Search

佈道

Chủ đề 11: Đền Tạm

[11-9] Đức Tin Bày Tỏ Qua Bàn Thờ Của Lễ Thiêu (Xuất Ê-díp-tô ký 27:1-8)

Đức Tin Bày Tỏ Qua Bàn Thờ Của Lễ Thiêu
(Xuất Ê-díp-tô ký 27:1-8)
“Ngươi cũng hãy đóng một bàn thờ bằng cây si-tim, hình vuông, năm thước bề dài, năm thước bề ngang, và bề cao ba thước. Nơi bốn góc bàn thờ hãy làm sừng ló ra và bọc đồng. Những đồ phụ tùng của bàn thờ thì hãy làm bằng đồng: bình đựng tro, vá, ảng, nĩa và bình hương. Lại làm cho bàn thờ một tấm rá bằng lưới đồng; và nơi bốn góc rá làm bốn cái khoen bằng đồng; rồi để rá đó dưới thành bàn thờ, từ dưới chân lên đến nửa bề cao. Cũng hãy chuốt đòn khiêng bàn thờ bằng cây si-tim, bọc đồng, rồi xỏ vào những khoen; khi khiêng đi, đòn sẽ ở hai bên bàn thờ. Bàn thờ sẽ đóng bằng ván, trống bộng, làm y như đã chỉ cho ngươi trên núi vậy.”
 
 
Bàn thờ của lễ thiêu
Tôi muốn bàn luận về đức tin được bày tỏ qua bàn thờ của lễ thiêu. Khi dân I-sơ-ra-ên vi phạm bất cứ điều luật nào trong 613 điều luật của Luật pháp và điều răn của Đức Chúa Trời mà họ phải vâng giữ trong cuộc sống hàng ngày của họ, và khi họ nhận ra tội lỗi của họ, Họ phải dâng lên cho Đức Chúa Trời sinh tế không tì vít theo hệ thống tế lễ mà Đức Chúa Trời thiết lập. Nơi mà họ dâng của lễ là bàn thờ của lễ thiêu. Nói cách khác, dân I-sơ-ra-ên nhận sự tha tội bởi đặt tay lên đầu sinh tế không tì vít, cắt cổ và lấy huyết nó, rồi đặt huyết đó lên các sừng của bàn thờ của lễ thiêu và rót phần còn lại xuống đất, và thiêu thịt của nó trên bàn thờ. 
 
 

Ý Nghĩa Thuộc Linh Của Bàn Thờ Của Lễ Thiêu Là Gì?

 
Bàn thờ của lễ thiêu, chiều dài và chiều ngang đều 2,25 m, cao 1,35 m, nó được làm bằng gổ si-tim và bọc đồng. Bất cứ khi nào dân Y-sơ-ra-ên nhìn bàn thờ của lễ thiêu này, họ sẽ nhận ra rằng họ là những người bị trói chặt vào sự phán xét và không thể nào tránh khỏi sự trừng phạt. Như thể con sinh phải chịu chết, họ cũng nhận ra rằng họ cũng phải chết vì tội lỗi của họ. Nhưng họ cũng tin rằng Đấng Mê-si-a sẽ đến thế gian và tẩy xoá tội lỗi của họ bởi chịu hình phạt và bị chết giống như sinh tế vì tội của họ. 
Bàn thờ của lễ thiêu là hình bóng của Cứu Chúa Jêsus Christ. Như sinh tế không tì vít được dâng lên bởi việc đặt tay trên đầu nó và đổ huyết ra, thì Chúa Jêsus đến với chúng ta, Ngài là Con Đức Chúa Trời, và gánh chịu hình phạt vì tội lỗi của chúng ta. Như sinh tế của thời Cựu Ước phải nhận tất cả tội qua việc đặt tay và đổ huyết, Chúa Jêsus chấp nhận tất cả tội lỗi của thế gian chuyển qua cho Ngài bởi chịu Báp-tem bởi Giăng, và chịu hình phạt vì tội lỗi bằng cách đổ huyết của Ngài ra trên Thập-tự-giá. 
Trong phương cách này bàn thờ của lễ thiếu bày tỏ cho chúng ta rằng Đức Chúa Jêsus Christ nhận lấy tất cả tội lỗi của tất cả chúng ta trên Ngài bởi Báp-tem của Ngài, chết trên Thập-tự-giá, sống lại từ kẻ chết và bởi điều đó Ngài cứu chúng ta.
 
 
Để Được Tha Tội, Dân I-sơ-ra-ên Phải Dâng Sinh Tế Tại Bàn Thờ Của Lễ Thiêu 
 
Khi chúng ta xem đoạn 4 của sách Lê Vi Ký, bất cứ khi nào thầy tế lễ, cả hội chúng I-sơ-ra-ên, thầy dạy luật, hay bất cứ người dân nào phạm tội, họ nhận được sự tha tội bởi mang tế lễ dâng lên cho Đức Chúa Trời; đặt tay của họ lên đầu nó và dâng nó lên cho Đức Chúa Trời. 
Vì bàn thờ của lễ thiêu là nơi dân I-sơ-ra-ên dâng của lễ chuộc tội hàng ngày, nên không ngày nào trôi qua mà không có đông người đến. Những người I-sơ-ra-ên muốn cất bỏ tội lỗi của họ, họ phải chuẩn bị một con sinh không tì vít để dâng lên cho Đức Chúa Trời trên bàn thờ của lễ thiêu. Tội nhân chuyển tất cả tội của họ qua con sinh bởi việc đặt tay trên đầu nó, và vì sự phán xét các tội lỗi này, họ cắt cổ con sinh để lấy huyết nó. Rồi thầy tế lễ đặt huyết của sinh tế lên sừng của bàn thờ của lễ thiêu, và thiêu thịt và mở của nó trên bàn thờ. Đây là cách mà dân I-sơ-ra-ên nhận sự tha thứ tội lỗi của họ. 
Bất kể người phạm tội đó là ai, dù người ấy là lãnh đạo của dân I-sơ-ra-ên, Thầy Tế lễ cả, Thầy tế lễ thường, hay hội chúng, hay bất cứ một thường dân nào, họ nhận sự tha thứ tội lỗi bởi mang con sinh, như bò đực, dê đực hay chiên, để dâng nó lên cho Đức Chúa Trời như là vật tế lễ. 
Tội nhân hay người đại diện của họ phải đặt tay trên đầu sinh tế, giết nó, đặt huyết của nó trên sừng của bàn thờ của lễ thiêu, đổ phần huyết còn lại xuống đất, và đốt mỡ của sinh tế, bởi cách đó mà Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi cho họ. Nên nhiều người phải mang con sinh của họ đến bàn thờ của lễ thiêu, đặt tay của họ trên đầu nó, lấy huyết nó và trao nó cho thầy tế lễ. 
Khi của lễ được dâng lên bàn thờ của lễ thiêu, những sính lễ này phải không có tì vít. Họ phải chắc chắn mang con vật không tì vít đến trước Đức Chúa Trời, và chỉ bởi đặt tay của họ trên đầu con sinh không tì vít để tội của họ được chuyển qua chúng. Như thế không còn tội gì sót lại khi họ dâng tế lễ. 
Thông thường, người phạm tội phải đặt tay trên đầu con sinh, nhưng khi hội chúng I-sơ-ra-ên phạm tội, những trưởng lão đại diện cho dân sự đặt tay của họ trên đầu con sinh (Lê Vi Ký 4:15). Dĩ nhiên, những con sinh được đặt tay phải bị giết bởi cắt cổ để lấy huyết của nó. Và cuối cùng, nó phải bị thiêu trên bàn thờ. 
Mùi của thịt, mỡ và củi luôn luôn phủ đầy bàn thờ của lễ thiêu, và sừng của nó và dưới đất đẫm ướt huyết của những con sinh. Bàn thờ của lễ thiêu là nơi của sự tha tội, nơi của lễ thiêu được dâng lên cho Đức Chúa Trời để tẩy sạch tội lỗi của ngươì dân I-sơ-ra-ên. 
Bàn thờ của lễ thiêu có chiều dài và ngang là 2,25 mét và chiều cao 1,35 mét là nơi mà khói không bao giờ ngừng bay lên. Một vĩ lò bằng đồng được đặt ở chính giữa, và khói không bao giờ ngừng bốc lên từ những của lễ được thiêu bằng củi trên vĩ lò đó. Như thế, nơi mà của lễ được thiêu và dâng lên cho Đức Chúa Trời chính là bàn thờ của lễ thiêu. 
 
 
Mọi Đồ Dùng Của Bàn Thờ Của Lễ Thiêu Được Làm Bằng Đồng 
 
Đồ dùng của bàn thờ của lễ thiêu là đồ dùng để di chuyển và loại bỏ tro, tất cả được làm bằng đồng. Bàn thờ của lễ thiêu chính nó cũng được bộc đồng bên ngoài cây si-tim, và như thế bàn thờ và những vật dụng tất cả đều được làm bằng đồng. 
Đồng của bàn thờ của lễ thiêu có ý nghĩa thuộc linh rõ ràng. Đồng chỉ tỏ sự phán xét tội lỗi trước Đức Chúa Trời. Như thế, bàn thờ của lễ thiêu là nơi bày tỏ cho chúng ta rằng người có tội thì chắc chắn phải bị phán xét. Đức Chúa Trời sẽ hình phạt con người vì tội của họ. Nơi mà sinh tế phải chịu phán xét thay thế cho tội nhân bởi bị thiêu đốt là bàn thờ của lễ thiêu. Chính bàn thờ cũng như tất cả đồ dùng của nó được làm bằng đồng nói với chúng ta rằng mỗi tội đều phải chịu phán xét. 
Bàn thờ bày tỏ cho chúng ta thấy rằng vì tội của họ, con người bị trói buộc vào sự đoán phạt và sự chết, nhưng bởi người ta mang con sinh đến bàn thờ của lễ thiêu và dâng lên cho Đức Chúa Trời họ có thể được tẩy sạch tội lỗi, nhận sự tha thứ tội, và bởi đó lại được sống. Ở đây của lễ được hiến dâng trên bàn thờ của lễ thiêu nói với chúng ta rằng Báp-tem của Đức Chúa Jêsus Christ và sự đổ huyết của Ngài đã tha thứ tội lỗi của người tin. Vì đức tin dâng của lễ lên bàn thờ của lễ thiêu được bày tỏ trong thời Tân Ước là đức tin trong Báp-tem và Huyết của Chúa Jêsus. 
Khi chúng ta tin Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của chúng ta, chúng ta phải dâng lên Đức Chúa Trời đức tin của chúng ta là tin Báp-tem của Chúa Jêsus và Huyết Ngài, nhờ đức tin đó chúng ta được tha tội. Trong Cựu Ước, đức tin này là con đường dẫn đến đức tin mở cửa hành lang Đền tạm mà cửa đó được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. 
 
