo. 
Mục đích của họ không phải để thúc đẩy đức tin trong việc tái sanh bởi nước và Thánh linh, nhưng để giải thoát chính họ ra khỏi sự đàn áp và thối nát của Hội Thánh Công Giáo La-mã. Hội Thánh Công giáo La Mã đã gọi phong trào này là kháng cách. Nó có nghĩa là những người phản nghịch.
Lúc đó, Hội Thánh Công giáo La Mã ép buộc người ta mua Bùa Xá Tội, nói rằng họ có thể đem những tổ phụ đã chết của họ lên Thiên đàng khi họ mua Bùa Xá Tội với những số tiền lớn. Luther đã không nhận ra rằng căn bản của đạo Công Giáo là sai. Ông chỉ cố gắng ngăn Hội Thánh Công Giáo La Mã khỏi việc bán bùa Xá Tội để có tài chính xây dựng cho Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Phi-e-rơ. 
Kết quả, chúng ta có thể thấy nhiều tàn dư của Hội Thánh Công Giáo trong Hội Thánh Tin lành hiện đại: báp-têm cho con trẻ, cầu nguyện ăn năn là điều giống với lễ xưng tội của Hội Thánh Công Giáo La-mã, các giáo nghi thánh, chỉ công nhận những người tốt nghiệp từ những trường thần học là mục sư, những nhà thờ oai nghi và quy mô. Tất cả những điều này là tàn dư của Giáo Hội Công Giáo La Mã.
Tính từ thời Cải cách vào đầu những năm 1500, thì lịch sử của đạo Tin lành chỉ khoảng 500 năm. Năm nay là kỷ niệm lần thứ 481 của đạo Tin lành. Bạn có thể không nhận ra rằng ông Martin Luther đã chống nghịch lại Hội Thánh của ông chỉ 481 năm trước đây. Vì thế đạo Tin lành không thể chỉ đặt trên sự công bố hợp pháp trong sự hiểu biết tương đối non trẻ của nó. Sự cải cách của Cơ-đốc-giáo vẫn đang tiếp tục. Và nó nên tiếp diễn.
Tuy nhiên, có một việc chúng ta nên nhớ. Chúng ta không bao giờ nên quên rằng chỉ có những người tái sanh bởi nước và Thánh linh mới có thể vào Nước Thiên Đàng. Và chúng ta hãy rao giảng điều đó! Bạn có giảng dạy Phúc âm của Chúa Jêsus, Phúc âm của nước và Thánh linh không? Nếu không, bạn không phải là một đầy tớ của Đức Chúa Trời. Đó là Phúc âm của sự “tái sanh” nhờ nước và Thánh linh và Đức Chúa Trời muốn chúng ta tin. Đó là điều mà Chúa Jêsus đã dạy Ni-cô-đem trong Giăng đoạn 3.
Kinh Thánh chỉ nói về Phúc-âm của sự tái sanh nhờ nước và Thánh-linh, hay còn nói về những điều khác như làm việc cho lợi ích của xã hội và sống một cuộc sống thánh khiết? Dĩ nhiên điều thứ hai cũng quan trọng. Nhưng bạn có thể làm điều đó sau khi bạn được tái sanh bởi nước và Thánh linh. Ý muốn của Đức Chúa Trời cho chúng ta là tin nơi Phúc-âm.
 
 
NHỮNG LỜI DẠY CỦA TÀ GIÁO
 
Ai là người tà giáo?
Người vẫn là tội nhân dù người đó tin Chúa Jêsus.
 
Cơ-đốc-giáo giả danh, niềm tin tà giáo đã bắt đầu phát triển trên thế giới khi nào? 
Dân I-sơ-ra-ên đã thờ phượng một Đức Chúa Trời cho đến khi họ bị tách ra thành hai vương quốc vào thời Giê-rô-bô-am như được chép trong 1 Các vua đoạn 12-13. Từ đó, trước khi Đấng Christ đến trong thế gian này, niềm tin tà giáo bắt đầu thịnh vượng. Và hiện nay có rất nhiều tà giáo đang hoạt động.
Kinh thánh nói về những sự dạy dỗ Cơ-đốc giả hình của họ trong Ê-sai đoạn 28 và Tít 3:10-11. Kinh thánh nói rằng những người tà giáo là những người tin nơi Chúa Jêsus nhưng vẫn còn có tội lòng họ. Bất cứ ai ưa thích điều này là tà giáo.
Và họ dạy như được chép trong Ê-sai 28:9-10, “Vậy người sẽ dạy khôn cho ai, và khiến ai hiểu sự dạy dỗ mình? Có phải là dạy cho những trẻ con thôi bú, mới lìa khỏi vú chăng? Vì, với họ phải giềng mối thêm giềng mối, giềng mối thêm giềng mối; hàng thêm hàng, hàng thêm hàng; một chút chỗ này, một chút chỗ kia!” 
Những kẻ tà giáo thêm giới luật theo giới luật, dòng trên dòng. Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là: Hãy cẩn thận, cẩn thận, cẩn thận với những người nói rằng họ được tái sinh nhờ đức tin của họ vào Chúa Jêsus. Họ bảo bạn thì đừng nghe, đừng đi, kẻo bạn có thể rơi vào tà giáo. 
Tuy nhiên, nếu họ chắc chắn rằng họ là người có đức tin chính thống, tại sao họ không thể đẩy lùi những người nói niềm tin của họ khác với lời của Chúa? Thật đáng thương. Họ tự xưng là Cơ-đốc-nhân chính thống, nhưng họ không có Lời để vượt qua những gì họ gọi là dị giáo. Cơ-đốc-nhân đích thực có thể chiến thắng bất kỳ kẻ dị giáo nào bằng lời của Chúa. 
Ngày nay, các Cơ-đốc-nhân chính thống sẽ tố cáo người được tái sinh là người dị giáo chỉ vì niềm tin của họ khác nhau. Làm thế nào chúng ta có thể là tà giáo khi chúng ta tin vào phúc âm của nước và Thánh Linh? 
Nếu những người được gọi là những kẻ tà giáo thuyết giảng phúc âm về nước và Thánh Linh, thì họ là những Cơ-đốc-nhân chính thống thực sự. Tương tự như vậy, nếu các Cơ-đốc-nhân chính thống không rao giảng Phúc-âm của nước và Thánh Linh, thì họ là những kẻ tà giáo. 
Sự khác nhau giữa “chính thống” và “tà giáo” nằm ở chỗ họ có rao giảng Phúc-âm của nước và Thánh-linh, họ có tin Chúa Jêsus và họ có tội trong lòng của họ hay không. Làm thế nào họ là tà giáo nếu họ tin vào lời của Đức Chúa Trời và được tái sanh bởi nước và Thánh-linh?  
Có phải người theo tà giáo khi tin vào báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên thập tự giá và hoàn toàn được sạch tội lỗi không? Có phải là người Chính thống không tin vào Phúc-âm của nước và Thánh Linh không?  
Có rất nhiều người theo giáo phái đã ra xa khỏi Kinh thánh và tự xưng là Cơ-đốc-nhân “chính thống”. Họ bỏ qua việc được tái sinh bởi nước và Thánh Linh như được chỉ định trong Kinh Thánh bởi vì họ chỉ giảng về huyết trên thập tự giá, phủ nhận phép báp-têm của Chúa Jêsus (nước). 
Sự khác biệt giữa Giáo hội Công giáo La Mã và Hội Thánh Tin lành ngày nay là gì? Giống như các nhà cải cách nổi dậy chống lại Giáo hội Công giáo La Mã, ngay khi họ ra khỏi Giáo hội Công giáo La Mã và xây dựng đạo Tin lành, chúng ta cũng nên nổi dậy chống lại các Cơ-đốc-nhân mù và các thầy tế lễ giả. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể mở mắt cho Phúc-âm đích thực, có đức tin thực sự và được cứu hoàn toàn nhờ phúc âm của nước và Thánh Linh.
 
Chúng ta phải làm gì để tránh trở thành người tà giáo ?
Chúng ta phải được tái sanh bởi nước và Thánh-linh.
 
