Search

শিক্ষা

Chủ đề 3: Phúc-âm của nước và Thánh-linh

[3-5] Ý NGHĨA PHÚC-ÂM NGUYÊN THỦY CỦA SỤ TÁI SANH (Giăng 3:1-6)

Ý NGHĨA PHÚC-ÂM NGUYÊN THỦY CỦA SỤ TÁI SANH
( Giăng 3:1-6 )
“Trong vòng người Pha-ri-si, có người tên là Ni-cô-đem, là một người trong những kẻ cai trị dân Giu-đa. Ban đêm, người nầy đến cùng Đức Chúa Jêsus mà nói rằng: Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến; vì những phép lạ thầy đã làm đó, nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng, thì không ai làm được. Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời. Ni-cô-đem thưa rằng: Người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai sao? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh-linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh-linh là thần.’” 
 
 

THEO KINH THÁNH, Ý NGHĨA CỦA SỰ TÁI SANH LÀ GÌ?

 
  Trong thế giới này, có nhiều người muốn được tái sanh bằng cách tin nơi Chúa Jêsus.
Nhưng trước hết tôi muốn nói với các bạn rằng được tái sanh không tùy thuộc nơi chúng ta, nói cách khác, chúng ta không thể đạt được sự tái sanh qua những việc làm của chúng ta.
 
Được tái sanh có liên quan đến cảm xúc và sự thay đổi thuộc thể không? 
KHÔNG. Sự tái sanh liên quan đến sự thay đổi thuộc linh. Là sự thay đổi từ một tội nhân thành người vô tội

Hầu hết những Cơ-đốc-nhân đều có quan niệm sai lầm này. Họ tin rằng họ chắc chắn được tái sanh bởi vì họ đã xây nhiều nhà thờ mới, bởi vì một vài người hiến dâng đời họ như những người truyền giáo để rao giảng về Đấng Christ trong vòng những người ở những vùng xa thành thị không thể đến được, cho nên một vài người từ chối lập gia đình và dành tất cả sức lực của họ để làm những công việc mà họ tin rằng đó là việc của Đức Chúa Trời.
Chưa hết. Cũng có những người dâng những số tiền lớn cho Hội Thánh của họ, hoặc có thể họ lau dọn nhà thờ mỗi ngày. Tóm lại, họ cống hiến thời gian và của cải cho Hội Thánh. Và họ tin rằng tất cả những nổ lực của họ sẽ đem đến cho họ mão triều thiên sự sống. Họ hi vọng rằng Đức Chúa Trời sẽ nhận thấy những nỗ lực của họ và cho phép họ được tái sanh.
Điểm chính là có thật nhiều người sốt sắng, những người muốn được tái sanh. Họ được tìm thấy ở khắp nơi. Họ làm việc cật lực, hi vọng rằng một ngày nào đó Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho họ và cho phép họ được tái sanh. Những người này được tìm thấy trong những tổ chức cầu nguyện, những trường thần học, và những viện điều dưỡng. Thật là không may vì họ không biết lẽ thật về sự tái sanh.
Tất cả họ nghĩ đều nằm trong phạm vi việc làm của họ, “Nếu tôi làm điều này một cách hoàn hảo, thì tôi sẽ được tái sanh.” Vì thế họ đặt tất cả những nổ lực của họ trong những việc làm này, tin rằng họ đang xây dựng nền móng cần thiết để được tái sanh, và nghĩ “Một ngày nào đó tôi cũng được tái sanh, như mục sư Wesley vậy!” Và đọc trong Giăng 3:8, họ giải nghĩa câu kinh thánh này là không ai có thể nói ơn phước của người được tái sanh đến từ đâu và sẽ đi đâu. “Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động; nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh-linh thì cũng như vậy.” (Giăng 3:8).
Vì thế họ chỉ có thể làm việc cật lực với hi vọng rằng một ngày nào đó Chúa Jêsus sẽ cho phép họ được tái sanh. Có nhiều người nghĩ rằng, “Nếu tôi cứ cố gắng như thế này, thì ngày nào đó Chúa Jêsus sẽ cho phép tôi được tái sanh. Tôi sẽ trở nên người tái sanh ngay cả khi tôi không nhận biết được nó. Buổi sáng nào đó, tôi sẽ thức dậy và được tái sanh cách đơn giản và biết rằng tôi sẽ được ở trong Thiên đàng.” Ôi! Những hi vọng và đức tin của họ thật là vô ích!
Chúng ta không thể nào được tái sanh theo cách đó! Chúng ta không thể nào được tái sanh bằng cách tránh xa rượu và thuốc lá, hay bởi đi nhà thờ cách chuyên cần. 
Như Chúa Jêsus đã nói, chúng ta phải “được tái sanh bởi nước và Thánh-linh” để được vào nước của Đức Chúa Trời. Nước và Thánh-linh là điều kiện duy nhất của Đức Chúa Trời cho việc tái sanh.
Trừ khi một người được tái sanh bởi nước và Thánh-linh, ngoài ra tất cả những nổ lực của con người để trở nên công chính trước mặt Chúa Jêsus đều là vô ích. Một người không bao giờ có thể được tái sanh bằng sự dâng hiến, quyên tặng, hay suy gẫm. Người ta có thể nghĩ rằng bởi vì chỉ có Đức Chúa Trời biết ai là người được tái sanh, nên anh ta không thể biết là anh ta có được tái sanh hay không.
Có thể đó là một điều dể chịu để nghĩ theo cách này, nhưng được tái sanh không thể bị giấu dưới gầm bàn. Người ta chắc chắn có thể tự mình biết được điều đó, và những người khác cũng có thể nhận biết được nó.
Chúng ta có thể không nhận biết nó cách thuộc thể, nhưng chúng ta chắc chắn có thể nhận biết nó rõ ràng theo cách thuộc linh. Người tái sanh thật sự là những người tín đồ sanh lại qua Lời của Đức Chúa Trời, lời của nước, huyết và Thánh-linh. Tuy nhiên những người không được tái sanh sẽ không hiểu nó cũng như Ni-cô-đem đã không thể hiểu vậy.
Vì thế chúng ta phải lắng nghe Lời của lẽ thật, được cứu chuộc qua phép báp-têm và huyết của Chúa Jêsus. Khi chúng ta lắng nghe và học Lời của Đức Chúa Trời cách cẩn thận, chúng ta có thể tìm thấy lẽ thật trong đó. Do đó việc mở trí chúng ta và lắng nghe cách cẩn thận là điều rất quan trọng. 
“Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động; nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh-linh thì cũng như vậy.” (Giăng 3:8).
Khi một người chưa được tái sanh đọc câu này, họ nghĩ, “A! Chúa Jêsus đã nói rằng tôi không thể biết khi nào tôi được tái sanh! Không ai biết cả!” Và ý nghĩ này làm cho dễ chịu. Nhưng điều này không đúng. Chúng ta có thể không biết gió đến từ đâu hay nó đi đâu, nhưng Đức Chúa Trời biết tất cả.  
Ngay cả trong vòng những người tái sanh, có vài người không nhận ra nó ngay từ lúc ban đầu. Điều này có thể hiểu được. Nhưng trong lòng của một người như vậy có Phúc-âm: Lời của sự cứu chuộc qua phép báp-têm và huyết của Chúa Jêsus.
Đây là bằng chứng để được tái sanh. Ai là người nghe Phúc-âm và nhận biết, “À, khi ấy tôi không còn tội. Sau đó, tôi được cứu và tái sanh.” Khi họ tin và giữ Phúc-âm của nước và Thánh-linh trong lòng họ, thì họ trở nên người công chính, con cái của Đức Chúa Trời.
Có người có thể được hỏi, “Bạn tái sanh chưa?” và anh ta có thể trả lời, “Chưa.” “Vậy thì, anh có được cứu không?” “Có, tôi tin là tôi đã được cứu.” Nhưng anh ta đang nói cách mâu thuẩn, có phải không? Anh ta nói như vậy bởi vì anh ta nghĩ rằng khi một người được tái sanh, thì người đó cũng được thay đổi về xác thịt.
Những người như thế xem sự được tái sanh là một điều gì đó như một sự thay đổi căn gốc trong cách sống. Nhưng sự thật là họ không hiểu Phúc-âm của sự tái sanh bởi nước và Thánh-linh.
Có nhiều người không hiểu ý nghĩa của sự tái sanh. Đó là một sự đáng tiếc. Không chỉ là những người tín đồ thường, mà hầu hết những người lãnh đạo của những Hội thánh, là những người đang hành động dưới ảo giác này. Chúng ta, là những người tái sanh, cảm thấy thương xót cho những người này.
Khi chúng ta cảm giác cách này, thì Chúa Jêsus, Chúa chúng ta trên trời còn đau xót hơn bao nhiêu lần nữa? Tất cả chúng ta phải được tái sanh bởi tin Phúc-âm của sự tái sanh trong báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự giá.
Được tái sanh và được cứu có ý nghĩa giống nhau. Nhưng có nhiều người không biết lẽ thật này. Được tái sanh có nghĩa là tội lỗi trong lòng người đó được tẩy sạch qua đức tin nơi Phúc-âm của nước và Thánh-linh. Nó có nghĩa là được trở nên công chính qua đức tin trong phép báp-têm của Chúa Jêsus và sự đóng đinh của Ngài trên thập tự giá.
Trước khi được tái sanh, con người là một tội nhân, nhưng sau đó họ hoàn toàn được vô tội, tái sanh như một người mới. Họ trở nên con cái của Đức Chúa Trời bởi tin nơi Phúc-âm của sự cứu rỗi.
Được tái sanh có nghĩa là được mặc lấy báp-têm của Chúa Jêsus, chết trên thập tự giá với Chúa Jêsus, và được sống lại với Ngài. Nó có nghĩa là một người được trở nên công chính qua Phúc-âm của phép báp-têm và thập tự giá của Chúa Jêsus.
Khi một người được sanh từ trong lòng mẹ, anh ta là một tội nhân. Nhưng khi anh ta được nghe Phúc-âm thật của sự tái sanh bởi nước và Thánh-linh, thì anh ta được tái sanh và trở nên người công chính.
Bên ngoài thì người ta không có vẻ gì khác, nhưng được tái sanh bên trong, trong tâm linh. Đây là ý nghĩa của sự tái sanh. 
Nhưng có quá ít người biết lẽ thật này, ngay cả không được đến một phần mười ngàn người. Bạn có đồng ý với tôi rằng có rất ít người hiểu ý nghĩa thật của sự tái sanh không?
Những ai tin nơi Phúc-âm của nước và Thánh-linh và là người được tái sanh có thể phân biệt được người tái sanh thật và những Cơ-đốc-nhân thông thường.
 
