Search

Mahubiri

Chủ đề 9: Sách Rô-ma (Giải nghĩa sch Rô-ma)

[Chapter 7-6] Ngợi khen Chúa, Cứu Chúa của tội nhân (Rô-ma 7:14-8:2)

(Rô-ma 7:14-8:2)
“Vả, chúng ta biết luật pháp là thiêng liêng; nhưng tôi là tánh xác thịt đã bị bán cho tội lỗi. Vì tôi không hiểu điều mình làm: tôi chẳng làm điều mình muốn, nhưng làm điều mình ghét. Song nếu tôi làm điều mình chẳng muốn, thì bởi đó nhận biết luật pháp là tốt lành. Bấy giờ chẳng phải tôi làm điều đó nữa, nhưng ấy là tội lỗi ở trong tôi. Vả, tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý muốn làm điều lành, nhưng không có quyền làm trọn; vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn. Ví bằng tôi làm điều mình không muốn, ấy chẳng phải là tôi làm điều đó nữa, nhưng là tội lỗi ở trong tôi vậy. Vậy tôi thấy có luật nầy trong tôi: khi tôi muốn làm điều lành, thì điều dữ dính dấp theo tôi. Vì theo người bề trong, tôi vẫn lấy luật pháp Đức Chúa Trời làm đẹp lòng; nhưng tôi cảm biết trong chi thể mình có một luật khác giao chiến với luật trong trí mình, bắt mình phải làm phu tù cho luật của tội lỗi, tức là luật ở trong chi thể tôi vậy. Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy? Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta! Như vậy, thì chính mình tôi lấy trí khôn phục luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng lấy xác thịt phục luật pháp của tội lỗi. Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ; vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết.”
 
 

Con người là tội nhân, thừa hưởng tội lỗi

 
Tất cả loài người thừa hưởng tội lỗi từ ông bà A-đam và Ê-va và trở nên hạt giống tội lỗi. Vì thế chúng ta được sanh ra là dòng giống của tội lỗi và trở nên con người tội lỗi không thể tránh được. Mọi người trên thế gian này không thể làm gì ngoại trừ trở nên là tội nhân thừa hưởng từ nơi tổ phụ là A-đam, dù là không một ai trong chúng ta muốn trở nên tội nhân. 
Tội nguyên là gì? Nó thừa hưởng từ nơi cha mẹ chúng ta. Chúng ta được sinh ra với tội lỗi trong lòng. Đó là sự thừa hưởng cách tự nhiên của tội nhân. Có ít nhất 12 loại tội, đó là ngoại tình, thông dâm, giết người, trộm cắp, tham muốn, gian ác, lừa dối, dâm dục, con mắt gian ác, phỉ báng, kiêu ngạo và ngu dại – nó ở trong lòng chúng ta từ khi chúng ta mới sanh ra. Bản chất căn bản của con người là tội. 
Như thế chúng ta được sanh ra với 12 tội. Chúng ta không thể làm gì hơn là xưng nhận rằng mình là tội nhân vì chúng ta được sanh ra với tội lỗi trong lòng. Con người được sanh ra là tội nhân và chắc chắn là một tội nhân bởi vì anh ta có tội trong anh ta từ lúc ban đầu, ngay cả nếu cả đời anh ta không hề phạm tội. Một người trở thành một tội nhân bởi vì người đó được sanh ra với tội lỗi trong lòng anh ta. Cho dù chúng ta không phạm tội bởi xác thịt của chúng ta, chúng ta không thể tránh khỏi việc trở nên tội nhân bởi vì Đức Chúa Trời nhìn trong lòng. Vì thế toàn thể con người đều là tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời.
 
 
Con người phạm tội luân lý
 
Một con người cũng phạm tội luân lý. Người đó phạm tội với xác thịt, nguồn gốc của tội lỗi nẩy nở từ bên trong. Chúng ta gọi những tội lỗi này là “điều trái với đạo lý” hay “tội luân lý”. Đó là tội lỗi của những tư cách đạo đức bên ngoài của chúng ta mà bắt nguồn từ 12 loại tội lỗi trong lòng chúng ta. Tội lỗi xấu xa bên trong làm một con người phạm phải những việc làm vô luật pháp và do đó khiến cho tất cả loài người trở nên tội nhân không ngoại trừ ai. Một con người không có vẻ là một tội nhân khi người đó còn con trẻ. Tội lỗi không xuất hiện rõ rệt trong một đứa bé khi người đó còn là con trẻ, cũng giống như một cái cây hồng non không sinh ra những trái hồng. Nhưng tội lỗi bắt đầu xuất hiện càng ngày càng nhiều hơn khi chúng ta trưởng thành hơn, và chúng ta sẽ nhận biết rằng chúng ta là những tội nhân. Chúng ta gọi những tội lỗi này là điều trái với đạo lý hay tội luân lý, và đó 1à những tội lỗi phạm phải qua tư cách đạo đức. 
Đức Chúa Trời nói rằng cả hai điều này đều là tội lỗi. Tội lỗi trong lòng và những việc làm vô luật pháp của xác thịt chúng ta đều là tội lỗi. Đức Chúa Trời gọi con người là tội nhân. Mọi tội lỗi được bao gồm cả tội lỗi trong lòng lẫn tội lỗi của tư cách. Vì thế, mọi người đều bị sanh ra là tội nhân trong cái nhìn của Đức Chúa Trời, cho dù họ có phạm tội tư cách đạo đức hay không. 
Những người không tin khăng khăng rằng con người vốn sanh ra là tốt lành, và không có ai sanh ra là xấu xa cả. Nhưng Đa-vít xưng nhận với Đức Chúa Trời, “Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa - hầu cho Chúa được xưng công bình khi Chúa phán, và được thanh sạch khi Chúa đoán xét. Kìa, tôi sanh ra trong sự gian ác, Mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi.” (Thi thiên 51:4-5). Phân đoạn này có nghĩa là, “Tôi không thể nào làm gì hơn là phạm tội như thế này, bởi vì tội vốn là hạt giống của tội lỗi. Tôi là một tội nhân đáng chết. Vì thế, nếu Chúa cất đi tội lỗi của tôi, thì tôi mới có thể được cứu chuộc khỏi tội lỗi của tôi và trở nên người công chính. Nhưng nếu Chúa không cất nó đi. Tôi phải bị đày xuống hỏa ngục. Tôi có tội nếu Chúa nói là tôi có tội. Nhưng tôi không có tội nếu Chúa nói là tôi không có tội. Mọi việc tùy thuộc nơi Chúa, là Đức Chúa Trời, và sự phán xét là của Ngài.” 
Nói cách chính xác thì trong cái nhìn của Đức Chúa Trời, toàn thể loài người không thể tránh khỏi là những tội nhân bởi vì họ thừa kế tội lỗi từ cha mẹ của họ. Họ sanh ra là một tội nhân bất kể tư cách của họ. Chỉ có một cách để thoát khỏi tội lỗi là tin nơi sự cứu rỗi của Chúa Jêsus. Văn hóa chung dạy con cái chúng ta luận điệu sai trật, thông điệp chính của nó có thể tóm lại trong bút pháp sau đây: “Mọi người đều được sanh ra tự nhiên là tốt lành. Vì thế hãy sống cách đạo đức dựa theo nhưng sự tốt lành tự nhiên của con người. Bạn có thể làm tốt nếu bạn cố gắng.” Họ chỉ nói những điều tích cực. Con người sống dưới sự dạy dỗ của những nguyên tắc đạo đức. Nhưng tại sao họ lại phạm tội trong lòng hay trong xã hội hoặc tại nhà của họ? Con người được sanh ra như những hạt giống của tội lỗi. Con người không thể không phạm tội, dù người đó muốn làm việc lành. Điều này chứng minh rằng chúng ta được sanh ra cùng với tội lỗi. 
 
 

Bạn phải hiểu biết chính bạn 

 
Con người không thể tránh khỏi phạm tội trong xác thịt trong suốt cuộc đời của họ bởi vì họ được sanh ra trong tội lỗi. Đây là trạng thái nguyên gốc của con người – trước hết chúng ta phải biết bản thân chúng ta. Socrates đã nói, “Hiểu biết chính bạn!” và Chúa Jêsus nói, “Các ngươi là tội nhân bởi vì các người đã được hoài thai và sinh ra trong tội lỗi. Vì thế các ngươi phải nhận sự tha thứ tội lỗi của các ngươi.” Hiểu biết chính bạn. Hầu hết người ta không hiểu chính họ. Họ sống và chết mà không hiểu biết chính mình. Chỉ có những người khôn ngoan thì hiểu chính họ. Những người lĩnh hội và tin nơi lẽ thật của Chúa Jêsus sau khi biết rằng họ là những hạt giống của sự gian ác là những người khôn ngoan. Họ có quyền bước vào Nước Thiên Đàng. 
Những người không biết chính họ dạy người ta cư xử như kẻ đạo đức giả và không phạm tội nữa. Họ dạy người ta đừng để lộ những tội lỗi bên trong. Văn hóa tôn giáo dạy họ đừng phạm tội và ngăn chặn tội lỗi của họ bất cứ lúc nào nó muốn ngọ nguậy trong họ. Họ hoàn toàn đang trên đường đi đến hỏa ngục. Họ là ai? Họ là những đầy tớ của Satan, những con chiên đi lạc. Điều mà họ dạy chúng ta không phải là điều Chúa đã dạy chúng ta. Dĩ nhiên, Chúa chúng ta đã không dạy chúng ta phạm tội. Nhưng Ngài phán với chúng ta rằng, “Các ngươi có tội, các ngươi là tội nhân, và cái giá của tội lỗi là sự chết. Các ngươi đang trên đường đi đến sự hủy diệt vì tội lỗi của các ngươi. Do đó, các ngươi phải ăn năn tội. Nhận món quà cứu rỗi để cứu các ngươi khỏi mọi tội lỗi của các người. Thì mọi tội lỗi của các ngươi sẽ được tha thứ và các ngươi sẽ nhận được sự sống đời đời. Các ngươi sẽ trở nên một người công chính, một môn đồ yêu dấu và con cái của Đức Chúa Trời.” 
 
