Search

Câu hỏi thường gặp về Đức tin Cơ đốc

Chủ đề 1: Tái sanh bởi Nước và Thánh Linh

1-28. Những câu thánh thư nào cung cấp bằng chứng cho thấy “Các Sứ Đồ rất nhấn mạnh đến phép báp-têm của Chúa Giêsu”?

Trên hết, chúng ta nên phân định ý nghĩa phép báp-têm mà chúng ta đã nhận với ý nghĩa phép báp-têm của Chúa Giêsu. Chúng ta không thể được sanh lại chỉ bằng cách nhận phép báp-têm bằng nước. Chúng ta có thể được sanh lại chỉ khi tin vào Đức Chúa Giêsu Christ. Những nghi lễ như phép báp-têm hay cắt bao quy đầu không phải là điều kiện không thể thiếu cho sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh không định nghĩa phép báp-têm bằng nước của các tín hữu là điều kiện thiết yếu để họ được cứu. Đúng hơn, nó nhấn mạnh nhiều đến phép báp-têm mà Chúa Giêsu đã nhận từ Giăng Báp-tít.
Thực tế, nhiều đoạn Kinh Thánh hỗ trợ rằng phép báp-têm của Chúa Giêsu là một yếu tố không thể thiếu và cần thiết trong sự cứu rỗi của chúng ta. Trước hết, phép báp-têm của Ngài được công bố như là lời mở đầu cho toàn bộ Việc công bình của Ngài trong mỗi sách trong bốn sách Phúc âm. Ví dụ, phúc âm theo Mác bắt đầu với Tin lành của Đức Chúa Giêsu Christ, chính xác là từ phép báp-têm của Chúa Giêsu. Và Phúc âm theo Giăng đã viết phúc âm theo trình tự ngày, sử dụng các thuật ngữ như ‘qua ngày sau’ (Giăng 1:29) và ‘cách ba ngày sau’ (Giăng 2:1), bắt đầu từ ngày Chúa Giêsu chịu phép báp-têm.
Giăng Báp-tít đã tuyên bố Lời Đức Chúa Trời vào qua ngày sau của lễ phép báp-têm của Chúa Giêsu, nói rằng, “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). Đoạn văn này có nghĩa là tất cả tội lỗi của thế gian đã được truyền lại sang Chúa Giêsu khi Giăng Báp-tít làm phép báp-têm cho Ngài. Và sau đó, Ngài đã chết trên Thập tự giá để chuộc tội cho chúng ta, nói rằng, “Mọi việc đã được trọn!” (Giăng 19:30), và đã sống lại từ cõi chết vào ngày thứ ba.
Sứ đồ Phao-lô cũng đã nói, “Ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:3). Kinh thánh ở đây đề cập đến Cựu Ước. Tội nhân dâng của lễ để cất Tội lỗi trong Cựu Ước như thế nào? Ông đã phải đặt tay lên đầu con sinh tế chuộc tội trước khi giết nó. Nếu ông đã lược bỏ quá trình “đặt tay lên trên đầu con sinh tế chuộc tội”, ông sẽ không thể chuộc tội vì đó là của lễ bất hợp pháp.
Sứ đồ Phao-lô đã nói, “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao?” (Rô-ma 6:3). Vậy thì làm sao chúng ta có thể được phép báp-têm trong Chúa Giêsu? Được phép báp-têm vào Đức Chúa Christ Giêsu là tin vào việc Ngài được phép báp-têm ở sông Giô-đanh, không chỉ là các phép báp-têm bằng nước của chúng ta. Khi chúng ta tin vào sự kiện Giăng Báp-tít đã chuyển qua mọi tội lỗi của chúng ta sang Ngài bằng cách đặt tay lên đầu Chúa Giêsu, chúng ta có thể chịu phép báp-têm vào trong Ngài.
“Vả, anh em thảy đều chịu phép báp-têm trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy” (Ga-la-ti 3:27). Những người chuyển mọi tội lỗi của mình cho Chúa Giêsu qua đức tin qua Giăng Báp-tít đã trở thành con cái vô tội của Đức Chúa Trời.