 

Tất Cả Của Lễ Được Dâng Lên Tại Bàn Thờ Của lễ Thiêu Tượng Trưng Cho Đức Chúa Jêsus Christ

Thánh Giá Chúa GiêsuChúa Jêsus đã làm những gì khi Ngài đến thế gian này? Chúng ta có tội; chúng ta phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời và phá vở Luật pháp và điều răn của Ngài. Nhưng để tẩy sạch tất cả những tội này của chúng ta, Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu Báp-tem bởi Giăng để nhận tất cả tội lỗi của thế gian qua cho chính Ngài, và bởi đó Ngài phải chịu đổ huyết mình ra trên Thập-tự-giá. Như thể con sinh mang tội của dân I-sơ-ra-ên chuyển qua cho nó bởi việc đặt tay, rồi bị giết, bị thiêu trên bàn thờ của lễ thiêu, thì Đức Chúa Jêsus Christ đến thế gian như của lễ không tì vít, Ngài chịu Báp-tem, nên Ngài phải chịu đổ huyết ra trên Thập-tự-giá và chết thế cho chổ của chúng ta. Bởi bị đóng đinh trên cả hai tay và chân và chịu đổ huyết ra, Chúa chúng ta chịu sự hình phạt vì tất cả tội lỗi của chúng ta, thay vì chúng ta phải chịu hình phạt. Vì thế Ngài đã cứu chúng ta ra khỏi tất cả tội lỗi và hình phạt của chúng ta. 
Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng trở nên thực chất của bàn thờ của lễ thiêu, đã làm gì khi Ngài đến thế gian? Đức Chúa Jêsus Christ đã cứu chúng ta bởi nhận tất cả tội lỗi của tất cả chúng ta về cho chính Ngài qua Báp-tem của Ngài, chịu đóng đinh và chết trên Thập-tự-giá, và sống lại từ kẻ chết. Chúa chúng ta đến thế gian này, hoàn thành sự cứu rỗi, và rồi thăng thiêng. 
 
 
Chúng Ta Không Thể Làm Gì Ngoại Trừ Phạm Tội Mỗi Ngày 
 
Có một ý nghĩa khác của bàn thờ của lễ thiêu, đó là “cất lên.” Thật sự, bạn và tôi phạm tội mỗi ngày. Vì thế, chúng ta phải luôn luôn dâng của lễ lên cho Đức Chúa Trời, và vì điều này, khói của sự đoán phạt tội lỗi của chúng ta luôn được bay đến Đức Chúa Trời. Có ngày nào mà bạn không phạm tội một tội nào nhưng sống cách trọn vẹn không? Của lễ hy sinh của dân Y-sơ-ra-ên được dâng lên cho đến khi thầy tế lễ kiệt sức vì phải dâng vô số của lễ để vô số tội của dân Y-sơ-ra-ên được tha và có thể không còn tiếp tục được. Vì dân Y-sơ-ra-ên phá vỡ Luật pháp của Đức Chúa Trời và phạm tội với Ngài mỗi ngày, nên họ phải dâng tế lễ mỗi ngày. 
Môi-se, đại diện I-sơ-ra-ên, công bố 613 điều luật và điều răn của Đức Chúa Trời cho dân I-sơ-ra-ên, “Vậy, bây giờ, nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta, vì cả thế gian đều thuộc về ta. Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một dân tộc thánh cho ta. Bấy nhiêu lời đó ngươi sẽ nói lại cùng dân Y-sơ-ra-ên.” (Xuất Ê-díp-tô ký 19:5-6). 
Thế rồi dân I-sơ-ra-ên hứa, “Chúng tôi xin làm mọi việc Đức Giê-hô-va đã phán dặn.” (Xuất Ê-díp-tô ký 19:8). Vì dân sự I-sơ-ra-ên muốn nhận biết và tin Đức Chúa Trời, Đấng đã hiện ra cùng Môi-se và phán với họ qua ông rằng Ngài là Đức Chúa Trời thật của họ, và họ muốn Đức Chúa Trời bảo vệ họ. Bởi giữ tất cả những gì Đức Chúa Trời phán với họ, họ cũng muốn không chỉ trở nên của báu đặc biệt của Ngài, nhưng cũng là một vương quốc thầy tế lễ và thánh quốc thuộc Đức Chúa Trời. Vì thế, họ cố gắng giữ tất cả điều răn của Đức Chúa Trời đã ban cho họ. 
Đức Chúa Trời có biết dân I-sơ-ra-ên sẽ phạm tội không? Dĩ nhiên Ngài biết. Đó là lý do tại sao Ngài gọi Môi-se lên núi Si-nai, trong khải tượng tỏ bày cho ông kiểu của Đền tạm. Ngài giải thích cấu trúc của nó trong từng chi tiết. Ngài bảo ông phải xây dựng nó theo sự chỉ dẫn của Ngài. Và Ngài cũng thiết lập hệ thống tế lễ bởi dâng sinh tế trong Đền tạm hầu được tha thứ tội. 
Khi dân I-sơ-ra-ên dâng sinh tế chuộc tội lên cho Đức Chúa Trời, họ phải mang một con bò đực, chiên, dê đực, chim cu hay bồ câu không tì vít và không có ngoại lệ. Họ phải chắc là đã chuyển tội của họ qua con sinh bởi đặt tay trên đầu nó (Lê Vi Ký 1:1-4), và rồi cắt cổ nó để lấy huyết và trao huyết này cho thầy tế lễ. Thầy tế lễ lấy huyết, đặt nó trên các sừng bàn thờ của lễ thiêu, đổ phần huyết còn lại xuống đất, cắt của lễ ra từng miếng, đặt những miếng này lên bàn thờ và dâng lên cho Đức Chúa Trời bằng cách thiêu nó. 
Đó là cách thế nào dân I-sơ-ra-ên được tha tội lỗi của họ. Khi của lễ được thiêu, họ phải thiêu không chỉ thịt của nó nhưng cũng phải thiêu mỡ mà họ bốc ra từ ruột và gan. Đó là cách để Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi của dân I-sơ-ra-ên. 
 
 