Kinh Thánh nói với chúng ta rằng chỉ những ai tin Phúc-âm trong báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự giá là có đức tin thật. Chúa Jêsus phán như thế với Ni-cô-đem trong Giăng 3:1-12.
Những người tà giáo luôn thúc giục những môn đồ theo họ phải sùng đạo trong đức tin của họ. Họ kêu gọi người tín đồ cầu nguyện vào lúc bình minh và làm việc chăm chỉ hơn. Nó giống như thúc giục người mù chạy. 
Cho dù bạn cầu nguyện chăm chỉ thế nào, cũng chẳng ích gì nếu bạn không được tái sinh bởi nước và Thánh Linh. Khi chúng ta nói rằng những người được tái sinh bởi nước và Thánh Linh là người công chính, những kẻ tà giáo chống lại bằng Rô-ma 3:10, thì “Không có người công chính, dẫu một người cũng không”. 
Tuy nhiên trong thực tế, họ chính là người tà giáo. Ý nghĩa thực sự của câu này không đơn giản như âm thanh của nó. Những kẻ tà giáo đã không đọc toàn bộ Kinh thánh. Sứ đồ Phao-lô nói rằng không có một người công chính trên thế gian. Ông chỉ trích dẫn một câu từ Cựu Ước nói rằng không có ai công chính trên thế gian trước khi Đức Chúa Jêsus Christ đến và giải thoát tất cả nhân loại ra khỏi tội lỗi của họ với sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, những người được cứu bởi Chúa Jêsus đã trở nên công chính. 
Chúng ta thấy lẽ thật khi chúng ta đọc cả chương. Những người tà giáo chỉ cảnh cáo tín đồ của họ là phải cẩn thận với những ai có đức tin khác với đức tin của họ. Trừ những Hội Thánh này thì họ cho rằng họ là Hội Thánh chánh thống, họ cấm những tín đồ của họ thờ phượng bất cứ nơi nào khác. Vì thế hội chúng của họ không dám đi đến các Hội Thánh rao giảng Phúc-âm của nước và Thánh-linh. 
Họ bị điếc với Phúc-âm thật và không thể được tái sanh. Những lời dạy của các nhà lãnh đạo giả là những người thật sự đưa con trai và con gái của họ vào địa ngục. Họ sẽ bị Đức Chúa Trời phán xét vì điều này. Những người tà giáo phải quay trở về với Đức Chúa Trời.
Ai là những người tà giáo? Có phải họ là những người được mua chuộc bởi tin nơi Phúc âm của nước và Thánh linh, hay họ là những người xưng nhận là mình tin nơi Chúa Jêsus nhưng thất bại trong việc tái sanh bởi nước và Thánh linh?
Tít 3:11 nói rằng những người tin nơi Chúa Jêsus nhưng vẫn còn “tự đoán phạt” là những người tà giáo.
Họ dạy tín đồ của họ không nên đi đến những buổi nhóm bồi linh tại nơi Phúc âm của sự tái sanh được giảng dạy, họ nói rằng đó là việc nguy hiểm. Làm thế nào một “chính thống giáo” có thể sợ những niềm tin đối lập? Họ sợ bởi vì phía họ không có đức tin thật. “Vì giềng mối thêm vào giềng mối, giềng mối thêm giềng mối.” Sự dạy dỗ của tà giáo là như thế.
Những thầy tế lễ tà giáo trích dẫn một chút ở quyển sách này, một ít ở quyển sách kia, ở những lời của những nhà triết học, ở văn chương, và trộn lẫn chúng lại với những ý nghĩ riêng của họ và làm cho mọi thứ nghe thật hay.
Họ tin rằng tín đồ của họ là người ngu dốt và họ cố gắng dạy tín đồ những sự dạy dỗ thuộc thế gian. Hội thánh thật giảng dạy Lời của Đức Chúa Trời và dạy dỗ tín đồ bằng Lời của Đức Chúa Trời. Người ta không phải đến nhà thờ để được học trong cách của thế gian. Ngược lại, họ đến nhà thờ để nghe những điều thuộc về trời là những điều mà họ không thể nào được nghe trong thế gian. Họ đến để nghe Lời của Chúa Jêsus. 
Người ta bước vào nhà thờ như những tội nhân nhưng họ muốn ra khỏi nhà thờ như những tín đồ công chính, là những người không có tội lỗi. Nhưng những thầy tế lễ giả hình dạy họ những gì? Họ dạy tín đồ của họ không được đi đến những buổi lễ bồi linh tại những nơi mà những đầy tớ của Đức Chúa Trời giảng dạy về Phúc âm thật. Họ ngăn trở tín đồ của họ khỏi sự tái sanh của Phúc- âm nước và Thánh-linh.
Điều đó thật là ngu ngốc. Họ có thể dối gạt tín đồ của họ nhưng họ không bao giờ có thể lừa dối Đức Chúa Trời. 
 
Những thầy tế lễ giả mạo có thể làm cho tín đồ của họ được tái sanh bởi nước và Thánh linh không?
Không. Chỉ có những người tái sanh mới có thể làm cho người khác được tái sanh.
 
Những người tà giáo, nếu các bạn thực sự là đầy tớ của Đức Chúa Trời, bạn không nghe Đức Thánh Linh quở trách các bạn sao? Các bạn phải quay trở lại. Các bạn nên ngừng cản trở tín đồ của các bạn tham dự những buổi nhóm bồi linh tại những nơi mà những đầy tớ thật sự của Đức Chúa Trời giảng dạy về Phúc-âm của sự tái sanh bởi nước và Thánh-linh.
Những người tà giáo dạy tín đồ của họ bằng thần học riêng, vì thế khi họ chạm trán với những thần học khác, họ bị đánh bại. Thật là đáng thương. Những thầy tế lễ giả danh giỏi về sự giảng dạy ngoài lời của Đức Chúa Trời. Họ giảng dạy, cố vấn, và chăm sóc chỉ dựa trên sự tin chắc lạc lối của riêng họ. Những người chăm sóc và giảng dạy không bằng Lời của Đức Chúa Trời là tà giáo và kẻ chăn thuê (Giăng 10:13).
Những mục sư giả danh là những người tà giáo vì nội tâm và bên ngoài của họ khác biệt với nhau. Một số người xác định những Hội Thánh không nằm trong những giáo phái đã được xác định là những hội thánh tà giáo. Nhưng một vài hội thánh này không muốn lệ thuộc vào bất cứ giáo phái nào bởi vì hầu hết các Hội Thánh đều xa rời với sự giảng dạy thật của Kinh thánh.
Những người tà giáo nói với tín đồ của họ phải chuộc tội mặc dù chính bản thân họ không bao giờ giải quyết vấn đề tội lỗi của họ. Họ đang phạm tội giống như tội của Giê-rô-bô-am. Nếu một ai đó vẫn còn tội lỗi trong lòng mà cố làm công việc của Đức Chúa Trời, thì anh ta phải nhận biết rằng tội lỗi của anh ta và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời thì hoàn toàn không hợp với nhau. Anh ta phải biết anh ta là một người tà giáo. 
Vì thế, nếu người giảng dạy hoặc làm công việc trong nhà thờ là một tội nhân, thì anh ta phải nhận ra rằng anh ta là một người tà giáo. Anh ta là một người tà giáo bởi vì anh ta không biết Phúc-âm cứu rỗi của Đấng Christ, Phúc-âm của sự tái sanh bởi nước và Thánh-linh. Nếu một người học Kinh Thánh từ một người tà giáo và dạy những người khác trong cách như vậy, thì anh ta cũng trở nên một người tà giáo.
Chúng ta có thể nhìn trái thì biết cây. Những người trở nên công chính bởi tin nơi phép báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài chỉ có thể sanh ra sự công chính còn những ai là tội nhân thì bị kết tội là sanh ra những tội nhân. “Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt; nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu” (Ma-thi-ơ 7:17).
 
 
NHỮNG MỤC SƯ TÀ GIÁO GIẢNG GÌ TRONG BÀI GIẢNG CỦA HỌ?
 
Những mục sư tà giáo giảng gì trong bài giảng của họ?
Thần đạo thuộc thế gian và tư tưởng con người 
 
 
Những thầy tế lễ giả danh canh chừng điều này điều nọ. Tại sao phải quá cẩn thận như vậy chứ! Họ phải cẩn thận e rằng những sự dối trá của họ bị vạch trần bởi vì họ không có đức tin mạnh mẽ của sự tái sanh bởi nước và Thánh-linh.
Những người tà giáo lấy một chút ở chỗ này và một ít ở chỗ kia. Họ lừa gạt người ta và dạy dỗ mà không biết ý nghĩa thật của Phúc-âm.
“Giềng mối thêm giềng mối, giềng mối thêm giềng mối; hàng thêm hàng, hàng thêm hàng; một chút chỗ nầy, một chút chỗ kia;” (Ê-sai 28:13)
Hàng thêm hàng, họ nói, “từ này có ý nghĩa là thế này thế nọ trong tiếng Gờ-réc và tiếng Hê-bơ-rơ cũng như vậy.” Và có những giáo lý như thế và như thế. Họ cũng cảnh báo người ta phải cẩn thận nếu bắt gặp một giáo lý của sự cứu rỗi nhấn mạnh trong thuật ngữ “trắng-và-đen”. 
Họ nói, “Martin Luther nói điều này và John Calvin nói thế trong khi John Knox nói thế này thế nọ, và chúng tôi nghĩ họ hoàn toàn có lý trong những cách riêng của họ.”
Họ chẳng biết họ đang nói về điều gì cũng như họ đang tin vào cái gì. Người có đức tin thật có thể bày tỏ lẽ thật trong thuật ngữ “trắng-và-đen”. Những tín đồ thật sự có thể nói sự khác biệt giữa người chưa tái sanh và người tái sanh cách rõ ràng. Chúng tôi giảng dạy Phúc âm của sự tái sanh bởi nước và Thánh-linh cách rõ ràng.
Nhưng những người tà giáo thì ở trong một thế giới lộn xộn. Đức tin của họ như một con dơi. Như một con dơi thích ở trong một cái hang động suốt ngày và nó chỉ đi ra thế giới bên ngoài vào ban đêm, người tà giáo thì thích học thuyết này nọ, tin điều này nọ. Họ không bao giờ biết lẽ thật là gì. Khi một thầy tế lễ tà giáo vào hỏa ngục, tín đồ của họ cũng kết hợp cùng họ với kết thúc cách cay đắng. Vì thế nhiều người kết thúc trong hỏa ngục bởi vì họ tin vào những tiên tri giả.
Mục sư của bạn có được tái sanh bởi nước và Thánh linh không? Ông ta có giảng dạy lời của Phúc-âm tái sanh như đã được chép trong Kinh Thánh không? Nếu ông ta có, thì bạn quả thật là may mắn, nếu ông ta không có, bạn sẽ bị đày đi hỏa ngục. Nếu bạn chưa tái sanh, bạn phải lắng nghe Phúc âm của nước và Thánh linh, đọc những quyển sách giải nghĩa về điều đó và được tái sanh.
Những người tà giáo không thích Phúc âm của sự tái sanh qua nước và Thánh linh. Họ giảng dạy rằng, “Đức Chúa Jêsus Christ đã đến để tẩy sạch tội lỗi của chúng ta, và Ngài đã chỉ làm như thế. Ngày nay, Ngài vẫn đang tẩy sạch tội lỗi của chúng ta và tiếp tục làm như thế trong tương lai.” Làm sao điều này có thể đúng? Họ nói họ là những người công chính nhưng họ cứ vẫn tiếp tục phạm tội. Có lúc họ là người công chính, nhưng có lúc họ lại là những tội nhân.
Thần học của họ là thần học sai trật. Đó là một thần học giả. Bất cứ ai bây giờ là người công chính nhưng sau đó là một tội nhân thì người đó là tà giáo, là một tiên tri giả. Bất cứ ai tự đoán xét mình, tự mình làm hư hỏng mình thì cũng giống như vậy.
 
