Search

Проповіді

Chủ đề 10: Sách Khải huyền (Giải nghĩa sách Khải huyền)

[Chapter 2-1] Thư Gởi Cho Hội Thánh Ê-phê-sô (Khải huyền 2:1-7)

Thư Gởi Cho Hội Thánh Ê-phê-sô
(Khải huyền 2:1-7)
“Hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Ê-phê-sô rằng: Nầy là lời phán của Đấng cầm bảy ngôi sao trong tay hữu và đi chính giữa bảy chân đèn vàng: Ta biết công việc ngươi, sự khó nhọc ngươi, sự nhịn nhục ngươi; ta biết ngươi không thể dung được những kẻ ác, lại biết ngươi đã thử những kẻ tự xưng là sứ đồ mà không phải là sứ đồ, ngươi đã rõ rằng chúng nó giả dối. Ngươi hay nhịn nhục và chịu khó vì danh ta, không mệt nhọc chút nào. Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu. Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình; bằng chẳng vậy, ta sẽ đến cùng ngươi, nếu ngươi không ăn năn thì ta sẽ cất chân đèn của ngươi khỏi chỗ nó. Song ngươi có điều nầy khá, là ngươi ghét những việc làm của đảng Ni-cô-la, mà ta, ta cũng ghét nữa. Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh rằng: Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ăn trái cây sự sống ở trong Ba-ra-đi của Đức Chúa Trời.”
 
 

Giải thích

 
Câu 1: “Hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Ê-phê-sô rằng: Nầy là lời phán của Đấng cầm bảy ngôi sao trong tay hữu và đi chính giữa bảy chân đèn vàng:”
Hội thánh Ê-phê-sô là một hội thánh của Đức Chúa Trời thành lập bởi đức tin trong Phúc âm Nước và Thánh linh mà Phao-lô đã giảng dạy. “Bảy chân đèn vàng” trong phân đoạn này tượng trưng cho những hội thánh của Đức Chúa Trời, nơi nhóm họp của những người tin nơi Phúc âm Nước và Thánh linh, và “bảy ngôi sao” tượng trưng cho những đầy tớ của Đức Chúa Trời ở đó. Nói cách khác, câu “Ngài là Đấng cầm 7 ngôi sao trong tay hữu Ngài” có nghĩa là chính Đức Chúa Trời cầm giữ và sử dụng những đầy tớ của Ngài. 
Chúng ta phải nhận biết rằng Đức Chúa Trời phán với bảy hội thánh trong xứ A-si qua Giăng, đầy tớ của Ngài cũng áp dụng cho tất cả các hội thánh của Ngài trong thời hiện tại, là những hội thánh đang đối diện với thời kỳ cuối cùng gần đến. Qua những hội thánh và đầy tớ của Ngài, Đức Chúa Trời nói với chúng ta và dạy chúng ta làm thế nào để chiến thắng được những thử thách và khổ nạn đang chờ đợi chúng ta. Chúng ta phải chiến thắng Sa-tan bằng cách nghe và tin Lời của Khải huyền. Đức Chúa Trời nói với mỗi người trong hội thánh của Ngài. 
 
Câu 2: “Ta biết công việc ngươi, sự khó nhọc ngươi, sự nhịn nhục ngươi; ta biết ngươi không thể dung được những kẻ ác, lại biết ngươi đã thử những kẻ tự xưng là sứ đồ mà không phải là sứ đồ, ngươi đã rõ rằng chúng nó giả dối.”
Chúa phán bảo Hội thánh Ê-phê-sô về những công việc, công khó, sự nhịn nhục, sự không khoan dung kẻ ác, sự thử thách và chỉ ra những tín đồ giả mạo của hội thánh này. Chúng ta có thể thấy trong phân đoạn này đức tin và sự tận tụy của hội thánh Ê-phê-sô là tốt đẹp thế nào. Nhưng chúng ta phải nhận biết rằng dù đức tin bắt đầu tốt như thế nào đi nữa, nhưng nếu sau đó đi lạc lối, thì nó sẽ trở nên vô ích. Đức tin của chúng ta phải là đức tin thật, là đức tin luôn đứng vững từ đầu cho đến cuối. 
Nhưng đức tin của những người phục vụ của Hội thánh Ê-phê-sô không phải như vậy, và vì điều này họ đã bị Đức Chúa Trời quở trách và cảnh cáo cách nặng nề rằng Ngài có thể dời chân đèn của Ngài khỏi chỗ của nó. Như lịch sử của hội thánh bày tỏ, bảy hội thánh xứ A-si thật đã rủi thay bị dời những chân đèn của họ. Chúng ta phải học từ những bài học của hội thánh Ê-phê-sô và nhớ rằng những hội thánh của chúng ta phải được Đức Chúa Trời chấp thuận là thuộc về Ngài bằng cách đặt nền của chúng trong đức tin nơi Phúc âm Nước và Thánh linh, và chúng ta phải trở thành những đầy tớ của Đức Chúa Trời là những người bảo vệ hội thánh bằng đức tin này. 
 