Phương Cách uy Nhất Để Nhận Sự Tha Thứ Tất Cả Tội Lỗi

 
Khi chúng ta tự xét mình, tất cả chúng ta có thể nhận rõ rằng chúng ta không thể làm gì hơn là luôn luôn phạm tội. Chúng ta sống một cuộc đời luôn phạm tội. Chúng ta phạm vô số tội trong nhiều lý do khác nhau, vì chúng ta yếu đuối, hay vì quá thiếu kém, quá tham lam, hay là quá tài năng. Ngay giữa vòng chúng ta là những người tin Chúa Jêsus là Cứu Chúa, cũng không một ai là không phạm tội. 
Con đường duy nhất cho chúng ta, là những người luôn luôn phạm tội dù là chúng ta tin Đức Chúa Trời, để được tẩy sạch tội lỗi và được cứu là tin Báp-tem của Đức Chúa Jêsus Christ và huyết Ngài. Chính Ngài là Đức Chúa Trời, Đấng đến bởi Nước và Huyết (1 Giăng 5:6); Ngài đến thế gian này như là một sinh tế của bàn thờ của lễ thiêu qua hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Khi Chúa Jêsus nhận tất cả tội lỗi của chúng ta qua Ngài bởi Báp-tem và trả giá cho tội lỗi chúng ta bởi sự đổ huyết trên Thập-tự-giá và chết trên đó, thì làm thế nào chúng ta không thể nhận được sự tha tội qua đức tin được? Vì sự cứu rỗi của Cứu Chúa Jêsus Christ của chúng ta, qua đức tin của bạn và tôi chúng ta có thể nhận được sự tha thứ tội lỗi một lần đủ cả. 
Mặc dù chúng ta luôn phạm tội, nhưng vì sự cứu rỗi qua Báp-tem và huyết do Chúa Jêsus đã thực hiện khi Ngài đến thế gian, chúng ta được giải thoát khỏi tất cả tội lỗi của chúng ta. Chúa chúng ta nhận tất cả tội lỗi của chúng ta cho chính Ngài bởi Báp-tem của Ngài, mang tội lỗi của cả thế gian đến Thập-tự-giá và chịu đóng đinh, và bởi đó Ngài có thể giải thoát chúng ta ra khỏi tội lỗi cách toàn vẹn. Bởi chịu Báp-tem vì tội lỗi của chúng ta, chịu hình phạt vì tất cả tội lỗi của chúng ta bởi chịu đóng đinh, và sống lại từ kẻ chết, Ngài đã cứu toàn vẹn chúng ta là những người tin lẽ thật này. Dù chúng ta không thể tránh khỏi sự hình phạt vì tội lỗi của chúng ta, nhưng vì tình yêu và sự nhơn từ của sự cứu rỗi mà Chúa Jêsus đã ban cho chúng ta qua hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, bạn và tôi được cứu bởi đức tin. Nói cách khác, Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta. Bởi tin Ngài mà chúng ta được giải thoát khỏi tội. Đó là những gì bàn thờ của lễ thiêu bày tỏ cho chúng ta. 
Bạn có thể nghĩ rằng bên trong Đền tạm mọi việc đều đẹp đẻ, nhưng nếu bạn thật sự đi vào bên trong hành lang của nó, bạn sẽ bắt gặp những cảnh không ngờ và kinh tởm. Bàn thờ của lễ thiêu bằng đồng, cạnh vuông, luôn tuôn nhả ra khói và lửa. Bàn thờ bằng đồng có thể đang chờ đợi những tội nhân, nền đất của nó luôn nhầy nhụa huyết và bất cứ ai cũng có thể nhận ra rằng đó là nơi hình phạt tội. Vì đó là nơi của lễ được dâng lên hàng ngày, bạn sẽ bị bao trùm bởi mùi hôi của thịt thiêu và củi. 
Bên dưới của bàn thờ của lễ thiêu, huyết tuôn chảy ra như một con sông. Bất cứ khi nào người dân I-sơ-ra-ên phạm tội, họ mang con sinh đến Đền tạm, chuyển tội của họ qua nó bởi việc đặt tay, cắt cổ nó, và trao huyết cho thầy tế lễ. Thầy tế lễ bôi huyết lên các sừng của bàn thờ của lễ thiêu và đổ phần còn lại trên đất. 
Rồi họ xẻ thịt ra từng mãnh, và kèm theo thận và mỡ, đặt tất cả lên vĩ lò và thiêu nó. Khi huyết được lấy ra, trước tiên nó hoàn toàn là loại chất lỏng, màu đỏ. Nhưng sau một lúc, nó đông lại và sánh đặc hơn. Nếu bạn thật sự đã đi vào Đền tạm, bạn sẽ thấy huyết kinh khiếp này. 
Bất cứ khi nào người dân I-sơ-ra-ên vi phạm điều răn của Đức Chúa Trời, qua bàn thờ của lễ thiêu, họ nhận thức rõ rằng họ bị chết giống như sinh tế của họ trên bàn thờ. Tại sao? Vì Đức Chúa Trời thiết lập giao ước với họ bằng huyết. “Nếu các ngươi giữ Luật pháp của Ta, các ngươi sẽ trở thành dân sự ta, một vương quốc thầy tế lễ, nhưng nếu các ngươi không giữ nó, các ngươi phải chết giống như những con sinh này.” Đó là cách mà Đức Chúa Trời thiết lập giao ước với dân I-sơ-ra-ên. Dân I-sơ-ra-ên chấp nhận nó như là một sự thật được dâng lên nếu họ vi phạm Luật pháp, họ phải chịu đổ huyết mình ra. 
Thật ra, không phải chỉ dân I-sơ-ra-ên, nhưng ai tin Đức Chúa Trời cũng phải dâng huyết của sinh tế vì tội của họ. Nó bày tỏ rằng bất cứ người nào phạm tội trước Đức Chúa Trời và vì thế họ có tội ở trong lòng, dù nó nhỏ hay lớn, họ cũng phải đối diện với sự hình phạt. Mặc dù luật của sự phán xét – tiền công của tội lỗi là sự chết – được áp dụng cho mọi người, nhưng không có được bao nhiêu người thật sự sợ sự phán xét của Đức Chúa Trời. Họ phạm tội và vì thế họ cố gắng giao phó chính mình cho sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua hệ thống tế lễ. 
Bàn thờ của lễ thiêu nói với chúng ta rằng theo Luật pháp thì tiền công của tội lỗi là sự chết. Đức Chúa Jêsus Christ đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta qua hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn được biểu lộ trong cửa của hành lang Đền tạm. Vì chúng ta là người luôn phạm tội và phải bị hình phạt vì tội của chúng ta, nên Đấng Christ đã đến thế gian trong xác thịt con người, nhận tất cả tội lỗi của chúng ta qua cho chính Ngài bởi Báp-tem của Giăng, mang tội lỗi của thế gian này đến Thập-tự-giá, chịu đóng đinh, mang lấy khổ hình và đau đớn, đổ huyết Ngài ra, hy sinh chính mình Ngài, và bởi cách đó Ngài cứu bạn và tôi ra khỏi tội lỗi của chúng ta. 
Vì Đấng Christ hy sinh chính thân thể của Ngài và bởi đó Ngài cứu bạn và tôi ra khỏi tội lỗi bởi đức tin của chúng ta. Nói cách khác, vì con người không thể tránh khỏi sự chết vì tội lỗi của họ, nên Chúa Jêsus đã nhận tất cả tội lỗi của họ về Ngài bởi Báp-tem của Ngài, bị đóng đinh cho đến chết, sống lại từ kẻ chết, và như thế Ngài cứu họ ra khỏi tất cả tội lỗi và sự hình phạt của họ. 
Khi chúng ta học biết về bàn thờ của lễ thiêu, chúng ta sẽ có đức tin này. Thấy của lễ luôn được dâng lên trên bàn thờ; chúng ta có thể hiểu rõ và tin rằng dù chúng ta là những người phải chịu chết vì tội lỗi hàng ngày của chúng ta, nhưng thay vào đó, Đức Chúa Trời đã đổi chúng ta thành những tế lễ hy sinh của Ngài, chính Chúa chúng ta đến thế gian và hoàn thành sự cứu rỗi cho chúng ta. Bởi chịu Báp-tem, đổ huyết của Ngài ra trên Thập-tự-giá, và sống lại từ kẻ chết, Chúa Jêsus đã cứu chúng ta. 
Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời nhận của lễ hy sinh của dân I-sơ-ra-ên và tha thứ tội lỗi cho họ, thay vì trừng phạt họ. Bởi để dân I-sơ-ra-ên chuyển tội của họ qua con sinh bằng cách đặt tay trên đầu nó, và bởi để họ giết nó, và dâng huyết, thịt và mỡ lên cho Ngài, Đức Chúa Trời đã tha thứ tội lỗi của dân I-sơ-ra-ên. Qua sính lễ này, Ngài cũng tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta. Điều này xảy ra thì không có gì hơn là sự nhân từ và tình yêu của Đức Chúa Trời. 
 
 
Đức Chúa Trời Không Chỉ Quan Hệ Với Chúng Ta Bằng Luật Pháp 
 
Nếu Đức Chúa Trời phán xét bạn và tôi, và cả dân sự I-sơ-ra-ên bằng Luật pháp của Ngài, thì có bao nhiêu người có thể tồn tại trên đất này? Nếu Đức Chúa Trời đo lường và phán xét chúng ta chỉ bởi Luật pháp của Ngài, không một ai trong chúng ta có thể sống đến ngày nay. Như thế phần đông trong chúng ta không ai có thể tồn tại trong vòng 24 giờ, nhưng trong vòng vài phút là đã chết. Vài người trong chúng ta có thể chết trong vòng vài phút nhưng có người có thể kéo dài 10 giờ, sự khác biệt là không quan trọng – dù sao đi nữa, tất cả chúng ta đều bị trói buộc trong sự chết. Người ta không thể sống lâu như bây giờ, đạt đến 60, 70, 80, và ngay cả hơn nữa. Trong lúc nào đó, mỗi người phải bị hình phạt. 
Hãy suy nghĩ xem cái gì sẽ xảy ra vào sáng nay. Con trai của bạn thật khó khăn để ra khỏi giường vì trải qua suốt đêm trong buổi dạ tiệc. Vợ bạn cố gắng đánh thức nó dậy. Sau đó thì con bạn la hét mẹ nó vì mẹ nó đánh thức nó dậy, và vợ bạn la con bạn vì nó la bà ta – như thế là bắt đầu một trận chiến buổi sáng. Cuối cùng cả mẹ và con đều phạm tội trước Đức Chúa Trời, và không một ai trong họ kéo dài cuộc sống đến hôm nay, vì cả hai bị trừng phạt vì tội của họ. 
Nhưng Đức Chúa Trời không chỉ đối xử với chúng ta bằng luật công bình của Ngài, “Ngài không đãi chúng tôi theo tội lỗi chúng tôi, cũng không báo trả chúng tôi tùy sự gian ác của chúng tôi.” (Thi thiên 103:10). 
Thay vì phán xét chúng ta theo luật công bình của Ngài, Đức Chúa Trời chuẩn bị sính lễ thay cho chúng ta để hoàn tất luật công bình. Bởi cho phép chúng ta chuyển tội lỗi chúng ta qua sinh tế bằng cách đặt tay trên đầu nó, và bởi cho chúng ta dâng lên Ngài huyết của sinh tế thay vì mạng sống của chúng ta, Đức Chúa Trời nhận sự sống của con sinh thay vì sự sống của chúng ta, và tha thứ tất cả tội lỗi của con người, bao gồm của cả chúng ta, và của người I-sơ-ra-ên, để cứu chúng ta ra khỏi tội, và làm cho chúng ta được sống. Và bởi cứu những người tin ra khỏi tội lỗi của họ, Đức Chúa Trời đã làm cho họ trở nên dân sự của Ngài. Đây là cách Đức Chúa Trời đã làm cho dân I-sơ-ra-ên trở thành thầy tế lễ của Nước Đức Chúa Trời. 
Sinh tế ở đây ám chỉ không ai khác hơn là Đức Chúa Jêsus Christ. Vì tội của chúng ta, Đức Chúa Jêsus Christ đã trở thành sinh tế, và để cứu chúng ta Ngài phải chịu hình phạt vì tội lỗi chúng ta. Ngài nhận tất cả tội lỗi của chúng ta qua cho chính Ngài bởi Báp-tem, đổ huyết ra và chết trên Thập-tự-giá. Để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta, Con Độc sanh của Đức Chúa Trời đến thế gian trong xác thịt con người và trở nên sinh tế qua Báp-tem của Ngài, tất cả đều là do sự vâng phục theo ý Đức Chúa Cha. Bởi nhận tội của nhân loại qua Báp-tem của Ngài, bởi mang những tội thế gian này đến Thập-tự-giá, đổ huyết Ngài ra, và bởi đó Ngài hy sinh chính thân mình. Bởi sự chết, sự sống lại từ kẻ chết, Chúa Jêsus đã cứu bạn và tôi cách trọn vẹn. 
Khi chúng ta nghe Lời của sự cứu rỗi phán với chúng ta rằng Chúa Jêsus, trong vị trí của chúng ta, Ngài chịu Báp-tem, đóng đinh, và sống lại từ kẻ chết sau ba ngày, lòng của chúng ta đầy vui sướng. Vì Ngài là Đấng vô tội, Ngài nhận Báp-tem để chuyển tất cả tội lỗi của thế gian qua Ngài, và vì công giá của tội lỗi, Ngài chịu tất cả những bắt bớ, áp bức, đau đớn, khốn khổ và cuối cùng là sự chết, tất cả những điều này là vị trí của chúng ta. Theo cách ấy, khi Đấng Christ cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi, không có gì hiểm độc hơn là không tin lẽ thật này. 
 
