Search

শিক্ষা

Chủ đề 11: Đền Tạm

[11-5] Phương cách dân I-sơ-ra-ên dâng tế lễ trong Đền tạm: Bối cảnh lịch sử (Sáng thế ký 15:1-21)

Phương cách dân I-sơ-ra-ên dâng tế lễ trong Đền tạm: Bối cảnh lịch sử
(Sáng thế ký 15:1-21)
“Sau các việc đó, trong sự hiện thấy có lời Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Hỡi Áp-ram! Ngươi chớ sợ chi; ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn. Áp-ram thưa rằng: Lạy Chúa Giê-hô-va, Chúa sẽ cho tôi chi? Tôi sẽ chết không con, kẻ nối nghiệp nhà tôi là Ê-li-ê-se, người Đa-mách. Áp-ram lại nói rằng: Nầy, Chúa làm cho tôi tuyệt tự; một kẻ tôi tớ sanh đẻ tại nhà tôi sẽ làm người kế nghiệp tôi.
Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Áp-ram rằng: Kẻ đó chẳng phải là kẻ kế nghiệp ngươi đâu, nhưng ai ở trong gan ruột ngươi ra, sẽ là người kế nghiệp ngươi. Đoạn, Ngài dẫn người ra ngoài và phán rằng: Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Ngài lại phán rằng: Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy. Áp-ram tin Đức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công bình cho người.
Đức Giê-hô-va lại phán cùng Áp-ram rằng: Ta là Đức Giê-hô-va, Đấng đã dẫn ngươi ra khỏi U-rơ, thuộc về xứ Canh-đê, để ban cho ngươi xứ nầy làm sản nghiệp. Áp-ram thưa rằng: Lạy Chúa Giê-hô-va, bởi cớ chi tôi biết rằng tôi sẽ được xứ nầy làm sản nghiệp? Đức Giê-hô-va đáp rằng: Ngươi hãy bắt đem cho ta một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con chiên đực ba tuổi, một con cu rừng và một con bồ câu con. Áp-ram bắt đủ các loài vật đó, mổ làm hai, để mỗi nửa con mỗi bên đối với nhau, nhưng không mổ các loài chim ra làm hai. Có những chim ăn mồi bay đáp trên mấy con thú chết đó, song Áp-ram đuổi nó đi. Vả, khi mặt trời vừa lặn, thì Áp-ram ngủ mê; nầy một cơn kinh hãi, tối tăm nhập vào mình người. Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Phải biết rằng, dòng dõi ngươi sẽ ngụ trong một xứ chẳng thuộc về chúng nó, làm tôi mọi cho dân xứ đó và bị họ hà hiếp bốn trăm năm. Nhưng, ta sẽ đoán phạt dân mà dòng dõi ngươi sẽ làm tôi mọi đó; rồi khi ra khỏi xứ, thì sẽ được của cải rất nhiều. Còn ngươi sẽ bình yên về nơi tổ phụ, hưởng lộc già sung sướng, rồi qua đời. Đến đời thứ tư, dòng dõi ngươi sẽ trở lại đây, vì tội lỗi của dân A-mô-rít chưa được đầy dẫy. - Khi mặt trời đã lặn, thình lình sự tối mịt giáng xuống; kìa, có một lò lớn khói lên, và một ngọn lửa loè ngang qua các xác thịt đã mổ.
Ngày đó, Đức Giê-hô-va lập giao ước cùng Áp-ram, mà phán rằng: Ta cho dòng dõi ngươi xứ nầy, từ sông Ê-díp-tô cho đến sông lớn kia, tức sông Ơ-phơ-rát, là xứ của các dân Kê-nít, Kê-nê-sít, Cát-mô-nít, Hê-tít, Phê-rê-sít, Rê-pha-im, A-mô-nít, Ca-na-an, Ghi-rê-ga-sít và Giê-bu-sít.”
 