 

Tại sao Đức Chúa Trời đã ban cho con người Luật pháp? 

 
Phao-lô đã nói, “Vả, luật pháp đã xen vào, hầu cho tội lỗi gia thêm; nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa,” (Rô-ma 5:20). Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Luật pháp để qua đó tội lỗi của chúng ta được bày ra cách rỏ ràng hơn (Rô-ma 7:13). Ngài đã ban cho tội nhân Luật pháp của Ngài để bởi đó họ nhận ra tội lỗi của họ cách thật sự. 
Đức Chúa Trời đã ban Luật pháp cho dân Y-sơ-ra-ên khi dòng dõi của Gia-cốp sống trong đồng vắng sau Xuất-ê-díp-tô-ký. Ngài đã ban 613 điều răn. Tại sao Đức Chúa Trời đã ban cho con người Luật pháp? Thứ nhất, Đức Chúa Trời ban cho họ Luật pháp bởi vì Ngài muốn cho họ nhận ra được những tội lỗi của họ, khi họ không biết những tội lỗi của họ, và thứ nhì là bởi vì họ đã sanh ra cùng với tội lỗi. 
Mười điều răn của Luật pháp bày tỏ những con người tội lỗi đáng chết là gì. “Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta. Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Đức Giê-hô-va chẳng cầm bằng vô tội kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi. Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh. Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho. Ngươi chớ giết người. Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Ngươi chớ trộm cướp. Ngươi chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận mình. Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai tớ gái, bò, lừa, hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi.” (Xuất Ê-díp-tô ký 20:3-17).
Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Luật pháp, và qua đó Ngài dạy chúng ta tội lỗi trong lòng chúng ta chính xác là gì. Đức Chúa Trời đã dạy chúng ta rằng chúng ta hoàn toàn là tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời, và Ngài đã mở mắt chúng ta để nhận biết sự thật chúng ta là tội nhân, bởi vì chúng ta không thể tuân giữ Luật pháp. 
Một con người có thể nào có khả năng giữ Luật pháp của Đức Chúa Trời không? Khi Đức Chúa Trời nói với dân Y-sơ-ra-ên và dân Ngoại bang không được thờ những thần khác trước mặt Ngài, Ngài muốn mở mắt họ cho họ biết rằng họ là tội nhân, là những người ngay từ lúc ban đầu không thể giữ được điều răn đầu tiên. Qua những điều răn, họ sẽ biết rằng họ đã yêu thương những tạo vật khác hơn cả Đấng Tạo Hóa. Họ đã nhận biết rằng họ đã khinh thị danh Đức Chúa Trời, rằng họ đã làm và phục sự những thần tượng mà Đức Chúa Trời ghét, và họ ngay cả đã không nghỉ ngơi khi Đức Chúa Trời cho họ nghĩ ngơi vì lợi ích của họ. Họ cũng nhận biết rằng họ đã không hiếu kính cha mẹ của họ, họ giết người, họ phạm tội tà dâm, và họ làm những việc vô luật pháp mà những điều mà Đức Chúa Trời đã bảo họ không được làm. Tóm lại, họ không thể giữ Luật pháp của Đức Chúa Trời. 
 
 
Luật pháp thống trị trên những người có tội chưa được tha thứ 
 
Bây giờ bạn có hiểu tại sao Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Luật pháp chưa? Đức Chúa Trời đã ban Luật pháp cho những người chưa tái sanh trước nhất. “Hỡi anh em (vì tôi nói với những kẻ biết luật pháp), vậy anh em há chẳng biết rằng luật pháp chỉ cai trị người ta khi còn sống hay sao?” (Rô-ma 7:1) Đức Chúa Trời đã ban Luật pháp cho những người thừa hưởng tội lỗi từ tổ tiên của họ và chưa được tái sanh để khiến họ than khóc dưới tội lỗi. Con người còn sống bao lâu thì Luật pháp thống trị trên người đó bấy lâu. Mỗi con cháu của A-đam có 12 loại tội lỗi trong lòng họ. Đức Chúa Trời đã ban Luật pháp cho những người có tội trong lòng họ và Ngài đã nói với họ rằng họ có những tội lỗi không tránh được. Vì thế, bất cứ lúc nào tội giết người hay tà dâm lộ ra khỏi chúng ta và khiến chúng ta phạm tội, thì Luật pháp nói với chúng ta, “Đức Chúa Trời bảo ngươi chớ nên phạm tội tà dâm. Nhưng ngươi đã phạm tội tà dâm lần nữa. Vì thế ngươi là một tội nhân. Đức Chúa Trời đã bảo ngươi không được giết người, nhưng người đã giết người bằng sự căm ghét của người. Nên ngươi là một tội nhân là kẻ giết người và phạm tội tà dâm. Đức Chúa Trời bảo ngươi không được trộm cắp, nhưng ngươi đã trộm cắp lần nữa. Vì thế ngươi là một kẻ trộm cắp.” Như vậy, tội lỗi ra đời khi mà Luật pháp tồn tại. 
Đó là tại sao Phao-lô đã nói, “Hỡi anh em (vì tôi nói với những kẻ biết luật pháp), vậy anh em há chẳng biết rằng luật pháp chỉ cai trị người ta khi còn sống hay sao?” Luật pháp thống trị trên những người có tội lỗi chưa được tha. Đối với người Ngoại bang, là những người không biết Luật pháp của Đức Chúa Trời, lương tâm của họ trở nên Luật pháp đối với họ. Khi họ làm điều ác, lương tâm của họ nói với họ rằng họ đã có tội. Cũng giống như vậy, nhiệm vụ của lương tâm những người không tin như là Luật pháp đối với họ, và họ nhận ra tội lỗi qua lương tâm của họ (Rô-ma 2:15).
Tại sao bạn không phục sự Đấng Tạo Hóa, ngay cả khi lương tâm của bạn nói với bạn rằng có Đấng Tạo Hóa? Tại sao bạn không tìm kiếm Đức Chúa Trời? Tại sao bạn lừa gạt lòng bạn? Bạn thường hổ thẹn về tội lỗi của bạn và lo sợ người khác sẽ nhận thấy tội lỗi của bạn. Nhưng tội nhân không thừa nhận Đức Chúa Trời và tự lừa gạt chính họ thì không biết xấu hổ. 
Chúng ta bị xấu hổ về bản thân chúng ta khi chúng ta nhìn vào bầu trời, trái đất, những người khác, và bất cứ tạo vật nào khác, nếu chúng ta có tội. Đức Chúa Trời đã ban cho con người lương tâm và luật pháp của lương tâm chỉ ra tội của chúng ta. Nhưng hầu hết họ sống ngoài Đức Chúa Trời, cư xử như kẻ đạo đức giả trước mặt Đức Chúa Trời và sống theo cách họ vui thích. Họ bị trói buộc vào hỏa ngục. Như Phao-lô đã nhắc nhở chúng ta chú ý đến Luật pháp, “Hỡi anh em (vì tôi nói với những kẻ biết luật pháp), vậy anh em há chẳng biết rằng luật pháp chỉ cai trị người ta khi còn sống hay sao?” Một con người cần phải được sanh hai lần, lần nhất là tội nhân và kế đó lần hai được tái sanh bởi ân điển cứu chuộc của Đức Chúa Trời để sống như một người công chính. 
Phao-lô đã giải thích Chúa đã cứu chúng ta khỏi sự nguyền rủa của luật tội lỗi trong bút pháp sau đây: “Cho nên, đàn bà có chồng, hễ chồng còn sống bao lâu, thì luật pháp buộc phải theo chồng bấy lâu; nhưng nếu chồng chết, thì người vợ được thoát khỏi luật pháp đã buộc mình với chồng. Vậy nếu đương lúc chồng còn sống, mà vợ đi lấy người khác, thì phải bị kêu là đàn bà ngoại tình; nhưng nếu chồng chết, thì vợ được buông tha khỏi luật pháp, dầu lấy người khác cũng chẳng phải là đàn bà ngoại tình vậy.” (Rô-ma 7:2-3).
Thí dụ, bởi luật pháp, một người phụ nữ có chồng, hễ chồng còn sống bao lâu thì buộc phải theo chồng bấy lâu, nhưng nếu chồng chết, thì người vợ được thoát khỏi luật pháp hôn nhân. Nếu một người phụ nữ có chồng mà có tình nhân, thì bị gọi là một người ngoại tình. Nhưng nếu chồng bà ta chết và bà ta kết hôn với một người đàn ông khác, thì điều này chẵng có gì sai trái cả. Cũng với lý luận như vậy áp dụng cho sự giải cứu của chúng ta khỏi tội lỗi. Luật pháp thống trị trên mọi con cháu của A-dam, là những người có tội chưa được tha thứ. Luật pháp nói với họ rằng, “Các ngươi là tội nhân.” Như vậy họ sẽ xưng nhận tội lỗi của họ dưới Luật pháp rằng, “Tôi phải đi đến địa ngục. Tôi là một tội nhân. Đó là điều tự nhiên cho tôi phải đi đến địa ngục bởi vì cái giá tội lỗi của tôi.” Nhưng nếu chúng ta trở nên chết đối với Luật pháp qua thân thể của Đấng Christ, thì Luật pháp không thể thống trị trên chúng ta nữa, bởi vì con người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Đấng Christ bằng cách chịu Báp tem trong Ngài. 
 