 
CHÚA JÊSUS ĐẤNG KIỂM SOÁT GIÓ 
 
Ai có thể biết người nào được cứu?
Chỉ người tái sanh 

“Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động; nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh-linh thì cũng như vậy.” Chúa Jêsus đang nói về những người chưa được tái sanh. Người tái sanh biết về sự tái sanh, nhưng Ni-cô-đem thì không biết. Đức Chúa Trời biết ai là người sanh lại, và chính người tái sanh cũng biết điều đó.
Tuy nhiên, những người chưa được tái sanh không biết làm thế nào một con người có thể được tái sanh giống như là họ không biết gió đến từ đâu và đi đâu. 
Bạn có thể hiểu điều này không? Ai di chuyển gió? Đức Chúa Trời. Ai tạo ra gió? Đức Chúa Trời trên Thiên đàng đã làm. Ai kiểm soát thời tiết trên đất, sự chuyển động của gió và nước? Và ai đặt hơi sống trong tất cả những vật sống? Nói cách khác, ai đã tạo nên tất cả sự sống trong thế giới này và làm cho nó lớn mạnh? Không ai khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ. Và Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta không biết lời Phúc-âm của nước, huyết và Thánh-linh, chúng ta không thể được tái sanh và chúng ta cũng không thể dạy người khác cách thuộc linh. Chúa Jêsus đã nói với chúng ta rằng một người không thể được tái sanh bởi nước và Thánh-linh trừ khi người đó được sanh bởi nước và Thánh-linh.
Chúng ta phải tin Phúc-âm của nước và Thánh-linh, quyền năng của Phúc-âm khiến cho chúng ta tái sanh. Đức Thánh-linh bước vào và ngự trong tâm trí của tất cả những người tin Phúc-âm của nước và Thánh-linh.
Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu báp-têm để cất đi tất cả tội lỗi của con người, và Ngài đã đổ huyết ra trên thập tự giá để trả giá cho những tội lỗi này. Ngài đã truyền sự cứu rỗi của sự tái sanh vào trong lòng của toàn thể loài người. Khi chúng ta tin nơi Phúc-âm này, Đức Thánh-linh bước vào tâm hồn của chúng ta. Đây là sự cứu rỗi của người tái sanh. Khi chúng ta tin vào sự thanh tẩy mọi tội lỗi qua phép báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài, thì chúng ta thực sự được tái sanh.
Trong Sáng thế ký 1:2 chép, “Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước.” Như được chép rằng Thần của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. Thần của Đức Chúa Trời vận hành bên ngoài bề mặt của trái đất.
Có nghĩa là Thánh-linh không thể bước vào trong lòng của những tội nhân. Tấm lòng của một người chưa tái sanh thì hỗn độn, đầy sự đen tối của tội lỗi. Vì thế Thần của Đức Chúa Trời không thể ngự trong lòng của người đó.
Đức Chúa Trời đã rọi ánh sáng Phúc-âm của Ngài xuống để soi sáng lòng của những tội nhân. Đức Chúa Trời đã phán, “Phải có sự sáng,” thì có sự sáng. Kế đó, và chỉ khi đó, Thần của Đức Chúa Trời mới có thể ngự vào lòng của con người.
Vì thế, trong lòng của những người tái sanh, những người tin nơi Phúc-âm của nước và Thánh-linh, có sự hiện diện của Thần Đức Chúa Trời. Đó là ý nghĩa của sự “tái sanh” của họ. Họ là những người tái sanh trong lòng bởi vì họ lắng nghe Phúc-âm cứu rỗi của nước và Thánh-linh và họ tin!
Làm thế nào một người có thể sanh lần nữa? Chúa Jêsus đã giải thích điều đó với Ni-cô-đem, người Pha-ri-si, rằng, “Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh-linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.” Ni-cô-đem nói, “Người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai sao?” Rõ ràng là ông ta đã hiểu theo nghĩa đen và không thể hiểu được làm thế nào một người có thể sanh lần nữa.
Và Chúa Jêsus đã nói với ông, “Ngươi là giáo sư của dân Y-sơ-ra-ên, mà không hiểu biết những điều đó sao?” Chúa Jêsus đã nói với ông rằng nếu một người không được sanh lại bởi nước và Thánh-linh thì không thể vào hay ngay cả không thể thấy được Nước Thiên đàng. Chúa Jêsus đã nói với Ni-cô-đem lẽ thật của sự tái sanh.
Đúng là có nhiều người tin nơi Chúa Jêsus mà chưa được tái sanh. Hầu hết Cơ-đốc-nhân đều giống như Ni-cô-đem, chưa thật sự được tái sanh.
Ni-cô-đem là một lãnh đạo thuộc linh của dân I-sơ-ra-ên lúc bấy giờ, cũng giống như những lãnh đạo của Hội Thánh ngày nay. Trong thuật ngữ hiện đại, ông có thể được xem như một thành viên của quốc hội. Trên phương diện tôn giáo ông là một giáo sư, một thầy dạy luật của người Hê-bơ-rơ, ông là một lãnh đạo tôn giáo của dân Do-thái. Ông cũng là một học giả tài năng.
Trong I-sơ-ra-ên lúc bấy giờ, không có một tổ chức nào giống như trường học ngày nay, vì thế mọi người đã đến đền thờ hoặc nhà hội để học với “người có học”. Họ là những giáo sư của dân chúng. Như ngày nay, cũng có nhiều giáo sư giả như lúc đó. Và họ dạy dỗ người ta mà chính họ không được tái sanh.
Hiện nay có rất nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, chức viên Hội Thánh, giáo sư, truyền đạo, trưởng lão, và chấp sự, là những người chưa được tái sanh. Như Ni-cô-đem, họ không biết lẽ thật của sự tái sanh. Thậm chí nhiều người nghĩ rằng họ phải trở vào bụng mẹ lần thứ hai để được sanh lại. Họ biết rằng họ
phải được tái sanh, nhưng họ không biết làm thế nào.
Và bởi vì sự ngu dại của họ, như một người mù rờ vào một con voi để cảm nhận chỉ bằng tay của họ, kiến thức của họ dựa trên những cảm giác cá nhân và những kinh nghiệm. Họ rao giảng giá trị của thế gian trong Hội Thánh. Do bởi đó, nhiều người trung tín bị ngăn trở trong việc tái sanh.
Việc tái sanh không ảnh hưởng gì đến việc lành của chúng ta. Chúng ta được tái sanh qua đức tin vào Phúc-âm của nước, huyết và Thánh-linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Đó là Phúc-âm của Đức Chúa Trời đã thay đổi chúng ta từ tội nhân trở nên người công chính.
 Chúa Jêsus đã nói những lời này, “Nếu Ta nói với các ngươi những việc thuộc về đất, các ngươi còn chẵng tin thay; huống chi Ta nói những việc thuộc về trời thì các người tin sao được?” Và quả thật, người ta đã không tin khi Chúa Jêsus nói với họ về lẽ thật cứu chuộc tất cả tội lỗi của họ đã được hoàn tất qua phép báp-têm của Ngài. Họ đã không tin điều gì? Họ đã không tin rằng sự cứu chuộc của họ có thể được thực hiện qua phép báp-têm của Chúa Jêsus và sự chết của Ngài trên thập tự giá. Đây là ý của Chúa Jêsus khi Ngài nói người ta sẽ không tin Ngài nếu Ngài nói với họ về “những sự thuộc về trời.”
Để tẩy xóa tất cả tội lỗi của chúng ta, Chúa Jêsus đã chịu báp-têm bởi Giăng Báp-tít và chịu chết trên Thập tự giá, và rồi được sống lại từ cõi chết để mở đường cho những tội nhân được tái sanh.
Do đó Chúa Jêsus đã giải thích điều đó cho Ni-cô-đem bằng cách trích dẫn trong Cựu Ước. “Chưa hề có ai lên trời, trừ ra Đấng từ trời xuống, ấy là Con người vốn ở trên trời. Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời” (Giăng 3:13-15). Xưa Môi-se treo con rắn trong đồng vắng thể nào, thì Con Người cũng bị treo lên dường ấy để cho ai tin nơi Ngài thì được sự sống đời đời.
Ý của Chúa Jêsus là gì khi Ngài nói, “Xưa Môi-se treo con rắn lên đồng vắng thể nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên thể ấy?” Ngài trưng dẫn câu này trong Cựu Ước để minh họa cho phép báp-têm và huyết của Ngài sẽ đem lại sự chuộc tội cho tất cả tội lỗi của con người như thế nào.
Để Chúa Jêsus chết trên thập tự giá, để Ngài bị treo lên, trước nhất Ngài phải nhận tội lỗi của thế gian bằng cách chịu báp-têm bởi Giăng Báp-tít. Bởi vì Chúa Jêsus không có tội, Ngài không thể bị đóng đinh trên thập tự giá. Để chịu đóng đinh, Ngài phải chịu Báp-têm bởi Giăng Báp-tít và như thế Ngài gánh lấy mọi tội lỗi của con người trên chính Ngài.
Chỉ bởi gánh lấy tội lỗi của chúng ta và trả giá cho tội lỗi đó bởi huyết của Ngài, thì Ngài mới có thể cứu tất cả tội nhân ra khỏi việc bị đày nơi hỏa ngục. Chúa Jêsus đã ban cho chúng ta sự cứu rỗi bởi sự tái sanh của nước và Thánh-linh. 
Vì thế những người tin nơi Chúa Jêsus là Cứu Chúa của họ mặc lấy báp-têm của Ngài, chết với Ngài và sống lại với Ngài. Sau đó, Ni-cô-đem đã hiểu được điều này.
 
 
NHƯ CON RẮN ĐƯỢC TREO LÊN 
 
Tại sao Chúa Jêsus chịu đóng đinh ?
Vì Ngài cất lấy tất cả tội lỗi qua báp-têm của Ngài.