 
Chúng Ta Phải Tin Sự Cứu Rỗi Đã Được Thực Hiện Qua Hình Bóng Của Chỉ Xanh, Tím, Đỏ 
Chúng Ta Phải Tin Sự Cứu Rỗi Đã Được Thực Hiện Qua Hình Bóng Của Chỉ Xanh, Tím, ĐỏKhi Đức Chúa Jêsus Christ mang tội lỗi và hình phạt của chúng ta qua Báp-tem của Ngài, và Ngài cứu bạn và tôi ra khỏi tội lỗi bởi sự hy sinh chính Ngài thay cho chúng ta, tất cả chúng ta phải có đức tin khi nói, “Cám ơn Chúa!” Dù có nhiều người được cảm hứng bởi những câu chuyện tình, chuyện cuộc sống, hay ngay cả bởi những chuyện đau thành tâm, nhưng khi lòng của họ hướng về Đức Chúa Trời với tình yêu vô điều kiện thì lòng họ trở nên lạnh như băng đá. Ân điển của Chúa chúng ta quá rộng lớn trong việc Ngài chịu Báp-tem và chết trên Thập-tự-giá vì ích lợi của chúng ta, nhưng vẫn còn có những người quá thô lỗ là những người không nhận ra ân điển này và không cảm tạ Ngài chút nào. 
Đức Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời, đến thế gian để trở nên sinh tế chuộc tội cho chúng ta. Ngài nhận tất cả tội lỗi của chúng ta trên thân thể Ngài bởi Báp-tem và hy sinh trên Thập-tự-giá. Ngài bị vả, lột trần, hành hạ, áp bức. Tất cả là vì chúng ta. Đó là cách mà Ngài cứu chúng ta. Bởi tin vào lẽ thật này mà chúng ta được trở nên con cái Đức Chúa Trời. Đây là ý nghĩ lớn nhất, ân điển vĩ đại của Đức Chúa Trời mà ngôn từ không thể diễn tả hết. Vì Đấng Christ cứu chúng ta bằng cách này, nhưng tôi thật buồn khi thấy còn có nhiều người vẫn không tin và không cảm tạ Đức Chúa Trời khi nghe điều này. 
Vì Đấng Christ đến thế gian, chịu Báp-tem, và hy sinh chính Ngài để bạn và tôi được cứu ra khỏi tội lỗi của chúng ta. Vì thế Ê-sai 53:5 nói, “Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.” 
Chúng ta phạm tội suốt cả đời chúng ta. Để cứu chúng ta, là những người không thể tránh khỏi sự hình phạt, ra khỏi tội lỗi, hình phạt, sự hủy diệt, sự rủa sả, Chúa chúng ta đã rời bỏ ngai vị trên Thiên đàng, đến thế gian. Ngài cúi đầu trước Giăng để nhận chịu Báp-tem, mang những tội lỗi này đến Thập-tự-giá và chịu khốn khổ vô cùng, huyết trong tim Ngài đổ xuống đất cho đến chết, rồi sống lại từ kẻ chết và trở nên sinh tế chuộc tội cho chúng ta, trở nên Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi chúng ta. 
Bạn có suy nghĩ về sự kiện này và giữ nó trong lòng bạn không? Khi bạn nghe Lời, nó thật thích đáng cho bạn để tin và nhận vào lòng bạn rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã đến thế gian trong xác thịt con người, và Ngài chịu Báp-tem, bị đóng đinh cho đến chết, và sống lại để cứu dân sự của Ngài ra khỏi tội lỗi. Nếu chúng ta nhận thức rằng tất cả chúng ta đều bị trói buộc vào địa ngục, chúng ta có thể hiểu rõ cách sâu sắc trong lòng của chúng ta về sự cảm hứng và biết ơn cho sự cứu rỗi này là thế nào. Dù là chúng ta muốn tin Đức Chúa Trời và trở nên dân sự Ngài, không có cách nào khác để đạt được điều đó. Nhưng bạn và tôi là những người thật sự tìm kiếm sự tha thứ tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gặp chúng ta bởi Lời của lẽ thật rằng Đấng Christ đã đến thế gian, chịu Báp-tem, chết trên Thập-tự-giá, và sau ba ngày Ngài sống lại. 
Nếu không có sự hy sinh của Đấng Christ thì làm thế nào chúng ta được cứu? Chúng ta không bao giờ được cứu. Nếu không có Báp-tem của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên Thập-tự-giá, và nếu không có sự cứu rỗi của hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn bày tỏ trong Đền tạm, sự cứu rỗi chỉ là giấc mơ nữa đêm mùa hè của chúng ta mà thôi. Nếu không có sự hy sinh của Ngài, chúng ta sẽ không bao giờ được giải thoát khỏi tội và tránh khỏi sự hình phạt, nhưng sẽ bị ném vào hồ lửa đời đời và chịu thống khổ đời đời. Đấng Christ đã cứu chúng ta bởi sự hy sinh của Ngài, giống như của lễ chuộc tội trong Cựu Ước. 
 
 

Sự Cứu Rỗi Của Chỉ Xanh, Tím, Đỏ Được Hoàn Thành Trong Tân Ước

 
Các độc giả thân mến của tôi, bạn đừng bao giờ quên lẽ thật của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn được dùng trong Đền tạm. Vải gai mịn là Lời trong Cựu Ước và Tân Ước, Lời Đức Chúa Trời hứa nhiều năm trước đây rằng chính Ngài sẽ đến với chúng ta như là Cứu Chúa của chúng ta và theo lời hứa này, Đức Chúa Jêsus Christ đã đến thế gian. Chỉ xanh nói rằng Đấng Christ đến thế gian để nhận tất cả tội lỗi của chúng ta bởi Báp-tem của Ngài. Nói cách khác, Ngài chịu Báp-tem là theo lời hứa, Ngài sẽ cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta và giải thoát chúng ta ra khỏi sự hình phạt. Để nhận tội lỗi của chúng ta và tội lỗi của tất cả mọi người trên thế gian này về cho chính Ngài, Ngài đã chịu Báp-tem bởi Giăng, và như thế Ngài đã mang tất cả tội lỗi của nhân loại. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này, vì nếu chúng ta quên rằng Đức Chúa Jêsus Christ đến như là của lễ chuộc tội cho chúng ta và nhận tất cả tội lỗi của chúng ta qua Báp-tem của Ngài thì chúng ta không có sự cứu rỗi. 
Bình thường, khi chúng ta sống trên thế gian này, chúng ta cho chúng ta là quan trọng nhất. Lòng của con người là như thế mặc dù chúng ta không thể tha thứ khi nghe một ai khác khoe khoang, tuy nhiên chính chúng ta cũng thích khoe khoang. Nhưng đến thời điểm nhất định tôi khoe khoang không vì chính tôi nữa, nhưng vì người khác, và đó là lúc khi tôi bắt đầu biết ơn Chúa Jêsus vì đã cứu tôi qua chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Nói cách khác, Tôi khoe khoang về Chúa Jêsus. Bây giờ tôi thường nói và khoe bất cứ khi nào tôi có thể, là Chúa Jêsus đến thế gian, xóa sạch tội lỗi chúng ta; Ngài nhận lấy tội lỗi của chúng ta về Ngài bởi chịu Báp-tem; và Chúa Jêsus chịu đóng đinh vì Báp-tem của Ngài; và đó là phương cách Chúa cứu chúng ta. Tôi không ngừng khoe khoang về lẽ thật naỳ, rao giảng nó, dâng tất cả sự vinh hiển về cho Đức Chúa Trời. 
Có quá nhiều người, dù là họ xưng nhận là tin Chúa Jêsus, rao giảng Lời của Đức Chúa Trời trong khi bỏ qua Báp-tem của Chúa Jêsus, hay chỉ khoe khoang về chính họ mượn danh Chúa Jêsus. Có một mục sư giả thường tuyên bố là ông chỉ tiêu xài 300 Mỹ kim một tháng cho cuộc sống của ông. Như thể đó là một thành tích lớn của ông, ông thường khoe khoang rằng ông có thể sống chỉ với 300 Mỹ kim một tháng, và không nhận bất cứ khoảng tiền nào khác khi ông đi đây đó vì những tín đồ của ông trả tất cả những chi phí cho ông. Nhưng tiền của tín đồ không phải là tiền sao? Tiền này không được tính vào bất cứ cái gì, chỉ có tiền của ông ta là quan trọng sao? Nhà lãnh đạo Cơ-đốc này tuyên bố rằng tất cả những gì ông ta phải làm là chỉ cầu nguyện bất cứ khi nào ông cần cái gì. “Lạy Đức Chúa Trời, xin giải quyết chi phí đi lại của con! Con tin Ngài, Chúa ôi!” Ông làm chứng, với lời cầu nguyện này, vài thánh đồ móc tiền ra và cho ông ta một khối tiền mặt. Những người như thế họ nói về những việc như thể là họ đang khoe khoang về nó, Bạn có suy nghĩ gì về việc này không? 
Ma-thi-ơ 3:13-17 nói, “Khi ấy, Đức Chúa Jêsus từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại sông Giô-đanh, đặng chịu người làm phép báp-têm. Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-têm, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài. Vừa khi chịu phép báp têm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu, đậu trên Ngài. Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: ‘Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” Phân đoạn này mô tả những gì xảy ra khi Chúa Jêsus chịu Báp-tem. Khi Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít ở sông Giô-đanh và khi ra khỏi nước, cửa Thiên đàng mở ra và tiếng phán của Đức Chúa Cha được ghi nhận như sau, “Này là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” Lúc bấy giờ Giăng Báp-tít kinh ngạc. 
Giăng Báp-tít bị kinh ngạc hai lần ở sông Giô-đanh. Lần đầu khi ông thấy Chúa Jêsus đến với ông và muốn làm Báp-tem, và sau khi làm Báp-tem cho Chúa Jêsus ông lại kinh ngạc khi cửa Thiên đàng mở ra và nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời, “Này là con yêu dấu của Ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” 
Lý do mà Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít là gì? Ma-thi-ơ 3:15 cho chúng ta câu trả lời. Chúng ta hãy đọc câu 15 và 16 một lần nữa: “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài. Vừa khi chịu phép báp têm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu, đậu trên Ngài.” 
Ma-thi-ơ 3:15 nói với chúng ta lý do Chúa Jêsus chịu Báp-tem bởi Giăng Báp-tít. Mặc dù Chúa Jêsus là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của Thiên đàng, và là Con Độc sanh của Đức Chúa Trời, tuy nhiên Ngài đã đến thế gian để cứu chúng ta, dân sự của Ngài, ra khỏi tội lỗi. Nói cách khác, Chúa Jêsus đến thế gian này với vai trò sinh tế chuộc tội để đền trả công giá tội lỗi của chúng ta bởi nhận tội lỗi của chúng ta về cho Ngài, và chịu hy sinh thế cho chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa Jêsus yêu cầu được làm Báp-tem bởi Giăng. 
Nhưng tại sao Chúa Jêsus không chịu Báp-tem bởi một người khác không phải là Giăng Báp-tít? Vì Giăng Báp-tít là đại diện của nhân loại, vì ông ta là người trổi hơn hết trong những người được người nữ sanh ra. Ma-thi-ơ 11:11 nói, “Trong những người bởi đàn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít.” Giăng Báp-tít là đầy tớ của Đức Chúa Trời đã được tiên tri từ thời Cựu Ước trong sách Ma-la-chi, “Nầy, ta sẽ sai đấng tiên tri Ê-li đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Giê-hô-va chưa đến.” (Ma-la-chi 4:5). Giăng Báp-tít chính là Ê-li, là người Đức Chúa Trời hứa sai đến. 
Tại sao Đức Chúa Trời gọi Giăng Báp-tít là Ê-li? Ê-li là tiên tri đã đem lòng dân sự I-sơ-ra-ên trở về cùng Đức Chúa Trời. Vào lúc ấy, dân I-sơ-ra-ên thờ phượng Ba-anh như là Đức Chúa Trời của họ, nhưng Ê-li chỉ cho họ thấy rõ rằng Đức Chúa Trời thật là ai, Ba-anh hay là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Ông là tiên tri, bởi đức tin của ông và qua của tế lễ, ông đã bày tỏ cho dân I-sơ-ra-ên biết ai thật sự là Đức Chúa Trời hằng sống, và bởi đó, ông dẫn họ, là những người thờ phượng hình tượng, trở lại với Đức Chúa Trời chân thật. Đó là lý do tại sao cuối thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời hứa, “Ta sẽ sai Ê-li đến cùng các ngươi.” Vì cả nhân loại, là người được làm theo hình và tượng của Đức Chúa Trời, đã đi theo con đường sai của hình tượng và thờ phượng ma quỷ, nên Đức Chúa Trời phán rằng Ta sẽ sai đầy tớ Ta đến với chúng để dẫn chúng trở về cùng Đức Chúa Trời. Người ấy chính là Giăng Báp-tít. 
Ma-thi-ơ 11:13-14 nói, “Vì hết thảy các đấng tiên tri và sách luật đã nói trước cho đến đời Giăng. Nếu các ngươi muốn hiểu biết, thì ấy là Ê-li, là đấng phải đến.” Ở đây, Ê-li không ai khác hơn là Giăng Báp-tít. Trong câu 11-12, viết, “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong những người bởi đàn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít, nhưng mà kẻ rất nhỏ hèn trong nước thiên đàng còn được tôn trọng hơn người. Song, từ ngày Giăng Báp-tít đến nay, nước thiên đàng bị hãm ép, và là kẻ hãm ép đó choán lấy.” 
Vì thế khi nói rằng, “trong những người bởi đàn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít,” có nghĩa là Đức Chúa Trời đã đưa Giăng Báp-tít lên như là một đại diện của loài người. Đức Chúa Trời đã cho Giăng sanh ra trong thế gian trước Đức Chúa Jêsus sáu tháng. Và Đức Chúa Trời đã chuẩn bị ông như là một tiên tri và thầy tế lễ cuối cùng của thời Cựu Ước. Cho nên, là một thầy tế lễ cả của thế gian, Giăng Báp-tít đã làm Báp-tem cho Chúa Jêsus và bởi đó ông đã chuyển tội lỗi của cả thế gian qua Ngài. Nói cách khác, lý do Giăng làm Báp-tem cho Chúa Jêsus là để chuyển tội của thế gian qua cho Chúa Jêsus bởi Báp-tem của Ngài. 
Đó là lý do tại sao Chúa Jêsus nói, “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy.” Vì mọi sự công chính có thể được hoàn thành chỉ khi Chúa Jêsus chịu Báp-tem từ Giăng để nhận tất cả tội lỗi của thế gian, Chúa Jêsus nói như thế là rất thích đáng. 
 