 
Con người cũ của chúng ta bị chết 
 
Chúa của chúng ta đã giải quyết “những người chồng” cũ của chúng ta và Ngài cho phép chúng ta kết hôn với Ngài. “Hỡi anh em ta, anh em cũng như vậy, bởi thân thể của Đấng Christ, anh em đã chết về luật pháp, đặng thuộc về người khác, tức là người đã từ kẻ chết sống lại, hầu cho chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 7:4). Đức Chúa Trời đã ban Luật pháp cho con người, là những người sinh ra cùng với tội lỗi bị thừa hưởng chúng từ tổ tiên - A-dam - do đó tội lỗi qua điều răn có thể bày tỏ ra nhiều hơn nữa. Ngài đã khiến cho họ sống ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã cứu họ qua thân thể của Đấng Christ. Đức Chúa Jêsus Christ đã chết thay cho bạn. Có phải nó không thích hợp để chúng ta đi đến hỏa ngục theo như Luật pháp của Đức Chúa Trời không? Đúng vậy. Tuy nhiên, Chúa đã được sai đến thế gian, gánh lấy mọi tội lỗi của chúng ta bởi phép Báp tem của Ngài tại sông Giô-đanh, chịu đóng đinh, chịu đoán xét và sự nguyền rủa bởi cơn thạnh nộ của Luật pháp thay cho chúng ta. Nhờ điều này, và chỉ điều này chúng ta hiện nay được cứu và tái sanh bởi tin nơi đó. 
Những người chưa sanh lại phải đi vào hỏa ngục. Họ nên tin Chúa Jêsus để được cứu. Chúng ta phải một lần chết với Đức Chúa Jêsus Christ. Nếu con người cũ của chúng ta không chết một lần, chúng ta không thể trở nên những tạo vật mới và bước vào Nước Thiên Đàng. Nếu con người cũ của chúng ta chưa được phán xét theo Luật pháp qua đức tin hiệp nhất của chúng ta trong Chúa Jêsus, thì chúng ta phải bị phán xét và bị đày xuống hỏa ngục. Tất cả những người chưa sanh lại phải đi vào hỏa ngục. 
Những người không tin sống vui vẻ, tận hưởng mọi thứ mà một cuộc sống tốt đẹp có thể cung cấp, nhưng họ không quan tâm về những sự hình phạt đời đời của họ. Toàn thể loài người nên nhận sự tha thứ tội lỗi của Chúa Jêsus trong khi họ sống trên thế gian. Mỗi con người cũ phải một lần chết trong sự hiệp nhất với Chúa Jêsus qua đức tin, bởi vì chúng ta không thể được tái sanh sau khi chúng ta rời khỏi thế gian này. Chúng ta phải một lần bị chết và được giải cứu khỏi tội lỗi của chúng ta qua đức tin của chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ. Qua ai? Qua thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ. Bằng cách nào? Bằng cách tin rằng Chúa Jêsus đã đến trong thế gian này và cất đi mọi tội lỗi của chúng ta. Bạn chết chưa? Bạn có thể tự hỏi. “Làm sao tôi có thể chết? Làm sao tôi đã chết trong khi tôi đang còn sống,?” Đây là sự huyền nhiệm; nó là sự huyền nhiệm mà không có tôn giáo nào có thể giải đáp. 
Chỉ người tái sanh mới có thể nói rằng con người cũ của họ đã chết trong sự hiệp nhất với Chúa Jêsus. Tội nhân có thể được tái sanh và con người cũ của họ có thể chết chỉ khi họ lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời từ người tái sanh. Và nhờ đó họ có thể trở thành những đầy tớ của Đức Chúa Trời. Mọi người phải nghe Lời của Đức Chúa Trời từ những môn đồ tái sanh. Bạn không thể được sanh lại khi bạn bỏ qua những sự dạy dổ của họ. Ngay cả Phao-lô cũng không thể tái sanh ngoài Chúa Jêsus, măẻc dù ông đã được học Lời của Đức Chúa Trời từ Gamaliel, là một trong Luật sư lỗi lạc nhất thời bấy giờ. Chúng ta thật cảm tạ! Chúng ta có thể sinh ra những trái của sự công chính cho Đức Chúa Trời bởi tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng đã sống lại từ cõi chết, khi chúng ta trở nên chết qua thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ bởi đức tin. Kế đó chúng ta có thể sinh ra bông trái Thánh Linh. 
 
 
Những cảm xúc tội lỗi trong chi thể của chúng ta căn cứ vào việc làm mà sinh ra sự chết 
 
“Nhưng bây giờ chúng ta đã chết về luật pháp, là điều bắt buộc mình, thì được buông tha khỏi luật pháp đăẻng hầu việc Đức Chúa Trời theo cách mới của Thánh Linh, chớ không theo cách cũ của văn tự” (Rô-ma 7:5). “Khi chúng ta ở trong xác thịt” có nghĩa là “trước khi chúng ta tái sanh.” Những cảm xúc tội lỗi trong chi thể của chúng ta ở tại việc làm mà sinh ra sự chết khi chúng ta không có đức tin qua thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ. Lúc đó những cảm xúc tội lỗi luôn luôn làm việc trong chi thể chúng ta. Có 12 loại tội lỗi trong lòng. Nói cách khác hơn, đây có nghĩa là có 12 loại lối ra của tội lỗi trong lòng chúng ta. Thí vụ, hôm nay tội ngoại tình có thể lộ ra khỏi chổ của nó và khích động trái tim. Kế đó trái tim ra lệnh cho cái đầu, “Ngoại tình lộ ra khỏi hang của nó và nó bảo tôi đi phạm tội ngoại tình.” Kế đó, cái đầu trả lời “Được, tôi sẽ ra lệnh cho đôi tay và đôi chân thực hiện nó. Tay và chân nghe đây, hãy làm điều mà mầy muốn. Nhanh lên!” Cái đầu ra lệnh cho những chi thể của nó đi đến nơi mà xác thịt phạm tội ngoại tình. Kế đó, thân thể đi và làm như điều mà cái đầu ra lệnh. Cũng giống như vậy, khi tội giết người ra khỏi chổ của nó, nó khích động trái tim và trái tim làm cho cái đầu giận dữ với ai đó. Kế đó, cái đầu ra lệnh cho thân thể chuẩn bị cho việc đó. Tội lỗi làm việc trong chi thể của chúng ta như vậy. 
Đây là lý do tại sao chúng ta nên nhận được sự tha thứ tội lỗi của chúng ta. Nếu chúng ta không có sự tha thứ tội, thì chúng ta không thể làm gì hơn là làm như cái đầu yêu cầu, cho dù đây không phải là những điều chúng ta muốn làm. Mỗi người nên được tái sanh bởi Phúc âm thật. Một người có thể trở nên hoàn toàn khi người đó được tái sanh, cũng như một con nhọng trở thành con bướm vậy. Những mục sư có thể thực sự phục sự Chúa chỉ khi họ được tái sanh. Trước khi tái sanh, những gì họ có thể nói là, “ Hởi những môn đồ yêu dấu, các bạn phải làm lành.” Đây là giống như bảo người bệnh tự chữa bệnh. Họ thúc đẩy tín đồ của họ tự tẩy rữa tấm lòng, măc dù chính họ cũng không biết tẩy rữa tấm lòng tội lỗi của họ. 
Những cảm xúc tội lỗi trong chi thể của chúng ta ở tại việc làm mà sinh ra sự chết. Có phải một người phạm tội vì họ muốn làm tội không? Chúng ta phạm tội như những đầy tớ của tội lỗi bởi vì chúng ta sinh ra cùng với tội lỗi, bởi vì tất cả tội lỗi của chúng ta chưa được tẩy sạch, và bởi vì chúng ta chưa chết nhờ thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta làm tội, dù rằng chúng ta ghét làm như vậy. Vì thế, mọi người phải nhận được sự tha thứ tội lỗi. 
Những mục sư mà tội lỗi của họ chưa được cất đi thì tốt hơn nên ngưng chức vụ. Họ đi bán bắp cải trắng thì tốt hơn. Tôi đề nghị họ nên làm như vậy. Tốt hơn là họ nên làm như vậy hơn là lừa gạt người ta bằng cách nói những sự giả dối để kiếm nhiều tiền và chiếm lấy những tiền dâng cho bản thân họ, rồi trở nên mập như những con heo. 
Nếu một người chưa được cứu khỏi mọi tội lỗi của anh ta, thì tội lỗi và cảm xúc của nó trong chi thể của anh ta ở tại việc làm mà sanh ra sự chết. Chúng ta có thể phục vụ Chúa dưới ân điển của Ngài bởi nhận Đức Thánh Linh sau khi mọi tội lỗi của chúng ta được cất đi. Nhưng chúng ta không thể phục sự Chúa dưới Luật pháp. Vì thế Chúa chúng ta đã nói với chúng ta rằng, “Nhưng bây giờ chúng ta đã chết về luật pháp, là điều bắt buộc mình, thì được buông tha khỏi luật pháp đặng hầu việc Đức Chúa Trời theo cách mới của Thánh Linh, chớ không theo cách cũ của văn tự.” (Rô-ma 7:6).
 