Bạn có biết câu chuyện thế nào Môi-se treo con rắn đồng trong đồng vắng không? Câu chuyện được chép trong Dân-số-ký đoạn 21. Câu chuyện nói rằng dân I-sơ-ra-ên ngã lòng sau khi rời khỏi Ê-díp-tô, khiến họ nói nghịch lại cùng Đức Chúa Trời và Môi-se.
Hậu quả, Chúa đã sai rắn lửa đến trong vòng dân sự, nó tiến vào những lều trại, cắn và giết họ. Sau khi họ bị cắn, thân thể họ bắt đầu sưng lên và nhiều người chết.
Khi dân sự bắt đầu chết, thì Môi-se, lãnh đạo của họ, cầu khẩn Đức Chúa Trời. “Lạy Chúa. Xin hãy cứu chúng con.” Đức Chúa Trời bảo Môi-se làm một con rắn lửa bằng đồng và đặt nó trên một cây sào. Ngài bảo ông rằng ai nhìn vào con rắn đồng thì sẽ sống. Môi-se đã làm như Đức Chúa Trời phán dặn và truyền đạt lại lời của Đức Chúa Trời cho dân chúng.
Bất cứ ai tin lời ông và nhìn vào con rắn đồng thì được chữa lành. Cũng như vậy, chúng ta phải được chữa lành khỏi nọc độc của ma quỷ. Dân Y-sơ-ra-ên đã nghe lời của Môi-se và nhìn lên con rắn đồng, nhờ đó họ đã được chữa lành.
Sự mặc khải của con rắn trên trụ cột là sự đoán phạt tội lỗi của cả loài người đã được đặt trên Đức Chúa Jêsus Christ qua phép báp-têm và sự chết của Ngài trên thập tự giá. Ngài đã gánh lấy nó trên chính mình Ngài để trả hình phạt cho tội lỗi của toàn thể tội nhân trên thế gian. Vì thế, Ngài đã chấm dứt mọi hình phạt cho tội lỗi của chúng ta.
Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu mọi người, là những người bị định phải chết bởi “nọc độc của con rắn”, sự cám dỗ của Sa-tan. Để trả giá cho tất cả tội lỗi của chúng ta, Ngài đã phải chịu báp-têm và chết trên thập tự giá trước khi được phục sinh để cứu những ai tin nơi Ngài.
Cũng như dân I-sơ-ra-ên trong Cựu Ước được tha thứ khi họ nhìn lên con rắn trên cột, ngày nay tất cả những ai tin nơi Chúa Jêsus và có niềm tin rằng Ngài đã trả giá cho tội lỗi của chúng ta qua phép báp-têm và huyết của Ngài thì được cứu và tái sanh.
Chúa Jêsus đã trả giá hoàn toàn cho tất cả tội lỗi của thế gian qua phép báp-têm của Ngài bởi Giăng Báp-tít tại sông Giô-đanh, qua sự chết trên thập tự giá, và sự sống lại của Ngài từ cõi chết. Hiện nay, tất cả những người tin nơi Ngài đều có thể được phước bởi sự cứu rỗi qua lòng nhân từ của Ngài.
“Chưa hề có ai lên trời, trừ ra Đấng từ trời xuống, ấy là Con Người vốn ở trên trời” (Giăng 3:13). Để đền trả cho tội lỗi của chúng ta, Chúa Jêsus đã chịu báp-têm, đổ huyết ra trên thập tự giá và đã mở cổng Thiên đàng cho chúng ta. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 14:6. “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống, chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha.”  
Bởi vì Chúa Jêsus đã chịu báp-têm và bị đóng đinh trên thập tự giá để mở cổng Thiên đàng cho chúng ta, nên tất cả những người tin vào sự cứu rỗi qua Ngài thì được cứu. Chúa Jêsus đã trả giá cho tội lỗi của chúng ta rồi, vì thế hể ai tin lẽ thật của nước, huyết và Thánh-linh thì có thể được vào nước Thiên đàng. 
Chúa Jêsus đã cứu chúng ta bởi Phúc-âm của nước và Thánh-linh. Sự tái sanh đến từ việc có đức tin nơi phép báp-têm và huyết của Chúa Jêsus và sự thật Ngài là Đức Chúa Trời.
“Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy” (Giăng 3:14). Câu Kinh thánh này có nghĩa gì? Tại sao Chúa Jêsus phải chịu đóng đinh? Có phải Ngài đã phạm tội như chúng ta không? Có phải Ngài yếu đuối như chúng ta không? Có phải Ngài bất toàn như chúng ta không? Không, Ngài không như vậy. 
Vậy thì, tại sao Ngài đã phải chịu đóng đinh? Đó là để cứu chúng ta và đền trả cho tất cả tội lỗi của chúng ta. Ngài đã chịu báp-têm và bị đóng đinh để cứu tất cả chúng ta ra khỏi mọi tội lỗi của chúng ta.
Đây là lẽ thật của sự cứu rỗi, sự tái sanh bởi nước và Thánh-linh. Chúa Jêsus đã ban cuộc sống mới cho tất cả những ai tin phép báp-têm và sự chết của Ngài trên thập tự giá để cứu chuộc tội lỗi của chúng ta.
 
 

Ý NGHĨA CỦA NƯỚC VÀ THÁNH LINH 

 
Ý nghĩa bởi nước và Thánh-linh là gì? 
Nước là báp-têm của Chúa Jêsus và Thánh-linh của Đức Chúa Trời.

Kinh Thánh nói với chúng ta rằng khi chúng ta tin vào báp-têm của Chúa Jêsus và huyết Ngài trên thập tự giá, chúng ta được tái sanh. Trở nên con cái Đức Chúa Trời, được tái sanh, là do đạt được qua lời được viết ra của Đức Chúa Trời, Phúc-âm của nước và Thánh-linh là sự đền trả cho tội lỗi của chúng ta . 
Theo Kinh Thánh, “nước” có nghĩa là báp-têm của Chúa Jêsus (1 Phi-e-rơ 3:21), và “Thánh-linh” có nghĩa là Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời. Và đây là lẽ thật của tái sanh, rằng Chúa Jêsus đến trong thế gian này trong xác thịt loài người để đền trả cho tội lỗi của chúng ta qua báp-têm của Ngài và huyết. 
Ngài cất đi tất cả tội lỗi của chúng ta bởi báp-têm của Ngài và trả công giá của tội lỗi bởi cái chết trên thập tự giá . Bởi chịu báp-têm và đổ huyết ra trên thập tự giá, Ngài cứu tất cả những ai tin Ngài. 
Chúng ta phải nhận biết rằng báp-têm và huyết của Chúa Jêsus đại điện cho sự cứu rỗi của chúng ta, qua đó Ngài cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta. Chỉ những ai được tái sanh bởi nước và Thánh-linh thì có thể thấy và vào nước Thiên đàng. Chúa Jêsus cứu chúng ta bởi nước báp-têm của Ngài, huyết Ngài và Thánh-linh. Bạn có tin vào điều này không? 
Chúa Jêsus là thầy tế lễ thượng phẩm thuộc thiên đàng Đấng đến thế gian này để đền trả tội lỗi cho thế gian. Ngài chịu báp-têm, đổ huyết ra trên thập tự giá và sống lại, vì thế trở nên Cứu-Chúa của những ai tin Ngài. 
Chúa Jêsus phán trong Giăng 10:7, “Ta là cửa của chiên.” Chúa Jêsus đứng ở cửa thiên đàng. Ai mở cửa cho chúng ta? Đó là Đức Chúa Jêsus Christ. 
Ngài quay mặt khỏi những ai không biết lẽ thật của sự cứu rỗi của Ngài. Ngài không cho phép những ai không tin vào báp-têm, huyết và Thánh-linh được tái sanh. Ngài quay mặt khỏi bất cứ ai không tin vào lời được viết ra của Ngài, người từ chối chấp nhận sự thánh khiết của Ngài, và những ai không nhận Ngài là Đức Chúa Trời. 
Lẽ thật được viết ra là Ngài đến trong thế gian này trong thân xác, chịu báp-têm, và chết trên Thập tự giá để đền trả cho tất cả tội lỗi của thế gian, rồi Ngài chết trên thập tự giá để chịu sự phán xét thay cho chúng ta, Ngài đã sống lại vào ngày thứ ba sau khi bị đóng đinh. Bất cứ ai không tin vào lẽ thật này thì bị Ngài ném ra và sẽ diệt vong. Như có viết rằng,“Tiền công của tội lỗi là sự chết.”
Tuy nhiên, những ai tin vào phước hạnh của sự cứu chuộc qua báp-têm và huyết của Ngài, những người đó sẽ nên thánh trong lòng họ, được phép vào nước Thiên-đàng. Đây là Phúc-âm thật của sự tái sanh, Phúc-âm đến với chúng ta bởi nước, huyết và Thánh-linh. Được tái sanh bởi nước, huyết và Thánh-linh là Phúc-âm của thiên-đàng. Chỉ những ai tin vào báp-têm và huyết của Chúa Jêsus mới được tái sanh. Những ai tin vào Phúc-âm của nước, huyết và Thánh-linh thì vô tội; họ là những người thật sự được tái sanh. 
Ngày nay, giống như Ni-cô-đem không nhận thức được lẽ thật, hầu hết mọi người tin Chúa Jêsus mà không biết Phúc-âm thật. Ni-cô-đem là một thành viên nổi bậc của xã hội! Tuy nhiên, ông nghe Phúc-âm từ Chúa Jêsus, và về sau, khi Chúa Jêsus bị đóng đinh, ông là một trong những người chôn xác Ngài. Bởi lúc đó Ni-cô-đem đã thật sự tin.
Ngày nay có nhiều người trong chúng ta không biết lẽ thật về Phúc-âm của nước và Thánh-linh của Chúa Jêsus. Hơn nữa, có quá nhiều người không chấp nhận lẽ thật khi họ đã có cơ hội nghe Phúc-âm thật. Thật đáng tiếc. 
Chúa Jêsus đã làm cho tất cả chúng ta có thể được tái sanh. Điều gì làm cho chúng ta tái sanh? Đó là nước, huyết và Thánh-linh. Chúa Jêsus cất đi tất cả tội lỗi của chúng ta khi Ngài chịu báp-têm. Ngài chết trên thập tự giá và rồi sống lại từ kẻ chết . 
Và Ngài ban cho tất cả những ai tin Ngài được ơn phước của sự tái sanh. Chúa Jêsus là Cứu-Chúa, Đấng ban cho tất cả những ai tin Ngài được tái sanh. Cầu xin các bạn luôn ở với Chúa Jêsus, Đấng tạo dựng Thiên đàng , thế gian và tất cả mọi sự trong đó.  
Giăng 3:16 chép, “hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” Chúng ta nhận được sự sống đời đời bởi tin Chúa Jêsus. Chúng ta được tái sanh bởi tin vào nước và Thánh-linh. Đó là lẽ thật mà nếu chúng ta tin Phúc-âm của sự cứu rỗi, phép báp-têm và huyết Chúa Jêsus, và Chúa Jêsus là Cứu-Chúa và Đức Chúa Trời, chúng ta được cứu. 
Nhưng nếu chúng ta không tin vào lẽ thật này, chúng ta sẽ bị ném vào địa ngục đời đời. Đó là lý do tại sao Chúa Jêsus nói với Ni-cô-đem, “Ví bằng ta nói với các ngươi những việc thuộc về đất, các ngươi còn chẳng tin thay; huống chi ta nói những việc thuộc về trời, thì các ngươi tin sao được?”
Đức Chúa Trời làm gì cho chúng ta? Sự cứu rỗi qua Chúa Jêsus cho phép chúng ta tái sanh. Chúa Jêsus cứu chúng ta ra khỏi thế gian, ma quỉ, và tội lỗi của thế gian. Để cứu tội nhân trong thế gian này ra khỏi hình phạt tội lỗi, Ngài cất đi tất cả tội lỗi qua báp-têm của Ngài, chịu đóng đinh trên thập tự giá và rồi sống lại từ kẻ chết. 
Sự chọn lựa của chúng ta là chúng ta tin vào sự cứu rỗi hay không. Sự cứu rỗi cho người tái sanh đến từ đức tin trong sự cứu rỗi qua báp-têm và huyết của Chúa Jêsus. 
Như có chép rằng có hai phước hạnh mà Chúa Jêsus ban cho chúng ta. Một là ơn phước chung, bao gồm tất cả mọi sự của thiên nhiên, bao gồm mặt trời và không khí. Điều này được biết đến như là ơn phước chung bởi vì nó được ban cho tất cả mọi người dù là tội nhân hay người công chính. 
Thế thì ơn phước đặc biệt là gì? Phước đặc biệt là được tái sanh bởi nước và Thánh-linh, ơn phước ấy cứu tất cả tội nhân ra khỏi sự chết vì tội lỗi của họ. 
 
 
ƠN PHƯỚC ĐẶC BIỆT 
 
Nước và Thánh-linh có ý nghĩa gì ?
Nước có nghĩa là báp-têm của Chúa Jêsus  và Thánh-linh là Đức Chúa Trời .