Câu 3: “Ngươi hay nhịn nhục và chịu khó vì danh ta, không mệt nhọc chút nào.”
Chúa chúng ta chăm xem tất cả hội thánh của Ngài và biết rõ những công khó của tín đồ vì danh của Ngài như thế nào. Nhưng các tín đồ của hội thánh Ê-phê-sô đã rời bỏ đức tin ban đầu của họ và bắt đầu rơi vào trong một con đường sai lạc bằng cách pha trộn Phúc âm Nước và Thánh linh với những niềm tin khác. 
 
Câu 4: “Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu.”
Những công việc đức tin của đầy tớ Chúa và tín đồ trong hội thánh Ê-phê-sô thật tốt đẹp nên Chúa khen ngợi việc làm, công khó và sự nhịn nhục của họ. Họ đã thử và chỉ ra những tín đồ giả, họ đã kiên nhẫn và chịu khó vì danh của Chúa, và họ không hề bị mệt mõi. Nhưng giữa những công việc đáng khen này, họ không ngờ rằng họ đã mất điều quan trọng hơn tất cả mọi thứ là họ đã rời bỏ tình yêu đầu tiên mà Đức Chúa Jêsus Christ ban cho họ. 
Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa rằng họ đã không giữ được Phúc âm Nước và Thánh linh, là Phúc âm đã cho phép họ được giải cứu ngay lập tức khỏi những tội lỗi của họ bởi sự tiếp nhận và đức tin của họ nơi Chúa. Mặt khác, sự từ bỏ Phúc âm Nước và Thánh linh có nghĩa là họ đã cho phép những sự dạy dỗ sai lạc và phúc âm khác len lỏi vào trong hội thánh của họ.
Vậy thì, những phúc âm khác và những sự dạy dỗ này là gì? Đó là những triết học thế gian và những tư tưởng con người. Những điều này vẫn đang chống nghịch lại lẽ thật cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã ban cho con người. Chúng có thể có lợi cho xác thịt con người, hoặc ngay cả có thể có lợi ích đem lại sự liên kết và hòa bình giữa con người, nhưng chúng không thể làm cho lòng con người hiệp nhất với những điều thuộc về Đức Chúa Trời. Đó là những gì mà các đầy tớ Chúa và những tín đồ của hội thánh Ê-phê-sô đã biến đức tin của họ thành như những người bội đạo, đáng nguyền rủa trước mặt Đức Chúa Trời. Và đó là lý do tại sao họ bị Chúa quở trách. 
Khi chúng ta nhìn vào lịch sử của hội thánh, chúng ta có thể thấy rằng Phúc âm Nước và Thánh linh bắt đầu thoái hóa ngay từ thời Hội thánh Đầu tiên. Học hỏi từ bài học này, chúng ta phải nắm vững trên Phúc âm Nước và Thánh linh, làm vui lòng Chúa với đức tin không lung lai của chúng ta, chiến thắng Sa-tan và thế gian trong cuộc chiến của chúng ta với chúng. 
Vậy thì, “tình yêu ban đầu” cho đầy tớ và tín đồ của Hội thánh Ê-phê-sô là gì? Tình yêu ban đầu của họ không gì khác hơn là Phúc âm Nước và Thánh linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ. Phúc âm Nước và Thánh linh là Lời cứu rỗi có quyền năng giải cứu mọi người khỏi tất cả tội lỗi của thế gian. 
Đức Chúa Trời đã bày tỏ với Phao-lô, Giăng và những đầy tớ của bảy hội thánh xứ A-si. Phúc âm Nước và Thánh linh là gì mà cho phép họ hiểu được Phúc âm đó. Vì thế mà họ có thể tin nơi Phúc âm này, và làm sao những người nghe và tin nơi Phúc âm do họ giảng dạy để được cứu khỏi mọi tội lỗi của thế gian. 
Phúc âm Nước và Thánh linh do Chúa chúng ta ban cho được tìm thấy trong Lời Báp-tem của Đấng Christ và huyết Ngài trên Thập tự giá. Các đầy tớ Chúa trong Hội thánh Ê-phê-sô, mặc dù họ đã gặp được Chúa qua Phúc âm Nước và Thánh linh và ban đầu giảng dạy nó trong sự cảm tạ, nhưng sau đó thì họ từ bỏ Phúc âm này. Vì thế, Chúa đã quở trách họ vì sự sai lạc của họ qua phân đoạn Kinh-thánh này. 
 