 
Luật pháp làm cho tội lỗi của chúng ta lộ rỏ ra hơn 
 
“Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Luật pháp há là tội lỗi sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng tôi chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi; vì nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham lam, thì tôi đã không biết sự tham lam. Ấy là tội lỗi đã nhân dịp, bởi điều răn mà sanh ra mọi thứ ham muốn trong lòng tôi: vì không có luật pháp thì tội lỗi chết đi. Ngày xưa tôi không có luật pháp mà tôi sống; nhưng khi điều răn đến, thì tội lỗi lại sống, còn tôi thì chết; vậy thì té ra điều răn vốn nên làm cho tôi sống, đã dắt tôi đến sự chết. Vì tội lỗi đã nhân dịp, dùng điều răn dỗ dành tôi và nhân đó làm cho tôi chết. Ấy vậy, luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành. Vậy thì điều lành trở làm cớ cho tôi chết sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng ấy là tội lỗi đã làm cho tôi chết, hầu khi nó nhân điều lành làm chết tôi, tự bày ra nó là tội lỗi; đến nỗi tội lỗi nhân điều răn trở nên cực ác.” (Rô-ma 7:7-13).
Phao-lô đã nói rằng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Luật pháp để khiến cho tội lỗi của chúng ta lộ rỏ ra hơn. Ông cũng nói rằng, “Vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi.” (Rô-ma 3:20). Tuy nhiên, hầu hết những Cơ Đốc Nhân đang cố gắng sống bởi Luật pháp trong lúc theo đuổi sự công chính của Luật pháp. Nhiều mục sư, là những người chưa được tái sanh, chắc rằng người ta đang bị bệnh bởi vì bất tuân Luật pháp của họ, và rằng họ có thể bình phục khỏi sự bệnh hoạn của họ, nếu họ chỉ sống bởi Luật pháp. 
Chúng ta có thể nào thật sự kết luận rằng sự bất tuân Luật pháp của chúng ta là nguyên nhân của mọi bệnh tật của chúng ta không? Nhiều Cơ Đốc Nhân, mục sư cũng như những tín đồ của họ, nghĩ rằng mọi việc không tốt đẹp bởi vì họ đã thất bại trong việc sống theo Lời của Đức Chúa Trời. vì thế họ sợ tội lỗi. Họ khóc than mỗi ngày. Họ có thể cũng thêm vào trong Kinh thánh rằng, “Hãy than khóc mãi mãi. Than khóc không thôi. Phàm làm việc gì cũng phải than khóc.” ngay cả khi Kinh thánh nói với chúng ta rằng, “Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi, phàm làm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:16-18). Nhưng những mục sư giả dạy người ta phải than khóc nhiều hơn, như thể những nếp nhăn do khóc quá nhiều là bằng chứng cho đức tin của họ vậy. 
Những người có những đức tin tôn trọng luật pháp quá mức cho rằng những người hay than khóc có đức tin tốt. Những mục sư giả, là những người chưa được sanh lại, chỉ định một phụ nữ khóc giỏi làm bà giám đốc trợ tế và một ông Cơ Đốc Nhân chuyên khóc làm trưởng lão. Đừng khóc lóc tại nhà thờ; hãy khóc lóc ở nhà, nếu bạn thực sự phải khóc. Tại sao Chúa Jêsus phải bị đóng đinh? Để làm cho chúng ta khóc như trẻ con chăng? Dĩ nhiên là không phải! Chúa Jêsus đã gánh hết tất cả những sự sầu khổ, những sự sỉ vả, bệnh tật và đau đớn của chúng ta một lần đủ cả, bởi đó sự đóng đinh của Ngài làm cho chúng ta không còn khóc lóc nữa và thay vào đó là sống cách vui vẻ. Vậy thì tại sao họ khóc lóc? Họ phải bị đuổi về nhà nếu họ muốn khóc lóc trong Hội thánh Tái sanh của Đức Chúa Trời. 
 
 
Sự khác nhau giữa những người tái sanh và không tái sanh là gì? 
 
Luật pháp không bao giờ sai. Luật pháp là thiêng liêng. Đó là sự công chính thật trong khi chúng ta hoàn toàn không công chính. Chúng ta đi ngược lại với Luật pháp bởi vì chúng ta được sanh ra với tội lỗi như dòng dõi của A-đam. Chúng ta làm điều chúng ta không nên làm, trong khi chúng ta không thể làm điều chúng ta nên làm. Vì thế Luật pháp làm cho chúng ta trở nên tội trội hơn. 
“Vả, chúng ta biết luật pháp là thiêng liêng; nhưng tôi là tánh xác thịt đã bị bán cho tội lỗi. Vì tôi không hiểu điều mình làm: tôi chẳng làm điều mình muốn, nhưng làm điều mình ghét. Song nếu tôi làm điều mình chẳng muốn, thì bởi đó nhận biết luật pháp là tốt lành. Bấy giờ chẳng phải tôi làm điều đó nữa, nhưng ấy là tội lỗi ở trong tôi. Vả, tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý muốn làm điều lành, nhưng không có quyền làm trọn; vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn. Ví bằng tôi làm điều mình không muốn, ấy chẳng phải là tôi làm điều đó nữa, nhưng là tội lỗi ở trong tôi vậy. Vậy tôi thấy có luật nầy trong tôi: khi tôi muốn làm điều lành, thì điều dữ dính dấp theo tôi. Vì theo người bề trong, tôi vẫn lấy luật pháp Đức Chúa Trời làm đẹp lòng; nhưng tôi cảm biết trong chi thể mình có một luật khác giao chiến với luật trong trí mình, bắt mình phải làm phu tù cho luật của tội lỗi, tức là luật ở trong chi thể tôi vậy. Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?”(Rô-ma 7:14-24)
Phần trước của đoạn văn này, Phao-lô nói rằng tất cả chúng ta, bao gồm cả chính ông, nên bị đoán xét một lần bởi Luật pháp. Ông nói rằng chỉ có những người nhận tất cả sự thạnh nộ và phán xét của Luật pháp qua thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ mới có thể kết quả cho sự công chính của Đức Chúa Trời. Ông cũng nói rằng không có điều lành ở trong ông, và một người không sanh lại không thể tránh khỏi tội. Người chấp nhận như thế là ngưới được tái sanh. Nhưng có một sự khác nhau rõ rệt giữa hai người này. Những người sanh lại có cả xác thịt lẫn Thánh linh, vì thế có hai loại ham muốn ở trong họ. Nhưng những người chưa tái sanh thì chỉ có sự ham muốn xác thịt, và họ chỉ muốn làm tội. Vì thế, tất cả điều họ quan tâm là phạm tội cách đều đăẻn và hay họ như thế nào. Đây là mục đích của họ trong cuộc sống, phổ biến đối với những người chưa tái sanh. 
Tội lỗi khiến người ta phạm tội. Rô-ma 7: 20 chép, “Ví bằng tôi làm điều mình không muốn, ấy chẳng phải là tôi làm điều đó nữa, nhưng là tội lỗi ở trong tôi vậy.” Có tội lỗi ở trong lòng những người tái sanh không? Không. Vậy thì có tội lỗi nào trong lòng người chưa tái sanh không? Có! Nếu bạn có tội trong lòng của bạn, thì tội lỗi làm việc trong xác thịt và nó khiến bạn phạm tội nhiều hơn nữa. “Ví bằng tôi làm điều mình không muốn, ấy chẳng phải là tôi làm điều đó nữa, nhưng là tội lỗi ở trong tôi vậy.” Loài người không thể tránh khỏi sự phạm tội trong cả cuộc đời họ, bởi vì họ được sanh ra với tội lỗi. 
Những người tái sanh có thể sinh ra trái Thánh linh cách tự phát. Nhưng những người chưa sanh lại không thể sinh ra những trái như vậy. Họ không có lòng thương xót trên người khác. Ngay cả có một số người trong bọn họ giết chính con ruột của mình, nếu con của họ không vâng lời họ. Những sự hung ác lộ ra từ lòng họ và họ có tư tưởng giết con của họ từ trong lòng họ khi những đứa con không vâng lời. Mặc dù họ không thật sự giết con, nhưng ở nơi tận sâu kín trong lòng họ, họ giết chúng không biết bao nhiêu lần. 
Bạn có hiểu điều mà tôi muốn nói ở đây không? Nhưng người công chính thì không thể làm những việc như vậy. Họ có thể vướng vào những cuộc tranh cãi, nhưng họ không thể và sẽ không có trái tim hung ác như vậy, là trái tim đầy những sự cay đắng và giận dữ như những người khác có. 
Thay vì đó, người công chính có lòng thương xót, ngay cả đối với những người mà họ có thể tranh cãi về những quan niệm khác nhau của họ. “Vậy tôi thấy có luật nầy trong tôi: khi tôi muốn làm điều lành, thì điều dữ dính dấp theo tôi.” Con người muốn làm điều lành bởi vì họ được tạo dựng nên giống như hình Đức Chúa Trời. Nhưng vì tội lỗi của họ vẫn tồn tại trong lòng họ, nên chỉ có điều ác lộ ra khỏi họ. 
‘Cơ Đốc Nhân’ chưa tái sanh than thở với nhau rằng, “Tôi thật sự muốn làm điều lành, nhưng tôi không thể. Tôi không biết tại sao tôi lại không thể.” Họ phải biết rằng họ không thể làm như vậy bởi vì họ là những tội nhân, là người chưa được cứu. Họ không thể làm điều lành bởi vì họ có tội lỗi trong lòng. Người tái sanh có những sự ham muốn Thánh cũng như ham muốn xác thịt, nhưng những người chưa tái sanh thì không có Đức Thánh Linh. Đây là sự khác biệt chủ yếu để phân biệt người tái sanh với người chưa tái sanh. 
Phao-lô nói về tình trạng của ông khi chưa được tái sanh trong đoạn 7. Để giải thích Luật pháp từ Rô-ma đoạn 7 và hơn nữa, ông nói rằng ông không thể làm điều lành, là điều mà ông muốn làm, nhưng ông đã làm điều ác, là điều mà ông không muốn làm. Nói cách khác, Phao-lô không mong muốn làm tội và chỉ muốn là điều lành, nhưng ông có thể chỉ làm đúng những gì mà ông không muốn làm, trong khi điều trong lòng ông thực sự muốn làm thì ông thấy rằng ông không thể làm. “Khốn nạn cho tôi! Ai cứu tôi khỏi thân thể hay chết này?” Ông than thở cho số phận đáng thương của mình, nhưng ngay lập tức ông cầu nguyện với Chúa rằng, “Cảm tạ ơn Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta!” 
Bạn có hiểu điều này có ý nghĩa gì không? Chúng ta, những người tái sanh, có thể hiểu lời nói của ông, nhưng những người chưa tái sanh thì không bao giờ có thể hiểu được nó. Một con nhộng mà chưa bao giờ trở thành con ve thì không bao giờ có thể hiểu điều mà con ve nói, “Cha! Tôi hát những bài hát vài giờ một ngày trên cây. Gió thật là thích thú!” Con nhộng có thể đáp lời từ dưới đất là. “Thật vậy sao? Gió là cái gì?” Nó có thể không bao giờ hiểu được điều mà con ve đang nói, nhưng con ve biết gió là gì. 
Bởi Phao-lô đã được tái sanh, ông có thể giải thích sự khác nhau giữa người tái sanh và ngươi chưa tái sanh cách chính xác. Ông nói Cứu Chúa, Đấng đã giải cứu ông là Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Jêsus Christ có đã cứu chúng ta không? Dĩ nhiên là Ngài đã có! “Như vậy, thì chính mình tôi lấy trí khôn phục luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng lấy xác thịt phục luật pháp của tội lỗi.”
Những người có tội đã phục luật pháp của Đức Chúa Trời bằng trí khôn của họ. Vậy thì, họ phục điều gì với xác thịt của họ? Họ phục luật pháp của tội lỗi bằng xác thịt của họ. Xác thịt thích làm tội bởi vì nó hoàn toàn chưa thay đổi. Xác thịt ưa muốn làm những điều thuộc xác thịt và Thánh linh ưa muốn làm những điều thuộc Thánh linh. Vì thế những người có tội khi đã được cất tội lỗi đi thì muốn đi theo Chúa bởi vì hiện nay Đức Thánh Linh ngự trong họ. Nhưng những người có tội chưa được cất đi không thể tránh khỏi con đường tội lỗi bằng cả thể xác lẫn tâm thần của họ. Người tái sanh, là người có tội đã được cất đi, có thể theo Chúa với tâm thần ngay cả khi xác thịt của họ theo tội lỗi. 
 