Như có chép trong Giăng 3:16, “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” Điều này mô tả ơn phước đặc biệt của Đức Chúa Trời: Chúa Jêsus đến thế gian này trong xác thịt của con người và tẩy sạch tất cả tội lỗi của chúng ta bởi chịu báp-têm và chịu đóng đinh trên thập tự giá vì chúng ta. Đây là một ơn phước đặc biệt của Đức Chúa Trời, là lẽ thật khiến chúng ta được cứu ra khỏi tội lỗi. 
Đây là lẽ thật mà Chúa Jêsus đã cứu chúng ta và thay đổi chúng ta từ tội nhân thành người công chính. Bạn có thể có ơn phước đặc biệt của Đức Chúa Trời chỉ bởi tin vào lẽ thật này. Các bạn có tin không? 
Tất cả đức tin của bạn trở nên vô ích nếu bạn từ chối ơn phước đặc biệt này của Đức Chúa Trời cho dù bạn sống cách trung thực trong suốt cuộc đời bạn. 
Tôi rao giảng trong mọi lúc và tôi không bao giờ quên rao giảng rằng niềm tin vào báp-têm của Chúa Jêsus và thập tự giá của Ngài là phương cách duy nhất để được tái sanh. Mỗi sách trong Kinh Thánh bày tỏ rằng phước của sự tái sanh qua Chúa Jêsus là “phước đặc biệt của Đức Chúa Trời” mà chúng ta phải nói đến. Không có gì có thể bày tỏ phước của Đức Chúa Trời tốt hơn là sự cứu rỗi tội nhân qua báp-têm và sự chết của Ngài trên thập tự giá.  
Phép báp-têm của Chúa Jêsus và sự đóng đinh của Ngài là phước đặc biệt của Đức Chúa Trời. Các Truyền-đạo giả trong thế gian này không có gì để nói về việc này. Những Truyền-đạo giả xuất hiện trong bộ đồ của thiên thần sáng láng, trang bị đạo đức của Cơ-đốc-giáo và con người. Vâng! đây là sự thật. Những phép, sự chữa bệnh mà họ thực hiện, tất cả là công việc của tội ác nếu họ không làm với ơn phước đặc biệt của Đức Chúa Trời.
Phước đặc biệt này của Đức Chúa Trời ban cho tội nhân là Phúc-âm sự cứu chuộc. Với phước đặc biệt của Ngài, Đức Chúa Trời cho phép chúng ta được tái sanh. Ngài làm cho chúng ta trở nên mới qua báp-têm, huyết, sự chết và sự phục sinh. Ngài làm cho chúng ta trở nên con cái của Ngài, thoát khỏi tội lỗi. 
Bạn tin điều này không? ― Vâng ― Bạn có thật sự được phước chưa? ― Vâng. ― Phép báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài, sự chết và sự phục sinh là ơn phước đặc biệt mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta qua nước và Thánh-linh. Đây là Phúc-âm của ơn phước đặc biệt. Ngợi khen Chúa đã cứu chúng ta qua ơn phước đặc biệt của Ngài. 
Đáng tiếc thay là nhiều Cơ-đốc-nhân trung tín ngày nay không nhân biết ơn phước đặc biệt của Đức Chúa Trời, Phúc-âm của báp-têm và Thánh-linh. Họ cố gắng cách đui mù tìm kiếm con đường trong thần đạo riêng của họ và đạo đức tôn giáo. Họ khờ dại biết bao! 
Cơ-đốc-giáo ở với chúng ta đã khá lâu. Gần 500 năm kể từ ngày Cải-chánh. Nhưng vẫn có nhiều người ở Đại hàn và các miền khác trên thế giới không biết về lẽ thật của sự tái sanh và ơn phước đặc biệt của Đức Chúa Trời. 
Tuy nhiên, tôi hy vọng và tin rằng Ngài sẽ làm cho họ biết lẽ thật vì chúng ta đang ở trong thời đại kết thúc thế gian.
Tội nhân phải được tái sanh và nhận lẽ thật của nước và Thánh-linh để trở nên người công chính và vào nước Thiên đàng. Nhiều Cơ-đốc-nhân cố gắng cách khó nhọc để được tái sanh. 
Tuy nhiên, nếu họ cố gắng mà không biết ý nghĩa thật của tái sanh, đức tin của họ vô ích. Họ nói rằng họ đã được tái sanh để vào nước Thiên đàng, nhưng họ không có manh mối về sự thật của việc sanh lại. 
Họ chỉ cho rằng vì khi họ tin rất trung thực, vì họ cảm nhận lửa trong lòng họ, do đó họ có thể tái sanh. Nhưng cố gắng được tái sanh căn cứ trên cảm xúc cá nhân hay những việc làm nhiệt thành theo tôn giáo chỉ có thể dẫn đến đức tin sai.  
 
 

LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯA CHÚNG TA ĐẾN VIỆC TÁI SANH THẬT 

 
Sự khác nhau giữa đức tin và tôn giáo là gì ?
Đức tin là tin những gì Chúa Jêsus đã làm để cứu chúng ta trong khi tôn giáo dựa trên suy nghĩ và việc làm riêng của con người.

Được chép rõ trong 1 Giăng 5:4-8 rằng chúng ta có thể được tái sanh bởi tin vào nước, huyết và Thánh-linh. Nếu chúng ta được tái sanh, chúng ta nên nhớ rằng chúng ta chỉ có thể được tái sanh qua lời được viết ra của Đức Chúa Trời, lời của lẽ thật. Chúng ta nên biết rằng khải tượng, nói tiếng lạ hay những kinh nghiệm giật gân không bao giờ đưa chúng ta đến tái sanh.
Chúa Jêsus nói trong Giăng đoạn 3 rằng người ta không thể vào nước Thiên đàng trừ khi người đó được tái sanh. Nếu một người được tái sanh, thông thường người đó phải tin Chúa Jêsus hai lần. Thứ nhất, người đó phải có khuynh hướng tin Chúa Jêsus trong cách tôn giáo, nhận biết tội lỗi của người đó qua luật của Đức Chúa Trời. Lần thứ nhất vài người tin Chúa Jêsus, qua luật-pháp của Đức Chúa Trời và nhận biết và nhận ra anh ta thật là một tội nhân khủng khiếp. 
húng ta không nên tin vào Chúa Jêsus giống như một trong nhiều tôn giáo của thế giới này. Cơ-đốc-giáo không chỉ là một tôn giáo khác. Đó là cách duy nhất để nhận được cuộc sống vĩnh cửu thông qua đức tin. 
Hể ai tin vào Chúa Jêsus như một tôn giáo sẽ có kết thúc tay không. Người ấy sẽ bị bỏ lại với một tấm lòng đầy tội lỗi, hỗn loạn và trống rỗng. Đây có phải sự thật không? Bạn sẽ không muốn kết thúc như một kẻ giả hình giống như những người Pha-ri-si trong Kinh thánh. 
Mọi người đều muốn trở thành một Cơ-đốc-nhân được tái sinh. Tuy nhiên, khi một người tin vào Cơ-đốc-giáo như một tôn giáo, thì cuối cùng người ấy trở thành một kẻ đạo đức giả với một lòng đầy tội lỗi. Chúng ta phải tiến đến việc biết lẽ thật của việc tái sinh. 
Bất cứ ai tin vào Cơ-đốc-giáo như một tôn giáo mà không được tái sinh chắc chắn sẽ kết thúc với sự nhầm lẫn và trống rỗng trong lòng. Nếu một người tin vào Chúa Jêsus nhưng không được tái sinh, thì niềm tin của người ấy là không chính xác. Vì vậy, người đó kết thúc như một kẻ giả dối, cố gắng hết sức để xuất hiện thánh khiết trước mọi người nhưng thất bại thảm hại. 
Chừng nào bạn còn tin vào Cơ-đốc-giáo như một tôn giáo, bạn sẽ luôn là một tội nhân, một kẻ giả hình và sống những ngày ấy trong sự than thở về tội lỗi của mình. Nếu bạn muốn được giải thoát khỏi tội lỗi của mình, bạn phải tin vào lẽ thật đã được viết ra là Phúc âm của nước, huyết và Thánh Linh. 
 
 

TÌM THẤY SỰ HUYỀN NHIỆM CỦA SỰ CỨU CHUỘC QUA BÁP-TÊM CỦA CHÚA JÊSUS 

 
Điều gì làm cho chúng ta tái sanh ?
Báp-têm của Chúa Jêsus, sự chết của  Ngài trên thập tự giá và sự phục sinh của Ngài. 

 Kinh thánh cho chúng ta biết rằng bất cứ ai cũng có thể được tái sinh nhờ lời của Đức Chúa Trời, điều này không bao giờ thay đổi. Bây giờ, chúng ta hãy xem những lời của sứ đồ Phi-e-rơ trong 1 Phi-e-rơ 3:21, “Phép báp-têm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em”.
 Trong Kinh thánh, có ghi chép rằng phép báp-têm của Chúa Jêsus là ảnh tượng để cứu chúng ta. Tất cả những ai tin vào Chúa Jêsus nên biết, không phải về phép báp têm của chúng ta, mà là báp-têm của Chúa Jêsus. Báp-têm của Chúa Jêsus ban cho chúng ta là những tội nhân một cuộc sống mới. Hãy tin điều đó, bạn sẽ được tái sinh và nhận được phước lành của sự cứu rỗi.
Bởi hiểu rằng sự cứu rỗi có được là nhờ tin vào báp-têm của Chúa Jêsus, chúng ta có thể được cứu, trở nên công chính và nhận được sự sống đời đời. Nói cách khác, khi chúng ta tin vào sự thật cứu rỗi qua lời của Chúa, tội lỗi của chúng ta sẽ được tẩy sạch cho cả cuộc sống. 
Được tái sinh là được sinh ra lần thứ hai. Hầu hết chúng ta thường bắt đầu bằng cách tin vào Chúa Jêsus như một tôn giáo, và sau đó chúng ta được tái sinh qua đức tin khi chúng ta nhận ra lẽ thật. Danh Chúa Jêsus có nghĩa là “vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội”(Ma-thi-ơ 1:21).
Khi chúng ta tin Chúa Jêsus và biết chính xác những gì Ngài đã làm cho cả nhân loại, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi của mình và được tái sinh trở nên một người hoàn toàn mới. Trước tiên, chúng ta tin vào Chúa Jêsus như một tôn giáo, sau đó, khi chúng ta nghe và tin vào phúc âm báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài, chúng ta được tái sinh. 
Lẽ thật nào làm cho chúng ta được tái sinh? Trước tiên, đó là báp-têm của Chúa Jêsus, sau đó là huyết Ngài đổ ra trên thập tự giá, và cuối cùng là sự phục sinh của Ngài từ cõi chết. Được Tái sinh có nghĩa là tin vào Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, Cứu-Chúa của chúng ta. Chúng ta hãy xem dân sự trong Cựu Ước được tái sinh như thế nào. 
 