 
Như Vậy Chúa Chúng Ta Đã Cứu Tội Nhân Bởi Phương Cách Này 
Lễ rửa tội của Chúa GiêsuPhép Báp-tem mà Chúa Jêsus nhận từ Giăng thì giống như việc đặt tay trong thời Cựu Ước. Nói cách khác, đó là việc đặt tay mà đã được thực hiện trước bàn thờ của lễ thiêu trong thời Cựu Ước để chuyển tội của con người qua của tế lễ hy sinh. Bởi việc đến thế gian và bởi chịu Báp-tem, Đức Chúa Jêsus Christ đã hoàn thành lời hứa của việc đặt tay – lời hứa được thực hiện bất cứ khi nào của lễ hàng ngày được dâng lên khi tôi nhân chuyển tội của họ qua sinh tế bởi việc đặt tay của họ trên đầu nó, và bất cứ khi nào tội lỗi hàng năm được dâng lên vào ngày 10 của tháng thứ bảy, ngày Đại Lễ Chuộc Tội, qua đó Thầy Tế lể Cả chuyển tội hàng năm của cả dân I-sơ-ra-ên qua sính lễ chuộc tội bởi việc đặt tay trên đầu nó. 
Giống như việc đặt tay trong Cựu Ước, vì Chúa Jêsus nhận tất cả tội lỗi của thế gian về cho Ngài bởi chịu Báp-tem, Ngài đã tẩy sạch tất cả tội lỗi này, và vì Ngài nhận tội lỗi này của nhân loại nên Ngài chịu hình phạt vì tội lỗi này thế cho chúng ta và chịu hy sinh. Đó là cách thế nào Đức Chúa Jêsus Christ trở nên Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi. 
Như thế, chúng ta phải thật sự chấp nhận rằng vì tội lỗi của chúng ta, chúng ta không thể tránh né nhưng phải đối diện với sự chết và bị hình phạt. Chúng ta phải biết điều này và cảm nhận nó. Chúng ta phải nhận rõ rằng Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa của chúng ta, đã cứu chúng ta bởi đến thế gian và hy sinh vì lợi ích của chúng ta - đó là, qua công việc của cứu rỗi của Ngài bởi Báp-tem, đóng đinh và sống lại, Đức Chúa Jêsus Christ đã tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta và cứu chúng ta hoàn toàn ra khỏi tội lỗi của chúng ta. Chúng ta phải tin rằng Chúa Jêsus đã ban cho chúng ta món quà của sự cứu rỗi, Ngài đã hoàn thành sự cứu rỗi của chúng ta và ban cho chúng ta sự cứu rỗi trọn vẹn như là món quà của Ngài cho chúng ta. Chúa Jêsus đã hoàn thành tất cả sự công chính, để hể ai tin và hể ai chấp nhận, thì anh/chị ấy chắc chắn được cứu. 
Để làm cho chúng ta nhận rõ điều này, cửa của hành lang Đền tạm được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Đây cũng là lý do tại sao trước hết chúng ta thấy bàn thờ của lễ thiêu nếu chúng ta mở cửa và bước vào của hành lang Đền tạm. Của lễ dâng lên tại bàn thờ của lễ thiêu cũng là hình bóng của phương cách cứu rỗi mà Đức Chúa Jêsus Christ đã cứu chúng ta. Của lễ được dâng lên tại bàn thờ của lễ thiêu phải nhận sự gian ác của tội nhân qua việc đặt tay và đổ huyết ra cho đến chết trong vị thế của tội nhân. Huyết của sinh tế chuộc tội được bôi lên các sừng của bàn thờ, và phần còn lại được đổ xuống đất. Thế rồi họ dâng thịt và mỡ của con sinh lên bàn thờ như là một của lễ thiêu. Phương cách dâng tế lễ này là do Đức Chúa Trời ban cho. Tất cả những đặc trưng này phải hoàn toàn giống với phương cách mà Đức Chúa Jêsus Christ đã thực hiện để trở nên Cứu Chúa của chúng ta. Nói cách khác, qua tế lễ chuộc tội, Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho chúng ta rằng Đức Chúa Jêsus Christ đến thế gian và cứu chúng ta theo cách này. 
Bàn tay của tội nhân phải đặt lên đầu của con sinh trước khi được dâng lên bàn thờ của lễ thiêu. Đó là lý do tại sao Đền tạm nói với chúng ta về Phúc âm của Nước và Thánh Linh. Đến thế gian, Chúa Jêsus chịu Báp-tem để nhận lấy tội lỗi của nhân loại về cho chính Ngài. Báp-tem là ảnh tượng của sự cứu rỗi mà Đức Chúa Jêsus đã nhận để trở nên sinh tế chuộc tội cho tất cả tội nhân trên thế gian trước Đức Chúa Cha. 
Qua Đền tạm, chúng ta có thể có đức tin chắc chắn. Như sinh tế chuộc tội nhận tội của dân Y-sơ-ra-ên trong ngày Đại Lễ Chuộc tội qua việc đặt tay của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, và như nó phải chịu hy sinh trong vị thế của dân sự vì tội của dân sự bây giờ đã chuyển qua cho nó (Lê Vi Ký 16), thì Đức Chúa Jêsus Christ đến thế gian để nhận lấy tội của chúng ta qua Ngài và trở nên tế lễ chuộc tội của chúng ta, thật sự đã trở thành tế lễ chuộc tội của chúng ta, và bởi đó cứu chúng ta ra khỏi tất cả tội lỗi và hình phạt của chúng ta. Bây giờ tất cả chúng ta tin cách trọn vẹn vào tình yêu cứu rỗi này. Bởi tin lẽ thật này, chúng ta có thể cảm tạ và được trả món nợ của chúng ta cho Đức Chúa Trời vì tình yêu cứu rỗi mà Ngài ban cho chúng ta. 
Dù cho người ta có thể hiểu biết tất cả về Đền tạm nhưng họ không tin thì sự hiểu biết đó trở nên vô ích. Như thế chúng ta phải nhận rõ, cũng như phải tin, sự quan trọng của Báp-tem của Chúa Jêsus là thế nào. Đền tạm có ba cửa, tất cả được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Người ta có thể giải thích các cửa cách khác nhau vì sự thiếu hiểu biết của họ. 
Trong việc xếp loại các sợi chỉ, trước hết được dệt bởi chỉ màu xanh, theo sau là màu tím, màu đỏ và vải gai mịn. Chỉ bởi làm nên cái cửa theo cách này nó có thể diễn tả cách chính xác cửa Đền tạm là thế nào, vì đây là mạng lệnh của Đức Chúa Trời cho dân I-sơ-ra-ên để xây dựng nó trong thời kỳ Cựu Ước. 
Có lý do tại sao các cửa phải làm theo cách này. Dù biết thế nào Đức Chúa Jêsus Christ đến thế gian như là Cứu Chúa của nhân loại trong xác thịt con người và qua thân thể của Trinh nữ Ma-ri, nếu Ngài không chịu Báp-tem để nhận tội lỗi của nhân loại trước hết, thì Ngài không thể trở nên Cứu Chúa của chúng ta. Nếu Ngài không chịu Báp-tem, Ngài cũng không bị đóng đinh và chết trên Thập-tự-giá. Như thế, chỉ xanh phải được dệt trước, và nó cũng rất quan trọng.
 
 
Chúng Ta Phải Tin Ai? 
 