 

Đức Tin Của Áp-Ra-Ham Trong Lời Của Đức Chúa Trời

 
Tôi thật tôn kính và khâm phục đức tin của Áp-ra-ham được bày tỏ trong Kinh thánh. Khi chúng ta xem đức tin của Áp-ra-ham, chúng ta có thể thấy tất cả việc khó nhọc của đức tin của ông qua việc ông làm theo Lời của Giê-hô-va, và vì thế chúng ta không thể làm gì hơn là khâm phục đức tin của Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời ban phước lớn cho Áp-ra-ham như được bày tỏ trong Sáng thế ký 12:3, “Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước.” Phước hạnh lớn lao này cũng được bày tỏ trong Sáng thế ký 15:1, Đức Chúa Trời tuyên bố, “Ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn.” Đức Chúa Trời ban một tình yêu đặc biệt cho Áp-ra-ham khi Ngài trở thành Đức Chúa Trời của riêng ông. 
Sau khi hướng dẫn Áp-ra-ham ra khỏi xứ U-rơ thuộc Cha-ran, chính Đức Chúa Trời hiện ra với ông, và phán, “Ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn.” Khi Đức Chúa Trời phán điều này, Áp-ra-ham hỏi Ngài, “Ngài ban cho tôi cái gì?” Những lời này của Áp-ra-ham không là lời của sự vô tín đến từ tấm lòng chất vấn hoài nghi những gì mà Đức Chúa Trời có thể làm cho ông, nhưng đúng hơn là chúng chứa đựng một ước muốn tha thiết để được Đức Chúa Trời ban phước. Thế thì, Áp-ra-ham tìm kiếm phước gì từ nơi Đức Chúa Trời? Điều này được tỏ bày trong lời vấn của Áp-ra-ham đối với Đức Chúa Trời. “Ngài sẽ ban cho tôi điều gì? Vì tôi không có con, người đầy tớ của tôi là Ê-li-ê-se sẽ là người kế nghiệp của tôi, vì ông ta sẽ trở thành con nuôi của tôi sẽ là người hưởng gia tài của tôi! Ngài sẽ ban cho tôi điều gì?” Ở đây chúng ta sẽ hiểu ông khao khát có một con trai cách mãnh liệt thế nào. Những ai là người không có con sẽ có sự cảm thông với lòng mong muốn mãnh liệt của Áp-ra-ham, ông muốn có một con trai là người kế thừa của ông. 
Trong lúc Đức Chúa Trời ban tất cả ơn phước của Ngài cho con cái Ngài là người mang ảnh tượng Ngài, con người cũng có ước muốn ban những gì tốt đẹp nhất cho con cái của họ. Như thế, khi Áp-ra-ham thưa với Đức Chúa Trời, “đầy tớ của tôi sẽ là người kế tự tôi,” tất cả chúng ta có thể nhận thức rằng ông muốn được Đức Chúa Trời ban phước biết bao, để ông có thể có một con trai kế tự cho ông. Đức Chúa Trời phán với ông, “Điều đó không đúng. Người ra từ chính gan ruột ngươi là sẽ là người kế tự ngươi. Người được sanh ra chính do vợ ngươi sẽ là kẻ kế tự ngươi, không phải là đầy tớ Ê-li-ê-se người Đa-mách.” 
Rồi Đức Chúa Trời đưa Áp-ra-ham ra ngoài, và bảo ông hãy nhìn lên bầu trời và đếm các vì sao. Áp-ra-ham nhìn lên các vì sao. Vô số các vì sao và những thiên hà đẹp đẻ trải ra trên bầu trời. Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham đếm các vì sao nếu ông có thể đếm được chúng, Áp-ra-ham trả lời có quá nhiều sao nên ông không thể đếm được. Thế rồi Đức Chúa Trời hứa với ông rằng Ngài sẽ ban con cháu cho ông nhiều như sao trên bầu trời. 
Áp-ra-ham tin vào Lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông. Đó là cách thế nào ông trở nên tổ phụ đức tin là người thật sự tin tất cả những lời của Đức Chúa Trời. Vì thế Đức Chúa Trời phán với ông, “đức tin của ngươi đúng. Ngươi tin Lời ta. Vì thế ta sẽ ban phước cho ngươi bằng cách ban cho ngươi con cháu đông như sao trên bầu trời.” 
 