 
SỰ NGUYỀN RỦA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN NHỮNG MÔN ĐỒ CỦA TÀ GIÁO 
 
Những người tà giáo nhấn mạnh trên điều gì ?
Trên việc làm
 
 
Những người tà giáo không có sự kiên định. Vì thế họ không thể hướng dẫn tín đồ của họ trở nên tái sanh bởi nước và Thánh-linh khi tín đồ đến với họ và hỏi họ làm thế nào để tái sanh. Thay vào đó, họ đưa những quan điểm lố bịch rằng con người có thể tái sanh nhờ khả năng tưởng tượng và rằng anh ta không thể nhận ra khi nào anh ta được tái sanh. Điều đó thật là tức cười.
Chúa Jêsus phán trong Giăng chương 3,“Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.” Tuy nhiên những ngày này, những người công chính là những người tái sanh bị gọi là tà giáo tự phụ. 
Những thầy tế lễ tà giáo nói rằng họ không thể gọi chính họ là công chính bởi vì họ khiêm tốn. Họ nói với tín đồ của họ rằng, “Đừng tham dự bất cứ buổi lễ bồi linh nào tại những nơi có chương trình giảng dạy nói về ơn tái sanh của nước và Thánh linh. Nếu bạn tái sanh, bạn sẽ trở nên một người tà giáo. Bạn sẽ bị Hội Thánh này dứt phép thông công. Nếu bạn muốn ở với chúng tôi, hãy cứ là một tội nhân, và Đức Chúa Trời sẽ làm cho bạn trở nên công chính khi đúng thời điểm.” Đó là những gì họ nói. Ý thật sự của họ là tái sanh hay không là tùy quyết định của bạn.
Những người tà giáo nói với tín đồ của họ rằng, “Bạn phải ở với chúng tôi, nhưng sự tái sanh là trách nhiệm của bạn. Vì thế, chính bạn phải cố gắng. Bạn hiện nay như thế nào thì cứ giữ như vậy, và đúng lúc thì đến trước mặt Đức Chúa Trời, bạn sẽ tìm ra lẽ thật. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra sau đó. Nhưng đây là một Hội Thánh chính thống giáo, vì thế bạn phải ở với chúng tôi.” Bạn có nghĩ điều này là đúng không?
Những Mục-sư tà giáo này lấy một ít ở đây và một ít ở kia để làm thành một giáo lý của riêng họ. Và nó trở thành lẽ thật duy nhất cho họ. Họ không biết Lời của Đức Chúa Trời, là Lời nói với chúng ta về nước và Thánh-linh.
Những người tà giáo giải thích Kinh Thánh theo ý nghĩ riêng của họ. Chúng ta phải giải thích Kinh Thánh theo lời của Kinh Thánh, nhưng họ giải thích theo cách riêng của họ. Đó là tại sao có quá nhiều giáo sư thần học và giáo phái trong vòng Cơ-đốc-giáo.
Bởi có quá nhiều giáo phái và những nhà thần học tà giáo, nên có quá nhiều quyển sách tà giáo đến nổi không thể đếm được. Những thầy tế lễ giả hình trích dẫn một ít ở quyển sách này và một ít ở quyển sách kia khi họ giảng dạy. Nhưng những Mục-sư thật thì chỉ giảng dạy từ Kinh Thánh.
Những người tà giáo moi tiền từ những tín đồ của họ bằng nhiều cách khéo léo. Họ ăn và sống cách thoải mái trong thế giới này và kết thúc tại hỏa ngục bởi vì họ không được tái sanh.
Đức Chúa Trời chịu đựng họ từ lúc ban đầu. Nhưng đối với những người cố chấp từ chối tiếp nhận ơn tái sanh bởi nước và Thánh-linh, thì Ngài sẽ đày họ xuống hỏa ngục.
Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt những người tà giáo. Lúc ban đầu những người tà giáo tin nơi Đức Chúa Trời cách rất nhiệt thành và họ sử dụng các sách giải nghĩa Kinh Thánh và thần đạo hết chương này qua chương khác và rồi sau đó từng hồi từng lúc, họ bắt đầu giảng dạy từ những lời theo giáo luật của con người, vì thế tín đồ của họ không bao giờ có thể được tái sanh.
Những người tà giáo đặt nặng trên công việc của họ. Bất cứ mục sư nào không giảng dạy Phúc âm của sự tái sanh bởi nước và Thánh-linh thì đều là một người tà giáo trước mặt Đức Chúa Trời.
Những người tà giáo thúc bách tín đồ của họ cho đến cùng. Họ ép buộc tín đồ của họ phải tham dự 40 buổi cầu nguyện cả đêm, 100 buổi cầu nguyện buổi sáng, cầu nguyện trên núi, kiêng ăn định kỳ, đóng góp trong việc xây dựng những nhà thờ, một ngàn của lễ thiêu, đóng góp cho những buổi lễ bồi linh….và thậm chí họ thảo ra một bản chi tiết để cho thấy mỗi tín đồ đóng góp bao nhiêu. Chỉ bởi nhìn vào kết quả những công việc của họ, chúng ta có thể thấy rằng họ là những người tà giáo.
Sự nguyền rủa của Đức Chúa Trời cũng giáng trên những người theo họ. Những mục sư là những người giảng dạy mà không được tái sanh và tất cả những người theo họ đều ở dưới sự nguyền rủa của Đức Chúa Trời.

 
NHỮNG NGƯỜI TÀ GIÁO CỐ GẮNG ĐỂ ĐOÁN BIẾT NHỮNG SUY NGHĨ CỦA TÍN ĐỒ HỌ.
 
Tại sao những người tà giáo cố gắng  đoán biết tư tưởng của tín đồ của họ?
Bởi vì họ chưa tái sanh nhưng thi hành chức vụ giả mà không có Thánh-linh trong lòng họ.
 
Những Mục-sư tà giáo kêu khóc mỗi ngày. Họ phải chắc chắn làm vui lòng các chấp sự trưởng và những nữ chấp sự, trưởng lão, chấp sự và ngay cả những tín đồ thường. Đó là cách họ sống mỗi ngày.
Họ cư xử như kẻ giả hình mỗi ngày. “Thánh khiết và nhân từ . . .” Họ đầy tội lỗi nhưng họ phải nói những điều thánh khiết, vì thế họ càng trở nên đạo đức giả hơn khi mỗi ngày đi qua.
Có một lần một Truyền-đạo đã nói, “Thật là một sự rủa sả cho một Mục-sư không có Đức Thánh Linh trong lòng.” Điều này có nghĩa là làm công việc Đức Chúa Trời mà không được cứu chuộc là tà giáo; đó là một cuộc đời đáng nguyền rủa. Nếu bạn là một trong những người tà giáo này, bạn phải được tái sanh bởi nước và Thánh-linh.
Bất cứ ai tin nơi Chúa Jêsus nhưng không tái sanh thì là tà giáo. Và mọi người phải quay trở lại với Phúc-âm của sự tái sanh bởi nước và Thánh-linh. Chỉ có những người công chính, là những người tái sanh bởi nước và Thánh-linh mới có thể giảng dạy Phúc-âm cho người khác.
 

NHỮNG NGƯỜI TÀ GIÁO CHỈ KÊU CẦU CHO SỰ BÌNH AN 
 
Những Mục-sư tà giáo làm vui lòng người theo họ  như thế nào?
Họ luôn kêu cầu sự bình an, nói với người theo họ rằng họ có thể vào Nước Thiên Đàng mặc dù họ là tội nhân.
 