 

TRẢ GIÁ CHO TỘI LỖI TRONG CỰU ƯỚC: ĐẶT TAY LÊN ĐẦU VÀ DÂNG HUYẾT 

 
Phúc âm của việc được tái sinh trong Cựu Ước là gì? Trước tiên, chúng ta hãy đọc Lê-vi-ký chương 1 và những gì nó nói về việc tái sinh. 
Trong Lê-vi-ký 1:1-5, “Đức Giê-hô-va từ trong hội mạc gọi Môi-se mà phán rằng: Hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: Khi người nào trong vòng các ngươi dâng của lễ cho Đức Giê-hô-va, thì phải dâng súc vật, hoặc bò, hoặc chiên. Nếu lễ vật của người là của lễ thiêu bằng bò, thì phải dùng con đực không tì vít, dâng lên tại cửa hội mạc, trước mặt Đức Giê-hô-va, để được Ngài đẹp lòng nhậm lấy. Người sẽ nhận tay mình trên đầu con sinh, nó sẽ được nhậm thế cho, hầu chuộc tội cho người. Đoạn, người sẽ giết bò tơ trước mặt Đức Giê-hô-va, rồi các con trai A-rôn, tức những thầy tế-lễ, sẽ dâng huyết lên, và rưới chung quanh trên bàn thờ tại nơi cửa hội mạc.’”
Đức Chúa Trời nói với chúng ta trong Lê-vi-ký làm thế nào người I-sơ-ra-ên có thể kết hợp với Đức Chúa Trời qua hệ thống tế lễ. Đó là lẽ thật mà tất cả chúng ta nên biết và hiểu. Vì vậy, chúng ta hãy xem những từ này. 
Đức Chúa Trời gọi Môi-se và nói chuyện với ông từ hội mạc của đền tạm. Là nói về cách chuộc tội cho người I-sơ-ra-ên. Khi người dân I-sơ-ra-ên phạm tội bất tuân luật pháp của Đức Chúa Trời, họ có thể chuộc lại tội lỗi của mình bằng cách dâng gia súc không có tì vít lên cho Chúa. 
Những con sinh tế này phải là những con được Đức Chúa Trời chỉ định và chúng phải không có tì vích. Ngoài ra, chúng phải được dâng lên theo nghi thức do Đức Chúa Trời đặt ra. Hình thức của sự hiến tế như sau.
Nếu bất cứ ai phạm tội trong thời Cựu Ước, người ấy phải hiến tế trước mặt Đức Chúa Trời để xóa bỏ tội lỗi. Đầu tiên, của lễ hy sinh phải không có tì vích, và sau đó tội nhân phải đặt tay lên đầu nó để truyền tội lỗi của mình qua nó. 
Sau khi nó bị giết, huyết của nó phải được đặt trên các sừng của bàn thờ, và phần còn lại đổ xuống đất. Đây là nghi thức của đền tạm thánh mà Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự của Ngài như là phước lành của sự cứu chuộc. 
Luật pháp và điều răn của Đức Chúa Trời bao gồm 613 điều quy định những gì họ nên làm, hay không nên làm. Đức Chúa Trời đã ban luật pháp và các điều răn của Ngài cho dân I-sơ-ra-ên. Mặc dù mọi người biết rằng luật pháp và các điều răn của Đức Chúa Trời là đúng, nhưng họ không thể sống theo chúng vì mọi người được sinh ra với mười hai loại tội lỗi được thừa hưởng từ A-đam. 
Do đó, họ mất khả năng làm điều đúng trước mặt Đức Chúa Trời. Người I-sơ-ra-ên mất khả năng trở nên công chính. Thay vào đó, họ không thể không tiếp tục phạm tội, ngay cả khi cố gắng hết sức để thoát khỏi tội lỗi. Đó là định mệnh của cả nhân loại được sinh ra và chết như những kẻ tội lỗi. 
Nhưng Đức Chúa Trời, bởi lòng thương xót vô biên của Ngài, đã ban cho dân sự của Ngài hệ thống tế lễ mà qua đó họ có thể chuộc lại tội lỗi của mình. Ngài đã cung cấp nghi thức của đền tạm để người dân I-sơ-ra-ên và tất cả mọi người trên thế giới có thể được chuộc lại tội lỗi của họ. Ngài đã bày tỏ qua hệ thống tế lễ cho tình yêu chân chính của Ngài dành cho cả nhân loại. Ngài bày tỏ cho thế giới con đường đến với sự cứu rỗi. 
Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự hệ thống tế lễ và phong cho nhà Lê-vi để làm chức tế lễ. Trong số 12 bộ tộc của I-sơ-ra-ên, chỉ có nhà của Lê-vi được phong chức vụ để dâng tế lễ cho dân sự I-sơ-ra-ên. 
Môi-se và A-rôn là dòng Lê-vi. Kinh Thánh ghi lại các luật lệ và các quy định điều hành về việc dâng tế lễ trong đền tạm thánh, phúc âm của sự cứu chuộc bằng cách đặt tay. 
Do đó, khi chúng ta thực sự hiểu được nghi thức dâng tế lễ của người Lê-vi, chúng ta có thể được tái sinh. Đó là lý do tại sao chúng ta phải nghiên cứu lời Đức Chúa Trời có liên quan đến của tế lễ của đền tạm. Đây là phần quan trọng nhất của Cựu Ước. Cuối cùng, khi chúng ta đến với Tân Ước, chúng ta có phước lành được tái sinh qua nước và Thánh Linh.
 
 
SỰ CỨU CHUỘC TRONG TÂN-ƯỚC 
 
Thuộc tính của Đức Chúa Trời là gì? 
Công bình và yêu thương 

Đức Chúa Trời kêu gọi Môi-se, của nhà Lê-vi, đến đền tạm và gặp anh trai A-rôn và phong cho A-rôn làm thầy tế lễ thượng phẩm. A-rôn đã chuyển tội lỗi của dân sự qua sinh tế chuộc tội. 
Đây là những gì Đức Chúa Trời phán bảo với Môi-se được chép lại trong Lê-vi-ký 1:2. “Hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: Khi người nào trong vòng các ngươi dâng của lễ cho Đức Giê-hô-va, thì phải dâng súc vật, hoặc bò, hoặc chiên.’” Nếu bất kỳ ai trong số những người tìm cách chuộc lại tội lỗi của mình, người đó phải dâng một con bò hoặc một con chiên trong bầy của mình.  
Đức Chúa Trời cũng phán với họ, “Nếu lễ vật của người là của lễ thiêu bằng bò, thì phải dùng con đực không tì vít, dâng lên tại cửa hội mạc, trước mặt Đức Giê-hô-va, để được Ngài đẹp lòng nhậm lấy” (Lê-vi-ký 1:3).
Của lễ đã được Đức Chúa Trời chấp nhận thay cho mạng sống của người được cho là phải chết vì tội lỗi của mình. Dân I-sơ-ra-ên có thể chuyển tội lỗi của mình bằng cách đặt tay lên đầu các con sinh tế. Các con sinh tế phải được dâng lên bởi ý muốn tự nguyện. Bây giờ, chúng ta hãy xem những gì câu 4 nói. 
“Người sẽ nhận tay mình trên đầu con sinh, nó sẽ được nhậm thế cho, hầu chuộc tội cho người.” Việc dâng lên sẽ được Chúa chấp nhận. Khi một tội nhân đặt tay lên đầu của lễ thiêu, tội lỗi của người ấy được chuyển qua trên đầu của con vật. Do đó, tội nhân phải đặt tay lên đầu của sinh tế trước mặt Đức Chúa Trời, thế nên, Ngài sẽ chấp nhận và ban sự cứu chuộc vì tội lỗi của người đó. 
Sau khi người ấy làm xong tế lễ thì giết chết con vật và bôi huyết lên các sừng của bàn thờ và đổ phần còn lại xuống đất trước bàn thờ. Để trả giá cho tội lỗi của mình và thoát khỏi chúng, người ta phải dâng sinh tế theo luật định của Đức Chúa Trời. 
Như được chép trong Lê-vi-ký 1:5, “Đoạn, người sẽ giết bò tơ trước mặt Đức Giê-hô-va, rồi các con trai A-rôn, tức những thầy tế-lễ, sẽ dâng huyết lên, và rưới chung quanh trên bàn thờ tại nơi cửa hội mạc.” Bên trong đền tạm, bên cạnh cửa, là bàn thờ của lễ thiêu có sừng ở bốn góc. 
Sau khi đặt tay lên đầu của lễ thiêu để chuyển tội lỗi của mình qua nó, tội nhân phải giết con sinh tế, và thầy tế lễ đã rảy huyết lên các sừng. Sừng của bàn thờ ám chỉ sự phán xét tội lỗi. Do đó, đặt huyết lên những chiếc sừng này đồng nghĩa với việc con vật đã đổ máu để trả tội thay cho tội nhân. Khi Đức Chúa Trời nhìn huyết trên sừng của bàn thờ, Ngài đã chuộc tội lỗi của tội nhân. 
Tại sao sinh tế chuộc tội phải đổ huyết? Bởi vì “tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rô-ma 6:23) và vì sự sống của xác thịt nằm trong huyết. Do đó, như được chép trong Hê-bơ-rơ, “không đổ huyết thì không có sự tha thứ”(Hê-bơ-rơ 9:22). Do đó, việc đổ huyết của sinh tế chuộc tội đã hoàn thành luật của Đức Chúa Trời, luật tiền công của tội lỗi là sự chết. 
Thật ra, huyết được dâng lên đáng lẽ phải là huyết của tội nhân, nhưng huyết của của lễ chuộc tội đổ ra trong vị trí của tội nhân để chuộc tội. Sau đó, thầy tế lễ đã đổ huyết lên các sừng của bàn thờ để biểu thị rằng tiền công của tội lỗi đã được trả. 
Nếu chúng ta đọc Khải Huyền 20:11-15 trong Tân Ước, chúng ta có thể thấy rằng những chiếc sừng biểu thị Sách Phán Xét. Do đó, bôi huyết lên các sừng là đưa huyết vào Sách Phán Xét. Đó là để làm chứng rằng sự phán xét cho tội lỗi đã được thực hiện bằng cách đặt tay và huyết của của lễ chuộc tội.
 
 
TỘI LỖI ĐƯỢC CHÉP Ở HAI NƠI 
 
Tất cả tội lỗi của loài người trước mặt Đức Chúa Trời được chép ở hai nơi. Một là trong bảng của lòng họ, và cái kia là Sách Phán Xét được mở ra trước mặt Đức Chúa Trời.
Như được chép trong Giê-rê-mi 17:1, “Tội của Giu-đa đã chép bằng bút sắt, bằng dùi kim cương; đã chạm trên bảng trong lòng chúng nó, và trên sừng những bàn thờ các ngươi.” 
Trong Lê-vi-ký 17:11 nói, “Vì sinh mạng của xác thịt ở trong huyết”. Huyết là sự sống của xác thịt và tội lỗi của chúng ta chỉ có thể được trả bằng huyết này. Do đó, huyết đã được đặt lên sừng của bàn thờ. Theo luật pháp, hầu hết mọi thứ đều được tẩy bằng huyết và không đổ huyết thì không có sự tha thứ (Hê-bơ-rơ 9:22).
“Kế đó, lột da con sinh, và sả thịt ra từng miếng. Các con trai thầy tế lễ A-rôn sẽ châm lửa trên bàn thờ chất củi chụm lửa; rồi các con trai A-rôn, tức những thầy tế lễ sắp các miếng thịt, đầu và mỡ lên trên củi đã chụm lửa nơi bàn thờ. Người sẽ lấy nước rửa bộ lòng và giò, rồi thầy tế lễ đem hết mọi phần xông nơi bàn thờ; ấy là của lễ thiêu, tức một của lễ dùng lửa dâng lên, có mùi thơm cho Đức Giê-hô-va.” (Lê-vi-ký 1:6-9).
Sau đó, các thầy tế lễ cắt của lễ thiêu ra thành từng mảnh và đặt chúng trên lửa trên bàn thờ. Nghi thức này có nghĩa là khi mọi người phạm tội trước Chúa, họ phải chết theo cách đó, bị đổ huyết và bị ném vào lửa địa ngục. Tuy nhiên, sự phán xét đã được thực hiện thông qua việc dâng của lễ chuộc tội, để mọi người có thể chuộc lại tội lỗi của họ. 
Của lễ thiêu là nghi thức phán xét luật công bình của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã kết hợp cả luật pháp của Ngài, luật công bình và luật yêu thương, vào nghi thức chuộc tội cho cả nhân loại.
Vì Chúa là Đấng công chính, Ngài phải phán xét và kết án tử hình họ. Nhưng, bởi vì Ngài cũng là Đấng yêu thương dân sự Ngài, Ngài cho phép họ vượt qua tội lỗi của họ bằng của lễ chuộc tội. Trong Tân Ước, vì Chúa yêu chúng ta như vậy, nên Ngài đã chịu phép báp têm và bị đóng đinh để trở thành của lễ chuộc tội cho chúng ta. Báp-têm của Chúa Jêsus và cái chết của Ngài trên thập tự giá đã xóa hết mọi tội lỗi của thế gian.
 