Câu 5: “Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình; bằng chẳng vậy, ta sẽ đến cùng ngươi, nếu ngươi không ăn năn thì ta sẽ cất chân đèn của ngươi khỏi chỗ nó.”
Việc đầy tớ Chúa trong Hội thánh Ê-phê-sô đã rời khỏi tình yêu của Đức Chúa Trời có nghĩa là hội thánh đã rời bỏ Phúc âm Nước và Thánh linh. Đó là lý do tại sao Chúa đã bảo họ phải nhớ lại họ đã sa sút từ đâu, ăn năn và làm lại từ đầu. 
Vậy thì, điều gì đã có thể khiến cho Hội thánh Ê-phê-sô mất đi Phúc âm Nước và Thánh linh? Sự yếu đuối đức tin của Hội thánh Ê-phê-sô, theo con đường suy nghĩ của xác thịt, là điều dẫn hội thánh đi sai đường. Phúc âm Nước và Thánh linh là từ Đức Chúa Trời, lẽ thật chắc chắn đã bày ra mọi sự giả dối của những học thuyết và những sự dạy dỗ giả của mọi tôn giáo của thế gian này. Điều này có nghĩa là khi Hội thánh Ê-phê-sô giảng dạy và rao truyền Phúc âm Nước và Thánh linh, va chạm với người thế gian chắc chắn là điều không thể tránh khỏi. 
Ngay sau đó sự va chạm này tạo thêm sự khó khăn cho những người tin của hội thánh Ê-phê-sô để đối xử với người thế gian, ngay cả dẫn đến việc họ bị ngược đải đức tin. Để tránh điều này, và để khiến dễ dàng hơn cho người ta bước vào hội thánh Đức Chúa Trời, đầy tớ Chúa trong hội thánh Ê-phê-sô đã sao lãng đi Phúc âm Nước và Thánh linh và cho phép dạy một phúc âm có tính triết học hơn. 
“Phúc âm có tính triết học” là một phúc âm sai lạc có nguồn gốc từ những ý nghĩ của con người, là phúc âm tìm kiếm không chỉ phục hồi mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và con người nhưng cũng mang hòa bình trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Loại đức tin vuông góc này không phải là loại đức tin mà Đức Chúa Trời muốn từ chúng ta. Đức tin mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta có là một đức tin mà qua mối quan hệ vâng phục với Đức Chúa Trời, phục hồi hòa bình của chúng ta với Ngài. 
Lý do đầy tớ Chúa trong hội thánh Ê-phê-sô mất Phúc âm Nước và Thánh linh là vì họ cố tiếp nhận điều không thể tiếp nhận vào trong hội thánh của Đức Chúa Trời – đó là, người thế gian, là người không tin nơi Phúc âm Nước và Thánh linh – và đặt sự dạy dỗ của họ theo ý nghĩ riêngỉ. Hội thánh của Đức Chúa Trời chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng Lời của Phúc âm Nước và Thánh linh. 
Nhưng có nhiều người, trong thời đại ngày nay như trong thời Hội thánh đầu tiên, là những người nghĩ rằng tin Chúa Jêsus là đủ để được cứu, và là những người không nhận biết tại sao họ phải tin nơi Phúc âm Nước và Thánh linh. Nhưng tin nơi Chúa Jêsus trong khi không biết đến Phúc âm Nước và Thánh linh do Đức Chúa Trời ban cho là một đức tin sai lầm lớn. Những người tin nơi Chúa chỉ như là một vấn đề tôn giáo, miễn cưỡng của nửa tấm lòng thông qua cảm xúc, sẽ trở thành kẻ thù của Đức Chúa Trời. Đó là lý do tại sao Chúa quở trách và răn bảo đầy tớ Chúa trong Hội thánh Ê-phê-sô phải ăn năn về đức tin sai lạc của họ và trở lại với đức tin trước kia, đức tin thật và sốt sắng, đức tin đầu tiên mà họ đã có khi họ nghe Phúc âm Nước và Thánh linh lần đầu tiên. 
Có một bài học quan trọng cho chúng ta ở đây là: nếu một hội thánh của Đức Chúa Trời xa rời đức tin Phúc âm Nước và Thánh linh, Đức Chúa Trời sẽ không gọi đó là hội thánh của Ngài nữa. Đó là lý do tại sao Chúa đã nói rằng Ngài sẽ cất chân đèn khỏi chỗ của nó và ban nó cho những người tin nơi Phúc âm Nước và Thánh linh. 
Một hội thánh đã từ bỏ và không giảng dạy Phúc âm Nước và Thánh linh thì không phải là một hội thánh của Đức Chúa Trời. Chắc chắn thật khó cho chúng ta để nhận biết rằng tin, bảo vệ, và giảng dạy Phúc âm Nước và Thánh linh thì quan trọng hơn bất cứ việc làm nào. 
Xứ A-si là nơi mà bảy hội thánh trong phân đoạn trên tọa lạc hiện nay là lãnh thổ của đạo Hồi giáo. Vì thế Chúa đã cất chân đèn, hội thánh của Đức Chúa Trời, đến đây để chúng ta giảng dạy Phúc âm Nước và Thánh linh cho toàn cả thế giới. Nhưng trong hội thánh thật của Đức Chúa Trời là lẽ thật của Phúc âm Nước và Thánh linh. Hội thánh của Đức Chúa Trời không thể tồn tại mà không có nó. Mười hai môn đồ của Chúa Jêsus có đức tin kiên định nơi Phúc âm Nước và Thánh linh suốt trong thời đại giáo hoàng (I Phi-e-rơ 3:21, Rô-ma 6; 1 Giăng 5). 
Tuy nhiên, điều thật không may là những hội thánh xứ A-si đã đánh mất Phúc âm thật của Nước và Thánh linh từ thời Hội thánh Đầu tiên, và kết quả là những nơi này hiện nay đã trở thành lãnh thổ của Hồi giáo. Hơn nữa, ngay cả Hội thánh La-mã cũng bị tấn công bởi bị kịch mất đi Phúc âm Nước và Thánh linh bởi Sắc lịnh Mi-lan do Đế quốc La-mã đề ra. 
 