 
 Ê-sai 28:14-15 nói, “Vậy nên, hỡi các ngươi là những người ngạo mạn, cai trị dân nầy ở Giê-ru-sa-lem, hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va. Vì các ngươi nói rằng: Chúng ta đã kết ước với sự chết, và giao ước cùng nơi Âm phủ. Khi tai nạn hủy diệt trải qua, sẽ chẳng chạm đến ta đâu. Chúng ta lấy sự nói dối làm nơi nương náu, sự gian lận làm nơi ẩn mình.’”
Ở đây ai là người ngạo mạn? Họ là những người giảng dạy lời của Đức Chúa Trời, trộn lẫn trong những niềm tin sai lạc của chính họ. Một người giảng dạy nghĩ bất cứ điều gì, nhà thần học nói bất cứ điều gì, anh ta cũng phải đưa ra một lời giải thích đúng theo Kinh thánh. Nhưng những Mục-sư tà giáo giảng dạy Kinh thánh theo cách mà họ thấy là thích hợp. Đây là những người ngạo mạn.
“Chúng ta đã kết ước với sự chết, và giao ước cùng nơi Âm phủ. Khi tai nạn hủy diệt trải qua, sẽ chẳng chạm đến ta đâu.”
Những người tà giáo nói rằng sự ngạo mạn sẽ không đi qua họ. Họ bảo người ta đừng lo lắng. Sự hủy diệt và hỏa ngục đang chờ đợi họ, nhưng họ nói đừng lo lắng, sự hủy diệt và hỏa ngục không tồn tại với họ. Vì thế bạn phải tránh xa những người tà giáo này nếu bạn muốn sống.
Những người tà giáo nói rằng bạn không cần phải tái sanh bởi nước và Thánh-linh. Có đúng không? Không, chắc chắn là không đúng. Bạn không thể vào nước Thiên-đàng nếu bạn không được tái sanh bởi nước và Thánh-linh.
Không vào Nước Thiên đàng thì có sao không? Hỏi điều này thì cũng giống như hỏi rằng bị đốt nơi hỏa ngục thì có sao không. Không cần phải nói, câu trả lời của cả hai câu hỏi này là có. Tất cả chúng ta hãy tin nơi Phúc-âm của sự tái sanh bởi nước và Thánh-linh và cùng nhau bước vào Nước Thiên-đàng.
Những Mục-sư tà giáo dụ dỗ người ta bằng cách nói rằng bởi vì họ tin nơi Chúa Jêsus, nên chẳng sao cả nếu họ vẫn là một tội nhân và rằng họ sẽ không bị vào địa ngục.
Chúa Jêsus có chăm sóc cho bạn không nếu bạn là một tội nhân? Một tội nhân có thể vào Thiên-đàng không? Bạn có thể tránh khỏi hỏa ngục khi bạn là một tội nhân không? Trong Kinh Thánh có chép rằng bạn không phải vào hỏa ngục khi bạn tin Chúa Jêsus, ngay cả bạn có tội trong lòng không?
Những người tà giáo nói rằng họ đã làm một hiệp ước với sự chết, vì thế sự chết sẽ không đến với họ. Họ nói một tín đồ có thể tránh khỏi sự đoán phạt nơi hỏa ngục ngay cả nếu người đó có tội trong lòng. Bạn có nghĩ rằng nó thật sự xảy ra bằng cách này không?
Người tà giáo tác động đến người khác bởi sự tự tin và nói rằng sự chết và địa ngục không chờ đợi họ. Những Mục-sư tà giáo chỉ định những người chưa tái sanh làm những chấp sự, trưởng lão, mục sư. Nhưng họ phải biết rằng tất cả họ sẽ kết thúc nơi hỏa ngục bởi vì họ không tin nơi Phúc âm của nước và Thánh-linh. Điều mà họ cần làm là làm cho tín đồ đi theo họ được thấm nhuần Phúc âm của nước và Thánh-linh.
Có phải những tín đồ, ngay cả nếu họ là tội nhân, vẫn có thể vào thiên-đàng không? Không. Có thể nào một người công chính có tội lỗi không? Không. Đây là những sự dạy dỗ của những nhà thần học tà giáo và giả mạo.
Kinh thánh nói, “Tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rô-ma 6:23). Đó là luật của Đức Chúa Trời. Ngài đày tất cả những tội nhân vào hỏa ngục. Tuy nhiên, trái với tình trạng kinh khiếp này, tất cả những ai được tái sanh bởi nước và Thánh-linh thì được chào đón vào thiên-đàng.
“Khi tai nạn hủy diệt trải qua, sẽ chẳng chạm đến ta đâu. Chúng ta lấy sự nói dối là nơi nương náu, sự gian lận làm nơi ẩn mình.” Mục-sư tà giáo nói những lời đầy ấn tượng đó và tin chắc rằng họ sẽ không vào hỏa ngục dù cho họ có tội trong lòng. Bởi vì họ đang trốn dưới giáo lý thần học sai trật, nên Đức Chúa Trời không thể làm gì để giúp họ. Họ chỉ tin nơi những giáo lý thần học của họ. Bởi vì họ tin nơi nền thần học của họ thay vì Lời của Đức Chúa Trời, nên họ là những người tà giáo và là những tội nhân có số phận nơi hỏa ngục. Thật buồn vì có quá nhiều những người như vậy. 
 

NHỮNG NGƯỜI TÀ GIÁO CHỈ QUAN TÂM ĐẾN TIỀN BẠC
 
Mục tiêu của Mục-sư tà giáo là gì ?
Họ moi móc tiền của tín đồ nhiều bao nhiêu tốt bấy nhiêu. 
 
Những mục-sư tà giáo và giả danh chỉ thích thú với tiền của bạn. Họ tham lam. “Nếu người này đi nhà thờ thì anh ta sẽ dâng bao nhiêu tiền cho nhà thờ của tôi.” Họ nghĩ về một phần mười mà anh ta sẽ dâng. Điều này cũng giống như thờ phượng con bò vàng. “Lạy Chúa, xin cho con được thành đạt, cho con kiếm được thật nhiều tiền.” Những mục-sư giả danh dạy người ta cầu nguyện như vậy.
Họ nói, “nếu bạn tin nơi Chúa Jêsus, bạn sẽ kiếm được thật nhiều tiền, bạn sẽ thọ thai khi mà bạn bị hiếm muộn, và bạn sẽ được thành công trong công việc kinh doanh của bạn.”
Vì thế có rất nhiều người bị những mục-sư giả danh này cám dỗ, họ bị moi móc tiền và đi vào hỏa ngục vì những nan đề của họ. Thật là không công bằng! Nếu một vài người chịu ảnh hưởng dưới bùa mê của tà giáo khi nó đến trong tâm trí anh ta, anh ta sẽ ngạc nhiên khám phá ra rằng số tiền lớn mà anh ta cống hiến là cho người lừa dối anh ta. Anh ta sẽ tự chê trách sự ngu dại của chính mình trong việc theo và làm việc cật lực cho họ.
Đặc biệt người tà giáo là những người thực hành cách nhiệt thành về những gì mà họ cho là một tôn giáo hợp pháp. Tín đồ của họ dành hết thời gian của họ cho việc cầu nguyện buổi sáng, cầu nguyện trên núi, đóng góp đặc biệt, dâng một phần mười, dâng tiền hằng tuần. Có thật nhiều lý do để lấy tiền tín đồ của họ.  
Tín đồ của họ cố gắng hết sức, nhưng vẫn có tội trong lòng của họ bởi vì không có ai dạy cho họ về Phúc âm của nước và Thánh linh. Một vài người hỏi họ về điều đó, nhưng họ không bao giờ có được câu trả lời. Bất cứ ai không tái sanh bởi nước và Thánh-linh đều là tà giáo.
 

NHỮNG KẺ TÀ GIÁO VÀ TÍN ĐỒ CỦA HỌ THẬT ĐÁNG THƯƠNG
 
Ai là người đáng thương nhất trên thế giới ?
Họ là những Mục-sư không được tái sanh bởi nước và Thánh-linh  
 

“Những người tà giáo ơi, bạn thật đáng thương! Bạn nên làm việc cho sự cứu chuộc của mình trước đã!” Dấu hiệu tối quan trọng của đức tin giả là tôn thờ những con bò bằng vàng của Giê-rô-bô-am. Điều đầu tiên những kẻ tà giáo đã làm trong thời Cựu Ước là xây dựng một ngôi đền và nuôi dưỡng nó bằng những con bò bằng vàng (1 Các Vua 12: 25-33). 
Ngày nay, họ xây dựng những nhà thờ lớn và tống tiền từ những người theo họ. Họ nói với những người theo họ vay tiền từ các ngân hàng để đóng góp cho việc xây dựng một nhà thờ lớn. Họ làm việc theo cảm xúc của hội chúng và đưa các mâm dâng tiền. Tiền, nhẫn, đồng hồ vàng lấp đầy mâm trong thời gian ngắn. Những kẻ tà giáo làm việc theo cách này. Giống nhau trong mỗi một nhà thờ tà giáo. 
Bề ngoài, họ dường như quan tâm đến những việc thuộc linh, nhưng thực tế họ chỉ quan tâm đến tiền. Tôi khuyên bạn nên tránh xa những nhà thờ chỉ quan tâm đến tiền bạc. Xin đừng đến nhà thờ nơi chỉ những người giàu được đối xử thân mật. Thật sai lầm khi thông báo số tiền thu được trong mỗi buổi nhóm vì họ làm điều đó với hy vọng thu hút được nhiều tiền hơn. 
Những người theo tà giáo nói những lời cám dỗ với những người theo họ.
“Bạn sẽ được phước nếu bạn tin Chúa Jêsus.”
“Hãy cống hiến chính bạn cho công việc của Đức Chúa Trời. Làm càng nhiều bạn càng được phước.” 
Những kẻ tà giáo nói những lời hấp dẫn với những người theo họ. Bạn sẽ được ban phước nếu bạn tin vào Chúa Jêsus. Cống hiến bản thân cho các công việc của Đức Chúa Trời. Bạn càng làm, bạn sẽ càng may mắn hơn.
“Nếu bạn phục vụ như một trưởng lão, bạn sẽ được ban phước về vật chất”.
Kết quả là, những người theo họ tranh với nhau để được chức vụ trưởng lão. Nếu không có bất kỳ khoản hoàn vốn nào thì ai sẽ muốn phục vụ như một trưởng lão? Và những trưởng lão dự kiến sẽ đóng góp tài chính tốt. 
Có phải họ đã được chọn dựa trên mức độ họ tin tưởng sâu sắc vào giáo lý của giáo phái, họ nổi bật như thế nào trong xã hội và họ có thể đóng góp bao nhiêu tiền cho nhà thờ? Đúng như vậy!
Những kẻ tà giáo chỉ quan tâm đến tiền bạc. Họ quan tâm đến việc xây dựng các nhà thờ lớn. Họ không quan tâm đến những người theo họ có thể xuống địa ngục hay không miễn là họ dâng rất nhiều tiền.
Những kẻ tà giáo là những người làm việc vì bánh. Họ bẫy người của họ với những tiêu đề lạ mắt. Họ ban các tước hiệu cho những người theo họ một cách bừa bải (Ê-xê-chi-ên 13: 17-19). Điều này có nghĩa là để ràng buộc những người này vào nhà thờ và tăng sự giàu có của họ. Những kẻ tà giáo không rao giảng phúc âm về nước và Thánh Linh. Họ chỉ cố gắng làm giàu cho chính mình.
Ngay cả có người đã tham dự một nhà thờ chỉ trong một vài tháng thì có thể trở thành một chấp sự. Hơn nữa, nếu ông ta biết rõ giáo lý và có một nền tảng tài chính mạnh, ông ta được nâng lên thành trưởng lão. Đây là tất cả trong truyền thống đáng xấu hổ về tội lỗi của Giê-rô-bô-am, người đã thay thế Đức Chúa Trời bằng một con bò bằng vàng. 
Những kẻ tà giáo tôn thờ con bò bằng vàng. Họ không giúp cho người theo của họ được tái sinh. Họ chỉ thu gom tiền từ những người theo họ bằng cách cám dỗ họ bằng những lời hứa về phước lành thế tục. Họ không quan tâm nếu những người theo họ có bị kết án xuống địa ngục hay không miễn là nhà thờ của họ ở trên nền tảng tài chính tốt. 
 