 

Của Tế Lễ Của Áp-Ra-Ham Và Lời Hứa Ban Đất Ca-Na-An Của Đức Chúa Trời

 
Đức Chúa Trời đưa Áp-ra-ham ra khỏi Cha-ran và hứa với ông rằng Ngài sẽ ban cho ông và con cháu ông đất Ca-na-an. Thế thì, bằng chứng nào Đức Chúa Trời hoàn thành lời hứa này? Điều này được tỏ bày trong những gì mà Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham, “Mang đến cho Ta một con bò cái tơ ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con chiên đực ba tuổi, một chim cu, và một con bồ câu tơ. Những vật này là chứng cớ giao ước mà Ta đã lập với ngươi, ban đất Ca-na-an cho con cháu ngươi.” Điều này bày tỏ cho chúng ta rằng con cháu Áp-ra-ham nên dâng của lễ lên cho Đức Chúa Trời để được sạch tội, và đó là lời hứa của Đức Chúa Trời mà bởi đức tin họ có thể vào đất Ca-na-an. 
Áp-ra-ham ngủ mê trong khi ông dâng tế lễ, Đức Chúa Trời hiện ra và hứa với ông rằng, “Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Phải biết rằng, dòng dõi ngươi sẽ ngụ trong một xứ chẳng thuộc về chúng nó, làm tôi mọi cho dân xứ đó và bị họ hà hiếp bốn trăm năm. Nhưng, ta sẽ đoán phạt dân mà dòng dõi ngươi sẽ làm tôi mọi đó; rồi khi ra khỏi xứ, thì sẽ được của cải rất nhiều. Còn ngươi sẽ bình yên về nơi tổ phụ, hưởng lộc già sung sướng, rồi qua đời. Đến đời thứ tư, dòng dõi ngươi sẽ trở lại đây, vì tội lỗi của dân A-mô-rít chưa được đầy dẫy.” (Sáng thế ký 15:13-16).
Nói cách khác, Đức Chúa Trời hứa rằng Ngài sẽ làm cho dân sự Y-sơ-ra-ên thịnh vượng trong đất Ca-na-an; và đề làm thế, Ngài quyết định ra lệnh cho họ phải dâng của lễ trong Đền tạm để tẩy sạch tội lỗi của họ. Để tỏ bày cùng Áp-ra-ham rằng Ngài sẽ hoàn thành lời hứa này, Ngài cho một ngọn lửa đi qua giữa những miếng thịt được cắt ra từ vật tế lễ của Áp-ra-ham. 
Theo cách này, Lời hứa của Đức Chúa Trời đối với Áp-ra-ham là Ngài làm cho ông và con cháu ông, dân sự của ông đến để dâng của tế lễ của sự tha tội. Đức Chúa Trời cũng hứa với Áp-ra-ham, “Đức Giê-hô-va lập giao ước cùng Áp-ram, mà phán rằng: Ta cho dòng dõi ngươi xứ nầy, từ sông Ê-díp-tô cho đến sông lớn kia, tức sông Ơ-phơ-rát, là xứ của các dân Kê-nít, Kê-nê-sít, Cát-mô-nít, Hê-tít, Phê-rê-sít, Rê-pha-im, A-mô-nít, Ca-na-an, Ghi-rê-ga-sít và Giê-bu-sít.” Lý do tại sao Đức Chúa Trời hứa điều này là để bày tỏ rằng Ngài sẽ tẩy sạch tội lỗi của Áp-ra-ham và con cháu ông qua của tế lễ hy sinh. Quá trình mà Đức Chúa Trời làm thành lời hứa của Ngài với Áp-ra-ham thì được bày tỏ xuyên suốt lịch sử của Cựu Ước. 