 
SỰ CHUỘC TỘI CHO MỘT NGÀY TỘI TRONG CỰU ƯỚC
 
Ai là người tiêu biểu cho của lễ không tì vít của Cựu Ước?
Đức Chúa Jêsus Christ  

Xin hãy đọc Lê-vi-ký 4:27 ... “Nếu một người nào trong dân chúng, vì lầm lỡ phạm một trong các điều răn của Đức Giê-hô-va mà làm điều không nên làm, và vì cớ đó phải mắc  tội;  khi nào người ta tỏ cho người đó biết tội mình đã phạm, thì người phải vì cớ tội mình dẫn đến một con dê cái không tì vít chi, dùng làm của lễ, nhận tay mình trên đầu con sinh tế chuộc tội, rồi giết nó trong nơi giết con sinh dùng làm của lễ thiêu.  Thầy tế lễ sẽ nhúng ngón tay mình trong huyết, bôi trên các sừng bàn thờ về của lễ thiêu, và đổ hết huyết dưới chân bàn thờ; rồi, gỡ hết mỡ như cách gỡ mỡ về của lễ thù ân, đem xông trên bàn thờ, làm của lễ có mùi thơm dâng cho Đức Giê-hô-va. Ấy vậy, thầy tế lễ sẽ chuộc tội cho người đó, thì tội người sẽ được tha.” (Lê-vi-ký 4:27-31).
Con cháu của A-đam, dân tộc I-sơ-ra-ên và tất cả mọi người trên thế giới được sinh ra trong thế giới đầy tội lỗi này. Do đó, lòng của chúng ta chứa đầy tội lỗi. Có tất cả các loại tội lỗi trong lòng của một người: ý nghĩ xấu xa, ngoại tình, gian dâm, giết người, trộm cắp, thèm muốn, và dại dột. 
Khi một tội nhân muốn chuộc tội một ngày tội, người đó phải đem một con vật không tì vết đến đền tạm. Sau đó, người đó phải đặt tay lên đầu con vật để chuyển tội lỗi của mình qua nó, giết chết sinh tế và đưa huyết của nó cho thầy tế lễ để dâng lên trước Đức Chúa Trời. Sau đó, thầy tế lễ sẽ thực hiện phần còn lại của vật hiến tế để tội nhân có thể được tha thứ cho tội lỗi của mình. 
Nếu không có luật pháp và điều răn của Đức Chúa Trời, mọi người sẽ không biết họ có phạm tội hay không. Khi chúng ta nhìn vào chính mình qua luật pháp và các điều răn của Đức Chúa Trời, chúng ta nhận ra tội lỗi của mình. Tội lỗi của chúng ta không được đánh giá theo tiêu chuẩn của chúng ta, nhưng bởi luật pháp và điều răn của Đức Chúa Trời.
Dân I-sơ-ra-ên đã phạm tội, không phải vì họ muốn, mà vì họ được sinh ra với đủ loại tội lỗi trong lòng. Con người phạm tội vì những điểm yếu của họ được gọi là sự vi phạm. Tội lỗi bao gồm tất cả sự vi phạm và tội lỗi của loài người. 
Tất cả con người là những sinh vật bất toàn. Vì dân I-sơ-ra-ên cũng không trọn vẹn, họ là tội nhân và phạm tội. Tất cả các vi phạm và tội lỗi của chúng ta có thể được phân loại theo cách sau. Khi chúng ta có những ý nghĩ xấu xa trong tâm trí, chúng được gọi là tội lỗi, và khi chúng ta hành động biểu lộ chúng ra, chúng được gọi là tội phạm. Những tội lỗi của thế gian bao gồm cả hai loại. 
Trong Cựu Ước, tội lỗi được chuyển qua cho của lễ chuộc tội bằng cách đặt tay. Sau đó, tội nhân không còn có tội lỗi và do đó không cần phải chết vì tội lỗi của mình. Cho nên, hệ thống tế lễ là cái bóng của sự phán xét và tình yêu công bằng của Đức Chúa Trời. 
Vì Đức Chúa Trời tạo ra chúng ta từ bụi đất, chúng ta chỉ là bụi ngay từ đầu. Đặt huyết lên sừng của bàn thờ và đổ phần còn lại dưới chân bàn thờ có nghĩa là dân I-sơ-ra-ên đã chuộc tội lỗi của họ và xóa bỏ mọi tội lỗi từ bảng lòng trong lòng của họ. 
“Thầy tế lễ xông mỡ có mùi thơm cho Đức Giê-hô-va”. Do đó, để chuộc lại tội lỗi của chúng ta, chúng ta phải làm theo cách mà Đức Chúa Trời đã truyền. Chúng ta cũng phải nhận vào lòng mình sự chuộc tội của chúng ta theo cách mà Chúa cho là đúng.
Đức Chúa Trời phán với dân I-sơ-ra-ên rằng của lễ chuộc tội phải là con chiên, con dê hoặc con bê. Các của lễ chuộc tội của Cựu Ước là những con vật được chọn. Con bê là một động vật sạch. Lý do các của lễ chuộc tội phải không có tì vết là vì chúng tượng trưng cho Đức Chúa Jêsus Christ, người được thai dựng bởi Chúa Thánh-linh để trở thành của lễ chuộc tội cho cả nhân loại.
Dân chúng trong Cựu Ước đã chuyển tội lỗi của họ bằng cách đặt tay lên đầu của lễ chuộc tội không tì vít. Các thầy tế lễ đã thực hành chức vụ hiến tế để chuộc tội cho họ. Đây là cách người dân I-sơ-ra-ên chuộc tội cho tội lỗi của họ. 
 
 

NGHI THỨC CỦA NGÀY CHUỘC TỘI 

 
Tại sao dân I-sơ-ra-ên cần của lễ chuộc tội trong ngày Lễ Chuộc Tội?
Vì họ tiếp tục phạm tội cho đến chết. Của lễ chuộc tội hàng ngày không làm họ nên thánh trước Đức Chúa Trời .

Tuy nhiên, vì họ phải dâng của lễ mỗi khi phạm tội, họ không thể cung ứng tất cả những của lễ họ cần để chuộc tội lỗi của mình. Vì vậy, dần dần, họ trở nên cẩu thả. Dường như đó là một nhiệm vụ vô tận để chuộc lại tội lỗi của họ mỗi ngày và họ cảm thấy rằng họ có thể làm được cùng với nghi thức này. 
Cho dù chúng ta cố gắng thế nào, chúng ta cũng không bao giờ có thể đủ của lễ cho tất cả tội lỗi của mình. Do đó, sự chuộc tội thực sự cho tội lỗi của chúng ta phải được thông qua niềm tin chân thành của chúng ta vào luật cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho chúng ta. 
Vì sự yếu đuối của chúng ta, cho dù chúng ta cố gắng sống theo luật Đức Chúa Trời đến mức nào, thì chúng ta lại  càng nhận thức rõ hơn về việc chúng ta không hoàn thiện và yếu đuối như thế nào. Do đó, Đức Chúa Trời đã ban cho dân I-sơ-ra-ên một cách chuộc tội cho tội lỗi cả năm cùng một lúc (Lê-vi 16: 17-22)
 Như có chép trong Lê-vi-ký, “Điều nầy sẽ là một lệ định đời đời cho các ngươi: đến mồng mười tháng bảy, các ngươi phải ép linh hồn mình, không nên làm một việc nào, bất kỳ người bổn xứ hay là kẻ khách kiều ngụ giữa các ngươi; vì trong ngày đó người ta sẽ làm lễ chuộc tội cho các ngươi, để các ngươi được tinh sạch: chắc các ngươi sẽ được sạch những tội lỗi mình trước mặt Đức Giê-hô-va vậy. Ấy sẽ là một lễ Sa-bát, một ngày nghỉ cho các ngươi, phải ép linh hồn mình; đó là một lệ định đời đời vậy.” (Lê-vi-ký 16:29-31).
 Do đó, dân I-sơ-ra-ên đã an tâm mỗi năm một lần khi thầy tế lễ cả dâng của lễ chuộc tội vào ngày thứ mười của tháng thứ bảy vì tội lỗi mà mọi người đã phạm trong năm. Với tội lỗi của họ được tẩy sạch, vào ngày đó tâm trí của họ được bình an. 
Vào ngày thứ mười của tháng thứ bảy, thầy tế lễ cả A-rôn, với tư cách là đại diện của tất cả dân sự I-sơ-ra-ên, đã phải dâng của lễ chuộc tội. Vào lúc ấy, các thầy tế lễ khác không thể vào đền tạm. Trước hết, A-rôn phải dâng của lễ chuộc tội cho bản thân và nhà của ông trước khi ông có thể làm điều đó cho những người dân I-sơ-ra-ên khác vì ông và nhà ông cũng đã phạm tội.
Ông dâng của lễ chuộc tội cho dân sự như thế này. “Kế đó người phải bắt hai con dê đực, đem để trước mặt Đức Giê-hô-va, tại nơi cửa hội mạc. Đoạn, A-rôn bắt thăm cho hai con dê đực, một thăm về phần Đức Giê-hô-va, một thăm về phần A-xa-sên. 9 A-rôn sẽ biểu dẫn con dê đực bắt thăm về phần Đức Giê-hô-va lại gần và dâng nó làm của lễ chuộc tội. Còn con bắt thăm về phần A-xa-sên, sẽ để sống trước mặt Đức Giê-hô-va, để làm lễ chuộc tội trên nó, rồi thả nó ra nơi đồng vắng đặng nó về A-xa-sên.” (Lê-vi-ký 16:7-10). 
 Sau khi ông thực hiện nghi thức chuộc tội cho nhà của ông và ông, “A-rôn ra đã rút thăm cho hai con dê”. Một thăm cho Đức Chúa Trời và thăm kia là cho con dê thả ra, A-xa-sên. 
Trước tiên, một trong hai con dê được dâng lên Chúa. Tại đây, thầy tế lễ thượng phẩm thay mặt mọi người đặt tay lên con dê để chuyển những tội lỗi mà họ đã phạm phải trong năm. 
Huyết được đưa đến Nắp Thi Ân bên trong Chí Thánh và rảy bảy lần. Dân I-sơ-ra-ên đã được tha thứ tất cả tội lỗi của họ trong năm qua. Thay vì dân I-sơ-ra-ên chết vì tội lỗi của họ, thầy tế lễ thượng phẩm A-rôn đã chuyển tội lỗi lên đầu sinh tế chuộc tội và để nó chịu phán xét thay cho họ. Sau đó, ông dâng con dê còn sống khác lên Đức Chúa Trời. Đó là sự chuộc tội đã được thực hiện cho sự dân.
 