“Anh em cũng chịu cắt bì trong Ngài, không phải phép cắt bì bởi tay người ta làm ra, nhưng là phép cắt bì của Đấng Christ, là lột bỏ tánh xác thịt của chúng ta” (Cô-lô-se 2:11). Sứ đồ Phao-lô đã nói rằng con đường để được cứu rỗi khỏi tội lỗi bằng cách cởi bỏ thân thể tội lỗi của xác thịt là phải nhận phép cắt bì theo tâm linh mà không cần đến tay (Rô-ma 2:29 nói, “phép cắt bì bởi trong lòng”). Đó là tin vào phép báp-têm của Chúa Giêsu, cái mà cắt bỏ các tội lỗi trong trái tim chúng ta.
“Phép báp-têm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ” (1 Phi-e-rơ 3:21). Phép báp-têm là một ảnh tượng cứu rỗi chúng ta. Như chúng ta biết, con người đã bị diệt vong vào thời Nô-ê vì họ không tin vào nước. Thậm chí ngày nay, vẫn có những người không vâng phục bị tiêu diệt ngay cả khi họ tin vào Chúa Giêsu vì họ không tin vào phép báp-têm của Chúa Giêsu tức là bằng nước.
Sứ đồ Giăng đã tiết lộ mọi điều về tin lành trong lá thư đầu tiên của ông, “Ấy chính Đức Chúa Jêsus Christ đã lấy nước và huyết mà đến, chẳng những lấy nước mà thôi, bèn là lấy nước và huyết” (1 Giăng 5:6). Chúa Giêsu đã đến với chúng ta bằng phép báp-têm và Thập tự giá để cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi. Giăng cũng nói, “Vì có ba làm chứng: Đức Thánh Linh, nước và huyết; ba ấy hiệp một” (1 Giăng 5:8). Điều này cho chúng ta biết rằng phép báp-têm của Chúa Giêsu, Thập tự giá và Thánh Linh tất cả tạo nên một sự cứu rỗi hoàn hảo duy nhất.
Chúa Giêsu đã nói với Ni-cô-đem, “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:5). Chúng ta được sanh lại bởi Nước và Thánh Linh. Niềm tin vào phép báp-têm bằng nước của Ngài và Thập tự giá là tất cả những gì cần thiết để nhận được Sự cứu rỗi và được ban Đức Thánh Linh như một món quà. Đây là điều Kinh Thánh nói về việc “được sanh lại”.
Vì vậy, Sứ đồ Phi-e-rơ đã nói, “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình(Xóa bỏ hoàn toàn tội lỗi), rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh” (Công-vụ các Sứ-đồ 2:38). Để nhận được việc mọi tội lỗi được Rửa Sạch hoàn toàn và ân sủng của Chúa Thánh Linh, bạn phải tin tưởng bền vững vào phép báp-têm của Chúa Giêsu với cả trái tim mình. Chúng ta có thể nói gì khác? Đừng phủ nhận sự thật là có rất nhiều đoạn Kinh Thánh ủng hộ phép báp-têm của Ngài như một hành động không thể thiếu của sự công chính của Ngài cho sự cứu rỗi của chúng ta. Cơ Đốc giáo phải quay trở lại với tin lành của Nước và Thánh Linh.
“Ấy vậy, chúng ta phải bỏ qua các điều sơ học về Tin lành của Đấng Christ, mà tấn tới sự trọn lành; chớ nên lập lại nền nữa, tức là: từ bỏ các việc chết, tin Đức Chúa Trời, sự dạy về phép báp-têm, phép đặt tay, sự kẻ chết sống lại, sự phán xét đời đời” (Hê-bơ-rơ 6:1-2). Ở đây, chúng ta có thể có được manh mối để tìm ra tin lành nguyên thủy của Giáo hội sơ khai. Họ dạy phép báp-têm, phép đặt tay lên, sự sống lại từ cõi chết và sự phán xét đời đời cho những người vừa mới trở thành Cơ Đốc Nhân. Tất cả chúng ta nên tin trong tâm trí mình rằng Chúa Giêsu đã cất đi mọi tội lỗi của chúng ta qua phép báp-tem của Ngài và chết trên Thập tự giá để nhận phán xét vì tội lỗi của chúng ta theo Luật pháp công bình của Đức Chúa Trời.