Đức Chúa Trời đưa Giô-sép lên làm tể tướng của Ai-cậpvà dẫn cả gia đình của Gia-cốp vào đất Ai-cập để nhân họ lên nhiều (Sáng thế ký 41:37-45; Sáng thế ký 47). Nhưng thời gian trôi qua, ở đó nỗi lên một Pha-ra-ôn mới cai trị, là người không biết sự phục vụ nỗi bật của Giô sép, ông bắt đầu bắt bớ dân sự Y-sơ-ra-ên là những người đang phát triển trên đất. Dân Y-sơ-ra-ên đã bị làm nô lệ, bị buộc phải lao động trong cảnh câu thúc ở Ai-cập (Xuất Ê-díp-tô ký 1:8-14). Tuy nhiên, dân Y-sơ-ra-ên vẫn cứ phát triển, và vì thế Pha-ra-ôn gây đau khổ cho họ với nhiều gánh nặng của người nô lệ hơn. Dân Y-sơ-ra-ên chịu đau khổ trong cảnh nô lệ suốt 400 năm ở Ê-díp-tô và rồi cuối cùng họ tìm đến Cứu Chúa. 
Qua Môi-se, Đức Chúa Trời dẫn họ ra khỏi đất Ai-cập để thoát khỏi cảnh nô lệ (Xuất Ê-díp-tô ký 14:21-25). Đối với dân Y-sơ-ra-ên là những người thoát khỏi cảnh nô lệ ở Ai-cập, Đức Chúa Trời ban cho họ hệ thống tế lễ của Đền tạm qua Môi-se, và làm cho họ được tinh sạch khỏi tội lỗi của họ bởi dâng lên Ngài của tế lễ của họ. Cho nên dân Y-sơ-ra-ên nhận Luật pháp của Đức Chúa Trời (Xuất Ê-díp-tô ký 20) và hệ thống tế lễ của Đền tạm (Lê Vi Ký 1-4). Qua Luật pháp và hệ thống tế lễ của Đền tạm, dân Y-sơ-ra-ên biết về tế lễ hy sinh mà bởi đó tội họ được tha, và Đức Chúa Trời làm cho những ai tin vào lẽ thật này trở nên dân sự riêng của Ngài, và ban phước cho dân Y-sơ-ra-ên trở thành vương quốc tế lễ và quốc gia thánh của Đức Chúa Trời (Xuất Ê-díp-tô ký 19:6).
Cuối cùng, chúng ta có thể nhận thấy qua tế lễ hy sinh, Đức Chúa Trời đã hoàn thành lời hứa của Ngài đối với Áp-ra-ham mà Ngài đã ban con cháu ông đông như sao trên trời và ban cho họ đất Ca-na-an. Khi dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ê-dip-tô, số người đàn ông trên 20 tuổi và có thể tham gia chiến trận là trên 600.000 người. Thật vậy, Đức Chúa Trời đã giữ lời hứa của Ngài đối với Áp-ra-ham cách chắc chắn nhất. 