 
VÌ DÂN SỰ
 
Trước mặt mọi người, A-rôn đặt tay lên con dê thứ hai và xưng tội trước mặt Chúa. “Thưa Chúa, dân I-sơ-ra-ên đã phạm tội giết người, ngoại tình, trộm cắp, tham lam, lừa dối và họ đã cúi đầu trước thần tượng. Họ đã không giữ ngày Sa-bát, họ đã kêu Danh Ngài một cách vô cớ, và họ đã phá vỡ tất cả các điều khoản của Luật pháp và điều răn của Ngài.” Qua cách này, tất cả tội lỗi của dân sự trong cả năm đã được chuyển sang sinh tế chuộc tội.
Chúng ta hãy đọc Lê-vi-ký 16:21. “A-rôn sẽ nhận hai tay mình trên đầu con dê đực còn sống, xưng trên nó các gian ác và sự vi phạm, tức những tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên, và chất trên đầu nó, rồi nhờ một người chực sẵn việc nầy mà sai đuổi nó ra, thả vào đồng vắng.” Con dê hiến tế sau đó sẽ lang thang trong vùng hoang dã và chết với tội lỗi của dân I-sơ-ra-ên trên đầu. Dê hiến tế, A-xa-sên, trong tiếng Do Thái, có nghĩa là xuất ra. Từ đó có nghĩa là của lễ chuộc tội đã được ném ra khỏi mặt Chúa, thay cho tất cả người dân I-sơ-ra-ên.
Do đó, tội lỗi của dân I-sơ-ra-ên đã được chuyển qua cho dê hiến tế thông qua việc đặt tay của A-rôn. Theo cách này, dân I-sơ-ra-ên đã được tha thứ tội lỗi của họ. Khi họ nhìn thấy thầy tế lễ thượng phẩm đặt tay lên con dê và thấy nó bị dẫn vào nơi đồng vắng, tất cả người dân I-sơ-ra-ên tin vào nghi thức chuộc tội đều chắc chắn tội của họ đã được chuộc. Tất cả các nghi thức của Cựu Ước là hình bóng của Phúc-âm tái sinh thời Tân Ước. 
Trong Cựu Ước, việc đặt tay và huyết của tế lễ là Phúc âm của sự cứu rỗi ra khỏi tội. Về cơ bản nó vẫn giống nhau trong Tân Ước. 
 
 
PHÚC ÂM CỨU CHUỘC TRONG TÂN ƯỚC  
 
Trong Tân Ước, tất cả tội lỗi của con người đã được chuộc như thế nào? 
Như có chép trong Ma-thi-ơ 1:21-25, “Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus , vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội. Mọi việc đã xảy ra như vậy, để cho ứng nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tiên tri mà phán rằng: Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Khi Giô-sép thức dậy rồi, thì làm y như lời thiên sứ của Chúa đã dặn, mà đem vợ về với mình; song không hề ăn ở với cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jêsus.”
Chúa Jêsus của chúng ta đã xuống thế gian này trong danh “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta” để cứu nhân loại ra khỏi tội lỗi. Do đó, Ngài được đặt tên là Jêsus. Chúa Jêsus đã đến để cất đi tất cả tội lỗi của thế gian. Ngài đến trong xác thịt con người để trở thành Cứu Chúa của loài người. Ngài đã hoàn thành sự cứu rỗi của chúng ta và giải thoát chúng ta ra khỏi tội lỗi mãi mãi. 
 
 

PHÚC ÂM CỦA SỰ TÁI SANH 

 
 Và làm thế nào Chúa Jêsus giải thoát chúng ta ra khỏi mọi tội lỗi của chúng ta? Ngài đã làm điều đó qua báp-têm của Ngài. Chúng ta hãy xem Ma-thi-ơ 3:13. 
“Khi ấy, Đức Chúa Jêsus từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại sông Giô-đanh, đặng chịu người làm phép báp-têm. Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-têm, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài. Vừa khi chịu phép báp-têm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu, đậu trên Ngài. Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” (Ma-thi-ơ 3:13-17). 
Trong Tân Ước, khi Chúa Jêsus tròn 30 tuổi, Ngài đến với Giăng Báp-tít tại Sông Giô-đanh. Ngài đã chịu báp-têm bởi Giăng và cất đi tội lỗi của tất cả tội nhân. Khi làm như vậy, Ngài đã hoàn thành sự công chính của Đức Chúa Trời. 
 
 

TẠI SAO CHÚA JÊSUS CHỊU BÁP-TÊM Ở SÔNG GIÔ-ĐANH?

 
Điều gì đã bày tỏ trong Phúc-âm?
Sự công chính của Đức Chúa Trời  

Bây giờ chúng ta hãy xem cảnh tượng khi Thầy Tế Lễ Thiên Đàng gặp thầy tế lễ thượng phẩm cuối cùng của loài người. Ở đây, chúng ta có thể thấy sự công chính của Đức Chúa Trời thông qua báp-têm bảo đảm sự chuộc tội cho mọi tội lỗi của thế gian. 
Giăng Báp-tít, người đã làm báp-têm cho Chúa Jêsus, là người vĩ đại nhất trong số những người được người nữ sinh ra. Chúa Jêsus đã làm chứng trong Ma-thi-ơ 11:11, “trong những người bởi đàn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít”. Tội lỗi của dân sự được chuộc khi thầy tế lễ A-rôn đặt tay lên đầu con sinh tế chuộc tội trong ngày lễ chuộc tội, trong Tân Ước, cũng vậy, tất cả các tội lỗi trên thế gian đã được chuộc khi Chúa Jêsus chịu báp-têm bởi Giăng Báp-tít. 
Phúc âm của sự tái sinh là phúc âm về sự chuộc tội hoàn tất cho tất cả tội lỗi, quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta. Do đó, phúc âm cứu chuộc qua báp-têm của Chúa Jêsus là phúc âm mà Đức Chúa Trời đặt ra để hoàn thành sự công chính của Ngài, đã cứu tất cả mọi người trên thế gian. Chúa Jêsus đã được báp-têm theo cách đúng đắn nhất để chuộc tội lỗi của thế gian. 
Hoàn thành “tất cả sự công chính” có nghĩa gì? Có nghĩa là Đức Chúa Trời đã thanh tẩy mọi tội lỗi của thế gian một cách đúng đắn nhất. Chúa Jêsus đã được báp-têm để tẩy sạch mọi tội lỗi của loài người. “vì trong Tin lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, (Rô-ma 1:17). 
Sự công bình của Đức Chúa Trời đã được thể hiện trong quyết định của Ngài là sai chính Con của Ngài là Chúa Jêsus đến thế gian này để thanh tẩy mọi tội lỗi của thế gian qua báp-têm của Ngài bởi Giăng Báp-tít và cái chết của Ngài trên thập tự giá. 
Trong Tân Ước, sự công chính của Đức Chúa Trời đã được thể hiện qua báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài. Chúng ta trở nên công chính bởi vì Chúa Jêsus đã cất đi tất cả tội lỗi của loài người gần hai thiên niên kỷ qua ở Sông Giô-đanh. Khi chúng ta chấp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong lòng chúng ta, sự công chính của Đức Chúa Trời thực sự được ứng nghiệm trong chúng ta. 
“Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài. Vừa khi chịu phép báp têm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu, đậu trên Ngài. Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” (Ma-thi-ơ 3:15-17). 
 Đoạn này cho thấy chính Đức Chúa Trời làm chứng cho thực tế rằng báp-têm của Con Ngài đã hoàn thành mọi sự công chính của sự cứu rỗi. Ngài đang nói với chúng ta, “Jêsus, người chịu báp-têm bởi Giăng Báp-tít, giờ đây là Con thật của ta”. Đức Chúa Trời đã làm chứng rằng Con của Ngài đã được báp-têm cho sự chuộc tội của cả nhân loại. Ngài đã làm như vậy, để công việc thánh của Con Ngài, Chúa Jêsus, sẽ không vô ích. 
Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời và cũng là Cứu Chúa của tội nhân trên thế gian. Đức Chúa Trời phán, “đẹp lòng ta mọi đàng”. Đó là lẽ thật rằng Chúa Jêsus đã tuân theo ý muốn của Chúa Cha và cất đi tất cả tội lỗi của loài người thông qua báp-têm của Ngài. 
Từ báp-têm có nghĩa là “được rửa sạch, được chuyển qua, được chôn.” Vì tất cả tội lỗi của chúng ta đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus khi Ngài chịu phép báp-têm, tất cả những gì chúng ta phải làm là tin vào phúc âm ấy để được cứu khỏi tất cả tội lỗi của thế gian. 
Việc hoàn thành tất cả các lời tiên tri về sự cứu rỗi trong Cựu Ước đã được thực hiện qua báp-têm của Chúa Jêsus trong Tân Ước. Do đó, những lời tiên tri trong Cựu Ước cuối cùng đã tìm thấy những hình ảnh trong Tân Ước. Giống như dân Israel đã chuộc tội vì tội lỗi của họ mỗi năm một lần trong Cựu Ước, tội lỗi của con người được chuyển qua cho Chúa Jesus và được chuộc mãi mãi trong Tân Ước. 
Lê-vi-ký 16:29 là tượng trưng của Ma-thi-ơ 3:15. Chúa Jêsus đã chịu báp-têm để gánh lấy mọi tội lỗi trên thế gian. Nhờ báp-têm của Ngài, tất cả những ai tin vào sự tha thứ tội lỗi vĩnh cửu của Ngài đều được cứu; tất cả tội lỗi của họ đã bị xóa khỏi lòng của họ. 
Nếu bạn không nhận biết và tin trong lòng mình sự thật về báp-têm của Chúa Jêsus và cái chết của Ngài trên thập tự giá, bạn sẽ không bao giờ được tẩy sạch tội lỗi của mình cho dù bạn có sống một cuộc đời ngoan đạo như thế nào. Chỉ qua báp-têm của Chúa Jêsus, lời Chúa mới được thực hiện và tội lỗi của chúng ta bị xóa bỏ. Sự cứu rỗi thực sự đạt được thông qua việc cứu chuộc mọi tội lỗi của chúng ta, nói cách khác, qua báp-têm của Chúa Jêsus. 
Với suy nghĩ này, bạn sẽ làm gì? Bạn có sẽ chấp nhận sự cứu rỗi này vào lòng của bạn không? Hay bạn sẽ không nhận? Đây không phải là lời của con người, mà là của chính Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus đã chết trên thập tự giá vì Ngài đã lấy đi mọi tội lỗi của bạn qua báp-têm của Ngài. Bạn có đồng ý rằng việc Chúa Jêsus bị đóng đinh là kết quả của báp-têm của Ngài không? 
Như có chép trong Rô-ma 8:3-4, “Vì điều chi luật pháp không làm nổi, tại xác thịt làm cho luật pháp ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài đã vì cớ tội lỗi sai chính Con mình lấy xác thịt giống như xác thịt tội lỗi chúng ta, và đã đoán phạt tội lỗi trong xác thịt, hầu cho sự công bình mà luật pháp buộc phải làm được trọn trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh.” 
Vì chúng ta là những sinh vật yếu đuối không thể giữ luật pháp và điều răn của Đức Chúa Trời do sự yếu đuối của xác thịt, Chúa Jêsus đã cất đi tất cả tội lỗi của xác thịt bằng cách tự mình gánh lấy chúng. Đây là sự thật về báp-têm của Chúa Jêsus. Báp-têm của Chúa Jêsus báo trước cái chết của Ngài trên thập tự giá. Đây là sự khôn ngoan của Phúc-âm nguyên thủy của Đức Chúa Trời. 
Nếu bạn chỉ tin vào sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá, hãy quay lại ngay bây giờ và chấp nhận trong lòng bạn Phúc-âm cứu rỗi thông qua báp-têm của Chúa Jêsus. Sau đó, và ngay sau đó, bạn có thể thực sự trở thành con của Đức Chúa Trời. 
 