NHỮNG NGƯỜI TÀ GIÁO THIẾU SỰ QUẢ QUYẾT TRONG NHỮNG BÀI GIẢNG CỦA HỌ
   
Những người tà giáo thường thích nói “có thể” hay “có lẽ” bởi vì họ thiếu sự quả quyết trong những điều họ nói. Họ không có đức tin nơi Lời Đức Chúa Trời và họ không thật sự tin nơi những điều mà họ giảng dạy. Hệ thống đức tin của họ không nằm trong Lời của Đức Chúa Trời. Họ nói “Điều này có thể nói rằng…” Họ không bao giờ nói cách rõ ràng và nói với sự quả quyết. Thà họ không dạy tín đồ của họ điều gì cả thì tốt hơn là dạy những điều gian dối. Những người tà giáo không thể dẫn tín đồ của họ đến sự tái sanh nhờ nước và Thánh-linh. Họ chỉ ép buộc nhiều người hơn nữa đi đến hỏa ngục mà thôi.
 

NHỮNG NGƯỜI TÀ GIÁO CÓ VAI TRÒ CỦA NHỮNG TIÊN TRI GIẢ
 
Tội báng bổ nào chống lại Đức Thánh Linh?
Tin Chúa Jêsus nhưng sống như một tội nhân vì không tin vào báp-tem của Ngài. 
 
Ma-thi-ơ đoạn 7 nói với chúng ta về những người tin nơi Chúa Jêsus và có kết cuộc nơi hỏa ngục. Những người tà giáo sẽ cãi lẽ trước mặt Đức Chúa Trời trong ngày cuối cùng. Như đã được chép trong Kinh thánh, “Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!” (Ma-thi-ơ 7:22-23)
Họ không tin rằng Chúa Jêsus đã tẩy sạch đi mọi tội lỗi của con người; họ không tin nơi Phúc âm của Nước và Thánh linh.
Họ hành động một cách vô luật pháp. Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là họ bảo người ta tin nơi Chúa Jêsus trong khi họ vẫn có tội lỗi trong lòng họ. Bạn có thể tự hỏi rằng điều này có gì là sai trật nhưng đây là một tội lỗi nghiêm trọng chống nghịch lại Đức Chúa Trời. 
Khi một tội nhân giảng dạy cho những người khác về sự quan trọng của việc tin Chúa Jêsus, anh ta không thể dẫn người ta đến việc trở nên tái sanh vì chính bản thân anh ta không được tái sanh bởi nước và Thánh-linh. Vì thế những người tà giáo chỉ tạo nên những người tin Chúa Jêsus mà vẫn là tội nhân. Đó là một tội lỗi chống nghịch lại Thánh-linh để hành động vô luật pháp. 
Những người tà giáo không tin nơi Lời của Đức Chúa Trời cũng như không giảng dạy Phúc-âm như đã được chép. Họ chỉ bòn rút tiền bạc của tín đồ họ. Họ là những tội nhân cho dù họ tin nơi Chúa Jêsus. Họ cố gắng hướng dẫn những người khác trong khi chính họ chưa được tái sanh. Bằng cách này, họ hành động vô luật pháp.
 

KẺ TÀ GIÁO LÀM LU MỜ NHỮNG TẤM GƯƠNG CỦA NGƯỜI CÔNG CHÍNH
 
Làm thế nào để chúng ta phân biệt giữanhững người đã được tái sinh và những người không có?
Chúng ta có thể phân biệt bằng cách kiểm tra xem họ có tội hay không.
 
 
Đừng để bị cám dỗ bởi những giáo sư giả, là những người nói rằng họ là những tội nhân. Đừng dâng tiền của bạn cho họ. Đừng đưa những đồng tiền khó kiếm được của bạn cho những tội nhân này.
Tại sao bạn phải đưa tiền cho những người này, là những người không thể giúp bạn về vấn đề tội lỗi của bạn? Nếu bạn muốn dâng tiền cho một nhà thờ, ít nhất cũng phải chờ cho đến khi tội lỗi của bạn được tẩy sạch qua Phúc-âm của nước và Thánh-linh.
Giống như có những đồ giả trong mỹ thuật thì cũng có những sự giả mạo trong cuộc sống. Thí dụ như có những tôn giáo giả, là những tôn giáo không thể tẩy đi tội lỗi trong lòng. Làm sao bạn có thể nhận ra được một tôn giáo giả mạo? Một tôn giáo giả mạo là một tôn giáo nhìn thấy thật bên ngoài nhưng bên trong khác hẳn với sự thật.
Bạn phải tự quyết định. Ai là những người giảng dạy thật sự? Ai là những người tà giáo? Đức tin chính thống là gì? Những người chính thống tin nơi Chúa Jêsus và quyền năng chuộc tội của Ngài. Họ không có tội lỗi trong lòng họ. Nhưng những người tà giáo có tội trong lòng. 
Vậy thì, có phải mọi người đều giống như những người tà giáo này? Có thể là như vậy.
Nhưng chúng ta hãy trở lại với Kinh thánh. Bất cứ ai tin nơi Chúa Jêsus mà không được tái sanh thì là một người tà giáo. Như vậy rõ ràng rằng những người tái sanh là chính thống. Vậy thì, những ai không được tái sanh là tà giáo. Những người tà giáo là những người tin nơi Chúa Jêsus nhưng vẫn có tội trong lòng họ. 
Những người tà giáo giả mạo người công chính. Họ có thể biết rằng con đường để trở nên thánh hóa là tin nơi Chúa Jêsus nhưng không may là họ vẫn có tội trong lòng. Họ tin chính họ là những tội nhân. Họ cho rằng họ vẫn có thể đi vào thiên-đàng nếu họ nói rằng họ thờ phượng Đức Chúa Trời. Nghe thật có vẻ như họ là công chính, nhưng chúng ta đừng để bị cám dỗ bởi những sự giả mạo này. 
 


SỰ ĐOÁN XÉT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHỜ ĐỢI NHỮNG NGƯỜI TÀ GIÁO

 
Tại sao Phúc Âm thuần túy bị thay đổi?
Bởi vì những tiên tri giả và tà giáo pha trộn niềm tin sai lạc vào Phúc Âm thuần túy.
 