 
Luật pháp của Thánh linh sự sống trong Đức Chúa Jêsus Christ đã khiến cho chúng ta được buông tha khỏi tội lỗi và sự chết 
 
Bây giờ hãy chuyển sang Rô-ma 8:1. Những người có tội đã được cất đi bởi tin nơi sự cứu rỗi của Chúa Jêsus không còn bị đoán xét bởi Luật pháp của Đức Chúa Trời nữa, mặc dù họ sinh ra là những tội nhân. “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ; vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết.” (Rô-ma 8:1-2).
Vì thế hiện nay không còn có sự đoán phạt nào cho những người trong Đức Chúa Jêsus Christ. Chẳng có sự đoán phạt nào cả! Những người tái sanh không còn tội nữa, và không thể có sự đoán phạt nào cho họ. Không có tội lỗi nào còn lại trong lòng họ bởi vì luật pháp của Thánh linh sự sống trong Đức Chúa Jêsus Christ đã khiến họ được buông tha khỏi luật pháp của sự tội và sự chết. Chúa chúng ta là căn nguyên của sự sống. Ngài trở con Chiên Con của Đức Chúa Trời, được hoài thai bởi Đức Thánh Linh, và gánh lấy tất cả tội lỗi của thế gian trên mình Ngài tại sông Giô-đanh qua phép Báp tem của Ngài bởi Giăng, chịu hình phạt thay cho chúng ta, Ngài đã chịu đóng đinh vì chúng ta. Qua đó Ngài đã hoàn toàn cất đi mọi tội lỗi của chúng ta. 
Vậy thì, chúng ta có phải chết lần nữa vì tội của chúng ta không? Chúng ta có điều chi để bị hình phạt không? Tội có ở trong chúng ta, nếu tất cả tội lỗi của chúng ta đã chất trên Đức Chúa Jêsus Christ qua phép báp tem của Ngài không? Dĩ nhiên là không! Chúng ta không phải bị đoán phạt, vì Chúa đã chịu báp tem tại sông Giô-đanh, bị đóng đinh thay cho chúng ta, và vào ngày thứ ba đã sống lại từ cõi chết để cứu tất cả mọi tội nhân. 
Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời giải thoát chúng ta khỏi sự đoán phạt của Ngài trong khi Luật pháp thì đem đến sự thịnh nộ. “Vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết.” Sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời được bày ra cho những người có tội. Đức Chúa Trời đày họ xuống hỏa ngục. Nhưng Chúa đã buông tha chúng ta khỏi luật của sự tội và sự chết bằng cách cất đi tất cả tội lỗi trong lòng chúng ta. Ngài làm cho những tín đồ, là những ai ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, được buông tha khỏi tội lỗi. Những tội lỗi của bạn có đã được cất đi chưa? 
“Vì điều chi luật pháp không làm nổi, tại xác thịt làm cho luật pháp ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài đã vì cớ tội lỗi sai chính Con mình lấy xác thịt giống như xác thịt tội lỗi chúng ta, và đã đoán phạt tội lỗi trong xác thịt, hầu cho sự công bình mà luật pháp buộc phải làm được trọn trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh.” (Rô-ma 8:3-4).
Ở đây Chúa nói với chúng ta cách rõ ràng rằng xác thịt thì yếu đuối và không thể tuân theo sự công chính do Luật pháp yêu cầu. Luật pháp của Đức Chúa Trời thì chắc chắc tốt lành và đẹp đẽ, nhưng chúng ta không sống bởi Luật pháp vì xác thịt chúng ta vô cùng yếu đuối. Luật pháp của Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải trọn vẹn. Nó đòi hỏi chúng ta phải sự tuân theo Luật của Đức Chúa Trời cách hoàn toàn, nhưng xác thịt chúng ta không thể sống bởi tất cả những yêu cầu của Luật pháp vì sự yếu đuối của nó. Vì thế Luật pháp mang sự thạnh nộ của nó trên chúng ta. Nhưng Chúa Jêsus vì cái gì, nếu cuối cùng chúng ta bị đoán phạt? 
Đức Chúa Trời đã sai Con Độc Sanh của Ngài để cứu chúng ta. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sự công chính của Ngài bằng cách sai Con Một của Ngài trong hình hài giống như xác thịt tội lỗi vì tội cuả chúng ta. Chúa Jêsus đã được sai đến thế gian trong hình hài giống như xác thịt. “Ngài đoán phạt tội lỗi trong xác thịt,” Đức Chúa Trời đã chất mọi tội lỗi của chúng ta trên Chúa Jêsus để nhờ đó sự công chính mà Luật pháp đòi hỏi có thể được làm trọn trong chúng ta, là những người không bước theo xác thịt nhưng theo Thánh linh. Tội lỗi của chúng ta được cất đi bởi niềm tin trong lòng của chúng ta nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Tội lỗi của chúng ta đã được tẩy sạch khi chúng ta tiếp nhận những điều mà Đức Chúa Jêsus Christ đã làm cho chúng ta. 
 
 
Những người sống theo Thánh linh và những người sống theo xác thịt 
 
Có hai loại Cơ Đốc Nhân: những người đi theo những ý tưởng riêng của họ và những người đi theo Lời của lẽ thật. Loại người thứ hai có thể được cứu và trở nên công chính, trong khi loại người đầu tiên thì sẽ bị diệt vong. 
“Thật thế, kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt; còn kẻ sống theo Thánh Linh thì chăm những sự thuộc về Thánh Linh.Vả, chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an” (Rô-ma 8:5-6). Những người nghĩ rằng tin nơi Đức Chúa Trời là sống theo Luật pháp thì không bao giờ có thể được trọn vẹn. “Kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt.” 
Những điều của xác thịt chỉ tẩy rữa bên ngoài. Những người nghiên cứu Kinh thánh thật nhiều và đi nhà thờ mỗi Chúa nhật với dáng vẻ thiêng liêng của họ, mặc dù họ gây gổ với vợ của họ, ở nhà thì hung dữ. Họ trở nên những thiên sứ vào những ngày Chúa nhật. 
“Chào, anh chị có khoẻ không?” 
“Rất vui mừng được gặp anh chị lần nữa.” 
Trong khi mục sư của họ giảng dạy, họ nói “A-men” nhiều lần với một giọng thiêng liêng và dáng vẻ nhân từ. Họ hiền lành bước ra khỏi nhà thờ sau giờ thờ phượng, nhưng họ trở nên khác hẳn ngay sau khi nhà thờ mất khỏi tầm nhìn của họ. 
“Lời của Đức Chúa Trời đã nói gì với tôi? Tôi không thể nhớ; đi uống rượu không nào?” 
Họ là những thiên sứ trong nhà thờ nhưng họ trở nên xác thịt trong những khi họ không có ở nhà thờ. 
Vì thế, họ - tội nhân - phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời như sau đây: “Lạy Đức Chúa Trời, xin cứu con, một kẻ khốn nạn. Con không thể vào Nước Thiên Đàng nếu Ngài không cứu con. Nhưng nếu Ngài tẩy đi tội lỗi của con mà con phạm cho đến khi con chết, thì con có thể vào Nước Thiên đàng bởi đức tin.” Họ cần phải hoàn toàn tin cậy nơi Đức Chúa Trời. 
Mỗi tín đồ có thể nhận được sự cứu chuộc khỏi tội lỗi của họ và bắt đầu một cuộc sống thiêng liêng khi người đó bước theo Lời của Đức Chúa Trời. “Thật thế, kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt; còn kẻ sống theo Thánh Linh thì chăm những sự thuộc về Thánh Linh. Vả, chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an” Nếu chúng ta nghĩ và tin theo lẽ thật của Đức Chúa Trời, sự bình an sẽ đến với chúng ta. “vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được.Vả, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 8:7-8). Những người có tội mà tội họ chưa được cất đi và những người vẫn ở trong xác thịt thì không bao giờ có thể làm vui lòng Đức Chúa Trời. 
“Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh; song nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài.” (Rô-ma 8:9). Người ta bị lẫn lộn với phân đoạn này bởi vì Phao-lô nói bằng những lời thuộc linh sâu thẳm. Những người chưa tái sanh bị lẫn lộn với Rô-ma đoạn 7 và 8. Họ không thể nào hiểu phần Kinh thánh này. Nhưng chúng ta, là những người tái sanh, không ở trong xác thịt, và không sống chỉ cho xác thịt. 
Hãy đọc cẩn thận điều mà Phao-lô nói trong câu Kinh thánh trên. Đức Thánh Linh có ngự trong bạn không? Nếu ai không có Thánh linh của Đấng Christ, thì người đó không thuộc về Ngài. Nếu không thuộc về Ngài, thì có nghĩa là người đó thuộc về Satan và là một tội nhân bị trói buộc vào hỏa ngục. 
“Vậy nếu Đấng Christ ở trong anh em, thì thân thể chết nhân cớ tội lỗi, mà thần linh sống nhân cớ sự công bình. Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống.” (Rô-ma 8:10-11) Amen.
Chúa chúng ta đã được hoài thai bởi Đức Thánh Linh, đã được sai đến thế gian trong xác thịt, và đã cất đi mọi tội lỗi của chúng ta. Chúa đến trong lòng của tín đồ, là người tin vào sự cứu rỗi, và Chúa đang ngự trị trong lòng mỗi người. Đức Thánh Linh đến trong lòng và làm chứng rằng Chúa Jêsus chúng ta đã tẩy trắng như tuyết mọi tội lỗi của chúng ta. Đức Chúa Trời sẽ cũng ban sự sống cho xác thịt của chúng ta khi Chúa Jêsus trở lại thế gian lần nữa. “Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống.”
 