Nhìn đức tin mà Áp-ra-ham ông tin Lời hứa của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã chấp nhận đức tin đó. Đức Chúa Trời ban phước cho Áp-ra-ham vì đức tin. Lý do tại sao Đức Chúa Trời yêu và ban phước cho Áp-ra-ham, nói cách khác, đó là vì đức tin của ông đặt vào Lời của Đức Chúa Trời. Vì Áp-ra-ham tin Lời của Ngài, Đức Chúa Trời vui lòng bởi đức tin của ông. Vỉ thế Đức Chúa Trời muốn thành lập nước Y-sơ-ra-ên từ Áp-ra-ham, và qua của tế lễ được dâng lên bởi con cháu của ông, để thực hiện lời hứa cắt bì. 
Chúng ta thấy rằng đức tin của Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời chấp nhận khi ông dâng tế lễ lên cho Đức Chúa Trời. Đức tin này cũng đem lại sự tha thứ tất cả tội lỗi của chúng ta, không bởi việc làm nhưng bởi tin vào Lời của Đức Chúa Trời. Đối với những ai nhận phép cắt bì thuộc linh là cắt bỏ tội lỗi trong lòng qua của tế lễ bởi tin vào Lời của Đức Chúa Trời như Áp-ra-ham đã tin. Đức Chúa Trời làm cho đất Ca-na-an trở nên phước hạnh của ông. Như thế, Đức Chúa Trời muốn chúng ta có cùng một đức tin như Áp-ra-ham có. Hôm nay Ngài muốn bạn và tôi nhận sự tha tội ở trong lòng bởi tin Lời Ngài giống như Áp-ra-ham, và do đó thừa hưởng nước Đức Chúa Trời. Đức Chúa Cha đã chuyển tội lỗi của chúng ta qua cho Đức Chúa Jêsus Christ bởi Phép Báp-tem của Ngài và làm cho Ngài trở thành “Chiên Con của Đức Chúa Trời” cho toàn thể nhân loại. Đức Chúa Trời muốn chúng ta tin vào lẽ thật mà Áp-ra-ham tin. Ngài muốn làm cho những người tin như thế trở thành dân sự riêng của Ngài đời đời. 
Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta rằng Áp-ra-ham được ban phước dồi giàu vì đức tin của ông trong Lời Đức Chúa Trời, ngay ngày nay, bạn và tôi cũng có thể nhận tất cả phước của Đức Chúa Trời bởi có đức tin như Áp-ra-ham đã có. Đức Chúa Trời gọi Môi-se lên núi Si-nai, ban cho ông Luật pháp và hệ thống tế lễ, và ban phước cho những ai tin vào Lời Đức Chúa Trời để trở nên dân sự Ngài. 
Đức Chúa Trời cũng làm cho chúng ta trở nên dân sự Ngài bởi sự tha thứ tội lỗi được áp dụng trong Đền tạm, mặc dù chúng ta thất bại trong việc giữ Luật pháp của Ngài. Qua đức tin của chúng ta trong lẽ thật được bày tỏ qua Đền tạm, Đức Chúa Trời làm cho chúng ta có thể nhận phước hạnh đời đời của Ngài. Như thế, tất cả chúng ta phải trở nên dân sự của Đức Chúa Trời bởi tin vào lẽ thật này trong Đền tạm. Chỉ khi chúng ta tin trong lòng rằng Đức Chúa Trời đã tỏ bày Đức Chúa Jêsus Christ cho chúng ta và ban cho chúng ta sự cứu rỗi qua Đền tạm thì chúng ta có thể nhận được phước hạnh phong phú của Ngài. 
 