“Vậy nên, Chúa, là Đức Giê-hô-va vạn quân, Đấng Quyền năng của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Ôi! ta sẽ được thỏa lòng về kẻ đối định ta, và báo trả kẻ cừu thù ta! Ta sẽ lại tra tay trên ngươi, làm ta sạch hết cáu cặn ngươi, và bỏ hết chất pha của ngươi. Ta sẽ lập lại các quan xét của ngươi như ngày trước, các mưu sĩ của ngươi như lúc đầu. Rồi sau người ta sẽ xưng ngươi là thành công bình, là ấp trung nghĩa. Siôn sẽ được chuộc bởi sự chánh trực, còn kẻ nào trở lại đó thì được chuộc bởi sự công bình. Song những kẻ bạn nghịch và mắc tội sẽ cùng bị hủy diệt, còn kẻ bỏ Đức Giê-hô-va sẽ bị diệt vong. Vậy các ngươi sẽ hổ thẹn vì những cây thông mình ưa; mắc cỡ vì những vườn mình đã chọn. Vì các ngươi sẽ giống như cây thông khô lá, như vườn không nước. Người mạnh sẽ như bã gai, việc làm của nó như đóm lửa; cả hai sẽ cùng nhau cháy, chẳng có ai giập tắt” (Ê-sai 1:24-31).
Đức Chúa Trời phán với chúng ta rằng nếu chúng ta tin nơi con người, thì chúng ta sẽ bị xấu hổ bởi vì con người. Ngài bảo chúng ta rằng chúng ta sẽ bị xấu hổ vì Hội thánh mà chúng ta chọn lựa cho chính mình, và điều xấu hổ này sẽ giống như một cây thông mà lá của nó bị héo tàn, như một cái vườn không có nước.
Ngài phán với chúng ta rằng những tiên tri giả và tín đồ của họ, là những người tin nơi lời dạy của con người hơn là Lời Đức Chúa Trời sẽ trở nên bã gai và những công việc của họ như đóm lửa. Cả hai sẽ bị thiêu đốt nơi hỏa ngục.
Những tiên tri giả và những tà giáo là những người chưa được mua chuộc cũng như là những tội nhân và là kẻ thù của sự công chính sẽ bị đoán xét dưới ngọn lửa của Đức Chúa Trời. Những nhà thờ chỉ xây dựng trên nền thần học có thể nhìn thấy trang trọng bên ngoài, nhưng chẳng có gì bên trong cả. Bất cứ nhà thờ nào không được thành lập trên niềm tin của Lời Đức Chúa Trời và Phúc-âm tái sanh của nước và Thánh-linh thì như một cái vườn không có nước. Nó có thể là một cây, nhưng là một cây chết, cây không thể ra trái. Khi một cái giếng không có nước, thì nó không còn là một cái giếng nữa. 
“Người mạnh sẽ như bã gai, việc làm của nó như đóm lữa; cả hai sẽ cùng nhau cháy, chẳng có ai dập tắt.” Những người không có Thánh linh có thể nhìn thấy mạnh mẽ hơn những người khác, nhưng trong đôi mắt của Đức Chúa Trời, họ chỉ như bã gai bỏ cho lửa của hỏa ngục.
Chúa hỏi, “Hỡi người canh, đêm thể nào?” (Ê-sai 21:11) Người công chính là người có sự sống đời đời nên giảng dạy Phúc-âm của nước và Thánh-linh trong sự tối tăm của ban đêm.
Đức Chúa Trời là ánh sáng và Sa-tan là bóng tối. Đức Chúa  Trời hướng người ta đến sự công chính, và Sa-tan dẫn người ta đến những đền thờ giả với sự lộn xộn và thần học giả. Trong thời kỳ của tiên tri Ê-sai, đức tin của người ta cũng lẫn lộn như hiện nay. Họ trộn lẫn Lời của Đức Chúa Trời với những học thuyết và sự dạy dỗ của con người. Họ lừa dối dân I-sơ-ra-ên với những sản phẩm hỗn độn của con người nhiều đến nổi Đức Chúa Trời đã quyết định loại bỏ hết cả bọn họ. “Và bỏ hết chất pha của ngươi. Ta sẽ lập lại các quan xét của ngươi như ngày trước, và các mưu sĩ của ngươi như lúc ban đầu.” Những của lễ sẽ không bao giờ được Đức Chúa Trời chấp nhận giống như chất hỗn hợp, một sự trộn lẫn lẽ thật của Đức Chúa Trời và những học thuyết của con người.
Đức Chúa Trời không bao giờ chấp nhận những của lễ bị pha trộn. Có thể thấy chúng tinh khiết trong con mắt loài người, nhưng nếu chúng bị trộn lẫn với niềm tin sai lạc của con người, chúng sẽ bị pha trộn với sự ô uế và do đó không thể chấp nhận được đối với Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời đã quở trách dân I-sơ-ra-ên, đặc biệt là những người tà giáo, những giáo sư giả và những tội nhân.
Nếu chúng ta đọc trong Sáng-thế-ký hay Dân-số-ký, thì chúng ta có thể thấy rằng ban đầu Đức Chúa Trời không quở trách họ. Đức Chúa Trời đã giúp đỡ dân I-sơ-ra-ên và ban phước cho họ. Nhưng sau khi Giô-suê chết, từ các Quan-xét, thì dân I-sơ-ra-ên bị xâm lược. Tuy nhiên, họ đã chọn con đường riêng của họ. Lúc đó, Đức Chúa Trời sai tiên tri Giê-rê-mi đến và đã bảo với dân I-sơ-ra-ên đầu hàng dân Ba-by-lôn.
Tiên tri Giê-rê-mi bảo dân sự đầu hàng dân Ba-by-lôn. Đây có một ý nghĩa thuộc linh, tượng trưng cho việc người công chính bảo những người theo tà giáo đầu hàng Phúc âm của nước và Thánh-linh.
 

ĐỨC CHÚA TRỜI KHIỂN TRÁCH NGƯỜI TÀ GIÁO
 
Tại sao Đức Chúa Trời  khiển trách người tà giáo?
Bởi vì họ phục vụ thần tượng thay vì Đức Chúa Trời.
 
Tại sao những đầy tớ của Đức Chúa Trời đã khiển trách dân I-sơ-ra-ên? Bởi vì họ thay đổi hệ thống dâng tế lễ, chỉ định những người thường làm thầy tế lễ, và thay đổi ngày dâng tế lễ.
Họ đã thay đổi Ngày Đại Lễ Chuộc Tội từ ngày thứ mười của tháng thứ bảy sang ngày thứ năm của tháng thứ tám, và họ chỉ định những thầy tế lễ từ bên ngoài dòng họ Lê-vi. Vì thế họ đã cản trở con đường được tái sanh.
Đức Chúa Trời đã quở trách những thầy thông giáo giả. Những người phục vụ con bò vàng thay vì Đức Chúa Trời đã trở nên những thầy tế lễ tà giáo.
Thật ra Đức Chúa Trời đã không khiển trách họ chỉ vì việc thờ thần tượng. Chẳng phải bạn và tôi đôi khi cũng thờ thần tượng sao? Chúng ta thường xuyên phạm tội, nhưng sự vi phạm của chúng ta không bị xem là tội trầm trọng chỉ vì chúng ta ở trong ân điển của Đức Chúa Trời.
Nhưng thay thế Đức Chúa Trời với những con bò vàng thì không thể nào tha thứ được. Và cũng như thế đối với việc thay đổi hệ thống dâng tế lễ và chỉ định người thường trở nên thầy tế lễ.
Những điều này thật là những tội lỗi khủng khiếp! Chúng là những tội lỗi nặng nhất. Làm sao một người có thể được tha thứ bởi việc thay đổi Đức Chúa Trời với những con bò vàng! Như được chép trong Kinh Thánh rằng tội lỗi của Giê-rô-bô-am đã mang đến sự giận dữ của Đức Chúa Trời.
Cũng như Đức Chúa Trời đã bày tỏ sự thạnh nộ của Ngài trong Cựu-ước, ngày nay Ngài cũng hủy diệt tội nhân, là những người chống nghịch lại Ngài. Đức Chúa Trời đã phán với dân I-sơ-ra-ên rằng Ngài sẽ nguyền rủa những người không xây khỏi việc thờ phượng những con bò bằng vàng.
 

NHỮNG NGƯỜI TÀ GIÁO DÂNG TẾ LỄ SAI LUẬT  
 
Chúng ta phải làm gì trước khi chúng ta phục vụ Đức Chúa Trời?
Tất cả tội lỗi của chúng ta đượccất đi.
 
Các vua chúa và các thầy tế lễ tà giáo của I-sơ-ra-ên đã chống nghịch lại Đức Chúa Trời và họ chỉ định những người coi thường sự dâng tế lễ vào hàng ngũ những thầy tế lễ. Giê-rô-bô-am, một ông vua có một đầu óc sa đọa, phong chức cho những người không phải thuộc nhà Lê-vi làm thầy tế lễ.
Chỉ có những người thuộc nhà Lê-vi mới có thể trở thành thầy tế lễ và làm việc trong đền thờ. Chính xác hơn thì những thầy tế lễ phải từ nhà A-rôn. Đây là luật đời đời của Đức Chúa Trời. Nhưng Giê-rô-bô-am đã phong chức tế lễ cho những người bên ngoài dòng họ Lê-vi và cho họ dâng tế lễ cho những con bò vàng. Chúng ta nên biết điều này đã mang đến sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời như thế nào.
Ngay cả ngày nay, những người không được tái sanh cũng có thể trở thành những trưởng lão, chấp sự trong nhà thờ. Điều này nghịch lại luật pháp của Đức Chúa Trời và đem lại sự thạnh nộ của Ngài. Đức Chúa Trời có vui lòng với những của lễ gian ác không? Những người tà giáo phải hủy diệt những con bò vàng của họ, trở lại với Đức Chúa Trời và được tái sanh.
Ê-sai 1:10-17 nói, “Hỡi các quan trưởng Sô-đôm, hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va. Hỡi dân Gô-mô-rơ, hãy để tai vào luật pháp của Đức Chúa Trời chúng ta! Đức Giê-hô-va phán: Muôn vàn của lễ các ngươi nào có can hệ gì đến ta? Ta đã chán chê của lễ thiêu bằng chiên đực và mỡ của bò con mập. Ta chẳng đẹp lòng về huyết của bò đực, chiên con và dê đực đâu. Khi các ngươi đến chầu trước mặt ta, ai khiến các ngươi giày đạp hành lang ta? Thôi, đừng dâng của lễ chay vô ích cho ta nữa! Ta gớm ghét mùi hương, ngày trăng mới, ngày Sa-bát cùng sự rao nhóm hội; ta chẳng khứng chịu tội ác hội hiệp nơi lễ trọng thể. Thật, lòng ta ghét những ngày trăng mới và kỳ lễ các ngươi, là nặng nề cho ta, ta lấy làm mệt mà gánh lấy. Vậy nên, khi các ngươi giơ tay, thì ta che mắt khỏi các ngươi. Khi các ngươi cầu nguyện rườm rà, ta chẳng thèm nghe. Tay các ngươi đầy những máu. Hãy rửa đi, hãy làm cho sạch! Hãy tránh những việc ác khỏi trước mắt ta. Đừng làm dữ nữa. Hãy học làm lành, tìm kiếm sự công bình; hãy đỡ đần kẻ bị hà hiếp, làm công bình cho kẻ mồ côi, binh vực lẽ của người góa bụa.”
Nếu chúng ta đọc phân đoạn này cách cẩn thận, thì chúng ta có thể thấy rằng những người lãnh đạo tôn giáo của I-sơ-ra-ên rất nhiệt tình, sốt sắng. Nhưng bất chấp sự sốt sắng của họ, họ bị hủy diệt vì họ dâng không đúng của lễ và bất tuân luật pháp của Đức Chúa Trời.
Chúng ta có thể thấy rằng họ không tuân theo luật pháp của Đức Chúa Trời khi họ dâng tế lễ cũng như không để ý đến Lời của Đức Chúa Trời. Những người lãnh đạo này bị quá sốt sắng nên họ dâng vô số những tế lễ trước mặt Đức Chúa Trời. Kinh thánh nói rằng huyết chảy như sông trong đền thờ.
Nhưng khi Đức Chúa Trời nhìn vào những điều họ đã làm, Ngài nói rằng nó giống như tội lỗi của dân Gô-mô-rơ. Ngài nhìn thấy họ dâng của lễ trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng thật sự họ đang phạm tội. Ngài nói rằng tốt hơn thà họ không dâng của lễ gì cả. Ngài không muốn của lễ nữa.
Khi họ dâng của lễ trước những con bò vàng, Đức Chúa Trời không thể nào tha tội cho họ. Ngài không thể chịu đựng được nữa. Ngài bảo họ nên dâng của lễ dựa theo cách mà Ngài đã ra lệnh. Nếu không tốt hơn họ đừng dâng của lễ gì cả.
   Của lễ của họ dâng lên cho Đức Chúa Trời không đúng cách, và kết quả là những thầy tế lễ phạm tội chống nghịch lại Đức Chúa Trời. Bạn nên biết rằng phục vụ Đức Chúa Trời và làm công việc của Ngài mà không tẩy sạch tội lỗi của bạn là một tội lỗi nghiêm trọng trước mặt Ngài
 