Câu 6: “Song ngươi có điều nầy khá, là ngươi ghét những việc làm của đảng Ni-cô-la, mà ta, ta cũng ghét nữa.”
Những người của đảng Ni-cô-la là những người đã dùng danh Chúa Jêsus để mưu cầu gia tăng vật chất và những điều thuộc về thế gian của họ. Nhưng Hội thánh Ê-phê-sô ghét những học thuyết và việc làm của đảng Ni-cô-la. Đối với Hội thánh Ê-phê-sô, đây là một điều được Đức Chúa Trời đánh giá có giá trị lớn. 
 
Câu 7: “Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh rằng: Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ăn trái cây sự sống ở trong Ba-ra-đi của Đức Chúa Trời.”
Những đầy tớ và tín đồ của Đức Chúa Trời phải nghe điều mà Đức Thánh Linh phán với họ. Điều mà Đức Thánh Linh phán với họ là gìn giữ đức tin của họ và rao truyền Phúc âm Nước và Thánh linh cho đến cuối cùng. Để làm thế, họ phải tranh đấu và chiến thắng những người giảng dạy điều không đúng. Thất bại trong cuộc chiến chống lại điều sai lạc có nghĩa là hủy diệt. Những tín đồ và các đầy tớ của Đức Chúa Trời phải chiến đấu và thắng kẻ thù bằng đôi tai của họ – đó là, với Lời của Đức Chúa Trời và Phúc âm Nước và Thánh linh. 
Đức Chúa Trời đã phán, “Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ăn trái cây sự sống ở trong Ba-ra-đi của Đức Chúa Trời.” Đức Chúa Trời sẽ chỉ ban trái của cây sự sống cho “người chiến thắng.” Nhưng thắng ai và điều gì? Với đức tin của chúng ta, chúng ta chiến thắng những người không tin nơi Phúc âm Nước và Thánh linh. Những người tin phải cam kết bền lòng trong cuộc chiến thuộc linh với những người thuộc về lẽ giả, và họ phải nổi bật lên như người chiến thắng trong những cuộc chiến này bởi đức tin của họ. Họ cũng phải dâng mọi sự vinh hiển lên Đức Chúa Trời và sống cuộc sống chiến thắng với đức tin của họ nơi Phúc âm Nước và Thánh linh. Chỉ có những người, với đức tin của họ nơi lẽ thật, chiến thắng kẻ thù của họ trong cuộc chiến thì mới có thể sống trong Trời mới Đất mới do Đức Chúa Trời ban cho. 
Trong thời kỳ Hội thánh Đầu tiên, những người muốn tin và bảo vệ Phúc âm Nước và Thánh linh phải đối diện với sự tử đạo. Như vậy, khi đến kỳ Anti-christ hiện ra, sẽ có nhiều người tử vì đạo hơn.