 
Đức Thánh Linh làm chứng với tâm linh chúng ta rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời. 
 
Chúng ta phải sống bởi đức tin trong Đức Chúa Trời và bởi Đức Thánh Linh sau khi chúng ta tái sanh. “Vậy, hỡi anh em, chúng ta chẳng mắc nợ xác thịt đâu, đặng sống theo xác thịt. Thật thế, nếu anh em sống theo xác thịt thì phải chết; song nếu nhờ Thánh Linh, làm cho chết các việc của thân thể, thì anh em sẽ sống. Vì hết thảy kẻ nào được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dắt dẫn, đều là con của Đức Chúa Trời.Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi; nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu rằng: A-ba! Cha! Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài.” (Rô-ma 8:12-17). Chúng ta kêu lên, “A-ba, Cha,” bởi vì chúng ta đã nhận được Thánh linh của sự làm con nuôi, chứ không phải tâm linh nô lệ và sợ hãi. 
“Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời.” Trước hết, Đức Thánh Linh làm chứng rằng chúng ta đã nhận được sư tha tội qua Lời cụ thể của Đức Chúa Trời. Thứ hai Đức Thánh Linh làm chứng rằng chúng ta không còn tội nữa. Đức Thánh Linh làm chứng rằng chúng ta đã được cứu. Đức Thánh Linh làm như thế trong lòng của nhửng người có tội đã được cất đi. “Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không.” (Rô-ma 3:10). Đúng như vậy, nhưng đó là trước khi Đức Chúa Trời giải cứu chúng ta. Dưới câu đó, Kinh thánh chép rằng chúng ta chúng ta được tự do xưng công bình bởi ân điển của Ngài qua sự mua chuộc trong Đức Chúa Jêsus Christ (Rô-ma 3:24). Kinh thánh cũng chép rằng chính Đức Thánh Linh làm chứng rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh đến với chúng ta khi chúng ta tiếp nhận vào lòng chúng ta những điều mà Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta, nhưng nếu chúng ta không tin điều này, thì không thể tìm thấy Đức Thánh Linh bất cứ nơi nào trong chúng ta. Nếu chúng ta nhận những điều Đức Chúa Trời d0ã làm cho chúng ta trong lòng chúng ta, thì Đức Thánh Linh làm chứng rằng: ‘Ngươi là người công chính, là con cái của Đức Chúa Trời. Ngươi là người công bình, là dân sự Ta.” “thì cũng là kẻ kế tự - kẻ kế tự của Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài.” Đó là điều hoàn toàn đúng cho con cái của Đức Chúa Trời để chịu đựng với Chúa, cũng như để vinh hiển với Ngài. Những người có Đức Chúa Trời, được hướng dẫn bởi Đức Thánh Linh, đặt hi vọng của họ trên việc vào Nước Thiên đàng. 
 
 
Chúng ta sống trong sự trông đợi Vương Quốc Ngàn Năm và Nước Thiên đàng mặc dầu chịu những đau khổ trong thì hiện tại này 
 
Chúng ta hãy lật sang Rô-ma 8:18-25. “Vả, tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta. Thật thế, muôn vật ước ao nóng nảy mà trông đợi con cái Đức Chúa Trời được tỏ ra. Vì muôn vật đã bị bắt phục sự hư không, chẳng phải tự ý mình, bèn là bởi cớ Đấng bắt phục. Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi sự hư nát, đặng dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời. Vì chúng ta biết rằng muôn vật đều than thở và chịu khó nhọc cho đến ngày nay; không những muôn vật thôi, lại chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh, cũng than thở trong lòng, đang khi trông đợi sự làm con nuôi, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy. Vì chúng ta được cứu trong sự trông cậy, nhưng khi người ta đã thấy điều mình trông rồi, ấy không phải là trông nữa: mình thấy rồi, sao còn trông làm chi? Song nếu chúng ta trông điều mình không thấy, ấy là chúng ta chờ đợi điều đó cách nhịn nhục.” 
Chúng ta là trái đầu mùa của Đức Thánh Linh. Chúng ta, những người tái sanh, là trái đầu mùa của sự phục sinh. Chúng ta sẽ có phần trong sự phục sinh đầu tiên. Đức Chúa Jêsus Christ là trái đầu mùa của sự phục sinh và chúng ta là những người gắn với Ngài. Những người có phần của Đức Chúa Jêsus Christ trong sự phục sinh; thì trở nên kết quả. Người không tín ngưỡng sẽ có phần trong sự phục sinh thứ hai để bị đoán phạt. Đó là tại sao Phao-lô nói, “Vả tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta.” Ở đây ông muốn nói sự vinh hiển tượng trưng cho Nước Thiên đàng và Thời đại hoàng kim. Chúng ta sẽ hoàn toàn thay đổi khi ơn phước đó đến lúc. Con cái của Đức Chúa Trời sẽ hoàn toàn sống lại từ cõi chết và mỗi người trong bọn họ sẽ nhận dược sự sống đời đời của Chúa. Xác thịt sẽ chắc chắn sống lại từ cõi chết (linh hồn chúng ta đã sống lại từ cõi chết rồi.) Đức Chúa Trời sẽ đổi mới mọi thứ và người công chính sẽ sống phước hạnh như vua chúa trong một ngàn năm. 
Tất cả mọi tạo vật của vũ trụ chờ đợi sự biểu thị của con cái Đức Chúa Trời. Tạo vật sẽ thay đổi cũng như chúng ta sẽ thay đổi. Sẽ không còn những thứ như đau đớn, chịu đựng hay sự chết tại thời điểm Vương Quốc Ngàn Năm. Nhưng hiện nay chúng ta than thở. Tại sao? Bởi vì xác thịt vẫn yếu đuối. Linh hồn của chúng ta than thở vì điều gì? Chúng nó than thở cho sự mua chuộc của xác thịt chúng ta. 
“Không những muôn vật thôi, lại chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh, cũng than thở trong lòng, đang khi trông đợi sự làm con nuôi, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy. Vì chúng ta được cứu trong sự trông cậy, nhưng khi người ta đã thấy điều mình trông rồi, ấy không phải là trông nữa: mình thấy rồi, sao còn trông làm chi? Song nếu chúng ta trông điều mình không thấy, ấy là chúng ta chờ đợi điều đó cách nhịn nhục.” (Rô-ma 8:23-25). 
Chúng ta nôn nóng chờ đợi cho sự làm con nuôi, vì chúng ta được cứu trong hi vọng này. Chúng ta, những người có tội mà tội của chúng ta đã được cất đi hoàn toàn, thì sẽ vào Nước Thiên đàng và Vương Quốc Ngàn Năm. Chúng ta sẽ không bị diệt vong, ngay cả nếu thế giới kết thúc cách bất ngờ. Chúa chúng ta sẽ đến thế gian này lần nữa. Ngài sẽ khiến mọi thứ trở nên mới và sẽ phục sinh những xác thịt của người công chính. Ngài sẽ cho họ thống trị một ngàn năm. 
Sự cuối cùng của thế gian là sự thất vọng cho những tội nhân, nhưng là hi vọng mới cho người công chính. Phao-lô trông đợi ngày đó. Bạn có than thở không, và bạn có trông mong sự cứu chuộc xác thịt của bạn không? Có phải Thánh Linh cũng đang chờ đợi không? Chúng ta sẽ được biến đổi để trở nên xác thịt thiêng liêng, không còn cảm giác đau đớn hay yêu đuối nữa. 
 
 
Đức Thánh Linh giúp người công chính có đức tin 
 
Đức Thánh Linh giúp chúng ta có đức tin. Chúng ta có trông mong điều chúng ta thấy không? Không, chúng ta trông mong những gì chúng ta chưa thể thấy. “Cũng một lẽ ấy Đức Chúa Trời vừa giúp cho sự yếu đuối của chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin cho chính đáng, nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người hiểu biết Thánh linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thay cho các tín đồ vậy.” (Rô-ma 8:26-27). 
Thánh linh thật sự muốn gì trong chúng ta? Ngài giúp chúng ta làm gì? Chúng ta trông đợi điều gì? Chúng ta trông mong trời mới đất mới (2 Phi-e-rơ 3:13), là Nước Thiên Đàng. Chúng ta không muốn sống trong thế giới diệt vong này nữa. Chúng ta mệt mỏi, và vì vậy chúng ta trông mong Ngày Của Chúa chúng ta. Chúng ta muốn sống đời đời không tội lỗi, không có tâm linh hung ác; chúng ta muốn sống nơi đó cách hạnh phúc với sự vui mừng, bình an, yêu thương và nhu mì trong tình anh em trọn vẹn với Đức Chúa Jêsus Christ và với nhau. 
Vì thế, Thánh linh than thở và cầu thay cho chúng ta, chờ đợi trời mới đất mới. Nói cách thẳng thắn thì chúng ta, người công chính, không hài lòng trong thế giới này trừ ra lâu lâu chơi bóng đá một lần với những anh em chúng ta là đầy tớ của Đức Chúa Trời. Chúng ta sống trên trái đất bởi vì chúng ta thích rao giảng Phúc âm. Ngoài Đại Mạng Lệnh này, người công chính không có lý do nào để sống trên thế gian này.
 