NHỮNG NGƯỜI TÀ GIÁO GIỐNG NHƯ THẦY GIÁO Ở TRƯỜNG HỌC 
 
Người tà giáo dạy gì ?
Họ dạy đạo đức, không dạy cách để được tái sanh .
 
Những người tà giáo bên ngoài nhìn thì thật thánh khiết. Khi họ đứng trên bục giảng, nhìn họ thật đạo mạo khiến nhiều người bị cám dỗ bởi vẻ bề ngoài của họ. Họ giảng thật hợp lý. Và họ luôn luôn kết thúc bài giảng của họ bằng cách khuyên răn người ta trở nên tốt. Đó là bài giảng loại gì vậy? Có sự khác biệt giữa những bài giảng của họ và bài học của những thầy giáo trong nhà trường không?
Hội thánh của Đức Chúa Trời là nơi những người tái sanh cùng nhau đến để thờ phượng Đức Chúa Trời. Chỉ có loại hội thánh này mới là hội thánh thật. Hội thánh thật của Đức Chúa Trời không cố gắng dạy người ta làm sao để cư xử trước mặt Ngài. Những nhà truyền đạo của hội thánh thật giảng dạy về Phúc-âm của nước và Thánh-linh. Không cần biết bạn yếu đuối như thế nào, Đức Chúa Trời đã tẩy sạch mọi tội lỗi của bạn.
Những nhà truyền giáo tà giáo nói với tín đồ của họ, “Hãy làm điều này và làm điều kia,” đặt gánh nặng trên họ, nhưng chính họ không muốn nhấc một ngón tay để di chuyển chúng.
Một nhà truyền đạo tà giáo mua cho con ông ta một cây đàn vĩ cầm đắt tiền và cho nó đi học đàn. Làm thế nào mà một thầy tế lễ có khả năng làm điều đó? Ông ta lấy tiền ở đâu? Nếu ông ta có tiền như vậy, chẳng phải ông ta nên dùng tiền đó để giảng dạy Phúc-âm sao? Một nhà truyền đạo có nên dùng mắc tiền không? Ông ta có cần phải đi một chiếc xe xa xỉ để ra vẻ cao quý không? Một nhà truyền đạo lái một chiếc xe đắt tiền là một tên trộm. Trong khi tín đồ của ông ta ngay cả không thể có khả năng mua một chiếc xe nhỏ thường, thì làm sao có thể đúng khi ông ta có một chiếc xe hiện đại đắt tiền? Chúng ta có thể nói đó là một truyền đạo tà giáo bằng cách nhìn vào những việc làm của ông ta.
Những người truyền đạo tà giáo đòi hỏi một số tiền lớn. Một vài nhà thờ trả cho mục sư của họ trên 10 ngàn Mỹ kim một tháng. Nhưng đây chỉ là tiền căn bản. Họ được cung cấp tiền học, tiền sách, tiền giữ trẻ, tiền thăm viếng, đó chỉ là mới kể một vài điều mà thôi. Và còn nữa, một số người trong bọn họ than phiền rằng họ không được trả tiền đủ. Họ được 10 ngàn Mỹ kim một tháng nhưng vẫn đòi thêm nữa. Có phải 10 ngàn là số tiền nhỏ không? Một mục sư nên hài lòng với số tiền đủ để sống khi ông ta giảng dạy Phúc-âm của nước và Thánh-linh.
Một mục sư thật nhận sự an ủi và bình yên nơi Đức Chúa Trời. Nhưng một mục sư tà giáo không có bình an, luôn đòi hỏi sự đền bù tiền bạc. Những mục sư như thế thực ra đang thờ phượng những con bò vàng.
Hội thánh của Đức Chúa Trời đôi khi được gọi là Si-ôn. Không có hội thánh nào đẹp như Si-ôn. Hội thánh của Đức Chúa Trời là nơi Phúc-âm nước và Thánh linh được giảng dạy. Ê-sai 1:21 nói, “Ôi! thành trung nghĩa đã hóa ra kỵ nữ, nó vốn đầy sự chánh trực, và sự công bình ở trong nó, mà bây giờ đầy những kẻ giết người!”
Ê-sai diễn tả hội thánh của Đức Chúa Trời bằng cách nói “nó đầy sự chính trực.” Đức Chúa Trời là chính trực và công bình. Bởi vì chúng ta bất toàn, vì chúng ta là con cháu của A-đam và sanh ra trong tội lỗi, nên Chúa Jêsus đã đến trong thế gian này để tẩy sạch tội lỗi của chúng ta với nước và Thánh-linh.
Đức Chúa Trời thật công bình làm sao. Trong Cựu Ước, khi người ta biết rằng họ bất toàn, họ đã đến với Đức Chúa Trời và dâng những tế lễ. “Con đã làm sai trong cách này cách nọ, con đã phạm tội.” Thì họ được tha thứ tội trong ngày của họ, và họ cũng có thể được tha tội trong năm vào Ngày Chuộc Tội.
Cũng như thế, trong Tân Ước, Chúa Jêsus đã đến trong thế gian này, chịu báp-tem và đóng đinh để tẩy sạch tội lỗi của con người một lần đủ cả.
Nhưng rồi vào ngày Lễ Năm Mới, nhiều người lại khóc lóc và ăn năn, “Lạy Chúa yêu dấu, xin tha thứ tội lỗi mà con đã phạm trong năm rồi. Và xin ban phước cho con trong năm mới.” Những người này là tà giáo.
Vậy thì, lẽ thật của việc tái sanh bởi nước và Thánh-linh là gì? Chúa Jêsus đã đến trong thế gian khoảng hơn 2000 năm trước, tẩy sạch tội lỗi của con người một lần đủ cả và nhờ đó cứu chúng ta khỏi tội lỗi mãi mãi. Ngài đã cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi của thế gian với nước và huyết. Nhưng nếu chúng ta cầu xin sự tha thứ mỗi ngày, Ngài sẽ nói gì?
“Ôi thành trung nghĩa đã hóa ra kỵ nữ! Nó vốn đầy sự chính trực, nhưng bây giờ hóa ra những kẻ giết người.” Bất cứ ai tự gọi mình là một tội nhân thì là một người tà giáo.
 

MỤC SƯ TÀ GIÁO KHÔNG THẺ GIẢNG PHÚC ÂM CỦA SỰ TÁI SANH BỞI NƯỚC VÀ THÁNH-LINH
 
Đức Chúa Trời có nghe lời cầu nguyện của tội nhân không?
Không. Ngài không nghe họ bởi vì  tội lỗi của họ phân cách họ khỏi Đức Chúa Trời.
 