Vì thế, chúng ta phải tin Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng cứu chúng ta ra khỏi tội. Chúng ta có thể thật sự được tái sanh chỉ khi chúng ta tin vào sự cứu rỗi mà Con Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta ban cho. Khi chúng ta tin Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi của chúng ta, và khi chúng ta tin lẽ thật là Ngài đến thế gian này, nhận tất cả tội lỗi về cho chính Ngài một lần đủ cả bởi Báp-tem vì chúng ta, và chịu hình phạt trên Thập-tự-giá, cho nên tất cả chúng ta có thể nhận được sự cứu rỗi. 
Vì Đức Chúa Jêsus Christ không nhận tội lỗi của chúng ta theo cách khác nhưng bởi Báp-tem của Ngài, chỉ bởi nhận tội lỗi của chúng ta theo cách chính xác này nên Ngài mới có thể đi đến Thập-tự-giá, đổ huyết Ngài ra và chết. Dù Ngài là Con Đức Chúa Trời, dù Ngài đến thế gian như là Cứu Chúa, nhưng nếu Ngài không nhận tội lỗi của chúng ta về cho chính Ngài bởi Báp-tem của Ngài, sự cứu rỗi của chúng ta sẽ không bao giờ được tìm thấy trên thế gian này. 
Cho nên, điều chính yếu cho bạn xác định các dữ kiện trong Kinh thánh cách chi tiết là để bạn tin quyết là tội của bạn đã được tẩy xóa rồi. 
Giả sử bạn đang có món nợ đáng kể. Một ai đó nói với bạn, “Đừng lo; tôi sẽ trả dùm bạn. Không cần lo lắng gì. Tôi sẽ giải quyết nan đề này cho bạn.” Bất cứ khi nào bạn gặp người ấy, người này nói, “Tôi không nói với bạn là đừng lo sao? Tôi đã nói với bạn là tôi sẽ giải quyết nó!” Giả sử người này giận bạn, và hỏi tại sao bạn không tin anh ta. Dù cho người này nói với bạn mỗi ngày, “Tôi trả tất cả; hãy tin cậy tôi.” Khi anh ta thật sự không trả nợ cho bạn, bạn có thật sự được giải thoát khỏi nợ chỉ bởi tin anh ta không? Dĩ nhiên là không! 
Dù anh ta nói với bạn cách tự tin thế nào đi nữa, “Nếu bạn tin cậy tôi, tất cả nợ của bạn được giải quyết,” nếu anh ta không trả thì nợ của bạn vẫn còn đó, và đó là người lừa dối bạn. Vì thế bạn hỏi anh ta lần này qua lần khác, “Bạn đã trả nợ tôi chưa?” Anh ta lập lại, “Tại sao bạn nghi ngờ như thế? Chỉ hãy tin tôi cách vô điều kiện! Tôi nói với bạn rằng tôi đã trả tất cả nợ của bạn. Tất cả những điều bạn phải làm là tin tôi, bạn quá đa nghi! Đừng như thế!” Hãy giả sử tiếp, bạn tin cậy anh ta với cả lòng của bạn. Nhưng dù cho bạn tin anh ta thế nào đi nữa, nếu anh ta không thực sự trả nợ cho bạn thì lời nói của anh ta chỉ là lời nói dối. 
 
 
Đức tin của Cơ đốc nhân ngày này như thế nào 
 
Cơ đốc nhân ngày nay nói, “Chúa Jêsus cứu chúng ta bởi đổ huyết báu của Ngài ra trên Thập-tự-giá. Ngài gánh lấy tất cả hình phạt của chúng ta tại đó. Đó là cách mà Ngài cứu bạn.” Nhiều mục sư đã giảng như vậy cho hội chúng của họ. Nhiều người trong vòng hội chúng đứng lên và nói rằng, “Nhưng tôi vẫn phạm tội!” Các mục sư nói, “Đó là vì bạn ít đức tin. Chỉ hãy tin! Không có gì khác hơn là lòng vô tín của bạn là tội của bạn.” “Thưa ông thật sự tôi cũng muốn tin, nhưng tôi không biết tại sao tôi không thể tin.” “Tôi không biết tại sao tôi vẫn tiếp tục phạm tội mặc dù tôi tin. Tôi tin thật sự.” “Bạn chưa đủ đức tin. Bạn cần tin nhiều hơn. Lên núi và cố gắng kiêng ăn. Tin trong khi bỏ nhở các buổi ăn của bạn.” “Tôi không thể tin trong khi tôi không bỏ các bữa ăn sao?” “Không! Bạn phải cố gắng tin trong khi bạn kiêng ăn.” 
Nhiều mục sư ngày nay bảo bạn phải tin, nhưng họ không giải quyết nan đề tội lỗi của bạn, và họ chỉ khiển trách bạn khi bạn không tin. Về phần bạn, bạn cố gắng tin và nó khó mà tin, hay bạn thật sự tin cách mù quáng nhưng vấn đề tội lỗi của bạn vẫn còn. Cái gì sai ở đây? Có thể giải thích gì về điều này? Người ta không có đức tin thật và mạnh mẽ vì họ không biết Đức Chúa Jêsus Christ nhận tất cả tội lỗi của họ qua Ngài bởi chịu Báp-tem. Vì họ tin trong ảo giác nên không thể giải quyết vấn đề tội lỗi của họ dù đức tin của họ thế nào đi nữa. 
Đức tin đến chỉ bởi một niềm tin không điều kiện mà không có bất cứ một dữ kiện chính xác nào không? Dĩ nhiên là không! Đức tin trọn vẹn là đức tin đến chỉ một lần đủ cả khi bạn biết vấn đề tội lỗi thật sự được giải quyết như thế nào và tin nó. “Dù là tôi không nghi ngờ Ngài, việc quá rõ ràng là Ngài đã giải quyết nan đề tội lỗi của tôi. Dù là tôi không cố gắng tin Ngài thế nào đi nữa thì tôi cũng không thể không tin sự cứu rỗi của Ngài, vì sự cứu rỗi là quá chắc chắn. Cám ơn Ngài vì đã giải quyết nan đề cho tôi.” Nói cách khác, dù khi trước chúng ta có thể nghi ngờ, nhưng vì các chứng cớ của sự cứu rỗi của chúng ta quá vững chắc nên chúng ta không còn chút nghi ngờ nào nữa cả. Như là một cái dấu của sự cứu rỗi của chúng ta và chứng cớ của nó, Chúa Jêsus đã bày tỏ cho chúng ta cái biên nhận của Ngài được gọi là Phúc âm của Nước và Thánh Linh. “Ta đã trả món nợ tội lỗi của con theo cách này.” Chỉ khi chúng ta nhìn xem cái biên nhận này thì chúng ta biết rằng nợ của chúng ta đã được trả và đó là đức tin thật của chúng ta. 
Chúng ta không thể tin mặc dù chúng ta xưng nhận rằng chúng ta tin Đức Chúa Trời, tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ chính là Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa của chúng ta, và tuyên bố là chúng ta tin Cứu Chúa, khi chúng ta không biết thế nào Ngài cứu chúng ta và thế nào tội lỗi chúng ta được tẩy sạch. Nói cách khác, chúng ta không thể có lòng tin vững vàng ngoại trừ chúng ta có cái biên nhận bày tỏ rằng công giá tội lỗi của chúng ta đã được trả đầy đủ. Người tin mà không thấy được cái biên nhận có thể có một đức tin cảm xúc mạnh mẽ lúc ban đầu, nhưng trong thực tế, đức tin của họ là đức tin đui mù. Không khác hơn đức tin cuồng tín. 
 
 
Bạn Có Xem Đức Tin Cuồng Tín Như Là Đức Tin Tốt Lành Không? 
 
Bạn thấy thế nào khi một mục sư có đức tin cuồng tín đòi hỏi người khác có cùng sự cuồng tín như vậy? “Hãy tin! Hãy nhận lửa! Lửa, lửa, lửa! Thánh Linh thì giống như lửa, đầy trong chúng ta lửa! Tôi tin rằng Chúa sẽ ban phước cho tất cả các bạn! Tôi tin rằng Ngài sẽ làm cho bạn giàu! Tôi tin rằng Ngài sẽ ban phước cho bạn! Tôi tin rằng Ngài sẽ chữa lành cho bạn!” Khi một mục sư như thế thiết lập điều này trong buổi trình diễn, lỗ tai khán giả bắt đầu rung lên và lòng họ nhảy lên. Qua chất lượng tốt nhất của hệ thống âm thanh khi ông ta khởi sự kêu lên, “Lửa, lửa, lửa.” Lòng của khán giả bắt đầu nhảy lên cùng với âm thành uy nghi của giọng nói của ông ta. Rồi họ bị bao trùm bởi cảm xúc, như thể là một đức tin mạnh mẽ thật sự đã đến với họ và với tiếng than khóc, “Xin hãy đến, Chúa Jêsus ôi! Xin hãy đến, Chúa Thánh Linh ôi!” 
Ngay lúc ấy, mục sư kích động cảm xúc của thính giả càng lúc càng hơn bởi ông nói, “Xin hãy cầu nguyện. Tôi tin rằng Thánh Linh đang ngự xuống và đầy dẩy trong chúng ta,” ban nhạc chơi một bản thánh ca gây cảm hứng theo sau đó, và người ta đưa tay lên cao, đi vào trạng thái say mê cuồng nhiệt, xúc cảm của họ bùng cháy lên đến tột đỉnh. Ngay thời điểm ấy, mục sư nói, “Xin chúng ta dâng hiến. Đặc biệt buổi tối nay, Đức Chúa Trời muốn nhận những của dâng đặc biệt của các bạn. Xin tất cả chúng ta hãy dâng đặc biệt cho Đức Chúa Trời.” 
Bị bao trùm bởi những cảm xúc, cuối cùng người ta đã rổng túi. Mục sư giả này đã chuẩn bị một toà giảng rộng đủ để chất chứa tất cả tiền dâng, và đặt hàng tá những hộp dâng hiến ở phía trước. Khi ban nhạc bắt đầu trổi lên một bản thánh ca và lòng của người ta tràn đầy sự kích thích, thế rồi ông ta trao chuyền những hộp dâng hiến vào trong thính giả. 
Bởi lời nói dối rằng càng dâng nhiều càng được phước nhiều, và bởi kích động cảm xúc của con người, những mục sư giả như thế làm cho người ta rơi nước mắt và mở ví tiền họ ra. Làm như thế họ đã đưa tiền ra mà ngay cả họ không nhận ra là mình bị cướp đoạt bởi lý do, sự nhận thức và sự bao trùm bởi những cảm xúc của họ. Điều này không căn cứ trên Lời của Đức Chúa Trời hay bất cứ một bài giảng nào, nhưng một hành động mù quáng và cuồng tín hướng về sự gian lận. Giống thế, những mục sư có đức tin cuồng tín kích động cảm xúc của người ta để đạt đến mục đích sau cùng của họ. 
Nếu chúng ta biết rằng Chúa của chúng ta đã nhận tội lỗi của chúng ta qua cho Ngài bởi Báp-tem của Ngài, và nếu chúng ta tin Đức Chúa Jêsus Christ này là Cứu Chúa của chúng ta, thì chúng ta không bị lay động, nhưng luôn bình an. Chỉ việc truyền cảm cho chúng ta cách yên lặng đó là Chúa Jêsus gánh vác tội lỗi của chúng ta bởi Báp-tem của Ngài và chịu đóng đinh cho đến chết. Khi chúng ta nghĩ về điều này, Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời của chúng ta, đã nhận tất cả tội lỗi của chúng ta bởi Báp-tem của Ngài và đã chết để đền trả công giá tội lỗi cho chúng ta, chúng ta cám ơn Ngài vô cùng, và lòng của chúng ta tràn ngập niềm vui. Tuy nhiên, sự truyền cảm êm dịu này vào trong lòng chúng ta vượt xa hơn tất cả những điều khác trong thế gian; dù bất cứ tình yêu lãng mạn nào, dù những món quà kim cương quí giá nhất trên thế gian cũng không có thể gây cảm hứng cho chúng ta hơn điều này. 
Trái lại, cảm xúc hướng về sự cảm hứng cuồng tín không kéo dài. Dù họ ở trong sự cảm hứng trong thời gian, khi họ phạm tội mỗi ngày và bị hổ thẹn bởi những tội như thế, họ không thể che giấu nét mặt hổ thẹn của họ. “Chúa Jêsus chịu hình phạt và chết trên Thập-tự-giá vì chúng ta, thì tại sao tôi vẫn phạm tội mỗi ngày?” Vì thế họ mất mặt và không còn cảm hứng khi thời gian trôi qua, họ không thể đến với Đức Chúa Trời. 
Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời tỏ rõ cho chúng ta thấy bàn thờ của lễ thiêu. Tế lễ chuộc tội được dâng lên trên bàn thờ của lễ thiêu theo hệ thống tế lễ mà đó không ai khác hơn là Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta. Như thế, bàn thờ của lễ thiêu bày tỏ rằng Chúa Jêsus đến trên đất và thật sự đã cứu chúng ta một lần đủ cả qua hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Đức Chúa Trời đã cho chúng ta thấy bàn thờ của lễ thiêu, và Ngài muốn chúng ta được cứu bởi tin vào đó. 
 