 
Đức Chúa Trời để mọi việc hiệp lại để có ích cho người tái sanh, là những người yêu kính Ngài 
 
Chúng ta hãy đọc trong Rô-ma 8:28-30. “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định. Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em; còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển.” 
Trong Rô-ma 8:28 Phao-lô nói, “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định.” Câu này rất quan trọng. Nhiều người nghĩ, “Tại sao tôi lại sanh ra? Đức Chúa Trời nên tạo nên tôi trong một nơi mà không có sự tồn tại của Satan, và Ngài nên cho phép tôi sống trong Nước Thiên Đàng từ lúc ban đầu. Tại sao Ngài lại tạo nên tôi như thế này?” Một số người đã sinh ra trong hoàn cảnh xấu giữ một mối hận thù, đầu tiên họ chống đối với cha mẹ họ, và sau đó chống đối Đức Chúa Trời. “Tại sao Ngài khiến tôi sanh ra với những sự đau khổ này?” 
Câu này đưa ra cho chúng ta câu trả lời đúng với một câu hỏi như vậy. Chúng ta được sanh ra như những tạo vật của Đức Chúa Trời. Có đúng như vậy không? Chúng ta là tạo vật của Ngài. Đức Chúa Trời đã tạo nên chúng ta giống như hình ảnh của Ngài, nhưng chúng ta vẫn là những tạo vật của Ngài. Đức Chúa Trời có mục đích khi đặt chúng ta trong thế gian này. Kinh thánh nói, “Và chúng tôi biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, là những kẻ mà Ngài đã gọi theo ý muốn Ngài.” Bởi vì căn nguyên của tội lỗi thừa hưởng từ A-đam và Ê-va, tổ tiên của chúng ta, là 2 người đã bị Ma quỷ lừa dối, nên chúng ta được sanh ra như những tội nhân và đau khổ. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban Đức Chúa Jêsus Christ cho chúng ta để làm cho chúng ta trở nên con cái của Ngài qua đức tin. Đó là mục đích của Ngài trong việc tạo dựng chúng ta. Ngài cũng sẳn sàng ban cho chúng ta hạnh phúc và sự sống đời đời của sự cao trọng cùng với Đức Chúa Jêsus Christ và Đức Chúa Cha trong Vương Quốc Ngàn Năm và Nước Thiên Đàng. 
“Và chúng tôi biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, là những kẻ mà Ngài đã gọi theo ý muốn Ngài.” Ý muốn của Đức Chúa Trời cho chúng ta là hoàn toàn trọn vẹn khi tội lỗi chúng ta được cất đi. Điều đó không đúng sao? Chúng ta không nên vui vì chúng ta được sanh ra không thế gian này sao? Khi chúng tôi nghĩ về sự vinh hiển chúng ta sẽ hưởng trong tương lai, chúng tôi không khỏi không vui mừng vì đã được sanh ra. Nhưng hầu hết con người không vui vẻ, và có như vậy là vì họ từ chối tình yêu của Đức Chúa Trời. 
Bạn có biết tại sao có tội lỗi và bệnh dịch không? Và tại sao mọi thứ có vẻ thuận lợi cho người ác trong khi những người cố gắng làm việc lành thì có vẽ đau khổ? Đó là vì khi chúng ta đau khổ thì chúng ta mới tìm kiếm Đức Chúa Trời, gặp được Ngài và trở nên con cái của Ngài bởi nhận sự tha thứ tội lỗi. Đức Chúa Trời để người ác sống trong thế gian để khiến mọi thứ hiệp lại có ích cho những người yêu Ngài. 
Đừng nghĩ như vầy: “Tôi không biết tại sao Đức Chúa Trời lại tạo nên tôi như vầy. Tại sao Đức Chúa Trời để tôi sanh ra trong một gia đình nghèo khó và đau khổ?” Đức Chúa Trời để chúng ta sanh ra trong thế gian này dưới sự thống trị Ma quỷ và Luật pháp để khiến chúng ta trở nên con cái của Ngài và làm cho chúng ta sống cuộc sống đời đời như những vua chúa với Chúa chúng ta trong Nước của Ngài. Mọi sự hiệp lại làm ích lợi cho chúng ta hơn và Đức Chúa Trời đã khiến chúng ta làm con cái của Ngài. Đây là mục đích của Đức Chúa Trời trong việc tạo nên chúng ta theo cách này. Chúng ta không được phàn nàn hay than phiền chống lại Đức Chúa Trời. “Tại sao tôi lại được tạo nên? Tại sao tôi như thế này?” Ý muốn tốt lành của Đức Chúa Trời được hoàn mỹ qua những sự gian khổ này. 
Đừng phàn nàn về những sự đau khổ của bạn. Đừng hát những bài hát bi quan như vậy về cuộc đời của bạn nữa. “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét” (Hê-bơ-rơ 9:27). Có ân điển của sự cứu rỗi Đức Chúa Trời giữa sự sanh ra và sự đoán phạt của một người. Chúng ta tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ, tất cả tội lỗi của chúng ta được cất đi bởi ân điển của Đức Chúa Trời, và chúng ta sẽ trị vì trong Vương Quốc Ngàn Năm và trong Thiên Đàng. Chúng ta được gọi là “chúa của mọi tạo vật.” Bây giờ bạn có hiểu tại sao Đức Chúa Trời để cho bạn đau khổ chưa? Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sự đau khổ và thử thách để ban phước cho chúng ta trở lại với Ngài. 
 
 
Đức Chúa Trời đã định sẵn cho chúng ta y theo hình ảnh của Con Ngài. 
 
Không có tốn thời gian cho chúng ta để nhận sự tha thứ tội lỗi, để được cứu khỏi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời và trở nên công chính. Chúng ta được làm cho công chính một lần đủ cả, và chúng ta có thể lập tức trở nên con cái của Đức Chúa Trời bởi đức tin. Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời không phải là kết quả của một quá trình thánh hóa dài hạn của chính chúng ta. Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta một lần đủ cả và làm cho chúng ta công chính ngay lập tức. 
“Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em; còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển.” (Rô-ma 8:29-30). 
Nhiều người căn cứ “năm học thuyết của Calvin” trên phân đoạn này. Nhưng họ đã sai. Ở đây Phao-lô nói, “Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để trở nên giống như hình bóng Con Ngài.” Đức Chúa Trời đã định sẵn cho chúng ta trở nên con cái của Ngài trong Chúa Jêsus. Ngài đã tạo nên chúng ta theo hình ảnh ai? Y theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, hình ảnh của Con Ngài. 
Đức Chúa Trời đã cho phép chúng ta được sanh ra, và đã nhận chúng ta làm con cái của Ngài qua Đức Chúa Jêsus Christ, theo ý muốn tốt lành của Ngài. Ngài đã hứa sai Con Ngài để làm chúng ta trở nên con cái của Ngài, là những người được giống như hình ảnh của Con Ngài. Đức Chúa Trời đã gọi chúng ta qua Đức Chúa Jêsus Christ khi chúng ta còn là những tội nhân, con cháu của A-đam. “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.” (Ma-thi-ơ 11:28). Ngài đã gọi chúng ta sau khi cất đi mọi tội lỗi của chúng ta để làm cho chúng ta công chính bởi đức tin.
 
 
Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta trở nên công chính và Ngài làm vinh hiển chúng ta 
 
Đức Chúa Trời đã gọi tội nhân và làm cho họ trở nên công chính một lần đủ cả. Chúng ta được trở nên công chính một lần đủ cả bởi tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của chúng ta, chứ không phải bởi thánh hóa từ từ như những nhà thần học khẳng định. 
“Ai Ngài đã gọi, thì Ngài cũng xưng công bình những kẻ ấy.” Những người được Đức Chúa Trời gọi và những người tin nơi những điều Đức Chúa Jêsus Christ đã làm thì trở nên công chính. Chúng ta chắc chắn có tội như tổ phụ của chúng ta là A-đam ngày xưa, nhưng tội lỗi của chúng ta đã được hoàn toàn cất đi khi chúng ta tin rằng Chúa Jêsus đã thật sự cất bỏ nó đi rồi. Vậy thì bạn còn có tội hay không? Dĩ nhiên là không! Chúng ta không còn bất cứ tội nào trong chúng ta nữa. “Những kẻ Ngài đã gọi, Ngài cũng xưng là công bình.” 
Người công chính là những người trở thành con cái của Đức Chúa Trời. Lý tguyết cho rằng chúng ta trở thành con cái của Đức Chúa Trời qua nhiều giai đoạn, từng bước một, là không đúng. Nhưng ngay khi chúng ta được xưng công bình, chúng ta trở thành con cái của Đức Chúa Trời ngay lập tức bởi sự cứu chuộc của Ngài. 
“Và những ai Ngài đã xưng công bình, Ngài cũng đã làm cho vinh hiển.” Ngài làm chúng ta trở nên con cái Ngài. Tôi không thể hiểu tại sao quá nhiều Cơ đốc nhân tin vào những cái gọi là, “năm bước để cứu rỗi.” Sự cứu rỗi và trở nên con cái của Đức Chúa Trời được thực hiện một lần đủ cả. Nó cần một ít thời gian để chúng ta tham gia vào sự phục hồi thân thể của chúng ta, vì chúng ta phải chờ sự trở lại lần thứ hai của Chúa chúng ta, nhưng sự giải cứu khỏi tội lỗi thì đạt được ngay lập tức, trong một cái chớp mắt mà thôi. Chúng ta có thể có sự cứu chuộc ngay khi chúng ta đáp lại Lời của sự cứu chuộc tội lỗi chúng ta mà Đức Chúa Trời, Đấng gọi chúng ta, đã ban cho chúng ta, và tiếp nhận những gì Ngài đã làm để cứu chúng ta. “Lạy Chúa, cảm tạ Ngài. Ha-lê-lu-gia! A-men! Con đã được cứu bởi vì Ngài đã cứu con. Con không thể được cứu chuộc nếu Ngài đã không tẩy sạch mọi tội lỗi của con. Cảm tạ Ngài, Chúa của con! Ha-lê-lu-gia!” Tội lỗi của chúng ta đã được xóa sạch trong Đấng Christ. 
Sự cứu chuộc không đòi hỏi việc làm hay thời gian của chúng ta. Việc làm của chúng ta không đóng một vai trò nào cả, ngay cả 0.1%, trong sự cứu chuộc của chúng ta. Những người theo học thuyết Calvin nói rằng người ta phải được xưng công chính từng bước để được cứu chuộc và để được vào Nước Thiên Đàng. Cũng giống như con sâu không thể bò 100 mét trong 1 giây, dù nó cố gắng đến thế nào đi nữa, con người không thể trở nên công chính bởi những nổ lực riêng của họ, bất chấp họ tốt như thế nào, hay họ hết sức cố gắng để giữ Luật pháp như thế nào đi nữa. Một con sâu thì vẫn là một con sâu dù cho nó cố gắng tự làm sạch, trang điểm lên với những mỹ phẩm đắt tiền đi nữa. Cũng như vậy, miễn tội lỗi còn ở trong lòng tội nhân, thì họ vẫn chỉ là tội nhân không cần biết họ có vẽ tốt như thế nào. 
Làm sao một tội nhân có thể được nên công chính hoàn toàn bởi được thánh hóa từng bước một? Có phải xác thịt trở nên tốt hơn theo thời gian trôi qua không? Không, xác thịt trở nên tội lỗi và hung ác hơn khi nó già đi. Nhưng Kinh thánh nói, “Còn những kẻ Ngài đã định sẵn thì Ngài cũng đã gọi; những kẻ Ngài đã gọi thì Ngài cũng đã xưng là công bình; những kẻ Ngài đã xưng công bình thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển.” Câu này sắp xếp trong một dãy những điều xãy ra cùng một lúc bởi ân điển của Đức Chúa Trời; ở đây không nói rằng cứu chuộc và xưng công bình qua nhiều gian đoạn. Người ta có thể được làm cho công chính một lần đủ cả bởi có đức tin nơi Chúa, chứ không phải sự lớn lên. 
Nhiều nhà thần học, không biết điều mà họ đang làm, khẳng định trên những học thuyết vô lý và đưa người ta đến hỏa ngục. Đức Chúa Trời đã hứa với chúng ta sự cứu chuộc và đã gọi chúng ta qua Đức Chúa Jêsus Christ, làm công chính chúng ta, và làm vinh hiển những người đáp lời gọi của Ngài. “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài” (Giăng 1:12). Đức Chúa Trời đã làm vinh hiển chúng ta chưa? Dĩ nhiên là có! Chúng ta có thể được làm vinh hiển bởi làm những việc lành và bởi những sự thử thách không? Chúng ta có phải cố gắng hơn để trở nên công chính không? Dĩ nhiên là không! Chúng ta đã trở nên công chính rồi. 
 