Đức Chúa Trời chúng ta gọi những người tin nơi Ngài và vẫn cầu xin sự tha thứ là những kẻ giết người. Bởi vì họ cầu xin sự tha thứ và cũng nói họ là tội nhân, có phải họ mong Chúa Jêsus trở lại và chết cho tội lỗi của họ lần thứ hai không? phép báp-tem và thập tự giá của Chúa Jêsus là thực tại của sự cứu rỗi rồi.
Trong 1 Phi-e-rơ 3:21, nói rằng báp-tem của Chúa Jêsus là ảnh tượng cho sự cứu rỗi của chúng ta. Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu chết một lần để cứu mọi tội lỗi của con người.
Ngài đã tẩy sạch tội lỗi của con người một lần đủ cả và đã sống lại sau ba ngày. Hiện nay Ngài đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu báp-tem một lần và chết một lần trên thập tự giá để cứu chúng ta khỏi tội lỗi đời đời. Ngài đã chịu báp-têm bởi Giăng Báp-tít khi Ngài 30 tuổi. Ngài đã chết một lần để cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi của thế gian. Chẳng phải điều này có nghĩa là sự đoán xét đã được ban cho mọi lúc sao?
Nếu những người tà giáo nói rằng họ vẫn là tội nhân, thì họ đang đòi Chúa Jêsus xuống thế gian lần thứ hai để chịu đóng đinh lần nữa. Thực tế, Ngài phải cứ làm như thế mỗi khi họ cầu xin sự tha thứ.
Những người tin nơi Phúc-âm của nước và Thánh-linh trong lòng họ thì được cứu đời đời khỏi tội lỗi, được trở nên công chính, được vào thiên đàng để nhận những ơn phước của Đức Chúa Trời và sự sống đời đời. Bất cứ ai nhận được sự công chính đều có thể được cứu qua Phúc-âm của nước và Thánh-linh và trở nên một trong số người được phước của Đức Chúa Trời. Ai cầu xin sự cứu rỗi công chính trước mặt Đức Chúa Trời đều được phước.
Chúng ta hãy đọc trong Ê-sai 1:18-20. “Đức Giê-hô-va phán: Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội các ngươi đỏ như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết; dầu đỏ như son, sẽ trở nên trắng như lông chiên. Nếu các ngươi sẵn lòng vâng lời, sẽ ăn được sản vật tốt nhất của đất. Nhược bằng các ngươi chẳng khứng và bạn nghịch, sẽ bị nuốt bởi gươm; vì miệng Đức Giê-hô-va đã phán.” Đức Chúa Trời đang nói với chúng ta rằng nếu chúng ta vâng theo Phúc âm của nước và Thánh linh, thì chúng ta sẽ được ăn sản vật tốt nhất của đất, nhưng nếu chúng ta từ chối thì chúng ta sẽ bị nuốt bởi lưỡi gươm.
Đức Chúa Trời chúng ta đã nói, “Hãy đến ngay, và chúng ta hãy cùng nhau biện luận.” Chúng ta hãy nói chuyện. Có phải con bất toàn chăng? Có phải con bất chính chăng? Có phải con quá yêu bản thân mình chăng? Có phải con không thể sống bởi điều răn không? Có phải con không thể làm những điều luật pháp đòi hỏi không? Con biết nhưng con không thể thực hành phải không? Vậy thì, hãy đến với Ta. Dầu tội con như hồng điều, cũng sẽ được trắng như tuyết; dầu đỏ như son, cũng sẽ trở nên trắng như lông chiên.” Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời đã cứu tội nhân cách chính trực và khiến họ trở nên công chính.
Khi Đức Chúa Trời tạo dựng nên A-đam và Ê-va là không có tội lỗi. Nhưng Sa-tan đã sớm xuất hiện trong hiện trường. Hắn cám dỗ họ bất tuân Đức Chúa Trời và khiến cho tất cả loài người trở thành tội nhân bằng cách làm cho họ phạm tội. Sa-tan gây nên sự sa ngã của con người. Từ buổi ban đầu, A-đam và Ê-va không phải là tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời. Họ sống với Đức Chúa Trời trong vườn Ê-đen. Nhưng họ đã trở nên tội nhân. Vì thế, hiện nay Đức Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta. Hãy đến và cùng nhau biện luận. Chúng ta hãy đến và cùng nhau biện luận!
“Con đã phạm bao nhiêu tội trong thế gian này? Và bao nhiêu tội con sẽ phạm nữa cho đến khi con qua đời?”
“Ôi, lạy Đức Chúa Trời. Con không thể nào không phạm tội. Chúng con không thể trở nên toàn vẹn cho dù chúng con cố gắng đến thế nào đi nữa.”
“Được. Vậy thì cho đến hiện nay con đã phạm bao nhiêu tội rồi?” “Lạy Chúa, Con không thể nhớ hết mọi điều, nhưng có một vài điều dán vào tâm trí con. Ngài có nhớ lần đó không? Ngài biết con đang nói về điều gì mà…..và có một lần khác, Ngài biết mà…”
Kế đó Đức Chúa Trời nói, “Tiếp tục đi, hãy nói với Ta. Con nghĩ rằng đó là tất cả sao? Con có biết còn bao nhiêu tội nữa bên cạnh những điều này không? Nhưng tất cả những tội mà con nhớ, tất cả những tội mà con đã quên, ngay cả tất cả những tội mà con sẽ phạm trong tương lai, Ta đã tẩy sạch hết chúng vĩnh viễn rồi. Và không phải chỉ của con, nhưng tội của con cái con, xuống đến đời cháu chắt của con. Ta là Đức Chúa Trời công chính. Ta đã tẩy sạch tội lỗi của con một lần đủ cả.”
Đức Chúa Trời, là Đấng đã tẩy xoá mọi tội lỗi của con người từ tội của A-đam cho đến tội của người cuối cùng trên thế gian này, từ An-pha đến Ô-mê-ga, từ ban đầu đến cuối cùng.
“Ta là Cứu Chúa và Đức Chúa Trời Toàn năng.”
“Ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời Nhân Từ.”
“Ta sẽ có lòng nhân từ trên những người nhân từ, và Ta sẽ có lòng thương xót trên những người thương xót.”
Nếu chúng ta cầu xin sự nhân từ của Ngài và chân thật với Ngài, thì chúng ta có thể có sự thương xót của Đức Chúa Trời. Cha chúng ta muốn ban phước cho tất cả chúng ta. Ngài muốn tất cả chúng ta trở nên công chính. Trong tình yêu và sự thương xót của Ngài, Ngài muốn làm cho tất cả chúng ta trở thành con cái công chính của Ngài.
 
Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm gì Sau khi chúng ta được tái sanh?
Ngài muốn cúng ta rao truyền Phúc-âm cho toàn thế giới .
 
Ngài muốn chúng ta trắng như tuyết. Chúa Jêsus đã tẩy sạch mọi tội lỗi của nhân loại một lần đủ cả qua báp-têm và huyết của Ngài. Nếu một hội thánh không thể giải quyết những vấn đề của tội lỗi và cuộc sống cho tất cả tín đồ, thì nó không thể được gọi là hội thánh thật của Đức Chúa Trời.
Người ta đến với những thầy tế lễ và hỏi, “Tôi có tội. Tôi phải nên làm gì? Tôi ăn năn và tôi đã ăn năn rất nhiều lần, nhưng những tội lỗi của tôi đã không đi khỏi. Tôi không thể tiếp tục nữa. Tôi không nghĩ rằng tôi có thể tiếp tục trong cuộc sống theo Chúa.” Nếu một thầy tế lễ không thể đưa cho người ta câu trả lời đúng với vấn đề này, thì ông ta là một người tà giáo. Ông ta có thể nói rằng. “Điều đó tùy thuộc vào các bạn. Hãy đi lên núi cầu nguyện. Hãy thử kiêng ăn 40 ngày.”
Những thầy tế lễ tà giáo và những người lãnh đạo tôn giáo đầy những sự ô uế, thậm chí họ cũng không biết về Phúc-âm của nước và Thánh-linh. Họ không biết là họ sẽ kết thúc ở thiên đàng hay hỏa ngục.
Những người lãnh đạo này không xứng đáng trước mặt Đức Chúa Trời. Họ là những người giả hình và tà giáo. Nhìn bên ngoài họ có vẻ như là tin nơi Chúa Jêsus, nhưng trong lòng họ vẫn đầy tội lỗi. Họ chưa được tẩy thanh tội lỗi của họ. Họ không thể giảng dạy Phúc-âm của nước và Thánh-linh, là Phúc-âm có thể tẩy sạch mọi tội lỗi. Chúng ta đừng để bị cám dỗ bởi họ.
Tít 3:10-11 nói về những người tà giáo, “Sau khi mình đã khuyên bảo kẻ theo tà giáo một hai lần rồi, thì hãy lánh họ, vì biết rằng người như thế đã bội nghịch mà cứ phạm tội, thì tự đoán phạt lấy mình.” Bởi vì họ tin nơi Chúa Jêsus nhưng chưa được tái sanh, họ tự đoán phạt họ như những tội nhân. Họ bác bỏ và chà đạp Phúc-âm của nước và Thánh-linh, họ nói rằng họ là tội nhân, là những người không còn cách nào hơn là vào hỏa ngục.
Họ là những người tà giáo trong Cơ-đốc-giáo. Bất cứ ai tin nơi Chúa Jêsus mà nói mình còn có tội trong lòng thì là tà giáo. Những người tà giáo không giống với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là thánh. Nhưng họ không thánh. Những người tin nơi Phúc-âm của nước và Thánh-linh thì được tẩy sạch tất cả tội lỗi của họ. Vì thế bất cứ ai tin nơi Chúa Jêsus nhưng vẫn có tội trong lòng thì là tà giáo. Chúng ta phải tránh xa những người nói rằng họ tin Đức Chúa Trời nhưng vẫn là những tội nhân.
Chúng ta hãy giảng dạy Phúc âm cho những người chưa được nghe và những người muốn tin nhưng không thể bởi vì họ không biết Phúc âm. Chúng ta hãy giúp họ được tái sanh. Chúng ta hãy đẩy lùi những người đứng cản đường Phúc-âm của nước và Thánh-linh.
Chúng ta phải giảng dạy Phúc-âm của sự tái sanh bởi nước và Thánh-linh cho toàn thế giới.
A-men!