 

Như Áp-Ra-Ham Tin Lời Đức Chúa Trời, Chúng Ta Cũng Phải Tin Đức Chúa Trời Dựa Trên Lời Ngài

 
Áp-ra-ham được ban phước không vì việc lành của ông, nhưng vì đức tin của ông trong Lời Đức Chúa Trời. Qua Luật pháp Đức Chúa Trời có thể làm cho chúng ta biết tội lỗi, và qua hệ thống tế lễ của Đền tạm, Ngài có thể làm cho chúng ta nhận sự tha tội qua sinh tế không tì vít và dâng huyết nó lên cho Đức Chúa Trời. Trong cùng phương cách, Đức Chúa Jêsus Christ, đến trên đất, nhận tất cả tội lỗi của chúng ta bởi Báp-tem của Ngài, chịu đoán phạt vì những tội lỗi này của chúng ta bởi sự chết của Ngài trên Thập-tự-giá, và tha thứ tất cả tội lỗi của chúng ta bởi sống lại từ kẻ chết. Tất cả tội lỗi chúng ta có thể được tha và chúng ta có thể trở nên con cái Đức Chúa Trời chỉ bởi tin vào lẽ thât này. Kinh thánh nói với chúng ta rằng chỉ những ai tin vào lẽ thật bởi tấm lòng của họ thì có thể nhận được phước hạnh của Đức Chúa Trời. Bởi tin vào Lời của Đức Chúa Trời là Lời phước hạnh nhất mà không thể tìm thấy bất cứ nơi nào khác trên thế gian này, bạn phải làm cho Lời của sự cứu rỗi của Ngài, trở thành riêng của chính ban. 
Tại sao Áp-ra-ham nhận được phước cách phong phú từ nơi Đức Chúa Trời? Ông được phước vì ông tin tất cả những gì Đức Chúa Trời phán với ông. Ngay ngày hôm nay, nếu bạn và tôi tin Lời của Đức Chúa Trời được chép trong Kinh thánh, tất cả chúng ta có cùng một đức tin với Áp-ra-ham và nhận nhiều phước Thiên đàng. Đây không phải là điều khó thực hiện. Nếu chúng ta muốn có chứng cớ để bày tỏ rằng chúng ta là dân sự Đức Chúa Trời, những gì chúng ta phải làm là không cố gắng làm vừa lòng Đức Chúa Trời bởi những hành động cống hiến của chúng ta, nhưng bởi tin Lời của Ngài bằng tấm lòng của chúng ta. 
Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham bởi Lời của Ngài rằng Ngài sẽ ban đất Ca-na-an cho con cháu ông. Tất cả chúng ta đang sống trong thời kỳ này phải tin rằng bốn chức vụ của Chúa Jêsus được bày tỏ và lời tiên tri bởi hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn của Đền tạm, đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi. Và như thế bởi tin, chúng ta nhận được sự tha thứ tội, trở nên con cái Đức Chúa Trời, và thừa hưởng Nước Thiên đàng. 
Chúng ta phải hoàn toàn tin Lời của Ngài, vì không một lời nào của Đức Chúa Trời trở nên vô ích, và vì tất cả Lời của Ngài là thật và rất quan trọng cho đức tin của chúng ta. Chúng ta phải hiểu biết cách chính xác Lời của Nước và Thánh Linh, và chúng ta phải tin chắc chắn. Tại sao? Vì đó là lẽ thật trọn vẹn! Bây giờ bạn tin không? Nếu bạn tin lẽ thật này bởi lòng của bạn, và xưng ra bởi miệng của bạn, bạn sẽ được Đức Chúa Trời chấp nhận. “Vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.” (Rô-ma 10:10). Đó là lý do tại sao đức tin thật quan trọng. Và cũng là điều quan trọng bậc nhất để tin Lời của Đức Chúa Trời với cả lòng của chúng ta. Thật đúng cho chúng ta khi chúng ta không tin những gì con người nói, nhưng tin Lời được viết ra của Đức Chúa Trời; và thật là quan trọng cho chúng ta khi không tin ý tưởng hoặc cảm giác riêng của chúng ta nhưng tin nó với cả lòng thành thật của chúng ta. Đây là lý do tại sao những đầy tớ của Đức Chúa Trời và những người đã được cứu đang rao giảng Lời của Đức Chúa Trời như thế. 
Với dấu vết của cắt bì, Đức Chúa Trời thiết lập giao ước với Áp-ra-ham và với hậu tự của ông và ban cho họ hệ thống tế lễ của Đền tạm, để họ có thể tin Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng Mê-si-a, để tha thứ tất cả tội của họ bởi Báp-tem và Huyết Ngài trên Thập-tự-giá, và để bởi đức tin họ có thể vào Vương quốc Đức Chúa Trời. 
Tôi tin Lời giao ước của Đức Chúa Trời. Không chỉ Áp-ra-ham được ban phước bởi tin Lời của Đức Chúa Trời, nhưng tất cả chúng ta cũng có thể được ban phước bởi tin Lời Ngài. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời lập Đền tạm để cứu chúng ta ra khỏi tội của chúng ta. Đó là tại sao Đức Chúa Trời dẫn tất cả con cháu Áp-ra-ham đi trên đường đến Núi Si-nai và ban cho họ Luật pháp và hệ thống tế lễ của Đền tạm. Tất cả chúng ta phải nhận thức rằng lẽ thật này là sự dự phòng của Đức Chúa Trời.