 
Không ai có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đức Chúa Trời 
 
Ai có thể nghịch lại chúng ta, nếu Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta? Không một ai. “Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao? Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình những kẻ ấy. Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta. Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng? Như có chép rằng: Vì cớ Ngài, chúng tôi bị giết cả ngày; Họ coi chúng tôi như chiên định đem đến hàng làm thịt. Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. Vì tôi chắc rằng bất sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.” (Rô-ma 8:31-39).
Không ai có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đức Chúa Trời. Không ai có thể làm cho chúng ta, những người công chính, trở nên tội nhân lần nữa. Không ai có thể ngăn trở những người đã trở nên con cái của Đức Chúa Trời và những người sẽ sống trong Vương Quốc Ngàn Năm và Nước Thiên Đàng. Những sự khổ cực có thể làm cho chúng ta thành tội nhân không? Sự ngược đãi có thể làm chúng ta thành tội nhân không? Đói kém, trần truồng, nguy hiểm hay là gươm giáo có thể làm cho chúng ta thành tội nhân lần nữa không? “Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì hết thảy chúng ta mà phó chính Con ấy cho, thì Ngài há chẳng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao?” Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Nước Thiên Đàng. Ngài cho không chúng ta mọi thứ bởi vì Ngài đã không tiếc chính Con Độc Sanh của Ngài để cứu chúng ta. Trong khi Đức Chúa Trời sẵn lòng thực hiện sự hi sinh vĩ đại nhất cho chúng ta, vậy thì tại sao Ngài lại không làm cho chúng ta trở nên con cái của Ngài chứ? 
 
 
Sự cứu chuộc mà Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là...
 
Đức Chúa Trời nói rằng để được cứu chuộc khỏi tội lỗi của chúng ta, trước nhất chúng ta phải thừa nhận rằng Chúa Jêsus đã mang lấy xác thịt theo ý muốn của Đức Chúa Cha. Thứ hai, chúng ta phải thừa nhận rằng Chúa Jêsus đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta trên Ngài qua phép Báp tem của Ngài tại sông Giô-đanh. 
Thứ ba, chúng ta phải xưng nhận rằng Chúa Jêsus đã bị đóng đinh vì chúng ta, và cuối cùng là Ngài đã phục sinh. Chúng ta không thể được cứu nếu chúng ta không một trong ba điều yêu cầu ở trên. 
Những người không tin rằng Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời, Ngài là Đức Chúa Trời và là Đấng Tạo Hóa, thì bị bỏ ngoài sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Nếu một người từ chối tính thiêng liêng của Đức Chúa Jêsus Christ, thì người đó trở thành con cái của ma quỷ. Những người từ chối sự thật rằng Chúa Jêsus đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta khi Ngài chịu Báp tem bởi Giăng tại sông Giô-đanh thì cũng không được cứu. Chúa Jêsus không thể trở thành Cứu Chúa của họ. Họ không thể được cứu trong lòng họ, măc dù họ tin Chúa Jêsus với những ý tưởng của họ. Họ đi đến hỏa ngục, mặc dù họ biết Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus Christ đã chết thay chúng ta bởi vì Ngài đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta qua phép báp tem của Ngài. Chúa Jêsus đã chết vì tội lỗi của chúng ta. Kế đó Ngài đã sống lại từ cõi chết để biện hộ cho tất cả những người tin và phục sinh họ. 
 
 
Chúng ta đã được cứu bởi đức tin trong phép báp tem của Ngài 
 
Tôi đã giảng dạy trong đoạn 7 tiếp với đoạn 8. Đoạn 7 nói rằng một người có tội không thể làm lành. Nhưng đoạn 8 nói rằng không có sự đoán phạt nào cho những người ở trong Đức Chúa Jêsus Christ và rằng đức tin của chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ khiến cho chúng ta không còn tội. Chúng ta yếu đuối và không thể sống theo ý muốn của Đức Chúa Trời, vì thế Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của chúng ta, và Ngài đã gánh tất cả tội lỗi của chúng ta qua phép Báp tem của Ngài khi chúng ta còn là tội nhân. Chúng ta được cứu khỏi mọi tội lỗi của chúng ta và được làm công chính qua Đức Chúa Jêsus Christ. Đây là lẽ thật mà Phao-lô giảng dạy qua đoạn 7 và 8. 
“Cho nên hiện nay chẳng có sự cứu rỗi nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, là những kẻ không bước đi theo xác thịt, nhưng theo Thánh linh.” Hiện nay chúng ta không còn tội nữa. Bạn có ở trong Đức Chúa Jêsus Christ không? Bạn có thừa nhận những điều mà Đức Chúa Jêsus Christ đã làm cho bạn không? Cũng giống như Phao-lô đã được cứu chuộc khỏi tội lỗi của ông, tất cả tội lỗi của chúng ta cũng đã được cất đi rồi vì đức tin của chúng ta nơi phép Báp-tem của Chúa Jêsus và Huyết của Ngài trên Thập tự giá. Chúng ta đã được cứu chuộc bởi tin nơi phép Báp tem, Huyết và sự phục sinh của Chúa Jêsus. Nếu một người khước từ tin nơi phép Báp tem của Chúa Jêsus cách ngạo mạn, và nếu người đó khăng khăng rằng Chúa Jêsus chịu Báp tem chỉ để bày tỏ cho chúng ta sự khiêm nhường của Ngài, Đức Chúa Trời sẽ đày người đó xuống hỏa ngục. Đừng ngạo mạn trước Lời của Đức Chúa Trời. Làm sao nhiều mục sư và giáo sư có thể lờ đi phép báp tem của Chúa Jêsus khi chính Phao-lô đã nói thật nhiều về điều đó? Làm sao họ có thể lờ đi đức tin của chính Phao-lô, người cha lớn của đức tin? Làm sao họ có thể lờ đi sự dạy dỗ của đầy tớ Đức Chúa Trời, là người mà chính Đức Chúa Trời đã khiến trở nên môn đồ? 
Nếu chúng ta muốn giảng dạy về Đức Chúa Jêsus Christ, chúng ta phải giảng dạy như những gì nó đã được chép trong Kinh thánh, chúng ta phải tin theo Kinh thánh. Chúa nói với chúng ta, “Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao?” (Giăng 8:31-32). Bạn và tôi phải tin phép Báp tem của Chúa Jêsus như Phao-lô vậy. 
Khi nào tội lỗi của chúng ta được chuyển qua thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ? Tất cả tội lỗi của chúng ta được chuyển qua cho Đức Chúa Jêsus Christ khi Ngài chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít. Chúa Jêsus phán với Giăng, “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy.” Ở đây, “vì” (for thus) là “hutos” trong Hy văn, nó có nghĩa là “trong phương cách này,” “nên” (most fitting) hay là “không có phương cách nào khác hơn cách này.” Từ này bày tỏ rằng Chúa Jêsus nhận tất cả tội lỗi của nhân loại trên chính mình Ngài bởi Báp-tem mà Ngài nhận nơi Giăng, mà không có cách gì khác. Phép Báp-tem có nghĩa “được giặt rửa.” Vì tất cả tội lỗi trong lòng chúng ta được tẩy xóa, nên tội lỗi của chúng ta chuyển qua Đức Chúa Jêsus Christ. 
Đức Chúa Jêsus Christ nhận tất cả tội lỗi của chúng ta, bị đóng đinh thế cho chúng ta, và bị chôn trong sự đồng nhất với chúng ta. Nên Phao-lô tuyên bố rằng, “Tôi đã bị đóng đinh với Đấng Christ” (Ga-la-ti 2:20). Làm thế nào chúng ta có thể bị đóng đinh khi trong thực tế là Chúa Jêsus bị chết trên Thập-tự-giá? Chúng ta bị đóng đinh với Đấng Christ vì chúng ta tin rằng Đấng Christ đã nhận tất cả tội lỗi của chúng ta qua Ngài và chịu đóng đinh vì tội lỗi đó. 
Tôi ngợi khen Chúa là Đấng cứu tôi ra khỏi tất cả tội lỗi của tội. Chúng ta có thể mạnh dạn rao giảng Phúc âm vì Chúa Jêsus đã làm cho chúng ta trở nên người công chính. Tôi dâng lên Chúa chúng ta lời cảm tạ vì Ngài cứu chúng ta là những người có xác thịt yếu đuối và là người thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, được thoát khỏi mọi tội lỗi.