 
Thế Thì Chúng Ta Phải Làm Gì Trong Thời Đại Này? 
 
Có nhiều điều mà những người tái sanh phải làm trong thời đại này. Trước hết, chúng ta phải rao giảng Phúc âm của Nước và Thánh Linh cho toàn thế giới. Chúng ta phải phổ biến lẽ thật cho những ai chưa biết lẽ thật của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, và như thế giúp họ được cứu ra khỏi sự hình phạt của lửa địa ngục. Tại sao? Vì có nhiều người theo Chúa Jêsus mà không nhận biết và tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh được bày tỏ trong Đền tạm. 
Để phổ biến lẽ thật này cho họ, có nhiều việc cho chúng ta phải làm. Chúng ta phải phát hành sách của chúng ta ra toàn thế giới; việc dịch, đọc và sửa bản dịch, sắp xếp để cho những quyển sách này, để có đủ tài chánh cho việc in ấn và gởi chúng đến tất cả các nước trên thế giới. Thật vậy có quá nhiều công việc mà chúng ta cần phải làm. 
Vì thế khi chúng ta nhìn xem các công sự và mục sư bạn của chúng ta, chúng ta thấy họ quá bận rộn. Vì tất cả các thánh đồ và nhân sự của Hội thánh Đức Chúa Trời quá bận rộn trong việc này, họ trải qua những thời kỳ mệt nhọc của thể xác. Có lời nói rằng những người chạy ma-ra-tong khi đạt được đoạn đường 42,195 km họ trở nên quá kiệt sức đến nỗi họ không chắc là họ có thể tiếp tục chạy hay hay làm hoàn tất một việc gì khác. Tóm lại, tình trạng quá kiệt sức làm cho tinh thần người ta trống rổng. Có lẽ ngày nay chúng ta cũng phải đạt đến mục đích mà chúng ta phải chạy vì Phúc âm. Sống một cuộc sống vì Phúc âm thì giống như chạy một con đường dài đến mục đích mà không nghĩ, như những người chạy ma-ra-tong. Việc chạy vì Phúc âm phải được tiếp tục cho đến ngày Chúa chúng ta trở lại, nên tất cả chúng ta phải đối diện với thử thách gay go. 
Nhưng vì Chúa chúng ta ở trong chúng ta, vì chúng ta có Phúc âm của Nước và Thánh Linh, vì đức tin của chúng ta tin rằng Chúa đã cứu chúng ta bởi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, và vì chúng ta tin trong lẽ thật chắc chắn, tất cả chúng ta sẽ nhận được năng lực mới. Vì Chúa Jêsus đã ban cho chúng ta món quà cứu rỗi nên bạn và tôi đã nhận được món quà này. Vì thế sự gian khổ trong thể xác chúng ta không quấy phiền chúng ta. Trái lại, càng khó khăn, người công bình càng được thêm sức mạnh. Tôi thật sự cám ơn Chúa.
Nói cách thuộc linh, trong lòng chúng ta, trong tư tưởng chúng ta, và qua những hành động xung quanh chúng ta, chúng ta có thể cảm nhận một sức mạnh mới mà Chúa chúng ta ban cho chúng ta, Ngài ở cùng chúng ta. Vì chúng ta cảm nhận rằng Ngài giúp đở và nắm giữ chúng ta, và Ngài ở cùng chúng ta nên chúng ta càng cảm tạ Ngài nhiều hơn. Vì thế Sứ đồ Phao-lô nói, “Tôi có thể làm mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phi-lip 4:13). Cho nên chúng ta xưng nhận mỗi ngày rằng chúng ta không thể làm bất cứ điều gì nếu Đức Chúa Trời không thêm sức cho chúng ta. Chẳng những Đức Chúa Jêsus Christ nhận Báp-tem vì chúng ta, mà Ngài còn hy sinh vì chúng ta bởi chịu đóng đinh, chịu chết, và sống lại từ kẻ chết và bởi đó Ngài trở nên Cứu Chúa của chúng ta. Bất cứ khi nào chúng ta nhìn bàn thờ của lễ thiêu, chúng ta được nhắc nhở về lẽ thật này. 
Bàn thờ của lễ thiêu làm bằng cây si-tim, và được bộc đồng dày bên trong và bên ngoài. Chiều cao của nó là khoảng 1,35 mét, vĩ lò bằng đồng, được đặt gần chính giữa, cao khoảng 68 cm. Thịt của của lễ thiêu được đặt trên vĩ lò và thiêu. 
Bất cứ khi nào chúng ta nhìn bàn thờ của lễ thiêu, chúng ta có thể nhận ra chính chúng ta là ai. Chúng ta cũng phải thấy Đức Chúa Jêsus Christ nhận tất cả tội lỗi của chúng ta qua Ngài bởi chịu Báp-tem trong xác thịt, và Ngài chịu tất cả hình phạt vì tội lỗi chúng ta bởi việc đổ huyết Ngài ra trên Thập-tự-giá. Bạn và tôi không thể thoát khỏi chết vì tội và sự hình phạt của chúng ta, bạn và tôi không thể tránh khỏi sự chết và rủa sả đời đời. Nhưng vì Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng đến thế gian như là một của lễ chuộc tội đời đời, chịu Báp-tem, và chết vì tất cả chúng ta, giống như sính lễ chuộc tội trong Cựu Ước, nên chúng ta đã được cứu. 
Con vật tế lễ có thể trông dễ thương âu yếm khi nó còn sống, nhưng thật là ghê tởm làm sao khi nó đổ huyết ra cho đến chết, với cái cổ bị cắt, sau khi nhận tội qua việc đặt tay. Chúng ta là những người xứng đáng chịu chết trong cách kinh khiếp này, nhưng được giải thoát khỏi hình phạt thật là một phước lớn. Phước này có thể có là vì Chúa chúng ta đã ban cho chúng ta món quà cứu rỗi. Như được bày tỏ ra trong chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, Đức Chúa Jêsus Christ đến thế gian trong xác thịt con người để cứu bạn và tôi qua Báp-tem và huyết trên Thập-tự-giá, và bởi thế đã ban cho chúng ta món quà cứu rỗi thật sự. Đức Chúa Trời đã ban cho bạn và tôi món quà cứu rỗi – bạn có tin điều này trong lòng bạn không? Bạn có tin món quà cứu rỗi là tình yêu của Chúa Jêsus không? Tất cả chúng ta phải có đức tin này.
Khi chúng ta nhìn bàn thờ của lễ thiêu, chúng ta phải nhận ra rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã cứu chúng ta bằng cách này. Ngài hy sinh như thế để cứu chúng ta. Khi bàn tay đặt trên sinh tế và khi sinh tế đổ huyết ra cho đến chết, Chúa Jêsus đã ban cho chúng ta sự cứu rỗi bởi chịu thống khổ theo cách này. Đó là cách mà Ngaì đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta. Chúng ta phải nhận rõ điều này, tin trong lòng chúng ta và dâng lời cảm tạ lên Ngài với tât cả tấm lòng của chúng ta. 
Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhận món quà và tình yêu của sự cứu rỗi mà Ngài ban cho chúng ta bởi đức tin. Ngài muốn chúng ta tin trong lòng của chúng ta trong sự cứu rỗi của Báp-tem và Huyết của Thập-tự-giá mà Ngài đã thực hiện qua việc Ngài đến bởi Nước và Thánh Linh. Niềm hy vọng của tôi là tất cả các bạn tin tình yêu của Chúa chúng ta trong lòng và thật sự nhận nó vào lòng như món quà cứu rỗi của Ngài. Bạn thật sự nhận nó vào lòng bạn không? 
 
 
Ai Đã Hy Sinh Trong Cách Này Vì Bạn? 
 
