Search

Câu hỏi thường gặp về Đức tin Cơ đốc

Chủ đề 4: Hỏi đáp từ bạn đọc sách của chúng ta

4-3. Ông khẳng định rằng Báp-tem có nghĩa là "sự chuyển tội lỗi." Có căn cứ Kinh thánh nào cho điều này không?

Chúa Jêsus phán, "Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy" (Ma-thi-ơ 3:15). Ở đây, "mọi sự công chính" trong tiếng Gờ-réc xưa là `dikaiosune,` có nghĩa là tình trạng hợp lý nhất. Điều này có nghĩa là Chúa Jêsus đã cứu toàn thể nhân loại trong phương cách đúng nhất.
Ở đây chúng ta cần phải suy nghĩ xem Chúa Jêsus nên làm gì để phó mình như là một của lể chuộc tội dựa theo hệ thống tế lễ trong Luật pháp. Không phải Ngài đến để phá hủy Luật pháp, nhưng để làm trọn Luật pháp. Ngài đã phán trong Ma-thi-ơ 5:17 như vầy, "Các ngươi đừng tưởng Ta đến để phá Luật pháp hay là lời Tiên tri. Ta đến không phải để phá nhưng để làm trọn."
Vì thế, Chúa Jêsus nhận Báp-tem từ Giăng Báp-tít trong hình thức đặt tay và gánh lấy mọi tội lỗi của thế gian trên Ngài là điều không thể thiếu, cũng như thầy tế lể cả A-rôn đã đặt tay ông trên đầu một con dê và chuyển mọi tội lỗi trong năm của dân I-sơ-ra-ên vào Ngày Chuộc Tội. Đó là lệ định đời đời. (Lê-vi-ký 16:34).
Để giữ lệ định đời đời của Cha, nên Con Jêsus đã chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít, con cháu của thầy tế lễ cả A-rôn, và là người trổi hơn hết trong thế gian (Lu-ca 1:5, Ma-thi-ơ 11:11). Giăng Báp-tít đã phải chuyển mọi tội lỗi của thế gian sang Chúa Jêsus bởi sự đặt tay của ông trên đầu Chúa Jêsus vì ông là thầy tế lể cả của thế gian như là đại diện của toàn thể nhân loại.
Đấy là tại sao Giăng 1:6-8 chép như vầy, "Có một người Đức Chúa Trời sai đến tên là Giăng. Người đến để làm chứng, là làm chứng về Sự sáng, hầu cho bởi người ai nấy đều tin. Chính người chẳng phải là Sự sáng, song người được sai đến để làm chứng về Sự sáng đó." Ê-sai 53:6 cũng chép rằng, "Chúa đã làm cho hết thảy tội lỗi của chúng ta đều chất trên Ngài." Đó là tại sao Đức Chúa Trời đã sai Giăng Báp-tít, sứ giả của Ngài, đến trước Chúa Jêsus 6 tháng. Ngày kế tiếp sau khi làm Báp-tem cho Chúa Jêsus, Giăng Báp-tít đã nói rằng, "Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất tội lỗi của thế gian đi." (Giăng 1:29).
Trong Cựu ước, một của lễ không tì vít, sự đặt tay và sự giết nó để lấy huyết là những điều cần thiết cho việc chuộc tội của những tội nhân. Vì thế việc Chúa Jêsus, Đấng thánh khiết và vô tội, là Con của Đức Chúa Trời, nhận Báp-tem trong hình thức đặt tay từ Giăng Báp-tít và chịu đóng đinh để làm trọn mọi sự công chính theo như lệ định của Đức Chúa Trời là điều đúng đắn nhất.
Toàn bộ Kinh thánh đều được chép bởi soi dẫn của Đức Thánh Linh, nên chúng ta không thể hiểu được Kinh thánh bằng những suy nghĩ xác thịt của chúng ta. Vì thế chúng ta phải tìm ý nghĩa mầu nhiệm, là ý nghĩa thuộc linh, bởi sự soi sáng của Đức Thánh Linh. Cho nên Phao-lô đã nói rằng, "chữ làm cho chết, nhưng Thánh linh ban sự sống" (IICô-rinh-tô 3:6). Ý của ông là chúng ta không nên tin theo chữ, nhưng phải hiểu những ý nghĩa thuộc linh ẩn chứa bên trong những chữ đó.
Và Ê-sai 34:16 chép, "Hãy tìm trong sách của Chúa và đọc lấy: trong những thú vật ấy chẳng con nào thiếu; chẳng con nào là không đủ đôi. Vì ấy là miệng Ta đã truyền, và Thần Ngài đã nhóm chúng nó lại."
Đức Chúa Trời đã không phán rằng: "Chúa Jêsus đã nhận mọi tội lỗi của thế gian qua Báp-tem của Ngài." Tuy nhiên, Ngài đã phán lẽ thật giống như vậy qua toàn bộ Kinh thánh và ẩn giấu điều đó đối với những người mù lòa, là những người không có Đức Thánh Linh trong họ. Khi chúng ta kêu, "Mẹ," thì ý chúng ta rằng người đó đã sanh ra tôi và đã nuôi tôi lớn cho đến hôm nay. Từ "mẹ" có nhiều ý nghĩa tiềm ẩn cho dù đó chỉ là một từ. Cũng vậy, "mọi sự công chính" có ý nghĩa thuộc linh rằng Chúa Jêsus đã mang mọi tội lỗi trong cách đúng đắn và hợp pháp nhất theo luật của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải hiểu ý nghĩa thuộc linh mầu nhiệm này.
Nếu người ta nói rằng Ngài đã gánh mọi tội lỗi trên Thập-tự-giá, thì có câu nào nói từng chữ như thế không? Tôi hi vọng câu trả lời này sẽ giúp ích cho bạn.