 
PHÚC ÂM NGUYÊN THỦY 
 
Phúc-âm nguyên thủy là gì?
Phúc-âm của nước và Thánh-linh.  

Phúc-âm nguyên thủy là Phúc-âm của sự chuộc tội. Đây là Phúc-âm của báp-têm của Chúa Jêsus, sự chết của Ngài và sự sống lại mà Đức Chúa Trời mặc khải cho chúng ta. Đức Chúa Jêsus Christ đã thanh tẩy tất cả tội lỗi cùng một lúc bằng cách chịu báp-têm tại sông Giô-đanh và qua việc này đã cứu tất cả những ai tin vào lẽ thật này. Do đức tin của chúng ta, tất cả tội lỗi của chúng ta trong tương lai cũng đã được thanh tẩy. 
Bây giờ, hể ai tin vào báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên thập tự giá sẽ được cứu khỏi mọi tội lỗi của thế gian mãi mãi. Bạn có tin không? Nếu câu trả lời của bạn là Có, thì bạn sẽ thực sự trở nên người công chính. 
Chúng ta hãy tóm tắt ngắn gọn những sự kiện đã xảy ra sau khi Chúa Jêsus chịu báp-têm. Trong Giăng 1:29, có chép,  “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!”
Giăng Báp-tít đã làm chứng rằng Chúa Jêsus là “Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi”. Giăng Báp-tít đã chuyển qua cho Chúa Jêsus tất cả những tội lỗi của thế gian khi ông báp-têm cho Ngài tại Sông Giô-đanh. Ngoài ra, vì chính Giăng Báp-tít đã báp-têm cho Chúa Jêsus, ông có thể làm chứng, “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!” Chúa Jêsus đã chịu phép báp-têm và cất đi tội lỗi của thế gian, và đây là Phúc-âm của sự tái sanh. 
 
 
Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi! (Giăng 1:29). Chúa Jêsus đã cất đi mọi tội lỗi của thế gian qua báp-têm của Ngài.
Những tội lỗi bạn đã phạm từ khi sinh ra cho đến sinh nhật thứ mười của bạn được bao gồm trong tội lỗi của thế gian. Bạn có tin rằng những tội lỗi đó đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus không? – Vâng, tôi đồng ý. – Còn về những vi phạm của bạn từ 11 đến 20 tuổi? Bạn có tin rằng những tội lỗi đó cũng đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus không? – Vâng, tôi đồng ý. -
Những tội lỗi bạn sẽ phạm phải trong tương lai trong những tội lỗi của thế gian? - Vâng, chúng cũng được bao gồm. - Sau đó, chúng đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus? - Vâng, chúng đã được chuyển. - Bạn có thực sự tin rằng tất cả tội lỗi của bạn đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus? – Vâng, tôi đồng ý. - Bạn có tin rằng tất cả tội lỗi của thế gian đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus thông qua báp-têm của Ngài không? –Vâng, tôi đồng ý.-
Bạn có thực sự muốn được cứu ra khỏi tội lỗi của thế gian không? Nếu bạn muốn thế, hãy tin vào Phúc-âm trong báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên thập tự giá. Một khi bạn tin, bạn đã được cứu. Bạn có tin điều này không? Đây là sự cứu rỗi thực sự của việc được tái sinh. Báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài là Phúc-âm nguyên thủy để được tái sinh. Đó là phước lành từ Đức Chúa Trời cho tất cả những tội nhân trên thế giới.
Tin vào sự cứu rỗi của việc tái sinh qua báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên thập tự giá, để trông chờ vào tình yêu của Ngài là có đức tin thực và được tái sinh thực. Dấu hiệu được tái sinh là nước và huyết của Chúa Jêsus. Bạn chỉ phải chấp nhận những lời của lẽ thật được viết trong Kinh thánh.
 
 
TÔN GIÁO VÀ ĐỨC TIN 
 
Lời chứng gì có trong lòng  mà chúng ta được tái sanh?
Chúa Jêsus tẩy sạch tất cả tội lỗi bởi báp-têm và huyết của Ngài 

Ý nghĩa của tôn giáo là tin vào Chúa Jêsus theo suy nghĩ của con người, từ chối lời tinh sạch của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, sự cứu rỗi khỏi tội lỗi nằm ngoài ý riêng của con người. Đức tin là tin tất cả những lời của Cựu Ước và Tân Ước, phủ nhận những suy nghĩ riêng của một người. Hãy nhận lấy Lời được viết trong Kinh thánh và chấp nhận sự cứu rỗi qua nước và huyết: báp-têm của Chúa Jêsus và cái chết của Ngài trên thập tự giá. Con người có thể được cứu bằng cách nhận vào lòng sự khôn ngoan của phúc âm nguyên thủy.
Không có báp-têm của Chúa Jêsus, không có chuyển tội lỗi của chúng ta và không có sự đổ huyết thì không có sự tha tội. Tất cả tội lỗi của chúng ta đã được chuyển qua cho Chúa Jêsus trước khi Ngài đưa chúng đến thập tự giá và đổ huyết thay cho chúng ta. Khi chúng ta tin vào báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên thập tự giá, thì được tái sinh nhờ Phúc-âm, chúng ta được thoát khỏi mọi tội lỗi trên thế gian. 
Đức tin thật là tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã hoàn toàn tẩy sạch mọi tội lỗi của chúng ta khi Ngài chịu báp-têm; đó là tin rằng Ngài đã bị phán xét vì tất cả tội lỗi của chúng ta trên thập tự giá. Chúng ta phải tin vào sự cứu rỗi công bình của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời yêu thương tất cả chúng ta đến nỗi Ngài đã cứu chúng ta qua báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên thập tự giá. Khi chúng ta tin vào Phúc-âm này, chúng ta được cứu khỏi mọi tội lỗi của mình, thoát khỏi sự phán xét và trở nên công chính trước mặt Đức Chúa Trời. 
Chúa ơi, tôi tin. Tôi không xứng đáng với sự cứu rỗi nhưng tôi tin vào phúc âm báp-têm của Chúa Jêsus, sự đóng đinh và phục sinh của Ngài. Tin vào phúc âm nguyên thủy được tái sinh là đức tin thực sự.
Lẽ thật tái sinh là thế này; “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng.” (Rô-ma 10:17). “các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8:32). Chúng ta phải biết chính xác lẽ thật và chúng ta phải tin vào nước, huyết và Thánh Linh làm chứng cho điều đó (1 Giăng 5: 5-8). 
“Lẽ thật sẽ buông tha các ngươi”. Đây là những lời của Chúa Jêsus về nước và huyết. Bạn đã được buông tha chưa? Chúng ta là người của tôn giáo hay của đức tin? Chúa Jêsus chỉ muốn những người có đức tin vào Phúc-âm được tái sinh của nước và Thánh Linh. 
Nếu bạn tin vào phúc âm báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài, bạn không còn có tội trong lòng. Tuy nhiên, nếu bạn tin vào Chúa Jêsus chỉ là một phần của tôn giáo, bạn vẫn đang sống trong tội lỗi vì bạn không có niềm tin hoàn toàn vào sự cứu rỗi của Chúa Jêsus. Những người theo đạo cố gắng để có được sự cứu chuộc cho tội lỗi của họ mỗi khi họ cầu nguyện ăn năn. 
Vì vậy, những người như vậy không bao giờ có thể được cứu khỏi tội lỗi của họ hoàn toàn. Ngay cả khi họ ăn năn trong suốt cuộc đời, nó không bao giờ có thể thay thế hoàn toàn tội lỗi thông qua báp-têm của Chúa Jêsus và cái chết của Ngài trên thập tự giá. Chúng ta hãy được cứu bằng cách tin vào phúc âm của Chúa Jêsus, đã tẩy sạch mọi tội lỗi của thế gian, ngay cả những tội trong tương lai.
Tôi sẽ nói với bạn một lần nữa ăn năn mỗi ngày không bao giờ có thể thay thế cho phúc âm được tái sinh. Bây giờ tất cả các Cơ-đốc-nhân nên tin vào việc xóa bỏ tội lỗi thông qua phúc âm của sự tái sinh. 
Chúng ta không bao giờ có thể ăn năn tội lỗi của mình hoàn toàn. Sự ăn năn sai lầm không thể dẫn một người đến với Đức Chúa Trời, nhưng chỉ an ủi linh hồn của anh ta. Sự ăn năn sai lầm là một lời thú tội một chiều không bao giờ đạt được theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Đây không phải là điều mà Đức Chúa Trời mong đợi từ chúng tôi. 
Ăn năn thật là gì? Đó là trở về với Đức Chúa Trời. Trở lại với lời cứu rỗi của Chúa Jêsus và tin vào Lời theo cách đã được viết ra. Phúc âm cứu chúng ta là phúc âm về báp-têm của Chúa Jêsus, sự đóng đinh và phục sinh của Ngài. Khi chúng ta tin hoàn toàn vào phúc âm này, chúng ta sẽ được cứu và nhận được sự sống đời đời. 
Đây là sự khôn ngoan của phúc âm được tái sinh; đó là tin vào báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài và phúc âm của vương quốc Đức Chúa Trời cho phép chúng ta được tái sinh.
Khi Chúa Jêsus nói với chúng ta rằng chúng ta phải được tái sinh bởi nước và Thánh Linh, Ngài muốn nói rằng chúng ta phải được tái sinh bằng cách tin vào báp-têm và huyết của Ngài trên thập tự giá thì chúng ta có thể vào và ở trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải tin vào lời của Ngài. Hai điều làm chứng cho sự tha tội của chúng ta, báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên thập tự giá, là những lời cho phép chúng ta được tái sinh. 
Bây giờ bạn có tin vào phúc âm của việc được tái sinh và xóa bỏ tội lỗi không? Niềm tin vào báp-têm của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên thập tự giá cứu chúng ta ra khỏi mọi tội lỗi trên thế gian. Chúng ta có thể được tái sinh với đức tin này. Vì Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã tẩy sạch tội lỗi của tất cả những tội nhân trên thế giới, tại sao chúng ta không tin và được tái sinh? 
Những ai tin vào hai điều làm chứng là báp-têm của Chúa Jêsus và sự đóng đinh của Ngài cho việc được tái sinh, là người thực sự được tái sinh. Và người tin vào Con Đức Chúa Trời có chứng trong chính mình (1 Giăng 5: 3-10). Khi bạn tin vào Chúa Jêsus, bạn không nên bỏ qua Phúc-âm về nước, huyết và Thánh Linh. 
Giống như Tướng Na-ha-man đã tắm tại Sông Giô-đanh bảy lần để được chữa lành hoàn toàn khỏi bệnh phung (2 Các Vua 5), chúng ta nên tin rằng Chúa Jêsus đã tẩy sạch mọi tội lỗi trên thế gian một lần đủ cả tại Sông Giô-đanh và kết quả là chúng ta được cứu rỗi đời đời. 
Bởi vì Chúa Jêsus yêu thương chúng ta, chúng ta có thể được cứu ra khỏi mọi tội lỗi trên thế gian và có được sự sống đời đời bằng cách tin vào phúc âm của sự tha tội. Tất cả chúng ta hãy tin vào phúc âm của việc được tái sinh và nhận được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.