Một lần kia tôi thấy một chứng đạo đơn viết, “Ai chết cho bạn? Bạn gặp người an ủi của bạn hôm nay là ai? Đức Chúa Jêsus Christ đã hy sinh vì bạn. Lòng bạn không được yên ủi vì điều này sao?” Ai sẽ thật sự gánh tôi của bạn bởi chịu Báp-tem và chết trên Thập-tự-giá thế cho bạn để xóa sạch tội lỗi của bạn đi? Ai sẽ đổ huyết của anh/chi ấy ra và chết để ban tình yêu của anh/chị ấy cho bạn? Ai sẽ muốn đối diện với sự hy sinh vì bạn? Người bà con của bạn không? Con cái của bạn? Cha mẹ của bạn? 
Không một ai trong họ cả! Đó là chính Đức Chúa Trời là Đấng tạo nên bạn. Để cứu bạn ra khỏi tội lỗi của bạn, Đức Chúa Trời đã đến thế gian trong xác thịt con người, chịu Báp-tem để cất tội lỗi của bạn qua Ngài, chịu đóng đinh và đổ huyết Ngài ra để mang lấy hình phạt vì tội lỗi của bạn, và trở nên Cứu Chúa của bạn. Ngài sống lại từ kẻ chết và hiện đang sống, và ban cho bạn sự cứu rỗi và tình yêu như là một quà tặng. Bạn thật sự nhận tình yêu cứu rỗi này vào lòng bạn không? Bạn thật sự tin điều này trong lòng bạn không? 
Bất cứ ai tin sẽ nhận Chúa, và bất cứ ai nhận Ngài thì sẽ được cứu. Nhận Ngài có nghĩa là nhận sự cứu rỗi và tình yêu mà Đấng Christ ban cho chúng ta. Bởi tin tình yêu, sự tha thứ tội lỗi, gánh chịu tội lỗi và sự hình phạt tội lỗi này trong lòng mà chúng ta được cứu. Đây là đức tin nhận được sự cứu rỗi. 
Mọi vật của Đền tạm bày tỏ Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Trời không đòi hỏi bất cứ của lễ nào khác của chúng ta. Tất cả những gì Ngài đòi hỏi chúng ta là chúng ta phải tin món quà cứu rỗi mà Ngài đã ban cho vào lòng chúng ta. “Để ban cho các con món quà cứu rỗi, ta đã đến thế gian. Giống như của lễ chuộc tội trong Cựu Ước, Ta nhận tội lỗi của các con cho ta qua việc đặt tay, và giống như của lễ chuộc tội, ta đã chịu hình phạt kinh khiếp vì tội của các con. Đó là cách mà Ta đã cứu các con.” Đó là những gì mà Đức Chúa Trời phán qua Đền tạm. 
Dù Đức Chúa Trời cứu chúng ta như thế nào, dù tình yêu của Ngài bao nhiêu, dù món quà cứu rỗi hoàn thiện thế nào đi nữa, nhưng nếu chúng ta không tin thì tất cả đều là vô ích. Muối ở trong cái hộp đựng của bạn, trước hết phải được bỏ vào trong canh thì canh mới có vị mặn của muối, giống như thế, nếu bạn và tôi không tin trong lòng, dù cho sự cứu rỗi của Ngài trọn vẹn thế nào đi nữa thì cũng hoàn toàn vô ích cho người không tin. Nếu chúng ta không cảm tạ trong lòng vì Phúc âm của Nước và Thánh Linh và nhận nó vào lòng của chúng ta, thì sự hy sinh của Chúa Jêsus trở nên vô giá trị đối với chúng ta. 
Sự cứu rỗi có thể là của bạn chỉ khi bạn biết tình yêu và sự hy sinh của Chúa Jêsus là gì mà Đức Chúa Trời, Cứu Chúa, đã ban cho bạn và nhận nó vào lòng và cảm tạ Ngài. Nếu bạn không chấp nhận món quà cứu rỗi trọn vẹn của Đấng Christ vào trong lòng nhưng chỉ biết nó trong trí, thì cũng hoàn toàn vô dụng. 
 
 
Tất Cả Những Gì Bạn Phải Làm Là Nắm Lấy Lẽ Thật 
 
Dù canh của bạn đang sôi trên lò thế nào, nếu bạn nghĩ là bạn cần nêm thêm muối vào, nhưng thật sự ra bạn không làm thế, thì nồi canh của bạn không bao giờ có thể có vị mặn. Bạn chỉ có thể được cứu khi bạn nhận vào lòng và tin rằng Chúa đã cứu bạn ra khỏi tội lỗi của bạn bởi chịu Báp-tem và hy sinh vì chúng ta, giống như của lễ chuộc tội đã hy sinh trên bàn thờ của lễ thiêu. Khi Đức Chúa Trời ban cho bạn món quà cứu rỗi, thì chúng ta chỉ nhận nó và cảm tạ mà thôi. Khi Chúa chúng ta phán với chúng ta rằng Ngài đã cứu chúng ta cách toàn vẹn, việc đúng cho chúng ta phải làm là chỉ tin. 
Tình yêu của Đức Chúa Trời chỉ ban cho chúng ta phân nữa tấm lòng không? Dĩ nhiên là không! Tình yêu của Chúa chúng ta là trọn vẹn. Nói cách khác, Chúa của chúng ta đã cứu bạn và tôi trọn vẹn và hoàn hảo. Vì nhận tội lỗi của chúng ta về cho Ngài bởi Báp-tem và sự chết trên Thập-tự-giá là chắc chắn, chúng ta không còn nghi ngờ gì về tình yêu này. Ngài đã cứu chúng ta cách trọn vẹn và ban cho chúng ta món quà cứu rỗi. Tất cả chúng ta phải nhận món quà cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. 
Giả sử rằng tôi đang giữ một viên ngọc thật quí giá được làm từ loại ngọc quí giá nhất. Nếu tôi cho bạn món quà này, tất cả những gì bạn phải làm chỉ là nhận nó. Điều này không phải sao? Thật là đơn giản và dể dàng biết bao để bạn làm cho nó trở thành của bạn phải không? Để làm cho viên ngọc này trở thành của bạn, tất cả những gì bạn phải làm chỉ đưa tay ra và nhận nó. Thế là xong. 
Bạn hãy mở lòng mình ra và trao tất cả tội lỗi của bạn cho Chúa Jêsus bởi tin Báp-tem của Ngài, tất cả các bạn nhận được sự tha thứ tội cách dể dàng và được đổ đầy lòng bạn lẽ thật của Ngài. Thế nên Chúa phán rằng Ngài ban sự cứu rỗi cách nhưng không. Sự cứu rỗi chỉ có thể là của bạn chỉ bởi đưa tay ra và nhận lấy nó. 
Chúng ta nhận sự cứu rỗi như là một món quà, không cần phải trả một xu nào. Vì Đức Chúa Trời là Đấng vui lòng ban món quà này cho bất cứ ai muốn nhận. Phước cho những ai nhận nó với lòng biết ơn. Những ai nhận tình yêu của Đức Chúa Trời cách vui mừng là được mặc lấy tình yêu của Ngài, và họ là những người yêu Đấng ban cho này, vì bởi nhận nó mà họ làm vui lòng Ngài. Nhận món quà này là việc đúng mà chúng ta phải làm. Chỉ khi bạn nhận món quà cứu rỗi trọn vẹn mà Đức Chúa Trời ban cho bạn này thì món quà cứu rỗi này là của bạn. Nếu bạn không nhận nó vào lòng, thì món quà cứu rỗi không bao giờ là của bạn, cho dù bạn cố gắng thế nào đi nữa. 
Tôi cũng đã nhận món quà cứu rỗi này. “Ô! Chúa đã chịu Báp-tem theo cách này vì tôi, Ngài chịu hình phạt vì tất cả tội lỗi của tôi. Cuối cùng Ngài chịu Báp-tem vì ích lợi cho tôi. Cám ơn Chúa!” Đó là những gì tôi đã tin. Vì thế bây giờ tôi vô tội. Tôi đã nhận sự tha thứ tội lỗi trọn vẹn. Nếu bạn muốn nhận sự tha thứ tội lỗi và được cứu, hãy nhận nó ngay bây giờ. 
Tôi đã nghĩ về món quà cứu rỗi này từ trước cho đến nay. Ngay cả bây giờ, khi tôi lại nghĩ về nó, tôi nhận ra rằng không có gì khác hơn mà tôi có thể làm là cám ơn Chúa vì sự cứu rỗi của tôi. Vì tình yêu cứu rỗi ở trong tôi nên tôi không bao giờ có thể quên nó. Khi tôi nhận sự tha thứ tội bởi nhận và tin Phúc âm của Nước và Thánh Linh, lẽ thật bày tỏ qua hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, tôi biết ơn Chúa vô cùng. Và ngay bây giờ, sau nhiều năm trôi qua, tôi vẫn có cùng một lòng cảm tạ đó, và tôi làm mới nó lại mỗi ngày. 
Chúa Jêsus thật sự đến thế gian để cứu tôi, chịu Báp-tem để cất lấy tất cả tội lỗi của tôi, và chết trên Thập-tự-giá để chịu hình phạt vì tội lỗi của tôi. Khi tôi nhận rõ rằng tất cả những điều này là đã làm cho tôi, ngay lập tức tôi chấp nhận nó và làm nó trở thành của tôi. Mọi lúc tôi biết rõ đây là việc tốt nhất mà tôi đã từng làm trong suốt cuộc đời tôi, một hành động khôn ngoan và thông minh nhất. Vì thế tôi tin rằng Chúa thật sự yêu tôi và chăm sóc tôi. Tôi cũng tin và xưng nhận rằng Ngài đã làm tất cả những việc này là vì yêu tôi. “Lạy Chúa! Tôi dâng lên Ngài lòng cám ơn của tôi. Như Ngaì đã yêu tôi, tôi cũng yêu Ngài.” Xưng nhận như thế là niềm vui lớn của người tái sanh. 
Tình yêu của Chúa chúng ta thì không bao giờ thay đổi. Vì tình yêu của Ngài dành cho chúng ta không bao giờ thay đổi thì tình yêu của chúng ta dành cho Ngài cũng không bao giờ được thay đổi. Trong những lúc chúng ta khốn khổ và đối diện với cực nhọc, lòng của chúng ta có thể bị lạc lối, chúng ta muốn quên đi hay phụ bạc tình yêu này. Nhưng ngay cả khi chúng ta tràn ngập những đau đớn hay ý thức của chúng ta làm hư hỏng chúng ta, và ngay cả khi tất cả những gì chúng ta có thể nghĩ đến thì chỉ là đau khổ thì đức tin vẫn nắm giữ chúng ta cách thành tín để lòng của chúng ta không bao giờ quên tình yêu của Ngài. 
Đức Chúa Trời yêu chúng ta mãi mãi. Chúa chúng ta đã đến thế gian như một thọ tạo vì lợi ích của chúng ta và vì Ngài yêu chúng ta nên đã hy sinh. Bây giờ, tôi khuyên nài bạn hãy tin tình yêu mà Đức Chúa Trời dành cho các bạn, và nhận nó vào lòng bạn. Bạn có tin ngay bây giờ không? 
Cám ơn Chúa vì đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta cách toàn vẹn bởi tình yêu của Ngài.